1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề tiếp nhận truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

117 1,3K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Nếu lí luận văn học tiền hiện đại chỉ chú ý đến tác giả, lí luận văn học hiện đại đã có những bước tiến quan trọng trong việc khám phá văn bản văn học như là cấu trúc ngôn từ động thì tư

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Thế kỷ XX đã chứng kiến những thành tựu lớn trong lí luận văn

học Một trong những thành tựu làm thay đổi các quan niệm cũ về phương thức tồn tại của tác phẩm văn học, đó là sự ra đời của Mĩ học tiếp nhận(tiếp nhận văn học) Nếu lí luận văn học tiền hiện đại chỉ chú ý đến tác giả, lí luận văn học hiện đại đã có những bước tiến quan trọng trong việc khám phá văn bản văn học như là cấu trúc ngôn từ động thì tư duy lí luận văn học hậu hiện đại lại có những khám phá mới hơn về đặc trưng bản thể của văn bản văn học trong quan hệ với những yếu tố khác, với người tiếp nhận Có thể khẳng định,

sự chuyển đổi từ Mĩ học sáng tạo qua Mĩ học tiếp nhận xứng đáng là một trong những bước ngoặt quan trọng của tư duy lí luận văn học thế giới Từ

đây“Mĩ học tiếp nhận nêu lên những giá trị dễ thay đổi, trực tiếp gắn liền với

cá nhân người đọc thông qua quá trình cụ thể hoá văn bản… Từ đây lịch sử văn học không chỉ đơn giản là con số cộng các tác giả và tác phẩm mà còn được hiểu là các tác phẩm và người tiếp nhận trong những biến chuyển lịch

sử của nó”[18, tr167]

1.2 Trên văn đàn Việt Nam cuối những năm 80 của thế kỷ XX, xuất

hiện một hiện tượng lạ – hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp Các sáng tác của ông ngay sau khi ra đời đã nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý của giới nghiên cứu phê bình và những người yêu văn chương Có lẽ ông là tác giả đầu tiên trong văn học Việt Nam lập kỷ lục có được nhiều bài viết nhất về sáng tác của mình chỉ trong một thời gian ngắn Đây là điều đáng mừng cho văn học và cũng là biểu hiện phong phú của sự tiếp nhận Qua khảo sát các bài viết, công trình nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp chúng tôi nhận thấy, bạn đọc đã dùng những hệ qui chiếu khác nhau để soi chiếu vào tác phẩm Người nhìn nhận hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp ở phương diện giới thiệu tác giả tác

Trang 2

phẩm Người khác chỉ đánh giá một vài truyện ngắn đơn lẻ hoặc một vài phương diện về nghệ thuật truyện ngắn nói chung Xuất phát từ những cách tiếp cận khác nhau nên các ý kiến đánh giá về truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp chỉ là những nhận định mang tính chất riêng lẻ, có lúc cảm tính (khen hết lời

mà chê cũng tột bậc), chưa đi sâu vào những sáng tạo riêng của nhà văn cũng như chưa có cái nhìn toàn diện về cây bút này Mặt khác, xung quanh hiện tượng văn học này vẫn có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng chưa có bài viết nào thống kê và lí giải tại sao hiện tượng này lại gây nhiều sự tranh luận đến thế Cũng có bài viết nêu lên những hướng tiếp cận truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và ít nhiều liên quan đến vấn đề tiếp nhận, tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, chưa có nhà nghiên cứu – phê bình nào đề cập đến vấn đề tiếp nhận truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp một cách cụ thể, khoa học và hệ thống Chọn

đề tài “Vấn đề tiếp nhận truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” chúng tôi sẽ nêu

lên những vấn đề xung quanh hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp và nhìn nhận nó một cách khoa học bằng ánh sáng của lí thuyết tiếp nhận Từ đó giúp bạn đọc hiểu hơn về những đóng góp của Nguyễn Huy Thiệp đối với văn học nước nhà

1.3 Chọn đề tài “Vấn đề tiếp nhận truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”, chúng

tôi không những được trở lại những vấn đề về lịch sử văn học mà còn có cơ hội tiếp cận với những thành tựu của tư duy lí luận văn học hiện đại và hậu hiện đại, từ đó giúp chúng tôi mở ra những nhận thức mới về phương thức tồn tại của tác phẩm văn học Đây cũng là một dịp để chúng tôi khẳng định những đóng góp của Nguyễn Huy Thiệp trong quá trình đổi mới văn học nước nhà Những sáng tác của ông không chỉ nêu lên những vấn đề bức xúc của đời sống xã hội mà còn có tác động quan trọng đối với vấn đề tư duy lí luận văn học về góc độ tác phẩm văn học

Trang 3

1.4 Là một giáo viên dạy văn ở trường phổ thông, tôi nhận thấy vấn đề

tiếp nhận văn học là vấn đề rất cần thiết khi tìm hiểu đúng bản chất của văn chương Nhờ nó tôi có thể vận dụng vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy

và học tập văn trong nhà trường

2 Lịch sử vấn đề

Trong thời kỳ đổi mới văn học nước nhà nửa đầu thế kỷ XX Hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp ngay khi vừa xuất hiện đã tạo nên một cuộc tranh luận sôi nổi kéo dài và cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại Số lượng các bài viết về ông rất lớn Tuy nhiên những ý kiến đánh giá xung quanh tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp cũng rất khác nhau Sự đánh giá ấy vô hình chung đã thừa nhận Nguyễn Huy Thiệp là một hiện tượng văn học phức tạp

và tác phẩm của ông luôn có độ mở lớn Năm 2001, tác giả Phạm Xuân Nguyên đã tập hợp, biên soạn những bài viết về Nguyễn Huy Thiệp trong

cuốn sách “Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp”[41], giúp cho những ai quan tâm đến

“hiện tượng văn học” này cái nhìn khái quát, khách quan và đa chiều hơn Trong cuốn sách này, chúng tôi nhận thấy, các bài biết chủ yếu phân thành hai luồng chính: phản đối và đồng tình

