Nghiên cứu hình thái xung đột kịch trong kịch của Nguyễn Đình Thi: Các kiểu xung đột trong kịch của Nguyễn Đình Thi xung đột giữa thật - giả, xung đột nội tâm, xung đột ta - địch; cách t
Trang 1Xung đột kịch trong kịch của
Nguyễn Đình Thi Nguyễn Thị Dung
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn ThS ngành: Lý luận văn học; Mã số: 60 22 32 Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Khánh Thành
Năm bảo vệ: 2012
Abstract Tìm hiểu sáng tác của Nguyễn Đình Thi và một số vấn đề lí luận về xung
đột Nghiên cứu hình thái xung đột kịch trong kịch của Nguyễn Đình Thi: Các kiểu xung đột trong kịch của Nguyễn Đình Thi (xung đột giữa thật - giả, xung đột nội tâm, xung đột ta - địch); cách thức triển khai, giải quyết xung đột kịch trong kịch của Nguyễn Đình Thi (giải quyết xung đột theo hướng gợi mở, giải quyết xung đột theo hướng cái ác bị triệt tiêu) Tìm hiểu nghệ thuật biểu hiện xung đột kịch: kết cấu;
không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật; ngôn ngữ kịch
Keywords Văn học Việt Nam; Lý luận văn học; Kịch; Xung đột; Nghiên cứu văn
học
Content
MỞ ĐẦU
Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đa tài Ông là một người viết khảo luận triết học, một nhạc sĩ, một nhà thơ, một nhà văn, một kịch tác gia, một nhà lí luận phê bình hội tụ trong một nhà văn hóa 10 vở kịch của Nguyễn Đình Thi là m ột bộ kịch quan trọng của nền sân khấu hiện đại Đó là những vở kịch xuất sắc từng gây chấn động dư luận một thời
Xung đột là yếu tố cơ bản của kịch, là cơ sở tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm kịch Do tính chất cô đọng và tập trung nên kịch thông qua xung đột tổng hợp và trọn vẹn để phản ánh cuộc sống mà không miêu tả cuộc sống với những chi tiết phong phú và đa dạng như tiểu thuyết
Nghiên cứu về kịch Nguyễn Đình Thi không ph ải là một đề tài mới mẻ, và nó đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều công trình nhưng tìm hiểu về xung đột kịch trong kịch của Nguyễn Đình Thi thì m ới chỉ ở việc coi đó như một trong những thành tố cấu thành tác phẩm mà chưa đi sâu vào bản chất thẩm mĩ - tư tưởng của nó đối với kịch Chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Xung đột kịch trong kịch của Nguyễn Đình Thi” nhằm nhận diện đầy
đủ và sâu sắc hơn những vở kịch của ông không chỉ ở phương diện cốt lõi của kịch là xung đột mà còn ở những các phương thức biểu hiện những xung đột đó
Cấu trúc của luận văn:
Luận văn gồm có các phần sau:
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
2 Lịch sử vấn đề
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 24 Phương pháp nghiên cứu
5 Cấu trúc của luận văn
CHƯƠNG 1: KỊCH TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN ĐÌNH THI VÀ MỘT SỐ VẤN
ĐỀ LÍ LUẬN VỀ XUNG ĐỘT KỊCH
1.1 Kịch trong sáng tác của Nguyễn Đình Thi
1.1.1 Tác phẩm của Nguyễn Đình Thi
1.1.2 Kịch trong hệ thống sáng tác của Nguyễn Đình Thi
1.2 Một số vấn đề lí luận về xung đột kịch
1.2.1 Khái niệm
1.2.2 Những quan điểm khác nhau về xung đột kịch
1.2.3 Mối quan hệ giữa xung đột và chủ đề
1.2.4 Mối quan hệ giữa xung đột và tính cách
CHƯƠNG 2: HÌNH THÁI XUNG ĐỘT KỊCH TRONG KỊCH CỦA NGUYỄN ĐÌNH THI
2.1 Các kiểu xung đột trong kịch của Nguyễn Đình Thi
2.1.1 Xung đột giữa thật - giả
2.1.2 Xung đột nội tâm
2.1.3 Xung đột ta - địch
2.2 Cách thức triển khai, giải quyết xung đột kịch trong kịch của Nguyễn Đình Thi
2.2.1 Giải quyết xung đột theo hướng gợi mở
2.2.2 Giải quyết xung đột theo hướng cái ác bị triệt tiêu
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN XUNG ĐỘT KỊCH
3.1 Kết cấu
3.1.1 Tình tiết thúc đẩy xung đột
3.1.2 Xung đột và cao trào
3.2 Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật
3.3 Ngôn ngữ kịch
3.3.1 Ngôn ngữ đối thoại và xung đột của kịch
3.3.2 Ngôn ngữ độc thoại và xung đột của kịch
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CHƯƠNG 1: KỊCH TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN ĐÌNH THI
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ XUNG ĐỘT KỊCH
1.1 Kịch trong sáng tác của Nguyễn Đình Thi
1.1.1 Tác phẩm của Nguyễn Đình Thi
Nguyễn Đình Thi là người đa tài Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Thi ở mỗi thể loại không thật đồ sộ, thậm chí có thể loại ông chỉ đi qua nhưng ở lĩnh vực nào Nguyễn Đình
Thi cũng có những tác phẩm được nhiều người biết đến: nhạc thì có Người Hà Nội, Diệt
phát xít, thơ có Đất nước, Lá đỏ, tiểu luận thì là Mấy ý nghĩ về thơ, Nhận đường… Thành
công trong các tác phẩm của Nguyễn Đình Thi thuộc các loại hình nghệ thuật khác nhau là sự hội tụ những tinh túy chắt lọc, nhất là những khi Nguyễn Đình Thi thể hiện được chân thực,
tự nhiên những cảm, những nghĩ của mình
1.1.2 Kịch trong hệ thống sáng tác của Nguyễn Đình Thi
Nguyễn Đình Thi viết kịch không nhiều dù ông từng tâm sự “kịch là niềm say mê nhất của tôi trong suốt ba mươi năm qua” nhưng những gì ông để lại cũng chỉ gói gọn trong
Trang 3con số tròn trịa mười vở kịch Nhìn vào số lượng đó hẳn không phải là một gia tài lớn, nhưng nhìn vào dung lượng vấn đề được phản ánh thì đó lại là một sự đóng góp không nhỏ
Chỉ cần điểm lại một số sự kiện tiêu biểu trong chặng đường sáng tác kịch của
