Sự khác biệt trong phong cách thể hiện lịch sử ở kịch Vũ Như Tô và Rừng trúc

Một phần của tài liệu so sánh kịch vũ như tô của nguyễn huy tưởng và kịch rừng trúc của nguyễn đình thi từ góc nhìn thi pháp thể loại (Trang 91 - 97)

- Người thị nữ tâm sự với Chiêu Thánh về nỗi lo sau này qn Ngun cịn có thể xâm lược thì khơng biết lớp sau có được như lớp người bây giờ

VẤN ĐỀ THỂ HIỆN ĐỀ TÀI LỊCH SỬ QUA KỊCH VŨ NHƯ TÔ VÀ RỪNG TRÚC

3.3. Sự khác biệt trong phong cách thể hiện lịch sử ở kịch Vũ Như Tô và Rừng trúc

Như Tô và Rừng trúc

Cùng là các tác phẩm kịch viết về đề tài lịch sử, dễ thấy vở Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng và Rừng trúc của Nguyễn Đình Thi có nhiều

điểm tương đồng. Điều này là do hai vở kịch đều phải đảm bảo những quy định đặc trưng của thể loại như chúng tơi đã trình bày ở phần trên và các tác giả đều phải xử lý sao cho hài hồ giữa tính “chân thực lịch sử” và “hư cấu nghệ thuật” trong tác phẩm. Tuy nhiên, ở chương 2, khi so sánh hai vở kịch này từ góc nhìn thi pháp thể loại, người viết cũng tìm thấy sự khác biệt. Chúng tôi cho rằng sự khác biệt về thi pháp thể loại ở kịch Vũ Như Tô và Rừng trúc sẽ tạo nên sự khác biệt trong phong cách thể hiện lịch sử ở hai vở kịch. Làm rõ sự khác biệt trong phong cách thể hiện lịch sử ở Vũ Như Tô và Rừng trúc sẽ đem tới cho chúng ta một cái nhìn rõ hơn về phong

cách riêng của Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Đình Thi.

Cùng chọn thể loại kịch để viết về đề tài lịch sử nhưng mỗi tác giả lại thể hiện lịch sử ở những góc nhìn riêng. Điểm khác nhau dễ nhận thấy trong kịch Vũ Như Tơ và Rừng trúc đó là sự khác nhau trong việc lựa chọn thời điểm xảy ra xung đột, lựa chọn chiều hướng diễn ra xung đột và thái độ ứng xử của các tác giả đối với chất liệu lịch sử.

Xuất phát từ phong cách kịch riêng của mỗi tác giả nên sự lựa chọn thời điểm lịch sử xảy ra xung đột ở kịch Vũ Như Tô và Rừng trúc cũng khác nhau. Kịch của Nguyễn Huy Tưởng mang phong cách cổ điển. Chính vì vậy, ơng thường chọn ở lịch sử những thời điểm đang xảy ra các mối xung đột gay gắt nhất, nóng hổi nhất để đưa vào tác phẩm của mình. Kịch

Vũ Như Tô viết về thời điểm đang xảy ra xung đột gay gắt giữa cường

quyền và dân chúng, giữa khát vọng sáng tạo nghệ thuật của Vũ Như Tô với đời sống đói khổ của nhân dân rồi dẫn đến cuộc đấu tranh của dân

quyền gây ra bao đau khổ cho dân chúng. Lựa chọn thời điểm lịch sử những năm 1526 - 1527 khi mà đất nước ta đang tồn tại những mâu thuẫn gay gắt giữa đời sống xa hoa, trụy lạc của triều đình Lê Tương Dực với đời sống bần cùng vì sưu thuế, tạp dịch của nhân dân đồng thời cũng hư cấu thêm mâu thuẫn mới giữa khát vọng sáng tạo nghệ thuật của Vũ Như Tơ với lợi ích thiết thực của nhân dân, Nguyễn Huy Tưởng đã tạo được kịch tính cho tác phẩm bằng sự va chạm quyết liệt của những xung đột mang tính đối kháng mạnh mẽ. Chiều hướng diễn ra xung đột đậm chất bi kịch. Hai mâu thuẫn trên phát triển đến cao trào và không thể giải quyết được, dẫn đến kết thúc bi thảm đối với số phận nhân vật chính. Lịch sử xa xưa của dân tộc được Nguyễn Huy Tưởng thể hiện đầy cuốn hút với những xung đột đối kháng gay gắt, các sự kiện biến chuyển nhanh chóng, hành động được thực hiện một cách gấp rút, dồn dập, nhân vật chính Vũ Như Tơ buộc phải đấu tranh quyết liệt với những lực lượng cản trở để thực hiện được lí tưởng sáng tạo nghệ thuật của mình. Cái nhìn của Nguyễn Huy Tưởng về lịch sử trong kịch Vũ Như Tô là lịch sử đấu tranh giữa các lực lượng xã hội một cách gay gắt trong nội bộ dân tộc mà ở đó quần chúng nhân dân có một vai trị và sức mạnh to lớn có thể làm thay đổi lịch sử.