Các ý kiến phản đối một phần do người đọc đồng nhất cái phản ánh với cái được phản ánh, mặt khác, trong thời điểm văn học đã đổi mới, nhưng họ vẫn dùng nhãn quan một chiều, thụ động để đánh giá tác phẩm nên không tránh khỏi những hạn chế Ý kiến phản đối chủ yếu tập trung vào truyện

Tướng về hưu và bộ ba truyện ngắn “giả lịch sử ”(Đặng Anh Đào): Vàng lửa, Kiếm sắc, Phẩm tiết Ngoài ra còn một số truyện khác của Nguyễn Huy

Thiệp cũng bị lên án do phản ánh hiện thực quá “tàn nhẫn” Đó là các ý kiến của những nhà phê bình như Lê Hà(Các vị tướng nói về phim “Tướng về

hưu”), Tạ Ngọc Liễn(Về truyện ngắn “Vàng lửa” của Nguyễn Huy Thiệp, Về mối quan hệ giữa văn và sử), Đỗ Văn Khang(Có một cách đọc “Vàng lửa”;

Trang 4

Sự “mơ mộng” và “nghiêm khắc” trong truyện ngắn “Phẩm tiết”; Vì sao văn của Ngụyên Huy Thiệp ngày càng sa sút), Nguyễn Thúy Ái(Viết như thế, cũng là một cách bắn súng lục vào quá khứ), Vũ Phan Nguyên(Ba lần đọc Phẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp), Hồng Diệu(Một cây bút có tài nhưng…;Xung quanh sáng tác Nguyễn Huy Thiệp), Mai Ngữ(Cái tâm và cái tài của người viết), Trung Phương(Chữ nghĩa với tâm hồn)

Bên cạnh đó, các ý kiến đồng tình đã xoáy sâu vào những nét mới mẻ, những sáng tạo nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và đưa ra

một số khám phá rất có ý nghĩa Đó là bài phê bình khen ngợi truyện ngắn

“Tướng về hưu” của nhà nghiên cứu văn học Đặng Anh Đào(Khi ông

“Tướng về hưu xuất hiện”), Nguyễn Mạnh Đẩu(Đôi điều cảm nhận sau khi đọc truyện và xem phim “Tướng về hưu”), Trần Đạo(“Tướng về hưu” một tác phẩm có tính nghệ thuật) đó là những bài khen ngợi bộ ba truyện "giả lịch

sử " của nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân(Đọc văn phải khác với đọc sử), Thùy Sương(Về một cách hiểu truyện ngắn “Vàng lửa”),Văn Giá(Bàn thêm về truyện ngắn“Vàng lửa” của Nguyễn Huy Thiệp), Trương Hồng

Quang và Nguyễn Xuân Mai(“Vàng lửa” của Nguyễn Huy Thiệp, “triết học

lịch sử” hay là “Văn xuôi nghệ thuật”), Nguyễn Diệp(Đọc “Phẩm tiết” của Nguyễn Huy Thiệp), Vương Anh Tuấn(Lịch sử trong quan niệm của Nguyễn Huy Thiệp), nhà nghiên cứu và phê bình văn học Nguyễn Đăng Điệp(Cuốn theo chiều văn Nguyễn Huy Thiệp) Đó còn là những bài viết bày tỏ sự khâm

phục và ngưỡng mộ đối với tài năng viết truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp như các bài viết của: Hoàng Ngọc Hiến(Tôi không chúc bạn

“thuận buồm xuôi gió”), Văn Tâm(“Đọc” Nguyễn Huy Thiệp), Diệp Minh

Tuyền(Nguyễn Huy Thiệp, một tài năng mới), Thái Hòa(Có nghệ thuật ba-rốc

trong các truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp hay không), Trần Duy

Thanh(Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp), Nguyễn Đăng Mạnh(Truyện ngắn

Trang 5

Nguyễn Huy Thiệp, vài cảm nghĩ) Nguyễn Thanh Sơn(Đọc truyện Nguyễn Huy Thiệp), Đông La(Về cái “Ma lực” trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp), Đỗ Đức Hiểu(Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp), Vương Trí Nhàn(Tưởng tượng về Nguyễn Huy Thiệp) Nhìn chung, các bài viết đều đi từ những đặc

điểm sáng tạo nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và xuất phát

từ cái Tâm của nhà phê bình

Trong giới hạn của luận văn, chúng tôi chỉ xin điểm lại một vài ý kiến

tiêu biểu xung quanh vấn đề tiếp nhận truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

GS Đặng Anh Đào trong bài "Thị hiếu và lối đọc truyện hiện nay qua

một cuộc tranh luận"[57], bên cạnh việc đánh giá các giá trị của tác phẩm,

còn nêu cụ thể lí do khiến cho truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có nhiều tranh

luận, đó là "Nguyễn Huy Thiệp đã gây ra một cái hẫng giữa phát và nhận Lối

viết đa âm đụng phải lối đọc thánh thư" [57,tr203] và thế là không cùng

"sóng" nên gây tranh cãi Cũng trong bài viết này bà còn khẳng định "Tác

phẩm Nguyễn Huy Thiệp do sức mạnh gợi mở ra ngoài cuộc đời quá, do thức dậy quá nhiều liên tưởng, nên mọi người đều gán cho nó sự liên tưởng của mình và sinh ra cãi nhau Những người ưa đọc thánh thư bực mình vì muốn tìm câu phán của nhà văn, có khi lại gắn nhầm, và cho rằng nha văn đã phán láo Ngược lại, người đọc thiên về trí tuệ đã phản đối cách đọc ấy, gây nên độ căng của một cuộc tranh luận khó dứt, và cũng khẳng định đổi mới của thị hiếu hiện nay" [57,tr204) Ngoài ra trong bài viết "Khi ông Tướng về hưu xuất hiện"[41,tr21], bà đã nêu ra lối tiếp nhận cũ từ trong truyện thống và lối tiếp

nhận mới của người đọc khi họ đem chúng xem xét truyện ngắn này Đọc

Tướng về hưu mà người đọc tự tạo ra một khoảng cách để nhìn nhận vấn đề,

trước lối viết thản nhiên và trung hoà của nó, ấy là cách đọc mới Ngược lại,

ban đọc đọc Tướng về hưu theo trật tự tuyến tính, tìm xem nhân vật nào là

chính diện, nhân vật ấy đã trừng trị cái ác như thế nào? và tiếng nói của nhân

Trang 6

vật đó chính là tư tưởng của tác phẩm, ấy là cách đọc cũ Nhà nghiên cứu này

cho rằng, với Tướng về hưu, "không thể đọc trên một dòng chữ, một đoạn

mạch, mà là ở sự khái quát ở người đọc" [41,tr22]

