Khôn g thời gian kịch

Một phần của tài liệu so sánh kịch vũ như tô của nguyễn huy tưởng và kịch rừng trúc của nguyễn đình thi từ góc nhìn thi pháp thể loại (Trang 63 - 71)

- Người thị nữ tâm sự với Chiêu Thánh về nỗi lo sau này qn Ngun cịn có thể xâm lược thì khơng biết lớp sau có được như lớp người bây giờ

2.2.4.Khôn g thời gian kịch

Rừng trúc của Nguyễn Đình Thi từ góc nhìn thi pháp thể loạ

2.2.4.Khôn g thời gian kịch

Đặc trưng của kịch đó là tính giới hạn về không - thời gian. Thi pháp sân khấu của chủ nghĩa cổ điển Pháp thế kỉ 17 đã đưa ra mơ hình “tam duy nhất” mà theo đó, các nhà viết kịch phải tổ chức không gian và thời gian kịch tuân thủ nghiêm ngặt quy định: “một hành động” xảy ra tại “một nơi chốn” và trong khoảng thời gian “một ngày”. Tuy nhiên, sân khấu thế giới cũng như nền sân khấu non trẻ Việt Nam đều đã có những cách tân và thể nghiệm nhằm mục đích phá vỡ những quy định giới hạn về không - thời gian của luật “tam duy nhất”. Mặc dù ngày nay, không - thời gian kịch đã được mở rộng về kích thước, tuy nhiên khơng - thời gian kịch vẫn chịu những giới hạn nhất định mang đặc trưng thể loại kịch. Đương nhiên, không - thời gian trong kịch không thể nào mở rộng phong phú như khơng

thời gian trong tiểu thuyết vì phải đáp ứng những u cầu có tính giới hạn của một mơn nghệ thuật sân khấu nữa.

Không gian là bối cảnh mà câu chuyện kịch xảy ra. Như ở phần cơ sở lí luận chúng tơi đã trình bày, khơng gian của kịch bản bao gồm có khơng gian sân khấu và khơng gian ngồi sân khấu. Trong phần này, người viết sẽ tập trung so sánh không gian sân khấu của kịch Vũ Như Tô và Rừng

trúc dựa trên việc khảo sát những chú thích của tác giả về địa điểm và cách

bài trí sân khấu.

So sánh cách tổ chức không gian trong kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng và kịch Rừng trúc của Nguyễn Đình Thi, chúng tơi nhận thấy điểm chung đó là không gian trong hai vở kịch này đều đã được mở

rộng, khơng cịn bị bó hẹp trong một địa điểm duy nhất như theo quy định của luật “Tam duy nhất”. Hơn nữa, sự chọn lựa không gian xảy ra các sự kiện mà nhân vật hành động ở từng hồi trong mỗi vở cũng thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả. Để làm rõ hơn điều này, chúng ta

hãy lần lượt xem xét sự thay đổi không gian của từng hồi trong mỗi vở kịch. Ở vở Vũ Như Tô, dựa theo chú thích đầu mỗi hồi của tác giả, người đọc có thể thấy khơng gian được chuyển từ “cung cấm của vua Lê” (hồi I), sang “cung điện mà vua dành riêng cho Vũ Như Tô ở” (hồi II), rồi sang đến khơng gian cơng trình Cửu Trùng Đài ngổn ngang (hồi III), đến cơng trình Cửu Trùng Đài đã phần nào thành hình (hồi IV) và kết thúc vở kịch lại trở về không gian “cung cấm” (hồi V). Nếu xem xét kĩ, chúng ta sẽ tìm thấy những ý nghĩa mà khơng gian kịch ở mỗi hồi gợi ra. Mở đầu hồi I, bối cảnh không gian “cung cấm” đã như báo hiệu trước sự tù túng, lộng quyền trong triều đình, đó là khơng gian báo trước cho những biến cố làm thay đổi cuộc đời nhân vật. Trên sân khấu, khi thấy Vũ Như Tơ xuất hiện lần đầu tiên với “gơng” và “xiềng xích” thì người xem hẳn có thể cảm nhận được mối xung đột gay gắt giữa Vũ Như Tô và cường quyền. Ở hồi II, không gian “cung điện mà vua dành riêng cho Vũ Như Tơ” chính là khơng

