so sánh kịch vũ như tô của nguyễn huy tưởng và kịch rừng trúc của nguyễn đình thi từ góc nhìn thi pháp thể loại
Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Đình Thi là hai tác giả tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Công chúng biết đến Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Đình Thi với nhiều vở kịch đặc sắc và ghi nhận những đóng góp quan trọng của hai ông trong thể loại này. Nguyễn Huy Tưởng là kịch tác gia tiêu biểu nhất thời kỳ cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Pháp. Kịch của ông có xu hướng kết hợp giữa tính thời sự và tính chất lịch sử, chất anh hùng ca và trữ tình, chất hiện thực và lãng mạn bay bổng. Nguyễn Huy Tưởng nổi tiếng với vở kịch đầu tay được sáng tác vào năm 1941. Tác phẩm này được xem là vở kịch đặc sắc nhất của ông và là vở kịch xuất sắc của Việt Nam. Đây là một vở kịch lịch sử có giá trị về nhiều mặt, một tác phẩm lớn, đa nghĩa, đã và sẽ tiếp tục thu hút giới nghiên cứu tìm hiểu nhằm phát hiện ra những giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm. Cùng thời với Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi được biết đến như một nghệ sĩ đa tài mà sự nghiệp của ông đạt được những thành công trên rất nhiều thể loại. Ông cũng có những đóng góp quan trọng về nghệ thuật kịch. Tác phẩm của Nguyễn Đình Thi mang đặc trưng của kịch “tâm lý - trữ tình”. Trong đó phải kể đến - tác phẩm được coi là lớn nhất trong gia tài kịch của Nguyễn Đình Thi, đánh dấu bước chuyển mình của nền kịch nói Việt Nam nửa cuối thế kỉ XX. Có một điều đặc biệt là: giống như vở kịch trải qua nhiều trắc trở mới đến được với đông đảo công chúng, số phận của vở cũng gập gềnh không kém. gần như bị lãng quên suốt một thời gian dài, mãi đến những năm 60 của thế kỉ XX mới được các nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu còn được sáng tác từ năm 1978 nhưng phải trải qua chặng đường 1 long đong suốt 21 năm mới được công diễn trên sân khấu (và đạt Huy chương vàng tại Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp năm 1999). và đều là hai vở kịch lịch sử mang tầm tư tưởng sâu sắc, gây được nhiều tiếng vang và thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu gần đây. Chúng tôi nhận thấy hai vở kịch này tuy sáng tác cách nhau hơn 30 năm nhưng có điểm gần gũi trong cảm hứng khai thác để khơi gợi ra những bài học giàu ý nghĩa đối với hiện tại. Sự khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa vàlà những lựa chọn riêng về mặt Đây là những gợi ý bước đầu để người viết xác định đề tài nghiên cứu so sánh kịch và . So sánh là một thao tác của tư duy, một phương pháp nhận thức mà qua việc đối chiếu các đối tượng để tìm ra những tương đồng và khác biệt giữa chúng. Người viết cho rằng khi so sánh hai vở kịch này từ góc nhìn thi pháp thể loại, khoá luận sẽ tìm thấy những điểm tương đồng mang tính kế thừa cơ sở truyền thống kịch Việt Nam trước đó và phát hiện ra sự khác biệt về thi pháp thể loại giữa kịch và . Điều này phần nào chứng tỏ nỗ lực cách tân, đổi mới không