Ngôn ngữ đối thoại và xung đột của kịch

Một phần của tài liệu Xung đột kịch trong kịch của Nguyễn Đình Thi (Trang 78)

5. Cấu trúc của luận văn

3.3.1.Ngôn ngữ đối thoại và xung đột của kịch

Ngôn ngữ trong kịch là phương tiện quan trọng nhất để bộc lộ tính cách nhân vật. Ngôn ngữ kịch trên sân chủ yếu là lời thoại của các nhân vật. Xung đột hay diễn biến của hành động kịch chủ yếu bộc lộ qua lời thoại của các nhân vật. Lời thoại bộc lộ tính cách và cuốn nhân vật vào xung đột. Trong tác phẩm kịch của Nguyễn Đình Thi, ngôn ngữ đối thoại xuất hiện với tần số dày đặc. Tác giả đã tạo ra các tình huống kịch, từ đó làm nảy sinh đối thoại giữa

các nhân vật. Lớp ngôn ngữ đối thoại này thường giản dị nhưng cô đọng, sử dụng nhiều ngôn ngữ dân gian (thành ngữ, tục ngữ) nhằm mục đích không chỉ hướng vào vấn đề trực tiếp mà tình huống của kịch gợi ra, mà còn hướng ra bên ngoài, đến những vấn đề không thuộc phạm vi hiện thực trực tiếp của tác phẩm. Điều này góp phần mở rộng dung lượng cuộc sống được phản ánh trong đối thoại kịch, đồng thời mở ra trường nhìn nhận đa chiều, linh hoạt về một cuộc sống đang vận động chứ không phải bất biến, tĩnh tại.

Ở hồi IV, vở Rừng trúc nêu lên sự việc Trần Cảnh và Thuận Thiên yêu

thương, chăm sóc cho nhau. Thông thường các nhân vật phải chuyện trò xung quanh sự việc đó nhưng cả hai lại hướng ra ngoài phạm vi nội tại của tình huống:

Thuận Thiên: Bệ hạ lâu không ăn, lạ miệng nên khen đấy thôi. Mà thật cái gì cũng quen đi. Đã quen thì khó bỏ.

Trần Cảnh sau đó nói như giãi bày lòng mình:

Chính ta đang sợ điều ấy. Ta sợ đã quen nhiều cái vẽ vời bày đặt, mà xa mất cái gốc thật của tự nhiên. Bữa nay đọc kinh Kim Cương, bỗng xấu hổ mà buồn rượi trong lòng. Nghĩ thân mình, trên đầu đội ngọc vàng, chẳng qua là cái gáo sọ dừa, chứ cái gì đâu. Gấm vóc lụa là bao bọc, chẳng qua che đậy cái túi da lông lá đựng máu tanh, miệng lưỡi nói năng văn vẻ mà trong ruột già nhồi những bã hôi thối. Kiếp làm người nghĩ đáng sợ. Biết rằng đời như cái bóng mây qua, nhưng lòng tham tiếc lắm, không có cách nào dứt bỏ được, tham từ quyền nắm cả thiên hạ cho đến một miếng ăn ngon cũng không thể không thèm. Ấy thế đấy.

Thuận Thiên đồng tình nhưng lại liên hệ đến những việc trái khoáy, những ô nhục chốn cửa chùa:

Bệ hạ gánh nặng việc lớn, sinh nghĩ ngợi quá nhiều. Người cũng nên có lúc thảnh thơi tâm chí, ai chẳng vậy, uống một ngụm trà thơm, ăn một miếng nấu khéo thì có gì mà áy náy. Thiếp thấy lắm ông sư, vẻ ngoài làm khổ hạnh, mà thịt chó bọc đất nướng giấu ở gậm giường! Còn tệ hơn nữa, gọi là chú

tiểu trong chùa chứ thật ra con đẻ của sư với người đời, gửi nuôi đến đủ tuổi thì vào chùa tụng kinh niệm Phật với cha.