Thái Hoà trong bài viết "Có nghệ thuật Ba-rốc trong truyện ngắn của

Nguyễn Huy Thiệp hay không" [41,tr92], cũng bày tỏ quan điểm của mình về

vấn đề tiếp nhận của người đọc, nhưng ông đề cập đến phương diện nhân vật

trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Thái Hoà cho rằng "nhân vật của

Nguyễn Huy Thiệp mang sức tải của một quan niệm sống, quan niệm xử thế với người đời những quan niệm khác nhau va chạm, xung đột, bùng nổ

Và chính khi người đọc phản ứng mạnh mẽ với Nguyễn Huy Thiệp, tức cũng

tự trình bày một cách hiểu, một quan niệm về cuộc sống, về văn chương nghệ thuật"[41,tr95]

Bàn về vấn đề "Đọc văn phải khác với đọc sử"[41,tr179], nhà nghiên

cứu Lại Nguyên Ân cũng cho bạn đọc thấy một vấn đề quan trọng khi tiếp cận

tác phẩm văn học, ấy là cách đọc Văn chương được quyền hư cấu nên cách

đọc nó khác xa với cách đọc những công trình sử học Ngoài ra, ông còn đề cập đến yếu tố văn bản, đó là sự lựa chọn kết thúc mở trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp cũng gây nên những cách hiểu không giống nhau từ phía

người đọc Nói về truyện Vàng lửa ông viết "Ba đoạn kết dự kiến do vai tôi

tạo ra làm cho câu chuyện trở nên bất định có thể thế này hoặc thế kia Nhưng sự bất định của các chi tiết sự kiện lại một lần nữa đánh thức cách nhìn chủ động, xác định ở từng người đọc"[41,tr182] Và ông còn khẳng định,

nhà văn "muốn tôn trọng người đọc với sự nhận thức rất độc lập của họ thì

nên để họ tự xác lập lấy các nhận định của họ"[41,tr183]

Xuất phát từ quan điểm thi pháp học, GS Đỗ Đức Hiểu trong quá trình

"Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp" [41,tr472] đã nhận thấy một số tác phẩm văn học

thế kỷ XX rất khó đọc, khó hiểu, trong đó có truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Trang 7

Vì thế, "người đọc không còn thụ động thưởng thức tác phẩm văn học, mà trở

thành người đọc tích cực: đọc là một cuộc phiêu lưu giữa văn bản ngôn từ người đọc phải từ bỏ lối đọc truyền thống và phải rèn luyện cách đọc tích cực, tức là phải khám phá, phải cùng nhà văn sáng tạo"[41,tr477]

Văn Giá trong bài "Bàn thêm về Vàng lửa của Nguyễn Huy Thiệp"

[41,tr205] đã nhận xét về cách kết thúc "mở" trong truyện ngắn Nguyễn Huy

Thiệp: "Một số truyện ngắn gần đây của Nguyễn Huy Thiệp không có kết thúc

rành mạch theo những phương pháp dễ dãi Anh luôn đưa ra những giả định

có thể thế này, thế kia, thế khác nữa, hối thúc người đọc suy nghĩ tự tìm ra lối kết thúc theo lối riêng của mình không cho phép biếng lười ăn sẵn Nhìn rộng hơn, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có nhiều tầng ý nghĩa được nén lại trong

sự trình bày kiệm lời Một số nhân vật của anh ta là những ẩn dụ đa nghĩa"[41,tr205]

Có thể thấy, các ý kiến trên đã đề cập đến yếu tố văn bản và cách đọc

đã đem đến cho người tiếp nhận những kết quả khác nhau khi cùng tiếp cận một tác phẩm văn học Không phải ngẫu nhiên, sự xuất hiện của Nguyễn Huy Thiệp lại tạo thành hai luồng ý kiến: khen, chê rõ ràng, không phải chỉ liên quan đến một nhóm người mà liên quan đến cả nước Trước hiện tượng tiếp nhận như vậy, ai đúng? ai sai? Dưới ánh sáng của lí thuyết tiếp nhận thế kỷ

XX mà chúng tôi sẽ giới thiệu dưới đây có thể lí giải hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp trên cơ sở khoa học

Những năm đầu thế kỷ XX, trên thế giới đã có nhiều nhà lí luận nghiên cứu về lí thuyết tiếp nhận(đặc biệt ở phương Tây) Dựa trên những kết quả nghiên cứu tác phẩm văn học theo Hiện tượng học của Husserl, Roman

Ingarden là người đầu tiên cho ra đời công trình “Tác phẩm văn học”[32]

Ông tìm ra những khả năng khác nhau để lĩnh hội và lí giải giá trị tác phẩm

văn học Ông nhấn mạnh: “Tác phẩm văn học không đồng nhất với moi sự

Trang 8

đọc và trong phê bình văn học, những ý kiến khác nhau không liên quan đến bản thân tác phẩm mà chỉ liên quan đến sự cụ thể hoá của từng nhà phê bình” [12,tr43] Ngoài ra Heidegger và những đồng nghiệp của ông đã tạo ra

những biến thể mới của Hiện tượng học như Tường giải học, Mĩ học tiếp nhận

Quan điểm của Heidegger đã được một người Đức khác - nhà tường giải học triết học lớn là Hans Goerg Gadame tiếp tục phát triển trong công

trình triết học nghệ thật nổi tiếng “Chân lí và phương pháp” (1960) Tác giả đặt ra những vấn đề hoàn toàn mới mẻ cho Lí luận văn học Đó là “Nghĩa của

văn bản thể hiện qua cái gì? Vai trò của sự chủ ý của nhà văn trong nghĩa này là gì? Có thể hiểu được những tác phẩm mà về mặt lịch sử và văn hoá là

xa lạ đối với người đọc? Có thể có sự hiểu “khách quan” hay mọi sự hiểu đều

lệ thuộc vào tình thế lịch sử cụ thể” [16,tr15] Khám phá sự vận động của cấu

trúc ngôn từ động của văn bản nghệ thuật, H.G Gadamer đã đặt tiền đề quan trọng để lí luận văn học tiến thêm một bước xa hơn, thấy được văn bản nghệ thuật còn có những khả năng mới trong quan hệ với những yếu tố khác, với người tiếp nhận

