Sartre, đó là những vở kịch nặng về phần văn học và nhẹ về phần trình diễn, trong bài giới thiệu của mình Thụy Khuê đã đánh giá như sau: “Kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp đào sâu ý
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN THỊ HẢI LÝ
KỊCH NGUYỄN HUY THIỆP TỪ GÓC NHÌN
GIAO THOA THỂ LOẠI
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận Văn học
Mã số: 60.22.01.20
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Thành Hưng
Hà Nội - 2017
Trang 21
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4 Phương pháp nghiên cứu 7
5 Cấu trúc luận văn 7
CHƯƠNG 1 NHỮNG THỂ NGHIỆM VÀ TÌM TÒI ĐỔI MỚI CỦA NGUYỄN HUY THIỆP TRONG VĂN HỌC KỊCH 8
1.1 Nguyễn Huy Thiệp – Cây bút nổi danh trong truyện ngắn 9
1.2 Tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp – Một kiểu văn giải trí trong xã hội tiêu dùng 13
1.3 Kịch Nguyễn Huy Thiệp – thành quả của quá trình đổi mới, tìm tòi và vượt thoát 21
CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ THI PHÁP THẾ LOẠI TRONG KỊCH NGUYỄN HUY THIỆP 27
2.1 Nhân vật kịch 27
2.1.1.Giới thuyết về nhân vật kịch 27
2.2.2 Các kiểu nhân vật trong kịch Nguyễn Huy Thiệp 28
2.2.2.1 Nhân vật đời thường 29
2.2.2.2 Nhân vật lưỡng diện 33
2.2.2.3 Nhân vật huyền thoại - lịch sử 37
2.2 Tổ chức thời gian – không gian nghệ thuật trong kịch 40
2.2.1 Tổ chức thời gian nghệ thuật trong kịch 40
2.2.2 Tổ chức không gian nghệ thuật trong kịch 45
2.3 Xung đột trong kịch Nguyễn Huy Thiệp 53
2.3.1 Giới thuyết về xung đột kịch 53
2.3.2 Các xung đột cơ bản trong kịch Nguyễn Huy Thiệp 54
2.3.2.1 Xung đột trên bình diện đạo đức 54
Trang 32
2.3.2.2 Xung đột giữa con người và xã hội 59
2.4 Ngôn ngữ kịch 62
2.4.1 Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật 63
2.4.2 Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật 66
CHƯƠNG 3 TỰ SỰ VÀ TRỮ TÌNH – NHỮNG YẾU TỐ GIAO THOA TRONG KỊCH NGUYỄN HUY THIỆP 75
3.1 Vấn đề giao thoa thể loại 75
3.2 Tính tự sự trong kịch Nguyễn Huy Thiệp 79
3.2.1 Giới thuyết về phương thức tự sự 79
3.2.2 Người kể chuyện trong kịch Nguyễn Huy Thiệp 79
3.2.3 Lời kể chuyện (dẫn truyện) trong kịch Nguyễn Huy Thiệp 84
3.2.4 Hệ thống motif trong cốt truyện kịch Nguyễn Huy Thiệp 87
3.3 Tính trữ tình trong kịch Nguyễn Huy Thiệp 91
3.3.1 Giới thuyết về tính trữ tình 91
3.3.2 Cái tôi trữ tình trong lời thoại nhân vật 92
3.3.3 Chất thơ xuất hiện trong các xung đột kịch 96
3.3.4 Những lời thơ trong văn bản kịch 100
KẾT LUẬN 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
Trang 43
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
“Đời người giấc mộng phù vân
Mê man trong cõi nhân quần với nhau ”
(Vong Bướm – Nguyễn Huy Thiệp)
Nguyễn Huy Thiệp đến với “cõi nhân quần” đến với chúng ta, đến với nền văn học dân tộc vào nửa sau những năm 80 của thế kỷ XX và nhanh chóng trở thành một “hiện tượng văn học độc đáo” trên văn đàn Việt Nam giai đoạn Đổi mới Đặc
biệt khi truyện ngắn Tướng về hưu vừa xuất hiện Nguyễn Huy Thiệp ngay lập tức
đã gây chấn động dư luận, ông trở thành tâm điểm của giới văn chương, là nguyên nhân của những cuộc tranh luận trong giới phê bình văn học Nhận xét về Nguyễn Huy Thiệp nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho rằng ông là thành quả của sự đổi
mới: “ Một hướng kết tinh đầy ấn tượng của thời kỳ đổi mới văn học là sáng tác
của Nguyễn Huy Thiệp Hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp – đó là thành quả của đổi mới” [30, tr 5]
Có thể nói với lối viết táo bạo và độc đáo Nguyễn Huy Thiệp đã góp phần to lớn trong việc phá vỡ thế bình ổn của nền văn học dân tộc trước đó, đồng thời thổi một “làn gió mới” vào nền văn học đương đại khiến cho người đọc vừa hứng khởi lại vừa dè dặt khi đón nhận những tác phẩm của ông Bên cạnh đó thì sự xuất hiện của Nguyễn Huy Thiệp khiến người ta phải nghĩ ngay đến sự đổi mới của thể tài văn xuôi Việt Nam đương đại mà trước đó vốn rất lặng gió với những bước đi chậm rãi, đầy cân nhắc
Không chỉ viết truyện ngắn mà Nguyễn Huy Thiệp còn viết tiểu thuyết, tiểu luận phê bình, kịch Đối với kịch, Nguyễn Huy Thiệp dành cho nó một sự tâm đắc
kỳ lạ, bằng chứng là ông đã đưa vào kịch rất nhiều cách tân mới mẻ, độc đáo và thể hiện cá tính riêng Do đó mà kịch của ông khác hẳn so với kịch của các tác gia khác như Lưu Quang Vũ, Nguyễn Huy Tưởng Khi tiếp nhận kịch Nguyễn Huy Thiệp chúng ta sẽ thấy có sự kết hợp, giao thoa của nhiều thể loại văn học khác, đó là chất trữ tình của thơ, tính tự sự của truyện ngắn và tiểu thuyết cùng xuất hiện đan xen
Trang 54
Theo thống kê Niên biểu văn chương Nguyễn Huy Thiệp của tác giả Mai
Anh Tuấn (tính từ thời điểm năm 1971 đến tháng 8/2015 Nguyễn Huy Thiệp đã sáng tác được 13 vở kịch) Được biết kịch Nguyễn Huy Thiệp đã được dàn dựng ở nhiều quốc gia, tuy nhiên ở trong nước thì kịch của ông chỉ được biết đến nhiều dưới dạng kịch bản văn học Bên cạnh đó việc nghiên cứu, giới thiệu kịch của Nguyễn Huy Thiệp cho đến nay, chưa được chú ý nhiều
Xuất phát từ những lý do trên, đồng thời nhận thấy việc nghiên cứu kịch của Nguyễn Huy Thiệp là rất cần thiết, mang tính thực tiễn, đặc biệt là khi nhìn nhận từ phương diện giao thoa thể loại trong một văn bản kịch Do đó, chúng tôi đã chọn
Kịch Nguyễn Huy Thiệp từ góc nhìn giao thoa thể loại làm đối tượng nghiên cứu
chính cho đề tài luận văn của mình Trong phạm vi của luận văn chúng tôi mong muốn sẽ chỉ ra được thành công và hạn chế của kịch Nguyễn Huy Thiệp, đồng thời cho thấy một hướng đóng góp của Nguyễn Huy Thiệp vào thành tựu của nền văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới với những bước chuyển mình mạnh mẽ
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tuy không đạt được thành công vang dội như ở truyện ngắn nhưng kịch cũng
là thể loại mà Nguyễn Huy Thiệp dành nhiều tâm huyết và trí lực của mình vào đó Tập kịch đầu tiên đánh dấu sự chuyển hướng của ngòi bút Nguyễn Huy Thiệp
sang địa hạt này là tập Xuân Hồng, được ra mắt vào năm 1994 Trong bài viết giới
thiệu về tập kịch này của Nguyễn Huy Thiệp tác giả Thụy Khuê đã có sự so sánh kịch của ông với kịch của J P Sartre, đó là những vở kịch nặng về phần văn học và nhẹ về phần trình diễn, trong bài giới thiệu của mình Thụy Khuê đã đánh giá như sau: “Kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp đào sâu ý thức về kịch muôn thuở: thoái bộ để nhận diện mình một cách khách quan hơn, đồng thời mở đường cho một phong cách kịch hiện đại chưa thật sự xuất hiện trong truyền thống văn học và nghệ thuật của chúng ta: Ðặt vấn đề với con người về con người qua ngôn ngữ đối thoại, trong cái mâu thuẫn sâu xa cực độ và cực điểm của chính mình, phát sinh từ môi trường tạo tác Ðó là bi kịch thảm thương và khốc liệt nhất trong mỗi chúng ta mà
Trang 6tập hợp, chọn lọc và in thành Tuyển tập kịch Nguyễn Huy Thiệp, khi đó kịch của
ông mới được phổ biến với độc giả
Năm 2008 Nguyễn Huy Thiệp viết vở kịch Nhà ô sin, đến năm 2010 Nhà xuất
bản Thanh niên chọn in tuyển tập kịch Nguyễn Huy Thiệp đã lấy tác phẩm này làm
tên chủ đề cho cả tập kịch Chia sẻ về hoàn cảnh ra đời của Nhà ô sin Nguyễn Huy
Thiệp cho biết: “Mùa hè năm nay, tôi viết vở kịch Nhà ô sin trong một hoàn cảnh trớ trêu: dở khóc dở cười, chưa bao giờ tôi chán nản tuyệt vọng về cuộc sống mà tôi
có trách nhiệm dự phần và chịu đựng nhiều đến thế Tôi bó tay, thúc thủ không làm được gì ngoài việc ngồi im, chờ đợi các sự kiện dẫn đến trạng thái “cùng tắc biến, biến tắc thông” Tôi viết vở kịch này như một người buộc phải ngồi chơi cờ tướng Hắn không còn có cách nào khác buộc phải tìm ra nụ cười để biến nước cờ bí thành
nụ cười chiếu tướng, tìm ra tiếng cười thú vị và thoải mái trong một trận thế mà biết rằng chắc chắn sẽ thua”
Năm 2012 Nguyễn Huy Thiệp tiếp tục cho ra mắt tập kịch chèo Vong bướm với hai kịch bản chèo là Vong bướm và Truyền thuyết tìm vua Nhận xét về tập
kịch này PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp cho rằng “Vong bướm là trò chơi nghệ thuật đầy ngẫu hứng nhưng công phu của Nguyễn Huy Thiệp”
Năm 2015 trong luận văn Thạc sĩ của mình Nguyễn Thị Hà đã triển khai đề tài
Kịch của Nguyễn Huy Thiệp dưới góc nhìn thi pháp thể loại, trong đó tác giả đã
có sự nghiên cứu khá kỹ về các đặc trưng của kịch Nguyễn Huy Thiệp trên các phương diện như nhân vật, kết cấu, xung đột và ngôn ngữ kịch
Nhìn chung như đã nói ở phần đầu của bài viết, do không có được cơ may
“cập thời vũ”, không thực sự tạo được tiếng vang lớn nên kịch của Nguyễn Huy Thiệp không được giới nghiên cứu phê bình quan tâm như truyện ngắn của ông
Trang 76
Chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về mảng kịch của Nguyễn Huy Thiệp, mà đó chỉ là những bài nhận xét, đánh giá, các bài điểm sách đăng rải rác trên các trang báo, tạp chí và các website Do vậy có thể khẳng định rằng vấn đề mà chúng tôi chọn nghiên cứu trong bài luận của mình – giao thoa thể loại trong kịch Nguyễn Huy Thiệp là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ
