Nhân vật kịch

Một phần của tài liệu so sánh kịch vũ như tô của nguyễn huy tưởng và kịch rừng trúc của nguyễn đình thi từ góc nhìn thi pháp thể loại (Trang 41 - 56)

- Người thị nữ tâm sự với Chiêu Thánh về nỗi lo sau này qn Ngun cịn có thể xâm lược thì khơng biết lớp sau có được như lớp người bây giờ

2.2.2.Nhân vật kịch

Rừng trúc của Nguyễn Đình Thi từ góc nhìn thi pháp thể loạ

2.2.2.Nhân vật kịch

Trong kịch Vũ Như Tô, hệ thống nhân vật được phân tuyến rõ rệt nhằm biểu hiện những mâu thuẫn có tính đối kháng mạnh mẽ. Các lực lượng nhân vật tham gia vào hành động một cách quyết liệt, đấu tranh với những “trở ngại” để giải quyết những xung đột, qua đó thúc đẩy cốt truyện kịch phát triển. Vũ Như Tô là nhân vật trung tâm của vở kịch. Nhân vật này được đặt vào một hoàn cảnh bi đát, buộc phải lựa chọn. Đứng trước tình thế tính mạng bị đe dọa nếu khơng xây Cửu Trùng Đài cho Lê Tương Dực, Vũ Như Tơ ban đầu dứt khốt khơng đồng ý phục vụ cường quyền vì cho rằng những kẻ như Lê Tương Dực, Nguyễn Vũ hỗ trợ việc xây đài chỉ với mục đích xấu xa là làm nơi ăn chơi sa đoạ. Nhưng chính Đan Thiềm là người đã thuyết phục Vũ Như Tô “lợi dụng cơ hội” đem cái tài cống hiến cho non sông. Nhờ vậy, Vũ Như Tô lao vào thực hiện mộng lớn xây Cửu Trùng Đài để thể hiện tài năng và làm vinh dự cho đất nước. Ngồi Đan Thiềm ln

động viên Vũ Như Tô xây đài, việc làm này của ông ban đầu nhận được sự ủng hộ của Thị Nhiên, các thợ và dân chúng. Sau này, đài càng xây cao càng tốn kém sức lực và tiền của khiến thợ thuyền, dân chúng khổ cực, oán thán triều đình. Trước tình thế có lợi cho qn phản loạn, bè lũ Trịnh Duy Sản đã xúi giục dân chúng và thợ thuyền nổi dậy giết vua, phá nát Cửu Trùng Đài và trừng trị Vũ Như Tô. Dựa trên sự tham khảo sơ đồ các lực chuyển động mà Đỗ Đức Hiểu trình bày trong bài “Bi kịch Vũ Như Tơ”,

người viết có biến đổi và sơ đồ hố các tuyến nhân vật trong kịch Vũ Như

Tô như sau:

Khác với kịch Vũ Như Tô, các nhân vật trong kịch Rừng trúc lại không được phân tuyến một cách rạch ròi. Hệ thống nhân vật trong kịch

Rừng trúc không đối kháng về giai cấp, tầng lớp mạnh mẽ như trong kịch Vũ Như Tơ nhưng chính trong những mối quan hệ của dòng họ này lại nảy

sinh những xung đột chồng chéo, ngang trái. Các nhân vật chủ yếu được khai thác từ góc độ cảm xúc, đấu tranh nội tâm và tư tưởng nên nhân vật hành động ít hơn và mức độ quyết liệt hành động của nhân vật cũng không như ở Vũ Như Tô. Vở kịch nói về mối quan hệ éo le của sáu nhân vật trong

Đối tượng được thuyết phục xây Cửu Trùng Đài:

Vũ Như Tô * Lực lượng yểm trợ giả: - Lê Tương Dực - Nguyễn Vũ * Lực lượng yểm trợ: - Thị Nhiên - Thợ, dân chúng Lực lượng phản đối: - Trịnh Duy Sản - Thợ và dân chúng (bị xúi giục)

Chủ thể thuyết phục xây Cửu Trùng Đài:

Hoàng tộc gồm Chiêu Thánh, Trần Cảnh, Trần Thủ Độ, Thiên Cực, Trần Liễu, Thuận Thiên. Có thể sơ đồ hoá mối quan hệ của các nhân vật trong kịch Rừng trúc như sau:

Chú thích:

Quan hệ hoà thuận: Quan hệ mâu thuẫn:

Nhân vật chính trong vở kịch Rừng trúc là bộ ba Trần Thủ Độ - Trần Cảnh - Chiêu Thánh (Lý Chiêu Hoàng). Việc 11 năm trước Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung (Thiên Cực, vợ của vua Lý Huệ Tông, mẹ của Chiêu Thánh) ép vua Huệ Tông phải chết, đưa Lý Chiêu Hồng lên ngơi rồi sắp đặt cho nàng nhường ngôi cho Trần Cảnh đã gây ra những vết rạn nứt không thể lành trong mối quan hệ Hoàng tộc. Sự kiện này làm nảy sinh xung đột âm ỉ mà sâu sắc giữa mẹ - con (Thiên Cực - Chiêu Thánh), chú - cháu (Trần Thủ Độ - Chiêu Thánh), vợ - chồng (Chiêu Thánh - Trần Cảnh), anh - em (Trần Liễu - Trần Cảnh). Trong suy nghĩ, Chiêu Thánh đau đớn vì chính mẹ mình lại liên kết với chú để cướp ngơi về cho dòng họ nhà Trần, căm giận Thủ Độ vì tội ác giết cha nàng, cũng khó xử khi Trần Cảnh -

Chiêu Thánh

Trần Thủ Độ Trần Cảnh

Thuận Thiên

Trần Liễu Thiên Cực

chồng mình trước đây là kẻ dưới thì giờ đây trở thành Bệ hạ - cái ngơi vị vốn thuộc về nàng. Cũng chính từ việc sắp đặt ngôi cao thuộc về Trần Cảnh trong khi Trần Liễu làm anh trai lại phải chịu phận bề tôi nên Trần Liễu ơm mối hiềm khích anh - em trong lịng. Tất cả những mâu thuẫn trên chỉ bùng phát dữ dội từ sự kiện Trần Thủ Độ và Thiên Cực bàn tính một cuộc hơn nhân vi phạm ln thường đạo lý giữa Trần Cảnh và Thuận Thiên (chị của Chiêu Thánh, vợ của Trần Liễu) để có được người nối ngơi khi Thuận Thiên đã có mang ba tháng với Trần Liễu.

Khi so sánh nhân vật kịch trong Vũ Như Tô và Rừng trúc, chúng ta có thể thấy một điểm gần gũi là hai vở kịch đều viết về số phận của các

nhân vật lịch sử. Tuy nhiên, Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Đình Thi lại

khác nhau trong cách lựa chọn, xây dựng nhân vật chính. Cụ thể là Nguyễn

Huy Tưởng làm nên sự mới mẻ khi không viết về các anh hùng dân tộc, các yếu nhân quen thuộc trong lịch sử mà lại lựa chọn nhân vật được nhắc đến rất ít trong sử sách như Vũ Như Tô - một thợ thủ công

(theo Việt sử thông giám cương mục). Qua câu chuyện về số phận bi thảm của Vũ Như Tô, tác giả gửi gắm những trăn trở về vai trò của người thợ thủ công trong lịch sử. Khác với vở Vũ Như Tơ, trong kịch Rừng trúc, Nguyễn

Đình Thi lại lựa chọn những nhân vật quen thuộc trong chính sử và đã

được nhiều tác phẩm khác viết về đề tài lịch sử khai thác. Bộ ba nhân vật chính Lý Chiêu Hồng - Trần Cảnh - Trần Thủ Độ trong vở kịch này là những nhân vật quyền quý nắm giữ quyền bính và vận mệnh của dân tộc.

Mặc dù các tác giả chọn lựa nhân vật ở những giai cấp khác nhau, dù là nhân vật quyền quý hay nhân vật bình thường thì điểm gần gũi ở

Vũ Như Tơ và Rừng trúc là Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Đình Thi

đều bày tỏ sự cảm thông đối với những bất hạnh của con người, trăn trở về số phận con người trước những biến thiên của lịch sử.

