Xung đột kịch

Một phần của tài liệu so sánh kịch vũ như tô của nguyễn huy tưởng và kịch rừng trúc của nguyễn đình thi từ góc nhìn thi pháp thể loại (Trang 31 - 41)

- Người thị nữ tâm sự với Chiêu Thánh về nỗi lo sau này qn Ngun cịn có thể xâm lược thì khơng biết lớp sau có được như lớp người bây giờ

Rừng trúc của Nguyễn Đình Thi từ góc nhìn thi pháp thể loạ

2.2.1. Xung đột kịch

Khi so sánh mâu thuẫn kịch trong vở Vũ Như Tô và Rừng trúc, người viết nhận thấy có những điểm tương đồng:

Thứ nhất, Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Đình Thi đều khai thác

xung đột từ những sự kiện lịch sử. Phương hướng tiếp cận xung đột và

cách thức triển khai xung đột trong kịch Vũ Như Tô và Rừng trúc thể hiện những mâu thuẫn bản chất nhất của lịch sử. Hơn thế, tái hiện những mâu thuẫn, xung đột trong những thời đại đã qua chính là cái cớ để các tác giả gửi gắm những băn khoăn về số phận con người và vận mệnh đất nước trong các thời cuộc loạn lạc.

Vũ Như Tô là vở kịch kể về số phận một người người thợ có tài ở

thời vua Lê Tương Dực. Khi viết tác phẩm này, Nguyễn Huy Tưởng dựa vào tài liệu lịch sử Việt sử thơng giám cương mục có ghi chép về chuyện kiến trúc sư tài năng Vũ Như Tô nhận xây dựng Cửu Trùng Đài cho triều đình thối nát khiến dân phải khổ cực vì sưu thuế, phải làm việc vất vả, bị bệnh dịch và chết nhiều. Nguyễn Hoằng Dụ được tin Duy Sản bạo nghịch giết vua, bèn chém Vũ Như Tô ở ngồi cửa thành. Lúc Vũ Như Tơ chết cịn bị mọi người chỉ trích, chê cười. Tuy dựa vào sự kiện lịch sử có thật nhưng

Nguyễn Huy Tưởng đã khẳng định được bản lĩnh, tài năng sáng tạo của mình. Ơng khơng chỉ đơn thuần tái hiện lịch sử mà còn hư cấu nên một bi kịch sâu sắc về người nghệ sĩ Vũ Như Tơ có tài, khơng màng danh lợi, say mê sáng tạo nghệ thuật nhưng lại khơng có điều kiện để thể hiện tài năng. Ban đầu, người nghệ sĩ ấy bất chấp tính mạng bị đe doạ vẫn nhất định không chịu xây Cửu Trùng Đài làm nơi hưởng lạc cho vua chúa. Sau này, nghe theo lời Đan Thiềm khuyên ông mượn tay quyền thế để xây dựng mộ cơng trình tráng lệ cho “dân ta được nghìn thu hãnh diện”, Vũ Như Tơ đã nhận lời xây Cửu Trùng Đài. Đài càng xây cao, nhân dân càng đói khổ, lầm than. Vũ Như Tơ vì q say mê nghệ thuật mà vơ tình trở thành kẻ thù của nhân dân. Kết cục là dân chúng oán hận đã theo quân phản loạn nổi dậy giết vua, đốt phá Cửu Trùng Đài và người nghệ sĩ ấy phải chết trong tuyệt vọng. Nếu như Vũ Như Tô trong lịch sử chỉ là một tên đốc cơng đáng ghét thì trong kịch Vũ Như Tơ, ơng là người nghệ sĩ vừa đáng giận, vừa đáng thương. Đáng giận là ở chỗ Vũ Như Tô sai lầm xây dựng Cửu Trùng Đài mà bất chấp dân chúng phải chịu khổ cực. Nhưng ơng cũng lại vừa đáng thương vì là người nghệ sĩ tài năng rơi vào bi kịch “sinh bất phùng thời”, khơng có điều kiện để thể hiện tài năng của mình. Như vậy, xung đột