3 Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi muốn nghiên cứu vấn đề giao thoa thể loại trong kịch của Nguyễn Huy Thiệp, những vấn đề lý thuyết về đặc trưng của kịch nói chung và kịch của Nguyễn Huy Thiệp nói riêng, mong muốn tạo ra cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn
về kịch của Nguyễn Huy Thiệp và những đóng góp của ông cho nền kịch Việt Nam
Nghiên cứu về Kịch Nguyễn Huy Thiệp từ góc nhìn giao thoa thể loại, bên
cạnh mục đích chính là chỉ ra được những ảnh hưởng, sự liên văn bản của các thể loại văn học khác trong kịch Nguyễn Huy Thiệp chúng tôi còn mong muốn tìm ra những hạn chế và thành công trong kịch của Nguyễn Huy Thiệp, tìm ra nguyên nhân tại sao kịch của ông phần lớn chỉ là các kịch bản văn học và tại sao nó lại không được đón nhận như truyện ngắn
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận liên quan đến sự giao thoa thể loại trong kịch của Nguyễn Huy Thiệp Đó là sự tồn tại của chất trữ tình và tự sự trong một văn bản kịch
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tiến hành nghiên cứu, khảo sát toàn bộ kịch của Nguyễn Huy Thiệp theo như thống kê của Mai Anh Tuấn (tính đến tháng 8/2015) là 13 vở Để phạm vi nghiên cứu được chọn lọc, tập trung vào những tác phẩm tiêu biểu, chúng tôi tiến hành khảo sát văn bản và giải quyết vấn đề trong 3 ấn phẩm xuất bản sau đây:
1.Nguyễn Huy Thiệp (2003), Tuyển tập kịch, Nhà xuất bản trẻ
2.Nguyễn Huy Thiệp (2010), Nhà ô sin, Nhà xuất bản Thanh Niên
Trang 87
3 Nguyễn Huy Thiệp (2012), Vong bướm, Nhà xuất bản Thời Đại và Nhã
Nam
4 Phương pháp nghiên cứu
Với mục đích làm sáng tỏ vấn đề giao thoa thể loại trong kịch của Nguyễn Huy Thiệp, trong luận văn này chúng tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp tổng hợp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp xã hội học, phương pháp đối chiếu và so sánh – đây cũng là phương pháp được ưu tiên vận dụng nhiều hơn cả
5 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những thể nghiệm và tìm tòi đổi mới của Nguyễn Huy Thiệp trong văn học kịch
Chương 2: Một số vấn đề thi pháp thể loại trong kịch Nguyễn Huy Thiệp Chương 3: Tự sự và trữ tình – Những yếu tố giao thoa trong kịch Nguyễn Huy Thiệp
Trang 98
NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG THỂ NGHIỆM VÀ TÌM TÒI ĐỔI MỚI CỦA NGUYỄN HUY
THIỆP TRONG VĂN HỌC KỊCH
Như chúng ta đã biết Nguyễn Huy Thiệp vốn có một tuổi thơ gian khó khi phải cùng gia đình sống lưu chuyển qua nhiều vùng nông thôn khác nhau từ Thái Nguyên, qua Phú Thọ, đến Vĩnh Phúc Trước khi trở thành nhà văn ông từng làm thầy giáo và đã có hơn 10 năm dạy học ở vùng Tây Bắc rồi sau đó mới trở về Hà Nội công tác trong ngành giáo dục và thuyên chuyển ở nhiều vị trí khác nhau Có thể nói, tuổi thơ gian khó khi sống ở nông thôn cùng quá trình công tác lâu dài ở miền núi đã trở thành những chất liệu văn học đáng quý trong các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp Trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp hình ảnh về những miền quê vùng đồng bằng Bắc Bộ, những vùng núi xa xôi hẻo lánh với những con người nghèo khó, lam lũ mà thật thà, chân chất cứ trở đi trở lại trong những trang văn ông như một sự gửi gắm niềm thương, nỗi nhớ về tuổi thơ, về quãng thời gian khốn khó của mình Đã có lần thông qua truyện ngắn của mình nhà văn tự nhận
rằng “mẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ra ở nông thôn” ( Những bài học nông thôn)
Kinh nghiệm sống, những trải nghiệm phong phú kết hợp với tài năng văn chương sẵn có từ trong máu thịt Nguyễn Huy Thiệp đã trở thành mảnh đất màu mỡ
để ươm mầm cho văn chương ông và được dịp phát triển rực rỡ ở những thời điểm khác nhau trong nền văn học của dân tộc Vì thế mà trong một bài viết đăng trên Tạp chí Sông Hương tháng 11/2015 tác giả Mai Anh Tuấn đã có nhận xét mang tính khái quát về sự nghiệp văn chương của Nguyễn Huy Thiệp như sau: “Khác với ví von có phần đơn giản rằng “Nguyễn Huy Thiệp là bông hoa nở muộn trên văn đàn”, chúng ta thấy cuộc viết của Nguyễn Huy Thiệp nảy sinh khá sớm, từ thập niên
1970, lúc ông ngoài hai mươi tuổi, và âm thầm xuất hiện vào năm 1986 trước khi thực sự bùng nổ vào năm 1987 Một quá trình viết như thế chắc chắn được điều chỉnh bởi sự quan sát, nghiên cứu kĩ lưỡng bạn đọc để “dọn ra món ăn tinh thần cho
cả thời đại mình” sao cho “hợp thời” Theo thống kê của tôi, đến thời điểm này
Trang 109
(8/2015), Nguyễn Huy Thiệp có 111 tác phẩm, trong đó có 53 truyện ngắn, 4 tiểu thuyết, 13 vở kịch, còn lại là những tiểu luận, tạp văn, phê bình Việc ông tuyên bố ngừng viết, “rửa tay gác kiếm”, “cuộc chơi kết thúc” phần nào phản ánh sự lắng lại của cao trào đổi mới văn học khi mà những điều kiện duy trì, tiếp sức cho nó không còn dồi dào, thuận lợi như trước.” [57, tr.79]
Cũng theo nhận xét của tác giả này thì thành công của Nguyễn Huy Thiệp không chỉ trong phạm vi trong nước mà các tác phẩm của ông còn được xuất bản ra nhiều cộng đồng ngôn ngữ khác nhau, từ tiếng Pháp, tiếng Anh đến tiếng Hà Lan, Nhật Có thể nói Nguyễn Huy Thiệp là một trong số ít những nhà văn Việt Nam đương đại có tính quốc tế với tầm ảnh hưởng lớn, là cầu nối để giới nghiên cứu văn học Việt trên thế giới hiểu nhiều hơn về văn học Việt Nam Tất cả đều nhờ vào một tài năng văn học xuất sắc, với sức sáng tạo dồi dào và một lối viết sắc bén, cá tính, sáng tạo vừa cho thấy bản sắc cá nhân vừa cho thấy những thể nghiệm, tìm tòi và đổi mới không ngừng của nhà văn trên hành trình sáng tác văn chương của mình
1.1 Nguyễn Huy Thiệp – Cây bút nổi danh trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp có biệt tài viết truyện ngắn và dường như sở trường của ông cũng chính là truyện ngắn, đặc biệt là những truyện ngắn viết về đề tài nông
thôn, miền núi như Chảy đi sông ơi, Con gái thủy thần, Thương nhớ đồng quê, Chăn trâu cắt cỏ, Những bài học nông thôn, Mưa Nhã Nam, Những ngọn gió Hua Tát chúng ta có thể thấy những yếu tố văn học dân gian trong đó rất đậm đặc
và sâu sắc Mặc dù không phải là người đầu tiên khai thác và thành công khi viết về mảng đề tài này, trước Nguyễn Huy Thiệp đã từng có rất nhiều nhà văn, nhà thơ tìm được chỗ đứng cho mình khi viết về những con người và cuộc sống nơi đây Có thể
kể đến một số tên tuổi như Tô Hoài với Truyện Tây Bắc, Nguyễn Tuân với Sông
Đà, Tố Hữu với tập thơ Việt Bắc, Đồng bạc trắng hoa xòe của Ma Văn Kháng và
dù thuộc vào thế hệ đi sau, “khai thác lại” hệ đề tài đã không còn mới mẻ này nhưng Nguyễn Huy Thiệp vẫn không bị chìm khuất giữa những tên tuổi tiêu biểu như đã
kể trên, mà ngược lại ông đã tìm cho mình một hướng đi riêng để triển khai và tiến
Trang 11Nhìn lại niên biểu văn chương của Nguyễn Huy Thiệp chúng ta thấy truyện ngắn của ông xuất hiện lần đầu trên văn đàn vào tháng 1 năm 1987 với tác phẩm
đầu tay Những chuyện kể bất tận của thung lũng Hua Tát tuy nhiên tác phẩm này
vẫn chưa đủ sức để tạo nên tiếng vang trong dư luận Phải đến khi truyện ngắn
Tướng về hưu xuất hiện trên báo Văn nghệ số 24 ra ngày 20 tháng 6 năm 1987 thì
Nguyễn Huy Thiệp đã thực sự gây xôn xao trong dư luận với lối viết mới lạ, táo
bạo Ông Tướng về hưu xuất hiện không chỉ bắn một phát súng mà nó giống như
tiếng nổ to và giòn giã của đại bác làm khuynh đảo cả một nền văn học với những
hệ giá trị truyền thống đã trở thành cố cữu khiến cho người ta không khỏi bàng hoàng, hốt hoảng nhưng cũng không kém phần nồng nhiệt khi chào đón nó Ngay sau đó, khi mà người đọc còn chưa hết ngỡ ngàng, khi mà dư luận còn chưa “kịp” lắng xuống với sự xuất hiện của “ông tướng về hưu” thì Nguyễn Huy Thiệp lại tiếp
tục trình làng một loạt những truyện ngắn khác: Con gái thủy thần, Chảy đi sông
ơi, Không có vua, Giọt máu, Vàng lửa, Kiếm sắc, Phẩm tiết, Những người thợ xẻ, Những bài học nông thôn khiến cho văn đàn và giới nghiên cứu phê bình vẫn
còn đang sục sôi lại được dịp sục sôi đến cao trào
Có thể nói những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp với sức viết dồi dào và
ý tưởng cách tân triệt để trong cả nội dung lẫn hình thức thể hiện đã góp phần làm phong phú văn đàn Việt Nam thời kỳ Đổi mới Nói về truyện ngắn của Nguyễn Huy
Trang 12âm thầm nuôi dưỡng tài năng của mình chờ ngày ra sáng ở Hà Nội May cho Thiệp,
và cho cả văn học bấy giờ, là anh xuất hiện vào đúng lúc cửa mở cho ngọn gió đổi mới từ bên ngoài thổi vào Và gió nâng cánh Thiệp bao nhiêu thì Thiệp cũng tạo ra những cánh gió bấy nhiêu Vì thế, chẳng mấy chốc, dấy lên một phong trào viết mới, viết khác, kể cả viết theo “kiểu Nguyễn Huy Thiệp” ở những cây bút trẻ Đồng thời, sức ám của “truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” lớn tới mức nhiều nhà văn kỳ cựu cảm thấy mình không thể viết như cũ được nữa.”