Nếu như kịch Nguyễn Huy Tưởng mẫu mực, cổ điển với các xung đột đối kháng gay gắt thì kịch của Nguyễn Đình Thi lại mang phong cách tâm lý - trữ tình, giàu chất thơ. Mối quan tâm đầu tiên của ông khi viết về lịch sử là đời sống nội tâm của những nhân vật lịch sử và lẽ sống tinh thần của dân tộc Việt. Lịch sử xa xưa mà Nguyễn Đình Thi tái hiện là bối cảnh mà những biến động của thời cuộc đã có tác động to lớn đến số phận mỗi cá nhân. Chính vì vậy, trong vở Rừng trúc, ơng đã lựa chọn thời điểm lịch sử sau khi biến cố Trần Thủ Độ mưu đoạt ngôi vua cho nhà Trần từ tay nhà Lý đã diễn ra được 11 năm, lúc này các nhân vật chính như Lý Chiêu Hồng, Trần Cảnh đã trải qua một quãng thời gian dài để suy ngẫm nên thấm thía hơn nỗi đau đớn mà quyền lực gây ra cho họ. Nguyễn Đình Thi

khơng chọn thời điểm đang xảy ra cuộc tranh giành quyền lực giữa hai nhà Lý - Trần để xây dựng những xung đột đối kháng mạnh mẽ mà chủ đích khai thác những suy nghĩ, tư tưởng và nội tâm của các nhân vật lịch sử sau những biến cố dữ dội của thời cuộc để khám phá những góc khuất tâm hồn của những cá nhân như Trần Cảnh và Lý Chiêu Hồng mà sử liệu khơng nói được đầy đủ. Xung đột trong kịch Rừng trúc không đối kháng mạnh mẽ như trong kịch Vũ Như Tô mà chỉ là những xung đột ngầm âm ỉ trong nội tâm nhân vật. Vì thế, nhân vật trong Rừng trúc chủ yếu hiện lên với những độc thoại dài đậm chất trữ tình và ít hành động hơn so với nhân vật trong

Vũ Như Tô.

Cái lõi lịch sử được Nguyễn Huy Tưởng khai thác là câu chuyện về số phận người thợ Vũ Như Tô khi xây Cửu Trùng Đài cho vua Lê Tương Dực. Nguyễn Huy Tưởng trung thành với lịch sử. Tác giả dựa vào các sử liệu để tái hiện trong tác phẩm những sự kiện quan trọng của thời đại. Chúng ta có thể kiểm chứng điều này qua những dịng ghi chép trong cuốn

Đại Việt sử ký toàn thư (tập II): “Người thợ Vũ Như Tơ làm điện to hơn

trăm nóc, hết kiệm tiền của và sức dân trong nước. Lại làm đài chín đợt, trước điện đào hồ thơng với sơng Tô Lịch để dẫn nước vào, thả thuyền Thiên Quang để đi chơi. Hồ ấy quanh co khuất khúc, mở cửa cống có thể cho thuyền nhẹ ra vào để rong chơi, rất là xa xỉ. Dân gian đau khổ, quân lính nhọc mệt. Quân năm phủ đắp thành chưa thể thành công được, đến đây có sắc gọi các nha mơn ở trong ngồi kinh thành phải làm, tập hợp nhau lấp hồ khiêng đất. Vua mỗi ngày bất thần ngự chơi các nơi, chỗ nào vừa ý thì thưởng bài vàng bạc. Có chỗ đã làm xong lại đổi lại, mấy năm không cùng. Quân lính đắp thành bị bệnh dịch đến một phần mười” [13,488] và “Bấy giờ An Hồ hầu Nguyễn Hoằng Dụ đóng qn ở Bồ Đề, nghe tin Trịnh Duy Sản giết vua, mới nổi giận đem quân sang sông, đốt phố xá kinh thành, cùng con em gia thuộc muốn làm việc báo phục, mới chém chết Vũ Như Tô ở ngồi cửa kinh thành. Trước đây Vũ Như Tơ vốn xuất thân là thợ, lấy