trong bi kịch Vũ Như Tô được tạo nên bởi hai mâu thuẫn cơ bản. Mâu thuẫn thứ nhất là mâu thuẫn giữa đời sống xa hoa, trụy lạc của tập đoàn phong kiến thối nát Lê Tương Dực với đời sống bần cùng vì sưu thuế, tạp dịch của nhân dân. Mâu thuẫn này được thể hiện rõ nét trong

các hồi đầu tác phẩm và đến hồi V trở thành cao trào, được giải quyết dứt khoát bằng cuộc nổi loạn giết hôn quân Lê Tương Dực và tất cả những kẻ được xem là phe cánh của vua. Tiếp đến, mâu thuẫn thứ hai là mâu

thuẫn giữa niềm khát khao xây dựng toà đài hùng vĩ để làm vẻ vang cho dân tộc của Vũ Như Tơ với lợi ích trực tiếp và thiết thực của đời sống nhân dân. Khát vọng nghệ thuật của Vũ Như Tơ là chính đáng vì

đài để “nhân dân ta nghìn thu cịn hãnh diện” nhưng khát vọng đó lại khơng phù hợp với điều kiện thời đại mà ông đang sống. Vũ Như Tô đã không thấy thực tế: Đài càng xây cao thì càng tốn kém nhiều của cải, sức lực của nhân dân lại thêm thiên tai dịch bệnh khi xây đài khiến Vũ Như Tô trở thành kẻ thù của nhân dân. Mâu thuẫn này được bộc lộ rất rõ qua những lời quân sĩ oán trách, nguyền rủa người xây Cửu Trùng Đài. Mâu thuẫn giữa khát vọng của người nghệ sĩ với lợi ích của đời sống nhân dân phát triển đến cao độ khi quân nổi loạn đốt phá đạp tan Cửu Trùng Đài - đứa con tinh thần của Vũ Như Tơ và bắt bớ trừng phạt tác giả của nó.

Cũng nhạy bén đối với đề tài lịch sử như Nguyễn Huy Tưởng, cảm hứng kịch của Nguyễn Đình Thi trong Rừng trúc được khơi gợi từ biến cố đau thương của cuộc chuyển giao giữa hai triều đại Lý - Trần. Thái sư Trần Thủ Độ và Hoàng hậu Trần Thị Dung đã mưu mô sắp đặt cho vua Lý Huệ Tông nhường ngôi lại cho con gái Chiêu Thánh mới lên 7 tuổi và ép Lý Huệ Tông tự tử. Từ Chiêu Thánh ngôi vua được nhường lại cho chồng là Trần Cảnh, mở đầu triều đại nhà Trần. Nhưng Rừng trúc lại không viết về bi kịch đó mà lựa chọn thời điểm về sau, khi vua Trần Cảnh đã 20 tuổi, Hoàng hậu Chiêu Thánh 19 tuổi. Lấy lý do vua và Hoàng hậu Chiêu Thánh khơng có con để nối ngơi, Thái sư Trần Thủ Độ cùng vợ là Trần Thị Dung (Hồng hậu của vua Lý Huệ Tơng - mẹ của Chiêu Thánh) lại sắp đặt cho công chúa Thuận Thiên (chị ruột Chiêu Thánh, vợ của Trần Liễu - anh trai nhà vua) hiện đang có mang với Trần Liễu phải lấy Trần Cảnh. Từ sự kiện mấu chốt này mà Nguyễn Đình Thi xây dựng trong vở kịch của mình các xung đột mẹ - con (Thiên Cực - Chiêu Thánh), anh - em (Trần Liễu - Trần Cảnh), chú - cháu (Thủ Độ - Chiêu Thánh) trong một dòng họ. Mối xung đột này cho thấy bi kịch ngang trái và éo le trong quan hệ giữa những yếu nhân của hai dòng họ Lý - Trần. Cuộc biến thiên kinh hoàng của lịch sử đẩy Lý Chiêu Hoàng rơi vào bi kịch gia đình với những mâu thuẫn chồng chéo “nào chồng, nào mẹ, nào chị…”. Nhưng xung đột được thể hiện tập