ngừng của nền văn học kịch Việt Nam từ giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám đến những năm đầu sau khi đất nước được giải phóng. của Nguyễn Huy Tưởng được xem là một vở bi kịch xuất sắc đưa nền nghệ thuật kịch còn khá non trẻ ở Việt Nam lúc bấy giờ lên đỉnh cao của thể loại. Tìm đến thử sức với sân khấu muộn hơn so với Nguyễn Huy Tưởng nhưng Nguyễn Đình Thi cũng đã có những khám phá mới mẻ và rất đáng ghi nhận. là một vở kịch tiêu biểu đánh dấu đóng góp của ông đối với sự phát triển của thể loại, đó là tác phẩm đi đầu cho khuynh hướng kịch “tâm lý - trữ tình” phát triển và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ ở những năm 80 của thế kỷ XX. Bên cạnh đó, tiếp cận đề tài theo hướng so sánh kịch của Nguyễn Huy Tưởng và kịch của Nguyễn Đình Thi từ góc nhìn thi pháp thể loại sẽ giúp người viết có cái nhìn sâu rộng, toàn diện về hai 2 vở kịch lịch sử này trong hệ thống chỉnh thể các đặc trưng riêng của thể loại kịch. Khi nghiên cứu đề tài này, người viết dự định sẽ tìm ra những điểm tương đồng, những điểm khác biệt, những yếu tố phá thể trong thi pháp thể loại ở hai vở kịch và qua đó làm sáng tỏ dấu ấn phong cách riêng của từng tác giả. Kịch của Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Đình Thi vừa mang hơi thở thời đại vừa mang giá trị lịch sử. Cả Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Đình Thi cùng khai thác đề tài lịch sử nhưng lại soi chiếu lịch sử ở những góc độ khác nhau để gửi gắm tư tưởng và những bài học sâu sắc mang tính thời đại. Chính sự khác biệt ở góc độ soi chiếu lịch sử đã góp phần thể hiện phong cách nổi bật của từng tác giả. Từ những lí do trên, người viết quyết định lựa chọn đề tài: “! "Vũ Như Tô#$%&'(&')*+%,"Rừng trúc#$ %&'(-).%/- 0 1,2 Do khoá luận của chúng tôi nghiên cứu đề tài “!" Vũ Như Tô#$%&'(&')*+%,"Rừng trúc#$%&'(- ).%/- 0nênngười viết sẽ bám sát vấn đề này để khảo sát tư liệu, từ phạm vi rộng đến hẹp. Tìm hiểu lịch sử nghiên cứu về thi pháp kịch, chúng tôi thấy vấn đề này đã được đề cập đến từ rất sớm qua một số công trình đáng chú ý như: từ thời cổ đại, cuốn của Aristote đã đưa ra những nguyên tắc chung về sáng tạo nghệ thuật, trong đó có bi kịch; sang đến thế kỉ XVII, Boalo viết cuốn chỉ ra những đổi mới so với thi pháp Aristote. Qua thời gian, lí thuyết về thi pháp học cũng có nhiều thay đổi. Thi pháp hiện đại ra đời. Ở Việt Nam, phải kể đến Đỗ Đức Hiểu với cuốn đã có đóng góp giới thiệu thi pháp học một cách khá toàn diện qua việc xem xét theo phạm vi thể loại. 3 Từ những kết quả trên, chúng tôi tiếp tục khảo sát mảng tài liệu nghiên cứu về phong cách kịch Nguyễn Huy Tưởng, phong cách kịch Nguyễn Đình Thi rồi tìm hiểu phạm vi hẹp hơn là các tài liệu nghiên cứu về vở và đểxem đã có nhà nghiên cứu nào tiếp cận chúng ở góc nhìn thi pháp thể loại hay chưa? 1%34&%"%&'(&')*+%, %34&"Vũ Như Tô 2.1.1. Nghiên cứu phong cách kịch Nguyễn Huy Tưởng Các tác phẩm kịch của Nguyễn Huy Tưởng được các nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ XX. Cùng với thời gian, giới nghiên cứu khám phá thêm nhiều đặc sắc về tư tưởng và nghệ thuật trong kịch Nguyễn Huy Tưởng. Thi pháp kịch của ông đã được phần nào làm rõ qua các bài nghiên cứu đáng chú ý sau: Hà Minh Đức trong bài viết “Kịch Nguyễn Huy Tưởng” (được tập hợp trong cuốn !"