5. Cấu trúc của luận văn
2.2.1. Giải quyết xung đột theo hướng gợi mở
Trong nhiều vở kịch của Nguyễn Đình Thi, khi khép lại tác phẩm, những vấn đề đặt ra trong vở kịch vẫn chưa có lời giải đáp cuối cùng, xung đột kịch chưa được giải quyết rõ ràng. Trước những vấn đề còn để ngỏ, người đọc, người xem tự nghiền ngẫm, tự tranh luận theo cách hiểu riêng của mình.
Tài năng của nhà viết kịch là thiết kế những tình thế kịch hợp lí, những sự kiện bất ngờ đẩy xung đột cùng với hành động của nhân vật phát triển đến tột cùng và kết thúc ở những sự việc còn dang dở. Cách kết thúc như thế khó làm thỏa mãn khán giả, dù vậy người xem vẫn có thể đoán định được qua suy
nghĩ, hành động của nhân vật. Như trong kịch Rừng trúc, tác phẩm mang tính
kịch cao, câu chuyện mở ra vào thời điểm những xung đột đang ở giai đoạn căng thẳng nhất và khi mâu thuẫn được giải tỏa cũng không đồng nghĩa với sự kết thúc của vở kịch. Mặc dù trong tác phẩm có sự xung đột khá gay gắt của các thế lực cầm quyền nhưng tác giả lại không “nhằm hướng tới cách giải quyết mâu thuẫn bởi các lực lượng xã hội với những tổn thất vật chất to lớn” mà “những xung đột đi đến sự khoan hòa”. Những tình thế mâu thuẫn tưởng
chừng như rất cam go, quyết liệt như chuyện thay ngôi đổi vị, chiếm vợ đoạt chồng nhưng rồi cuối cùng đều được giải quyết bằng con đường hòa giải: Lý Chiêu Hoàng cao thượng trao lại vương quyền cho Trần Cảnh, nhường ngôi vị hoàng hậu cho Thuận Thiên, Trần Cảnh xá tội và trọng dụng Trần Liễu… Không chỉ những mâu thuẫn mang tính chất quan hệ xã hội được giải quyết một cách nhẹ nhàng, êm thấm mà những mối xung đột nội tâm, xung đột giữa tính cách và hoàn cảnh cũng sớm tìm được giải pháp cho mình. Lý Chiêu Hoàng từ bỏ mọi quyền vị để được “trở lại làm một người bình thường, không phải giấu giếm những nỗi niềm thật của mình”. Trần Cảnh tạm quên những mong muốn thanh nhàn nơi cửa Phật để quay về gánh lấy trọng trách đối với giang sơn.
Kết thúc xung đột đã diễn ra đúng như nó cần phải kết thúc, không thể giải quyết khác được. Cách giải quyết xung đột như vậy vừa phản ánh chân thật những phức tạp và khó khăn trong quá trình vận động của đời sống vừa tạo ra những hiệu ứng thẩm mĩ sâu sắc với người xem. Vở kịch đã kết thúc nhưng dư âm của nó còn vang vọng trong lòng độc giả, khán giả với bao tâm trạng, nỗi niềm đan xen.
Ở một số vở kịch dựa vào tích truyện dân gian, Nguyễn Đình Thi không giải quyết xung đột bằng kết thúc có hậu như kiểu kết thúc của dân
gian. Các vở như Cái bóng trên tường, Người đàn bà hóa đá xét về hình
thức cấu trúc của kịch cứ ngỡ như những vở kịch đã kết thúc nhưng biết bao vấn đề đặt ra trong kịch vẫn chưa giải quyết rõ ràng, biết bao vẫn đề mới nảy sinh trong quá trình phát triển xung đột, những chuyển biến của tính cách ở các nhân vật kịch buộc người xem phải trăn trở, nghĩ suy. Vấn đề chưa được tác giả giải quyết triệt để mà chỉ là những giải phát về tư tưởng theo quan niệm của nhà viết kịch….
Cách giải quyết xung đột kịch theo hướng gợi mở gây ấn tượng sâu lắng, kích thích những tìm tòi, sáng tạo ở người xem. Sân khấu thực sự là một diễn đàn tư tưởng của xã hội với biết bao biến động. Rời sân khấu, khán giả
tiếp tục trăn trở, suy ngẫm theo hướng phát triển của những vấn đề đặt ra và giải quyết với những mức độ khác nhau trong kịch. Như thế, vở diễn có thêm một đời sống mới, cuộc sống mới ngoài xã hội. Giải thích về tính hấp dẫn của một vở diễn, Xtanilapxki đã từng nói: “Người khán giả đi đến nhà hát là để
giải trí, nhưng khi ra về mang theo những suy nghĩ” và xem Rừng trúc người
ta cũng mong trong tư tưởng biết bao suy tư, trải nghiệm cùng những đau đáu, trăn trở về kiếp người, về những éo le của cuộc sống.
