Khuynh hướng lựa chọn đề tài lịch sử

Một phần của tài liệu so sánh kịch vũ như tô của nguyễn huy tưởng và kịch rừng trúc của nguyễn đình thi từ góc nhìn thi pháp thể loại (Trang 71 - 79)

- Người thị nữ tâm sự với Chiêu Thánh về nỗi lo sau này qn Ngun cịn có thể xâm lược thì khơng biết lớp sau có được như lớp người bây giờ

3.1.Khuynh hướng lựa chọn đề tài lịch sử

VẤN ĐỀ THỂ HIỆN ĐỀ TÀI LỊCH SỬ QUA KỊCH VŨ NHƯ TÔ VÀ RỪNG TRÚC

3.1.Khuynh hướng lựa chọn đề tài lịch sử

Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Đình Thi đều được cơng chúng biết đến là những tác giả văn học Việt Nam hiện đại nhưng lại có mối quan tâm đặc biệt trong sáng tác về đề tài lịch sử. Hai ông là những đại diện tiêu biểu cho khuynh hướng sáng tác lựa chọn đề tài lịch sử.

Ngay từ trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Huy Tưởng đã được biết đến là một cây bút chuyên khai thác đề tài lịch sử. Đề tài lịch sử trong những sáng tác của ông không chỉ tồn tại ở thể loại kịch (Vũ Như Tô, Cột

đồng Mã Viện…) mà còn trở thành cảm hứng sáng tác cho ông ở nhiều thể

loại khác, đặc biệt là tiểu thuyết (Đêm hội Long Trì, An Tư …), ngồi ra cịn có truyện thiếu nhi (Lá cờ thuê sáu chữ vàng, Kể chuyện Quang

Trung…). Nguyễn Huy Tưởng thường khai thác đề tài nằm ở khúc quanh

của lịch sử, trong thời điểm xảy ra các biến cố dữ dội. Với đặc trưng của thể loại kịch, Vũ Như Tô tái hiện những xung đột xã hội gay gắt nhất thời vua Lê Tương Dực gắn liền với số phận bi kịch của nhân vật chính. Khác với Vũ Như Tơ, kịch Cột đồng Mã Viện không tập trung vào số phận một nhân vật mà lại tập trung khai thác sự kiện Mã Viện sau khi chiến thắng Hai Bà Trưng đã cho dựng một cột đồng lớn có khắc chữ “Đồng trị chiết, Giao Chỉ diệt” gây ra sự phẫn uất cho dân chúng. Ở thể loại tiểu thuyết,

Nguyễn Huy Tưởng cũng lựa chọn những giai đoạn đầy kịch tính của lịch sử. Đêm hội Long Trì tái hiện thời điểm nhân dân ốn ghét tột độ bọn quý tộc phong kiến Trịnh Sâm, Đặng Thị Huệ, Đặng Mậu Lân. Còn An Tư lại chọn viết về giai đoạn nhà Trần chuẩn bị lực lượng chiến đấu chống bọn quân Nguyên xâm lược vào những năm 1284 - 1285.

Cần phải nhận thức được rằng khuynh hướng khai thác đề tài lịch sử không đơn giản là thái độ quay lưng với thực tại của các tác giả mà gián tiếp thể hiện lòng yêu nước và tinh thần dân tộc qua lăng kính lịch sử, qua ý thức tơn sùng và đề cao nghĩa khí của các cá nhân gắn liền với các sự kiện lịch sử. Nguyễn Huy Tưởng khai thác đề tài lịch sử là để phục vụ trực tiếp cho những yêu cầu của hiện tại. Đúng như nhận xét của Bích Thu và Tơn Thảo Miên về quan niệm sáng tác các tác phẩm có đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng: “Nguyễn Huy Tưởng không săn đuổi đề tài theo quan niệm phục cổ, sùng bái và thêu dệt quá khứ. Trong các tiểu thuyết lịch sử của mình, Nguyễn Huy Tưởng không chỉ muốn diễn đạt tri thức của ông về lịch sử, đưa người đọc ngược về với thời gian, với quá khứ mà điều quan trọng hơn là muốn gieo vào lòng họ những câu hỏi, đặt ra những vấn đề đối thoại trong sáng tác để mọi người cùng nghiền ngẫm và liên tưởng, tìm mối cảm thơng với những con người trong câu chuyện xưa, nay chỉ còn lại những dòng chữ khắc trên bia đá hay được ghi vài dịng trong chính sử.” [46,19].