Điểm gần gũi thứ hai có thể nhận thấy trong thi pháp xây dựng nhân vật ở Vũ Như Tơ và Rừng trúc đó là Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Đình

Thi đều tơn trọng lịch sử, tái hiện được những nét bản chất của nhân vật lịch sử nhưng vẫn phát huy vai trò sáng tạo, hư cấu của người nghệ sĩ. Trong vở Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng trung thành với lịch sử. Ông

đã phản ánh sinh động thực cảnh thời kì loạn lạc của xã hội phong kiến Việt Nam dưới triều đại Lê Tương Dực qua hình ảnh một tên “vua lợn” vơ lại, ham chơi “ngày thì rượu, đêm thì đánh bạc, gian dâm”, qua sự kiện Vũ Như Tô nhận xây Cửu Trùng Đài làm khiến dân gian đau khổ, quân lính mệt nhọc. Người đọc cũng ghi nhận sự sáng tạo của Nguyễn Huy Tưởng bởi ông viết về đề tài lịch sử nhưng không phải là nô lệ của tài liệu lịch sử mà đã tưởng tượng, hư cấu để bổ sung cho những chi tiết mà lịch sử khơng nói đến. Vũ Như Tơ là nhân vật được Nguyễn Huy Tưởng lấy nguyên mẫu trong lịch sử. Tuy nhiên, lịch sử nói về Vũ Như Tơ khơng nhiều nên càng dễ dàng cho nhà viết kịch phát huy sự sáng tạo của mình. Hà Minh Đức và Phan Cự Đệ đã khảo sát Việt sử thông giám cương mục, theo ghi chép trong tài liệu này thì Vũ Như Tơ chỉ là “một người thợ Cẩm Giàng, xếp cây mía làm thành kiểu mẫu cung điện lớn trăm nóc, dâng lên nhà vua; nhà vua bằng lịng cho Vũ Như Tơ làm đô đốc đứng trông nom việc dựng hơn trăm nóc cung điện lớn có gác, lại khởi cơng làm Cửu Trùng Đài… Sửa sang xây dựng hết năm này qua năm khác, quân và dân phải đi làm việc bị bệnh dịch, chết mất khá nhiều… Nguyễn Hoằng Dụ đóng đơ ở Bồ đề được tin Duy Sản bạo nghịch giết vua bèn chém Vũ Như Tơ ở ngồi cửa thành. Lúc Vũ Như Tơ bị giết, mọi người đều chỉ trích chê cười, có người nhổ nước bọt vào thây của hắn”[46,119]. Khai thác đề tài lịch sử trên cơ sở tơn trọng tính chân thực lịch sử nhưng Nguyễn Huy Tưởng vẫn phát huy được vai trị sáng tạo của mình, bổ sung cho những chi tiết mà lịch sử khơng nói đến. Tính cách và đời sống nội tâm của Vũ Như Tô đã được Nguyễn Huy Tưởng tơ đậm để phục vụ cho mục đích biểu đạt tư tưởng. Nếu trong lịch sử, Vũ Như Tô là một đốc công đáng ghét, đáng nguyền rủa thì trong vở kịch này, Vũ Như Tơ trở thành một nhân vật bi kịch chứa đầy mâu thuẫn,

vừa đáng giận, vừa đáng thương lại vừa đáng trọng. Đáng giận vì Vũ Như Tô quá say mê sáng tạo mà không nghĩ đến nỗi khổ của dân chúng. Đáng thương vì ơng là người nghệ sĩ có tài nhưng lại rơi vào bi kịch “sinh bất phùng thời”. Như Tô cũng là người đáng trọng vì có những phẩm chất tốt đẹp như tài năng, không màng danh lợi, dũng cảm và thẳng thắn.