Nguyễn Đình Thi qua các vở Hoa và Ngần, Nguyễn Trãi ở Đông Quan, Rừng trúc…cũng
đủ thấy số phận những vở kịch Nguyễn Đình Thi thăng trầm, khó nhọc đến thế nào Đi qua thời gian, những vở kịch của ông đang được đánh giá lại như là những tác phẩm lớn, mang tầm tư tưởng sâu sắc và đã trở thành sự kiện trong đời sống văn học của nước ta mấy chục năm qua Mỗi vở kịch đều sáng lên cảm quan về thời đại, về lịch sử, dân tộc, con người với chiều sâu triết luận giàu tính nhân văn
1.2 Một số vấn đề lí luận về xung đột kịch
1.2.1 Khái niệm
Cơ sở của kịch là những mâu thuẫn xã hội, lịch sử, hoặc những xung đột muôn thuở trong cuộc sống con người nói chung Xung đột kịch là mấu chốt, chìa khóa để kịch phản ánh cuộc sống một cách cô đọng, súc tích và điển hình nhất Xung đột trong kịch bắt nguồn từ xung đột mâu thuẫn trong đời sống, nhưng chỉ có những xung đột, mâu thuẫn sắc nhọn, kịch liệt, đầy kịch tính cộng thêm sự sáng tạo nghệ thuật của nhà văn mới có thể trở thành xung đột kịch, khiến cho khán giả cảm nhận được, nhìn thấy được mâu thuẫn, xung đột của cuộc sống
1.2.2 Những quan điểm khác nhau về xung đột kịch
1.2.2.1 Thuyết “vô xung đột”
Lí luận này cho rằng trong xã hội chủ nghĩa, giai cấp bị thủ tiêu, không còn mâu thuẫn, xung đột gì nữa Quan niệm đó dẫn tới tác phẩm nghệ thuật tô hồng và quan niệm một chiều về cuộc sống mới, tránh không đề cập và phê phán hiện tượng xấu xa, lỗi thời, những tàn tích của thời đại cũ
1.2.2.2 Quan niệm coi xung đột chỉ là vấn đề kĩ xảo:
Quan niệm này hoàn toàn gạt bỏ cơ sở hiện thực của xung đột khiến kịch chỉ là xung đột giả tạo, xung đột một cách hình thức chủ nghĩa mà thôi Nói một cách khác, ở đây xung đột chỉ biểu hiện như một kĩ xảo tổ chức và dàn dựng tình tiết kịch
1.2.2.3 Quan niệm phủ định tính đặc thù nghệ thuật của xung đột kịch:
Quan niệm này phủ nhận “tính thiêng” của xung đột kịch, coi xung đột trong kịch chỉ
là “tính chung của vạn vật” nghĩa là đồng nhất xung đột trong đời sống với xung đột kịch Mâu thuẫn, xung đột quả là “tính chung của vạn vật” nhưng khi nó đã được phản ánh qua hình tượng nghệ thuật, nó không thể không mang tính đặc thù độc đáo và sinh động
1.2.2.4 Quan niệm xung đột là cơ sở của kịch
Do hạn chế về thời gian, không gian nên kịch thường tập trung vào những mâu thuẫn
cơ bản, những vấn đề xã hội bức xúc được nhiều người quan tâm Tính hấp dẫn của vở kịch trước hết nằm ở tính chân thật và điển hình của xung đột kịch Xung đột là động lực thúc đẩy
sự phát triển của hành động kịch Thiếu xung đột, tác phẩm kịch sẽ mất đi đặc trưng cơ bản đầu tiên của thể loại, sẽ trở thành vô nghĩa (theo cách nói của Aristote), hoặc chỉ là những vở kịch tồi (theo cách nói của Lunatratxki)
1.2.3 Mối quan hê ̣ giữa xung đột và chủ đề
Bản chất tư tưởng - thẩm mĩ của xung đô ̣t ki ̣ch trước hết được biểu hiê ̣n trong quan hê ̣ khăng khít giữa xung đô ̣t ki ̣ch và chủ đề tác phẩm Xung đột biểu đạt tư tưởng chủ đề, ngược lại, tư tưởng chủ đề soi sáng quá trình phát triển của xung đột Chủ đề hình thành và càng ngày càng rõ nét trong ý đồ sáng tạo của nhà văn song song với sự phát triển của xung đột kịch
1.2.4 Mối quan hệ giữa xung đột và tính cách
Mối quan hệ này chính là biểu hiện cụ thể của mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh Xung đột dù được biểu hiện một cách căng thẳng, mạnh mẽ nhưng nếu tách rời khỏi tính
Trang 4cách thì chỉ tạo được sự căng thẳng bề ngoài Xung đột kịch chỉ có thể trở nên sắc bén, độc đáo khi xây dựng trên cơ sở tính cách sắc sảo
CHƯƠNG 2: HÌNH THÁI XUNG ĐỘT KỊCH TRONG KỊCH CỦA NGUYỄN ĐÌNH THI
2.1 Các kiểu xung đột trong kịch của Nguyễn Đình Thi
Chọn thể loại kịch Nguyễn Đình Thi muốn thể hiện những suy nghĩ về đời sống dưới dạng những xung đột nhằm làm nổi bật bản chất của hiện thực đời sống ấy
2.1.1 Xung đột giữa thật - giả
Cái thật và cái giả là hai phạm trù đối lập nhau tồn tại song hành trong cuộc sống Xây dựng xung đột thật - giả Nguyễn Đình Thi đã khái quát một sự thật trớ trêu về những bất công, phi lí trong cuộc đời
Trong vở kịch đầu tay Con nai đen của Nguyễn Đình Thi ta thấy mối xung đột thật -
giả được sắp xếp, thể hiện ở những cấp độ tăng tiến cho đến cao trào của vở kịch là sự thủ tiêu cái ác, cái giả và cái thiện, sự thật chiến thắng vinh quang
Nhà vua có địa vị cao sang, có tấm lòng nhân hậu và một tình yêu thủy chung nhưng điều mà vị vua trẻ không thể chế ngự được chính là sự giả dối Nhờ cuộc gặp gỡ với ông già hát rong mà nhà vua có được pho tượng đá – chìa khóa phát hiện điều giả dối Kể từ khi có tượng thiêng, vua chẳng những không vui mừng, hạnh phúc mà lại buồn thêm bởi biết thêm bao nhiêu giả dối từ những lời đường mật hàng ngày Nhà vua luôn phải tìm cách đấu tranh với sự giả dối và đỉnh điểm của xung đột thật – giả chính là việc nhà vua bị tên quận chúa đánh tráo thân xác Đi tìm sự thật có nhiều cách và chỉ có tình yêu thương chân thành mới khiến cho cái giả bị lộ diện và tiêu diệt
Đi tìm và day dứt về sự thật còn hiện rõ ở hình tượng Nguyễn Trãi trong vở Nguyễn
Trãi ở Đông Quan qua trăn trở và day dứt không ngừng: “Làm thế nào để nhận ra sự thật?”
