- Người thị nữ tâm sự với Chiêu Thánh về nỗi lo sau này qn Ngun cịn có thể xâm lược thì khơng biết lớp sau có được như lớp người bây giờ
PHẦN KẾT LUẬN
Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng và Rừng trúc của Nguyễn Đình
Thi là những vở kịch lớn của nền kịch nói Việt Nam. Hai vở kịch cùng viết về đề tài lịch sử này đã mang đến cho công chúng những bài học mới ý nghĩa từ những sự kiện tưởng chừng đã cũ trong lịch sử xa xưa của dân tộc. Khi so sánh kịch Vũ Như Tô và Rừng trúc từ góc nhìn thi pháp thể loại, chúng tơi phát hiện ra những điểm gần gũi và khác biệt. Cùng chịu sự chi phối của những đặc trưng thể loại và đều phải đảm bảo nguyên tắc sáng tác về đề tài lịch sử nên Vũ Như Tơ và Rừng trúc có sự gần gũi khi đều khai thác xung đột lịch sử giữa những khát vọng cá nhân và những ràng buộc của thời cuộc để đem đến những bài học có ý nghĩa với hiện tại, xây dựng nên những nhân vật lịch sử có tính cách đa dạng, chọn lọc ngơn ngữ kịch có tính tổng hợp cao… Ngồi ra, khố luận này cịn chỉ ra những điểm khác biệt trong thi pháp kịch của Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Đình Thi thể hiện ở hai vở kịch này - đây là những dự kiện quan trọng giúp nhận diện phong cách kịch của từng tác giả. Nguyễn Huy Tưởng thể hiện phong cách riêng trong Vũ Như Tơ có tính mẫu mực, cổ điển khi tạo nên cấu trúc kịch 5 hồi theo sự phát triển của những xung đột đối kháng gay gắt, giàu hành động, xây dựng được nhân vật có cá tính mạnh mẽ, ngơn ngữ chủ yếu có tính chất tự sự… Trong khi đó, được sáng tác sau vở kịch Vũ Như Tô
cổ điển, không khai thác những xung đột đối kháng mạnh mẽ, giàu tính hành động mà hướng vào những xung đột bên trong thế giới nội tâm của con người vì thế ít hành động; nhân vật chủ yếu hiện lên sinh động qua những dằn vặt về nội tâm, suy tư trong quan điểm sống; ngôn ngữ chuốt lọc, giàu chất thơ. Không - thời gian trong vở Rừng trúc cũng được mở
rộng hơn so với vở Vũ Như Tô. Kịch Nguyễn Đình Thi mang sắc thái tâm lý - trữ tình. Nguyễn Đình Thi thể hiện nỗ lực tăng cường chất văn học vào thể loại kịch nhằm đem lại “sự giao duyên tuyệt vời giữa văn học và sân khấu”[40,32]. Với Rừng trúc, Nguyễn Đình Thi đã có những đóng góp mới mẻ đối với sự phát triển của thể loại, đi đầu cho khuynh hướng kịch “tâm lý - trữ tình” của Việt Nam phát triển và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ ở những năm 80 của thế kỷ XX.
Vũ Như Tô và Rừng trúc là hai tác phẩm tiêu biểu cho khuynh hướng
sáng tác về đề tài lịch sử trong sự nghiệp của Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Đình Thi. Cùng lựa chọn thể loại kịch để thể hiện lịch sử nhưng trong hai vở này, hai tác giả lại thể hiện lịch sử ở những góc nhìn riêng. Xuất phát từ sự khác nhau trong phong cách kịch của Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Đình Thi nên vở Vũ Như Tơ và Rừng trúc thể hiện sự khác biệt trong phong cách thể hiện lịch sử. Đó là sự khác nhau trong việc lựa chọn thời điểm lịch sử xảy ra xung đột, chiều hướng giải quyết xung đột và cách xử lý chất liệu lịch sử ở hai vở kịch.
Người viết hi vọng đề tài nghiên cứu “So sánh kịch Vũ Như Tô của
Nguyễn Huy Tưởng và kịch Rừng trúc của Nguyễn Đình Thi từ góc nhìn thi pháp thể loại” sẽ là một đóng góp trong việc khẳng định thêm
những giá trị đặc sắc của hai vở kịch này và giúp nhận diện rõ hơn phong cách riêng của Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Đình Thi. Trong khố luận này, chúng tơi cố gắng trình bày những nét độc đáo về thi pháp kịch của hai tác giả thể hiện trong vở Vũ Như Tô và Rừng trúc với mong muốn như là một minh chứng cho thấy sự đổi mới và phát triển của kịch nói Việt Nam
từ trước Cách mạng tháng Tám đến những năm đầu sau khi đất nước thống nhất.