#$%) đã đưa ra nhận xét khái quát về phong cách của kịch tác gia này với những đặc điểm nổi bật là giàu chất sử thi, có khả năng khái quát rộng rãi, giàu chất trữ tình, vừa có chiều rộng, vừa có chiều sâu, vừa giàu chất hiện thực, vừa ước mơ bay bổng. Tiếp đến, Phan Cự Đệ cũng với bài viết mang tên “Kịch Nguyễn Huy Tưởng” đăng trên &' số 3 năm 1964 đã khẳng định một số nét phong cách của kịch tác gia này. Đó là Nguyễn Huy Tưởng “thường dựng những mâu thuẫn kịch từ những mâu thuẫn khách quan của xã hội”, “có xu hướng quy mô và có khả năng khái quát rộng rãi”, “thường đi sâu vào những suy nghĩ nội tâm của nhân vật”[5,29], từ đó đặt ra những vấn đề có chiều sâu về tư tưởng, những vấn đề làm cho người đọc phải suy nghĩ, nhân vật thường được lí tưởng hoá và phóng đại, đậm chất lãng mạn… Bích Thu và Tôn Thảo Miên trong bài “Nguyễn Huy Tưởng - khát vọng một đời văn” (in trong cuốn !"# 4 $%) đã đưa ra nhận xét về phong cách kịch của Nguyễn Huy Tưởng: “Điểm dễ nhận thấy trong kịch của ông là chất sử thi dựa trên cơ sở khai thác những mâu thuẫn cơ bản của thời đại, những xung đột quyết liệt liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc… vấn đề ông đặt ra trong kịch thường có tầm khái quát rộng rãi và nhân vật cũng giàu chất sống nội tâm. Ngòi bút sử thi kết hợp với phong vị lãng mạn, trữ tình là đặc điểm cơ bản trong kịch Nguyễn Huy Tưởng” [46 ,28]. 2.1.2. Nghiên cứu vở kịch của Nguyễn Huy Tưởng Trong các sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng, được xem là vở kịch thành công nhất của ông. Tác phẩm này là đề tài hấp dẫn của các nhà nghiên cứu trong những năm gần đây. Trong những bài nghiên cứu về vở kịch này, có bài viết “Bi kịch ” của Đỗ Đức Hiểu đăng trên &' số 10 năm 1997 đã tiếp cận tác phẩm này ở góc độ thi pháp học, phân tích về đối thoại - hành động, không gian - thời gian trong vở kịch . Bài viết đã phần nào gợi ý cho chúng tôi so sánh kịch của Nguyễn Huy Tưởng và của Nguyễn Đình Thi từ góc nhìn thi pháp thể loại. Ngoài ra, Phạm Vĩnh Cư trong bài “Bàn thêm về bi kịch ” đăng trên &' số 7 năm 2000 đã đưa đến một hướng tiếp cận mới về vở kịch này từ góc độ đặc trưng thể loại qua một số bình diện cơ bản của bi kịch: xung đột bi kịch, nhân vật bi kịch, tội lỗi bi kịch và hiệu ứng bi kịch. 11%34&%"%&'(-), %34&"Rừng trúc 2.2.1. Nghiên cứu phong cách kịch Nguyễn Đình Thi Số lượng các bài nghiên cứu - phê bình về kịch Nguyễn Đình Thi đến nay vẫn còn dừng lại ở con số khá khiêm tốn. Điều này càng cho thấy ý nghĩa khoa học của những bài báo và công trình nghiên cứu góp phần nhận diện thi pháp kịch của Nguyễn Đình Thi như: 5 Trong cuốn ()*+$% của Nhà xuất bản Văn hoá thông tin có tập hợp bài viết “Thế giới kịch Nguyễn Đình Thi” của Tất Thắng. Ở bài viết này, Tất Thắng đã đưa