Vở Rừng trúc cũng bám sát sự thật lịch sử về việc chuyển giao quyền lực giữa hai triều đại Lý - Trần. Nguyễn Đình Thi khơi gợi nên tấn bi kịch trong hoàng tộc đã âm ỉ nảy sinh từ biến cố lịch sử Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung sắp đặt cho Chiêu Thánh - vị vua cuối cùng của triều Lý bấy giờ mới 7 tuổi nhường ngôi cho Trần Cảnh. Nhưng vở kịch chọn thời điểm 11 năm sau khi mà mâu thuẫn mẹ - con, anh - em, chú - cháu trong vương triều chỉ thực sự bùng phát dữ dội từ sự kiện Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung gán ghép cho Thuận Thiên lấy vua Trần Cảnh. Tính chân thực khi tái hiện lịch sử của Rừng trúc được chứng minh rõ khi chúng ta so sánh với những gì đã ghi chép trong Đại Việt sử ký tồn thư: “Bấy giờ Chiêu Thánh khơng có con, mà Thuận Thiên thì có mang Quốc Khang ba tháng. Trần Thủ Độ và công chúa Thiên Cực mật mưu với vua là nên mạo nhận lấy để nhờ về sau… Do đó Liễu họp qn ra sơng Cái làm loạn. Vua trong lịng áy náy, đêm ra khỏi thành đến ở nhà Phù Vân quốc sư (quốc sư là bạn cũ của Thái Tôn) ở núi Yên Tử”[12,410]. Một mặt Nguyễn Đình Thi trung thành với lịch sử khi tái hiện đúng những sự kiện lịch sử quan trọng và bản chất của các nhân vật lịch sử nhưng mặt khác, ông cũng thể hiện sự sáng tạo của mình khi viết về đề tài lịch sử. Tác giả làm rõ và khẳng định vai trò của nhân vật Trần Thủ Độ theo như chính sử đã ghi chép. Nhưng Nguyễn Đình Thi cũng khám phá ra những việc làm thị phi của Thủ Độ đều xuất phát từ một động cơ chính trị là đặt lợi ích của vương triều và quốc gia lên trên hết. Đặc biệt, sự sáng tạo của Nguyễn Đình Thi tập trung biểu hiện rõ nhất ở hai nhân vật Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh. Điều này đã được Phan Trọng Thưởng khẳng định: “Dựa vào những chi tiết bỏ ngỏ của lịch sử, ông

đã tiến hành sự cá tính hố một cách triệt để hai nhân vật lịch sử Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh; đồng thời, dựng nên thế giới nội tâm phức tạp và những nghiền ngẫm suy tư mang ý tưởng nhân văn sâu sắc của họ” [49,25]. Sử sách ghi lại về Lý Chiêu Hồng rất ít nên Nguyễn Đình Thi có cơ hội phát huy sự sáng tạo đối với nhân vật này nhiều hơn. Qua sử cũ, chúng ta biết đến Lý Chiêu Hoàng là vị vua cuối cùng của triều Lý, khờ dại nhường ngôi cho chồng Trần Cảnh lúc mới lên 7 tuổi, làm Hoàng hậu nhà Trần, sau này Trần Cảnh lập Thuận Thiên làm Hồng hậu nên Chiêu Thánh bị giáng làm cơng chúa. Nguyễn Đình Thi dựa vào những điều sử sách đã viết về nhân vật này để hư cấu một cách hợp lí diễn biến tâm trạng của Chiêu Thánh vào thời điểm 11 năm sau khi xảy ra sự kiện Thủ Độ và Thiên Cực sắp xếp cho Thuận Thiên lấy Trần Cảnh, thay thế Chiêu Thánh làm Hồng hậu. Khi đó, Chiêu Thánh đã trưởng thành về tuổi tác, trải qua 11 năm day dứt vì lỗi lầm đã để mất ngơi, tận mắt chứng kiến những biến cố thăng trầm trong Hoàng tộc, đau đớn khi đứa con trai với Trần Cảnh vừa sinh ra đã chết nên Chiêu Thánh rất phù hợp để trở thành kiểu nhân vật tâm trạng với những mâu thuẫn giằng xé. Còn đối với nhân vật Trần Cảnh, sử sách chưa khẳng định rõ việc ông bỏ ngôi vua lên Yên Tử là do đam mê kinh kệ Phật giáo hay vì hoang mang trước sự rối ren triều chính, chán nản vì những mâu thuẫn trong Hồng tộc. Nguyễn Đình Thi nghiên cứu các tài liệu lịch sử và phỏng đốn có thể Trần Cảnh bỏ cung vì áy náy trước cuộc hơn nhân bị sắp đặt với Thuận Thiên (vừa là chị vợ và cũng là chị dâu của vua). Từ đó, khi viết Rừng trúc, Nguyễn Đình Thi đã có sáng tạo khi khai thác sâu vào tâm lý nhân vật Trần Cảnh.