Nguyễn Huy Tưởng mượn đề tài lịch sử để gửi gắm những vấn đề hiện tại và dùng tài năng nghệ sĩ của mình biến “những dịng viết hố thạch của sử sách về một sự kiện hay một con người trở thành cả một câu chuyện dài, sống động và gần gũi với người đọc hôm nay”[46,194]. Ở kịch Vũ Như

Tô, ông nêu lên những triết lý nhân sinh và nghệ thuật có ý nghĩa sâu sắc

qua số phận bi kịch của người nghệ sĩ. Nguyễn Huy Tưởng đã mượn sự kiện lịch sử về người thợ Vũ Như Tô để bộc bạch sự day dứt của một nghệ sĩ khát khao sáng tạo cái Đẹp nhưng cái Đẹp đó lại mâu thuẫn gay gắt với

đời sống thực tế. Có thể liên hệ vấn đề có tính triết lý này ở Vũ Như Tô với cuộc tranh luận giữa phái nghệ thuật vị nghệ thuật và phái nghệ thuật vị nhân sinh diễn ra vào những năm 1935 - 1939 để thấy được ý nghĩa thời sự của vở kịch này. Điểm chung giữa những tác phẩm viết về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng là ông đều thể hiện tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc trong con người Việt. Dưới ách thống trị của chế độ thực dân, Nguyễn Huy Tưởng lấy cảm hứng từ các sự kiện trong quá khứ của lịch sử dân tộc để gửi gắm tâm sự và tình u nước một cách kín đáo. Tiểu thuyết lịch sử An Tư dù kể lại mối tình tan vỡ của cơng chúa nhà Trần - An Tư với Chiêu Thành Vương nhưng nội dung chính vẫn là ca ngợi tinh thần yêu nước và dũng cảm đấu tranh chống quân xâm lược của quân dân nhà Trần.

Đêm hội Long Trì thể hiện sự ốn ghét của nhân dân trước những hành

động vô nhân của bọn thống trị. Việc tác giả để cho Đặng Lân phải chết dưới lưỡi kiếm của chàng Nguyễn Mại nghĩa khí đã khẳng định tinh thần đấu tranh chống cường bạo và khát vọng công lý của dân tộc ta. Còn vở kịch Cột đồng Mã Viện ca ngợi lòng yêu nước của người dân Giao Chỉ chống lại bọn xâm lược, ca ngợi chính nghĩa.

Giống như Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi cũng hết sức coi trọng mảng sáng tác về đề tài lịch sử dân tộc. Ơng đã bộc lộ được tài năng của ngịi bút khi viết hai vở kịch lịch sử Rừng trúc (1978), Nguyễn Trãi ở

Đông Quan (1979). Rừng trúc là câu chuyện lịch sử lấy bối cảnh thời kỳ

khởi nghiệp của nhà Trần để gợi ra tấn bi kịch trong gia đình Hồng tộc xoay quanh bộ ba nhân vật chính Chiêu Thánh, Trần Cảnh và Trần Thủ Độ. Còn vở kịch Nguyễn Trãi ở Đông Quan khai thác sự kiện lịch sử Nguyễn Trãi sau khi trốn theo cha sang Trung Quốc nhưng khơng thốt, đành bị giam lỏng ở Đông Quan. Trong quãng thời gian mười năm ở Đông Quan, Nguyễn Trãi đau đớn, trăn trở để tìm đường cứu nước. Những vấn đề lịch sử mà Nguyễn Đình Thi đặt ra trong hai vở kịch này có liên hệ sâu sắc với những vấn đề nóng hổi của đời sống đương thời. Chính Nguyễn Đình Thi