Ở Hòn cuội, khao khát được sống thật, sống đúng với cảm xúc, bản chất của con người lại một lần nữa được đề cập đến Cây đa cũng như pho tượng đá ở Con nai đen, là
những biểu tượng cho sự thật, sự công bằng Tác phẩm mang đậm màu sắc dân gian với tích chèo cổ và những tình huống kịch hài hước đặc sắc đưa người đọc đến gần với đặc điểm của cuộc sống: sự thật giản dị nhưng thường bị hoài nghi, những cái giả trá vẫn lan tràn, lấn lướt
Có nhiều vở kịch của Nguyễn Đình Thi khai thác từ cốt truyện dân gian song ý nghĩa
và cả tính thời đại của nó thì đã vượt qua một tích truyện đơn thuần
Trong vở Cái bóng trên tường, vở kịch ngắn của Nguyễn Đình Thi dựa trên câu chuyện dân gian Vợ chàng Trương quen thuộc, ta nhận ra những trớ trêu của cuộc đời, cái
trắc trở, éo le của cuộc sống Lời nói dối đáng yêu, chan chứa tình yêu của người vợ bỗng nhiên trở thành sợi dây oan nghiệt dồn đẩy chính người phụ nữ ấy đến cái chết và đưa một gia đình hạnh phúc đến bờ tan nát, bi thương
Trong vở kịch ngắn Nguời đàn bà hoá đá, cũng được chuyển thể từ tích truyện dân
gian nhưng Nguyễn Đình Thi vẫn đem đến cho người đọc những cảm nhận mới đầy thấm thía Tình yêu thương, nghĩa vợ chồng thắm thiết bỗng hóa thành nghiệt ngã, bi kịch bởi sự thật được phơi bày, sự thật về hai vợ chồng – hai anh em
Vẫn tiếp tục mạch suy tư về thái độ trước sự thật, kịch Tiếng sóng là nỗi ngậm ngùi
về cách ứng xử của con người khi nhận ra cội nguồn về cuộc đời mình Những xúc cảm của
cô thanh niên xung kích, cô gái Việt kiều hay bà giáo đều xuất phát từ lẽ thật – giả, từ gốc rễ bản thân và tình yêu thương thực sự ở đời
Đọc Giấc mơ, vở kịch thơ duy nhất của Nguyễn Đình Thi, ta nhận ra xung đột thật
giả, thiện ác qua vấn đề sự khác biệt giữa thế giới hiện tại và thế giới sau khi chết trong cảm nhận của con người Trải qua rất nhiều những biến cố, anh thương binh đã mạnh mẽ đối diện với cái chết khi biết được sự thật, nhìn rõ được quá khứ cuộc đời mình Từ đó anh nhận thức
rõ ràng hơn ý nghĩa cuộc sống mà mình từng đấu tranh để giành lấy
Trang 5Khi đề cập đến vấn đề thật - giả Nguyễn Đình Thi muốn chia sẻ với người đọc những chiêm nghiệm của mình trước cuộc đời, khi ngậm ngùi xót xa, đau đớn, khi lý thú cười vui, khi là một thái độ ứng xử gay gắt nhưng cần thiết
2.1.2 Xung đột nội tâm
Trong sự vận động đa chiều của cuộc sống, xung đột kịch thường tồn tại ở sự đối lập của các cặp phạm trù đối lập Chúng vận động linh hoạt, biến hoá linh hoạt để hướng tới khám phá đời sống nội tâm phong phú và bí ẩn ẩn sau những hành động thái độ của con người Xung đột nội tâm là một trong những xung đột lớn trong các vở kịch của Nguyễn
Đình Thi
Rừng trúc lấy bối cảnh thời kỳ khởi nghiệp nhà Trần Tác giả đã đi sâu vào những
nỗi niềm thầm kín của các nhân vật: Lý Chiêu Hoàng, Trần Cảnh - những người đã và đang ở
vị trí đứng đầu triều đình Xây dựng nội tâm của những nhân vật trong hoàng cung triều Trần,
Rừng trúc trở thành vở kịch tiêu biểu cho xây dựng xung đột nội tâm trong kịch của Nguyễn
Đình Thi Xung quanh cuộc bàn giao chính trị đẫm màu sắc bi kịch, qua xung đột nội tâm của những nhân vật chính yếu của hai thời đại Lý - Trần, Nguyễn Đình Thi đã nói được sâu sắc
“lẽ phải lớn” của đất nước qua những ứng xử cao cả của những nhân cách lớn
Cũng viết về đề tài lịch sử, vở Nguyễn Trãi ở Đông Quan lại chú trọng khắc họa hình
tượng người trí thức trong cơn biến thiên của dân tộc Mười năm sống cảnh cá chậu chim lồng ở Đông Quan là mười năm Nguyễn Trãi vật lộn với những cuộc đấu tranh của tư tưởng
và ông đã tự xác định một đường đi đúng đắn cho mình Người trí thức ấy sau cơn xung đột mạnh mẽ của nội tâm với những phản biện sâu sắc đã quyết rũ bỏ tình thần “trung quân ái quốc” theo kiểu “tôi trung không thờ hai chủ” để dấn thân vào Thanh Hoa tìm minh chủ
Còn câu chuyện Mị Nương - Trương Chi thoạt đầu tưởng như bi kịch tình yêu đau đớn do sự phân biệt đẳng cấp sang hèn nhưng thực chất là xung đột giữa điều khát khao và hiện thực trần trụi của cuộc sống, xung đột giữa sự thật và mộng tưởng Mị Nương đã khóc,
đã quay mặt đi khi nhìn thấy hiện thực mang tên Trương Chi, khi bóng hình trong mộng mà
