Sự khác biệt thể loại trong việc thể hiện đề tài lịch sử

Một phần của tài liệu so sánh kịch vũ như tô của nguyễn huy tưởng và kịch rừng trúc của nguyễn đình thi từ góc nhìn thi pháp thể loại (Trang 79 - 91)

- Người thị nữ tâm sự với Chiêu Thánh về nỗi lo sau này qn Ngun cịn có thể xâm lược thì khơng biết lớp sau có được như lớp người bây giờ

3.2.Sự khác biệt thể loại trong việc thể hiện đề tài lịch sử

VẤN ĐỀ THỂ HIỆN ĐỀ TÀI LỊCH SỬ QUA KỊCH VŨ NHƯ TÔ VÀ RỪNG TRÚC

3.2.Sự khác biệt thể loại trong việc thể hiện đề tài lịch sử

Như đã nói ở trên, đề tài lịch sử có thể được các nhà văn thể hiện qua nhiều thể loại văn học như tiểu thuyết, kịch, truyện ngắn. Ở phần này, chúng tôi sẽ tập trung làm rõ sự khác biệt của hai thể loại văn học lịch sử

phổ biến nhất - đó là tiểu thuyết và kịch. Mục đích của chúng tôi khi chỉ ra sự khác biệt giữa thể loại tiểu thuyết và kịch trong việc thể hiện đề tài lịch sử là muốn khám phá xem đặc trưng của từng thể loại này sẽ chi phối ra sao đến cách thể hiện lịch sử. Chúng tôi cũng cho rằng khi khám phá được sự khác biệt thể loại trong việc thể hiện đề tài lịch sử sẽ góp phần lí giải xem tại sao Nguyễn Huy Tưởng thể hiện sở trưởng viết về đề tài lịch sử của mình ở cả hai thể loại kịch và tiểu thuyết, trong khi đó, tại sao cái lịch sử “xa xôi” của dân tộc lại chỉ được Nguyễn Đình Thi chọn thể loại kịch để thể hiện chứ khơng dùng tiểu thuyết? Phải chăng điều này cũng thể hiện phong cách riêng của từng tác giả? Sự lựa chọn thể loại khi viết về lịch sử cũng có thể xuất phát từ quan niệm của Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Đình Thi về mức độ và giới hạn của hư cấu nghệ thuật trong một tác phẩm viết về lịch sử? Đó là những băn khoăn mà chúng tôi sẽ cố gắng luận giải ở phần này.

Thực hiện yêu cầu tìm ra sự khác biệt giữa tiểu thuyết và kịch trong việc thể hiện đề tài lịch sử chính là chúng ta sẽ phải đi tìm sự khác nhau giữa “tiểu thuyết lịch sử” và “kịch lịch sử”. Có thể giải thích một cách dễ hiểu thì “tiểu thuyết lịch sử” là một loại hình tiểu thuyết lấy đề tài lịch sử làm nội dung chính. Tương tự, “kịch lịch sử” là một loại hình kịch lấy đề tài lịch sử làm nội dung chính. “Kịch lịch sử” và “tiểu thuyết lịch sử” đều có chung đề tài phản ánh là lịch sử. Vậy thì sự khác nhau giữa chúng chính là sự khác nhau giữa đặc trưng của tiểu thuyết và đặc trưng của kịch.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì một trong những đặc trưng riêng nổi bật của tiểu thuyết chính là “tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn khơng gian và thời gian”[17,222]. Kịch thì khác. Đặc trưng của kịch là tính giới hạn về khơng gian và thời gian. Cũng chính vì đặc trưng này mà kịch khơng thể có một dung lượng dày dặn như tiểu thuyết. Một cuốn tiểu thuyết dày tới vài nghìn trang vẫn có thể hấp dẫn được bạn đọc là bởi nó có thể tái hiện sinh động cả một thời