Trần Cảnh dẫn dắt câu chuyện đến những ý nghĩ sâu xa hơn:

Có thế thật. Bọn sư mô nhảm nhí ngày nay không phải ít. Cũng phải có phép tắc nghiêm túc cấm những điều chúng làm bậy. Lại còn những bọn vào chùa giả đi tu để trốn phu dịch nữa! Sao mà chùa lắm sư quá, giá như có việc cần bắt quân thì cử đạo quân các sư cũng phải được mấy vệ rồi.

Trong cuộc đối thoại này hai vợ chồng nhà vua đối thoại hết sức bình đẳng. Từ cái lẽ yêu ngon thích đẹp của đời cả hai đi đến những mâu thuẫn của cuộc sống muôn thuở: đời người, hư vô, danh vị giàu sang là phù du; chuyện tu hành gian dối, chuyện bắt quân… phạm vi hiện thực không ngừng được mở rộng do những liên tưởng tức thì.

Mặt khác, trong tình huống đối thoại, các nhân vật vừa có thể bộc lộ được quan điểm, tính cách, vừa cho thấy những xung đột, mâu thuẫn trong triều đại nhà Trần mới giành được vương quyền chưa lâu. Điều ấy được thể hiện rất rõ trong đối thoại của Trần Thủ Độ với hai anh em Trần Liễu - Trần Cảnh:

Thôi, cũng còn may là con chó già này không đến nỗi phải trông thấy anh em bệ hạ xảy ra cảnh nồi da nấu thịt. Đã hòa giải với nhau, phải thật lòng. Ông cả có còn vương vấn oán hận gì thì để phần cho thằng chú này, không sao cả! Nhưng mà tôi chưa chết thì không ngủ đâu. Tôi còn phải mở mắt cho anh em bệ hạ đừng đem có nghiệp nhà Trần này đổ xuống sông xuống biển, rồi làm cho cả thế nước phải nghiêng ngả rối ren, đến vậy thì mấy thằng nhà Nguyên nó chỉ cho một miếng là xong hết!…

Như vậy ngôn ngữ đối thoại góp phần quan trọng vào việc trình bày xung đột, làm bật ra những mâu thuẫn tồn tại trong quan hệ giữa con người với con người, con người với hoàn cảnh. Cũng trong vở kịch này, đoạn đối thoại giữa Trần Cảnh và Khuê Kình đều xoay quanh vấn đề có dám đối diện với sự thật và tìm lối thoát cho phẩm giá từ cái bẫy quyền lực hay không?

Trần Cảnh khẳng định: Việc ra đi của mình là cách tự giải thoát nhưng thực tế ông không hẳn là người ngay thẳng, vô tội.

Trần Cảnh: Khó thế đấy. Làm bầy tôi mà được vua tin đã khó, nhưng làm vua mà được bầy tôi tin lại càng khó hơn. Ngươi tưởng ta hỏi đùa ư, hay là ta thử lòng ngươi ư! Không phải, ta hỏi thật đấy. Đêm nay rời bỏ cung điện này, ta không nghĩ đến trở về. Ta muốn tìm đến nơi rừng trúc Yên Tử, xa mọi việc đời, theo hầu đức Phật, Kình có đi với ta không?

Khuê Kình: Sao bệ hạ lại nghĩ như vậy! Không nên. Không nên đâu! Không được, tâu bệ hạ, việc ấy không thể được!

Trần Cảnh: Nên chứ! Được chứ! Lòng ta đã quyết, ai giữ được ta đây. Vậy Kình đã biết ý ta. Thế nào? Ta bỏ ngôi vua cũng chẳng khác nào bỏ một chiếc giày rách thôi. Người bạn từ nhỏ của ta nghĩ thế nào?

Khuê Kình: Dù ý bệ hạ đã vậy, Kình này vẫn xin can. Không nên đâu, không nên!

