Nghiên cứu về kịch Nguyễn Đình Thi không phải là một đề tài mới mẻ nhưng tìm hiểu về xung đột kịch trong kịch của Nguyễn Đình Thi thì mới chỉ ở việc coi đó như một trong những thành tố c
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN THỊ DUNG
XUNG ĐỘT KỊCH TRONG KỊCH CỦA NGUYỄN ĐINH THI
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Hà Nội - 2012
Trang 2MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài 6
2 Lịch sử vấn đề 7
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11
4 Phương pháp nghiên cứu 12
5 Cấu trúc của luận văn 12
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KỊCH TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN ĐÌNH THI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ XUNG ĐỘT KỊCH 1.1 Kịch trong sáng tác của Nguyễn Đình Thi 13
1.1.1 Tác phẩm của Nguyễn Đình Thi 13
1.1.2 Kịch trong hệ thống sáng tác của Nguyễn Đình Thi 14
1.2 Một số vấn đề lí luận về xung đột kịch 17
1.2.1 Khái niệm 17
1.2.2 Những quan điểm khác nhau về xung đột kịch 20
1.2.3 Mối quan hệ giữa xung đột và chủ đề 25
1.2.4 Mối quan hệ giữa xung đột và tính cách 26
CHƯƠNG 2: HÌNH THÁI XUNG ĐỘT KỊCH TRONG KỊCH CỦA NGUYỄN ĐÌNH THI 2.1 Các kiểu xung đột trong kịch của Nguyễn Đình Thi 28
2.1.1 Xung đột giữa thật - giả 28
2.1.2 Xung đột nội tâm 39
2.1.3 Xung đột ta - địch 45
2.2 Cách thức triển khai, giải quyết xung đột kịch trong kịch của Nguyễn Đình Thi 54
2.2.1 Giải quyết xung đột theo hướng gợi mở 54
2.2.2 Giải quyết xung đột theo hướng cái ác bị triệt tiêu 57
Trang 3CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN XUNG ĐỘT KỊCH
3.1 Kết cấu 60
3.1.1 Tình tiết thúc đẩy xung đột 63
3.1.2 Xung đột và cao trào 70
3.2 Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật 73
3.3 Ngôn ngữ kịch 78
3.3.1 Ngôn ngữ đối thoại và xung đột của kịch 80
3.3.2 Ngôn ngữ đối thoại và xung đột của kịch 88
KẾT LUẬN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đa tài Ông là một người viết khảo luận triết học, một nhạc sĩ, một nhà thơ, một nhà văn, một kịch tác gia, một nhà lí luận phê bình hội tụ trong một nhà văn hóa So với nhiều người, sự nghiệp sáng tác của ông không thật đồ sộ, có những thể loại ông chỉ ghé chân qua song điều đáng trân trọng là ở thể loại nào ông cũng có những tác phẩm được nhiều người biết đến và ở thể loại kịch cũng vậy
Còn lại với thời gian, bộ kịch 10 vở của Nguyễn Đình Thi là một bộ kịch quan trọng của nền sân khấu hiện đại Đó là những vở kịch xuất sắc từng gây chấn động dư luận một thời Nó không những khằng định phong cách một tác giả mà còn góp phần sự chuyển mình của tư duy văn hóa nghệ thuật Việt Nam hiện đại
Xung đột là yếu tố cơ bản của kịch, là cơ sở tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm kịch Do tính chất cô đọng và tập trung nên kịch thông qua xung đột tổng hợp và trọn vẹn để phản ánh cuộc sống mà không miêu tả cuộc sống với những chi tiết phong phú và đa dạng như tiểu thuyết Cuộc sống nảy sinh vô vàn những hình tượng, sự kiện và biến cố gắn liền với đời sống của mọi tầng lớp trong xã hội Thể hiện xung đột kịch có nghĩa là tác phẩm kịch nhằm vào mặt bản chất và quan trọng nhất của cuộc sống hiện thực Trong những vở kịch của Nguyễn Đình Thi ta dễ dàng nhận ra điều này
Cũng cần nói thêm rằng, kịch của Nguyễn Đình Thi đã phải trải qua những thử thách nghiệt ngã trên con đường đến với độc giả Có những trường hợp chúng được tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau đem đến những ý kiến đánh giá trái chiều, thậm chí bị hiểu lầm, quy kết Thế nhưng ngày nay, những điều này đã không thể làm giảm sức hấp dẫn của kịch Nguyễn Đình Thi và giá trị của hầu hết các vở kịch đã được khẳng định, đề cao Trước tình hình
đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu về kịch của Nguyễn Đình Thi cần phải có cái nhìn sâu sắc và toàn diện để có thể đưa ra những đánh giá xác đáng, hệ thống
Trang 5Nghiên cứu về kịch Nguyễn Đình Thi không phải là một đề tài mới mẻ nhưng tìm hiểu về xung đột kịch trong kịch của Nguyễn Đình Thi thì mới chỉ ở việc coi đó như một trong những thành tố cấu thành tác phẩm mà chưa đi sâu vào bản chất thẩm mĩ - tư tưởng của nó đối với kịch Chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Xung đột kịch trong kịch của Nguyễn Đình Thi” nhằm nhận diện đầy đủ và sâu sắc hơn những vở kịch của ông không chỉ ở phương diện cốt lõi của kịch là xung đột mà còn ở những các phương thức biểu hiện của những xung đột đó
Nhà xuất bản Hội Nhà văn là những tác phẩm chính tập hợp được khá đầy đủ
và toàn diện các bài viết nghiên cứu về tác giả, tác phẩm Nguyễn Đình Thi nói chung Những nét đặc sắc và đóng góp của tác giả trên các lĩnh vực thơ, văn xuôi, nhạc, lí luận phê bình… đã được khẳng định bởi nhiều nhà nghiên cứu có tên tuổi Trong đó, số lượng các bài viết nghiên cứu phê bình về kịch Nguyễn Đình Thi chỉ dừng lại ở những con số khá khiêm tốn Phần nhiều trong số đó chỉ dừng lại ở những ấn tượng hay nhận xét mang tính khái quát như nhà thơ Huy Cận nói: “Đây là một bộ kịch quan trọng của nhà văn Nguyễn Đình Thi và của nền sân khấu hiện đại của chúng ta nữa, nên được bình luận, phân tích kĩ để thấy được rõ tư duy kịch và bút pháp độc đáo của tác giả” (29;371) Như cách nhà nghiên cứu Phan Ngọc nói: “Kịch phải có hai văn bản, văn bản của bản thân sự việc trình diễn và văn bản của tấn trò đời cứ lặp đi lặp lại, trong đó chính mình cũng đóng một vai… Các vở kịch của Nguyễn Đình Thi thì cái văn bản phụ quá lớn (42;150-151)
Trang 6Còn nhà nghiên cứu Trần Khánh Thành và Bùi Thị Hợi nói: “Kịch của Nguyễn Đình Thi giàu chất triết lí, hình tượng nghệ thuật đa nghĩa, nhiều ẩn
dụ, không dễ hiểu với khán giả bình dân Thế giới nghệ thuật kịch của Nguyễn Đình Thi là một thế giới văn hóa đa dạng nhiều màu sắc, nơi mà dấu vết văn hóa cổ kim, đông tây, dân gian, bác học được hội tụ và tỏa sáng Dù
đa dạng về sắc thái tính chất nhưng tất cả đều thể hiện tình yêu tha thiết của một nghệ sĩ tài năng tâm huyết với đất nước, với dân tộc, với nhân dân, thể hiện những trăn trở xót xa về số phận con người và những khát vọng sáng tạo nghệ thuật (34;inter)
Trong cuốn giáo trình mới nhất về Lịch sử văn học Việt Nam, tập III,
phần Nguyễn Đình Thi, Chu Văn Sơn đã có cái nhìn khá sắc sảo về nhiều phương diện kịch Nguyễn Đình Thi: “Về căn bản kịch Nguyễn Đình Thi không phải là những tác phẩm sân khấu của một nhà biên kịch mà vẫn là tác phẩm văn học theo phương thức kịch của một nhà văn… Phần lớn các vở kịch của Nguyễn Đình Thi đều ít nhiều mang màu sắc bi kịch, tỏ rõ khuynh hướng tượng trưng và đậm chất triết lí… Kịch là một khám phá khác về chính mình của nghệ sĩ đa tài này” (44;544)
Nghiên cứu thế giới kịch Nguyễn Đình Thi, Tất Thắng cho rằng: “Thế giới kịch Nguyễn Đình Thi là một thế giới như hư, như thật, nó kì ảo như một
Giấc mơ nhưng lại sờ sờ ra đấy như một Hòn cuội và trong cái thế giới ấy,
Nguyễn Đình Thi đã làm hiển hiện lên trước mặt ta, trong sự tiếp nhận của ta, những con người, những cảnh đời vừa quen vừa lạ, vừa thấy đấy như một dòng sông, một bến nước, một người vợ đêm đêm chờ chồng… mà thoắt cái
đã trở thành cái bóng oan nghiệt, đã biến đi xa vời vợi như mặt trăng tròn ở tít chân trời cao…” (29;359) Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức lại có nhận xét: “Có thể nói tới một thế giới kịch Nguyễn Đình Thi Ở đây cuộc đời có quá khứ, hiện tại và tương lai, chủ yếu là những vấn đề chung của lịch sử ở một thời điểm và cũng là muôn đời Ở đây có những gương mặt hiền lành cụ thể của
Trang 7người con gái, bà mẹ, người chiến binh như mới từ cuộc đời đi vào trang sách
và cũng sâu xa hơn họ lại đến với thế giới có màu sắc huyền thoại” (29;27)
Nghiên cứu về xung đột trong kịch của Nguyễn Đình Thi, Tất Thắng cho rằng: “Hình thái xung đột quán xuyến các vở kịch của Nguyễn Đình Thi
là sự diễn tả cuộc sống như ta thấy và như ta tưởng, như ta chứng kiến và như
ta ao ước, như ta trải nghiệm và như ta khát khao…” (29;396) Hà Minh Đức phát hiện: “Nguyễn Đình Thi đã bộc lộ mặt mạnh của ngòi bút kịch bằng những đột phá vào thế giới bên trong nhân vật” (29;25-26)
Nhiều hơn cả là những bài viết nghiên cứu về từng tác phẩm đơn biệt của Nguyễn Đình Thi:
Về bài viết Về vở “Giấc mơ” và tác giả, Marian Tkatchep nhận ra:
“Bầu trời các vở kịch Nguyễn Đình Thi rất phong phú về màu sắc và rất nhiều chất thơ”, “Dù là kịch lịch sử hay những biểu tượng thần tiên, Nguyễn Đình Thi đã biết kết hợp cái nhìn thực tế với khái niệm thần thoại, quan hệ về thời gian như một loại hình cơ động và vĩnh viễn với ý thức lạ lùng về những mối ràng buộc con người với nhau, trong một nhân loại không thể chia cắt được” (29;382)
Trong bài viết Rừng trúc của Nguyễn Đình Thi và một số vấn đề lí luận sáng tác về đề tài lịch sử, Phan Trọng Thưởng bình luận: “Rừng trúc cho thấy
khả năng khai thác vào các sự kiện lịch sử tưởng như đã cũ để tìm ra trong đó những bài học mới về đạo đức, về nhân sinh, khả năng lí giải những vấn đề lớn đặt ra cho mọi thời đại” (29;372)
Trong Con nai đen của Nguyễn Đình Thi với Vua hươu của Carlo Gorri, Phạm Vĩnh Cư nhận thấy: “cho đến nay thực ra vẫn chưa làm được cái
việc đọc lại bằng con mắt ngày nay, phân tích và đánh giá toàn diện vở kịch