cô thêu dệt đã biến mất hoàn toàn Kết thúc bi thảm của vở kịch như lời cảnh báo về nỗi đời muôn vẻ khó lường với bao éo le và nghịch cảnh
Người đàn bà hóa đá cũng là một tấn bi kịch tàn khốc trong nội tâm nhân vật người
anh Hai lần trong cuộc đời, đi từ những sai lầm nhỏ (nhỡ làm chảy máu đầu em) đến sai lầm lớn (cưới em gái làm vợ), người anh đã đẩy người em vào hoàn cảnh trớ trêu, dang dở để rồi kết thúc là nỗi đau muôn đời không tan
Xung đột nội tâm trong kịch Nguyễn Đình Thi không đơn giản, một chiều mà phong phú đa dạng với nhiều cấp độ, hình thái Qua xung đột nội tâm Nguyễn Đình Thi đã đề cập tới được hầu hết những vấn đề trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, xung đột giữa các quan điểm về lối sống, về văn hóa, xung đột quyền lợi và quyền lực giữa những người chung huyết thống, cùng dòng họ…
2.1.3 Xung đột ta - địch
Rừng trúc là vở kịch được viết về khoảng thời gian ngôi vua đã thuộc về nhà Trần
được 11 năm với sự kiện vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) bỏ kinh thành lên Yên Tử Những xung đột trong nội bộ triều Trần được giải quyết trong bối cảnh của xung đột thời đại Việc giữ gìn đất nước, chiến đấu bảo vệ dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu Vào hoàn cảnh nguy nan khi kẻ thù đang nhòm ngó lúc ấy thì thái độ đối với kẻ thù cũng là một tiêu chí để định giá con người Nếu xung đột nội tâm của nhân vật đã tạm có cách hòa hoãn thì xung đột giữa đất nước ta và quân thù thì lại dâng đến đỉnh điểm bởi giờ phút nguy nan này không cho phép bất
cứ ai trốn chạy, quay lưng với đất nước Khắc họa xung đột ta - địch trong Rừng trúc,
Nguyễn Đình Thi không đi sâu vào trực tiếp những mâu thuẫn nhưng sự xung đột giữa nhân dân ta và quân giặc vẫn hiện lên rất rõ
Vở kịch Nguyễn Trãi ở Đông Quan lấy bối cảnh là thời kì quân Minh đô hộ nước ta
Có thể thấy mối xung đột giữa dân tộc ta với kẻ thù xâm lăng là xung đột trung tâm của vở
Trang 6kịch Nguyễn Đình Thi như muốn khẳng định: ngay trong cảnh nước mất, lòng yêu nước và truyền thống đánh giặc cứu nước vẫn luôn âm ỉ cháy trong lòng người dân Việt Nam dự báo sự thay đổi của cục diện
Vở kịch Hoa và Ngần lại đặt ra vấn đề con người ta làm thế nào để thích nghi với
hoàn cảnh kháng chiến Vở kịch chủ yếu lấy bối cảnh ở Hà Nội trong suốt thời gian từ năm
1956 – 1974, đi vào xung đột giữa nhân dân ta với giặc Mỹ tàn bạo Tất cả mọi tuyến kịch đều bị chi phối bởi xung đột địch - ta, từ việc chia li chồng vợ, chuyện báo tử nhầm, chuyện li
dị, tái hôn… đều gắn liền với những diễn biến chiến sự
Tiếng sóng lại mang đến bao nhiêu điều vui buồn từ mọi ngả đường cuộc sống cuộn
hết đợt này tiếp đến đợt khác, vọng đi những khoảng mênh mông ồn ào không nguôi Những câu chuyện trước, trong và sau cuộc kháng chiến xoay quanh cái chết của những người tham gia nghĩa quân đánh giặc, con gái người tự vệ thành, những toan tính cá nhân trong cuộc kháng chiến… sẽ rời rạc nếu không có cái nền là cuộc kháng chiến của dân tộc cùng tiếng sóng rì rào vỗ bờ
Vở kịch thơ Giấc mơ lại đem đến cho người đọc một khía cạnh, một cái nhìn khác về
mối xung đột dân tộc: cuộc sống của người lính khi chiến tranh kết thúc Đằng sau câu chuyện về cuộc đời người lính là tiếng nói tố cáo chiến tranh, lên án đế quốc, thực dân xâm lược gieo rắc những tai họa lên cuộc đời tươi đẹp
Xung đột địch - ta mang lại cho các vở kịch của Nguyễn Đình Thi sức khát quát hiện thực rộng lớn Đi sâu vào kiểu xung đột này, Nguyễn Đình Thi đã làm nổi bật lên truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc ta
Kịch là thể loại giúp Nguyễn Đình Thi nói được điều ông suy nghĩ, trăn trở trong cuộc đời và những điều ấy được thể hiện rõ nhất qua xung đột kịch Đằng sau những xung đột mang tính vĩnh hằng của đời sống, mang tính triết lí sâu sắc chính là hình ảnh con người Nguyễn Đình Thi, một người công dân mang trách nhiệm chính trị và một nghệ sĩ đau đáu với những vấn đề nhân sinh của con người
2.2 Cách thức triển khai, giải quyết xung đột kịch trong kịch của Nguyễn Đình
Thi
2.2.1 Giải quyết xung đột theo hướng gợi mở
Trong nhiều vở kịch của Nguyễn Đình Thi, khi khép lại tác phẩm, những vấn đề đặt
ra trong vở kịch vẫn chưa có lời giải đáp cuối cùng, xung đột kịch chưa được giải quyết rõ ràng