ra nhận xét khái quát về thế giới kịch của Nguyễn Đình Thi: “thế giới kịch của Nguyễn Đình Thi là một thế giới văn hoá nơi mà dấu vết văn hoá cổ kim và đông tây, dân gian và bác học… được hội tụ nhân bản và tinh thần nhân đạo nó có sức kì diệu đưa con người và cảnh đời từ hiện thực trở thành huyền thoại” [22,370]. Trên &,-"' số 9 năm 2004, Lê Thị Chính với bài “Một số hình thái xung đột trong kịch Nguyễn Đình Thi” đã khái quát một đặc điểm của Nguyễn Đình Thi trong khai thác xung đột là “nhà văn không hướng tới khai thác những xung đột mang tính chất bạo biệt (như xung đột địch - ta, xung đột giai cấp…) mà hướng tới xung đột thật - giả, xung đột lịch sử, xung đột giữa việc nước và việc người, xung đột giữa quyền lực và quyền sống tự do, tự nhiên của con người…” [3,86]. Ngoài ra, trong luận án tiến sĩ ()"./"#, Lê Thị Chính trên cơ sở tiếp thu các ý kiến của các nhà nghiên cứu trước, đã tiếp cận một cách cụ thể, hệ thống về kịch của Nguyễn Đình Thi dựa theo đặc trưng thể loại. Gần đây nhất, năm 2009, phải kể đến luận văn thạc sĩ 01 () của Bùi Thị Thanh Nhàn đã mang đến một cái nhìn đầy đủ hơn về những đóng góp của Nguyễn Đình Thi trong lĩnh vực sân khấu và nhận diện khái quát phong cách kịch Nguyễn Đình Thi: “kịch Nguyễn Đình Thi có chất trữ tình, lãng mạn của thơ, có âm điệu trầm hùng của nhạc, có phong cách sử thi của tiểu thuyết và phảng phất triết luận”[28,94]. Tuy nhiên, các bài nghiên cứu về kịch Nguyễn Đình Thi còn rất ít, phần lớn chỉ là những nhận xét khái quát. Trong cuốn 234'!%, tập III, Chu Văn Sơn đã có cái nhìn khá sắc sảo về nhiều phương diện trong kịch Nguyễn Đình Thi. 6 Ông khẳng định kịch Nguyễn Đình Thi có chất văn đậm đặc: “Về căn bản kịch của Nguyễn Đình Thi không phải là những tác phẩm sân khấu của một nhà biên kịch mà vẫn là tác phẩm văn học theo phương thức kịch của một nhà văn… Phần lớn các vở kịch của Nguyễn Đình Thi đều ít nhiều mang màu sắc bi kịch, tỏ rõ khuynh hướng tượng trưng và đậm chất triết lý” [30,544]. Nguyễn Văn Thành chú ý đến sự tìm tòi, sáng tạo của Nguyễn Đình Thi trong thể loại kịch. Theo ông, các kịch bản của Nguyễn Đình Thi “kịch bản nào cũng được viết với một bút pháp tân kỳ, táo bạo, thật sự là nỗ lực cách tân cung cách biên kịch nhằm mở rộng dung lượng, sức chứa cũng như tăng cường chất văn học, nâng cao tầm khái quát và chiều sâu triết lý của kịch” [29,237]. 2.2.2. Nghiên cứu vở kịch của Nguyễn Đình Thi là một trong những vở kịch thể hiện rõ nét phong cách của Nguyễn Đình Thi nhưng chỉ đến khi vở kịch được công diễn trên sân khấu và giành được Huy chương vàng tại hội diễn sân khấu chuyên nghiệp năm 1999 thì các nhà nghiên cứu và công chúng mới bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu và phê bình về vở kịch này. Phan Trọng Thưởng với bài “ của Nguyễn Đình Thi và một số vấn đề lí luận sáng tác về đề tài lịch sử” đăng trên &' số 11 năm 1999 đã nhận thấy tài năng của Nguyễn Đình Thi qua vở kịch này là “khả năng khai thác vào các sự kiện lịch sử tưởng như đã cũ để tìm ra trong đó những bài