gian riêng lý tưởng để Vũ Như Tô giãy bày tâm sự, ước mơ với vợ và đám thợ. Tiếp theo, hồi III có bối cảnh là không gian Cửu Trùng Đài đã xây được nửa năm bên bờ Hồ Tây với những vật thể còn ngổn ngang như bệ cao, đuôi con rồng, những khối đá to… tạo cho người đọc ấn tượng về bức phác thảo ban đầu của một cơng trình kì vĩ mà Vũ Như Tơ dốc cơng xây dựng. Cơng trình Cửu Trùng Đài tiếp tục là địa điểm của hồi IV nhưng có sự thay đổi lớn: những phiến đá đã được dọn, thêm Khải hồn mơn, bức tường đá ong, tượng kị mã, mũ trụ, áo giáp, đeo cung kiếm. Sự thay đổi của không gian sân khấu ở hồi này không chỉ thể hiện quy mô của Cửu Trùng Đài đã bề thế hơn sau 4 tháng mà còn gửi gắm những ý nghĩa sâu xa của tác giả. Phải chăng bức tường đá ong được dựng lên cũng chính là biểu trưng cho mối quan hệ giữa Vũ Như Tô với thợ thuyền và dân chúng ngày càng có khoảng cách? Phải chăng hình ảnh tượng kị mã đeo cung kiếm báo trước mối xung đột giữa Vũ Như Tô và dân chúng, thợ thuyền sẽ phát triển mạnh ở hồi IV? Ở hồi cuối cùng, tác giả lại lựa chọn cung cấm là nơi giải quyết xung đột và kết thúc cuộc đời Vũ Như Tô. Tại sao Nguyễn Huy Tưởng không chọn Cửu Trùng Đài mà lại là cung cấm? Cung điện là nơi khởi phát mối xung đột của vở kịch và cũng tại đây, mối xung đột giữa dân chúng và cường quyền, giữa khát vọng của người nghệ sĩ và đời sống đói khổ của nhân dân được đẩy đến cao trào và kết thúc bằng việc vua và người nghệ sĩ chọn phục vụ cường quyền đều phải chết. Như vậy, khơng gian chính là cái nền làm nổi bật xung đột kịch, là hoàn cảnh để nhân vật bộc lộ tính cách thơng qua hành động và ngơn ngữ. Xây dựng khơng gian có chiều sâu tư tưởng, vở kịch sẽ thể hiện được những điều mà nhà viết kịch muốn phản ánh. Cũng viết về đề tài lịch sử các vương triều nên kịch Rừng trúc cũng lựa chọn khơng gian cung đình vốn đã trở nên quen thuộc

trong kịch Vũ Như Tơ. Cung đình chính là khơng gian, địa điểm phản ánh

rõ nhất những biến cố trong lịch sử các vương triều. Tuy nhiên, sự khác biệt có thể thấy rõ nhất đó là nếu như kịch Vũ Như Tơ chỉ có hai khơng

gian chính là cung đình và Cửu Trùng Đài thì kịch Rừng trúc có sự mở rộng đa dạng hơn về không gian: trong nhà Trần Thủ Độ (hồi I), Cung

Hoàng hậu Chiêu Thánh (hồi II), ngoài sân Dinh Thủ Độ (hồi III), cung vua (hồi IV), trong nhà vường bên hồ Tây (hồi V), quán cơm ở vùng rừng núi (hồi VI), tại ngôi miếu bên bờ sông Hồng (hồi VII), ven hồ Tây tại vườn cây cũ bị tàn phá (hồi VIII - vĩ thanh). Sự khác biệt này có lẽ do việc lựa chọn địa điểm ở Vũ Như Tơ nhằm mục đích chính là thể hiện sự phát triển của xung đột kịch một cách tập trung, gay gắt đòi hỏi giới hạn cao khơng gian; cịn việc lựa chọn địa điểm trong Rừng trúc lại hướng người đọc chú ý vào những ứng xử của những chủ nhân địa điểm đó và chú trọng khai thác thế giới nội tâm nhân vật hơn là những xung đột đối kháng gay gắt. Điểm đặc biệt nữa, đó là kịch Rừng trúc cịn gợi ra khơng gian văn

hoá tâm linh qua hình ảnh bàn thờ vua cha với khói hương lan toả ở cung

Chiêu Thánh hay hình ảnh khơng gian núi rừng âm u mang đậm dấu ấn Thiền - Phật khi Trần Cảnh rời cung lên n Tử. Chính những khơng gian tâm tưởng này giúp người đọc dễ dàng cảm nhận những nỗi đau sâu kín ẩn sâu trong nội tâm của nhân vật cần được giải toả và thấm thía hơn những triết lý Phật giáo, triết lý nhân sinh mà Nguyễn Đình Thi gửi gắm. Nguyễn Đình Thi khơng chỉ có cách tân mở rộng khơng gian và cịn tăng ý nghĩa của không gian kịch.