trung và gay gắt nhất trong kịch Rừng trúc chính là xung đột giữa quyền lực và quyền sống tự do của con người. Có lẽ nhân vật thấm thía mối xung đột này hơn cả chính là Chiêu Thánh khi nàng đã nhận ra thân phận lịch sử của mình như một nạn nhân của cuộc tranh giành quyền lực giữa hai triều đại Lý - Trần. Chiêu Thánh ý thức rõ sức mạnh ghê gớm của quyền lực: “quyền lực có khi dẫn đến đau khổ cho con người”. Lòng tham quyền lực khiến con người ta dám làm tất cả. Vì quyền lực, Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung mưu mô sắp đặt cuộc hôn phối giữa Chiêu Thánh và Trần Cảnh để giành lấy vương triều về tay nhà Trần, rồi cũng chính họ lại toan tính một cuộc hơn phối thứ hai giữa Trần Cảnh và Thuận Thiên bất chấp cho đó là chuyện loạn ln. Cũng vì mối xung đột giữa quyền lực và quyền sống tự do của con người, Trần Cảnh hoang mang trước triều chính và thế sự nên đã bỏ ngơi vua tìm đến cửa Phật nơi n Tử. Sự kiện Trần Cảnh bỏ cung đánh dấu thời điểm xung đột anh - em, vợ - chồng, chú - cháu đã lên tới cao trào, là đỉnh điểm của những bất lực của vua trước triều chính và thế sự éo le. Nhưng đứng trước sự an nguy của dân tộc, Trần Cảnh đã quyết định trở lại kinh thành, hoà giải với Trần Liễu để ổn định và chấn hưng đất nước.

Thứ hai, trong cách khai thác xung đột ở kịch Vũ Như Tô và

Rừng trúc, các tác giả đều xây dựng xung đột giữa khát vọng thực hiện

những mong muốn của cá nhân với những ràng buộc của thời cuộc, qua đó ký thác những vấn đề đậm chất triết lý đối với thời đại. Xung đột kịch trong Vũ Như Tô được xây dựng từ mâu thuẫn giữa khát vọng sáng tạo tự do của người nghệ sĩ với cường quyền và thực tại đời sống đói khổ của dân chúng. Khát vọng sáng tạo tự do của Vũ Như Tơ khơng phù hợp với hồn cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Cơng trình mà ơng dốc sức xây dựng lại mâu thuẫn với lợi ích trực tiếp và thiết thực của đời sống nhân dân. Cái tài của Vũ Như Tô không thể được phát huy trong cái thời đại mà cường quyền cịn lộng hành, nhân dân đói khổ, lầm than. Qua những mâu thuẫn đó,

Nguyễn Huy Tưởng gửi gắm triết lý sâu sắc về mối quan hệ gắn bó giữa con người với thời đại họ đang sống. Tác giả trăn trở về số phận bi kịch của người nghệ sĩ, nhận thức được thái độ và vai trò của người nghệ sĩ đối với thời cuộc: Người nghệ sĩ phải ý thức được nghệ thuật không thể xa rời thực tiễn, nghệ thuật phải gắn với quyền lợi và vận mệnh của quần chúng lao động chứ nghệ thuật không đem phục vụ cho giai cấp thống trị tàn bạo. Bởi Cái Đẹp nếu không gắn với cái Thiện thì cũng chỉ là cái Đẹp phù phiếm mà thôi. Rừng trúc cũng cho thấy mối xung đột giữa khát vọng thực hiện những mong muốn của cá nhân với những ràng buộc của thời đại. Trần