kì lịch sử rộng lớn với nhiều biến cố xảy ra ở nhiều nơi, ở những thời điểm lịch sử khác nhau, ảnh hưởng đến cuộc đời của nhiều nhân vật. Còn kịch, với đặc trưng là một bộ môn nghệ thuật sân khấu, kịch bản viết ra với mục đích để trình diễn, một kịch bản chỉ có độ dài khoảng vài trăm trang đủ để diễn viên có thể diễn xong tồn bộ vở kịch trong vịng tối đa là ba giờ. Đó là khoảng thời gian tối đa để có thể duy trì sự chú ý, hứng thú của khán giả xem kịch. Tiểu thuyết có khả năng phản ánh một cách bao quát và sinh động hiện thực, dù cho đó là hiện thực lịch sử đã qua, theo hướng tiếp cận cả bề rộng và chiều sâu. Nói cụ thể hơn, với lợi thế là một cấu trúc tự sự lớn, tiểu thuyết có khả năng riêng trong việc tái hiện hiện thực đời sống với quy mô lớn và chứa đựng trong đó những vấn đề sâu sắc của đời sống xã hội, của số phận con người… Nếu như tiểu thuyết có dung lượng phản ánh rộng, có thể phản ánh cả một giai đoạn lịch sử, một thời kì lịch sử lớn lao với nhiều biến chuyển, có thể kể về cả cuộc đời nhân vật hay khắc họa nhiều số phận nhân vật thì khác với tiểu thuyết, kịch lại chỉ phản ánh được lịch sử ở những thời điểm ngắn ngủi, khoảnh khắc gay cấn, chứa nhiều biến cố nhất và khắc hoạ nhân vật ở thời điểm “sóng gió” nhất của cuộc đời. Đây cũng là một trong những lí do để các tác giả lựa chọn thể hiện lịch sử qua thể loại tiểu thuyết hay kịch, sao cho phù hợp với nội dung mà họ muốn truyền tải. Chẳng hạn như tiểu thuyết An Tư, xuất phát từ ý đồ sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng là phản ánh chất bi tráng của một thời đại lịch sử thấm sâu vào số phận nhiều nhân vật nên nhà văn phải chọn thể loại tiểu thuyết mới chứa đựng được hết dung lượng các sự kiện và nhân vật của thời đại lịch sử đó. Đây là câu chuyện nói đến sự kiện Thoát Hoan đem quân tiến đánh nước ta và yêu cầu nhà Trần cống nạp công chúa An Tư làm chia rẽ tình u giữa nàng và Trần Thơng. Bên cạnh đó, tiểu thuyết An Tư cịn ca ngợi tinh thần u nước của nhà Trần trong giai đoạn chuẩn bị lực lượng chiến đấu chống quân Nguyên. Xoay quanh sự kiện này, ngoài việc khắc hoạ số phận nhân vật chính là An Tư và Trần Thơng,

Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng hàng loạt nhân vật lịch sử như Thượng Hồng, vua Trần Nhân Tơng, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản, Lê Phụ Trần, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng… - đó những nhân vật làm nên hào khí Đơng A của nhà Trần. Một hiện thực lịch sử như thế sẽ khơng thể bó gọn lại trong dung lượng của một vở kịch được. Nguyễn Huy Tưởng phải chọn tiểu thuyết bởi tiểu thuyết có sức chứa lớn và phản ánh được lịch sử mang tính vĩ mơ. Tiểu thuyết có thể tái hiện được một thời đại đầy bão tố của nhà Trần qua nhiều số phận, nhiều tính cách nhân vật. Chỉ có tái hiện lại một đoạn đời diễn ra trong một quãng thời gian ngắn, gấp gáp với những biến cố dữ dội tạo nên bước ngoặt của số phận nhân vật mới thích hợp với kịch. Khi viết về một thời điểm giới hạn là một đoạn đời của Vũ Như Tô gắn liền với sự kiện xây Cửu Trùng Đài, Nguyễn Huy Tưởng đã chọn kịch. Sự khác biệt thể loại về quy mô dung lượng phản ánh hiện thực xuất phát từ tính giới hạn về khơng - thời gian của kịch và tính khơng giới hạn về khơng - thời gian của tiểu thuyết đã lí giải vì sao Nguyễn Đình Thi lại chọn kịch để thể hiện nội dung chính của Rừng trúc và Nguyễn Trãi ở Đông Quan. Bởi Rừng trúc thể hiện mối xung đột của các nhân vật trong dòng họ nhà Trần xảy ra trong thời gian giới hạn từ năm 1237 đến 1238. Cịn Nguyễn Trãi ở Đơng Quan viết về những biến cố chỉ trong đoạn đời 10 năm Nguyễn Trãi bị giam lỏng. Chúng tôi xin nêu ra thêm ví dụ về một tiểu thuyết cũng khai thác đề tài lịch sử nhà Trần là Bão táp cung đình của Hồng Quốc Hải để thấy rõ sự khác biệt giữa tiểu thuyết này với kịch Rừng trúc của Nguyễn Đình Thi. Tiểu thuyết Bão táp cung đình của Hồng Quốc Hải viết về thời kì lịch sử lớn từ lúc chuyển giao quyền lực Lý - Trần rồi nhà Trần đi vào công cuộc hồi sinh đất nước và chuẩn bị đối phó với qn xâm lược Mơng Cổ đang lăm le xâm lược Đại Việt. Phản ánh cả một thời kì lịch sử dài với rất nhiều các sự kiện, nhiều biến cố và khắc hoạ hàng loạt các nhân vật lịch sử như Lý Huệ Tơng, Trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hồng, Trần Thị Dung, Trần Cảnh,

Thuận Thiên, Trần Cảnh, Hoàng tiên sinh, Nguyễn Nộn, Quốc sư Phù Vân… thì hình thức thể hiện thích hợp nhất để Hồng Quốc Hải truyền tải chính là tiểu thuyết. Cịn Nguyễn Đình Thi chỉ tập trung khai thác lịch sử một giai đoạn của nhà Trần với khá ít biến cố, xảy ra ở giai đoạn 11 năm sau khi mưu kế của Trần Thủ Độ đoạt ngơi về cho nhà Trần thành cơng, trong đó tập trung thể hiện xung đột trong quan hệ của sáu nhân vật thuộc Hoàng tộc nhà Trần nên sự lựa chọn thể loại kịch là hợp lí.

Điểm khác biệt nổi bật tiếp theo, đó là kịch chỉ tồn tại dưới hình thức ngơn ngữ nhân vật thông qua đối thoại và độc thoại mà không tồn tại ngôn ngữ người kể chuyện. Trong khi đó, ở tiểu thuyết, ngồi ngơn ngữ nhân vật cịn có ngơn ngữ người kể chuyện. Tác giả kịch bản khơng có chỗ đứng trong kịch mà chỉ thể hiện vai trị ít ỏi của mình qua các chú thích, chỉ dẫn ngắn gọn về thời gian, khơng gian, bài trí sân khấu hay diễn xuất của nhân vật. Còn tác giả trong tiểu thuyết lại ln giữ vị trí quan trọng trong tác phẩm của mình, anh ta trở thành người kể chuyện ln ẩn hiện trên từng trang tiểu thuyết, có khi anh ta là người trần thuật vơ hình - nhân vật trung gian đứng ngoài kể lại diễn biến sự việc một cách khách quan, có khi anh ta có quyền “nhảy vào” bình luận, cũng có khi người kể chuyện lại chính là một nhân vật xưng “tôi” trong câu chuyện. Việc tồn tại ngôn ngữ kể chuyện trong tiểu thuyết là điểm chung mang đặc trưng của phương thức tự sự nhưng lại là điểm khác biệt nổi bật khi so sánh tiểu thuyết với kịch. Cốt truyện kịch chỉ được thể hiện qua những đối thoại của nhân vật. Còn ở tiểu thuyết, người kể chuyện với tư cách là một nhân vật trung gian sẽ thuật lại đầu đi câu chuyện. Với vai trị là người kể chuyện, tác giả còn phát huy các sở trường miêu tả cảnh vật, tái hiện lại bối cảnh không gian rộng lớn, khắc hoạ nhân vật cụ thể, tỉ mỉ không chỉ ở hành động, lời nói mà cịn miêu tả về ngoại hình cũng như phân tích sâu sắc những góc khuất tâm hồn, những diễn biến tâm lý của nhân vật. Nhà viết kịch sẽ không thể diễn tả cụ thể, tỉ mỉ khung cảnh lịch sử như trong tiểu thuyết. Chẳng hạn, ở kịch

