Giải quyết xung đột theo hướng cái ác bị triệt tiêu

Một phần của tài liệu Xung đột kịch trong kịch của Nguyễn Đình Thi (Trang 55)

5. Cấu trúc của luận văn

2.2.2.Giải quyết xung đột theo hướng cái ác bị triệt tiêu

Khi không thể chọn giải pháp hòa bình thì xung đột sẽ bị triệt tiêu theo

hướng cái ác tự đền tội. Kết thúc vở Con nai đen là cảnh tên Quận Công điên

cuồng lộ ra bản chất xấu xa. Chính hắn cũng không chịu được hoàn cảnh phải giấu mình trong hình hài nhà vua, phải đẩy linh hồn đầy những mưu mô, xảo trá, quỷ quyệt trú ẩn ở trong hình hài một con người tốt đẹp: “Ta không thể chịu được nữa. Ừ, ta sẽ cho chúng mày nghe tiếng nói thật của ta. Hà hà hà. (múa hát quái gở)

Mèo mẹ ăn thịt mèo con Ông già thèm bế gái non

Con chó đi hai chân chổng ngược Này cô nàng, ta bắt cô nàng.

Ừ, ta là Quận công đây! Ta là Quận công đây”.

Cái chết của tên Quận công trong Con nai đen là sự trả giá thích đáng

cho một kẻ độc ác, gian xảo, mưu mô, là minh chứng cho “Cái thật đã thắng cái giả. Chính nghĩa đã thắng gian tà”.

Kết thúc theo kiểu cái ác, cái xấu bị tiêu diệt nhưng chỉ dừng ở việc kẻ xấu, kẻ ác nhận được lời cảnh cáo đích đáng từ chính hành động ngông

cuồng, ngu ngốc của mình như Phú ông bị đánh tráo cô dâu trong vở Hòn cuội cũng là cái kết triệt để khi cái ác bị xua đuổi, bị loại ra khỏi cuộc sống.

Chính nhân vật Phú ông phải thú nhận về bộ mặt thật của mình:

Cọp: (lấy ra một cái mặt lợn) Đây là cái gì, anh biết không? Ta vẫn giữ nó hộ anh, hôm nay ta trả cho anh.

Phú ông: Đây là cái mặt tôi đây, bên cạnh cái mặt cọp kia (úp mặt lợn lên mặt)

Cọp: Bây giờ anh muốn đi đâu?

Phú ông: Đi vào núi kia, ở hang, ở lỗ, đi vào núi kia! Phú ông đi, Cọp theo bên.

Nếu xét kĩ, mỗi vở kịch của Nguyễn Đình Thi ít khi chỉ tập trung khắc họa sâu một mối xung đột để rồi miêu tả đầy đủ tiến trình vận động của nó. Ta thường bắt gặp hiện tượng một tác phẩm đan xen nhiều xung đột khác nhau và không phải tất cả trong số đó đều được giải quyết đến tận cùng. Có những xung đột chỉ được đặt ra như một cái cớ để nhà văn chạm đến một vấn đề khác ở cao hơn và xa hơn. Đó là xu hướng triểu khai, giải quyết xung đột theo quan niệm riêng của Nguyễn Đình Thi: Nếu các nhà viết kịch bản chuyên nghiệp của sân khấu Việt Nam đang lúng túng trong việc xử lí mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh, và thường rơi vào tình trạng để cho sự

kiện, tình tiết xảy ra che lấy nội tâm và suy tư của nhân vật thì ngược lại kịch của Nguyễn Đình Thi thực sự có những hành trình bên trong của nhân vật. Phần lớn những nhân vật kịch của ông đều lên đường đi tìm sự thật của đời sống và của chính bản thân mình. Điều này có liên quan mật thiết với những

CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN XUNG ĐỘT KỊCH 3.1. Kết cấu

Trong sáng tác văn học, kết cấu là phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật. Kết cấu đảm nhiệm các chức năng rất đa dạng: bộc lộ tốt chủ đề và tư tưởng các tác phẩm; triển khai, trình bày hấp dẫn cốt truyện; cấu trúc hợp lí hệ thống tính cách; tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả; tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm như là một hiện tượng thẩm mĩ. Riêng trong sáng tác kịch, kết cấu có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đề tài đồng nhất, câu chuyện đồng nhất, nhưng cách xử lí khác nhau của các tác giả sẽ đem lại những hiệu quả nghệ thuật khác nhau. Mấu chốt là ở tài năng tổ chức kết cấu của tác giả.