Cảnh là người khát khao một cuộc sống tự do, muốn làm những việc theo ý mình nhưng rồi bị guồng máy chính trị chi phối nên phải làm những việc khác mình. Trần Cảnh mong muốn được thỏa đam mê kinh kệ “tìm đến nơi rừng trúc Yên Tử, xa mọi việc đời, theo hầu Đức Phật” nhưng cuối cùng trước vận nước đang bị quân xâm lược nhịm ngó, Trần Cảnh phải trở về gánh vác triều chính. Các nhân vật trong kịch Rừng trúc gánh trên vai trách nhiệm với dân tộc nên mỗi sự lựa chọn đều cần cân nhắc. Ứng xử của họ khơng chỉ có ảnh hưởng riêng đến bản thân mà còn ảnh hưởng đến cơ đồ và sự an nguy của toàn dân tộc.

Như vậy, khi thể hiện mối xung đột giữa khát vọng thực hiện những mong muốn tự do của cá nhân với những ràng buộc của thời cuộc, Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Đình Thi đều đặt ra vấn đề quan hệ giữa cá nhân và dân tộc. Hai ông thể hiện những trăn trở về thời vận và số phận con người, về lẽ sống và tâm thế ứng xử của những cá nhân. Dù là kẻ sĩ hay bậc vương quyền thì ứng xử của các nhân vật chính trong hai vở kịch đều có ảnh hưởng đối với vận mệnh đất nước. Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Đình Thi có sự gặp gỡ ở quan điểm khẳng định cách lựa chọn ứng xử của mỗi cá nhân có quan hệ đến vận mệnh của dân tộc. Việc Vũ

lại lợi ích thiết thực của nhân dân nên dẫn đến việc nhân dân oán hận, theo quân khởi loạn nổi dậy lậy đổ triều đình.

Rừng trúc khai thác xung đột ở thời điểm lịch sử chuyển giao quyền

lực giữa hai triều đại Lý - Trần mà bóng quân Nguyên xâm lược đang “ngấp nghé” biên thuỳ. Trước tình thế này, vì đặt lợi ích của quốc gia lên trên hết, Lý Chiêu Hoàng đã quyết định từ bỏ khát vọng giành lại ngơi vua vốn thuộc về mình. Cũng vì lợi ích của quốc gia mà Trần Cảnh phải rời Yên Tử, trở về cung để gánh vác việc nước. Mong muốn “xa mọi việc đời, theo hầu Đức Phật” của Trần Cảnh không thể được thực hiện trong thời điểm lịch sử đó bởi “nhà vua khơng lẽ coi cái nhẹ nhõm của riêng mình to hơn cơng việc cả nước”. Nhân vật trong kịch Vũ Như Tô và Rừng trúc đều đề cao lợi ích của dân tộc, quyền lợi của nhân dân. Nguyễn Huy Tưởng bênh vực cho lợi ích của quần chúng và phê phán những gì đi ngược lại điều đó. Ơng đã để cho Cửu Trùng Đài bị phá huỷ vì đặt trong hồn cảnh đó thì quyền lợi thiết thực của nhân dân phải được đặt lên hàng đầu. Nguyễn Đình Thi trong kịch Rừng trúc cũng đứng về phía nhân dân để ca ngợi những ứng xử hi sinh cao đẹp của Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh trước nhiệm vụ chung phải đồng tâm củng cố sức mạnh triều đình và đẩy lùi giặc ngoại xâm của dân tộc.