Như Tô, cuộc nổi dậy của dân chúng theo phe phản loạn Trịnh Duy Sản để

giết vua, phá Cửu Trùng Đài không được miêu tả tỉ mỉ bằng ngôn ngữ của người kể chuyện như trong tiểu thuyết mà người đọc chỉ hình dung được cái cục diện nguy cấp điên đảo ấy qua những chú thích hàm súc của tác giả về âm thanh sân khấu như “Có tiếng quân reo dữ dội: Giết chết Vũ Như Tơ, giết chết lũ cung nữ”[52,117],“Có tiếng ầm ầm như long trời lở đất” [52,123] hay chú thích ngắn gọn về bày trí sân khấu “Chợt có ánh lửa, sáng rực cả tàn than, bụi khói bay vào”[52,124]… Khác với kịch, tiểu thuyết An

Tư có những đoạn miêu tả dài bằng ngơn ngữ trần thuật của tác giả để tái

hiện khung cảnh hào hùng của trận đánh Chương Dương: “… Ngọn cờ ngả về đằng trước. Trống trận nổi lên, tiếng ca nổi lên, thuyền vun vút như lá tre tiến về phía Chương Dương. Bấy giờ đã mờ mờ sáng ngày mồng mười tháng năm. Tiếng ca của đoàn tráng sĩ vừa dứt; xa xa mập mờ đã thấy bóng thuyền giặc. Mười chiếc thuyền cản trở đi đầu. Một tiếng nổ kinh thiên động địa, tức thì từ thuyền Mơng Cổ tiếng đại bác bắn ra như mưa, khói bốc lên mù mịt. Trong nháy mắt, hai thuyền dẫn hoả của Chiêu Minh Vương đã chìm dưới đáy sơng. Đạn rào rào lướt qua các mui thuyền, tráng sĩ tối tăm cả mặt mũi…”[52,291]. Một ví dụ khác, nếu như trong kịch

Rừng trúc, các nhân vật khơng hề được miêu tả về ngoại hình thì ở thể loại

tiểu thuyết như Bão táp cung đình, tác giả có quyền miêu tả chân dung nhân vật từ ngoại hình đến tính cách. Trong kịch Rừng trúc, từ sự kiện Lý Chiêu Hoàng khi hay tin Thủ Độ xếp đặt cho Trần Cảnh lấy Thuận Thiên thì Nguyễn Đình Thi chỉ được phép cho nhân vật độc thoại hay đối thoại để khắc hoạ những dằn vặt nội tâm của nhân vật. Cũng khai thác sự kiện đó, trong tiểu thuyết Bão táp cung đình, Hồng Quốc Hải đã thể hiện được thế mạnh của tiểu thuyết qua việc dùng ngôn ngữ tác giả ở ngôi thứ ba để miêu tả sự thay đổi ngoại hình nhân vật Chiêu Thánh sau khi trải qua những dằn vặt nội tâm: “Chiêu Thánh ngồi ủ rũ như một chiếc xác không hồn. Đã tám hôm nay nàng khơng cho bọn tì nữ trải đầu hoặc trang điểm. Tóc nàng rối

bù, xoắn xuýt thành từng ngọn đung đưa như con rắn. Mắt nàng mờ đục, lúc nào cũng ngơ ngác nhìn xốy vào một điểm vơ hình. Chợt khóc chợt cười. Nàng lấy hương xạ đốt lên rồi cắm la liệt khắp xó xỉnh trong nhà.” [16,223].