đầu tay của ông Trong khi ấy thì Con nai đen đáng được nghiên cứu chuyên
sâu như thế, do những phẩm chất thẩm mĩ khó phủ nhận của nó và do quan hệ
kế truyền sáng tạo của nó với một tác phẩm nổi tiếng của văn học thế giới Một sự nghiên cứu so sánh như thế sẽ làm hiện rõ nét hơn bản sắc cá nhân và
Trang 8dân tộc của ngòi bút Nguyễn Đình Thi và đem lại một vài minh chứng cụ thể cho một số luận điểm mang tính lí thuyết chung của mĩ học tiếp nhận hiện đại” Nhà nghiên cứu đã làm công việc chưa ai làm, để nhận ra: “Trong
trường hợp Con nai đen thì mọi người thưởng thức không có định kiến đều
phải thừa nhận rằng tác giả nhìn chung đã đạt được cái đích nghệ thuật hay là hiệu quả thẩm mĩ ấy Tác phẩm này gây ấn tượng về sự toàn vẹn và sự hoàn chỉnh nội tại, mà Nguyễn Đình Thi không phải lúc nào cũng đạt được ngay trong lĩnh vực mà theo chúng tôi ông có sở trường hơn cả - sáng tác kịch” Cũng qua so sánh, nhà nghiên cứu khẳng định đặc trưng nổi bật của ngòi bút Nguyễn Đình Thi chính là: “chất trữ tình bao trùm và thẩm thấu tất cả, cảm hứng sử thi - anh hùng gắn chặt với đề tài yêu nước và chiến đấu bảo vệ đất nước, sự tôn vinh lãng mạn tình yêu nam nữ, sự khẳng định quan hệ mật thiết, đồng chất giữa con người với thiên nhiên, cảm hứng về dân tộc như một giá trị tối cao và bất tử mà chỉ ở đấy con người mới tìm thấy ý nghĩa cho cuộc sống của mình v.v… (37;inter)
Rải rác đây đó, là sự quan tâm của những cây bút nghiên cứu phê bình khác Tô Hoài đặc biệt chú trọng khu vực sáng tác kịch bản sân khấu của Nguyễn Đình Thi và thấy “ở mỗi vở kịch đều mang triết lí của một nhân vật lịch sử, một truyền thuyết hay một huyền thoại” (28;79) Lê Thiếu Nhơn lại thấy: “Những nhân vật trong kịch Nguyễn Đình Thi đa diện và mở ra nhiều hướng tiếp cận” (28;231) Nguyễn Văn Thành cho rằng: “Các kịch bản của Nguyễn Đình Thi được viết với một bút pháp tân kì, táo bạo, thật sự là nỗ lực cách tân nhằm mở rộng dung lượng, sức chứa, cũng như tăng cường chất văn học, nâng cao tầm khái quát và chiều sâu triết lí của kịch” (28;237) Mai Quốc Liên và Nghĩa An nhấn mạnh thêm: “Kịch Nguyễn Đình Thi lay động người
ta bởi những ý tưởng văn chương sâu sắc” (28;176) và “mang đậm những suy
tư triết học về con người” (28;110)
Cho đến nay, đã có một luận án tiến sĩ nghiên cứu “Nguyễn Đình Thi với thơ và kịch” của Lê Thị Chính, Đại học Sư phạm Hà Nội Luận án đi sâu
Trang 9vào nghiên cứu thơ và kịch của Nguyễn Đình Thi từ một số phương tiện cơ bản nhất, gần với đặc trưng thể loại, qua đó nhận diện tư tưởng và những trăn trở tha thiết nhất của nhà văn qua một quá trình hoạt động nghệ thuật lâu dài Với đối tượng là các tác phẩm kịch của Nguyễn Đình Thi, Lê Thị Chính đã tiến hành tìm hiều và phân loại: 1- Các kiểu xung đột cơ bản, bao gồm: Xung đột thật - giả, Xung đột giữa việc nước và số phận con người, Xung đột giữa quyền lực và quyền sống tự do của con người; 2- Những hình tượng nhân vật nổi bật, bao gồm: Hình tượng các nhân vật (nhân vật người cầm quyền, nhân vật người trí thức và nhân vật nghệ sĩ), Những biểu tượng và kiểu nhân vật không nói; 3- Những đặc điểm về ngôn ngữ kịch Năm 2009, luận văn thạc sĩ
“Phong cách kịch Nguyễn Đình Thi” của Bùi Thị Thanh Nhàn đã mang đến một cái nhìn đầy đủ hơn về những đóng góp của Nguyễn Đình Thi trong lĩnh vực sân khấu và nhận diện khái quát phong cách kịch Nguyễn Đình Thi: “kịch Nguyễn Đình Thi có chất trữ tình, lãng mạn của thơ, có âm điệu trầm hùng của nhạc, có phong cách sử thi của tiểu thuyết và phảng phất triết luận” (29,94) Về cơ bản, những luận án, luận văn trên đã mang đến một cái nhìn khá toàn diện về kịch Nguyễn Đình Thi, tuy vậy lại chưa đi sâu nghiên cứu kĩ
về những mảng riêng về đặc trưng của kịch
Chỉ với mười vở kịch dài, ngắn, Nguyễn Đình Thi đã ghi tên mình vào lịch sử văn học nghệ thuật nói chung và loại hình kịch nói riêng như một cây bút kịch tài năng và có phong cách Luận văn này tập trung đi sâu xung đột kịch trong kịch của Nguyễn Đình Thi bởi đây là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất trong tác phẩm kịch Qua đó giúp ta lí giải được các vấn đề thuộc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm kịch
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Luận văn đi sâu tìm hiểu mười vở kịch của Nguyễn Đình Thi với mong muốn làm sáng tỏ đặc điểm xung đột kịch Nguyễn Đình Thi
- Phạm vi:
Trang 10+ Tuyển tập Nguyễn Đình Thi - Tập 1 (Kịch), Nhà xuất bản Văn học,
1997
- Bên cạnh đó luận văn cũng có sự đối chiếu, so sánh xung đột trong kịch Nguyễn Đình Thi với một số vở kịch của Nguyễn Huy Tưởng, Lưu Quang Vũ để tìm những nét đặc thù và sự giao thoa trong các tác phẩm kịch Việt Nam ở phương diện xung đột kịch
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích theo đặc trưng thể loại
- Phương pháp tổng hợp liên ngành như văn học sử, phương pháp thống
kê, phương pháp so sánh…
5 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Sáng tác của Nguyễn Đình Thi và một số vấn đề lí luận về xung đột kịch
Chương 2: Hình thái xung đột kịch trong kịch của Nguyễn Đình Thi Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện xung đột kịch
Trang 11PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KỊCH TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN ĐÌNH THI
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ XUNG ĐỘT KỊCH
1.1 Kịch trong sáng tác của Nguyễn Đình Thi
1.1.1 Tác phẩm của Nguyễn Đình Thi
Nguyễn Đình Thi là người đa tài Nói như Nguyễn Trọng Tạo: “Ở đời người đa tài như Nguyễn Đình Thi đâu có nhiều, mà đa tài kiểu Nguyễn Đình Thi chỉ có một” (28;328) Đặng Vương Hưng gọi ông là “lục sĩ” bởi là nhà văn, ông cũng là nhà thơ, nhạc sĩ, nhà soạn kịch, nhà lí luận phê bình, nhà văn hóa Phẩm chất nghệ sĩ tài hoa ở Nguyễn Đình Thi bộc lộ sớm, mới 17-18 tuổi, ông đã viết hàng loạt sách giới thiệu về triết học; bài tiểu luận đầu tiên
viết lúc 20 tuổi lập tức gây tiếng vang; hai ca khúc Diệt phát xít và Người Hà Nội ra đời trong hoàn cảnh ngẫu nhiên lại trở thành những nhạc phẩm vào
loại lớn nhất của âm nhạc cách mạng Nguyễn Đình Thi công bố 4 bài thơ thì ông đã trở thành đề tài tranh luận về thơ tự do, thơ không vần trong Hội nghị
tranh luận văn nghệ Việt Bắc (1949); tiểu thuyết đầu tiên (Xung kích) đã đạt giải nhì; vở kịch đầu tiên (Con nai đen) gây nhiều xôn xao, sóng gió… Đúng
là sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Thi ở mỗi thể loại không thật đồ sộ, thậm chí có thể loại ông chỉ đi qua nhưng ở lĩnh vực nào Nguyễn Đình Thi
cũng có những tác phẩm được nhiều người biết đến Các tiểu luận như Sức sống của nhân dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích, Nhận đường, Mấy ý nghĩ về thơ, Nam Cao, Nguyễn Tuân… Âm nhạc với Diệt phát xít và Người
Hà Nội; Thơ có Không nói, Đường núi, Sáng mát trong như sáng năm xưa, Đất nước, Chim én, Lá đỏ,…; Truyện có Xung kích, Vỡ bờ,…; Kịch gồm Con nai đen, Rừng trúc, Nguyễn Trãi ở Đông Quan, Trương Chi… Nhà
văn Tô Hoài nhận xét: “Thống kê tác phẩm của Nguyễn Đình Thi có thể thấy như là tự nhiên công việc đi và viết” Phạm Tiến Duật thì cho rằng hai bài hát nổi tiếng của Nguyễn Đình Thi “chỉ ngẫu nhiên ra đời trong hoàn cảnh…
Trang 12nhưng còn là sự tất nhiên phải bật ra từ tài năng của một tâm hồn làm chủ
giang sơn, làm chủ một công cuộc lớn (28;130)
Không chuyên sâu ở riêng một thể loại nào nhưng nếu bảo rằng vì Nguyễn Đình Thi “ham” nhiều thứ quá nên sự nghiệp văn học nghệ thuật không “ra tấm, ra món” thì hình như không phải Chính nhờ dấn thân vào sự nghiệp cách mạng, giải phóng dân tộc và kháng chiến, Nguyễn Đình Thi và
nền âm nhạc cách mạng của ta mới có Diệt phát xít, Người Hà Nội, cũng như thơ hiện đại Việt Nam mới có Đất nước, Lá đỏ…Dù rằng công việc của một
người quản lí cũng với những hoạt động chính trị khác gắn với những chặng đường vô cùng khó khăn của đời sống đất nước đã chiếm hầu hết thời gian của ông, khiến nhiều dự định sáng tác vẫn còn dang dở… Nhưng ta vẫn phải ngạc nhiên trước một khối lượng sáng tác không nhỏ thuộc đủ thể loại mà ông
để lại
Sự từng trải và lịch lãm trong đường đời cùng với một vốn tri thức cao rộng và tài năng bẩm sinh… đã tạo nên ở Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh, một cốt cách văn hóa Thành công của các tác phẩm của Nguyễn Đình Thi thuộc các loại hình nghệ thuật khác nhau lá sự hội tụ của những tinh túy chắt lọc, nhất là những khi Nguyễn Đình Thi thể hiện được chân thực, tự nhiên những cảm, những nghĩ của mình
1.1.2 Kịch trong hệ thống sáng tác của Nguyễn Đình Thi
“Kịch không những là một nghệ thuật tổng hợp mà đúng hơn, một giao hưởng nghệ thuật” (Đỗ Đức Hiểu) Trong kịch có sự đan xen, hòa trộn của nhiều của nhiều lĩnh vực nghệ thuật, nó là một cung đàn nhiều âm sắc Kịch chỉ thực sự phát huy vai trò và bộc lộ rõ đặc trưng của mình khi được trình diễn trên sân khấu Tuy nhiên không phải kịch bản nào cũng được đạo diễn, diễn viên, nhạc sĩ, nhạc công… chuyển thể Từ kịch bản đến trình diễn là một quá trình không đơn giản, đạo diễn, diễn viên phải có những cách tân để vở kịch phù hợp với công chúng
Trang 13Nguyễn Đình Thi viết kịch không nhiều Mặc dù ông từng tâm sự “kịch
là niềm say mê nhất của tôi trong suốt ba mươi năm qua” nhưng những gì ông