Điểm tương đồng thư ba đó là Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Đình Thi đều xây dựng trong tác phẩm của mình mối xung đột giữa các quan niệm. Trong Vũ Như Tô, xung đột giữa khát vọng sáng tạo nghệ

thuật thuần tuý với thực tế đời sống khổ cực của dân chúng đã biểu hiện một cách kín đáo và sâu sắc mối xung đột giữa hai quan niệm: nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh. Tiếng nói của Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài để thực hiện khát vọng sáng tạo cái Đẹp “tranh tinh xảo với hố cơng” của người nghệ sĩ mà khơng nghĩ tới quyền lợi của nhân dân thì thực chất đó là tiếng nói của nghệ thuật thuần tuý tách rời đời sống. Theo đuổi cái Đẹp thuần t đó, Vũ Như Tơ thành

người có tội với nhân dân và phải chết trong lửa hận. Tác giả thể hiện niềm day dứt qua lời đề tựa của vở kịch: “Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”. Mặc dù khẳng định phương hướng của nghệ thuật phải phục vụ quần chúng nhân dân nhưng ơng cũng thể hiện tấm lịng đồng cảm sâu sắc với số phận người nghệ sĩ “sinh bất phùng thời” và trân trọng tài năng của Vũ Như Tơ. Những trăn trở có tính chất triết lý về mối xung đột giữa quan điểm nghệ thuật thuần tuý và quan điểm nghệ thuật phụng sự cuộc sống này thực tế đã xảy ra trên văn đàn Việt Nam với cuộc tranh luận giữa hai phái nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh vào những năm

1935 - 1939. Điều này khẳng định giá trị có ý nghĩa vơ cùng sâu sắc của

những vấn đề mà Nguyễn Huy Tưởng đặt ra trong Vũ Như Tô. Cũng thể hiện mối xung đột giữa các quan niệm nhưng trong Rừng trúc lại là xung đột giữa các quan niệm sống. Trước việc Trần Thủ Độ chỉ đề cao lợi ích của quốc gia dân tộc mà bất chấp những việc phi luân, gây ra bao đau đớn, khó xử cho con người, Nguyễn Đình Thi đã để nhân vật Chiêu Thánh nói thay những trăn trở của mình: “Việc nước là lớn nhất nhưng việc người với người cũng không phải là nhỏ hơn”. Tác giả đề cao lợi ích của dân tộc nhưng cũng tỉnh táo nhận ra rằng việc nước là lớn nhất nhưng quan hệ giữa người với người cũng khơng phải nhỏ hơn, từ đó đề ra quan niệm sống cần “phải biết hài hoà để trọn trách nhiệm với nước, trọn tình với người”.

Cuối cùng, khi so sánh xung đột trong kịch Vũ Như Tô và Rừng trúc có thể dễ dàng nhận thấy các tác giả đều đã chú trọng khai thác xung

đột nội tâm của các nhân vật để xây dựng nên những tính cách sinh động. Việc khai thác đời sống nội tâm của nhân vật và biểu hiện những

xung đột tâm lý căng thẳng đã làm nên chất trữ tình trong hai vở kịch. Nguyễn Huy Tưởng không chỉ dựng lại được những biến cố xoay quanh sự kiện xây dựng Cửu Trùng Đài mà còn đi sâu khắc họa số phận bất hạnh và tâm trạng đầy mâu thuẫn của Vũ Như Tơ. Điều này góp phần làm nên một

nhân vật Vũ Như Tơ có sức ám ảnh sâu sắc đối với người đọc. Trong con người Vũ Như Tô chứa đựng mâu thuẫn giữa khát vọng nghệ sĩ và trách nhiệm công dân. Là nghệ sĩ, Vũ Như Tô say mê sáng tạo nghệ thuật để làm đẹp cho non sông. Nhưng là công dân, Vũ Như Tô lại băn khoăn, thấy “ngại” khi ý nguyện nghệ thuật của mình khiến nhân dân phải đói khổ. Việc Nguyễn Huy Tưởng gửi gắm những trăn trở của mình thơng qua xung

Một phần của tài liệu so sánh kịch vũ như tô của nguyễn huy tưởng và kịch rừng trúc của nguyễn đình thi từ góc nhìn thi pháp thể loại (Trang 31 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w