khi trả lời phỏng vấn trên Tạp chí Sân khấu số 3 năm 1996 đã khẳng định cần coi trọng mảng sáng tác về đề tài lịch sử và cho rằng: “Lịch sử dân tộc là mảng đề tài khơng thể coi là cũ, nó phong phú, đa dạng vơ cùng, qua đó người ta hiểu được sự tồn tại dân tộc và nó cũng là những bài học nóng hổi cho các thế hệ hơm nay và ngày mai”[43,4]. Kịch Rừng trúc nói về vấn đề dân tộc, chủ quyền. Thời điểm ra đời của vở kịch, năm 1978, đất nước ta đã được giải phóng nhưng chưa phải đã hết thù trong giặc ngoài đang lăm le phá hoại nên vấn đề chủ quyền dân tộc đặt ra ở Rừng trúc có ý nghĩa thời sự. Nguyễn Trãi ở Đơng Quan thì đặt vấn đề giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc và sứ mệnh của trí thức đối với dân tộc ngay trong thời điểm thực tế đời sống nhân dân ta đang phải đấu tranh chống sự xâm lấn, bành trướng của Trung Quốc.

Khi khảo sát tồn bộ sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Đình Thi, chúng tơi thấy rằng ngồi những sáng tác về đề tài lịch sử vừa kể trên, hai tác giả này cịn có những sáng tác viết về lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc ta như kịch Bắc Sơn (1946), tiểu thuyết Sống mãi với thủ

đô (1961) của Nguyễn Huy Tưởng và tiểu thuyết Vỡ bờ (1962 - 1970) của

Nguyễn Đình Thi. Sau cách mạng, Nguyễn Huy Tưởng hướng ngòi bút quan tâm đến cuộc sống đấu tranh của dân tộc. Kịch Bắc Sơn (1946) của Nguyễn Huy Tưởng dựng lại được khơng khí cuộc khởi nghĩa của quần chúng chống lại chế độ thống trị Nhật - Pháp nổ ra đầu năm 1940. Tiếp đến, tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô (1961) tái hiện lại khơng khí hào hùng, bi tráng ở Hà Nội trong thời điểm mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc vào cuối năm 1946. Cũng được biết đến là một cuốn tiểu thuyết mang âm hưởng anh hùng ca tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam hiện đại, cùng thời với

Sống mãi với thủ đô, hai tập Vỡ bờ được Nguyễn Đình Thi sáng tác từ năm

1962 đến 1970 đã tái hiện lại bức tranh đa diện về xã hội Việt Nam trong thời kỳ 1936 - 1945 - thời kỳ dân tộc ta “tức nước vỡ bờ” để đi đến cách mạng tháng Tám.

Tuy nhiên, quan niệm gọi tên những sáng tác viết về giai đoạn chiến tranh trên là tác phẩm lịch sử hay tác phẩm viết về đề tài đấu tranh cách mạng cịn có nhiều bàn cãi. Nếu theo nhận thức phổ quát rằng lịch sử là những gì đã qua, những cái đã thuộc về quá khứ thì chắc chắn có thể gọi những sáng tác trên là những tác phẩm viết về đề tài lịch sử. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng người đọc thường gọi những tiểu thuyết như Sống

mãi với thủ đô, Vỡ bờ là tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng chứ

khơng gọi là “tiểu thuyết lịch sử”. Giải thích cho hiện tượng này, Hoài Nam trong bài viết “Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam: Truyện kể hay tiểu thuyết?” đã cho rằng:

“… không phải quá khứ nào cũng sẵn sàng được coi là lịch sử… Quãng cách thời gian giữa quá khứ và hiện tại như vậy chỉ đủ để có một “lịch sử gần”, và viết về “lịch sử gần” thì chưa làm cho tác phẩm tiểu thuyết trở thành một tiểu thuyết lịch sử “chính danh”… Lịch sử sẽ khơng thực sự là lịch sử đối với con người hiện tại khi họ là người tham gia vào tiến trình tạo ra nó hoặc là người chứng kiến diễn biến của nó. Nói cách khác, lịch sử đích thực phải là “lịch sử xa”, thứ lịch sử mà con người được thừa hưởng (hoặc phải chịu đựng) như một thắt buộc định mệnh của quá khứ trong khi họ hồn tồn vơ can đến nó”[25,inter].

Theo quan niệm trên, trong những sáng tác viết về đề tài lịch sử, chỉ những tác phẩm khai thác những sự kiện lịch sử xa xưa mà người viết không được chứng kiến và phải dựa vào sử liệu để tìm hiểu thì mới được cơng chúng thống nhất trong quan niệm coi đó là tác phẩm văn học lịch sử. Khi viết về “lịch sử xa” đó, các tác giả có điều kiện bộc lộ rõ nhất nguyên tắc sáng tác về đề tài lịch sử: Các tác giả quay trở lại với thời kì xa xưa trong q khứ mà khơng phải là nhân chứng vì vậy để đảm bảo tính chân thực, người viết chỉ có thể bấu víu vào những sử liệu để tái hiện lại lịch sử đồng thời cũng phát huy quyền sáng tạo của người nghệ sĩ để tạo nên những ý nghĩa mới, bài học mới cho những sự kiện đã cũ.

Viết về đề tài lịch sử, dù ở thể loại kịch hay tiểu thuyết thì tác phẩm đều phải đảm bảo tính chân thực. Kịch lịch sử và tiểu thuyết lịch sử có điểm chung: “dù có chứa đựng các nhân vật và chi tiết hư cấu, tuy nhiên nhân vật chính và sự kiện chính thì phải được sáng tạo trên các sử liệu xác thực trong lịch sử, tơn trọng lời ăn tiếng nói, trang phục, phong tục, tập quán phù hợp với giai đoạn lịch sử ấy. Tác phẩm văn học lịch sử thường mượn chuyện xưa nói chuyện đời nay, hấp thu những bài học của quá khứ, bày tỏ sự đồng cảm với những con người và thời đại đã qua, song khơng vì thế mà hiện đại hố người xưa, phá vỡ tính chân thực lịch sử của thể loại. Đặc điểm này của thể loại tiểu thuyết lịch sử và kịch lịch sử đòi hỏi nhà văn phải vừa là nghệ sĩ, vừa là nhà nghiên cứu, có vốn sống và hiểu biết phong phú, có quan điểm lịch sử đúng đắn và tiến bộ”[17,205]. Để đảm bảo tính chân thực lịch sử trong tiểu thuyết và kịch, nhà văn không chỉ phải phản ánh chân thực cuộc đấu tranh giữa các lực lượng xã hội trong lịch sử mà cịn phải nghiên cứu sâu sắc ngơn ngữ, phong tục, tập quán của thời đại đó. Các tác giả khi viết về đề tài lịch sử đều phải xử lý hài hồ giữa tính “chân thực lịch sử” và “hư cấu lịch sử” trong tác phẩm, tức là phải giải quyết mối quan hệ giữa lịch sử và hư cấu nghệ thuật. Vấn đề này hiện nay đang trở thành đề tài tranh luận được nhiểu người quan tâm.

Nguyên lý của văn học nghệ thuật là “khơng thể tồn tại nếu khơng có hư cấu”. Hư cấu là một biện pháp nghệ thuật đặc trưng của văn học. Hư cấu giúp phân biệt một nhà văn khi viết về đề tài lịch sử với một nhà sử học ghi chép lịch sử. Qua hư cấu, nhà văn bộc lộ tài năng sáng tạo của mình. Đã là tác phẩm nghệ thuật thì đương nhiên phải có hư cấu nhưng tác phẩm về đề tài lịch sử lại địi hỏi có tính “chân thực lịch sử”.