kĩ xảo mà mê hoặc vua, được lạm bổ Đô đốc kiêm các sở bộ Công, bấy giờ đương làm điện lớn trăm nóc chưa xong, dân gian ai cũng nghiến răng tức giận. Đến khi vua bị giết, Như Tô cũng bỏ xác ở chợ, quan dân ai cũng chê cười, hoặc có người nhổ vào xác” [13,491]. Tuy tơn trọng sự thật lịch sử nhưng Nguyễn Huy Tưởng vẫn phát huy được vai trị sáng tạo của người nghệ sĩ. Ơng đã xây dựng lại nhân vật Vũ Như Tơ là một nghệ sĩ có tài, khát khao sáng tạo cái đẹp. Nếu trong lịch sử, Vũ Như Tô là một đốc công đáng ghét, đáng nguyền rủa thì trong vở kịch này, Vũ Như Tô trở thành một nhân vật bi kịch chứa đầy mâu thuẫn, vừa đáng giận, vừa đáng trọng, lại vừa đáng thương. Hư cấu như vậy là dụng ý của tác giả nhằm gửi gắm tư tưởng của mình. Trên quan điểm nhân dân, Nguyễn Huy Tưởng lên án cường quyền tàn ác, đồng tình với việc dân chúng nổi dậy trừng trị hôn qn và Vũ Như Tơ. Ơng đề cao quyền lợi của nhân dân nên mặc dù trân trọng tài năng của Như Tô, tác giả vẫn chọn cách kết thúc tôn trọng lịch sử là cho dân chúng nổi dậy phá Cửu Trùng Đài và giết người sáng tạo ra nó. Tuy vậy, Nguyễn Huy Tưởng còn thể hiện năng lực sáng tạo khi hư cấu nhân vật Đan Thiềm vốn khơng có thật trở thành một nhân vật có tính cách sống động. Cung nữ Đan Thiềm trân trọng người tài như Vũ Như Tơ, cảm thơng với bi kịch của người nghệ sĩ. Chính nàng đã nói hộ ơng cái khát vọng chính đáng của người nghệ sĩ là được sáng tạo cái đẹp để thể hiện tài năng và tô điểm cho đất nước. Hư cấu nên nhân vật Đan Thiềm có tấm lịng “đồng bệnh” và nâng đỡ khát vọng sáng tạo của Vũ Như Tô là dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng nhằm mục đích biểu đạt sự cảm thơng của tác giả với khát vọng của người nghệ sĩ. Như vậy khi xử lý chất liệu lịch sử, Nguyễn Huy Tưởng vừa dựa vào sự kiện lịch sử đã qua, vừa kết hợp với tài năng hư cấu để phát hiện ra từ những sự kiện đã cũ những bài học mới có ý nghĩa thời đại về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống, về sự lựa chọn đường đi của người nghệ sĩ trước thời cuộc.