Sự xuất hiện của Nguyễn Huy Thiệp cùng với những truyện ngắn của ông đã thực sự tạo nên một bầu không khí phê bình tranh luận văn học sôi nổi với nhiều ý kiến đối lập gay gắt mà trong giai đoạn trước đó vấn đề phê bình văn học của ta vốn rất im ắng và có phần dè dặt, về điều này nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên trong
lời giới thiệu cuốn Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp cũng đã quả quyết: “Tôi dám chắc
chưa có nhà văn nào vừa xuất hiện đã gây được dư luận, càng viết dư luận càng mạnh, truyện chưa ra thì người ta đã kháo nhau, truyện đăng rồi thì người ta đã tranh nhau tìm đọc, đọc rồi thì gặp nhau bình phẩm, bàn tán, chốn phòng văn cũng như chốn vỉa hè đâu đâu cũng kháo chuyện văn đàn thời đổi mới đã khởi sắc, bỗng khởi sắc hẳn, đã náo động, càng thêm náo động, bởi những cuộc tranh luận, cả tranh cãi, quanh sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp” [30, tr 6]
Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn có thực tài, ông dám đưa cá tính của mình vào trong tác phẩm, những truyện ngắn của ông vừa cho thấy những chiêm nghiệm, quan sát sâu sắc và tinh tế về cuộc sống xung quanh vừa thể hiện những cách tân triệt để đối với văn học, chính vì vậy mà truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đẹp và sáng như một viên ngọc, giống như ngọc càng mài rũa càng sáng thì truyện ngắn của ông càng đọc, càng nghiền ngẫm kỹ người ta lại càng thấy nó hay và nó lạ Tác
giả Nguyễn Thanh Sơn trong bài viết Đọc truyện Nguyễn Huy Thiệp cũng đã bày
Trang 1312
tỏ ý kiến của mình như thế: “Những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp cũng giống như những viên ngọc Biện Hòa, những viên ngọc với lớp đá vỏ xù xì, thô ráp bên ngoài, và nó đẹp nhất chính vì người ta biết bên trong lớp đá đó tiềm ẩn một viên ngọc Và ngay cả những tia sáng long lanh của viên ngọc dưới ánh mặt trời, khi đã thoát thai từ mẹ đá cũng làm sao so sánh được với thứ ánh sáng huyền ảo kỳ diệu của nó khi còn nằm trong trí tưởng tượng của con người.” [30, tr.118]
Trong bài viết Xung quanh hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp hai tác giả
Nguyễn Hải Hà và Nguyễn Thị Bình cũng đã khẳng định: “Nguyễn Huy Thiệp mới thật là mới là độc đáo, chỉ mình anh cũng đủ tạo nên một đời sống văn học sôi động kéo dài cả mấy năm trời và còn nóng bỏng đến tận hôm nay Có lẽ ở ta hiếm có tác giả mà chỉ vừa xuất hiện đã được dư luận cả trong lẫn ngoài nước quan tâm nhiều đến vậy” [30, tr.517] Cũng theo thống kê của hai tác giả này thì trong khoảng thời gian từ giữa năm 1987 đến giữa năm 1989, nghĩa là trong vòng hai năm Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện trên văn đàn đã có trên bảy mươi bài viết về các sáng tác của ông, chỉ riêng con số thống kê tạm thời này cũng đủ để cho chúng ta thấy được truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đã gây được tiếng vang lớn đến mức nào trên văn đàn khi vừa mới xuất hiện
Có thể nói những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp không chỉ độc đáo, mới
lạ trong lối viết mà còn đa dạng trong đề tài thể hiện, khẳng định tài năng nghệ thuật của một người nghệ sĩ, một nhà văn có biệt tài và sở trường về truyện ngắn Trong tổng số 53 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp (tính đến thời điểm tháng 8/2015), dựa vào những đặc trưng thẩm mỹ và đề tài thể hiện mà chúng tôi tạm chia truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp thành những tiểu loại chính sau đây:
- Truyện giả cổ tích, huyền thoại: Những ngọn gió Hua Tát, Chảy đi sông ơi, Con gái thủy thần, Trương Chi, Giọt máu,Thiên văn, Muối của rừng
- Truyện viết về đề tài lịch sử và văn học: Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết, Mưa Nhã Nam, Nguyễn Thị Lộ, Chút thoáng Xuân Hương, Thương cho cả đời bạc
Trang 14Những truyện ngắn của ông với lối viết vừa truyền thống vừa hiện đại, nó vừa chứa đựng màu sắc của văn hóa – văn học dân gian lại vừa chuyên trở những vấn đề triết lý nhân sinh thế sự Có thể nói Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn đã mạnh dạn, quyết liệt đến với văn học hiện đại từ chính những giá trị truyền thống của dân tộc, một trong những đặc điểm tạo nên sức hấp dẫn, làm thành “ma lực” cho văn Nguyễn Huy Thiệp chính là ở chỗ nhà văn đã vận dụng một cách khéo léo và xuất sắc những chất liệu của truyện kể dân gian vào trong truyện ngắn của mình, đặc biệt
là ở thể loại truyện giả cổ tích, đó là những câu chuyện vừa chứa đựng sự huyễn hoặc, huyền ảo của thế giới cổ tích với những tình tiết li kì hấp dẫn lại vừa chất chứa những vấn đề bức bối của cuộc sống hiện đại, nó là những mặt trái của xã hội,
là nỗi cô đơn cùng cực trong thẳm sâu tâm hồn con người trước sự chảy trôi của cuộc sống Và với hướng triển khai truyện ngắn bằng những chất liệu văn học dân gian như vậy, Nguyễn Huy Thiệp đã trở thành một người kể chuyện cổ tích xuất
sắc
Tựu chung lại những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp dù viết về đề tài gì thì điều sau cùng là hướng tới phản ánh hiện thực cuộc sống, bằng một thái độ lạnh lùng, ngòi bút gai góc Nguyễn Huy Thiệp đã nhìn thẳng vào sự thật để bóc trần nó,
để phơi bày những mặt trái trong thẳm sâu tâm hồn con người, những con người mà
như lời nhân vật chị Thắm trong Chảy đi sông ơi thì “có ai yêu thương họ đâu Họ
đói mà ngu muội lắm” Điều đó cho thấy sự cảm thương sâu sắc của Nguyễn Huy Thiệp đối với thân phận nhỏ bé của con người được ẩn sâu trong cái vỏ ngoài lạnh lùng và đầy gai góc
Trang 15nhiều lần bày tỏ quan điểm của ông về tiểu thuyết Trong một bài viết Thời của tiểu thuyết ông cho rằng tiểu thuyết vừa là sự xuống cấp đồng thời lại là sự vượt lên,
phát triển lên của truyện ngắn: “Độ dày và tạp của tiểu thuyết có một cái gì đấy
“hấp dẫn” (có lẽ hấp dẫn người viết hơn là người đọc) Tiểu thuyết vừa là “sự tha hóa, xuống cấp” của truyện ngắn vừa là một “sự phát triển, bứt phá lên” của truyện ngắn Nói ra điều này thật buồn cười, có phần khó hiểu với người ngoại đạo Nếu như truyện ngắn đòi hỏi tinh lọc, thậm chí khắc nghiệt thì tiểu thuyết tạp đến nỗi cái
gì cũng có thể thâu nạp vào được Tiểu thuyết như một nồi lẩu nóng hổi của nghệ thuật Khi từ viết truyện ngắn chuyển sang viết tiểu thuyết, nhà sáng tác có phần nào dễ dàng hơn, “thênh thang” hơn.” [48, tr 278] Có lẽ khi viết ra được điều này bản thân Nguyễn Huy Thiệp đã ý thức sâu sắc được rằng do tính chất và quy định của thể loại mà việc viết truyện ngắn đòi hỏi người viết phải có nhiều kỹ năng hơn
và nó phức tạp hơn so với viết tiểu thuyết Cũng trong một bài viết khác Nguyễn Huy Thiệp cho rằng những nhà văn khi chuyển từ viết truyện ngắn sang viết tiểu thuyết thì sẽ có nhiều lợi thế hơn, bởi truyện ngắn giống như những bài tập nhỏ để nhà văn luyện ngòi bút, rèn rũa kỹ thuật của mình và khi đã có kinh nghiệm rồi thì anh ta sẽ chuyển sang viết tiểu thuyết vì thể loại này vốn đòi hỏi “sự dài hơi” và vốn sống lọc lõi của tác giả, hơn thế tiểu thuyết không chỉ là một cuộc thử nghiệm mà nhà văn buộc phải viết tiểu thuyết bởi “đó là một nhu cầu của thời hiện tại” trong khi thời đại hoàng kim của truyện ngắn đã qua rồi
Cuốn tiểu thuyết đầu tay của Nguyễn Huy Thiệp là Tuổi hai mươi yêu dấu ra
mắt bạn đọc vào năm 2002, nhưng trái với sự mong đợi lúc ban đầu thì độc giả lại thấy thất vọng, thấy hụt hẫng với sự chuyển hướng này của Nguyễn Huy Thiệp
Trang 1615
Người đọc thấy hụt hẫng, có cảm giác bị “phản bội” có thể vì trong thâm tâm mình
họ mặc định rằng Nguyễn Huy Thiệp đã viết truyện ngắn hay như thế, đặc sắc như thế thì không có lý gì mà tiểu thuyết của ông lại không thể đạt đến tầm như vậy
Còn về phía bản thân Nguyễn Huy Thiệp khi Tuổi hai mươi yêu dấu chính thức ra
mắt bạn đọc thì ông lại tự nhận xét với cuốn tiểu thuyết này ông chỉ đạt 6/10 phong
độ và khả năng viết Mặc dù trước đó Nguyễn Huy Thiệp đã từng chia sẻ rất chân thực rằng cuốn tiểu thuyết này được lấy ý tưởng từ chính sự kiện ông đưa người con trai thứ hai của mình ra đảo Cát Bà cai nghiện ma túy Điều đó đã khiến ông đau đớn và cô đơn, nó thôi thúc ông phải viết một cuốn sách cho thanh niên, trong đó có người con trai mình, và ông chủ trương cuốn sách đó sẽ không thể “rải đầy hoa hồng mà phải sặc mùi ma túy và cave Nó sẽ là liều vaccine cần thiết cho thanh niên, những kẻ béo bệu bị nhồi nhét bởi hàng mớ kiến thức giáo khoa” Trong một bài phỏng vấn của báo Thể thao - Văn hóa Nguyễn Huy Thiệp đã bày tỏ: “Tôi không phải là người cầm bút mới viết để nôn nóng về sự nổi tiếng Thậm chí tôi không viết nữa thì cái gọi là danh tiếng của tôi cũng đã như vậy rồi Tôi ra cuốn sách này không phải để chứng tỏ ông vua truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là người
có tài viết tiểu thuyết Tôi tự thấy mình là người khá dày dặn trước sóng gió dư luận ”
Tuổi hai mươi yêu dấu là một cuốn tiểu thuyết có độ dài trung bình, hình thức
tác phẩm có những nét đặc trưng giống như ở các truyện ngắn trước đó của Nguyễn Huy Thiệp, tác giả đi theo lối mở đầu mỗi chương bằng thơ hoặc trích dẫn câu nói của người khác Cuốn tiểu thuyết viết về sự phẫn nộ, sự nổi loạn của tuổi trẻ, là những tệ nạn và lối sống cực đoan của một bộ phận giới trẻ những năm 2000, là dấu hiệu báo động cho thói suy đồi, tha hóa về mặt đạo đức của con người, đó còn là xã hội của một bộ phận giai cấp không có tiếng nói vì nghèo hèn, vì không có tiền Tất
cả đều được khắc họa lại dưới cái nhìn mang tính tự truyện của nhân vật “tôi” – Khuê, 20 tuổi đang là sinh viên đại học Khuê là một đứa con bị “tuột xích” khỏi lề thói và hệ hình văn hóa của gia đình mình với một ông bố là nhà văn nổi tiếng, một ông anh trai đã vượt qua 3000 thí sinh khác để vào được khoa điêu khắc của đại học
Trang 1716
mỹ thuật và một bà mẹ luôn tận tụy với chồng, yêu thương, nuông chiều con hết mực Dưới cái nhìn căm phẫn của Khuê thì “cái thời của tôi đang sống là cái thời chó má” mà ở đó con người sống dửng dưng, vô cảm với thói đạo đức giả, mỗi người tự tạo ra cho mình một cái vỏ bọc gai góc Cái xã hội ấy đang bị hủy hoại dần bởi thói dâm ô, bởi ma túy, bởi trụy lạc mà “chẳng ai hiểu cóc khô gì” Khuê đau khổ vùng vẫy trong đó và tìm cách nổi loạn, chống đối lại ngay với những người thân trong gia đình mình Khuê tìm cách để “tuột xích” khỏi gia đình và biến tuổi trẻ của mình thành tuổi đi hoang Khuê luôn cho rằng: “Tôi, tôi chẳng ân hận gì về những việc tôi đã làm Có lẽ tôi chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh sống của tôi Nếu con người là “tổng hòa các mối quan hệ xã hội” thì bất hạnh thay, tôi có lẽ là một cái “nốt” nhạy cảm hơi quá đáng Do đó giờ đây tôi mới phải một mình trên hoang đảo này “Một mình sống giữa quạnh hiu Còn hơn hiu quạnh giữa người thân thương”
