Chứng kiến mẹ bị cha đánh, thằng Phác đã làm gì? Suy nghĩ của anh/chị trước hành động của Phác?

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN (Trang 33)

- Qua cách dùng muối của họ, có thể thấy:

9. Chứng kiến mẹ bị cha đánh, thằng Phác đã làm gì? Suy nghĩ của anh/chị trước hành động của Phác?

ngoại. Lí giải vì sao chị lại gởi con mình?

Người đàn bà thương nhất trong những đứa con chính là thằng Phác, cái thằng mà cả mặt mũi lẫn tính tình đều giống y hệt bố nó. Chi tiết này càng chứng tỏ chị rất mực yêu thương chồng. Cho dù người chồng ấy đem đến cho chị không ít những cay đắng.

Chị gởi con cho ông ngoại là vì trong những lần chị bị chồng hành hạ, thằng Phác đã có những phản ứng quá mức. Có lần nó còn định dùng con dao găm làm vũ khí để bảo vệ người mẹ đáng thương, may mà người chị giằng lại được. Gởi con có thể coi là một giải pháp thích hợp. Chị không muốn con chứng kiến tình cảnh bi đát của gia đình nó. Hơn nữa người đàn bà còn muốn bảo vệ tâm hồn non trẻ của đứa con trước những tác động không tốt từ hoàn cảnh. Nó cho thấy tấm lòng người mẹ yêu thương, lo lắng cho tương lai và sự hình thành nhân cách của con mình.

9. Chứng kiến mẹ bị cha đánh, thằng Phác đã làm gì? Suy nghĩ của anh/ chị trước hành động của Phác? Phác?

- Hành động của Phác:

Lần thứ nhất, thằng Phác chạy lao tới, giằng lấy chiếc thắt lưng, quật vào ngực lão đàn ông. Một lần khác, thằng Phác cầm lấy con dao găm, định làm vũ khí để bảo vệ người mẹ đáng thương.

- Những vấn đề cần suy nghĩ:

Hành động bạo hành gia đình là một trong những nguyên nhân sâu xa đẩy gia đình đến chỗ tan vỡ. Những thành viên trong gia đình, nhất là bọn trẻ là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Trong tình huống này, thằng Phác đã có những hành vi không phù hợp với lứa tuổi. Những hành động của Phác cảnh báo chúng ta về một nguy cơ trẻ con bị ảnh hưởng không tốt đến quá trình hình thành nhân cách nếu sống trong một gia đình đã không hạnh phúc lại còn có bạo lực.

Trách nhiệm nuôi dạy con cái không phải của riêng cha hay mẹ. Ngoài sự quan tâm chăm sóc ra, cha mẹ cũng cần lưu ý đến những hành vi ứng xử với nhau bởi đây cũng là một trong những con đường hình thành nhân cách con trẻ.

Qua đó, nhà văn muốn cảnh báo: Hãy coi chừng: mộtkhi nạn bạo hành trong gia đình đã xảy ra thì nỗi đau mà nó mang lại là không cùng và không của riêng ai. Nạn bạo hành trong gia đình có thể biến một

nỗi đau thể chất thành một nỗi đau tinh thần khó có thứ thuốc nào chữa khỏi. Hãy cứu lấy những bà mẹ và đẩy nạn bạo hành trong gia đình ra khỏi môi trường hồn nhiên tốt đẹp dành riêng cho những đứa trẻ.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w