Các thể loại văn học khác nhau có những cách thức tổ chức tác phẩm khác nhau. Ở tác phẩm tự sự, kết cấu thường bộc lộ trong việc tổ chức các tuyến sự kiện, cách sắp xếp và xây dựng hệ thống nhân vật, cách dẫn chuyện… Ở tác phẩm trữ tình thì việc tổ chức sự kiện lại không quan trọng, mà quan trọng hơn là cách tổ chức, cách triển khai ý thơ, lời thơ. Với tác phẩm kịch, kết cấu lại dựa vào tổ chức xung đột kịch, hành động kịch… Và xung đột là yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc sắp xếp và tổ chức hành động kịch thành “tòa kiến trúc” của kịch, thành một vở kịch hoàn chỉnh và hài hòa.

Để đạt được sự khái quát hóa một cách nghệ thuật cuộc sống, nhà viết kịch phải thực hiện một yêu cầu cơ bản của mĩ học: Đó là tính thống nhất, trọn vẹn của hình tượng nghệ thuật và tư tưởng, chủ đề. Phương pháp khái quát hóa và điển hình hóa diễn ra trên cơ sở sự kết hợp biện chứng những hiện tượng, sự kiện, nhân vật… (được biểu hiện qua những đơn vị nghệ thuật: chi tiết, tình tiết…), toàn bộ chi tiết và tình tiết trong tác phẩm gắn bó và tác động lẫn nhau trong một hệ thống hình tượng dưới sự chỉ đạo của một tư tưởng chung thống nhất. Yêu cầu đó của nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa trái hẳn với những tác phẩm tự nhiên chủ nghĩa trong đó cuộc sống bị xé nhỏ

thành những mảnh vụn riêng lẻ, cứng đơ và tư tưởng tác phẩm hiện ra như một bòng bong rối rắm hỗn độn. Những tác phẩm như vậy thường đi tới chỗ bóp méo bản chất và quy luật cuộc sống.

Tính thống nhất trong kịch không những thể hiện ở tư tưởng chung mà còn thể hiện ngay trong hành động thống nhất của vở kịch. Dung lượng chật hẹp của kịch, đặc trưng hành động của kịch khiến cho kịch không thể dung nạp những chi tiết và những đoạn triết lý hoặc trữ tình tách ra ngoài cốt truyện thống nhất của vở kịch. Bêlinxki cho rằng: Sự đơn giản, tính chất ít phức tạp, sự thống nhất của hành động (theo nghĩa sự thống nhất tư tưởng) chính phải là một trong những điều kiện chủ yếu nhất của vở kịch, trong kịch tất cả đều phải nhằm vào một mục đích, nhằm vào một dự định.

Sự thống nhất của hành động (theo nghĩa sự thống nhất của tư tưởng chính) diễn ra: Trong kịch có thể miêu tả nhiều nhân vật, nhiều mâu thuẫn, nhiều sự kiện, nhưng các mâu thuẫn, nhân vật, sự kiện này không thể mở rộng ra một cách vô hạn như trong tiểu thuyết, mà kết hợp gắn bó với nhau trên bình diện hành động chung. Mỗi nhân vật đều có hành động riêng, nhưng những hành động riêng đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau đồng thời xoay quanh một xung đột trung tâm (với sự tham gia của một vài hay một nhóm nhân vật chính) từ đó hình thành hành động chung của cả vở kịch. “Khát vọng duy nhất, trọn vẹn” của một hoặc hai hoặc một nhóm nhân vật chính là xương sống của hành động chung đó. Khát vọng của những nhân vật chính va chạm với hành động của những nhân vật tương phản hình thành nên xung đột trung tâm, làm nổi lên những đường nét chính của chủ đề cơ bản. Tất cả những nhân vật phụ, những tuyến xung đột phụ, những chi tiết nhỏ dồn vào xung đột trung tâm, góp phần tô đậm thêm cho chủ đề cơ bản. Mỗi hành động bên trong là cơ sở từ đó diễn ra sự kết hợp biện chứng nhất.

Quy luật thống nhất hành động theo nghĩa sự thống nhất tư tưởng chính dựa trên một cái trục chính là xung đột trung tâm của vở kịch. Điều này tạo

nên tính chất nổi bật của chủ đề, tính chất tập trung, chặt chẽ và cô đọng của hành động kịch. Ở đây có thể thấy rõ vai trò của xung đột kịch.