Nhận xét về cuốn tiểu thuyết này của Nguyễn Huy Thiệp, Thụy Khuê cho rằng: “Nhưng có lẽ điều đáng tiếc nhất và cũng là điều đáng mừng nhất là cuốn tiểu thuyết này, viết nhanh, trong vòng hơn tháng trời mới chỉ là nét phác, cho những tác phẩm dài hơi, sâu hơn, đến sau, vì những chân dung nhân vật mà Nguyễn Huy Thiệp đưa ra trong cuốn tiểu thuyết này mới chỉ là những nét dựng Từ bà mẹ dúi tiền cho con một cách thần sầu, đến thằng anh rởm đời luôn luôn lên mặt đạo đức giáo huấn, đến bọn bạn, cả giời đánh lẫn thánh thiện, như thằng Thanh nhạn, thằng Quyền Lỳ, thằng Thức Kinh Kông đến những khuôn mặt "xã hội" của mấy đứa con gái ca-ve, của tay hoà thượng hổ mang Thích Thanh Mừng chùa Kẻ, của ông Chu "hãm" thuốc phiện ở chợ Kỳ Lừa, của người con trai ông Hào chết vì nghề bắt rắn ở đảo Cát Bà vv bao nhiêu khuôn mặt, thiện, ác, tối sáng, phơi bầy chớp nhoáng trong cuốn truyện nhỏ này, nhưng nếu được đào sâu, mở rộng thêm, chúng
sẽ phản ảnh một xã hội toàn diện hơn, cay nghiệt hơn, và cũng đớn đau hơn ” Nhưng xét một cách toàn diện thì cuốn tiểu thuyết này chưa thực sự sâu, chưa thực đúng tầm là một cuốn tiểu thuyết, nó chưa nêu bật lên được vấn đề đã được đề cập đến trong tác phẩm và về mặt kỹ thuật kể chuyện của Nguyễn Huy Thiệp ở đây
Trang 1817
quả thật không có gì đặc sắc, tiểu thuyết này được xây dựng theo kiểu cấu trúc vòng tròn, lối kể chuyện không thật sắc bén, không có nét riêng như ở các truyện ngắn trước đó của ông Đọc cuốn tiểu thuyết độc giả sẽ có cảm giác như Nguyễn Huy Thiệp chỉ đang kể chuyện dông dài bằng cách “góp nhặt” những chuyện vặt vãnh
mà ông lượm lặt được và kể lại chúng như một dạng “câu chuyện làm quà” Người đọc sẽ thấy nếu xét về mặt lý luận và tính nguyên tắc thì cuốn tiểu thuyết này thực chất chỉ là một truyện dài bởi mọi sự kiện ở đây đều rời rạc và không tạo được kịch tính, các nhân vật từ ông bố, bà mẹ, đến người anh trai và những bạn học, bạn gặp trên đường đi bụi của Khuê đều chỉ xuất hiện một lần và không có sự trở lại, có thể nói từ sự kiện đến nhân vật của cuốn tiểu thuyết này đều chỉ được nhắc đến với tính chất liệt kê, đúng kiểu kể chuyện dông dài Tác giả Nguyên Trường khi nói về tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp cũng cho rằng: Dường như Nguyễn Huy Thiệp sinh
ra chỉ để viết truyện ngắn Bao nhiêu tinh lực ông đã dụng công, dành sức mài rũa ở truyện ngắn rồi Do vậy mà với tiểu thuyết các “chiêu” của Nguyễn Huy Thiệp trở nên yếu ớt, rời rạc, không còn thâm hậu và cao cường như khi viết truyện ngắn Đọc tiểu thuyết của ông người ta không còn thấy bóng dáng của Nguyễn Huy Thiệp đâu nữa
Dường như nhận thấy sự không mấy mặn nồng của độc giả với tiểu thuyết của mình nên Nguyễn Huy Thiệp đã đi ngược lại với tiên chỉ ban đầu khi chủ đích đặt chân sang địa hạt tiểu thuyết, do đó ông không dụng công sáng tác nhiều ở thể loại này nữa Vì vậy mà trong cuộc đời cầm bút của Nguyễn Huy Thiệp cho đến nay
chỉ vẻn vẹn có 4 cuốn tiểu thuyết, ngoài Tuổi hai mươi yêu dấu ông còn viết thêm
ba cuốn nữa là Võ lâm ngoại sử (2005), Tiểu long nữ (2006) và Gạ tình lấy điểm (2007)
Nói về tiểu thuyết của mình, bản thân Nguyễn Huy Thiệp lại tự nhận đó là loại
“tiểu thuyết ba xu rẻ tiền” một dạng tiểu thuyết feuilleton chỉ thích hợp để đăng theo
kỳ trên các số báo giúp người đọc giải trí, thứ tiểu thuyết mà “mua vui cũng được một vài trống canh” khiến cho độc giả vừa thất vọng, lại vừa ngán ngẩm với nó:
“Tôi nghĩ rằng rồi đây thành công của tiểu thuyết Việt Nam sẽ không phải là ở dạng
Trang 1918
tiểu thuyết “chính thống” kiểu tự vấn, tự sự mà có khả năng sẽ rơi vào dạng tiểu thuyết “mua vui cũng được một vài trống canh”: dạng tiểu thuyết tình cảm, tiểu thuyết phiêu lưu, tiểu thuyết trinh thám hoặc cái gì từa tựa như thế Thực tế, một khi
xã hội ổn định, đời sống vật chất tinh thần tăng dần lên thì người ta sẽ không còn băn khoăn quá nhiều về “lý tưởng” hoặc “chân lý” gì nhiều nữa.” [48, tr.279] Không chỉ ở trong những bài tiểu luận phê bình mà ngay trong chính tác phẩm của mình Nguyễn Huy Thiệp cũng thể hiện quan điểm cá nhân của mình về thể loại tiểu
thuyết, trong cuốn tiểu thuyết Võ lâm ngoại sử nhà văn bày tỏ thái độ rẻ rúng,
khinh bạc đối với tiểu thuyết, với ông tiểu thuyết là những chuyện thị phi lẻ tẻ không đáng tin cậy, đó chỉ là những chuyện vào lỗ tai và ra lỗ miệng mà thôi Xét ở một khía cạnh khác cuốn tiểu thuyết này còn được Nguyễn Huy Thiệp viết ra với mục đích giải trí thực sự, nó là tiếng cười nhạo, phỉ báng một bộ phận văn nghệ sĩ trong làng văn Việt Nam lúc bấy giờ
Nói tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp mang tính chất thị trường, một kiểu văn giải trí trong xã hội tiêu dùng cũng đúng bởi tiểu thuyết của ông đề cập đến những vấn đề nhức nhối của xã hội ông, ngay thời đại mà ông đang sống, cảm hứng của chúng bắt nguồn từ những sự kiện nóng hổi của báo chí lúc bấy giờ Những cuốn tiểu thuyết này được tác giả viết trong thời gian rất ngắn, giống như kiểu viết theo đơn đặt hàng, một kiểu viết chạy theo, “ăn theo” sức nóng của báo chí lúc đó Điển hình là hai cuốn tiểu thuyết gắn với các sự kiện nổi cộm của bác chí lúc bấy giờ, đó
là hai vụ bê bối về tình dục trong ngành giáo dục và trong giới quan chức Nói về
hai cuốn tiểu thuyết Tiểu long nữ và Gạ tình lấy điểm của mình chính bản thân
Nguyễn Huy Thiệp cũng tự nhận đó là loại tiểu thuyết ba xu, dạng tiểu thuyết viết chơi nhân khi sức nóng của báo giới về hai vụ bê bối kia chưa hạ nhiệt Do vậy mà khi “tự chấm điểm” cho hai cuốn tiểu thuyết này của mình Nguyễn Huy Thiệp đã
cho Tiểu long nữ 3/10 điểm và Gạ tình lấy điểm chỉ còn 2/10 điểm hoặc cũng có
thể còn thấp hơn
Sở dĩ tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp không đạt được thành công như truyện ngắn, nó bị coi là kiểu văn giải trí, mang tính chất mỳ ăn liền có thể là vì lý
Trang 2019
do ông đã viết tiểu thuyết mà không đầu tư cho nó nhiều thời gian và công sức như
truyện ngắn Trong phần lời tựa của cuốn Tiểu long nữ Nguyễn Huy Thiệp cũng đã
nói đến điều này: “Tiểu thuyết tạp hơn, có thể viết “tất tay” và không phải tốn sức nhiều như truyện ngắn Đương nhiên đây là tôi muốn nói đến những nhà văn có tài Trời cho thực sự, họ hoàn toàn có thể viết những tiểu thuyết (đọc được, không cầu toàn lắm vì thể loại tiểu thuyết không đòi hỏi sự cầu toàn) dễ dàng như thò tay vào túi lấy đồ vật Nhiều cuốn tiểu thuyết người ta chỉ viết trong vòng một tháng Tôi cũng đã từng có cơ hội làm việc như vậy (tiểu thuyết “Tuổi hai mươi yêu dấu” viết trong một tháng và tiểu thuyết “Tiểu long nữ” trong 15 ngày) Tôi nghĩ rằng ở những nhà văn “đại hiệp” như Kim Dung thì việc viết ra “Tiếu ngạo giang hồ”,
“Thiên long bát bộ” chắc có lẽ cũng không mất nhiều công sức cho lắm “Tiểu long nữ” là một cuốn tiểu thuyết thời sự Nó được viết ra từ một chuyện nhảm nhí
và tôi nghĩ cũng không phải khó khăn gì mấy (nó không bõ để tốn sức) Thực ra ý nghĩa của nó cũng chỉ để mua vui và kiếm tiền.”
Không chỉ một lần mà rất nhiều lần Nguyễn Huy Thiệp đã công khai và thẳng thắn thừa nhận tiểu thuyết của mình là dạng tiểu thuyết mua vui, giúp ông kiếm tiền Trong một lần trả lời phỏng vấn được đăng báo vào tháng 8/2006, Nguyễn Huy Thiệp đã trả lời như sau: “Cách đây 3 năm, tôi nhận được đơn đặt hàng viết một cuốn tiểu thuyết, khai thác sự kiện bê bối đang râm ran trên báo chí Và tôi viết rất nhanh, chỉ trong vòng 15 ngày Nhưng bản thảo tác phẩm mãi đến giờ mới ra mắt Tôi cũng không hiểu vì sao Có lẽ một phần vì những người làm sách thường hay nghi ngại, cứ cái gì dính đến tôi là người ta phải để đấy, xem xét đã Nếu ra đời đúng thời điểm, cuốn sách có lẽ đã có nhiều độc giả hơn Nói thật, Tiểu long nữ là tác phẩm viết ra từ một câu chuyện nhảm nhí, nhằm mục đích kiếm tiền và mua vui thôi.”
Có lẽ chính vì thế mà khi đọc Tiểu long nữ hay Gạ tình lấy điểm người ta không còn nhận ra được bóng dáng, được giọng văn của Tướng về hưu, của Sang sông, Những ngọn gió Hua Tát những truyện ngắn đã làm nên tên tuổi của
Nguyễn Huy Thiệp Trong nhiều bài phê bình đánh giá về tiểu thuyết hiện đại,
Trang 2120
người ta đã xếp Tiểu long nữ và Gạ tình lấy điểm của Nguyễn Huy Thiệp vào dòng
tiểu thuyết “thân xác”, là một cuộc chơi ngôn từ vì chúng đều được xây dựng trên scandal rất thời sự lúc bấy giờ và bản thân chúng cũng được tác giả đặt cho cái nhan
đề mang tính thị trường, gợi liên tưởng nhanh ở người đọc về những vụ bê bối tình dục đang sục sôi trên các phương tiện thông tín đại chúng thời đó Trong phần Lời
tựa của cuốn Gạ tình lấy điểm Nguyễn Huy Thiệp viết: “Tiểu thuyết – đấy là một
thể loại nghệ thuật có tính thị phi, ngồi lê đôi mách (nếu chỉ là hiện thực thuần túy không có tư tưởng) Nó sinh động bởi sự nguyên thủy của hình ảnh và của sự kiện trực tiếp Nó đòi hỏi người viết vừa tầm với nó.”
Có thể nói mặc dù Nguyễn Huy Thiệp đã không đạt được thành công ở thể loại tiểu thuyết, tiểu thuyết của ông không thể sánh tầm được với truyện ngắn, những cuốn tiểu thuyết đó cũng khiến bản thân nhà văn bất lực về phong độ sáng tác của mình, khiến ông phải tự nhận rằng đó chỉ là một thứ “tiểu thuyết ba xu rẻ tiền” mang tính thị trường Tuy nhiên xét một cách toàn diện và thấu đáo thì tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp là một hình thức giúp tác giả khơi thông và lấy đà để tiếp tục hành trình sáng tác của mình, với Nguyễn Huy Thiệp viết tiểu thuyết là cách để nhà văn mở rộng đường biên của truyện ngắn Và giới phê bình, các bạn văn mặc dù không có những cuộc bút chiến về tiểu thuyết của ông như đã từng với truyện ngắn thì trong cách nhìn của họ Nguyễn Huy Thiệp vẫn là một nhà văn đầy tài năng và cá tính trong công cuộc cách tân văn học Trong bài viết “Bạn văn khi nói về tiểu thuyết ba xu của Nguyễn Huy Thiệp”, nhà văn Bảo Ninh đã bày tỏ ý kiến: “Đừng có tin Nguyễn Huy Thiệp khi ông ấy nói: “Tôi viết vì tiền” Thiệp nói đùa đấy Đôi khi ông ấy nói quá lên như vậy để tự bỡn mình thôi Tôi nghĩ là không nên nghiêm trọng chuyện đó Văn học có cả mục đích giải trí Nếu Nguyễn Huy Thiệp khẳng định những tác phẩm vừa xuất bản chỉ phục vụ mục đích giải trí, thì nghĩa là ông đang muốn phân biệt chúng với những sáng tác nghiêm trang và có nhiều thành tựu trước đây.”