để lại cũng chỉ gói gọn trong con số tròn trịa - mười vở kịch Nhìn vào số lượng đó hẳn không phải là một gia tài lớn, nhưng nhìn vào dung lượng vấn
đề được phản ánh thì đó lại là một sự đóng góp không nhỏ Mười vở kịch nhưng bề bộn biết bao suy tư, trăn trở, bao nỗi băn khoăn vì lẽ tồn vong của quốc gia, bao niềm day dứt về số phận, vận mệnh của con người, bao triết lý nhân sinh sâu sắc ẩn đằng sau dáng dấp của những câu chuyện đời thường Kịch của Nguyễn Đình Thi là mảng sáng tác còn khá xa lạ với phần đông độc giả mặc dù ông viết kịch cách nay đã mấy chục năm, một số vở kịch từng
chịu số phận long đong, oan ức Vở Con nai đen lên sân khấu chỉ được vài buổi rồi bị cấm Hoa và Ngần viết năm 1974, đoàn kịch Hà Nội dựng (đạo
diễn Dương Ngọc Đức), chỉ xuất hiện duy nhất trong đêm tổng duyệt rồi cũng
bị cấm Sau Hoa và Ngần, ông viết Giấc mơ nhưng đến 6 năm sau mới được xuất bản Và đặc biệt là sự kiện về vở kịch lịch sử Nguyễn Trãi ở Đông Quan
năm 1980 Nhà văn Hoàng Hữu Các kể lại: “Buổi công diễn đầu tiên, Nhà hát Lớn đông nghịt người xem Màn mở Đạo diễn Nguyễn Đình Nghi dẫn kíp diễn ra sân khấu chào khán giả, và ông quay lại nói với các nghệ sĩ: “Không
có nguyên mẫu nào ngoài đời để chúng ta bắt chước cả Anh chị em nghệ sĩ hãy đốt tim mình lên để chắp cánh cho tác phẩm” Từ phút đó, cả nhà hát im phăng phắc… Rồi tiếng vỗ tay ào lên như sấm… mọi người ùa lên sân khấu tặng hoa, bắt tay, ôm hôn tác giả… Nhưng sau 8 buổi diễn, vở kịch có lệnh
cấm Số phận của vở Rừng trúc còn long đong hơn Rừng trúc được viết trước Nguyễn Trãi ở Đông Quan, ngay tháng giáp tết 1978 Nguyễn Đình
Thi đã ôm bản thảo đến đoàn kịch Trung ương đọc cho nghệ sĩ Đào Mộng Long, Phạm Thị Thành, Tuệ Minh, cả ba đều xuýt xoa tấm tắc Đoàn kịch định dàn dựng, nhưng không thành Đạo diễn Nguyễn Đình Nghi rất mê
Rừng trúc từ ngày ấy và đem giới thiệu cho một số đoàn kịch (Đoàn kịch
Trung ương, Nhà hát cải lương trung ương…), nhưng tất cả chỉ nằm trong dự
Trang 14định Rừng trúc lặng lẽ tồn tại ở dạng bản thảo đánh máy và truyền từ tay
người này sang người khác… Gần 10 năm sau, bước vào công cuộc đổi mới,
Rừng trúc mới được công bố toàn văn trên tạp chí Tác phẩm mới Sau đó,
đạo diễn Nguyễn Đình Nghi và đoàn kịch Hà Nội đưa vào kế hoạch dàn dựng, nhưng rồi phải gác lại bởi những lí do bất khả kháng
Chỉ cần điểm lại một số sự kiện tiêu biểu trong chặng đường sáng tác kịch của Nguyễn Đình Thi cũng đủ thấy số phận những vở kịch Nguyễn Đình Thi thăng trầm, khó nhọc đến thế nào Nhưng là người mẫn tuệ và kiên nhẫn, Nguyễn Đình Thi bình tĩnh chấp nhận những rủi ro văn chương như chấp nhận một định mệnh Ông nói: “Người làm công việc suy nghĩ và sáng tạo thường hay gặp trở ngại, khó khăn Biết vượt qua sự phê bình không đúng ,
đó là một bản lĩnh, và biết nghe sự phê bình đúng cũng là một bản lĩnh” (27;338) Là kẻ sĩ của thời đại mới, ông hiểu “Cuộc sống cách mạng nhiều sóng gió và căng thẳng như luôn thử thách cái sức nội tâm có thực của mình, cũng có thể nói nó không ngừng thử thách cả tư cách cầm bút của mình nữa”
Đi qua thời gian, Con nai đen, Nguyễn Trãi ở Đông Quan, Rừng trúc… đang được đánh giá lại như là những tác phẩm lớn, mang tầm tư tưởng
sâu sắc và đã trở thành những sự kiện trong đời sống văn học của nước ta mấy chục năm qua
Thời gian cầm bút, Nguyễn Đình Thi hơn một lần tha thiết “Suy nghĩ
và nguyện vọng của tôi là được viết những điều mình thấy là nên viết” “Tôi muốn tìm một câu trả lời về ý nghĩa kiếp sống của con người và phải tìm trong cội nguồn cách sống và cách nghĩ của dân tộc” Nhìn lại 10 tác phẩm
kịch của Nguyễn Đình Thi: Con nai đen (1961), Hoa và Ngần (1974), Giấc
mơ (1977), Rừng trúc (1978), Nguyễn Trãi ở Đông Quan (1979), Người đàn bà hóa đá (1980), Cái bóng trên tường (1981-1982), Tiếng sóng (1985), Hòn cuội (1983 - 1986) ta đều thấy sáng lên một cảm quan về thời đại, về
lịch sử, dân tộc, con người với chiều sâu triết luận giàu tính nhân văn
Trang 151.2 Một số vấn đề lí luận về xung đột kịch
1.2.1 Khái niệm
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa “Kịch”: Cơ sở của kịch là những
mâu thuẫn xã hội, lịch sử, hoặc những xung đột muôn thuở trong cuộc sống con người nói chung Nét chủ đạo của kịch là kịch tính - một đặc tính tinh thần của con người do các tình huống gây nên, khi những điều thiêng liêng, cốt thiết không được thực hiện hoặc bị đe dọa
Xung đột (conflict) là sự đối lập, sự mâu thuẫn được dùng như một nguyên tắc để xây dựng các mối quan hệ tương tác giữa các hình tượng của tác phẩm nghệ thuật
Xung đột có thể có nhiều phạm vi và cấp độ Các xung đột thường xuất hiện dưới dạng những va chạm, tức là những đụng độ trực tiếp, sự chống đối giữa các thế lực hoạt động được mô tả trong tác phẩm: giữa tính cách với hoàn cảnh, giữa các tính cách với nhau, giữa những phương diện khác nhau của một tính cách (xung đột trong nội tâm)… Nhưng tập trung nhất là xung đột giữa những tính cách mang những quan niệm và đại diện cho những lực lượng khác nhau trong đời sống
Xung đột là đặc điểm về đề tài và chủ đề của kịch bản văn học Như Hegel đã nói: “Tình thế giàu xung đột là đối tượng ưu tiên của kịch” Xung đột kịch là quá trình và kết quả tác động tương hỗ giữa các lực lượng đối kháng, là hình thức thể hiện cao nhất, sắc nhọn nhất và tập trung nhất của kịch tính, là đặc trưng thẩm mĩ cơ bản nhất của văn học kịch Nhà phê bình người Pháp Feidinan Buluntuier, năm 1984 đã đã đề xuất khái niệm xung đột kịch, thậm chí đã khẳng định dứt khoát lấy “xung đột ý chí” làm trung tâm của kịch Nhà nghiên cứu văn học kịch người Mĩ Buluojite đã nói: “Một kịch bản phải kích thích và duy trì được hứng thú của độc giả, tạo thành không khí hoài nghi không dứt, muốn làm được điều này phải dựa vào xung đột Trên thực tế, cách hiểu thông thường về kịch là: bao hàm xung đột nội tại - xung đột giữa nhân vật với nhân vật, xung đột trong nội tâm nhân vật, xung đột giữa nhân
Trang 16vật và hoàn cảnh, xung đột giữa các ý niệm khác nhau” (16) Lão Xá, một trong những nhà văn vĩ đại nhất của Trung Quốc thế kỷ XX, chỉ ra rằng viết kịch, đầu tiên cần phải tìm được mâu thuẫn và xung đột, mâu thuẫn càng sắc bén thì càng có kịch Kịch không phải là kể chuyện nhạt nhẽo cứng nhắc mà
là dựa vào sự phát sinh mâu thuẫn, sự va chạm nảy lửa động tâm con người, cuối cùng giải quyết mâu thuẫn Có thể nói, xung đột là linh hồn của kịch, có nghĩa là “không có xung đột thì không có kịch”, đây là cách thuyết minh ngắn gọn mà sâu sắc về đặc trưng thẩm mĩ của văn học kịch
Xung đột trong kịch bắt nguồn từ xung đột mẫu thuẫn trong đời sống, nhưng không phải mọi xung đột mâu thuẫn trong đời sống đều có thể tạo thành xung đột kịch Chỉ có những xung đột, mâu thuẫn sắc nhọn, kịch liệt, đầy kịch tính mới có thể biểu hiện trên sân khấu, mới có thể khiến cho khán giả cảm nhận được, nhìn thấy được mâu thuẫn, xung đột, cộng thêm sáng tạo nghệ thuật của nhà văn mới có thể trở thành xung đột kịch Đồng thời cũng chỉ thông qua xung đột sắc nhọn, kịch liệt mới có thể tạo ra sự hồi hộp căng thẳng, tạo ra hiệu quả mãnh liệt thu hút sự chú ý của khán giả Nguồn gốc của xung đột nằm ở hoạt động nội tâm và hành động của nhân vật Nhà sáng tác kịch người Đức và nhà lí luận kịch Gusitafu Feicaitake nói: “Cái gọi là kịch tính chính là những xung đột ngưng kết thành hoạt động nội tâm của hành động và ý chí, những thứ do hoạt động nội tâm kích thích hành động; cũng chính là quá trình nội tâm được biểu hiện thông qua hành động, dục vọng từ manh nha đến mãnh liệt, do hành động của người khác và bản thân tác động đến đời sống tâm lí; cũng chính là năng lực ý chí từ chiều sâu tâm linh trào ra bên ngoài và ảnh hưởng quyết định tới việc từ thế giới bên ngoài chuyển vào bên trong tâm linh; đồng thời cũng là sự hình thành một hành vi và kết quả của nó đối với tâm linh” (16) Hoạt động nội tâm và hành động trong kịch chiếm một vị trí rất quan trọng
Bàn về đặc trưng của kịch, Lep Tônxtôi đưa ra quan niệm: Kịch là xung đột Kịch phải đặt ra những vấn đề lớn trước dư luận xã hội Tác phẩm
Trang 17kịch bộc lộ rõ nhất bản chất của bất kỳ nghệ thuật nào Kịch trình bày những tính cách và những tình huống đa dạng nhất của con người, nêu ra trước mắt
họ, đặt tất cả bọn họ vào tình thế buộc phải giải quyết vấn đề sống còn mà con người chưa giải quyết và buộc họ hành động, xem xét để tìm hiểu xem phải giải quyết vấn đề như thế nào? Sự va chạm, xô đẩy giữa những tư tưởng có khuynh hướng chống đối và thù địch nhau sẽ tạo ra những kịch tính mà nền tảng là những xung đột Nhà viết kịch thường lấy xung đột trong đời sống làm
cơ sở cho sự sáng tạo nghệ thuật, đây là con đường ngắn nhất mà nhà viết kịch tìm đến hiện thực Xung đột kịch có liên hệ với tình cảnh kịch Khái niệm tình cảnh kịch do Huodeluo đề xuất vào thế kỉ XVIII, ông chỉ ra trước kia, trong hài kịch, đối tượng chủ yếu vẫn là tính cách nhân vật, tình cảnh chỉ