Trần Cảnh: Ta đi đây là tự cởi trói cho ta, mà cũng là tháo gỡ nỗi khổ cho nhiều người. Đâu phải chỉ ai khác có tội, mà riêng ta thanh sạch đâu, đâu phải chỉ ai khác cong queo mà riêng ta thẳng ngay! Chỉ trong mấy ngày, gió bụi bỗng đâu kéo đến ào ào sóng vỗ cuốn người đi như trong giấc mộng

Thông qua cuộc đối thoại giữa hai nhân vật vừa phủ nhận, vừa khẳng định, cầu xin - từ chối, tấn công - phản công, người đọc nhận ra mâu thuẫn tồn tại trong quan hệ giữa hai con người với cuộc sống. Đó là cái giá của quyền lực, ngôi vị và lòng khao khát được tự do; giữa một bên là cuộc sống ngụy tạo, che đậy bởi quyền lực và một bên là giá trị cuộc sống bình dị; giữa thái độ dám sống và sự hèn nhát, chấp nhận trật tự định sẵn… Phải qua ngôn ngữ đối thoại, xung đột kịch mới được trình bày rõ ràng, sâu sắc thế.

Bên cạnh đó, trong mỗi lời đối thoại ta cảm nhận thật sâu sắc những mâu thuẫn, xung đột trong lòng người bởi ngôn ngữ đối thoại trong kịch còn là một hệ thống ngôn ngữ có tính hành động. Tính hành động của ngôn ngữ đối thoại tạo bước chuyển cho sự phát triển xung đột kịch, thường gắn với

việc mở nút cho mâu thuẫn. Ở cuối cảnh IV, vở Tiếng sóng, xuất hiện độ

vênh trong đối thoại giữa ông Đạt và bà giáo. Nếu bà giáo muốn chồng trò chuyện, tâm sự thì ông Đạt chỉ chăm chăm nghĩ tới thuốc men và tìm cách lảng tránh vợ:

Bà giáo: Thôi… có gì đâu… Anh Đạt ạ, anh lên lần này… Em sợ muộn rồi! Người chồng: Bậy nào! Muộn thế nào!

Bà giáo: Thuốc men… Em chẳng còn thiết gì…

Người chồng: Bậy nào! Nhất định em sẽ khỏi. Chữa bệnh phải gan chứ! Nản chí, chịu thua nó, thì có bao nhiêu thuốc cũng chưa chắc đã lại được.

Bà giáo: Ở trong này, toàn mùi thuốc sát trùng, anh khó chịu phải không? Để em ra ngoài ấy cho thoáng.

Người chồng: Ừ, để anh gọi cô y tá đỡ em ra. Bà giáo: Thôi, em vẫn đi lấy, có gì đâu… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người chồng: Cái lán này chật quá. Để anh nói với bác sĩ chủ nhiệm khoa đổi cho em sang một căn nào rộng rãi, sáng sủa hơn.

Bà giáo: Thôi… Giời ơi!...

Người chồng: Bác sĩ đã bảo anh là có đủ Xtreptômixi thế này thì rất nhiều hi vọng. Thứ thuốc này trên thế giới vừa mới tìm ra, chữa lao thì thần hiệu! Nhất định là em sẽ khỏi mà.

Bà giáo: Vâng… Anh Đạt à, hôm nay em định nói chuyện này với anh, nhưng mệt quá…

Người chồng: Thôi, chuyện gì! Mọi thứ chuyện để sau này, tha hồ. Bây giờ em chỉ cần nghỉ ngơi cho thật yên, không phải nghĩ điều gì cả. Mà thuốc men thì bây giờ không lo nữa rồi! Anh đã có đường dây, mỗi thứ sẽ tìm được hết. Còn bác sĩ chủ nhiệm khoa ở đây là vào hạng chuyên gia số một của mình về bệnh này. Thế còn gì mà phải lo nghĩ nữa nào? Em chẳng thấy ngay ở đây, bao nhiêu người bệnh lấy đâu ra các thứ…

Bà giáo: Vâng, em thấy cả… Anh Đạt ạ… Anh lấy hộ em cái… Người chồng: Cô y tá ơi! Cô y tá ơi!