Trang 2221
Có thể nói mặc dù không đạt được thành công ở tiểu thuyết nhưng việc Nguyễn Huy Thiệp đặt chân sang địa hạt này là cách để tác giả tự làm mới mình và
“lấy đà” để tiếp tục hành trình sáng tạo nghệ thuật
1.3 Kịch Nguyễn Huy Thiệp – thành quả của quá trình đổi mới, tìm tòi và vƣợt thoát
Mặc dù đạt được thành công rực rỡ ở thể loại truyện ngắn nhưng Nguyễn Huy Thiệp không chỉ dừng lại ở việc chuyên viết truyện ngắn để nhận về những lời tán thưởng của độc giả mà nhà văn còn chuyển sang viết kịch như một hướng thể nghiệm mới trong hành trình sáng tác của mình
Nguyễn Huy Thiệp đã từng lý giải về việc chuyển hướng sang viết kịch bản văn học của mình trong một lần trả lời phỏng vấn của BBC số ra ngày 3 tháng 11 năm 2003 như sau: “Trong văn ho ̣c có nhiều thể loa ̣i khác nhau , thơ, truyê ̣n ngắn , kịch, tiểu thuyết, tiểu luâ ̣n, phê bình văn ho ̣c Trong sự nghiê ̣p sáng tác của mô ̣t nhà văn, có nhà văn chuyên về một thể loại này , có nhà văn viết nhiều thể loại Điều đó phụ thuộc nhiều yếu tố , vào kiến thức của người viết , vào khả năng, hay ý thức viết văn của từng người viết Tôi coi nghề viết văn là mô ̣t công viê ̣c gian khó , không phải là dễ, phải bắt đầu như một học trò Tôi viết truyê ̣n ngắn và đã có những thành công trong mô ̣t số truyê ̣n ngắn của mình Và trong một bài viết gần đây , tôi cũng có nói rằng là tôi vẫn viết truyê ̣n ngắn như mô ̣t tác phẩm cổ điển , không phải mang tính thời sự trước mắt mà người ta có thể đọc đi đọc lại Mô ̣t mă ̣t khác tôi vẫn coi
nó như bài tập trong văn chương mà thôi rồi dần dần chuyển sang các thể loa ̣i khác Tôi viết ki ̣ch, tiểu luâ ̣n, và cả tiểu thuyết, mô ̣t phần nó tùy thuô ̣c vào nô ̣i tâm của tôi
và những vấn đề mà tôi đặt ra nữ a Theo tôi ở xã hô ̣i Viê ̣t N am để có thể phát triển
mô ̣t nền văn ho ̣c toàn diê ̣n thì đòi hỏi tất cả các nhà văn đều phải rất cố gắng , không chỉ trong một thể loại mà tất cả mọi thể loại.”
Theo thống kê của Mai Anh Tuấn, trong cuộc đời sáng tác văn chương của Nguyễn Huy Thiệp (tính đến tháng 8/2015) ông đã sáng tác được 13 vở kịch Trong
số này chúng tôi tạm chia thành các tiểu loại dựa trên đề tài sáng tác như sau:
Trang 23- Kịch viết về đề tài lịch sử và văn học: Còn lại tình yêu, Mổ nhà văn
- Kịch bản chèo: Vong bướm, Truyền thuyết tìm vua
Có thể thấy được một điều rằng cùng chung số phận như tiểu thuyết thì kịch của Nguyễn Huy Thiệp cũng không được đón nhận nồng nhiệt như truyện ngắn, thậm chí người ta thờ ơ với chúng mặc dù Nguyễn Huy Thiệp đã đặt vào kịch nhiều
tâm huyết và kỳ vọng Đặc biệt là với hai kịch bản chèo Vong bướm và Truyền thuyết tìm vua ra đời trong thời gian gần đây nhất (năm 2012) Nguyễn Huy Thiệp
đã đặt vào đó khát vọng trả lại cho chèo Việt Nam cái hồn đích thực của nó, như một cách để lưu giữ truyền thống khi mà chèo đang ngày càng bị dung tục hóa một
cách thô bạo Trong lời Tựa của tập kịch Vong bướm nhà văn đã viết như sau: “Hai
kịch bản này tác giả lấy chèo làm gốc, làm xương sống nhưng thật ra cũng chỉ là một tích trò, một thân trò, một bản sơ đồ, một kiểu nghệ thuật sắp đặt, một bản thiết
kế cho một loại hình nghệ thuật xem – nghe – nhìn mới, rất cần đến sự tham gia của nhiều người, của các đạo diễn, diễn viên, hoạ sĩ thiết kế, ánh sáng, âm thanh, vũ đạo Tác giả hi vọng kịch bản này đến tay được những người biết cách sử dụng và dàn dựng nó trên sân khấu Được như vậy, gọi là “nhân duyên tương phùng”, cũng gọi là “đến bờ bên kia” hay “đáo bỉ ngạn” Nhưng dường như thực tế lại khiến ông thất vọng vì lý tưởng với kịch bản chèo của ông không được như mong đợi, nhiều bạn văn cho rằng kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp rất khó để dựng và với hai kịch bản chèo này thì càng khó để dàn dựng trên sân khấu vì kịch chỉ toàn là thơ
và không có kịch tính Để đáp trả lại những ý kiến này thì trong một bài trả lời phỏng vấn Nguyễn Huy Thiệp đã cho biết bản thân ngôn ngữ mà ông sử dụng đã có kịch tính rồi và để cho kịch tính ấy được “thoát thai”, biểu hiện ra thì vấn đề lại nằm
ở diễn viên thể hiện và tài năng dàn dựng của người đạo diễn Bên cạnh những lời chê thì kịch bản chèo của Nguyễn Huy Thiệp cũng nhận được những ý kiến đóng
Trang 2423
góp tích cực, tác giả Hồ Cảnh Hưng trong bài viết Đọc Vong bướm và Truyền thuyết tìm vua cho rằng việc đưa thơ vào chèo của Nguyễn Huy Thiệp là một sự
sáng tạo độc đáo, nó mới mẻ và kỳ vĩ như một ngôi sao mới xuất hiện trên bầu trời
và người đọc cần phải nhìn nhận chúng trong tổng thể thì mới thấy được điều này:
“Vong bướm và Truyền thuyết tìm vua, hai tác phẩm, lại cấu tạo lên nhau và lẫn nhau, trở thành như một ngọn núi lớn Mỗi tác phẩm không còn cái ý nghĩa có thể rút (ruột) ra như một thông điệp đơn phương nữa mà là cả một sự trình diễn sản sinh tổng thể ý nghĩa.”
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn của BBC khi được hỏi tại sao kịch của mình chưa được dàn dựng nhiều ở Việt Nam, Nguyễn Huy Thiệp đã trả lời dõng dạc rằng
sở dĩ có điều này vì nền văn học nghệ thuật ở Việt Nam với lối thưởng thức, lối sáng tác một chiều đã tạo thành thói quen cố hữu và các tác phẩm kịch của ông khác hẳn so với các vở kịch trước đó vốn tồn tại trong tâm lý tiếp nhận sáng tạo của mọi người những hơn 30 năm Do đó để tiếp nhận cái mới thì cần phải có nhiều thời gian và phụ thuộc vào nhiều yếu tố Đặc biệt với các tác phẩm kịch để hiểu được hết các tầng ý nghĩa của nó thì nhà văn mong muốn độc giả, khán giả phải trang bị cho mình một khối kiến thức nhất định, nhất là với giới chuyên môn Có lẽ khi chia sẻ
về ý kiến cần thời gian để thay đổi hướng tiếp nhận của độc giả trong nước đối với kịch của ông thì nghĩa là bản thân Nguyễn Huy Thiệp cũng đã mong muốn kịch của mình được nhìn nhận đúng tầm và sẽ được dựng nhiều hơn ở các sân khấu Việt Nam
Được biết kịch của Nguyễn Huy Thiệp ở trong nước chỉ được biết đến dưới dạng các kịch bản văn học, trong số 13 vở kịch của ông chỉ có một số ít đếm trên
đầu ngón tay được dàn dựng để diễn trên sân khấu trong nước, đó là các vở Đến bờ bên kia được dàn dựng bởi đạo diễn – Nghệ sĩ ưu tú Anh Tú trong dịp Liên hoan sân khấu thử nghiệm toàn quốc năm 2008, vở Nhà ô sin do nữ đạo diễn – Nghệ sĩ
nhân dân Lê Khanh dựng và được diễn trên sân khấu Nhà hát Tuổi trẻ năm 2012, vở
Quỷ ở với người (Gia đình) được Nghệ sĩ nhân dân Phạm Thị Thành giao cho sinh
viên dựng làm bài thi tốt nghiệp và vở này cũng chỉ được diễn một lần duy nhất tại
Trang 2524
trường Đại học sân khấu điện ảnh Ngược lại ở các nước như Pháp, Mỹ, Thụy Điển kịch của Nguyễn Huy Thiệp lại được đón nhận và rất nhiều vở đã được dựng trên sân khấu, điều này cũng giúp cho ông đạt được nhiều giải thưởng văn học lớn ở nước ngoài như Huân chương Văn học nghệ thuật của Chính phủ Pháp năm 2007, giải thưởng Nonino Risit d'Âur của Ý năm 2008
Như chúng tôi đã từng đề cập đến trong phần đầu bài viết thì Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn có thực tài, một người có vốn sống phong phú, đặc biệt là việc ông từng làm giáo viên dạy sử với 10 năm công tác ở vùng miền núi tây bắc, tất cả những điều này đã tạo thành chất liệu văn học đáng quý cho sáng tác của ông Bên cạnh đó “phông” văn hóa của Nguyễn Huy Thiệp cũng chịu ảnh hưởng từ nhiều nguồn tiếp nhận khác nhau, đó là lịch sử, là tôn giáo, là văn hóa bác học và bình dân, nông thôn và thành thị, bản địa và ngoại lai Do vậy mà các sáng tác của ông
có nhiều cách tân và táo bạo đến khác người Có lẽ không một nhà viết kịch nào dám đưa nguyên thơ vào trong toàn bộ một kịch bản hay một kịch bản mà lời thoại của nhân vật dài đến nửa trang giấy, một lời thoại của kịch mà tựa như một đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật mà ta thường bắt gặp ở tiểu thuyết điều này chắc chỉ có ở Nguyễn Huy Thiệp, chỉ có ông mới “cả gan” đến thế, kỳ dị đến thế Do đó
có thể nói kịch của Nguyễn Huy Thiệp là sự kéo dài và hiển minh hóa của các thể tài thơ, truyện ngắn và tiểu thuyết Đồng thời đây cũng chính là mặt hạn chế của kịch Nguyễn Huy Thiệp vì với lời kịch như vậy thì khi đưa vào dàn dựng để diễn trên sân khấu thì đạo diễn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc dàn cảnh, sắp xếp nhân vật, lời thoại của nhân vật và đặc biệt là trở ngại trong khi chuyển tải thông điệp, tư tưởng của nhà văn Do đó mà kịch của Nguyễn Huy Thiệp thích hợp để đọc hơn là diễn
Bên cạnh đó trong quá trình tiếp nhận các tác phẩm kịch của Nguyễn Huy Thiệp chúng tôi nhận thấy tính chất giao thoa trong kịch của ông rất mạnh, đó là sự ảnh hưởng của tính tự sự trong truyện ngắn, tiểu thuyết, tính trữ tình của thơ và phương thức biểu đạt trữ tình khiến cho kịch tính của vở kịch bị giảm nhẹ hoặc bị làm loãng đi, kịch khi không có xung đột thì hành động và lời thoại giữa các nhân
Trang 2625
vật không bị đẩy lên đến mức cao trào, sẽ làm giảm đi tính hấp dẫn của một vở kịch Ngoài ra cũng cần phải nói thêm rằng kịch của Nguyễn Huy Thiệp không được dàn dựng ở trong nước vì nó khó dựng và kén khán giả, kịch của ông chỉ thích hợp kiểu sân khấu thử nghiệm – nơi mà số lượng khán giả ít, đó cũng chính là một mặt hạn chế lớn vì thành công hay thất bại của một vở kịch được đánh giá dựa trên mức độ quan tâm của khán giả dành cho nó
Tuy nhiên như đã nói đến ở trên thì kịch Nguyễn Huy Thiệp không chỉ bó hẹp
ở phạm vi trong nước mà nó còn được đón nhận ở nhiều nước trên thế giới, nhiều
vở kịch của ông đã được dàn dựng và nhận được sự quan tâm của khán giả, điển
hình như vở Suối nhỏ êm dịu đã được diễn trên sân khấu của nước Ý và đạt được
thành công đáng kể mặc dù yếu tố tự sự trong vở kịch này được biểu hiện rất rõ rệt,
nó làm loãng đi những đặc trưng vốn có của một vở kịch
Có thể nói thành công và đóng góp của kịch Nguyễn Huy Thiệp không nằm nhiều ở tính thực tiễn mà nó thuộc về phương diện nghệ thuật, kịch của ông là kết quả của sự vượt thoát lên khỏi những giới hạn của bản thân trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật Đồng thời với ý thức tìm tòi, phá cách và đưa vào kịch những cách tân độc đáo, có phần táo bạo và thể hiện cá tính riêng của mình, Nguyễn Huy Thiệp
đã đưa kịch của ông vượt thoát ra khỏi lối viết kịch truyền thống so với các kịch gia khác như Lưu Quang Vũ, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi đóng góp một giá trị nhất định đối với nền văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới
Trong hướng nhìn nhận kịch của Nguyễn Huy Thiệp là kết quả của sự vượt thoát, tìm tòi và đổi mới tác giả Nguyễn Văn Thuấn đã cho rằng kịch của ông là sự liên văn bản đến các thể loại khác: “Kịch của ông vừa quen vừa lạ Nó phi lý, huyễn hoặc, tượng trưng, bông lơn, ám chỉ và có liên hệ mật thiết với truyện ngắn Trong mối liên hệ này kịch của nhà văn có những giá trị nhất định.”