Bên cạnh việc xây dựng những nhân vật có thật trong lịch sử, Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Đình Thi đều có sáng tạo trong việc hư cấu nên những nhân vật khơng có thật nhằm góp phần biểu đạt tư tưởng của các tác giả muốn gửi gắm. Nhân vật Đan Thiềm trong kịch Vũ

thành nhân vật có vai trị quan trọng trong việc biểu đạt quan điểm, tư tưởng của tác giả, Đan Thiềm được sáng tạo hấp dẫn với một cảnh ngộ bi đát, cá tính và ln hành động theo ước mơ, nguyện vọng của mình. Là một cung nữ tài sắc nhưng bị thất sủng, Đan Thiềm ý thức rõ về sự bạc bẽo của thân phận nghệ sĩ và giai nhân. Đan Thiềm là một nhân vật được lí tưởng hố. Nàng xuất hiện một cách cao quý và đẹp đẽ khi dám lên án hơn qn và đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng của người nghệ sĩ. Đan Thiềm xót thương và đồng cảm với Vũ Như Tô. Nàng khuyên ông mượn tay quyền thế để thực hiện hoài bão sáng tạo nghệ thuật. Đan Thiềm trở thành tri âm, tri kỷ luôn song hành cùng Vũ Như Tô trước những biến cố thăng trầm trong vở kịch. Xây dựng mối quan hệ giữa Vũ Như Tô và Đan Thiềm là một dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng nhằm gửi gắm tư tưởng, chủ đề tác phẩm. Đối thoại giữa Vũ Như Tơ và Đan Thiềm như nói thay cho tác giả những trăn trở về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.

Giống với vở Vũ Như Tô, trong kịch Rừng trúc cũng có nhân vật hồn tồn do Nguyễn Đình Thi sáng tạo nên để nhân vật nói thay mình những bài học về nhân sinh, những triết lý sâu sắc. Đó là nhân vật ơng cụ lang thang mà Trần Cảnh đã gặp trong một quán cơm trên đường lên Yên Tử. Trần Cảnh sau cuộc trị chuyện đó đã cảm phục gọi ơng cụ là “Phật sống trong dân”. Những lời nói nghe có vẻ hài hước của ông cụ trong lúc đang say khướt lại ẩn chứa những triết lý Phật giáo sâu xa như “Phật tại tâm” hay muốn thấu hiểu “cái lẽ có, khơng, khơng, có” thì phải biết soi tỏ từ cuộc đời chúng sinh. Chính ơng cụ đã giúp Trần Cảnh thức tỉnh thân phận, trách nhiệm của mình trước vận mệnh đất nước bóng qn xâm lược đang “thập thị ở ngồi”. Thật thú vị khi chúng tơi phát hiện thấy có điểm gần gũi giữa nhân vật ông cụ say trong kịch Rừng trúc với nhân vật Phó Cõi trong kịch Vũ Như Tơ. Nhân vật Phó Cõi là một người trung nghĩa, một lịng một dạ với Vũ Như Tơ. Giữa lúc tất cả đám thợ đều “nhị tâm”, theo

quân phản nghịch Trịnh Duy Sản để chống lại Vũ Như Tơ thì chỉ cịn mình

Một phần của tài liệu so sánh kịch vũ như tô của nguyễn huy tưởng và kịch rừng trúc của nguyễn đình thi từ góc nhìn thi pháp thể loại (Trang 41 - 56)