học mới về đạo đức, nhân sinh, khả năng lí giải những vấn đề lớn đặt ra cho mọi thời đại”[49,17]. Nhìn chung những bài viết nghiên cứu về vở còn rất ít và chưa có nhà nghiên cứu nào tiếp cận vở kịch này một cách toàn diện từ góc nhìn thi pháp thể loại. Như vậy điểm qua các bài nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy chưa có bài viết nào so sánh kịch và . Cách tiếp cận hai vở 7 kịch này từ góc nhìn thi pháp thể loại để so sánh là hoàn toàn hợp lý và mới mẻ. Điều này khẳng định đóng góp mới của chúng tôi khi quyết định nghiên cứu đề tài: “!"Vũ Như Tô#$%&'(&')*+%, "Rừng trúc #$%&'(-).%/5 0 67*8%, 9,%34& Khi thực hiện nghiên cứu đề tài “!" Vũ Như Tô #$ %&'(&')*+%," Rừng trúc #$%&'(-).%/ - 0, người viết tập trung nghiên cứu và so sánh hai tác phẩm kịch: của Nguyễn Huy Tưởng và của Nguyễn Đình Thi. Ngoài ra, trong khoá luận này, người viết cũng có sự liên hệ với các sáng tác khác về đề tài lịch sử (thuộc cả thể loại kịch và tiểu thuyết) của Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Đình Thi để làm rõ khuynh hướng khai thác đề tài lịch sử. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiếp tục chứng minh sự khác biệt thể loại giữa tiểu thuyết và kịch khi khai thác đề tài lịch sử để thấy rõ ưu thế riêng của thể loại kịch trong việc thể hiện đề tài “đặc biệt” này. :;%34&<=%>$"$#$ Mục đích nghiên cứu đề tài này của chúng tôi là so sánh để tìm ra điểm tương đồng và khác biệt trong thi pháp kịch ở vở và để qua đó thấy rõ nỗ lực đổi mới, cách tân của kịch nói Việt Nam trong tiến trình phát triển và nhận diện phong cách nghệ thuật đặc sắc riêng của từng tác giả. Đây là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu so sánh kịch của Nguyễn Huy Tưởng và kịch của Nguyễn Đình Thi từ góc nhìn thi pháp thể loại vì vậy chúng tôi khẳng định đề tài này có đóng góp mới cho việc tìm hiểu, khám phá thêm những giá trị của hai vở kịch lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng và của Nguyễn Đình Thi từ 8 góc nhìn thi pháp kịch; đồng thời qua đó góp phần thấy được những nét nổi bật trong phong cách kịch của từng tác giả và sự đổi mới, không ngừng thể nghiệm, phát triển của kịch nói Việt Nam từ trước Cách mạng tháng Tám đến những năm đầu sau khi đất nước thống nhất. ?*@%%34& Khi thực hiện đề tài khoa học này, cơ sở phương pháp luận căn bản nhất mà chúng tôi lấy làm “tinh thần chính” là 561. Bên cạnh đó, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Phương pháp so sánh - Phương pháp phân tích tổng hợp - Phương pháp thống kê ngôn ngữ học AB2&CD"&E Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần nội dung gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài - Chương 2: So sánh kịch của Nguyễn Huy Tưởng và kịch của Nguyễn Đình Thi từ góc nhìn thi pháp thể loại - Chương 3: Vấn đề thể hiện đề tài lịch sử qua kịch và 9 FGHI Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI B@+=&E )" 1.1.1.1. Khái niệm “thi pháp” Thuật ngữ “thi pháp” đã được quan niệm một cách hệ thống trong tư tưởng nhận thức của giới nghiên cứu