Tiểu kết chương 1
Quả thật, dù đã đặt vào kịch nhiều kỳ vọng và không đạt được thành công như mong đợi nhưng xét một cách toàn diện và công bằng thì kịch của Nguyễn Huy Thiệp là một thành quả của quá trình đổi mới, là sự băn khoăn, trăn trở trong hành
Trang 2726
trình đi tìm sự “Tỉnh thức” của nhà văn với mong muốn vượt thoát ra khỏi cõi mê, vượt lên trên những giới hạn của chính mình Và đó cũng chính là lao động sáng tạo nghệ thuật của một người nghệ sĩ chân chính Bên cạnh những thành công đó thì kịch của Nguyễn Huy Thiệp cũng có những hạn chế nhất định khi khó dàn dựng để diễn, kịch kén khán giả, khó để tiếp nhận được hết những vấn đề tư tưởng mà nhà văn đặt ra trong kịch bản của mình Và kịch của Nguyễn Huy Thiệp thì thích hợp để đọc hơn là diễn, vì thế mà nó tồn tại nhiều dưới dạng kịch bản văn học hơn là kịch sân khấu Nguyễn Huy Thiệp
Trang 2827
CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ THI PHÁP THỂ LOẠI TRONG KỊCH
NGUYỄN HUY THIỆP 2.1 Nhân vật kịch
2.1.1.Giới thuyết về nhân vật kịch
Trong văn học bản thân nhân vật chính là nội dung, là yếu tố cơ bản nhất của tác phẩm văn học, đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện chủ đề và giá trị tư tưởng của tác phẩm Nhân vật cũng là một trong những khái niệm cơ bản của văn
học, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nhân vật trong văn học Theo Từ điển văn học: Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, là tiêu điểm để bộc
lộ chủ đề, tư tưởng và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc họa Nhân vật do đó là nơi tập trung giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm văn học
Trong một cuốn giáo trình Lý luận văn học lại định nghĩa về nhân vật như
sau: “Nhân vật trong văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ văn học không thể thiếu nhân vật, vì đó chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại người nào đó, về một vấn đề nào
đó của hiện thực Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kì lịch sử nhất định” [12, tr 126]
Sở dĩ nhân vật đóng vai trò quan trọng như vậy vì thông qua nhân vật nhà văn
có thể bộc lộ nhân sinh quan, thế giới quan của mình, nhân vật cũng chính là nơi tập trung hết thảy mọi vấn đề của tác phẩm Về phía độc giả thì nhân vật là chìa khóa
để giải mã thông điệp mà nhà văn muốn truyền tải thông qua tác phẩm
Đó là đối với tác phẩm văn học nói chung còn đối với tác phẩm kịch thì do những đặc trưng về mặt thể loại nên nhân vật lại càng đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là trung tâm và xương sống của kịch bởi tất cả mọi diễn biến, hành động, xung đột đều được thể hiện qua nhân vật và thông qua đó mà thông điệp tư tưởng của tác giả được bộc lộ
Trang 2928
Không giống như tác phẩm tự sự, tác phẩm kịch được viết ra chủ yếu để diễn trên sân khấu, bị hạn chế về mặt không gian và thời gian nên mọi vấn đề của tác phẩm đều được tập trung vào nhân vật Nhân vật kịch được khắc họa dưới dạng nhân vật hành động, mọi hành động của nhân vật phải diễn ra thường xuyên với tốc
độ nhanh chóng, hành động dẫn đến xung đột và thông qua đó mà tính cách nhân vật được bộc lộ
Vì vậy để xây dựng nên một nhân vật kịch với tất cả sự toàn diện là điều rất khó, nó đòi hỏi kỹ thuật tài tình của nhà văn cũng như kỹ năng xử lý vấn đề của người đạo diễn khi tiến hành dàn dựng tác phẩm Do đó khi nói về điều này Maxim Gorki cho rằng: Kịch, bi kịch, hài kịch là thể loại khó nhất trong văn học, khó là vì nhân vật phải tự thể hiện mình thông qua lời nói và hành động Các nhân vật kịch được hình thành thông qua các lời thoại của chính họ, nghĩa là tác giả xây dựng nhân vật bằng ngôn ngữ hội thoại chứ không phải bằng ngôn ngữ miêu tả như trong các tác phẩm tự sự
2.2.2 Các kiểu nhân vật trong kịch Nguyễn Huy Thiệp
Khi đọc kịch của Nguyễn Huy Thiệp chúng ta sẽ bắt gặp một thế giới nhân vật phong phú, bao gồm nhiều tầng lớp và các thành phần khác nhau trong xã hội, họ là những bậc trí thức đại tài, những con người lao động chân tay khốn khó, họ có thể
là nhà thơ, là nghệ sĩ, nhà tu hành, hoặc là những con người dưới đáy của xã hội làm ô sin, làm gái bán hoa, làm tướng cướp, kẻ trộm Hoặc đặc biệt hơn họ là những con người đi tìm “tỉnh thức”, họ khoác lên mình lớp màn u u minh minh của lịch sử của huyền thoại
Nhân vật trong kịch của Nguyễn Huy Thiệp thường được tác giả gắn cho
những cái tên đặc biệt, mang tính ám chỉ cao như ông bác sĩ chuyên mổ nhà văn
Trần Mạnh Khảo và cấp dưới Nguyễn Hàng Lươn, Lê Văn Ngọc, Võ Khắc Điên, bác sĩ K – Oa, Nghé Ọ, cô Ba Vạn Chín Nghìn Thiếu Một Nghìn, Một Triệu Mốt Hoặc đó có thể là những nhân vật không tên chỉ được gọi tên theo chức vụ, nghề nghiệp của họ như ngài Đại tá, Ông Cảnh sát trưởng, Nghị trưởng, Bộ trưởng
bộ tài chính, nhà thơ, ông giáo, người mẹ, đứa bé Nhưng dù là ai đi chăng nữa thì
Trang 3029
họ đều được tác giả khắc họa bằng những nét tính cách độc đáo, riêng biệt, họ mang trong mình những thông điệp sâu sắc và quan niệm của tác giả về thế giới nhân sinh quan, về cuộc đời Tất cả hòa quyện lại với nhau và tạo thành một chỉnh thể thống nhất, nhưng không kém phần đa dạng Nhận xét về hệ thống nhân vật trong các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, nhà nghiên cứu Thái Hòa đã có ý kiến như sau:
“Nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp mang sức tải của một quan niệm sống, quan niệm
xử thế với người đời, dù đó là một ông vua, một anh hùng, một thi nhân, một người bình thường hay là một em bé Những quan niệm khác nhau va chạm, xung đột, bùng nổ Nhiều nhân vật bị đẩy tới mức cực đoan của biểu tượng chủ nghĩa gợi ra nhiều cách suy ý khác nhau, nhưng không ngoài những hệ tầng sâu kín trong hệ ý thức Việt Nam” [30, tr 95]
Trong quá trình đi sâu vào tìm hiểu và phân tích hệ thống nhân vật trong kịch của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi nhận thấy có ba kiểu nhân vật tiêu biểu thể hiện cho những sáng tạo về mặt nghệ thuật của ông, đó là các kiểu nhân vật sau: Nhân vật đời thường, nhân vật lưỡng diện và nhân vật huyền thoại – lịch sử
2.2.2.1 Nhân vật đời thường
Trong kịch Nguyễn Huy Thiệp nhân vật đời thường là một trong những kiểu nhân vật phổ biến nhất và dễ bắt gặp nhất, họ có mặt ở khắp mọi nơi từ nơi cao sang đến nơi thấp hèn, từ cõi mê đến cõi phù vân, tỉnh thức Đó có thể là một nhà sư ta gặp trong chùa, một ông nhà thơ lãng mạn nơi bến đò, một ông đại tá về hưu đầy uy quyền, một ông giáo muốn rời bỏ chốn công danh, một nhà nghiên cứu “ lý thuyết tập mờ”, người phụ nữ tham vọng, bậc đại trí thức, những người giúp việc nhỏ bé
Với vở kịch Đến bờ bên kia chúng ta sẽ bắt gặp một kiểu xã hội thu nhỏ với
đầy đủ các hạng người, họ là đại diện cho những tầng lớp khác nhau trong xã hội Trên một chuyến đò ngang chúng ta sẽ bắt gặp 11 con người với những cuộc đời khác nhau, nghề nghiệp khác nhau và cách nhận thức của họ cũng khác nhau Tất cả
11 con người này đều không được tác giả đặt cho một cái tên cụ thể mà họ được gọi tên theo nghề nghiệp, giới tính và ngoại hình của mình, đó là một nhà thơ, một ông giáo, nhà sư, cô lái đò, họ là chàng trai, là cô gái, là người béo, người gày Nhưng
Trang 31là lái đò chở khách sang sông người ta sẽ ngộ ra được nhiều điều hay lẽ phải về cách ứng xử ở đời, hãy theo dõi đoạn hội thoại dưới đây để thấy được điều này:
“Cô lái đò: (vội vã): Từ từ! Mọi người từ từ! (quay lại nói với mọi người): Các bác thông cảm, phải cho thêm một người sang sông nữa đấy!
Người gày: Tôi bảo tôi sẽ trả tiền gấp rưỡi cho cô để đi ngay cơ mà! (đưa tiền nhưng cô lái đò không nhận)
Cô lái đò (xua tay): Thôi thôi, cháu chịu thôi! Tiền chẳng ích gì! Các bác đi rồi, cháu còn ở lại bên bến sông này không khéo hết đường làm ăn!
Người béo: Anh ta là ai mà cô sợ thế?
Cô lái đò: Không phải sợ, bác ạ, mà cái sự nó phải như thế (kiên quyết) Đất
có thổ công, sông có Hà Bá bác ạ!” [52, tr 22]
Cũng trên chuyến đò ngang này, chúng ta không thể bỏ qua một kiểu nhân vật đời thường rất đỗi quen thuộc mà ở đâu cũng có sự xuất hiện của họ, đó chính là ông nhà thơ lãng mạn “nhìn về phía trước”, những câu nói của nhân vật này tưởng chừng như chỉ là những vần những điệu tếu táo vui đùa nhưng thực chất ẩn sâu trong đó lại là những suy tư trăn trở về cuộc đời, nó được đúc kết bằng học vấn và bằng sự trải đời Hãy lắng nghe ông ta nói về vòng danh lợi: “Ở đời, rút lui khỏi danh lợi cũng phải biết cách, đâu phải dễ dàng! Khó đấy! Khó đấy!”
Trong kịch Nguyễn Huy Thiệp chúng ta sẽ bắt gặp những nhân vật đời thường
đến mức tầm thường trong một Gia đình nơi mà Quỷ ở với người lẫn lộn đến mức
Trang 3231
chẳng còn có thể phân biệt được đâu là người và đâu là quỷ Được biết vở kịch này
được Nguyễn Huy Thiệp chuyển thể từ truyện ngắn Không có vua, đó là câu
chuyện về gia đình của lão Kiền – một người đàn ông góa vợ đã 11 năm và năm người con trai còn độc thân được đặt tên theo các quẻ là Cấn, Đoài, Khiêm, Khảm, Tốn và một người phụ nữ tên Sinh là vợ của Cấn Cái tổ hợp sáu nam và một nữ ấy
đã tạo nên một bi kịch kín, một dạng “bi hề kịch dân sinh” (chữ dùng của Phạm Vĩnh Cư) Ở đây ta sẽ bắt gặp những con người vô luân, ăn nói mạt sát và thóa mạ lẫn nhau, bố chửi con, anh chửi em, em cãi anh, anh em tương tàn thì bố đứng ra cổ
vũ, khích bác Những nhân vật này được Nguyễn Huy Thiệp xây dựng bằng những nét tính cách điển hình nhất thông qua các câu thoại, họ trở đi trở lại trong một
không gian chật hẹp và tù túng là ngôi nhà rộng 20 mét vuông."Với một căn nhà 20 mét vuông, bẩy mạng người chen chúc sống trong đó, mỗi người chưa được 3 mét vuông, sinh tồn, đồ đạc không có chỗ để, vậy đạo đức để vào đâu?"