Dựa trên lí luận của H.G Gadamer, những năm 60 của thế kỷ XX, Hans Robert Jauss và Wolfgang Iser và các nhà khoa học khác tuy có những quan điểm không giống nhau nhưng họ vẫn có điểm đồng nhất đó là vấn đề:

Sự hiểu một văn bản văn học xảy ra như thế nào? Những người đọc thuộc các nhóm xã hội- lịch sử và các thời đại khác nhau có những kinh nghiệm gì trong việc tiếp nhận văn bản Đây chính là bước phát triển mới của Tường giải học Lần đầu tiên, sau một thời gian chỉ chú ý đến tác giả, văn bản, người ta đã quan tâm đến người đọc, nghiên cứu vai trò người đọc đối với sự tồn tại của tác phẩm văn học Từ đây, lịch sử văn học theo Mĩ học tiếp nhận, không đơn giản chỉ là lịch sử của những tác phẩm và tác giả, mà còn là lịch sử tiếp nhận

Trang 9

của người đọc Với công trình “Lịch sử văn học như là sự khiêu khích đối với

khoa học văn học”[33] H R Jauss đã xây dựng một lý thuyết tường giải học

mới Theo quan điểm của ông, sự tồn tại của tác phẩm không thể hình dung được nếu thiếu sự tham gia của người đọc Từ phương diện tiếp cận tác phẩm

văn học văn học này, về sau Derrida cũng cho rằng: "Văn bản văn học không

khép kín, nghĩa của nó không bị trói buộc bằng sự giúp đỡ của tác giả hay là

sự liên quan với hiện thực; văn bản văn học luôn mở, nó cần được bổ sung và tạo khả năng bổ sung" [14,tr7]

Như vậy, Mĩ học tiếp nhận đã bác bỏ tính chất khép kín của văn bản văn học mà mĩ học sáng tạo trước đây vẫn bảo vệ, thay vào đó là tính chất mở

và dấu ấn cá nhân Ý nghĩa của văn bản ngày càng phong phú đa dạng nhờ người đọc Đây là hướng nghiên cứu mới về tác phẩm văn học của tư duy lí luận văn học hiện đại Thành tựu của lí luận văn học hiện đại trên đây, ít nhiều liên quan đến vấn đề tiếp nhận tác phẩm văn học nói chung và vấn đề tiếp nhận truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, là đề tài mà chúng tôi đang nghiên cứu nói riêng

Cùng với thế giới tình hình nghiên cứu lí luận ở việt Nam cũng ảnh

hưởng theo xu hướng trên Từ khoảng những năm 70 của thế kỷ XX, rải rác trên các báo, các tạp chí đã xuất hiện những bài báo nghiên cứu về tiếp nhận văn học Đó là các tác giả Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Phan Anh

Những năm 80, có các bài viết của Hoàng Trinh, Văn học so sánh và

vấn đề tiếp nhận văn học[63]; Giao tiếp văn học [64] và của Nguyễn Văn

Dân: Nghiên cứu sự tiếp nhận văn học trên quan điểm liên ngành[6] Nhìn

chung, những bài viết của hai nhà nghiên cứu này đều nhấn mạnh sự tác động của người đọc đối với văn học và thừa nhận vấn đề tiếp nhận văn học là một vấn đề quan trọng cần được nghiên cứu, nhất là ở nền lý luận văn học nước ta hiện nay

Trang 10

Vấn đề tiếp nhận văn học thực sự được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn

ở thập niên 90 Đó là bài viết của các tác giả Nguyễn Lai: Tiếp nhận văn học

– một số vấn đề thời sự [35]; Nguyễn Thanh Hùng: Trao đổi thêm về tiếp nhận văn học[31] Năm 1991 Nguyễn Văn Dân đã biên soạn và giới thiệu

cuốn sách “Văn học nghệ thuật và sự tiếp nhận”[7] Tác giả đã đưa ra vấn đề

về chủ thể tiếp nhận theo quan điểm của H.R.Jauss Đây là một công trình tương đối có hệ thống trong việc giới thiệu lý thuyết tiếp nhận trong thời điểm này

Năm 1992 trên Tạp chí văn học số 1, Nguyễn Thị Thanh Thủy đề cập đến vấn đề: Tiếp nhận văn bản văn chương trên phương diện các phạm trù ý [60] Năm 1995 bà tiếp tục phân tích vai trò của kinh nghiệm thẩm mỹ trong

việc tiếp nhận tác phẩm văn chương[61] Năm 1993, Đỗ Đức Hiểu cũng bàn

đến sự đọc của chủ thể tiếp nhận trong bài “Đổi mới và phê bình văn học”

[28]

Nói chung từ thập niên 90 của thế kỷ 20 các nhà nghiên cứu, các giáo

sư, giảng viên đã quan tâm đến lý thuyết tiếp nhận trong nghiên cứu và giảng dạy Điều đó được thể hiện trong những giáo trình văn học từ năm 1997 trở lại đây Các nhà nghiên cứu Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương, Từ Sơn… đều có những bài viết về tiếp nhận tiếp nhận văn học Năm 1998, trong công trình viết chung với Nguyễn Văn Hạnh, nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương đã nhấn mạnh đến lập trường và sự lý giải của người đọc

Riêng nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã có nhiều công trình nghiên cứu

về vấn đề tiếp nhận như: Mấy vấn đề tiếp nhận văn học, Lý luận tiếp nhận và

phê bình văn học, Ngôn ngữ với việc lĩnh hội tác phẩm thơ…đã lý giải những

vấn đề cơ bản nhất của lý thuyết tiếp nhận giúp chúng tôi có cái nhìn cụ thể hơn về lý thuyết tiếp nhận, để có thể vận dụng tốt vào đề tài đang nghiên cứu