Như trong kịch Rừng trúc, tác phẩm mang tính kịch cao, câu chuyện mở ra vào thời
điểm những xung đột đang ở giai đoạn căng thẳng nhất Những tình thế mâu thuẫn tưởng chừng như rất cam go, quyết liệt như chuyện thay ngôi đổi vị, chiếm vợ đoạt chồng nhưng rồi cuối cùng đều được giải quyết bằng con đường hòa giải: Lý Chiêu Hoàng cao thượng trao lại vương quyền cho Trần Cảnh, nhường ngôi vị hoàng hậu cho Thuận Thiên, Trần Cảnh xá tội
và trọng dụng Trần Liễu… Nhưng mối mâu thuẫn địch – ta vẫn còn ở phía trước khi kẻ thù vẫn chưa thôi ý đồ lăm le xâm lược nước ta như lời người thị nữ ở hồi vĩ thanh
Ở một số vở kịch dựa vào tích truyện dân gian, Nguyễn Đình Thi không giải quyết
xung đột bằng kết thúc có hậu như kiểu kết thúc của dân gian Các vở như Cái bóng trên
tường, Người đàn bà hóa đá xét về hình thức cấu trúc của kịch cứ ngỡ như những vở kịch đã
kết thúc nhưng biết bao vấn đề đặt ra trong kịch vẫn chưa giải quyết rõ ràng, biết bao vẫn đề mới nảy sinh trong quá trình phát triển xung đột, những chuyển biến của tính cách ở các nhân vật kịch buộc người xem phải trăn trở, nghĩ suy
Đặc trưng thẩm mĩ của các kiểu xung đột trong kịch Nguyễn Đình Thi là tính chất
không gay gắt của những mâu thuẫn như trong vở Nguyễn Trãi ở Đông Quan khá rõ nét Kết
thúc vở kịch là cảnh Trần Nguyên Hãn là Nguyễn Trãi đeo gươm đi mải miết về phương trời
xứ Thanh tìm minh chúa Vở kịch không đề cập đến kết quả của hành trình ấy nhưng hình ảnh chân trời đang rộng mở, xanh hơn, sáng hơn trong mắt cô Cúc là biểu trưng cho một điều
Trang 7tốt đẹp đang đợi phía trước cho tương lai của dân tộc, cho những trí thức yêu nước đau đáu vì
sự tồn vong của non sông
Cũng theo hướng giải quyết xung đột gợi mở phải kể đến Hoa và Ngần Cuộc xung
đột giữa ta và địch đang đến những tháng ngày gay go, ác liệt và xung đột ấy vẫn chưa kết thúc hoàn toàn bởi nó chỉ là bước chuyển giao cho hai giai đoạn Hiệp định Pari được kí kết nhưng những ác liệt của chiến tranh, bom đạn vẫn còn phía trước
Trong vở Tiếng sóng ở cảnh III nói về ông X với sở thích nghe vỗ tay, niềm mong
mỏi được hưởng lạc ăn chơi chỉ sau một giấc mơ kì lạ ông X đã nhận ra được giá trị của cuộc sống, của những điều giản đơn trong cuộc sống thường ngày Kết thúc cảnh kịch không miêu
tả sự thay đổi của ông nhưng cách đối xử của ông với bọn trẻ bên sông đã hứa hẹn những đổi thay tích cực
2.2.2 Giải quyết xung đột theo hướng cái ác bị triệt tiêu
Khi không thể chọn giải pháp hòa bình thì xung đột sẽ bị triệt tiêu theo hướng cái ác
tự đền tội Kết thúc vở Con nai đen là cảnh tên Quận Công điên cuồng lộ ra bản chất xấu xa
Chính hắn cũng không chịu được hoàn cảnh phải giấu mình trong hình hài nhà vua, phải đẩy linh hồn đầy những mưu mô, xảo trá, quỷ quyệt trú ẩn ở trong hình hài một con người tốt đẹp
Kết thúc theo kiểu cái ác, cái xấu bị tiêu diệt nhưng chỉ dừng ở việc kẻ xấu, kẻ ác nhận được lời cảnh cáo đích đáng từ chính hành động ngông cuồng, ngu ngốc của mình như
Phú ông bị đánh tráo cô dâu trong vở Hòn cuội cũng là cái kết triệt để khi cái ác bị xua đuổi,
bị loại ra khỏi cuộc sống
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN XUNG ĐỘT KỊCH
3.1 Kết cấu
Trong sáng tác kịch, kết cấu có một ý nghĩa vô cùng quan trọng Đề tài đồng nhất, câu chuyện đồng nhất, nhưng cách xử lí khác nhau của các tác giả sẽ đem lại những hiệu quả nghệ thuật khác nhau Mấu chốt là ở tài năng tổ chức kết cấu của tác giả
Cao trào là đỉnh điểm của xung đột kịch, nó là hành động cơ bản của một vở kịch Nó quyết định ý nghĩa và giá trị của những sự kiện đi trước và là mục đích, là sự thử thách cuối cùng trước khi xung đột dẫn tới sự giải quyết
3.1.1 Tình tiết thúc đẩy xung đột
Tình tiết và xung đột trong kịch có mối quan hệ không thể tách rời Xung đột phát triển như thế nào chính là do biến đổi và tiến triển của tình tiết Và ngược lại, tình tiết là do xung đột tạo thành và nhờ xung đột mà trở nên sinh động, hấp dẫn Trong quá trình miêu tả và xử lý xung đột, Nguyễn Đình Thi đã rất chú ý đến mối quan hệ giữa tình tiết và nhân vật để triển khai tình tiết và xung đột
Ở vở Rừng trúc, cảnh Chiêu Thánh độc thoại giãi bày những đau xót, oan trái và bi