văn học. “Thi pháp” chính là một bộ phận của lí luận văn học. Tất Thắng trong cuốn đã nêu ra cách hiểu về khái niệm “thi pháp” như sau: “Nếu lý luận văn học ôm trùm cả một phạm vi lớn rộng những vấn đề của sáng tác và tiếp nhận văn học, của mối quan hệ giữa văn học và cuộc sống, giữa nhà văn và người đọc, giữa văn học và tác phẩm, tóm lại là những vấn đề văn học với tư cách là một hình thái đặc biệt của ý thức xã hội… thì đến lượt mình, thi pháp chỉ nghiên cứu những vấn đề nghệ thuật của thi ca” [42,7]. Còn Trần Đình Sử trong cuốn /78 thì cho rằng “thi pháp” là “nghiên cứu hình thức nghệ thuật trong tính chỉnh thể, trong tính quan niệm” [31,17]. Ngày nay, khi khoa học về văn học chú ý nhiều đến khái niệm “thi pháp” thì thi pháp học lại mở rộng đến cả các ngành nhánh 5 619!9$%. 1.1.1.2. Thi pháp thể loại và thi pháp kịch Tất Thắng cho biết đối tượng của 561 là “nghiên cứu những vấn đề nghệ thuật của từng thể loại, đặc biệt là những đặc trưng thể loại” [42,8] như thi pháp tiểu thuyết, thi pháp thơ, thi pháp truyện… Từ đó, Tất Thắng khẳng định “thi pháp kịch là thi pháp thể loại” [42,8].Như vậy, nghiên cứu những đặc trưng của thể loại kịch. 10 [...]... nổi bật của mỗi tác giả Đây là những mục tiêu mà chúng tôi muốn làm rõ ở những chương sau 23 Chương 2 SO SÁNH KỊCH VŨ NHƯ TÔ CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG VÀ KỊCH RỪNG TRÚC CỦA NGUYỄN ĐÌNH THI TỪ GÓC NHÌN THI PHÁP THỂ LOẠI 2.1 Tóm tắt cấu trúc kịch bản Trước khi tiến hành so sánh kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng và Rừng trúc của Nguyễn Đình Thi, chúng tôi xin đưa ra phần tóm tắt cấu trúc kịch bản của hai... chúng tôi đã trình bày những nội dung cơ bản của thi pháp kịch Khi thực hiện đề tài so sánh vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng và Rừng trúc của Nguyễn Đình Thi từ góc nhìn thi pháp thể loại, chúng tôi sẽ dựa vào các đặc trưng cơ bản đó của kịch và lấy đó làm tiêu chí để tiến hành so sánh 1.1.2 Các quan niệm sáng tác trong tiến trình phát triển kịch ở Việt Nam Lịch sử hình thành và phát triển kịch. .. rồi bình thản ra pháp trường 2.1.2 Cấu trúc kịch bản Rừng trúc của Nguyễn Đình Thi Khác với kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng có cấu trúc 5 hồi theo mô hình kịch cổ điển Pháp thể hiện trình tự phát triển của xung đột kịch, cấu trúc kịch bản Rừng trúc của Nguyễn Đình Thi được chia ra làm 8 phần, ở đây chúng tôi tạm gọi là 8 hồi Cấu trúc vở Rừng trúc không sắp 27 xếp như mô hình cấu trúc theo hành động... phần cơ sở lí luận về thi pháp kịch đã được trình bày ở mục 1.1 chương 1, người viết sẽ so sánh kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng và Rừng trúc của Nguyễn Đình Thi dựa theo các tiêu chí đặc trưng cơ bản của thể loại kịch bao gồm xung đột, nhân vật, hành động, ngôn ngữ và không - thời gian Trong đó, việc so sánh theo tiêu chí hành động kịch ở vở Vũ Như Tô và Rừng trúc sẽ được chúng tôi lồng ghép trình... Chúng tôi sẽ lấy đó làm cơ sở để việc so sánh theo các tiêu chí của thi pháp kịch (xung