Nhiều ý kiến cho rằng đối với các tác phẩm về đề tài lịch sử, tính chân thực là tiêu chuẩn hàng đầu và việc hư cấu phải dừng lại ở chỗ “tôn trọng sự thật lịch sử”. Sáng tạo, hư cấu là quyền của mỗi tác giả nhưng đối với tác phẩm lịch sử, không được phép xuyên tạc lịch sử một cách tùy tiện.

Nhà văn phải tưởng tượng và hư cấu trên cơ sở hiểu biết chắc chắn về đề tài lịch sử để qua đó có thể đưa ra những kiến giải mới về lịch sử mang dấu ấn cá nhân nghệ sĩ, phục vụ ý đồ sáng tạo của nghệ sĩ. Trong bài “Rừng trúc của Nguyễn Đình Thi và một số vấn đề lí luận sáng tác về đề tài lịch

sử”, Phan Trọng Thưởng đã khẳng định nguyên tắc sáng tác về đề tài “đặc biệt” này: “Người nghệ sĩ thực sự là nghệ sĩ khi sự kiện lịch sử thực chất chỉ là nguyên cớ, là cơ sở của mọi sáng tạo. Ý nghĩa mới của sự kiện lịch sử có được bắt nguồn từ những vấn đề lớn mà thời đại đặt ra… Sáng tạo nghệ thuật về đề tài lịch sử, theo tôi, không phải là minh họa lại lịch sử, không phải là truyền đạt lại tri thức lịch sử… Thực chất của sáng tạo nghệ thuật về đề tài lịch sử là khai thác lịch sử theo một cách tiếp cận mới, một cảm hứng lịch sử - công dân mới trên nguyên tắc vừa tôn trọng sự thật lịch sử, vừa tôn trọng sự thật nghệ thuật” [49,23]. Ông cũng nhận thức được khi viết về đề tài lịch sử dựa trên cơ sở của một sự kiện có thật thì người nghệ sĩ vừa “tự do”, vừa “khơng tự do”. Theo Phan Trọng Thưởng, “tự do” là ở chỗ người nghệ sĩ có thể dựa vào cảm hứng lấy từ thời đại và sự am hiểu của mình về lịch sử để tiến hành lựa chọn nhân vật, sự kiện lịch sử có mối quan hệ sâu sắc với thời đại để mang đến những ý nghĩa mới có tính thời sự cho sự kiện lịch sử đã chọn. Cịn “khơng tự do” lại là ở chỗ, người nghệ sĩ phải đảm bảo tính chân thực khách quan lịch sử, phải lựa chọn ngôn ngữ, trang phục của nhân vật phù hợp với thời kì lịch sử đó.

Các tác phẩm về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Đình Thi cũng phải đảm bảo hài hoà giữa “sự thật lịch sử” và “hư cấu lịch sử”. Viết về đề tài lịch sử, các tác giả này tái hiện trung thành lịch sử qua quy luật vận động, những sự kiện lịch sử quan trọng, bản chất của những nhân vật lịch sử nhưng đồng thời các nhà văn cũng phát huy vai trò sáng tạo, hư cấu của mình. Ở chương 2, người viết cũng đã phần nào đề cập đến tính chân thực và hư cấu của kịch Vũ Như Tơ. Tính chân thực lịch sử của vở này thể hiện qua việc tác giả phản ánh chân thực bối cảnh xã hội đen tối

thời “vua lợn” Lê Tương Dực và sự khốn khổ của dân chúng, thợ thuyền;

Một phần của tài liệu so sánh kịch vũ như tô của nguyễn huy tưởng và kịch rừng trúc của nguyễn đình thi từ góc nhìn thi pháp thể loại (Trang 71 - 79)