kịch của cuộc đời dù không mang tình tiết gì mà chỉ thuần túy độc thoại nhưng bộc bạch của một vị vua để vương triều rơi vào tay dòng họ khác, tâm sự của một hoàng hậu tự cảm thấy
cô đơn, lẻ loi giữa hoàng cung, nỗi lòng của một người con, người em thấy lạc loài trong gia đình… khiến người đọc, người xem xúc động
Sự sắp xếp các tình tiết, hay nói cách khác, cách bố cục, dàn xếp các màn, các hồi, các cảnh cũng là một yếu quan trọng tác động đến sự phát triển của xung đột trong kịch Nguyễn Đình Thi
Nguyễn Trãi ở Đông Quan là vở có xung đột gay gắt Vở kịch đi vào mâu thuẫn đối
kháng không thể điều hòa: Nguyễn Trãi cùng những người dân đau đáu lí tưởng yêu nước và
quân Minh xâm lược cướp nước Kết thúc Nguyễn Trãi ở Đông Quan những xung đột và đối
đầu vẫn chưa được giải quyết triệt để nhưng đây là một vở kịch lịch sử, chúng ta có thể hình dung kết thúc của xung đột qua kết cấu mở của tác phẩm
Trang 8Ở Hòn cuội, xung đột giữa Cuội ngây thơ, trong sáng đến mức tinh khiết với những
con người bình thường, nhiều khiếm khuyết càng không thể dung hòa Vở kịch có hai tuyến truyện đan xen: Chuyện về Cuội và chuyện về cô Thêu Qua sự sắp xếp các màn kịch xung đột
đã đi đến cái kết cái Thiện sẽ chiến thắng cái Ác
Cũng dựa vào tích truyện dân gian nhưng Cái bóng trên tường lại xoay quanh xung
đột về sự hiểu lầm với những tình tiết éo le, bất ngờ của cuộc sống Xung đột lên đến cao trào khi người chồng kết tội và đuổi vợ đi Cái chết của người vợ là đỉnh điểm của mâu thuẫn đồng thời là phần kết của xung đột Người chồng hiểu ra mọi việc thì đã quá muộn, sự việc
đã không thể vãn hồi
Ở Người đàn bà hóa đá và Trương Chi xung đột cũng căng thẳng đến mức không
thể hóa giải qua việc nhà viết kịch dàn xếp các tình tiết trong kịch Khi phát hiện ra sự thật, người đọc không thể đoán định nhân vật sẽ có hành động cụ thể gì: người anh - người chồng
hành xử thế nào trước nỗi bất hạnh vừa phát hiện (Người đàn bà hóa đá); còn Mỵ Nương đấu tranh nội tâm gay gắt có quay lại quyết định ban đầu không (Trương Chi)
Một số vở kịch khác của Nguyễn Đình Thi đã đưa nhịp sống hàng ngày vào trong tác phẩm Các mâu thuẫn không quá căng thẳng, gay cấn mà thường tích tụ theo hướng tiệm tiến
qua nhịp điệu và cách tổ chức tình tiết Với vở Rừng trúc, Nguyễn Đình Thi chọn lọc sự kiện
tiêu biểu để xây dựng tình tiết kịch từ đó tạo nên những xung đột sâu sắc: sự loạn luân trong triều đình nhà Trần dẫn tới những bi kịch nội tâm mỗi nhân vật xuyên suốt vở kịch, sự giằng
xé, nỗi trăn trở của Chiêu Thánh, những bế tắc, chán chường của Trần Cảnh, sự nổi loạn của Trần Liễu, những tính toán của Trần Thủ Độ…
Giấc mơ có cách trình bày xung đột nương theo hướng vận động của cuộc sống qua
từng hồi của vở kịch Người lính đã hơn một lần phải đối diện với Thần Chết để gìn giữ cho cuộc sống hôm nay hòa bình, yên ả Qua hai lần gặp gỡ với Thần Chết, anh thương binh đã nhìn ra được những nút thắt của tâm trí, của cuộc đời chính mình
Tuy nhiên ở vở Con nai đen dù xung đột rất căng thẳng, gay gắt nhưng phần kết thúc
kém chặt chẽ Xung đột kịch được tổ chức còn đơn giản, lỏng lẻo Giữa nhà vua, hoàng hậu Quế Nga và tên Quận công gian ác, tham lam đối đầu khá gay gắt nhưng đoạn kết của vở kịch còn đơn giản, cái kết vội khiến vở kịch có phần nào khiên cưỡng
3.1.2 Xung đột và cao trào
Cao trào không phải chỉ là điểm tập trung cao nhất của xung đột bên ngoài mà còn là điểm tập trung cao nhất của xung đột bên trong, nó gắn với chiều sâu của tính cách và tâm lý nhân vật
Trong một số tác phẩm của mình, Nguyễn Đình Thi đã sử dụng phương pháp xây dựng cốt truyện theo mô hình “đột biến và nhận biết” (hay còn gọi là “đột biến” và “phát
hiện”) trong lí luận về kết cấu bi kịch của Aristote Trong kịch Rừng trúc, Nguyễn Đình Thi
đã sử dụng hình thức “nhận biết và đột biến” để mở ra xung đột và cao trào Khi Chiêu Thánh nhận biết được những éo le trong quan hệ gia đình hoàng tộc thì cũng là lúc nàng thấy rõ nỗi bất hạnh và bi kịch của bản thân, khi Trần Cảnh nhận ra sự bế tắc trước cuộc đời với những toan tính bất chấp lẽ thường thì nỗi chán chường trong vị vua trẻ dâng cao hơn hết Tất cả dẫn tới cao trào của vở kịch, yêu cầu nhân vật phải lựa chọn cho mình một hướng đi khác
