Nghĩa biểu tượng của hình ảnh con đường mòn nơi nghĩa địa trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn?

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN (Trang 41)

- Phùng và Đẩu có hành trình nhận thức giống nhau đều xuất phát từ mục đích tốt đẹp và đầy thiện chí đến

2. nghĩa biểu tượng của hình ảnh con đường mòn nơi nghĩa địa trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn?

Tấn?

- Con đường mòn chính là “ranh giới tự nhiên giữa nghĩa địa những người chết chém hoặc chết tù, ở về phía tay trái và nghĩa địa những người nghèo, ở về phía tay phải. Cả hai nơi, mộ dày khít, lớp này, lớp khác như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ”.

- Hình ảnh này mang nhiều ý nghĩa:

+ Không hề có sự phân biệt giữa những người làm cách mạng hi sinh vì đất nước với những kẻ trộm cắp, giết người. Vô hình trung, những chiến sĩ cách mạng cũng bị xem là “giặc”.

+ Số người bị chết chém hoặc chết tù cũng nhiều như số người bị chết vì nghèo đói. Một con số gợi lên thực trạng xã hội vừa đen tối lại vừa tàn bạo của đất nước Trung Hoa cũ.

+ Con đường mòn không chỉ là ranh giới tự nhiên mà còn là ranh giới vô hình của lòng người, của những định kiến xã hội. Đó là sự ngăn cách giữa quần chúng và những người làm cách mạng.

+ Con đường mòn không chỉ là ranh giới tự nhiên mà còn là ranh giới vô hình của lòng người, của những định kiến xã hội. Đó là sự ngăn cách giữa quần chúng và những người làm cách mạng. Quốc và lưu ý những phương thuốc chữa trị.

- Truyện ngắn Thuốc nêu lên thực trạng: người dân Trung Quốc chìm đắm trong mê muội , lạc hậu và người cách mạng xa rời quần chúng nhân dân.

4. Lỗ Tấn miêu tả những nấm mồ của người nghèo và người chết chém hoặc chết tù trong truyện “Thuốc” như thế nào? Sự miêu tả đó có ý nghĩa gì? “Thuốc” như thế nào? Sự miêu tả đó có ý nghĩa gì?

- Miêu tả những nấm mồ của người nghèo và người chết chém hoặc chết tù trong truyện “Thuốc”: cả hai nơi, mộ dày khít, lớp này lớp khác, như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ.

- Ý nghĩa: Tác giả dùng phép so sánh dựa trên kiểu liên tưởng kết hợp giữa tương đồng (hình dáng nấm mộ giống bánh bao) với tương phản (giữa thua thiệt, chết chóc và “lộc”, “thọ”). Sự sâu sắc, bất ngờ nhất của hình ảnh so sánh ấy là ở chỗ: người nghèo, người cách mạng thì chết nhiều, còn người giàu thì hưởng cuộc sống sung túc và trường thọ. Quần chúng không hiểu sự hi sinh của nhà cách mạng dẫn đến nhiều cái chết trong u mê, nghèo hèn mãi.

5.Hình tượng người cách mạng Hạ Du hiện lên như thế nào? Qua cuộc bàn luận trong quán trà về Hạ Du, Lỗ Tấn muốn nói lên điều gì? Du, Lỗ Tấn muốn nói lên điều gì?

Hạ Du có lí tưởng cách mạng: lật đổ ngai vàng, đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại độc lập dân tộc. Anh dũng cảm, hiên ngang, xả thân vì nghĩa lớn (dám tuyên truyền lí tưởng cách mạng cả với người cai ngục trong những ngày chờ lên đoạn đầu đài), nhưng lại rất cô đơn (buồn thay, ý chí, mục đích và hành động của anh lại được nhận thức một cách đầy sai lạc trong con mắt của quần chúng nhân dân), không ai hiểu việc anh làm, đến nỗi mẹ anh cũng gào khóc kêu anh chết oan! Thật xót xa và đau đớn cho hình ảnh người cách mạng vốn đã không hòa hợp được với quần chúng lại bị nhìn bằng con mắt miệt thị, méo mó, u mê.

Qua cuộc bàn luận trong quán trà về Hạ Du (họ gọi anh là “thằng quỷ sứ”, “thằng nhãi con”, “thằng khốn nạn”; họ coi việc anh làm là “không muốn sống nữa”, “chẳng ra cái thá gì hết”, “làm giặc”; họ cho rằng anh điên, “điên thật rồi”) (“điên” vì anh là người cách mạng giác ngộ lí tưởng sớm; dũng cảm “đi trước buổi bình minh” của dân tộc; vì những hành động “lạc loài”, “dại dột” và vì anh thức tỉnh khi mọi người còn u mê), Lỗ Tấn muốn nói: khi quần chúng chưa giác ngộ thì máu của người cách mạng đổ ra thật vô nghĩa, không được ai chú ý.

6. Vì sao bà mẹ Hoa và bà mẹ Hạ trong nghĩa địa lại an ùi nhau? Hai bà đã bước qua con đường mòn cố hữu ngăn chia khu người chết bệnh với khu người chết chém gợi ta liên tưởng đến điều gì? cố hữu ngăn chia khu người chết bệnh với khu người chết chém gợi ta liên tưởng đến điều gì?

- Họ không biết nhau nhưng cùng có chung một nỗi đau cô quạnh của người già đi viếng người chết trẻ. - Bắt đầu có sự đồng cảm giữa con người với con người.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w