là thứ yếu; ngày nay, tình cảnh lại trở thành đối tượng chủ yếu, tính cách nhân vật chỉ còn là thứ yếu, vì vậy, cái cơ bản của tác phẩm lại là tình cảnh kịch Hegel nói: “Tình cảnh là tình huống thế giới phổ biến chưa vận động và là giai đoạn trung gian của hai đầu mối hành động cụ thể và hành động tương ứng”, “một phương diện của tình cảnh là tổng thể tình huống thế giới nhờ trải qua quá trình đặc thù hóa mà có được tính cố định; mặt khác, tính cố định đặc thù này lại chính là động lực khiến cho nội dung có được sự biểu hiện một cách ổn định… Phương diện quan trọng nhất của nghệ thuật chính là tìm được tình cảnh hấp dẫn, là tìm được tình cảnh thể hiện sâu sắc thế giới tâm linh, thể hiện hàm nghĩa chân chính và tôn chỉ quan trọng”; “tình cảnh của xung đột gay gắt đặc biệt phù hợp với đối tượng dùng để sáng tạo kịch, nghệ thuật kịch vốn là có thể biểu hiện ra sự phát triển sâu sắc nhất, viên mãn nhất” (16) Tình cảnh kịch là cơ sở để xung đột kịch xuất hiện, bộc phát và phát triển, là điều kiện khách quan để nhân vật kịch thực hiện những hành động riêng, để những tính cách hoàn thành tự mình biểu hiện ra, là cơ sở của tình tiết kịch Tình cảnh kịch bao gồm hoàn cảnh cụ thể của hoạt động nhân vật, sự kiện đột phát
và quan hệ nhân vật riêng biệt Bất luận là xung đột kịch hay là tình cảnh kịch đều nhằm tăng cường kịch tính của văn học kịch Kịch tính thông thường là
Trang 18chỉ quan hệ giữa các nhân vật làm ta cảm động, cảm thấy có ý nghĩa Kịch tính thể hiện rõ nét tính cách nhân vật hoặc cảnh ngộ có vấn đề Kịch tính có thể nói chính là quan hệ nhân vật chân thật, tính cách nhân vật chân thật và mâu thuẫn xung đột chân thật Bêlinxki cho rằng kịch tính không chỉ vẻn vẹn thể hiện ở đối thoại mà còn thể hiện ở ảnh hưởng sinh động của một phương diện đối thoại đến phương diện khác Ví dụ như, có hai người đang tranh cãi
về một vấn đề nào đó, ở đây không những không có kịch tính mà còn không
có nhân tố kịch; nhưng nếu như hai bên tranh cãi đều muốn giành được ưu thế
áp đảo đối phương, cố sức làm tổn thương một phương diện nào đó trong tính cách đối phương hoặc làm xúc động tơ lòng mềm yếu của anh ta, nếu như từ
đó bộc lộ ra tính cách của anh ta, xuất hiện quan hệ mới giữa hai bên thì đó chính là một loại kịch rồi
Như vậy có thể thấy rất rõ, xung đột là mấu chốt, là chìa khóa để kịch phản ánh cuộc sống một cách cô đọng, súc tích và điển hình nhất
1.2.2 Những quan điểm khác nhau về xung đột kịch
1.2.2.1 Thuyết “vô xung đột”
Vào đầu những năm 50 của thế kỷ XX trong giới văn nghệ của Liên Xô xuất hiện một thứ lí luận gọi là “vô xung đột” Lí luận này cho rằng trong xã hội chủ nghĩa, giai cấp bị thủ tiêu, không còn mâu thuẫn, xung đột gì nữa Quan niệm đó dẫn tới tác phẩm nghệ thuật tô hồng và quan niệm một chiều về cuộc sống mới, tránh không đề cập và phê phán hiện tượng xấu xa, lỗi thời, những tàn tích của thời đại cũ Nhà viết kịch Nhicolai Virota cả quyết rằng: Cuộc sống Xô viết không cho phép phát triển mối xung đột giữa những tàn tích của chủ nghĩa tư bản trong ý thức con người với ý thức hệ cộng sản trong
va chạm kịch phức tạp và kéo dài (22)
Kịch “vô xung đột” không thể biểu hiện chiều sâu của cuộc sống, cản trở sự phát triển của các ngành sáng tác kịch Thuyết này dẫn đến các tác giả tránh đề cập đến những mâu thuẫn sâu sắc và vì thế nội dung phản ánh hời
Trang 19hợt, đơn giản, không đặt ra được vấn đề có sức lay chuyển tâm lí người đọc, người xem
1.2.2.2 Quan niệm coi xung đột chỉ là vấn đề kĩ xảo:
Về hình thức biểu hiện, loại kịch “về những chuyện hiểu lầm” (những câu chuyện ngẫu nhiên) cũng phải dựa vào một xung đột nào đó có thể thúc đẩy hành động Nhưng đó chỉ là xung đột giả tạo, xung đột một cách hình thức chủ nghĩa mà thôi Nói một cách khác, ở đây xung đột chỉ biểu hiện như một kĩ xảo tổ chức và dàn dựng tình tiết kịch Loại kịch này ở nước ngoài đã từng có cơ sở lí luận của nó Nhà viết kịch Xô Viết Nhicolai Virota cho rằng: Ngày nay những vở kịch xây dựng kết cấu trên cơ sở hiểu lầm là phù hợp với quy luật
Quan niệm này hoàn toàn gạt bỏ cơ sở hiện thực của xung đột Dưới sự chỉ đạo của quan niệm này, có khi sân khấu trở thành nơi diễn ra trò chơi kĩ xảo, dựa vào những câu chuyện hiểu lầm, dễ gây sự tò mò, hồi hộp và bất ngờ
ở người xem Đạo diễn Đình Quang trong một bài báo trên tạp chí Văn nghệ
(1967) từng bác bỏ quan niệm này:…lối viết kịch nhân danh người đoàn kết,
vì lạc quan để lẩn tránh mâu thuẫn thực sự, gọt tròn mọi góc cạnh hoặc thay thế bằng hiểu lầm nhất thời, sẽ không bộc lộ được những gì sâu kín của con người, của đời sống
Tuy nhiên do đặc thù của thể loại cho phép những tác phẩm hài kịch sử dụng thủ pháp hiểu lầm, tuy vậy cơ sở của hành động trong hài kịch vẫn là những mâu thuẫn bắt nguồn từ cuộc sống Ở trong tác phẩm hài kịch hiện thực chân chính, những chuyện tình cờ hiểu lầm không bao giờ là sự cứu cánh của sự biểu hiện, nó chỉ là thủ pháp nhằm để bổ sung, tô đậm và làm nổi bật nên những mâu thuẫn trong đời sống, từ đó khắc họa sâu sắc xã hội và thời đại Cũng như cái bi kịch và cái hùng tráng, cái hài cũng là một thực tế trong chính bản thân đời sống Gorki nói: “… cuộc sống chứa đầy tính kịch, chứa đầy những mâu thuẫn to lớn và đáng cười” (22)
Trang 20Như vây, ta thấy rằng ngay cả trong hài kịch, xung đột cũng không phải
là trò chơi kĩ xảo, chỉ tạo nên sự căng thẳng bề ngoài và giả tạo
1.2.2.3 Quan niệm phủ định tính đặc thù nghệ thuật của xung đột kịch:
Từ thái cực coi xung đột chỉ là vấn đề kĩ xảo có người nhảy sang thái cực khác: không thừa nhận tính đặc thù nghệ thuật của xung đột kịch Trên
tạp chí Văn nghệ, Trần Vượng trong một bài báo bàn về mâu thuẫn kịch cho
rằng: quan niệm phổ biến coi “bản chất của kịch là mâu thuẫn và cái thường gọi là kịch tính không có gì khác hơn là sự súc tích của mâu thuẫn’, “như thế một mặt nó lấy tính chung của vạn vật làm tính riêng của kịch, một mặt nó hạn chế ngòi bút viết kịch trong giới hạn nhất định của đời sống con người” Quan niệm này rõ ràng phủ nhận “tính thiêng” của xung đột kịch, coi xung đột trong kịch chỉ là “tính chung của vạn vật”, nghĩa là đồng nhất xung đột trong đời sống với xung đột kịch Mâu thuẫn xung đột quả là “tính chung của vạn vật” nhưng khi nó đã được phản ánh qua hình tượng nghệ thuật, nó không thể không mang tính đặc thù độc đáo và sinh động Tính đặc thù này được tạo nên mang theo sắc thái của thế giới quan và và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn, được tạo nên do sự tái tạo và tác động tích cực của phương tiện biểu hiện nghệ thuật Hình tượng nghệ thuật bao giờ cũng là sự kết hợp giữa nội dung
và hình thức, giữa chủ quan và khách quan, giữa chung và riêng, nói cách khác đó là sự chiếm hữu nghệ thuật của chủ thể đối với khách thể Xung đột được biểu hiện trong nghệ thuật vừa gắn liền với khuynh hướng và cách đánh giá của nhà văn đối với cuộc sống, vừa mang tính độc đáo, nhờ đó mà có sự tác động và sức hấp dẫn lạ lùng đối với người xem
1.2.2.4 Quan niệm xung đột là cơ sở của kịch
Kịch là một thể loại văn học nên đặc trưng cơ bản của kịch là xung đột Nhiều nhà lý luận đã chỉ ra vai trò quan trọng của xung đột: “Tình thế giàu xung đột là đối tượng ưu tiên của nghệ thuật kịch (11; 103) hay “Xung đột là cơ sở của kịch” (8;202)
Trang 21“Xung đột là giai đoạn cao của sự phát triển mâu thuẫn” (24; 33) Mâu thuẫn tồn tại phổ biến trong sự vật, là động lực thúc đẩy sự phát triển Quá trình mâu thuẫn phát triển và được giải quyết tạo nên sự vận động của sự vật Xung đột kịch là sự khái quát hoá nghệ thuật những mâu thuẫn trong xã hội Tuy nhiên không phải bất kì mâu thuẫn xã hội nào cũng trở thành đối tượng của xung đột kịch Mâu thuẫn khi phát triển đến cao trào mới trở thành xung đột Hơn nữa, bất cứ mâu thuẫn nào phát triển cũng phải dẫn tới xung đột và tới giải quyết Tuy nhiên mâu thuẫn muốn biến thành xung đột phải có điều kiện và hoàn cảnh nhất định
Nếu hội hoạ, điêu khắc chỉ phản ánh cuộc sống tập trung ở một khoảnh khắc nhất định; âm nhạc và thơ trữ tình lấy việc phản ánh tâm trạng con người làm vấn đề trung tâm thì kịch phản ánh cuộc sống trong một quá trình, ở trạng thái khách quan bằng hình thức trực tiếp, cụ thể, sinh động như đang diễn ra trước mắt người xem, người đọc, không qua sự kể chuyện trung gian Bởi vậy kịch phải chọn những chất liệu có tính chất động làm cơ sở cho nội dung, nghĩa là phải phản ánh cuộc sống trong sự vận động và phát triển của nó Do
đó, mâu thuẫn là nội dung miêu tả của kịch
Xung đột là sự đối lập, là những mâu thuẫn được nhà văn sử dụng như
là một nguyên tắc để xây dựng mối quan hệ tương tác giữa các hình tượng nghệ thuật Quá trình vận động của cuộc sống là quá tình phát triển và giải quyết những mâu thuẫn Nhưng mâu thuẫn chưa phải là xung đột, chỉ khi nào mâu thuẫn phát triển đến một giai đoạn nhất định, bộc lộ bản chất của đời sống, tạo ra những va chạm, những đấu tranh với nhau để xác lập một mối quan hệ cao hơn thì mâu thuẫn mới thành xung đột Thuật ngữ xung đột thường sử dụng đẻ nói đến loại hình văn học kịch và văn học tự sự Sự khác biệt giữa kịch với tác phẩm tự sự là kịch tính “Sự khác biệt ấy chính là tính chất tập trung cao độ, sự chi phối trực tiếp đến cấu trúc của tác phẩm, đến nhịp độ vận động dồn dập khác thường của cốt truyện” (8) Do hạn chế về thời gian, không gian nên kịch thường tập trung vào những mâu thuẫn cơ bản, những vấn đề xã hội bức xúc được nhiều người quan tâm Tính hấp dẫn của
Trang 22vở kịch trước hết nằm ở tính chân thật và điển hình của xung đột kịch Điều