Trong vở kịch Trương Chi, đoạn Mỵ Nương nhìn thấy khuôn mặt thật của Trương
Chi, một khuôn mặt “tầm thường, xấu xí” nàng quận chúa xinh đẹp vừa muốn đi theo chàng trai có tiếng hát làm cô đắm say, mê mẩn, vừa muốn trốn chạy vì sợ hãi khuôn mặt đang đối diện
Ở vở kịch Người đàn bà hóa đá đã cho thấy sự nhận biết sự thật về người em gái -
người vợ dẫn tới những đột biến trong suy nghĩ và hành động của người anh - người chồng
Nhìn chung trong các vở kịch của Nguyễn Đình Thi, cao trào thường đặt ở gần cuối
vở kịch khi những xung đột được phát sinh, phát triển và dần tới đỉnh điểm
3.2 Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật
Trang 9Theo Từ điển thuật ngữ văn học “Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu
trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn học Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các loại hình nghệ thuật Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian nên mang tính chủ quan Ngoài không gian vật thể có không gian tâm tưởng…”
Kịch Rừng trúc có sự mở rộng đa dạng về không gian: trong nhà Trần Thủ Độ (hồi I),
Cung Hoàng hậu Chiêu Thánh (hồi II), ngoài sân dinh Thủ Độ (hồi III), cung vua (hồi IV), trong nhà vườn bên hồ Tây (hồi V), quán cơm ở vùng rừng núi (hồi VI), tại ngôi miếu bên bờ sông Hồng (hồi VII), ven hồ Tây tại vườn cây cũ bị tàn phá (hồi VIII - vĩ thanh) Việc lựa
chọn địa điểm trong Rừng trúc hướng người đọc chú ý vào ứng xử của những chủ nhân địa
điểm đó và chú trọng khai thác thế giới nội tâm nhân vật hơn là những xung đột đối kháng
gay gắt Kịch Rừng trúc còn gợi ra không gian văn hoá tâm linh qua hình ảnh bàn thờ vua
cha với khói hương lan toả ở cung Chiêu Thánh hay hình ảnh không gian núi rừng âm u mang đậm dấu ấn Thiền - Phật khi Trần Cảnh rời cung lên Yên Tử Chính những không gian tâm tưởng này giúp người đọc dễ dàng cảm nhận những nỗi đau sâu kín ẩn giấu trong nội tâm của nhân vật cần được giải toả bên cạnh đó khiến vở kịch thấm thía hơn những triết lý Phật giáo, triết lý nhân sinh mà Nguyễn Đình Thi gửi gắm
Trong Con nai đen, cung điện cũng chính là khoảng không gian mà con người phải
đối diện với những xung đột căng thẳng nhất, khoảng không gian mà con người có nhiều mối
lo lắng hơn cả
Với vở Giấc mơ, Nguyễn Đình Thi đặt nhân vật trong bối cảnh chiến trường ngổn
ngang chết chóc và không gian làng quê êm đềm những ngày hòa bình để làm nền phát triển những mối xung đột trong kịch
Miêu tả không gian qua những chỉ dẫn sân khấu, nhà viết kịch xác lập bối cảnh diễn
ra xung đột kịch, định hướng từng phạm vi hiện thực mà người đọc lần lượt tiếp xúc Kịch phản ánh hiện thực ở dạng tập trung, cô đọng nên thường nhấn mạnh những thời khắc hiện
thực trong một không gian nhỏ hẹp Ở vở Hoa và Ngần, căn gác nhỏ của Hoa, một góc sân
bệnh viện, cái sân gác, căn nhà lá ven sông, một ngôi miếu, một quán cơm… là môi trường sống của nhân vật, là nơi diễn ra những sinh hoạt đời thường của con người với những mâu thuẫn không ngừng nảy sinh Không gian kịch nhỏ hẹp phản ánh hiện thực sắc nét, rõ đậm
Thời gian cũng là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên đặc trưng của thể loại
kịch Kịch Rừng trúc, thời gian hành động của các yếu nhân nhà Trần được lựa chọn là 11
năm sau cuộc chuyển giao quyền lực giữa hai nhà Lý - Trần, tức là vào năm 1237 Đây là thời điểm khi cuộc mưu đoạt ngôi vua đã diễn ra khá lâu, lúc này các nhân vật chính trong vở kịch đã chín chắn và thấm thía nỗi đau đớn mà quyền lực gây ra cho số phận mỗi người Vì
thế, xung đột trong kịch Rừng trúc không đối kháng mạnh mẽ, gay gắt mà chỉ là những xung
đột ngầm âm ỉ trong nội tâm nhân vật
Hoa và Ngần viết về khoảng thời gian lịch sử từ năm 1956 - 1972 nên các nhân vật
trong vở kịch cùng chung lí tưởng, chung nhiệm vụ, mục đích: giết giặc, giành lại độc lập, tự
do cho đất nước Theo sự diễn tiến của thời gian, tội ác của kẻ thù ngày càng chồng chất, mối xung đột giữa dân tộc ta với kẻ thù càng sâu đậm, chiến sự theo đó mà càng căng thẳng, khốc liệt Thời gian nghệ thuật chính là yếu tố quan trọng để khắc họa xung đột kịch
3.3 Ngôn ngữ kịch
3.3.1 Ngôn ngữ đối thoại và xung đột của kịch
Xung đột hay diễn biến của hành động kịch chủ yếu bộc lộ qua lời thoại của các nhân