Trong cái tổ hợp kín này khi mà đạo đức không có chỗ để người ta sẽ bắt gặp hai bậc đại trí thức là Đoài và Khảm, những đứa con bất hiếu và vô đạo khi bố ốm thì giơ tay biểu quyết “bố chết” để không phải bỏ tiền chữa bệnh cho bố, vô luân hơn họ còn tranh giành chị dâu với anh trai mình, tìm cách để chia rẽ hai người, là nguồn cơn dẫn đến mọi sự đổ vỡ của gia đình Có thể nói với việc xây dựng nên những nhân vật điển hình này Nguyễn Huy Thiệp đã cho thấy sự tan rã của những giềng mối quan hệ quan trọng nhất trong ngũ luân: cha con, anh em, vợ chồng, bạn
bè tất cả đã bị mục ruỗng và biến tướng Khi nói về các nhân vật trong Gia đình,
nhà nghiên cứu Thụy Khuê đã có ý kiến như sau: “Kịch Gia Ðình nhập nhằng định giới giữa đạo đức và tội ác Ðâu là người? Ðâu là quỷ? Từ người đến quỷ thoảng có bao lăm? Lương tâm phải chăng chỉ là trò ú tim giữa người và quỷ? Trong trường
hợp nào thì lương tri biến thành cuồng sát? "Chúng ta ôm ấp đạo đức trong một môi trường vô luân thì sẽ bi kịch cả thôi."
Đâu đó trong thế giới nhân vật kịch của Nguyễn Huy Thiệp chúng ta sẽ bắt gặp những con người cô đơn, họ là những người có địa vị xã hội, những bậc trí thức đại tài nhưng lại cô đơn trong chính quyền lực và địa vị của mình Đó là một ông
Trang 3332
đại tá về hưu, với thói quen quyền lực nhà binh và tư tưởng gia trưởng, “ bảo hoàng” ông luôn muốn duy trì trật tự và quyền lực của mình với những thành viên
trong gia đình, với những người ô sin Trong ngôi nhà ô sin đó quyền lực của ông
được thỏa mãn vì đám ô sin vừa kính nể ông, trọng vọng ông nhưng cũng lại sợ hãi ông Ngài đại tá trở thành biểu tượng của ngôi nhà Mặc dù là biểu tượng của quyền lực tối cao nhưng từ đầu chí cuối vở kịch ông chỉ là một con người cô đơn, lạc lõng giữa sự ô hợp nhốn nháo của đám ô sin, giữa tranh giành quyền lực, tiền bạc và tài sản của con cái trong nhà Và ngay cả khi đã chấp nhận từ bỏ tất cả để đi theo Me-
lu-za – một người hầu gái thì ông cũng bị chối bỏ tàn nhẫn vì “giá trị của ông gắn với cây súng này, với ngôi nhà này, với mọi vật ở đây Ông bỏ hết đi thì ông còn giá trị gì”.Và cũng chính trong giờ phút đó mà ông đại tá cay đắng nhận ra “tấn trò đời”, nhận ra bi kịch của đời mình: “Bỏ cả giang sơn theo người đẹp Hay đâu người đẹp thích giang sơn ”
Và còn nữa, chúng ta sẽ còn bắt gặp một Bảo Trinh (Nhà tiên tri) luôn cô đơn
vì chồng mình là một phó tiến sĩ, nhà “nghiên cứu tập mờ” chỉ biết đến khoa học và đam mê khoa học đến quên mình, người phụ nữa ấy sống cô đơn trong nhung lụa, trong danh vọng của chồng và phản bội chồng trong tư tưởng Cùng chung số phận với Bảo Trinh là Xuân Lan – một người phụ nữ chăm chỉ đi chùa và làm từ thiện để tìm sự thanh thản trong tâm hồn mình Xuân Lan kết hôn với một người chồng già,
có địa vị và quyền lực, trong thâm tâm Xuân Lan ghê tởm chồng mình nhưng không dám ngoại tình vì muốn duy trì trạng thái bình ổn trong gia đình, với người phụ nữ
ấy “cái gì đã định hình rồi thì không nên phá vỡ” Có thể nói Xuân Lan là hiện thân
của trật tự xã hội, của thế bình ổn và duy trì nó dựa trên “quy tắc Hồng Mao” bất di
bất dịch: “Tôi có chồng con rồi, chồng tôi có địa vị ở trong xã hội, con gái tôi đã học Đại học Môi trường của tôi bình ổn, tôi phải giữ được sự bình ổn vàng ấy, đấy là một quy tắc Hồng Mao, ở đấy không có sự thật, cũng không có giả dối Đấy đơn giản chỉ là một khuôn viên buồn tẻ Ở đấy cần rất nhiều tiền, rất nhiều đạo đức,
rất nhiều tín ngưỡng.”(Cái chết được che đậy) Và cũng vì cái quy tắc cứng ngắc
ấy mà Xuân Lan khoác lên mình vẻ ngoài của một người phụ nữ đức hạnh và có
Trang 3433
cuộc sống hạnh phúc đồng thời Xuân Lan cũng là người phụ nữ ích kỷ khi chối bỏ tình yêu, bà căm ghét, đố kỵ với những người được yêu và rao giảng con người ta phải sống đúng với chuẩn mực đạo đức, đúng với quy tắc xã hội và không nên phá
vỡ nó Nhưng thực chất trong thẳm sâu tâm hồn mình đó là một người phụ nữ cô đơn, nhỏ bé và đáng thương vì đã không được sống thật với những cảm xúc, những khát khao thầm kín của bản thân mà luôn phải gồng mình lên để xây dựng được một gia đình kiểu mẫu với người chồng lý tưởng và người con có nền tảng giáo dục tốt
Có thể nói thế giới nhân vật đời thường trong kịch Nguyễn Huy Thiệp vô cùng phong phú và đa dạng, ở đây chúng tôi chỉ tập trung vào một số nhân vật điển hình với những nét tính cách điển hình, nhưng qua đó cũng đủ cho người đọc thấy được quan niệm và cái nhìn nhân sinh của tác giả về con người và cuộc đời với những chuyển biến không ngừng, khó có thể lường trước được
2.2.2.2 Nhân vật lưỡng diện
Do những đặc trưng về thể loại nên nhân vật trong kịch thường có nét tính cách rõ rệt, hoặc tốt hoặc xấu, hoặc cao thượng hoặc đê hèn, hạnh phúc hay là khổ đau Tuy nhiên trong kịch của Nguyễn Huy Thiệp chúng ta sẽ bắt gặp một kiểu nhân vật mới, đó là kiểu nhân vật đan xen giữa trắng và đen, tốt và xấu, thật – giả lẫn lộn, văn học gọi đó là kiểu nhân vật lưỡng diện
Có thể nói Nguyễn Huy Thiệp là một trong số ít nhà văn đạt được thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật lưỡng diện, với những nhân vật mang vẻ ngoài xấu xí, thô ráp, dữ tợn, hung ác ông vẫn tìm thấy thẳm sâu trong tâm hồn họ ở một góc khuất nào đó tiếng gọi của thiên lương, của tình yêu và sự bác ái
Trong thế giới những nhân vật lưỡng diện ấy chúng tôi chọn ra những nhân vật điển hình với nét tính cách điển hình được biểu hiện qua hành động của họ
Trước tiên phải nói đến tay tướng cướp trên chuyến đò ngang ở vở Đến bờ bên kia,
hắn đột ngột xuất hiện khi con đò chuẩn bị rời bến, khi hắn bước lên đò những người còn lại đều có cảm giác sợ hãi và dè chừng hắn, bởi “hắn là tướng cướp, đầu trâu mặt ngựa khét tiếng ở vùng” Trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp tên tướng cướp hiện lên với vẻ ngoài dữ tợn, ăn nói thóa mạ, hành động
Trang 3534
khinh xuất đích thị một tên cướp khi tay múa côn nhị khúc còn mắt lại liếc các túi đựng đồ của người ngồi trên thuyền khiến mọi người phải đề phòng hắn, người đọc thậm chí cũng kinh hãi hắn Tuy nhiên khi xung đột của vở kịch được đẩy lên đến đỉnh điểm bằng chi tiết đứa bé lỡ đút tay vào chiếc “bình nhốt quỷ” và không rút được tay ra Lúc này tính mạng đứa bé bị đe dọa vì những người chủ chỉ lo lấy lại chiếc bình, khi mọi người còn đang băn khoăn, lo lắng không biết phải làm thế nào
để cứu đứa bé thì tên tướng cướp đã nhanh tay vung côn đập vỡ chiếc bình để cứu
đứa bé vì với anh ta “Nó là tương lai! Nó còn cuộc đời phía trước!” Hành động
giải thoát đứa bé khỏi bàn tay của quỷ khiến cho tên tướng cướp có thể bị nguy hiểm đến tính mạng, hắn khiến mọi người bàng hoàng còn người đọc cũng phải
“ngớ” ra, hóa ra thiên lương trong hắn đã tỉnh thức, nó khiến cho con người ta phải hành động khác đi để khiến cho mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn
Bạn đã bao giờ nghe đến những tên trộm hoàn lương, cải tà quy chính? Trong thế giới nhân vật kịch của Nguyễn Huy Thiệp sẽ có một kiểu người như thế, đó là
nhân vật ông Lương đồng thời cũng là tên trộm trong Hoa sen nở ngày 29 tháng 4
Nhân vật này xuất hiện trong hồi thứ hai của vở kịch với hiện thân là một tay đạo chích, ông ta đến chùa của Sư Huệ để hành nghề và bị sư bắt gặp, thay vì bỏ chạy ông ta đã dùng dao đe dọa sư và lấy đi 5 triệu tiền công đức xây tam quan cùng pho
tượng “Thiên thượng địa hạ, duy ngã độc tôn” Tiếp đó nhân vật này còn xuất hiện
gián tiếp ở hồi năm của vở kịch thông qua lời kể của nhân vật ông Kiệm thì đó là
một “lão già toàn đi ăn trộm, ăn cướp với lại cờ bạc” Tuy nhiên khi đến hồi thứ 10
của vở kịch thì chúng ta lại nhìn rõ được bản lai diện mục của nhân vật này, đó không còn là một tay đạo chích, một tên ăn trộm nữa mà ông ta đã trở về với chính con người mình, một ông Lương yêu thương đứa cháu mới sinh của mình đến vô điều kiện, có thể thấy chính tình yêu thương với cháu và tấm lòng từ bi của Sư Huệ
đã cảm hóa được ông ta khiến ông ta tỉnh thức trở lại làm người lương thiện: “Thưa thầy Tôi đã biết tội rồi Tôi ân hận lắm Tôi đã đến tuổi gần đất xa trời, tôi không muốn đứa cháu trai mồ côi trở thành thằng ăn trộm Lạy thầy cứu độ Chúng tôi đến nương nhờ thầy!”
Trang 3635
Nếu như nói nhân vật lưỡng diện là kiểu nhân vật “chơi vơi” giữa những lằn ranh của các giá trị đạo đức, với những nét tính cách cá biệt thì nhân vật Khiêm
trong vở Quỷ ở với người cũng là một kiểu nhân vật như thế Trong cái gia đình
nhốn nháo và ô hợp của ông Kiền cùng năm người con trai thì Khiêm là nhân vật có
ít đất diễn nhất, những lời thoại của Khiêm rất ít, nhân vật này xuất hiện gián tiếp thông qua lời thoại của những nhân vật còn lại Khiêm xuất hiện với vẻ ngoài lì lợm
và dữ dằn y như công việc anh ta đang làm – nhân viên lò mổ, mỗi ngày biển thủ một bộ lòng lợn
Trong gia đình của lão Kiền, trừ Tốn ra thì Khiêm là một nhân vật ít có tiếng nói nhưng lại có quyền uy, là vị thánh sống của cả nhà vì mọi vấn đề liên quan đến tiền bạc trong nhà chỉ có Khiêm mới có thể giải quyết được, Khiêm lo tiền cho Cấn lấy vợ, tiền làm giỗ mẹ, tiền chữa bệnh cho bố Tuy nhiên trong cái nhìn của Đoài
và Khảm – hai bậc đại trí thức của gia đình ấy thì Khiêm lại là một tay du thử du
thực, một quân ăn cướp – “Thằng ấy trước sau cũng vào tù thôi!” Khiêm bị chính
anh em của mình hạ bệ, hãm hại và nói xấu sau lưng nhưng anh không hề quan tâm đến điều này, ẩn sâu dưới cái lớp vỏ bọc thô bạo và dữ dằn ấy là một tâm hồn đầy
ắp tình yêu thương, Khiêm thương Tốn bị tàn tật và ngây ngô, đồng cảm với Sinh là chị dâu mình khi phải về làm dâu trong một gia đình ô hợp như thế Đặc biệt một điều khiến chúng ta thấy bất ngờ là Khiêm luôn dành cho lão Kiền một tình yêu đến mức thành kính, tôn thờ Vở kịch được đẩy lên cao trào khi lão Kiền chết, lúc này Khiêm mới bộc lộ rõ bản chất con người mình thông qua những lời thoại dài, lúc này đã là gần cuối vở kịch nhân vật Khiêm mới có đất diễn, với Khiêm thì lão Kiền chính là nguồn sống nâng đỡ cuộc đời anh, lão Kiền chết cũng chính là khi anh phải chịu một nỗi đau đớn nhất đời mình Và trong nỗi đau tột cùng ấy Khiêm khao khát
đi tìm sự tiến bộ cho chính bản thân mình, anh mong muốn được tìm về điều thiện Tuy nhiên trên con đường đi tìm điều thiện thì Khiêm lại phạm tội ác thực sự khi giết chính em trai mình là Tốn, hành động này trong cách nhìn của nhà nghiên cứu Thụy Khuê là hành động tiêu diệt cái yếu hèn của con người nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc con người tự loại mình ra khỏi thế giới của đồng loại: “Khiêm, kẻ
Trang 3736
"hướng thiện" trở thành kẻ sát nhân Hành động giết em của Khiêm là hành động tột cùng tuyệt vọng, hướng về tự do, hạnh phúc: Khiêm muốn tiêu diệt tính chất yếu hèn, chịu đựng trong con người, môi giới phát triển độc tài và sa đọa, nhưng hành động sát nhân loại Khiêm ra khỏi thế giới người để nhập vào thế giới quỷ.”