Xác định được xung đột trung tâm chính là con đường dẫn tới sự kết hợp giữa chủ đề và hành động nhưng rõ ràng là có những vở kịch xác định được xung đột trung tâm rồi mà vẫn không đạt được sự thống nhất trọn vẹn. Cái chìa khóa cuối cùng của sự thống nhất hành động chưa phải là ở đó. Laosơn đã đề ra một nguyên tắc quan trọng là qua cao trào của xung đột để đạt tới sự thống nhất về hành động và chủ đề. Nguyên tắc rất khoa học đó có thể giúp ta phân tích rõ ràng kết cấu của vở kịch và cách tổ chức hành động kịch. Cao trào là đỉnh điểm của xung đột kịch, nó là hành động cơ bản của một vở kịch. Nó quyết định ý nghĩa và giá trị của những sự kiện đi trước và là mục đích, là sự thử thách cuối cùng trước khi xung đột dẫn tới sự giải quyết. Cảnh cao trào nếu xây dựng thiếu chặt chẽ, thiếu sức mạnh thì hành động kịch sẽ không tập trung và trở nên rối loạn. Vì vậy cao trào chính là điểm tiếp nối giữa tư tưởng và nghệ thuật. Trước hết cao trào biểu hiện đầy đủ nhất cách nhìn của tác giả đối với quy luật phát triển của cuộc sống. Nó tổng kết một giai đoạn phát triển của hiện thực và mở ra giai đoạn mới. Qua cao trào ta có thể thấy rõ cách nhìn của tác giả xuất phát từ một nhận thức khoa học hay duy tâm.

Cao trào là cục diện cuối cùng của xung đột, (cần phải phân biệt cao trào với cảnh kết thúc. Có khi hai điểm trùng nhau, có khi cao trào kéo dài thêm một quãng ngắn. Nhưng nói chung không nên kéo dài quá khoảng cách giữa đỉnh điểm xung đột và điểm giải quyết xung đột) qua đó nhà viết kịch biểu hiện những quan niệm cơ bản của mình, nhưng quan niệm đó không biểu hiện ra một cách lộ liễu mà biểu hiện qua sự phản ánh cuộc sống phong phú, phức tạp và với hình thức nghệ thuật độc đáo. Vì vậy cao trào là sự kết hợp giữa tư tưởng và nghệ thuật, chủ đề và hành động. Cao trào chỉ đạo các yếu tố của hành động. Có thể nó điều khiển được cao trào cũng giống như từ buồng máy trung tâm bấm các nút điện để điều khiển hệ thống máy móc, nó quyết định những hành động đi trước và chi phối sự mở nút cuối cùng. Nắm dược

cao trào sẽ có thể kiểm tra lại các yếu tố, các thành phần của vở kịch để tước bỏ những cái thừa và bổ sung những chỗ thiếu cho toàn vẹn.

Người viết kịch muốn đạt được tính thống nhất của hành động (với ý nghĩa là sự thống nhất của tư tưởng chính) thì cần phải đảm bảo cho tác phẩm kịch có đầy đủ các yếu tố sau: Kịch phải có xung đột trung tâm để làm xương sống cho việc cấu tạo hành động kịch. Đó có thể là một tuyến xung đột chính quán xuyến từ đâu đến cuối hành động kịch như kịch truyền thống, cũng có thể là nhiều tuyến xung đột kết hợp chặt chẽ với nhau xung quanh một hay một số nhân vật chính như trong kịch hiện đại; Không những có xung đột trung tâm mà còn phải tạo được cao trào - hạt nhân và cái trục chính của xung đột trung tâm đó.

3.1.1. Tình tiết thúc đẩy xung đột (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tình tiết là “đơn vị của hành động trong tác phẩm tự sự, kịch, thể hiện một sự việc xảy ra trong một khoảng thời gian, không gian có thể xác định được. Tình tiết không nhất thiết hợp với cốt truyện, một yếu tố cốt truyện có thể được trình bày qua nhiều tình tiết (…) trong kịch, tình tiết ứng với lớp, cảnh” (14; 345). Xem xét vai trò của xung đột trong việc tạo dựng kết cấu tác phẩm kịch không thể không đề cập tới việc sắp xếp tình tiết. Tình tiết và xung đột trong kịch có mối quan hệ không thể tách rời. Xung đột phát triển như thế nào chính là do biến đổi và tiến triển của tình tiết. Và ngược lại, tình tiết là do xung đột tạo thành và nhờ xung đột mà trở nên sinh động, hấp dẫn. Có thể nói rằng thành công của một tác phẩm nghệ thuật, ở một mức độ tương đối lớn, là do việc lựa chọn và sắp xếp tình tiết tạo nên. Trong quá trình miêu tả và xử lý xung đột, Nguyễn Đình Thi đã rất chú ý đến mối quan hệ giữa tình tiết và nhân vật. Ông luôn xuất phát từ nhân vật, đặt nhân vật ở vị trí trung tâm của kết cấu để triển khai tình tiết và xung đột. Bởi thế ở một số kịch bản mặc dù tình tiết không hàm chứa nhiều đặc sắc nhưng vẫn cuốn hút được người đọc và người xem. Lí do chính là bởi thông qua những tình tiết bình thường đó tác giả đã đi được vào chiều sâu tâm lí của nhân vật và khắc họa nên những tính