vật Lời thoại bộc lộ tính cách và cuốn nhân vật vào xung đột Như ở hồi IV, vở Rừng trúc
miêu tả sự việc Trần Cảnh và Thuận Thiên yêu thương, chăm sóc cho nhau Thông thường các nhân vật phải chuyện trò xung quanh sự việc đó nhưng cả hai lại hướng ra ngoài phạm vi nội tại của tình huống Ngôn ngữ đối thoại góp phần quan trọng vào việc trình bày xung đột, làm
Trang 10bật ra những mâu thuẫn tồn tại trong quan hệ giữa con người với con người, con người với hoàn cảnh
Ở cuối cảnh IV, vở Tiếng sóng, xuất hiện độ vênh trong đối thoại giữa ông Đạt và bà
giáo Tình thế đối thoại tưởng không có gì căng thẳng nhưng ẩn sâu trong đó là những uẩn khúc tâm lí Một người cố chạy đuổi, một người cố tình lảng tránh, hiểu sai vấn đề Họ hiểu nhau nhưng vờ không hiểu Ý nghĩa bề mặt của lời thoại chỉ là phần nổi trong “tảng băng trôi” tâm lí Độ căng của xung đột kịch do vậy thực chất rất gay gắt
Trong vở kịch Cái bóng trên tường, Nguyễn Đình Thi đã xây dựng cuộc đối thoại
gay gắt của hai vợ chồng về những nghi ngờ, phản bội Người chồng dồn đuổi, người vợ ngỡ ngàng; chồng chì chiết, vợ hốt hoảng; chồng đe nẹt, vợ thanh minh Lời thoại ngắn, nhanh xen cùng những biến đổi trong cung bậc cảm xúc: đắng cay, thất vọng, chua xót, tủi hổ, bẽ bàng đã đẩy xung đột đi đến đỉnh điểm, đòi hỏi được giải quyết gắt gao
Qua những lời đối thoại ta cảm thấy rõ nét những xung đột nội tâm của Mị Nương
trong vở Trương Chi khi cô được nhìn rõ khuôn mặt người yêu dấu bao ngày chỉ qua tiếng
hát Đoạn đối thoại ngắn, đứt quãng cho thấy những suy tính, những boăn khoăn, phân vân và
cả những đấu tranh trong lòng cô quận chúa xinh đẹp Vừa muốn đi, vừa không thể cất bước
3.3.2 Ngôn ngữ độc thoại và xung đột của kịch
Con người không thể sống thiếu suy nghĩ Để có một hành động đúng đắn cho sự tồn tại của bản thân, con người phải cân nhắc, suy nghĩ Ngôn ngữ độc thoại là tiếng nói của nhân vật chỉ nói với chính mình Khảo sát trong mười vở kịch của Nguyễn Đình Thi thì ngoài vở
Hoa và Ngần thì chín vở còn lại đều có yếu tố độc thoại, đặc biệt ở các vở Rừng trúc, Con nai đen, Giấc mơ…, ngôn ngữ độc thoại chiếm tỉ lệ đáng kể
Trong vở Rừng trúc, đoạn độc thoại khá dài của Chiêu Thánh vừa diễn tả những bi
kịch của vị vua cuối cùng triều Lý, vừa cho thấy mối xung đột âm ỉ mà dữ dội trong lòng của nàng
Hay trước cảnh non sông đang lâm nạn, là kẻ thức nhân phải tỉnh táo, Nguyễn Trãi đã phê phán cách nghĩ, cách làm không đúng của những nho sĩ để tự tìm cho mình một cách
sống riêng qua những độc thoại ở vở Nguyễn Trãi ở Đông Quan
Như vậy, với việc sử dụng ngôn ngữ độc thoại, Nguyễn Đình Thi giúp cho người đọc nhìn thấu cuộc sống bên trong nhân vật, những day dứt nội tâm và cả những xung đột mạnh
mẽ giữa thực tại và ước mong của nhân vật
KẾT LUẬN Xung đột là yếu tố cơ bản và quan trọng trong kịch Lấy những mâu thuẫn, xung đột trong đời sống làm đối tượng miêu tả, kịch phản ánh hiện thực theo cách riêng của mình: cô đọng, tập trung, dồn nén Tìm hiểu sự nghiệp văn học của Nguyễn Đình Thi chúng ta không thể không quan tâm đến mảng sáng tác kịch của ông và nghiên cứu kịch Nguyễn Đình Thi ở khía cạnh xung đột kịch, luận văn chỉ hướng tới khai thác những hình thái xung đột trong kịch của Nguyễn Đình Thi cùng nghệ thuật thể hiện những xung đột ấy
Kịch Nguyễn Đình Thi bám sát cuộc sống với những xung đột gần gũi lẽ sống thường hằng của con người Cái đích những xung đột hướng tới không đơn giản, hời hợt mà tập trung vào những tổn thương tâm lí ẩn trong trái tim mỗi con người Xung đột trong mỗi vở kịch thường đặt ra nhiều vấn đề mang tính vĩnh cửu cho cuộc sống như xung đột thật - giả, xung đột nội tâm, xung đột dân tộc
Qua việc thể hiện những hình thái xung đột kịch ở những vở kịch của Nguyễn Đình Thi ta có thể thấy rõ trong cách xây dựng và kiến tạo kết cấu tác phẩm thông qua tình tiết và cao trào của từng vở kịch Không gian - thời gian nghệ thuật cũng là một phương thức quan trọng trong việc xây dựng và triển khai xung đột trong kịch của Nguyễn Đình Thi Với những bối cảnh không thời gian hợp lý, xung đột được dàn dựng và kiến tạo hấp dẫn, mang nét đặc trưng cho bối cảnh của từng màn kịch, cho từng diễn biến hành động của nhân vật Thêm vào