Trong những nhân vật lưỡng diện ở kịch Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện một kiểu nhân vật đặc biệt, góp phần tạo nên yếu tố kỳ ảo và thi pháp huyền thoại cho các vở kịch, đó chính là kiểu nhân vật con quỷ, hồn ma Kiểu nhân vật này xuất
hiện ở hai vở kịch là Quỷ ở với người và Vong bướm, theo đánh giá của Nguyễn
Văn Thuấn thì sự xuất hiện của vai quỷ trong kịch là một dạng biểu hiện của tính chất huyền thoại xâm nhập vào kịch Sở dĩ chúng tôi xếp các vai quỷ vào kiểu nhân vật lưỡng diện vì quỷ vừa là biều hiện cho lương tâm vừa là sự tượng trưng cho tội
ác tồn tại trong mỗi con người, chúng vừa là thần công lý phán xử mọi chuyện nhưng đồng thời cũng là kẻ xúi bẩy con người làm những việc trái với đạo đức Trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp thì những vai quỷ thoắt
ẩn thoắt hiện, chúng đứng ở bên ngoài con người nhưng cũng có khi lại xâm nhập vào bên trong con người Chúng là một phần của con người, vừa tượng trưng cho
nhân cách vừa biểu hiện cho phần đồi bại của con người Trong vở kịch Quỷ ở với người xuất hiện hai vai quỷ là Quỷ I và Quỷ II, chúng vừa kêu gọi thiên lương ở
con người, hướng con người đến điều thiện nhưng một mặt khác chúng xúi bẩy con người làm những việc xấu xa, khơi gợi dục tính ở con người Đó là khi quỷ xúi giục lão Kiền lấy tiền làm giỗ cho vợ để đi uống rượu và đánh bạc, là khi chúng khích bác gây ra hiểu lầm giữa những người con trong gia đình lão Kiền, quỷ khiến cho Cấn hiểu lầm vợ mình và hằn học với em trai mình, quỷ khiến cho Khiêm trên đường đi tìm sự tiến bộ bị sa ngã, bị mất nhân tính khi xúi bẩy anh ta giết chết em trai của mình
Còn trong vở Vong bướm xuất hiện bốn vai quỷ, chúng vừa là bạn đồng hành
của chàng Điệp Lang trên con đường đi tìm công danh, chỉ dẫn cho chàng lối đi để tìm đến với sự “tỉnh thức", nhưng đồng thời bốn quỷ này cũng là tượng trưng cho những cám dỗ ở đời, đó là “tửu, sắc, yên, đổ” chúng dụ dỗ chàng Điệp Lang ký khế
Trang 3837
ước bán thân cho Ma Vương và dụ chàng làm bạn với chúng và cũng chính vì điều này mà bi kịch của đời Điệp Lang xuất hiện và sau cùng là cái chết của nhân vật này, từ một chàng trai tỉnh lẻ với nhiều khát khao hoài bão khi lên chốn kinh thành,
để sau cùng lại trở thành một vong bướm Mô típ bán mình cho quỷ đã xuất hiện nhiều trong văn học Châu Âu, đặc biệt là trong kịch Phauxtơ của Gớt Nhưng có thể nói vai quỷ xuất hiện trong kịch Nguyễn Huy Thiệp là một sáng tạo độc đáo của nhà văn trong nghệ thuật xây dựng nhân vật kịch, chúng góp phần làm nên sự huyền ảo
và chất liêu trai cho vở kịch, kích thích tâm trí người đọc (người xem)
Nếu như ví thế giới nhân vật trong kịch Nguyễn Huy Thiệp là một bức tranh
đa màu sắc thì nhóm nhân vật lưỡng diện là một mảng màu nổi bật với những nét cá tính riêng, góp phần làm nên sự sinh động của bức tranh ấy Với nhà văn nhân vật lưỡng diện cho thấy cái nhìn bao dung, độ lượng của người cầm bút bởi văn học dù viết về điều gì thì mục đích chung nhất và cao cả nhất vẫn là hướng người ta tới các giá trị chân – thiện – mỹ Còn về phía người đọc (người xem) để hiểu được kiểu nhân vật này thì đòi hỏi họ phải có sự tìm tòi và cái nhìn đa chiều để có thể khám phá ra được vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật
2.2.2.3 Nhân vật huyền thoại - lịch sử
Bên cạnh những nhân vật đời thường quen thuộc, hay nhân vật lưỡng diện với những nét tính cách đa dạng thì Nguyễn Huy Thiệp còn tìm cách “lạ hóa” thế giới nhân vật kịch của mình bằng các kiểu nhân vật huyền thoại – lịch sử Đây cũng chính là một sáng tạo mới của nhà văn trong nghệ thuật xây dựng nhân vật kịch
Có thể nói đối với các tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm kịch nói riêng thì các nhân vật lịch sử thường được đề cập dưới dạng hình tượng con người mang tâm thức cộng đồng, những con người đại diện cho lý tưởng của cả thời đại Đối với những nhân vật lịch sử nhà văn chỉ đứng từ xa để ngưỡng vọng, hoặc đứng trên một lập trường nhất định, gắn với cách nhìn của một hệ tư tưởng chính thống để nhìn nhận và đánh giá họ Nhưng đến Nguyễn Huy Thiệp thì hoàn toàn khác, viết về những nhân vật lịch sử có sử dụng những yếu tố huyền thoại, hư cấu dường như nhà văn đã đi xa hơn lịch sử để thâm nhập vào lĩnh vực con người Đối với nhà văn, lịch
Trang 3938
sử không chỉ là những chuỗi sự kiện biên niên với những nhân vật có tên tuổi và công trạng lẫy lừng, lịch sử được nói đến ở đây là lịch sử của tâm hồn con người Trong các vở kịch của Nguyễn Huy Thiệp chúng ta sẽ bắt gặp những nhân vật kịch mang dáng dấp của lịch sử đó là các tên tuổi như Nguyễn Thái Học, Hoàng Trọng Phu, Chúa Chổm Lê Duy Ninh, Trịnh Kiểm, Nguyễn Kim, Hoàng Diệu, Phàn Khoái Ở đây để tiện cho việc tìm hiểu và phân tích nhân vật nên chúng tôi sẽ tạm chia các nhân vật thành hai nhóm là nhóm nhân vật chính sử và nhân vật ám chỉ lịch
sử
Với nhóm nhân vật chính sử chúng ta sẽ bắt gặp người chí sĩ yêu nước Nguyễn Thái Học và viên quan bảo hộ của chính phủ Pháp Hoàng Trọng Phu trong
vở kịch Còn lại tình yêu Ở đây Nguyễn Thái Học và Hoàng Trọng Phu không xuất
hiện trực tiếp dưới dạng một câu chuyện lịch sử mà họ xuất hiện gián tiếp thông qua một vụ án buôn lậu ma túy với độ lùi thời gian là 78 năm sau, vụ án này do một viên thiếu tướng và cấp dưới của mình đảm nhận, những chứng cứ trong vụ án có mối liên hệ với lịch sử đã thôi thúc họ tìm hiểu về chân tướng sự việc vì bản thân họ vốn là những người nặng lòng với lịch sử Ở đây Nguyễn Huy Thiệp đã không tái hiện là hình tượng người anh hùng của lịch sử dân tộc với ý nghĩa ca ngợi, tôn vinh phẩm chất của họ mà lại dựa vào những vùng mờ của lịch sử, với nhãn quan và tư duy lịch sử sắc sảo nhà văn đã đưa nhân vật lịch sử trở thành con người của đời thường với đời sống nội tâm sâu sắc Cuộc đối thoại giữa Nguyễn Thái Học và Hoàng Trọng Phu không còn là cuộc đối đầu giữa một bên là đại diện chống Pháp
và một bên là đại diện cộng Pháp mà đó là cuộc đối thoại giữa một người trẻ nhiều
lý tưởng hoài bão về cuộc đời với một người từng trải trong cuộc sống
“Hoàng Trọng Phu: Đã đành rồi! Thế ông định hóa thánh ư, ông Nguyễn Thái Học? Ông định đưa cả dân tộc Việt Nam lên sống ở thiên đường và ăn đào tiên của Tây Vương Mẫu hay sao?
Nguyễn Thái Học: Không! Là con người, tôi biết không ai không mong muốn vươn lên những điều sung sướng Bản thân khái niệm vật dục không xấu Vươn lên một chủ nghĩa vật dục có văn hóa cao là mục đích sống của con người Đấy cũng là
Trang 4039
cương lĩnh của mọi chủ nghĩa yêu nước Có điều, nhân cách con người phải là nguyên tắc hàng đầu Vươn lên một đời sống vật dục bất chấp đạo lý, bất chấp đồng loại thì là con thú chứ không phải con người!
Hoàng Trọng Phu: Tôi chịu ông sắc sảo Có điều, ông có biết con người sống
để chuẩn bị cho cái gì không?
Nguyễn Thái Học: Thưa ông, tôi biết, đấy là cái chết Con người sống là để chuẩn bị cho một cái chết xứng đáng.”
Trong vở kịch chèo Truyền thuyết tìm vua người đọc sẽ bắt gặp các nhân vật
lịch sử đã được Nguyễn Huy Thiệp mã hóa phần nào bằng màu sắc của văn học dân gian, đó là các nhân vật Chúa Chổm Lê Duy Ninh, Nguyễn Kim và Trịnh Kiểm Theo sử sách chép lại khi Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê để đăng ngôi thì Nguyễn Kim đã tập hợp các công thần giương cao ngọn cờ “Phù Lê diệt Mạc”, ông cùng con rể là Trịnh Kiểm ra bắc tìm hậu duệ nhà Lê và trong hành trình tìm kiếm đó đã tìm ra Chúa Chổm để tôn phò làm vua, mở ra thời kỳ lịch sử Lê trung hưng
Ở đây việc tìm ra Chúa Chổm được Nguyễn Huy Thiệp “nhuốm” đầy màu sắc của yếu tố huyền thoại, dân gian, đó là việc Nguyễn Kim, Trịnh Kiểm được thần
linh báo mộng Chúa Chổm sẽ là “rồng đen quấn cột”, “đội mũ sắt bơi thuyền rồng”
và hai cha con họ đã đi tìm một người theo giấc mơ đó và rốt cuộc cũng đã tìm
được một người như thế để tôn phò làm vua Đó là “vua không ngai”, là “vua bù nhìn”
Ngoài nhân vật chính sử thì trong kịch của Nguyễn Huy Thiệp còn xuất hiện những nhân vật ám chỉ lịch sử, những nhân vật này được đặt tên theo các nhân vật lịch sử Nếu như lịch sử của Việt Nam từng có một vị tổng đốc Hà Nội mang tên
Hoàng Diệu, một vị anh hùng chống Pháp đến quên thân mình thì với vở kịch Nhà tiên tri chúng ta cũng sẽ bắt gặp một “nhà cách mạng Hoàng Diệu” – một bậc đại trí
thức mang tư tưởng cách mạng thơ ca, cách mạng xã hội, cách mạng ái tình đến
quên mình Hay trong vở Xuân hồng chúng ta sẽ bắt gặp một Phàn Khoái biến thể
và là sự tổng hợp của nhiều nhân vật văn học sử gộp lại Nhìn lại lịch sử nước Trung Quốc từng có một vị khai quốc công thần là Phàn Khoái đã giúp Lưu Bang