đó thuộc về tài năng sáng tạo của nhà soạn kịch trong quá trình chọn lọc, tổng hợp những vấn đề mâu thuẫn từ cuộc sống, khái quát, hư cấu thành xung đột
cụ thể
Kịch bắt đầu từ xung đột Trong thực tế, mọi tác phẩm văn học dù là trữ tình hay tự sự đều chứa đựng trong nó những mâu thuẫn và xung đột nhưng với kịch xung đột được biểu hiện tập trung nhất, là cơ sở cho sự sáng tạo nghệ thuật Xung đột “chi phối trực tiếp đến cấu trúc tác phẩm, đến nhịp
độ dồn dập khác thường của cốt truyện Xung đột là động lực thúc đẩy sự phát triển của hành động kịch nhằm xác lập nên những quan hệ mới giữa các nhân vật vốn được coi là kết thúc tất yếu của tác phẩm kịch Thiếu xung đột, tác phẩm kịch sẽ mất đi đặc trưng cơ bản đầu tiên của thể loại, sẽ trở thành vô nghĩa (theo cách nói của Aristote), hoặc chỉ là những vở kịch tồi (theo cách nói của Lunatratxki) Nhà viết kịch Xô viết nổi tiếng Pôgôđin cũng khẳng định xung đột là điều kiện quan trọng đầu tiên của tác phẩm, nó mang lại cho tác phẩm kịch sự sống và sự vận động Xung đột kịch được hình thành trên cơ
sở những mâu thuẫn của đời sống xã hội Người nghệ sĩ phải có sự nghiên cứu công phu, kỹ càng hiện thực, phải có một cảm quan nhạy bén, sắc sảo để xây dựng được những xung đột mang ý nghĩa điển hình
Xung đột là cơ sở của kịch, là hạt nhân làm thành nghệ thuật Trong tác phẩm kịch, xung đột có tính chất tập trung cao độ, chi phối trực tiếp cấu trúc tác phẩm và nhịp vận động của cốt truyện Thiếu xung đột tác phẩm mất đi đặc trưng cơ bản của thể loại
Xung đột kịch được hình thành trên cơ sở sự va chạm và đấu tranh giữa con người và con người, hoặc giữa con người với hoàn cảnh xã hội hay tự nhiên Xung đột được xuyên thấm và khúc xạ qua các tính cách và tâm trạng
Nó hoặc là trải qua quá trình phát triển lên tới độ cao nhất để bùng nổ thành tai biến hoặc là mở rộng ra qua các môi trường cuộc sống, để đi cho trọn con đường của nó Xung đột kịch được thể hiện với nhiều hình thức phong phú và
đa dạng
Trang 231.2.3 Mối quan hệ giữa xung đột và chủ đề
Bản chất tư tưởng - thẩm mĩ của xung đột kịch trước hết được biểu hiện trong quan hệ khăng khít giữa xung đột kịch và chủ đề tác phẩm Nếu xung đột kịch mờ nhạt, sơ lược non yếu thì chủ đề sẽ rơi vào trạng thái mờ nhạt, không sáng tỏ, thậm chí méo mó và lệch lạc Xung đột thông qua những va chạm giữa các nhân vật trực tiếp bộc lộ tư tưởng chủ đề của vở kịch Xung đột trong thể loại kịch tập trung và nổi bật hơn bất cứ thể loại nào khác Nếu yếu tố này non yếu thì dù nhà soạn kịch có gia công xây dựng những yếu tố khác một cách công phu, kĩ lưỡng đến đâu chăng nữa thì cũng không thể nào cứu vãn cho tác phẩm khỏi sự thất bại Quan hệ giữa xung đột kịch và chủ đề được hình thành trong quá trình nảy sinh, tiến triển, giải quyết xung đột, nó nói lên cách đặt vấn đề của tư tưởng đối với cuộc sống và thời đại, bộc lộ cách nhìn và thế giới quan của tác giả Vì vậy hành động kịch luôn luôn có đặc điểm nổi bật ở tính tích cực, tính khuynh hướng, tính mục đích và ở sự tác động trực tiếp và mãnh liệt tới công chúng
Trong cấu trúc của vở kịch, xung đột không diễn ra như một hiện tượng rời rạc và hỗn độn mà luôn hướng tới mục đích cao nhất của nó Mục đích cao nhất này chính là chủ đề của tác phẩm Nói cách khác, xung đột kịch có bộc
lộ rõ nét tư tưởng chủ đề thì tác giả mới có thể khái quát được các hình tượng bởi vì chủ đề chính là đỉnh cao của sự khái quát nghệ thuật
Trong kịch, một trong những đặc điểm cơ bản là mỗi một xung đột trong vở kịch đều thực hiện một chủ đề riêng, đồng thời các mối xung đột này lại kết hợp thành một tổng thể nhằm thể hiện một hệ thống chủ đề trọn vẹn Vậy trong thể loại kịch, tính thống nhất của chủ đề bắt nguồn từ tính thống nhất của hành động và tính tổng hợp của hệ thống xung đột
Xung đột và chủ đề có mối quan hệ hai chiều hết sức chặt chẽ Xung đột biểu đạt tư tưởng chủ đề, ngược lại, tư tưởng chủ đề soi sáng quá trình phát triển của xung đột Và thực tế là các yếu tố tư tưởng, hình tượng, chủ đề
và xung đột luôn luôn chuyển hóa và xâm nhập vào nhau Chủ đề hình thành
Trang 24và càng ngày càng rõ nét trong ý đồ sáng tạo của nhà văn song song với sự phát triển của xung đột kịch Chủ đề tuy không thể hiện một cách lộ liễu mà
“náu mình” đằng sau hình tượng nghệ thuật, nhung nó luôn luôn có vai trò dẫn dắt sự phát triển của hình tượng và xung đột Các khâu thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút của xung đột đều in đậm vai trò chỉ đạo dẫn dắt của tư tưởng chủ đề đối với đối tượng
Nhưng như trên đã nói, xung đột kịch là yếu tố và phương tiện nghệ thuật thể hiện chủ đề của tác phẩm Vì vậy hình thức của xung đột cũng có tác động ngược trở lại đối với chủ đề ở đây, trước hết hãy nói tới sắc thái thẩm
mĩ và yếu tố thể loại góp phần làm cho xung đột kịch được miêu tả một cách chân thật gợi cảm, sinh động và sắc bén Có như vậy, hình tượng nghệ thuật mới lưu lại đậm nét trong tâm trí người đọc và khán giả, đồng thời, chủ đề vở kịch mới được người đọc và khán giả cảm thụ, tiếp thu, tiếp thu một cách thấm thía, sâu sắc Mặt khác, hình thức của xung đột cũng là yếu tố cơ bản tạo nên chiều sâu và tầm khái quát của chủ đề
1.2.4 Mối quan hệ giữa xung đột và tính cách
Mối quan hệ này chính là biểu hiện cụ thể của mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh Như Gorki nói: cốt truyện là những mối liên hệ, những mâu thuẫn, thiện cảm và ác cảm nói chung, là quan hệ giữa con người và con người, là lịch sử trưởng thành và tổ chức một tính cách, một điển hình nào đó Mối tương quan giữa xung đột và chủ đề là mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau
Trước hết, xung đột là cơ sở của tính cách Bialich từng nói: Cơ sở của bất cứ vở kịch nào cũng là hành động, nhưng cơ sở của bất cứ hành động nào cũng lại là xung đột, va chạm và đấu tranh Hành động của các nhân vật chỉ
có thể được phát triển trên cơ sở của va chạm của tính cách Vì vậy, xung đột kịch trước hết không phải là yếu tố bên ngoài có tính chất hình thức, không phải chỉ là một bộ phận cấu tạo tình huống Xung đột là nội dung chủ yếu của kịch, là nguồn gốc tạo nên đời sống bên trong của tính cách
Trang 25Xung đột dù được biểu hiện một cách căng thẳng, mạnh mẽ nhưng nếu tách rời khỏi tính cách thì chỉ tạo được sự căng thẳng bề ngoài Nhiệm vụ chủ yếu nhất của kịch chính là biểu hiện sự xung đột giữa những tính cách Trong kịch, biểu hiện xung đột tính cách là biện pháp vừa khắc họa nhân vật vừa miêu
tả cuộc đấu tranh chung Xung đột kịch chỉ có thể trở nên sắc bén, độc đáo khi xây dựng trên cơ sở tính cách sắc sảo Và M Gorki cho rằng: nếu tính cách thật
sự chân thực, mãnh liệt thì sự xung đột giữa chúng không tránh khỏi được
Không kể lại như tự sự, không thoát li như trữ tình, kịch mô tả cuộc sống một cách trực tiếp, phản ánh một cách sâu sắc các phương diện xung đột được đan chéo trong hiện thực bằng hình tượng con người cụ thể Qua đó, kịch giúp chúng ta nhận thức bản chất và chiều hướng vận động của những xung đột trong đời sống Xung đột là phần tiếp giáp giữa kịch và khán giả Xung đột tạo nên tính chất loại biệt trong việc phản ánh hiện thực vì thế nó là đặc trưng của kịch bản Bản chất của cuộc sống là phát triển cơ sở của nó là mâu thuẫn và xung đột Nhờ xung đột, kịch gần cuộc sống hơn, phản ánh chân thực, cụ thể những diễn biến sôi động và tinh tế cuộc sống ấy
Trang 26CHƯƠNG 2: HÌNH THÁI XUNG ĐỘT KỊCH TRONG KỊCH CỦA NGUYỄN ĐÌNH THI 2.1 Các kiểu xung đột trong kịch của Nguyễn Đình Thi
Theo Nguyễn Đình Thi “Kịch giúp ông nói được những điều làm ông suy nghĩ đã mấy chục năm Ông muốn tìm câu trả lời về ý nghĩa kiếp sống của con người” (40; 249,250) Chọn thể loại kịch Nguyễn Đình Thi muốn thể hiện những suy nghĩ về đời sống dưới dạng những xung đột nhằm làm nổi bật bản chất của hiện thực, của vấn đề Cuộc sống thật tươi đẹp và giản dị nhưng cuộc sống cũng chứa đựng biết bao cạm bẫy xót xa Đó là quy luật Bởi vậy kịch Nguyễn Đình Thi được biểu hiện ở nhiều dạng thức và có nhiều biến thể khác nhau
2.1.1 Xung đột giữa thật - giả
Cái thật và cái giả là hai phạm trù đối lập nhau tồn tại song hành trong cuộc sống Nhân loại trong hành trình đi tìm kiếm chân lý, hướng đến cuộc sống đích thực, tiến bộ cũng là quá trình đấu tranh loại trừ cái giả ra khỏi cuộc sống Văn học Việt Nam thời hậu chiến, thật - giả nhiều khi bị đánh tráo, giả như thật, khó phân định, nguy hiểm hơn khi cái giả lại được nâng đỡ, che chắn trở thành lối sống của những kẻ cơ hội, độc ác Nội dung xung đột giữa cái thật và cái giả thực chất là xung đột giữa hai quan niệm đạo đức, hai lối sống Đó là những mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức, giữa bản chất và hiện tượng Khai thác xung đột thật - giả trong kịch không phải là một vấn đề mới mẻ bởi ta dễ nhận ra điều này trong những vở kịch của các Lưu Quang
Vũ, Nguyễn Huy Tưởng… Trong kịch của Lưu Quang Vũ xung đột thật - giả nhằm khái quát một sự thật trớ trêu về những bất công, phi lí đang bày ra trước mắt mọi người, những kẻ đạo đức giả lại nhân danh đạo đức, lợi dụng danh nghĩa tập thể nhằm thu vén cá nhân, thỏa mãn những ham hố quyền lực, còn những người trung thực thì cứ long đong “ba chìm bảy nổi” Còn với Nguyễn Đình Thi xung đột thật - giả được đặt ra hầu hết các vở kịch khi thì ở dạng xung đột gay gắt, khi lại được diễn tả ở thái độ và cách ứng xử của con