Thời gian cũng là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên đặc trưng của thể loại kịch. Quy định nén chặt tối đa thời gian kịch (theo luật “tam duy nhất” hành động chỉ diễn ra trong một ngày) tạo nên kịch tính cho vở kịch. Nếu đặt trong một khoảng thời gian rất ngắn, các nhân vật sẽ hành động quyết liệt hơn để đạt được mong muốn và chống chọi với những trở ngại. Để duy trì hứng thú của người xem, thời gian diễn xuất của vở Như Tô chỉ khoảng một tiếng và thời gian diễn xuất ở Rừng trúc là khoảng

hai tiếng đồng hồ. Khác với thời gian diễn xuất, thời gian hành động lại được tính bằng năm tháng theo tuổi đời nhân vật. Loại trừ nguyên tắc

hành động chỉ diễn ra trong một ngày của kịch cổ điển Pháp, thời gian hành động của nhân vật trong kịch Vũ Như Tô và Rừng trúc đã được mở rộng, kéo dài thành thời gian của một đoạn đời. Kịch Vũ Như Tô và kịch Rừng trúc là những minh chứng cho nỗ lực mở rộng thời gian trong kịch (khơng cịn tính trong một ngày) của Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Đình Thi. Vũ Như Tơ khai thác sự kiện lịch sử về số phận bất hạnh người thợ tài ba gắn liền với những biến cố xã hội ở thời đại vua Lê Tương Dực, được xác định là khoảng thời gian từ 1526 - 1527 (theo như tác giả chú thích). Tuy nhiên, căn cứ vào chú thích “nửa năm sau” (hồi III) và “bốn tháng sau”(hồi IV) ta có thể xác định thời gian của văn bản kịch này là khoảng 10 tháng. Các hành động kịch sẽ được diễn biến dồn dập gấp rút trong khoảng thời gian ngắn và liên tục này. Trong kịch Rừng trúc, thời gian hành động của các yếu nhân nhà Trần được lựa chọn là 11 năm sau cuộc chuyển giao quyền lực giữa hai nhà Lý - Trần, tức là vào năm 1237. Căn cứ vào chú thích thời gian của tác giả ở hồi vĩ thanh “hai mươi năm sau, ngày giáp Tết năm Mậu Ngọ thứ tám 1258”, chúng ta có thể khẳng định quãng thời gian xung đột kịch hình thành và phát triển gay gắt, tập trung nhất của vở (từ hồi I đến VII) là liên tục trong một năm (1237- 1238).

Cả Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Đình Thi đều tổ chức xung đột diễn ra theo đúng trật tự thời gian tuyến tính thơng thường. Việc xử lý thời gian tuần tự từ đầu đến cuối theo trật tự tuyến tính này sẽ từng bước giúp khán giả thấy được sự phát triển từ thấp đến cao của các sự kiện trong kịch. Những chú thích về thời gian của tác giả trong hai vở kịch đều có ý nghĩa báo hiệu những biến cố sẽ xảy ra ở mỗi hồi. Ở hồi III trong vở Vũ Như Tô,

thời gian xảy ra sự biến là vào lúc “gần chiều”, như báo trước sự mỏi mệt, nhớ nhà của đám thợ, từ đó bắt đầu xuất hiện sự phản đối của thợ về chuyện xây Cửu Trùng Đài. Cuối hồi III, người xem thấy vở kịch kết lại bằng hình ảnh Vũ Như Tơ và Đan Thiềm đang nhìn ngắm cơng trình Cửu Trùng Đài vào lúc “trời tối dần dần”. Thời điểm “trời tối dần” càng làm

người đọc thêm khắc khoải với bóng dáng của hai con người đơn độc này. Xung đột ở hối IV phát triển đến cao trào trong thời điểm “một đêm hè” như gợi ra sự bức bối, nóng nực của những mối xung đột căng thẳng; từ đó thúc đẩy nhân vật hành động mau lẹ để giải tỏa những xung đột đó. Trong kịch Rừng trúc cũng vậy, thời gian được lựa chọn phù hợp để diễn tả tâm trạng nhân vật. Tại hồi II, cuộc gặp gỡ giữa vợ chồng nhà vua được Nguyễn Đình Thi chọn xảy ra vào thời gian “một sáng mùa xuân” như diễn tả sự quyến luyến của Chiêu Thánh khi được gặp chồng. Đến hồi IV, khoảng thời gian “ban đêm” lại đặc biệt phù hợp cho nhân vật Trần Cảnh nghiềm ngẫm về thế sự. Nếu như ban ngày trước mặt văn võ bá quan, Trần Cảnh phải thể hiện cốt cách của một vị vua thì đêm xuống, Trần Cảnh trở về với con người đời thường nhất, nhà vua cũng đau đớn dằn vặt về những nỗi khó xử trong cuộc sống. Tiếp đến, hồi thứ VI của vở kịch viết về việc Trần Cảnh bỏ cung lên Yên Tử vào một “chiều sương mù mịt”. Thời gian “chiều sương mù mịt” ấy như kín đáo thể hiện sự bất lực, băn khoăn chưa tìm được cách ứng xử hợp tình hợp lí của nhà vua trẻ này.