Nguyễn Đình Thi rất quan tâm đến phần kết thúc của kịch. Tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm thường kết lại ở cách giải quyết xung đột, ở lời thoại của nhân vật ở cuối vở kịch. Cách kết thúc theo hướng gợi mở và sự thức tỉnh của nhân vật vừa thể hiện thái độ tôn trọng công chúng của nhà văn, vừa phản ánh tính chất phức tạp của cuộc sống đang trong quá trình vận động và phát triển. Do vậy kịch Nguyễn Đình Thi thường là những kiến nghị, những dự báo hơn là những áp đặt nên sức hấp dẫn của kịch Nguyễn Đình Thi không phải ở tính vấn đề mà còn ở cách giải quyết vấn đề.
Đặc trưng thẩm mĩ của các kiểu xung đột trong kịch Nguyễn Đình Thi là tính chất không gay gắt của những mâu thuẫn. Cách giải quyết xung đột thường là các nhân vật trải qua sóng gió của cuộc đời hay một tình huống nào đó trong cuộc sống làm nên sự đổi thay trong nhận thức và hành động của
nhân vật. Sự kết thúc theo kiểu này ta gặp trong vở Nguyễn Trãi ở Đông Quan khá rõ nét. Trước cơn tai ương, cuộc biến thiên của đất nước, tầng lớp
trí thức hoang mang giữa những ngả đường mở ra phía trước: trung với nhà Trần đã suy vong, giữ trọn khí tiết của bề tôi mẫu mực theo qua niệm Nho giáo hay phá bỏ tinh thần “trung quân” cứng nhắc để tìm một vị minh quân đủ sức, đủ tài đứng lên lãnh đạo nhân dân giành lại đất nước từ tay giặc Minh tàn bạo. Với Nguyễn Trãi suốt mười năm ở Đông Quan là mười năm cho một cuộc đấu trí với kẻ thù hung hãn, nham hiểm, tàn độc, mười năm tìm đường cho tư tưởng, tìm đường cho lòng yêu nước của ông. Kết thúc vở kịch là cảnh Trần Nguyên Hãn là Nguyễn Trãi đeo gươm đi mải miết về phương trời xứ
Thanh tìm minh chúa. Vở kịch không đề cập đến kết quả của hành trình ấy nhưng hình ảnh chân trời đang rộng mở, xanh hơn, sáng hơn trong mắt cô Cúc là biểu trưng cho một điều tốt đẹp đang đợi phía trước cho tương lai của dân tộc, của những trí thức yêu nước đau đáu vì sự tồn vong của non sông.
Cũng theo hướng giải quyết xung đột gợi mở phải kể đến Hoa và Ngần. Cuộc xung đột giữa ta và địch đang đến những tháng ngày gay go, ác
liệt và xung đột ấy vẫn chưa kết thúc hoàn toàn bởi nó chỉ là bước chuyển giao cho hai giai đoạn. Hiệp định Pari được kí kết nhưng những ác liệt của chiến tranh, bom đạn vẫn còn phía trước. Song niềm tin một mùa xuân đem theo điều tốt lành sẽ đến, niềm tin vào hạnh phúc bình dị, đơn sơ mà Ngần đã kịp nhận ra để nắm bắt sẽ cho người đọc tin rằng Ngần sẽ không để điều đó vuột khỏi tay, những con người như Hoa và Ngần cũng hàng triệu con tim cả nước sẽ chiến đấu với quyết tâm “Không có gì quý hơn độc lập tự do” để giành đến thắng lợi cuối cùng.
Trong vở Tiếng sóng ở cảnh III nói về ông X với sở thích nghe vỗ tay,
với đam mê những bản báo cáo, niềm mong mỏi được hưởng lạc ăn chơi chỉ sau một giấc mơ kì lạ đã thức tỉnh, đã nhận ra được giá trị của cuộc sống, của những điều giản đơn trong cuộc sống thường ngày. Vở kịch không nói đến sự thay đổi trong cuộc sống của ông X sau đó nhưng cách ứng xử với đám trẻ trước và sau giấc mơ đã mở ra những đổi khác trong suy nghĩ và cuộc sống của ông.