Trang 27người trước sự thật Vấn đề thật giả có ý nghĩa khái quát hơn nhiều so với vấn
đề thiện ác, xấu tốt, mặc dù trong thực tế nhiều lúc chúng đi liền với nhau, hoặc cái này đồng thời là cái kia Xây dựng xung đột thật - giả Nguyễn Đình Thi đã khái quát một sự thật trớ trêu về những bất công, phi lí trong cuộc đời Nếu trong kịch Lưu Quang Vũ xung đột giữa sự thật và sự dối trá để mổ xẻ những vấn đề nhức nhối của đời sống đồng thời giúp công chúng nhận thức sâu hơn về một thực trạng phức tạp của xã hội mà chính họ đang quan tâm thì xung đột thật - giả trong kịch Nguyễn Đình Thi lại đặt ra những vấn đề thuộc
về nguyên lí nguyên thủy của con người, của nhân loại chứ không riêng gì một thời đại hay một giai đoạn nào
Trong kịch của Nguyễn Đình Thi cuộc đấu tranh giữa cái thật và cái giả thật ra cũng chính là cuộc chiến đấu giữa cái thiện và cái ác Cuộc đấu tranh
ấy khó khăn và dai dẳng, xuyên suốt chiều dài lịch sử của nhân loại Mơ ước
về một cuộc sống lí tưởng, người xưa đã gửi gắm niềm tin của mình vào sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác qua những truyện cổ dân gian Cảm hứng về cái thiện, phê phán điều ác là mục tiêu cao cả và nhân đạo của văn học Cuộc sống càng hiện đại, cái ác càng tinh ranh, dữ dằn, có khi nó nhân danh điều thiện, nhân danh sự thật, dựa vào quyền lực mà tác oai, tác quái khiến nhiều người khiếp sợ
Khai thác xung đột giữa cái thật và giả, thiện và ác, Nguyễn Đình Thi
đã đẩy xung đột phát triển đến mức tột cùng Xung đột kịch không chỉ phát triển trong thế tương quan đối nghịch nhau mà là những xung đột dữ dội diễn
ra trong những tình huống căng thẳng cao độ, có khi làm thay đổi nhân vật chính diện Cuộc đấu tranh giữa ấy trong kịch Nguyễn Đình Thi thường phát triển trong những xung đột không thể điều hòa làm nảy sinh cảm hứng nhuốm màu bi kịch Sự mất mát hoặc hi sinh của các nhân vật có ý nghĩa thức tỉnh lương tri, hướng con người vươn tới cuộc sống tốt đẹp Hình thức xung đột giữa thât - giả được biểu hiện bằng những hành động mạnh mẽ làm nổi bật tính cách nhân vật
Trang 28Trong vở kịch đầu tay Con nai đen của Nguyễn Đình Thi ta thấy mối
xung đột thật - giả được sắp xếp, thể hiện ở những cấp độ tăng tiến cho đến cao trào của vở kịch là sự thủ tiêu cái ác và cái thiện, sự thật chiến thắng vinh quang Nhà vua trong vở kịch có thể thấy là một nhân vật khá hoàn hảo: có địa vị cao sang, có tấm lòng nhân hậu và một tình yêu thủy chung Thế nhưng
có một điều mà vị vua trẻ không thể chế ngự được chính là sự giả dối Hơn ai hết, nhà vua sống ở ngôi cao cũng chính là ở giữa vô số những điều thật giả, trắng đen lẫn lộn Không chỉ đơn giản cái giả, cái ác được giấu kín mà nó còn ngụy trang, tự tạo nhưng vỏ bọc an toàn là cái thiện, là tình yêu Và một điều may mắn với nhà vua chính là người đã có được “chìa khóa” để bóc mẽ mọi thứ giả trá, mọi toan tính xấu xa, ấy là pho tượng đá
Nhà vua trên đường trở lại rừng quế mong tìm người con gái chân thật, giản dị năm nào, đã gặp một ông lão hát rong Ông lão đã biếu nhà vua một pho tượng đá có phép thiêng Pho tượng giản đơn ấy nắm giữ những bí mật sâu kín, nhưng âm mưu của con người Nó sẽ cười khi nghe ai nói một câu không đúng với ý thật trong lòng mình Vị vua trẻ đang rối bời giữa những toan tính, dối gian mừng rỡ, sung sướng bởi từ đây mình đã có thể phát hiện,
có thể nhận chân được mọi con người, mọi giá trị xung quanh Niềm vui đi liền với những âu lo và cả sự hoang mang: “Nắm cái chìa khóa này cũng đáng
sợ lắm thay Lúc nào ta cũng sẽ biết sự thật, sẽ phải nhìn thẳng vào sự thật”
Vở kịch khẳng định một điều hiển nhiên: con người thường khao khát muốn biết sự thật, nhưng “nhìn vào sự thật sao mà khó, sao mà nhức nhối đau khổ vậy”
Và tượng đá đã là người bạn thật nhất của vua Kể từ khi có tượng thiêng, vua chẳng những không vui mừng, hạnh phúc mà lại buồn thêm biết chừng nào bởi biết thêm bao nhiêu giả dối từ những lời đường mật hàng ngày,
mà đáng sợ nhất là giả dối trong tình yêu Trong buổi lễ mừng sinh nhật của mình, nhà vua đã được nghe những lời chúc, những lời tỏ tình yêu thương, ngọt ngào mà đầy dối trá Nghe những lời thề thốt của cô tiểu thư trẻ đẹp, nhà vua đã vô cùng thảng thốt Đằng sau những lời nói tưởng như sâu thẳm cõi
Trang 29lòng, giãi bày tâm can: “Em chỉ tiếc lòng em không phải là cái bánh để bóc được ra đây Em nói sao hết được lòng em yêu kính Đức vua” lại là sự dối trá đến tận cùng, lại là những lời ngụy tạo cho một con tim vô cảm với người đối thoại, là chính nụ cười của pho tượng thiêng bên vua Và nhà vua trẻ phải ngỡ ngàng thốt lên: “Mặt em rất thật thà, tuổi em còn măng trẻ, vầng trán em còn trong trắng thế kia, và miệng em còn non dại thế kia, có lẽ nào đã nói dối không ngượng trong một chuyện thiêng liêng như vậy?” Sự giả dối chính là thuốc độc cho kẻ sử dụng và chính nó sẽ giết chết hết, làm cằn cỗi, tàn úa tất thẩy, ấy vậy mà đâu chỉ là một lần, điều dối trá ấy được lặp lại nhiều lần Nhà vua chua xót mà hỏi: “Tại sao cô lại nói dối như vậy? Tại sao đôi mắt phượng kia lại đi đôi với cái lưỡi nói dối độc địa như một cái lưỡi rắn vậy? Tại sao vầng trán trinh nữ đáng lẽ cao đẹp hơn trời xanh kia lại tự vục xuống bùn nhơ bẩn vậy? ” Và không chỉ có tiểu thư trẻ trung mà cả “Phu nhân đạo đức” và
“Quận chúa” đều phái xấu hổ bỏ chạy khi bức tượng đá vén lên bức màn của
sự giả trá, gian ngoan với những toan tính, lọc lừa
Đối mặt với sự dối trá có phải khi nào cũng là niềm đau, là sự xót xa, buồn bã? Nhà vua trẻ không phải lúc nào cũng phải đối diện với điều ấy bởi khi phát hiện những lời lạnh lùng của người con gái nơi suối nai rừng quế là giả dối người đã mừng rỡ xiết bao: “Chưa bao giờ thấy người nói dối mà lại sung sướng như thế này!”
Thế mới thấy tượng đá có một sức mạnh diệu kỳ, nó không chỉ cho con người biết sự thật mà tìm kiếm được cả tình yêu đích thực trong cuộc đời Nhưng chính Quế Nga đã nói lên điểm yếu của tượng đá, điểm yếu về ưu điểm trong bảo vật vô giá: “tượng đá nghe và biết được lời nói thật và lời nói dối Nhưng lòng người có những điều không thể nói ra lời thì tượng đá làm sao cho biết hết được” Không có gì là hoàn hảo, không có công cụ tối ưu để tìm được lẽ thật - giả ở đời Bởi vậy, khi xác ông lão (nhà vua nhập vào) mách cho Quế Nga cách nhìn ra sự thật thì ta hiểu sâu sắc hơn lẽ thường hằng của cuộc sống với những tấm lưới giả tạo giăng mắc khôn cùng: “Lão khuyên
Trang 30Hoàng hậu thử nhắm mắt lại xem Thường muốn nhìn rõ mọi sự thì ta phải
mở mắt cho tinh Nhưng nhiều khi muốn nhìn rõ một con người thì ta phải nhắm mắt lại Có thế ta mới quên được cái hình ngoài nhiều khi nó đánh lừa
ta và hai con mắt trí tuệ của ta mới mở được ra để soi vào đến tận bên trong tâm hồn, nơi đó ta mới thấy được sự thật”
Những xung đột thật - giả trong Con nai đen cũng đồng thời “là cuộc
đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, chính trực và gian tà Cuộc đấu tranh ấy không đơn giản, thuận chiều mà lẫn lộn, phức tạp với những tình huống éo le
Không may mắn như vị vua trẻ trong Con nai đen, Nguyễn Trãi trong
vở Nguyễn Trãi ở Đông Quan trăn trở và day dứt: “Làm thế nào để nhận ra
sự thật?” Phải, đi tìm sự thật, đi tìm giá trị đích thực, đi tìm con người ngay thẳng, trung tín là điều khao khát đâu phải chỉ riêng Nguyễn Trãi mà của tất thảy những người yêu nước, đau xót trước cảnh quân Minh giày xéo lên quê hương lúc bấy giờ Nhưng, sự thật ấy thường gợi đến những xót xa, đắng lòng bởi con người ta có khi “dám lăn vào lửa mà không dám mở mắt nhìn vào cái thật” “Nhìn cho thấu một con người không dễ chút nào” Nhưng có khi chân
lý, công thức đi tìm sự thật lại thật giản đơn, không ngờ: “càng lọc lõi khôn ngoan thì hai con mắt mình lại tối mờ đi Có khi có ngây thơ trong trẻo mà lại nhìn rõ”
Ở Hòn cuội, khao khát được sống thật, sống đúng với cảm xúc, bản
chất của con người lại một lần nữa được đề cập đến Cây đa cũng như pho
tượng đá ở Con nai đen, là những biểu tượng cho sự thật, sự công bằng
Trong vòng ảnh hưởng của mình, cây đa phân biệt rõ ràng những giả - thật bằng cách thả lá đa lên tai những kẻ nói dối Tác phẩm mang đậm màu sắc dân gian với tích chèo cổ “Đánh tráo cô dâu” và bài đồng dao con trẻ “Thằng Cuội ngồi gốc cây đa”
Những tình huống kịch hài hước đặc sắc đưa người đọc đến gần với chân lí: sự thật giản dị nhưng thường bị hoài nghi, những cái giả trá vẫn lan tràn, lấn lướt Người xưa đánh đồng Cuội với sự dối trá, nhưng trong kịch
Trang 31Nguyễn Đình Thi thì Cuội lại là biểu trưng cho sự thật Nhờ Cuội chân tướng của mọi sự việc được phơi bày, lòng ngay thẳng hay sự dối gian đều rõ ràng, tường minh cả Tuy nhiên Cuội đã từng phải minh chứng sự ngay thật của
mình bằng cách thử cây đa trước Nếu vị vua trẻ trong Con nai đen cảm thấy