cách hết sức chân thực. Ở vở Rừng trúc, cảnh Chiêu Thánh độc thoại giãi bày

những đau xót, oan trái và bi kịch của cuộc đời dù không mang tình tiết gì mà chỉ thuần túy độc thoại nhưng sự bộc bạch của người ngôi cao tót vời lại khiến người đọc, người xem xúc động. Đó là tâm sự day dứt của một vị vua để vương triều rơi vào tay dòng họ khác, tâm sự của một hoàng hậu tự cảm thấy cô đơn, lẻ loi giữa hoàng cung, tâm sự của một người con, người em thấy lạc loài trong gia đình… Tất cả bộc lộ sự cô đơn, cái giá lạnh của một tâm hồn đứng giữa ngôi cao.

Sự sắp xếp các tình tiết, hay nói cách khác, cách bố cục, dàn xếp các màn, các hồi, các cảnh cũng là một yếu quan trọng tác động đến sự phát triển của xung đột trong kịch Nguyễn Đình Thi. Xung đột là cơ sở của kịch và lực thúc đẩy của hành động nên nó quy định các giai đoạn phát triển khác nhau của cốt truyện: khai đoạn (thắt nút) - đột biến - cao trào - kết (mở nút). Lúc này, mâu thuẫn kịch thường ở mức độ điển hình hóa, khát quát hóa mâu thuẫn cuộc sống. Vì vậy độ căng của mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, làm nên tính kịch cho xung đột.

Đọc kịch Nguyễn Đình Thi, chúng ta nhận thấy sức bao quát hiện thực của một ngòi bút sắc sảo, mạnh mẽ. Xung đột trong kịch của ông có nhiều cấp độ, có những xung đột gay gắt, căng thẳng không thể hóa giải nhưng cũng có những xung đột nương theo sự vận động của cuộc sống. Tất cả đều được nhà văn khéo léo xây dựng qua việc sắp xếp các tình tiết của vở kịch, nhờ đó tình tiết góp phần thúc đẩy và đưa xung đột lên cao trào dẫn đến hướng tới giải quyết trọn vẹn.

Nguyễn Trãi ở Đông Quan là vở có xung đột gay gắt. Vở kịch đi vào

mâu thuẫn đối kháng không thể điều hòa: Nguyễn Trãi cùng những người dân đau đáu lí tưởng yêu nước và quân Minh xâm lược cướp nước. Ở hồi I, tác giả nêu sự kiện Nguyễn Trãi trở lại Đông Quan trong cảnh “lưng không còn được vài đồng”. Cô Cúc khuyên ông không nên về Yên Phụ. Câu hỏi đặt ra là Nguyễn Trãi nên đi đâu? Cảnh II ở dinh Trương Phụ, Nguyễn Đình Thi miêu

tả cuộc gặp mặt giữa Nguyễn Trãi và Hoàng Phúc; cuộc trò chuyện giữa Hoàng Phúc, Trương Phụ, Bùi Bá Kỳ, Nguyễn Đại. Vấn đề đặt ra là có thể hợp tác với quân giặc để mưu tính lợi ích cá nhân hay không? Cảnh III, ở bờ hồ Tây, tấm lòng Nguyễn Trãi được thể hiện rõ và dự báo thái độ của Ức Trai đối với quan lại triều Minh. Hồi II, Trần Nguyên Hãn gặp Nguyễn Trãi bàn chuyện “lấy lại nước từ tay quân giặc! Lấy lại từng người từ trong tay nó”. Cảnh Tuân, Nguyễn Trãi, Trần Nguyễn Hãn, Vũ Mộng Nguyên, sư ông bàn về vận nước và tấm lòng của những trung thần nghĩa sĩ. Hồi III, cảnh khốn cùng của dân ta khi bị chà đạp bởi quân xâm lược phương Bắc, sự hù dọa của Hoàng Phúc với Nguyễn Trãi. Dõi theo vở kịch, người đọc thấy rằng đây là mâu thuẫn không thể hòa giải. Sự đối đầu giữa quân giặc xâm lược với những

tội ác tày trời không thể dung thứ “Trúc Lam Sơn không ghi hết tội/ Nước Đông Hải không rửa hết mùi” (Bình Ngô đại cáo) và những người anh hùng

đại diện cho dân tộc Việt Nam mưu trí, dũng cảm thật sự gay gắt đòi hỏi bức

thiết là một hướng đi rõ ràng. Kết thúc Nguyễn Trãi ở Đông Quan những

Một phần của tài liệu Xung đột kịch trong kịch của Nguyễn Đình Thi (Trang 55)