Trang 11

Năm 1997, nhà nghiên cứu Phương Lựu đã viết "Giáo trình tiếp nhận

văn học"[36] Trong công trình này, ông chỉ ra cả ưu và nhược điểm của Mĩ

học tiếp nhận thế kỷ XX, từ đó hoạt động tiếp nhận văn học được ông xem xét

trên hai bình diện vĩ mô và vi mô Lý thuyết tiếp nhận còn được ông giới

thiệu trong một số công trình khác như giáo trình Lí luận văn học, Lý luận

phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX, Mười trường phái phê bình văn học

phương Tây Có thể nói, những công trình có bàn về vấn đề tiếp nhận, được

trình bày ngắn gọn, súc tích mang tính chất định hướng, giúp chúng tôi có cái

nhìn tổng thể về sự phát triển của lý thuyết tiếp nhận

Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Trịnh Bá Đĩnh thì “người có thành

tích nhất trong việc giới thiệu lý thuyết này ở nước ta là Trương Đăng Dung”

Thực ra vấn đề này đã có nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến nhưng đến những

năm cuối của thập niên 90 mới được Trương Đăng Dung nghiên cứu một cách

khoa học và hệ thống Trong công trình “Từ văn bản đến tác phẩm văn học”

[11], tác giả đặt ra vấn đề: tính chất mở của tác phẩm là điều kiện của sự

thưởng thức thẩm mĩ Nhưng ấn tượng thẩm mĩ xuất hiện từ đâu? Theo ông

giữa các cực của tính chủ ý và không chủ ý, ấn tượng thẩm mĩ xuất hiện trong

sự di động này Ông còn cho rằng mỗi lần đọc là một lần người đọc “vấp

ngã” vào văn bản Ở tạp chí Văn học nước ngoài số 4 - 2003, trong bài viết

“Phương thức tồn tại của tác phẩm văn học”[13] ông nhấn mạnh đến vai trò

của chủ thể tiếp nhận, đó là: “Tác phẩm văn học phụ thuộc vào những hoạt

động cụ thể hoá (đọc) có chủ ý của người đọc, và bản thân tác phẩm cũng

hiện ra đúng với diện mạo của nó nếu gặp được sự cụ thể hoá lí tưởng Sự cụ

thể hoá này mỗi người một vẻ, không giống ai Như vậy tác phẩm văn học là

vật hai lần có ý thức”[13, tr164) ) Đây là một ý kiến mới so với các công

trình trước đó Điều này cho thấy chính tính đa nghĩa và độ mở của văn bản

khiến cho những cách lí giải về nó đều có cơ hội tồn tại và trên thực tế không

Trang 12

thể có kết luận cuối cùng về giá trị tác phẩm Đây là cái nhìn thể hiện cảm quan hậu hiện đại khi nói về đời sống tác phẩm trong tương quan với chủ thể tiếp nhận Vẫn ở bài viết này, Trương Đăng Dung nhấn mạnh quan điểm:

"Tác phẩm văn học tồn tại thông qua việc người ta đọc nó và sự tác động của

nó đến người đọc"[13,tr164) và nêu lên hướng tiếp cận phương thức tồn tại của tác phẩm văn học, trên hai bình diện: một là tính chất ngôn ngữ, cái quyết

định đặc trưng văn học của văn bản; hai là khả năng tạo lập đời sống cụ thể của văn bản văn học qua người đọc Đây là những đóng góp đáng quý của ông vào ý thức đổi mới và hiện đại nền lý luận văn học nước nhà Ngoài ra ở

tạp chí Nghiên cứu văn học số 3- 2004 Trương Đăng Dung có bài viết :“Văn

bản văn học và sự bất ổn của nghĩa”[15] nhấn mạnh đến sự đọc Cùng thời

gian trên, nhà nghiên cứu này còn cho xuất bản chuyên luận Tác phẩm văn

học như là quá trình[17] Việc tiếp cận bản chất của tác phẩm văn học từ đặc

trưng của văn bản và sự tạo nghĩa thông qua người đọc đã cho thấy, tác phẩm văn học không tĩnh mà động, không phải là sản phẩm cố định mà là quá trình Đây là vấn đề quan trọng khi nghiên cứu tác phẩm văn học

Có thể thấy, những công trình về lý thuyết tiếp nhận trên đã đưa ra những lý thuyết vừa khái quát vừa cụ thể về tiếp nhận văn học Qua đây chúng tôi có thể lí giải được vì sao tác phẩm văn học lại có nhiều cách hiểu khác nhau Đồng thời các công trình nghiên cứu về tiếp nhận văn học cho thấy lý thuyết tiếp nhận tồn tại như một ngành nghiên cứu riêng trong khoa học văn học Chúng tôi trân trọng các công trình nghiên cứu đó như những gợi ý hết sức quý báu có tính chất định hướng trong quá trình thực hiện đề tài

"Vấn đề tiếp nhận truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp"

Trở lại các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi nhận thấy, bên

cạnh các bài viết được tác giả Phạm Xuân Nguyên biên soạn trong cuốn “Đi

tìm Nguyễn Huy Thiệp”[41], truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp còn trở thành

Trang 13

nguồn đề tài hấp dẫn cho nhiều báo cáo khoa học, khoá luận tốt nghiệp, luận văn của các sinh viên, học viên Các công trình này đã khai thác được nhiều những cách tân mới mẻ, độc đáo, từ cách tổ chức cốt truyện, xây dựng nhân vật, tới ngôn từ, giọng điệu Các công trình trên, dù nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ở góc độ nào, dù ít hay nhiều, người viết cũng đã bàn đến những ý kiến khác nhau của người đọc khi tiếp cận truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, từ đó có lí giải, nông hoặc sâu những biểu hiện của lí thuyết tiếp nhận

Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, hầu hết các bài viết, công trình nghiên cứu đó mới chỉ đề cập đến một vài phương diện biểu hiện của lí thuyết tiếp nhận, chưa có công trình nào tập trung một cách đầy đủ, hệ thống, khoa học

và dựa trên những thành tựu của tư duy lí luận văn học thế kỷ XX để lí giải về vấn đề tiếp nhận trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Các ý kiến bàn về lí thuyết tiếp nhận nói chung và vấn đề tiếp nhận trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nói riêng sẽ có tính chất định hướng cho chúng tôi thực hiện đề tài này một cách toàn diện hơn

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Luận văn khảo sát các ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê

bình về truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, từ đó thấy được các cách tiếp nhận truyện ngắn của ông Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các nhà nghiên cứu đi trước, trong luận văn này, chúng tôi sẽ cố gắng tìm hiểu vấn đề tiếp nhận truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp một cách toàn diện và hệ thống Từ đó giúp bạn đọc có cái nhìn khách quan nhất về hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp

3.2 Qua vấn đề tiếp nhận truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi

còn trả lời cho những câu hỏi quan trọng của lí luận văn học về tác phẩm văn

học, đó là: phương thức tồn tại của tác phẩm văn học là gì? ý nghĩa của tác

phẩm văn học có phải là nhất thành bất biến?

Trang 14

3.3 Với đề tài này, chúng tôi cũng muốn xác định những đóng góp của

Nguyễn Huy Thiệp cho nền văn học nước nhà và chứng minh cho sự phát triển, đổi mới về tư duy nghệ thuật trong văn học Việt Nam hiện đại

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Trong đề tài này, chúng tôi tìm hiểu về lí thuyết tiếp nhận văn học

trong sự vận động của tư duy lí luận văn học Trên cơ sở lý luận đó, chúng tôi

đi vào thực tế sáng tác văn học sau 1975 ở Việt Nam và lựa chọn hiện tượng văn học Nguyễn Huy Thiệp và tìm hiểu vấn đề tiếp nhận từ truyện ngắn của ông Từ đó, thấy được sự phong phú về ý nghĩa của, các truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp qua mỗi người đọc, ở những thời điểm khác nhau, và làm sáng rõ một hiện tượng văn học trong thời kỳ đổi mới

4.2 Các ý kiến, quan điểm tiếp nhận truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

rất phong phú và đa dạng Tuy vậy, ở luận văn này, chúng tôi chủ yếu khảo

sát những ý kiến đánh giá, qua các bài viết trong cuốn “Đi tìm Nguyễn Huy

Thiệp”[41] Thực hiện luận văn này, chúng tôi lựa chọn cuốn Nguyễn Huy Thiệp truyện ngắn của Nxb hội nhà văn, tái bản năm 2005

5 Phương pháp nghiên cứu

_ Phương pháp khảo sát, thống kê

_ Phương pháp phân loại

_ Phương pháp so sánh, đối chiếu

_ Phương pháp phân tích, tổng hợp

6 Đóng góp của luận văn

6.1 Đây là luận văn thạc sĩ đầu tiên nghiên cứu về vấn đề tiếp nhận

truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Trên cơ sở những thành tựu của lí luận văn học hiện đại và hậu hiện đại, luận văn nghiên cứu diễn trình tiếp nhận truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nhằm khẳng định: phương thức tồn tại của tác phẩm văn học qua sự xác lập đời sống cụ thể của văn chương thông qua người đọc

Trang 15

6.2 Qua diễn trình tiếp nhận truyện ngắn Nguyễn Huy thiệp, luận văn

khẳng định: lịch sử văn học không chỉ đơn giản là con số cộng của các tác giả

và tác phẩm mà còn được hiểu là các tác phẩm và người tiếp nhận trong những biến chuyển lịch sử của nó Tác phẩm văn học không phải là sản phẩm

cố định mà là quá trình tạo nghĩa không ngừng thông qua người đọc

6.3 Luận văn cũng nêu lên những đóng góp của nhà văn Nguyễn Huy

Thiệp trong quá trình đổi mới văn học nước nhà

Trang 16

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I

VAI TRÒ CỦA LÍ THUYẾT TIẾP NHẬN ĐỐI VỚI VIỆC

NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ VĂN HỌC

Thế kỷ XX là cái mốc quan trọng đối với sự vận động của tư duy lí luận văn học Nhìn lại quá trình phát triển của tư duy lí luận văn học từ truyền thống đến hiện đại, các nhà nghiên cứu đã có nhiều cách nhìn nhận và lí giải khác nhau về vấn đề tác phẩm văn học Nếu tư duy lí luận văn học tiền hiện đại chú ý đến vai trò của hiện thực, tác giả thì tư duy lí luận văn học hiện đại

và hậu hiện đại đã thấy được sự khác biệt giữa văn bản và tác phẩm văn học, thấy được vai trò của người đọc trong quá trình hình thành các giá trị văn học

1 Từ mỹ học sáng tạo đến mỹ học tiếp nhận

Nếu cuối thế kỷ XIX, lí luận văn học phát hiện ra vai trò của tác giả, đầu thế kỷ XX phát hiện ra yếu tố văn bản thì giữa thế kỷ XX lí luận văn học phát hiện ra người đọc Cuối thế kỷ XIX với Mỹ học sáng tạo, tác giả là người đóng vai trò trung tâm của tác phẩm, bạn đọc nhìn vào tác phẩm chỉ thấy tác

giả đầy quyền uy đang ngự trị Đến với tác phẩm, bạn đọc đi tìm nghĩa chủ ý

của tác giả, tức ý đồ của tác giả trước và trong khi sáng tác Những khái niệm như nhân vật, kết cấu, cốt truyện, chủ đề, tư tưởng… là những khái niệm của

Mĩ học sáng tạo được áp dụng để đánh giá, thẩm định giá trị của tác phẩm văn học Người đọc khám phá tác phẩm theo ý đồ tác giả Tác phẩm kết thúc cũng

là lúc nghĩa và ý nghĩa của nó dừng lại Bạn đọc không phải băn khoăn, day dứt hay bị ám ảnh bởi chi tiết này hay nhân vật nọ vì mọi cái đã quá rõ ràng, tác giả đã cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết để độc giả cứ thế lĩnh hội tác phẩm Đương nhiên, một hệ quả tất yếu diễn ra, là sản phẩm mà độc giả