đau đớn khi nhìn vào sự thật thì Cuội phải chịu cảnh “sự thật mất lòng” khi giúp mọi người khám phá ra điều thật thà, đúng đắn Khao khát muốn biết sự thật tự nó đã chứa đựng những mâu thuẫn, bi hài Khi lật tẩy sự giả dối, sự thật được phanh phui thì mọi trật tự xã hội thông thường đã bị đảo lộn Có sự thay đổi mang lại hạnh phúc (Thêu được cứu thoát khỏi cái bẫy của Phú ông) nhưng không ít khi sự thật dẫn đến những trớ trêu (cả làng đánh nhau) Tuy nhiên đến cuối vở kịch chiến thắng đã thuộc về phe Thêu - Cuội như lời xua đuổi dứt khoát cái giả khi nó biết tướng thành cái ác Sự thật luôn được đề cao
dù nó chỉ hiện diện trong khao khát của con người
Cũng trong Hòn cuội, Nguyễn Đình Thi đã dựng nên một vở hài kịch
thâm thúy Vở kịch đã nhẹ nhàng dẫn người đọc với chân lí: sự thật vốn giản
dị, nhưng sự thật thật khó tin Mọi người không ai tin Cuội khiến Cuội phải quyết liệt thanh minh: “Tôi nói thật đấy ạ Nếu tôi nói sai thì tai tôi đã mọc ra
lá đa rồi…” Và kể từ lúc Cuội “trình các ông các bà, ở chỗ gốc đa này, ai mà nói dối thì ở tai sẽ mọc ra lá đa”, biết bao nhiêu sự thật được phơi bày Thế đấy, người ta ai cũng muốn biết sự thật, nhưng nếu tất cả mọi sự thật đều rõ như ban ngày thì “rắc rối… rắc rối quá Cứ sự nọ sinh sự kia” Vậy mới thấy bản thân niềm khao khát hướng đến cái thật, sự thật đã hàm chứa trong nó biết bao mâu thuẫn và cả bi kịch Vì thế, cuối cùng, một ông già trong làng đã
phải khuyên Cuội: “Đến hôm này, rằm, chú cùng với cây đa này lên trên ấy, lên cái đĩa trên ấy.( ) Như thế, cứ đến trăng sáng, ai người ta cũng nhìn thấy chú với cây đa trên ấy, người ta vẫn nhớ là có những chiếc lá đa nó mọc ra ở bên tai người nào nói dối, tuy rằng mắt thường không trông thấy vậy thôi”
Nguyễn Đình Thi đã tìm về cội nguồn đạo lí cha ông để mà đề xuất một cách giải quyết mâu thuẫn nhẹ nhàng Ý nghĩa triết lí của tác phẩm thật sâu sắc
Trang 32Hòn cuội như lời nhắc về khát vọng không ngừng hướng đến cái chân, cái
thiện của con người
Có nhiều vở kịch của Nguyễn Đình Thi khai thác từ cốt truyện dân gian song ý nghĩa và cả tính thời đại của nó thì đã vượt qua một tích truyện đơn thuần Ở đó ta không chỉ tìm thấy một câu chuyện dân gian sâu sắc mà còn có thể nhận chân được giá trị cuộc sống bằng nhiều lăng kính và khía cạnh khác nhau, nhận thức được rằng có những cái giả là tận cùng xấu xa nhưng có cái giả là chiều sâu nhân văn và đạo đức
Trong vở Cái bóng trên tường, một vở kịch ngắn của Nguyễn Đình Thi dựa trên câu chuyện dân gian quen thuộc Vợ chàng Trương, ta nhận ra những
trớ trêu của cuộc đời, cái trắc trở, éo le của cuộc sống Lời nói dối của người
vợ sao mà đáng yêu, sao mà ngọt ngào đến thế Cái bóng được nói dối để trở thành người cha gần gũi của đứa con thơ, và cái bóng ấy là gì nếu không phải
là một biểu tượng cho sự đồng nhất giữa vợ và chồng, giữa người ở nhà và kẻ chinh chiến miền xa Kim Kiều yêu nhau, Nguyễn Du đã nói một cách thâm sâu, một cách sơn tận thủy cùng mối tình ngọt ngào ấy cũng nhờ một chữ
“đồng” mà thôi: “Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương” Và trong những trang viết của Nguyễn Đình Thi ta không thấy trực tiếp hình ảnh cái bóng trong lời nói dối vừa đầy yêu thương mà cũng thật oan nghiệt ấy được nhắc đến nhiều nhưng nó đủ gợi ra bao tình cảm, bao thấm thía Vậy mà có ai ngờ được rằng đời người vợ dịu hiền tan nát lại bắt đầu từ đấy, tan nát đến mức thánh thần, trời phật cũng chỉ có thể an ủi bù đắp chút ít chứ không thể cứu lại được Từ cái bóng kia Rồi nữa, tham gia vào sự phá nát hạnh phúc của người đàn bà ấy là ai? Lại không ai khác mà chính là đứa con của cô Nó ngây thơ, trong trắng Nó hoàn toàn vô tội Nhưng thực tế khách quan nó là tác nhân trực tiếp gây ra sự tan nát hạnh phúc của cuộc đời người mẹ thân yêu Có đáng sợ, có khủng khiếp không cho cái gọi là sự ma quái trong cuộc sống con
người ở cõi trần này Trong Truyện Kiều, nàng Kiều bị tan nát hạnh phúc,
chịu hết nạn nọ đến nạn kia là do có thằng bán tơ vu oan, có viên quan quen
Trang 33nghề ăn hối lộ, có Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh chuyên nghề kiếm ăn ở miền nguyệt hoa, có Hoạn Bà, Hoạn Thư ỷ thế danh gia, nanh nọc, có Hồ Tôn Hiến nổi tài lật lọng… có chế độ đa thê, chế độ mại dâm… tóm lại là có nguyên nhân xã hội cụ thể, có những kẻ gian ác cụ thể sờ sờ trước mặt mọi người Người ta chưa đủ sức chống lại, tiêu diệt nó mà chỉ biết tìm cách né tránh, lánh xa nó Đằng này, người vợ thục hiền kia làm sao mà né tránh được những tác nhân phá hoại đời mình một khi nó nằm ngay trong cái bóng của mình, nằm ngay trong cảnh mình vui đùa với con, trong cái sinh hoạt cuộc sống thường ngày bình dị, giản đơn, nằm ngay trong một câu nói hồn nhiên
vô tư của đứa con ngây thơ trong trắng của mình Câu chuyện dân gian đã cho
ta thấy một triết lý thật sâu sắc bởi nó đã chạm đến cái sự ma quái có thực trong cuộc sống con người muôn thuở Nhưng trong vở kịch của Nguyễn Đình Thi ta không chỉ thấy cái xót xa, bi kịch mà còn thấy ở đó cái trân trọng, cái nhân văn dành cho những kiếp người như người vợ tảo tần trong vở kịch
Họ là những người phụ nữ bình dị mà đáng kính, lời nói dối của họ vừa đáng trân trọng vừa thật thương tâm và tấm lòng, tình yêu của họ sẽ còn mãi, sống mãi với con người như chiếc bóng mãi hiện trên vách tường khi ánh sáng ngọn đèn được thắp lên
Sự thật là khát khao của con người mà cũng là nơi ẩn giấu biết bao bi kịch, niềm đau Sự thật về tình yêu của người vợ ẩn mình sau chiếc bóng oan nghiệt tuy khác sự thật với người đàn bà hoá đá chờ anh - chờ chồng mà chung một niềm quặn thắt, một bi kịch xót xa đến kinh sợ Trong vở kịch
ngắn Nguời đàn bà hoá đá, cũng được chuyển thể từ tích truyện dân gian
nhưng Nguyễn Đình Thi vẫn đem đến cho người đọc những cảm nhận mới đầy thấm thía Hai vợ chồng yêu nhau, thương nhau, hai mảnh đời phiêu dạt cùng một bến đậu là mái ấm gia đình Cuộc đối thoại của hai vợ chồng mở đầu câu chuyện gợi ra cảnh đầm ấm mà dịu ngọt, là bức tranh sinh động cho cái hạnh phúc đời thường bình dị, giản đơn nhưng đáng quý, đáng trân trọng biết bao nhiêu:
Trang 34Người đàn bà: Anh chẳng lẩn thẩn, anh thương em đấy thôi Em ở trên này từ nhỏ, đường đất có chỗ nào mà em không thuộc! Mẹ ngày trước còn sai
em lên tận rừng già mãi trên nguồn để mà kiếm cây thuốc ấy chứ!
Người đàn ông: Cũng vì đời anh từ tấm bé đã gặp những chuyện không may, thành ra hay sợ vẩn vơ đủ thứ! Em đừng về muộn nhé Em về muộn là anh bế con lên núi kia anh đứng trông em từ xa
Người đàn bà: Có phải bế con lên núi thì để em lên cho (cười) Anh đừng sốt ruột, em về sớm thôi mà! Thế chốc nữa, con nó dậy, anh quấy bát bột cho nó ăn À, anh đun cho em nồi nước bồ kết, đi chợ về em gội đầu nhá!
Tình yêu thương, nghĩa vợ chồng thắm thiết như thế những tưởng chẳng gì chia cắt được, ấy vậy mà nghiệt ngã xiết bao khi sự chia cắt lại chính
là sự thật, sự thật về hai vợ chồng Ông cụ già, người hàng xóm tốt bụng là người đầu tiên biết về sự thật khủng khiếp kia đã loạng choạng, đã đau đớn
dường nào thì phát hiện ra điều ấy: “Giời đất ơi! Giời đất ơi! Đến thế này thì con người còn biết đằng nào! Sao ông giời làm ra những chuyện ghê gớm! ” Ở đây không phải là mối xung đột trong cuộc sống vợ chồng, xung
đột giữa những xấu xa cay đắng trong cuộc sống mà là xung đột giữa một bên
là sự thật một bên là cái hiện thực với vỏ bọc hoàn toàn trái ngược Hai vợ chồng bỗng chốc hóa thành hai anh em! Nỗi ai oán hay là sự tận cùng cho những trái ngang của cuộc đời Thật - giả với ranh giới mong manh không ngờ đã kéo con người từ niềm hạnh phúc bình dị đến với nỗi khổ đau chất chứa ngàn đời không tan bởi đã tạc khắc vào thời gian, không gian
Vẫn tiếp tục mạch suy tư về thái độ trước sự thật, kịch Tiếng sóng là
nỗi ngậm ngùi về cách ứng xử của con người khi nhận ra sự thật về cuộc đời mình Cô thanh niên xung kích bàng hoàng, xúc động khi biết sự thật về người cha là cảm tử quân; cô Việt kiều luôn cảm thấy một khoảng trống vô hình trong tâm hồn, nỗi đau mơ hồ về sự mờ mịt của gốc rễ, cội nguồn; và bà giáo nhận ra tình cảm trơ lạnh, sự thật bên trong vẻ vồn vã, yêu thương của chồng để rồi chọn một cái chết thương tâm…
Trang 35Đọc Giấc mơ, vở kịch thơ duy nhất của Nguyễn Đình Thi, ta nhận ra
xung đột thật giả, thiện ác qua vấn đề sự khác biệt giữa thế giới hiện tại và thế giới sau khi chết trong cảm nhận của con người Thần Chết trong quan niệm của con người là kẻ đại diện cho cái ác, cái xấu Ông ta tìm mọi cách để bắt đi
linh hồn của người lính: nào ngọt nhạt dụ dỗ, nào hùng hổ đe dọa: Lưỡi hái này cắt dụng đời anh và chiếc đẫy này sẽ đón lấy… Mỗi đời người rụng vào cái đẫy của ta là một hạt bụi” Còn trong tâm hồn người lính là sự giằng co
giữa sự sống và cái chết
“Trước mắt ta chỉ còn một vực sâu không bến bờ quay cuồng cuốn ta đi Chung quanh ta dấy lên một cơn lốc bụi đen kịt, muốn ném ta lên khoảng không thăm thẳm
Nhưng có một sức gì lạ lùng chưa biết nguồn gốc tận đâu vẫn giữ ta lại”
Cuộc sống luôn gian khổ, con người phải đấu tranh với cái ác để giữ sự lương thiện, giành quyền sống Cuộc chiến gay go nhất là cuộc chiến chống lại sự buông xuôi, thả mình vào cái chết Người lính sẽ không đủ sức chống chọi với cái chết nếu không có ý chí, không có ngọn lửa tình yêu cuộc sống đốt cháy trong lòng, dù đó chỉ là “sống cuộc sống bình thường của một con người Tuy nhiên, anh lại rơi vào mâu thuẫn khi tự chất vấn mình:
“Lẽ nào ta sống chỉ làm khổ, làm bận tới mọi người!
Một gánh nặng Một lời nói hiểm độc!