đột, nhân vật, ngôn ngữ, không thời gian) được thuận tiện hơn và bám sát văn bản kịch 2.1.1 Cấu trúc kịch bản Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng Vũ Như Tô là vở kịch có cấu trúc logic, nghiêm ngặt chịu ảnh hưởng theo kiểu bi kịch cổ điển Pháp gồm 5 hồi, mỗi hồi lại gồm nhiều lớp nhỏ Cấu trúc của kịch Vũ Như Tô thuộc loại. .. mục xung đột và nhân vật kịch 2.2.1 Xung đột kịch Khi so sánh mâu thuẫn kịch trong vở Vũ Như Tô và Rừng trúc, người viết nhận thấy có những điểm tương đồng: Thứ nhất, Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Đình Thi đều khai thác xung đột từ những sự kiện lịch sử Phương hướng tiếp cận xung đột và cách thức triển khai xung đột trong kịch Vũ Như Tô và Rừng trúc thể hiện những mâu thuẫn bản chất nhất của lịch sử Hơn... với Nguyễn Vũ Trịnh Duy Sản nhờ Nguyễn Vũ dâng sớ đòi “đuổi Vũ Như Tô, bãi Cửu Trùng Đài, thải thợ” nhưng Nguyễn Vũ đã xé tờ sớ đó - Lớp IV: Thái Tử Chiêm Thành xuất hiện, thông báo với Vũ Như Tô và Nguyễn Vũ về tình hình thuyền đá trở về để xây đài và thổ lộ sự sốt ruột chờ thuyền đá ra đủ để được về quê hương Nguyễn Vũ và Vũ Như Tô tỏ vẻ cảm thông trước tình cảnh của thái tử - Lớp V: Đan Thi m ra và. .. các quan niệm, tư tưởng sáng tác kịch cũng linh hoạt hơn, đặc biệt là kịch còn mở rộng sang bình diện tâm lý 1.2 Cơ sở thực tiễn Có thể khẳng định sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Đình Thi có cơ sở từ thực tiễn truyền thống kịch Việt Nam trước đó Tác phẩm kịch của hai ông chịu ảnh hưởng của sự thay đổi quan niệm sáng tác và thi pháp học đương thời Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Đình Thi đều đã kế thừa... này quân Nguyên còn có thể xâm lược thì không biết lớp sau có được như lớp người bây giờ không Chiêu Thánh tỏ ý tin tưởng vào lớp người sau với những đại diện như Chiêu Minh Vương Quang Khải và Trần Quốc Tuấn Chiêu Thánh vui mừng khôn xiết khi đất nước đánh thắng giặc xâm lăng 30 2.2 So sánh kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng và kịch Rừng trúc của Nguyễn Đình Thi từ góc nhìn thi pháp thể loại Bám... Đan Thi m chờ đến khi Vũ Như Tô vào thì dẫn một đội nữ binh gác điện 24 - Lớp VI: Bọn lính giải Vũ Như Tô vào Một người lính báo với Đan Thi m rồi cả bọn lui - Lớp VII: Đan Thi m đối thoại với Vũ Như Tô để bộc lộ tấm lòng “đồng bệnh” Đan Thi m kể cho Vũ Như Tô về cuộc đời mình, bày tỏ sự cảm thông cho bi kịch Tài - Sắc và Lụy và cái nợ tài hoa của Vũ Như Tô Cả hai cùng bất bình với việc triều đình . chúng tôi đã trình bày những nội dung cơ bản của thi pháp kịch. Khi thực hiện đề tài so sánh vở kịch của Nguyễn Huy Tưởng và của Nguyễn Đình Thi từ góc nhìn thi pháp thể loại, chúng. tiễn của đề tài - Chương 2: So sánh kịch của Nguyễn Huy Tưởng và kịch của Nguyễn Đình Thi từ góc nhìn thi pháp thể loại - Chương 3: Vấn đề thể hiện đề tài lịch sử qua kịch. ở những năm 80 của thế kỷ XX. Bên cạnh đó, tiếp cận đề tài theo hướng so sánh kịch của Nguyễn Huy Tưởng và kịch của Nguyễn Đình Thi từ góc nhìn thi pháp thể loại sẽ giúp người