Trang 17

lĩnh hội được từ tác phẩm đều giống nhau, tác phẩm chỉ có thể hiện ra với một diện mạo duy nhất, đó là chủ ý của tác giả

Thế kỷ XX đã chứng kiến những phát hiện mới trong tư duy lí luận văn học Một trong những phát kiến đó là đề xuất vai trò của người đọc Sự chuyển đổi từ mỹ học sáng tạo qua mỹ học tiếp nhận là bước ngoặt quan trọng của tư duy lí luận văn học

Giữa thế kỷ XX, với việc nhận ra sự khác biệt giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học, lí luận văn học hiện đại đã vượt lên tư duy lí luận văn học tiền hiện đại Nếu lí luận văn học tiền hiện đại( nhất là khoa học văn học thực chứng trước thế kỷ XX) chỉ nhấn mạnh đến mối quan hệ nhân quả, đề cao yếu

tố môi trường, tác giả…thì lí luận văn học hiện đại đã nhận ra những yếu tố đặc thù của văn bản văn học và phương thức tồn tại của tác phẩm văn học thông qua người đọc Lí luận hiện đại đã phát hiện ra vai trò của văn bản, nhưng văn bản đó phải tạo ra được đời sống cho mình thông qua người đọc để trở thành tác phẩm văn học Từ chỗ lấy mỹ học sáng tạo làm cơ sở, tư duy lí luận văn học hậu hiện đại đã từng bước khẳng định vai trò quan trọng của mỹ học tiếp nhận Sẽ không sai nếu nói rằng tư duy lí luận văn học hậu hiện đại

đã đưa vấn đề đọc lên tầm triết học

Theo nhà ngiên cứu văn học Trương Đăng Dung, những thành tựu của

tư duy lí luận văn học hiện đại đã thể hiện những bước tiến quan trọng trong việc khám phá văn bản văn học như là cấu trúc ngôn từ động Nhưng rồi tư duy lí luận văn học hậu hiện đại lại có những khám phá mới hơn về đặc trưng bản thể của văn bản văn học trong quan hệ với những yếu tố khác, với người tiếp nhận Các lí thuyết hậu hiện đại cho rằng nghĩa của văn bản không ổn định, nó mang tính quan hệ và được tạo nên do một quá trình Tiếp theo khái niệm nghĩa đang tồn tại của lí luận văn học hiện đại là khái niệm nghĩa được thiết lập của văn học hậu hiện đại Câu hỏi phương thức tồn tại của tác phẩm

Trang 18

là gì? đã nêu lên hai vấn đề phải đề cập đến: Một là tính chất ngôn ngữ, cái quyết định đặc trưng văn học của văn bản; hai là khả năng tạo lập một đời sống của văn bản nghệ thuật Cả hai đều liên quan đến quá trình xâm nhập đời sống của văn bản văn học, nói chính xác hơn, đó là quá trình tự tạo ra đời

sống của văn bản “Như vậy là sau khi lí luận văn học hiện đại xác định được

vai trò trung tâm tạo nghĩa của văn bản văn học độc lập với tác giả và môi trường ra đời của nó, lý luận hậu hiện đại đã khám phá ra quá trình tạo lập đời sống của văn bản văn học trong quan hệ với sự tiếp nhận của người đọc Đây là cơ sở để lí luận văn học hậu hiện đại thể hiện tham vọng lấy mỹ học tiếp nhận thay cho mỹ học sáng tạo” [18,tr165]

Thật ra, chỗ dựa lớn nhất của tư duy lí luận văn học hiện đại và hậu hiện đại là những tư tưởng triết học Vì thế Roman Ingarden, một triết gia theo trường phái Hiện tượng học nhưng ông muốn đưa triết học vào lí luận

văn học và ông cho ra đời cuốn sách “Tác phẩm văn học” Theo R Ingarden

tác phẩm văn học như là khách thể mang tính chủ ý Và như là khách thể

mang tính chủ ý thì đời sống của tác phẩm văn học cũng “phụ thuộc vào

những hoạt động cụ thể hoá (đọc) văn bản có chủ ý của người đọc hướng tới nó” [18,tr166] Một mặt, tồn tại một văn bản văn học như là sản phẩm sơ lược

với nhữnh chỗ trống và những sự việc chưa xác định giống như một bộ xương Mặt khác, thông qua sự cụ thể hoá (đọc) như là hoạt động của ý thức hướng về nó mà bộ xương được đắp thêm da thịt và tác phẩm văn học hình thành Tính chất của sự cụ thể hoá phụ thuộc vào người đọc, bởi vì nhà nhà văn khi viết đã có ý tạo ra sự vô tình Từ những chi tiết, hình ảnh được miêu

tả dường như không chính xác, mỗi người đọc sẽ cấp cho chi tiết, hình ảnh là của riêng mình mà nhà văn không kiểm soát được Bản thân tác phẩm sẽ hiện

ra đúng với diện mạo của nó nếu gặp được sự cụ thể hoá(đọc) lí tưởng Sự cụ thể hoá văn bản của người đọc mà R Ingarden nói ở đây chính là hoạt động

Trang 19

có chủ ý hướng tới đối tượng Văn học khác với nghệ thuật khác ở chỗ, nó có

khả năng mời gọi người đọc cụ thể hoá những tình huống không chính xác trong tác phẩm Đó là sức hấp dẫn của tác phẩm văn học Nhà văn như người

“tạo việc làm” cho người đọc Khi ta đọc văn bản là ta đọc “sai”, vì ý nghĩ của ta không trùng khít với tác giả Văn bản văn học có tính chất mơ hồ không chính xác, nên người đọc phải là người đồng sáng tạo, bằng cách cụ thể hoá văn bản để lấp đầy những sự mơ hồ và không chính xác đó Bản thân văn bản văn học, theo quan điểm của Ingarden, là hai lần có ý thức, lần một là ý thức của tác giả, lần hai là ý thức của độc giả Không lần nào phủ nhận lần nào, chỉ có thể là lần một diễn ra sẽ có lần hai Tác phẩm sau khi xuất bản sẽ trôi nổi, nó chỉ sống khi có ý thức của độc giả hướng tới