Sẽ không là cuộc sống khi chỉ có những mâu thuẫn mà thiếu đi phần nhân ái, nếu có “yêu thương thì sẽ thông minh và có lòng can đảm” Cô gái trong vở kịch đã nói như vậy để khẳng định giá trị quý báu của cuộc sống, sự cần thiết phải sống như quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi con người “Vở kịch cho thấy sự đối mặt của những lực lượng và khái niệm nguyên thủy dưới dạng nguyên chất: sự sống và cái chết, điều hay và điều dở, sự thật và dối trá, tình yêu và thù hận” (Marian Tkratchep…) Cuộc sống của người lính sau chiến
Trang 36tranh không đơn giản, những vết thương trên thân thể giày vò cộng với sự tổn thương trí nhớ hầu như đã xóa sạch những kí ức thân thuộc trước đây Người lính là người làm nên quá khứ nhưng lại bị tách khỏi dòng chảy lịch sử, bị ném vào cuộc sống hiện tại ồn ã, lạc lõng, không mối dây liên hệ, ràng buộc Nhu cầu muốn biết về quá khứ, muốn hiểu nguồn gốc bản thân để biết rằng
“ta là ai” thật bức thiết Anh thương binh trong cuộc đời thực hôm nay mang trong mình nỗi buồn lớn, cứ như “cây không rễ” Nó giống như cảm giác của
cô gái Việt kiều luôn cảm thấy trống trải cô đơn, cảm giác “lúc nào em cũng
cứ chông chênh, lắm lúc như người chóng mặt, không đứng vững được Làm
sao mà đến bây giờ em vẫn không biết em là ai?” (Tiếng sóng) Chính tình
yêu cuộc sống đã đưa họ đến sự thật, tới nguồn gốc của con người mình Người lính thoát khỏi mê cung lãng quên với sợi chỉ đỏ là tình yêu cuộc sống Hai người già đi khỏi bởi không nhận ra con mình nhưng khi những ngón tay gầy guộc của bà mẹ mù lòa sờ lên mặt người lính để nhận con thì bóng đen bao quanh trí nhớ anh được xua tan Quá khứ trở nên rõ nét Chuyện cũ hiện
về với buồn vui lẫn lộn Chính khi ấy Thần Chết trở lại cố gắng chứng minh rằng sự phục hồi trí nhớ là một điều xấu hơn điều tốt đối với con người, rằng con người ta sung sướng và thanh nhàn hơn khi không vướng bận gì với những sự kiện, những kỉ niệm đã xảy ra trong quá khứ Tuy nhiên Thần Chết
đã không đạt được ý đồ của mình Người lính nhận thức rất rõ ràng ý nghĩa của cuộc sống là phải biết, phải cảm nhận được tất cả những gì đến với con người, chia sẻ những niềm vui, âu lo của họ: “Ta phải gánh cái gánh buồn, vui, hiểu biết của loài người” Thế giới con người là thế giới đầy cảm xúc, âm thanh và con người luôn muốn được sống hết mình trong thế giới ấy Có lẽ vì
vậy mà Marian Tkratchep cho rằng: “Vở Giấc mơ là một vở theo thể biểu
tượng, nói bóng nói gió Và đây là một thể loại có quy luật riêng của nó, khác với nững quy luật của các vở kịch tâm lí phổ biến trong những năm cuối thế
kỉ XX này”
Trang 37Khi đề cập đến vấn đề thật - giả Nguyễn Đình Thi muốn chia sẻ với người đọc những chiêm nghiệm, những từng trải của mình trước cuộc đời, khi ngậm ngùi xót xa, đau đớn, khi lý thú cười vui, khi là một thái độ ứng xử gay gắt nhưng cần thiết Cách tổ chức xung đột thật - giả của Nguyễn Đình Thi khi căng thẳng tột cùng, khi nhẹ nhàng và nhiều lúc hài hước nhưng luôn thấm thía và đầy day dứt
2.1.2 Xung đột nội tâm
Trong sự vận động đa chiều của cuộc sống, xung đột kịch thường tồn tại ở sự đối lập của các cặp phạm trù: đẹp - xấu, thiện - ác, cao cả - thấp hèn, ngẫu nhiên - hữu ý, thuần khiết - pha tạp… Ở kịch Nguyễn Đình Thi, các cặp đối lập này cũng xuất hiện nhưng không đơn giản chỉ để phản ánh hiện thực cuộc sống đơn thuần trước mắt Cái đích mà ngòi bút nhà văn hướng tới là con người, chủ nhân của cuộc sống và thời đại
Những cặp phạm trù này ở kịch Nguyễn Đình Thi không tồn tại đơn tuyến, một chiều, không cố định hoá giá trị ở một phạm vi nhỏ hẹp là đạo đức, nhân cách hay chính trị, cách mạng… Chúng vận động linh hoạt, biến hoá linh hoạt để hướng tới khám phá đời sống nội tâm phong phú và bí ẩn ẩn sau những hành động thái độ của con người Cảm quan của con người được hình thành từ thực tế cuộc sống và đến lượt nó lại quay trở lại tác động vào hiện thực, dù ý thức hay vô thức Phải chăng Nguyễn Đình Thi đang sáng tác theo điều ông tâm niệm: “Những nghệ sĩ lớn đem tới cho cả thời đại họ một cách sống của tâm hồn”
Rừng trúc lấy bối cảnh thời kỳ khởi nghiệp nhà Trần Tác giả đã đi sâu
vào những nỗi niềm thầm kín của mỗi nhân vật Một Lý Chiêu Hoàng tâm sự ngổn ngang, vừa gánh nặng trách nhiệm với tiên vương nhà Lý, vừa nhận thức được vai trò lịch sử đã thuộc về nhà Trần, lại vương vấn chút tình riêng cùng Trần Cảnh Một Trần Cảnh luôn tự mâu thuẫn với mình giữa sự khoan hoà của nhà hiền triết với sự quyết đoán của một bậc đế vương Ông có nặng tình với Lý Chiêu Hoàng nhưng cũng dễ dàng chấp nhận Thuận Thiên Ông
Trang 38muốn lên Yên Tử để tìm về cái thanh tịnh của cõi Phật nhưng lại buộc phải trở về để củng cố vương quyền Xây dựng nội tâm của những nhân vật trong
hoàng cung triều Trần ấy, Rừng trúc trở thành vở kịch tiêu biểu cho xây dựng
xung đột nội tâm trong kịch của Nguyễn Đình Thi
Chọn bối cảnh ở thời điểm chuyển giao giữa hai thời đại Lý - Trần, khi bóng quân xâm lược Nguyên đã rập rình nơi biên ải chính là nút thắt gợi nhiều căng thẳng cho vở kịch Bên cạnh đó, khát vọng vun đắp quyền lực cho dòng họ, vương triều đã làm tổn thương sâu sắc đến đạo lý luân thường cũng góp phần khiến mọi xung đột bị đẩy tới đỉnh điểm Việc sắp đặt hôn nhân giữa em rể Trần Cảnh và người chị vợ Thuận Thiên là màn kịch chính trị động trời, là sự loạn luân không thể chấp nhận được Thêm vào đó, cái thai ba tháng của Trần Liễu (anh trai Trần Cảnh) trong bụng của Thuận Thiên được
sử dụng như một con bài nhằm dẹp yên mưu đồ lập hậu dòng họ khác cũng là một sự điếm nhục cho cả một vương triều Trước hoàn cảnh gay go như vậy mọi nhân vật trong vở kịch đều bị đặt trước một biến cố lớn lao và kỳ quặc
Trần Cảnh và Thuận Thiên đã thuận tình theo sự sắp xếp oái oăm của
mẹ mà cũng là của thím bởi đằng sau màn kịch ấy là trọng trách với cả một dòng họ, một vương triều mới đặt nền móng, gốc rễ chưa lâu Mọi hành động, suy nghĩ của các nhân vật đều không còn phụ thuộc vào sự lựa chọn mang tính bản ngã, cá nhân mà “tuân theo chiều hướng lịch sử đã được định đoạt, tuân theo guồng máy lịch sử đang vận hành, bất khả kháng (9) Đứng trước hoàn cảnh trớ trêu ấy, Chiêu Thánh hoàng hậu chỉ còn cảm giác hụt hẫng, đau đớn bởi sự thật quá ư tàn nhẫn Nàng buộc phải đối đấu với tất cả: mẹ, chồng, chị… Tình mẹ con, chị em, vợ chồng, chú cháu… bị mang ra cân đong đo đếm trên bàn cân lịch sử Kết cục thảm hại nghiêng về phía đạo lí, nghĩa tình
Ở Rừng trúc, xung quanh cuộc bàn giao chính trị đẫm màu sắc bi kịch
giữa hai vương triều, qua những nhân vật chính yếu của hai thời đại Lý - Trần, Nguyễn Đình Thi đã nói được sâu sắc “lẽ phải lớn” của đất nước qua những ứng xử cao cả của những nhân cách lớn
Trang 39Khi đất nước bị đặt trong tình huống hiểm nguy thì sự lựa chọn của các nhân vật càng trở nên khó khăn, quyết liệt Đặt những nhân vật lịch sử trên vào tình thế lịch sử quan trọng, Nguyễn Đình Thi đã nói được vấn đề trọng yếu của bất cứ quốc gia nào Phan Trọng Thưởng đã rất đúng khi nhận xét:
“Rừng trúc là một bi kịch lịch sử… bi kịch về quyền lực chính trị của dòng
họ và vương triều trước sự chuyển biến của lịch sử, bi kịch về thân phận con người trước sự vận hành của quyền lực Ở đây, quan hệ anh em, mẹ con, chú cháu trở nên đối đầu thù hận tưởng không cách gì giải quyết nổi Xung đột kịch chồng chéo, ngang trái, éo le Đặc biệt nỗi đau của Chiêu Thánh làm
người đọc, người xem nghẹn ngào, xót xa Bên cạnh “nào mẹ, nào chồng, nào chị…” ấy vậy mà “là mẹ ta nhưng bà lại là vợ kẻ đã bắt cha ta phải chết Thế thì ta là con bà hay nhìn thấy ta như cái oán hiện hình, không thể nào tan được… Còn chị, tội nghiệp cho chị Thuận Thiên… chỉ còn chị với em thôi… nhưng lúc này, biết đâu chị lại chẳng cho em như cái gai rồi, một cái gai phải
bẻ đi… Và chàng nữa Chàng Hai của em ơi! Xưa kia mỗi lần ta gọi chàng, chàng vội quỳ lạy và sợ hãi nói với ta: muôn tâu bệ hạ (Chiêu Thánh cười rũ rượi, cười mãi…) Biết bao dây nhợ ghê gớm buộc kéo chàng đi xa dần Biết bao nỗi đời tàn bạo như đám lửa táp vào cái cây non đốt thân lá nó quắt đen chết rũ xuống Tôi chỉ còn mong có đứa con thì nó chưa kịp khóc mấy tiếng
đã bỏ đi Từ khi ấy, Chiêu Thánh của bệ hạ đã chết rồi”
Nghe những lời đau xót ai oán ấy Trần Cảnh đã nghẹn ngào thốt lên:
“Trời ơi! Vậy mà bấy lâu nay ta có mắt như mù… Ta chưa thật hiểu gì nhiều
về những nỗi thầm lặng ở đời” Còn trước ý đồ của ông chú đầy quyền uy, nhà vua kinh ngạc đến sửng sốt “Ghê gớm thay nỗi làm người… Kiếp làm người nghĩ đáng sợ” Sự kiện Trần Cảnh rời cung điện, muốn tìm đến cõi
lặng bao la nơi rừng trúc Yên Tử theo hầu đức phật “Chính là điểm đỉnh của những mâu thuẫn giữa anh em, vợ chồng, chú cháu và cũng là điểm đỉnh của sự hoang mang bất lực của ông vua trẻ trước triều đình, trước lẽ người, lẽ đời” (9)
Trang 40Nhưng đúng lúc ấy, xung đột bị đẩy lên đến tình thế căng thẳng khi mối họa ngoại xâm đến sát gần Quan thái sư Trần Thủ Độ đã dõng dạc dứt
khoát bày tỏ thái độ: “Ta trông nom công việc ở triều đình nay, không cho ai được phép đùa với việc nước, dù là người nào, ở ngôi cao đến đâu Ở nơi phải lo đến sự mất còn của trăm họ, ta ghét và khinh nhất sự yếu hèn Nhà vua không lẽ coi cái nhẹ nhõm của riêng mình còn to hơn công việc của cả nước hay sao? Nếu như vậy, thì ta nói thật, dù là nhà vua, ta cũng có cách khu xử Tình thế nước nhà bây giờ phải một ông vua hèn thì thật vô phúc quá! Bọn bên kia nó ẩy mạnh cho một cái là tan hết thôi” Chiêu Thánh thì lại bộc
lộ lí riêng của bản thân: “Vâng, việc nước là lớn nhất nhưng việc người với người không phải là nhỏ hơn” Có lẽ lời của Chiêu Thánh cũng là nói hộ bao
nỗi băn khoăn, trăn trở của Nguyễn Đình Thi trong suốt cuộc đời cầm bút của ông khi nghĩ về đất nước, về con người Đứng ở vị trí người công dân, Nguyễn Đình Thi chấp nhận, đồng tình với sự lựa chọn “việc nước là việc lớn” và đó là “lẽ phải lớn” trong quan niệm nhân sinh của biết bao nhiêu thế
hệ Nhưng trên lập trường nghệ sĩ, nhà văn lại cảm nhận thấy “việc người với người không phải là nhỏ hơn” Kịch đã giúp ông nói được những chiêm nghiệm sâu sắc ấy khi nghĩ về lịch sử, về nhân thế, về con người, những chiêm nghiệm mà Nguyễn Đình Thi đã nhiều lần rơi nước mắt trên những trang truyện và thơ
Cũng viết về đề tài lịch sử nhưng không tập trung nói về những người
lãnh đạo vận mệnh dân tộc như trong Rừng trúc, vở Nguyễn Trãi ở Đông Quan lại chú trọng khắc họa hình tượng người trí thức trong cơn biến thiên
của dân tộc Đứng trước những ngã rẽ của cuộc đời, người trí thức như Nguyễn Trãi phải lựa chọn con đường nào cho phải đạo, hợp lẽ và cứu được nhân dân ra khỏi cảnh khốn cùng Mười năm sống cảnh cá chậu chim lồng ở Đông Quan là mười năm Nguyễn Trãi vật lộn với những cuộc đấu tranh của
tư tưởng Nhìn các nhà nho vì giữ trung hiếu với nhà Trần mà bỏ mạng uổng, lánh đời nơi núi sâu rừng thẳm, Nguyễn Trãi đã tự xác định một đường đi