Tình thế đối thoại tưởng không có gì căng thẳng nhưng ẩn sâu trong đó là những uẩn khúc tâm lí. Một người cố chạy đuổi, một người cố tình lảng tránh, hiểu sai vấn đề. Họ hiểu nhau nhưng vờ không hiểu. Ý nghĩa bề mặt của lời thoại chỉ là phần nổi trong “tảng băng trôi” tâm lí. Độ căng của xung đột kịch do vậy thực chất rất gay gắt. Mạch ngầm của xung đột kịch càng trở nên dồn nén nên cuối cùng với sự phát ngôn “thôi! Thế thôi!” là hành động “ra ngoài lán, khép cửa lại, đi xuống bờ sông” của bà giáo. Đó là sự bùng nổ của những uất ức, của nỗi chua xót và cả những giằng xé tâm lí từ bên trong nhân vật.

Trong vở kịch Cái bóng trên tường, Nguyễn Đình Thi đã xây dựng

cuộc đối thoại thật cảm động, tạo cho người đọc những xúc cảm tâm lí. Đó là cuộc nói chuyện giữa người vợ và người chồng về những nghi ngờ, phản bội. Người chồng dồn đuổi, người vợ ngỡ ngàng; chồng chì chiết, vợ hốt hoảng; chồng đe nẹt, vợ thanh minh. Lời thoại ngắn, nhanh xen cùng những biến đổi trong cung bậc cảm xúc: đắng cay, thất vọng, chua xót, tủi hổ, bẽ bàng. Với người chồng, đó là nỗi nhục nhã, uất hận không thể tha thứ. Với người vợ đó là sự oan khuất không thể thanh minh:

Người chồng: Bỏ các thứ ấy rồi đi đi. Người vợ: Ô hay! Đi đâu?

Người chồng: Muốn đi đâu thì đi. Tôi không muốn nhìn thấy cô nữa! Người vợ: Anh nói sao, em chẳng còn hiểu gì cả!

Người chồng: Xanh vỏ, đỏ lòng, nhìn ngoài ai mà biết được. Đi đi, đừng giả bộ nữa!

Người vợ: Thế là thế nào! Sao bỗng dưng lại có chuyện thế này!

Người chồng: Thôi, cô đi đi, đừng để tôi túm lấy cô mà ném xuống sông kia, thì tôi lại có tội với thằng bé.

Người chồng: Tôi biết, ừ, tôi đã chết rồi mà! Ai đợi được người đã chết rồi! Ai nhớ mãi, thương mãi được người đã chết rồi! Tôi cũng chẳng trách gì cô đâu, cô còn trẻ quá, làm sao cô ở vậy như một bà già được!

Người vợ: À, ra anh nghĩ vậy! Không có đâu anh ơi. Làm gì có chuyện ấy. Anh nghĩ oan cho em.

Người chồng: Thôi, dù thế nào, tôi cũng không ở với cô được! Cô để cho tôi nuôi thằng bé yên lành, thà chẳng có mẹ còn hơn… Cô đừng bao giờ đặt chân đến đây nữa! Từng ấy năm, biết bao nông nỗi khốn khổ, chỉ còn nghĩ đến ngày về nhà để mà cố sống, ai ngờ! Thế là hết! Đời tôi bây giờ chỉ còn thằng bé này đấy. Thế là hết.

Người vợ: Giời cao đất giày ơi, có thấu cho tôi không! Anh ơi, anh không tin em được à? Em làm sao mà thay lòng đổi dạ với anh! Anh nhìn lại em xem nào!

Người chồng: Cô càng nói thì tôi lại càng không thể nhìn được cái mặt kia! Ghê sợ quá!

Người vợ: Giời đất ơi, đến thế này thì còn gì nữa! Anh ơi, anh sẽ không bao giờ thấy lại em nữa đâu…

Người chồng: Thôi, cô đi đi.