Điểm khác với thời gian kịch ở Vũ Như Tô là thời gian kịch trong

Rừng trúc không chỉ được mở rộng thành một năm mà còn kéo dài đến tận

“hai mươi năm sau”. Qua phần Vĩ thanh, tác giả còn cho biết về số phận những nhân vật chính của vở kịch ở thời điểm nhà Trần đánh thắng quân Nguyên năm 1258.

Tiểu kết:

Qua so sánh kịch Vũ Như Tô và Rừng trúc từ góc nhìn thi pháp thể loại, người viết tìm thấy những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai vở kịch khi lần lượt so sánh theo các yếu tố đặc trưng của kịch.

Những điểm tương đồng nổi bật nhất trong thi pháp kịch Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Đình Thi ở vở Vũ Như Tô và Rừng trúc là: Hai tác giả đều khai thác, chọn lọc xung đột từ những sự kiện lịch sử để đặt ra vấn đề có ý nghĩa triết lý về mối quan hệ giữa cá nhân và thời cuộc. Dựa trên

nguyên tắc tôn trọng lịch sử khách quan nhưng vẫn phát huy sự sáng tạo, hư cấu ở những chi tiết mà lịch sử khơng nói đến, Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Đình Thi đã xây dựng được những nhân vật kịch có tâm lý đa dạng, tính cách sinh động. Ngơn ngữ kịch trong Vũ Như Tô và Rừng trúc đều có tính tổng hợp cao (vừa có tính chất tự sự, vừa có tính chất trữ tình) vừa thể hiện sự phát triển của hành động, vừa khắc hoạ tính cách, diễn biến tâm lý nhân vật. Cuối cùng, hai vở kịch này đều thể hiện nỗ lực của các tác giả trong việc mở rộng giới hạn của không gian và thời gian kịch.

Ngoài ra, khi so sánh kịch Vũ Như Tơ và Rừng trúc từ góc nhìn thi pháp thể loại, người viết cũng tìm ra những điểm khác biệt góp phần nhận diện phong cách nổi bật của từng tác giả. Trong vở Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng thể hiện phong cách kịch: thường tập trung khai thác những xung đột có tính đối kháng giai cấp mạnh mẽ, tính hành động cao, xây dựng những nhân vật có cá tính mạnh mẽ, ngơn ngữ chủ yếu có tính chất tự sự, nhân vật bộc lộ nội tâm của mình qua độc thoại có tính trữ tình rất ít mà thường thổ lộ nỗi lòng trực tiếp qua đối thoại với nhân vật khác. Trong khi đó, được sáng tác sau vở kịch Vũ Như Tô hơn 30 năm, Rừng trúc là một minh chứng cho những nỗ lực, cách tân tăng cường chất thơ, chất văn học cho thể loại kịch của Nguyễn Đình Thi. Kịch của Nguyễn Đình Thi thường khơng chú ý đến những xung đột đối kháng mạnh mẽ, giàu tính hành động như xung đột giai cấp ở Vũ Như Tô mà tập trung khai thác những xung đột bên trong thế giới nội tâm của con người. Nhân vật của ông hiện lên sân khấu chủ yếu với những độc thoại dài, giàu chất trữ tình mà ít hành động. Ngơn ngữ kịch của Nguyễn Đình Thi khá đa dạng: khi thì chuốt lọc, giàu chất thơ, khi thì sang trọng cổ điển, khi lại nơm na bình dân và mang đậm dấu ấn văn hố dân tộc. Thêm nữa, không gian và thời gian kịch trong

Rừng trúc cũng cho thấy Nguyễn Đình Thi đã mạnh dạn nới lỏng giới hạn,

Có thể nói, những điểm khác biệt trong thi pháp kịch của Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Đình Thi qua hai vở kịch trên đã chứng minh cho sự đổi mới và phát triển của kịch nói Việt Nam trong giai đoạn từ trước Cách mạng tháng Tám đến những năm đầu sau khi đất nước thống nhất. Với Rừng trúc, Nguyễn Đình Thi đã có những đóng góp đối với sự phát triển của thể loại, đi đầu cho khuynh hướng kịch trữ tình của Việt Nam thế kỷ XX.

Chương 3

Một phần của tài liệu so sánh kịch vũ như tô của nguyễn huy tưởng và kịch rừng trúc của nguyễn đình thi từ góc nhìn thi pháp thể loại (Trang 63 - 71)