Người kể chuyện trong tiểu thuyết mặc dù tỏ ra khách quan nhưng nhân vật trung gian này cũng không giấu được thiên hướng chủ quan trong nhìn nhận, đánh giá sự kiện và nhân vật của tác phẩm. Chỉ với những lời thoại, kịch để người đọc, người xem tự đánh giá, nhận xét về sự kiện, nhân vật lịch sử của tác phẩm chứ không giống như tiểu thuyết áp đặt cái nhìn chủ quan của tác giả lên người đọc. Chẳng hạn, ở đoạn tả trận chiến Chương Dương trong tiểu thuyết An Tư mà chúng tơi vừa dẫn ra ở phía trên, mặc dù tác giả chọn điểm nhìn bên ngồi để phản ánh lại khung cảnh chiến trận nhưng người đọc vẫn có thể cảm nhận rõ rệt cảm xúc của chính Nguyễn Huy Tưởng đối với khung cảnh lịch sử mà ơng đang tái hiện. Đó là lịng tự hào dân tộc của tác giả trước hào khí Đơng A mà các nhân vật lịch sử nhà Trần đã thể hiện qua trận chiến này. So sánh giữa kịch Rừng trúc và

tiểu thuyết lịch sử Bão táp cung đình - hai tác phẩm cùng viết về lịch sử nhà Trần, chúng ta có thể thấy rõ tính khách quan của Nguyễn Đình Thi khi tái hiện đúng khơng khí lịch sử với những sự kiện quan trọng và phản ánh đúng bản chất nhân vật. Thủ Độ là một nhân vật mang tính chân thực lịch sử với đầy đủ những nét cá tính tiêu biểu, vừa là kẻ thốn nghịch, lại vừa là bậc công thần của nhà Trần. Tuy nhiên, trong tiểu thuyết Bão táp cung

đình thì cái giọng điệu và ngơn ngữ của người kể chuyện đã phần nào áp

đặt lên người đọc một cái nhìn cảm thơng mà tác giả Hồng Quốc Hải cố tình gửi gắm. Nếu như sử sách vẫn coi Trần Thủ Độ là một kẻ bất trung, tàn bạo thì Hồng Quốc Hải lại muốn trả lại công bằng cho nhân vật lịch sử này khi khẳng định công lao của Thủ Độ đối với nhà Trần và biện giải rằng việc Thủ Độ giành quyền lực về tay nhà Trần trong lúc nhà Lý đang suy

đồi tới cực điểm là việc làm xuất phát từ mục đích chính trị muốn trấn an đất nước trong lúc nước nhà loạn lạc.

Nếu như nhân vật trong kịch là nhân vật hành động và chỉ có thể làm nổi bật tính cách bằng hành động thì nhân vật tiểu thuyết lại là “con người nếm trải, tư duy, chịu đau khổ và dằn vặt trong cuộc đời”[17,224]. Cả kịch và tiểu thuyết đều chú trọng xây dựng những cá tính nhân vật nổi bật. Việc miêu tả tính cách nhân vật kịch chỉ bó hẹp trong phạm vi ngơn ngữ hành động của nhân vật nên tác giả kịch thường phải lựa chọn một hoặc một vài đặc điểm tính cách tiêu biểu nhất làm nịng cốt cá tính của nhân vật để khiến nhân vật trở nên nổi bật về tính cách. Có thế lấy ví dụ như nói đến Vũ Như Tơ là người đọc thấy ngay tính cách nghệ sĩ khát khao cái Đẹp, còn Đan Thiềm lại là một con người có tấm lịng “đồng bệnh”, u cái Tài, cái Đẹp. Khác với kịch, tiểu thuyết miêu tả một cách toàn diện và đa dạng tính cách nhân vật. Trong tiểu thuyết Đêm hội Long Trì, nhân vật Đặng Lân

Một phần của tài liệu so sánh kịch vũ như tô của nguyễn huy tưởng và kịch rừng trúc của nguyễn đình thi từ góc nhìn thi pháp thể loại (Trang 79 - 91)