Nếu Nguyễn Huy Tưởng hư cấu việc Vũ Như Tơ băn khoăn lựa chọn đi theo tiếng nói của nghệ thuật hay tiếng nói của lương tri dễ đem đến cho người đọc một cái nhìn khác về bản chất của nhân vật này so với lịch sử thì Nguyễn Đình Thi lại quyết định phản ánh chính xác bản chất của các nhân vật lịch sử. Tài năng sáng tạo của ơng chủ yếu thể hiện qua việc hướng ngịi bút vào hư cấu nội tâm nhân vật - điều mà các sử liệu thường khơng ghi chép lại được. Nguyễn Đình Thi khơng khai thác những xung đột mạnh mẽ chỉ có thể giải quyết bằng đấu tranh hay bạo lực mà tập trung hư cấu những xung đột nội tâm của cá nhân trước vận mệnh dân tộc. Nổi bật trong tác phẩm là sự giằng xé trong con người Lý Chiêu Hoàng giữa khát vọng giành lại ngôi vua đã mất với mong muốn từ bỏ quyền lực để làm một người bình thường và sự khó xử của Trần Cảnh trước triều đình, thế sự khắc nghiệt. Tuy nhiên, chiều hướng diễn ra xung đột trong kịch Rừng trúc lại không gay gắt như kịch Vũ Như Tơ vì cách giải quyết xung đột khơng cần đến đấu tranh đẫm máu mà chủ yếu dựa trên sự tự ý thức của mỗi cá nhân trước vận mệnh dân tộc. Nếu sử sách ghi lại việc Trần Cảnh tạm gác mong muốn “theo hầu Đức Phật” để về cung là do chùn bước trước việc Thủ Độ kiên quyết địi xây kinh thành ở n Tử nếu vua khơng về triều thì ở Rừng trúc, Nguyễn Đình Thi lại hư cấu nên việc Trần Cảnh tự giác ngộ, ý thức được trách nhiệm của mình với vận nước sau cuộc trị chuyện với ông lão lang thang. Việc Chiêu Thánh từ bỏ ý định giành lại quyền lực để về cung cũng xuất phát từ việc nhận thức được tình hình đất nước trước nạn ngoại xâm. Chính sự quyết định hi sinh những quyền lợi cá nhân của Trần Cảnh và Chiêu Thánh vì sự tồn vong của dân tộc đã gửi gắm sự cảm khái của tác giả trước những hi sinh thầm lặng của mỗi cá nhân cho quyền lợi chung của đất nước. Từ đó, tác giả cũng cắt nghĩa sức sống bất khuất, kiên cường của dân tộc có được trước hết từ sự ý thức về trách nhiệm của mỗi cá nhân với Tổ quốc. Mối quan tâm hàng đầu của Nguyễn Đình Thi

khi viết về đề tài lịch sử đó là phải nói lên được lẽ sống tinh thần của một dân tộc.

Tiểu kết:

Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Đình Thi là hai tác giả tiêu biểu cho khuynh hướng sáng tác về đề tài lịch sử. Nguyễn Huy Tưởng viết về đề tài lịch sử chủ yếu ở thể loại kịch và tiểu thuyết, cịn Nguyễn Đình Thi chỉ chọn kịch để thể hiện lịch sử. Chúng tơi cho rằng điều này có lẽ xuất phát từ nhận thức của mỗi tác giả về ưu thế riêng của từng thể loại khi thể hiện đề tài lịch sử. Tiểu thuyết có dung lượng lớn, khơng bị giới hạn về khơng - thời gian và có ngơn ngữ của người kể chuyện nên phù hợp để tái hiện bao quát cả một bối cảnh, một thời kì lịch sử rộng lớn với nhiều cuộc đời, nhiều số phận nhân vật và đi sâu vào phân tích thế giới nội tâm của nhân vật trong những khúc quanh của lịch sử. Còn mang đặc trưng của một bộ môn nghệ thuật sân khấu, kịch phải chịu tính giới hạn về khơng - thời gian, kịch khơng có ngơn ngữ tác giả nên có ưu thế trong việc thể hiện những xung đột gay gắt xảy ra ở những khoảnh khắc nhiều biến cố nhất của lịch sử. Đều phát huy những ưu thế của thể loại kịch trong thể hiện đề tài lịch sử nhưng kịch Vũ Như Tô và Rừng trúc vẫn tồn tại những nét riêng. Sự khác biệt trong phong cách thể hiện lịch sử ở hai vở kịch này có thể thấy rõ qua sự khác biệt trong việc lựa chọn thời điểm xảy ra xung đột, chiều hướng giải quyết xung đột và xử lý chất liệu lịch sử trong Vũ Như Tô và Rừng

trúc. Điều này xuất phát từ sự khác biệt trong phong cách kịch của mỗi tác

giả. Kịch Nguyễn Huy Tưởng mang phong cách cổ điển, mẫu mực, còn kịch của Nguyễn Đình Thi mang sắc thái tâm lý - trữ tình.

Một phần của tài liệu so sánh kịch vũ như tô của nguyễn huy tưởng và kịch rừng trúc của nguyễn đình thi từ góc nhìn thi pháp thể loại (Trang 91 - 97)