Lời nói của người chồng vừa gay gắt vừa quyết liệt. Sự kết tội của người chồng trong ngôn từ được đưa ra nhanh chóng mà không có bất cứ sự kiểm chứng nào. Người chồng đưa ra quyết định ruồng rẫy vợ mà không chút phân vân, đắn đo. Người vợ không thể giãi bày thanh minh. Ngôn ngữ của

người chồng vừa phủ nhận, vừa tấn công: không muốn nhìn, đừng để tôi túm lấy, không ở với cô được, không thể nhìn thấy mặt kia, đừng bao giờ đặt chân đến đây nữa, không muốn nghe…

Sự phủ định tuyệt đối, thô bạo, không chấp nhận đối thoại thể hiện sự chán chường, thất vọng đến tột cùng của người chồng. Người chồng đã trải qua biết bao sóng gió, nỗi nguy hiểm của sự sinh tử nên những đa nghi về hạnh phúc lớn hơn, đòi hỏi về sự chung thủy cũng tuyệt đối hơn. Tình thế ấy

khiến người chồng tuyệt vọng. Người vợ bị đặt vào hoàn cảnh không thể thanh minh. Hố thẳm bất lực, tuyệt vọng như xiết chặt lấy người phụ nữ bất hạnh. Làm gì có hạnh phúc khi không có niềm tin. Hạnh phúc chỉ là cảm giác trong thời khắc ngắn ngủi. Từ đó tác giả cho thấy mối xung đột giữa niềm tin và sự đổ vỡ trong hạnh phúc giản đơn của con người.

Cũng với ngôn ngữ đối thoại ta cảm thấy rõ nét những xung đột nội tâm

của Mị Nương trong vở Trương Chi khi cô được nhìn rõ khuôn mặt người

yêu dấu bao ngày chỉ qua tiếng hát:

Trương Chi: (Cầm cây đèn) Đây, em nhìn rõ anh đi. Mị Nương: Anh… (bỗng quay đi) Giời ơi…

Trương Chi: Em Mị, anh đây. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mị Nương: Anh! (Quay lại nhìn sững rồi lại quay đi che mặt) Trương Chi: Thôi, em ở lại, anh đi.

Mị Nương: Không! Anh Trương Chi! Tôi… Không thể nào… tôi xin lỗi… xin lỗi…

Phản ứng của Mị Nương đã cho thấy mối xung đột, đấu tranh đang diễn ra dữ dội trong lòng cô. Đoạn đối thoại ngắn, đứt quãng cho thấy những suy tính, những đấu tranh và cả những boăn khoăn, phân vân trong lòng cô quận chúa xinh đẹp. Tình yêu với tiếng hát Trương Chi khiến cô toan vùng lên bỏ lâu đài nguy nga, vàng son giàu có đi theo cuộc đời sông nước lênh đênh của Trương Chi nhưng khuôn mặt với những nét xấu xí, thô kệch khiến cô dừng lại. Từ “anh - em” sang “anh - tôi” là cả một khoảng rộng xa cách, là nỗi mâu thuẫn cực độ. Vừa muốn đi, vừa không thể cất bước. Mối xung đột được diễn tả hết sức tinh tế nhưng cũng gay gắt và đầy kịch tính.

Như vậy, qua việc các nhân vật đối thoại liên tục với nhau, ngôn ngữ đối thoại sẽ phát huy triệt để sức mạnh của nó trong thể hiện bản chất của cuộc sống, tính cách và thái độ của nhân vật trước cuộc đời trước những quyết định của cuộc đời, trước những bước ngoặt của số phận.

3.3.2. Ngôn ngữ đối thoại và xung đột của kịch

Xen giữa hệ thống ngôn ngữ đối thoại theo sắc thái riêng đầy chất kịch là những độc thoại của các nhân vật. Ngôn ngữ độc thoại là tiếng nói của nhân vật chỉ nói với chính mình. Con người không thể sống thiếu suy nghĩ. Để có một hành động đúng đắn cho sự tồn tại của bản thân, con người phải cân nhắc, suy nghĩ. Nhằm khiến nhân vật tự nói lên những uẩn khúc bên trong, các tác giả kịch đã khai thác chiều sâu tâm lí nhân vật thông qua độc thoại. Trong nhiều vở kịch, sử dụng độc thoại được cho là phương thức hữu hiệu để

nhân vật bộc lộ trăn trở, những mâu thuẫn, xung đột như ở vở Hămlet của

Một phần của tài liệu Xung đột kịch trong kịch của Nguyễn Đình Thi (Trang 78)