Với sự xuất hiện của Mĩ học tiếp nhận, lí luận văn học quan tâm nhiều đến độc giả- người cụ thể hoá cho văn bản Từ đây văn bản văn học mang thông điệp đối thoại có được vị thế mới: làm đối tác đối thoại Đây là một đóng góp có ý nghĩa lí luận của Mĩ học tiếp nhận nói chung và lí luận văn học hậu hiện đại nói riêng Trong thực tế, trường phái mỹ học tiếp nhận Konstanz(Đức) đã tập hợp được nhiều nhà khoa học xuất sắc trong đó có Wolfgang Iser và Hans Robert Jauss Hai nhà khoa học này, bên cạnh những quan điểm tương đồng cũng có những quan điểm khác nhau về lý thuyết tiếp nhận Theo quan điểm của W Iser, khi ta tiếp cận với một văn bản luôn có

một thứ người đọc tiềm ẩn trong văn bản Ông không cho rằng tác giả đã

“chết” mà vẫn như vô hình định hướng cho người ta hiểu tác phẩm, đó là người đọc tiềm ẩn mách nước cho ta đi theo hướng nào đó để khám phá tác

phẩm Còn H R Jauss, trong công trình “Lịch sử văn học như là sự khiêu

khích đối với khoa học văn học”[33], cho rằng, tác phẩm văn học như là quá

trình chứ không phải sản phẩm cố định Nghĩa là, dòng sông ngữ nghĩa vẫn luôn trôi, nghĩa của tác phẩm không phụ thuộc vào chủ ý của tác giả, ý nghĩa

Trang 20

của tác phẩm văn học có được trong tinh thần tiếp nhận của người đọc, vì thế

nó vẫn là quá trình Jauss cũng nhấn mạnh khái niệm “tầm đón đợi”, rằng mỗi người đọc có một tầm đón đợi khác nhau trước tác phẩm Công trình này của ông được coi như là tuyên ngôn của trường phái mỹ học tiếp nhận Đức

Với những thành tựu của tư duy lí luận hiện đại và hậu hiện đại, Mĩ học tiếp nhận đã bác bỏ tính chất khép kín của văn bản văn học mà mĩ học sáng tạo trước đây vẫn bảo vệ, thay vào đó là tính chất mở và dấu ấn cá nhân Mĩ học tiếp nhận nêu lên những giá trị dễ thay đổi, trực tiếp gắn liền với cá nhân người đọc thông qua quá trình cụ thể hoá văn bản Vì vậy tiếp nhận văn bản không phải là quá trình đi tìm chủ ý của tác giả Văn bản văn học cần đến người đọc lí tưởng để thiết lập đời sống cho tác phẩm văn học Người tiếp

nhận đối thoại và tái tạo tác phẩm và tác phẩm tái tạo người đọc "Từ đây lịch

sử văn học không chỉ đơn giản là con số cộng các tác giả tác phẩm mà còn được hiểu là các tác phẩm và người tiếp nhận trong những biến chuyển lịch

sử của nó"[18,tr167]

Như vậy, sự chuyển đổi hệ hình tư duy của lí luận văn học trước những thành tựu của lý thuyết tiếp nhận là một lẽ tất yếu Nếu lí luận truyền thống nghiêng về chủ thể sáng tạo, lí luận hiện đại nghiêng về văn bản thì lí luận hậu hiện đại quan tâm đến người đọc Quá trình vận độngtừ mỹ học sáng tạo đến mỹ học tiếp nhận cho ta thấy lí luận văn học hậu hiện đại đã có cơ sở

để thể hiện tham vọng lấy mỹ học tiếp nhận thay cho mỹ học sáng tạo

2 Mối quan hệ giữa văn bản và tác giả

Theo quan niệm của tư duy lí luận truyền thống(thuật ngữ truyền thống

ở đây được hiểu là những quan niệm văn học trở nên quen thuộc, ăn sâu vào ý thức văn học, từng chi phối văn học qua nhiều thế hệ – tính từ thời cổ đại đến

hết thế kỷ XIX), tác phẩm văn học là nơi để chuyển tải tư tưởng, kí thác tâm

sự của tác giả, sự ý thức về mối quan hệ tác giả và tác phẩm dù chưa hiện diện

Trang 21

như một hệ thống lý thuyết, nhưng cũng đủ để trở thành một truyền thống kiên cố và đầy tự giác trong tư duy văn học phương Đông, không chỉ ở thời trung đại mà thậm chí còn tồn tại dai dẳng cho đến tận ngày nay Khi đó, tác giả đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành tác phẩm văn học

Nếu giai đoạn trước, tác giả được xem như là “thư kí trung thành của thời đại” (phản ánh đúng hiện thực đời sống), là một “thợ thủ công”, thì càng

về sau nó được quan niệm như chủ thể sáng tạo quan trọng của tác phẩm Vào đầu thế kỷ XIX, khi khoa học văn học thực sự hình thành ở phương Tây thì tác giả được chính thức “phát hiện” Người ta cho rằng, tác phẩm chính là sản

phẩm của tác giả Từ đây, câu hỏi tác giả là ai và quan hệ tác giả với tác

phẩm như thế nào, đã được nhà phê bình văn học Pháp nổi tiếng trả lời bằng

việc khởi xướng phương pháp Phê bình tiểu sử, lấy việc nghiên cứu con người tác giả để tìm hiểu tác phẩm Đây cũng là phương pháp đầu tiên xuất hiện trong nghiên cứu văn học, khi khoa học văn học chính thức ra đời Mối quan hệ “cha” –“con” trong quan niệm này đã chi phối đến công việc nghiên cứu văn học trong một thời gian dài Quan niệm này đã dẫn đến những hệ quả tất yếu là, tác phẩm văn học gần như đã “yên phận” vì nó là sản phẩm tinh thần do nhà văn sáng tạo ra, đương nhiên, sự tồn tại và ý nghĩa của nó phải phụ thuộc vào nhà văn, do nhà văn quyết định Ý nghĩa của tác phẩm không

nằm ngoài ý đồ mà nhà văn đã định sẵn từ trước, và "nghĩa của tác phẩm

không thay đổi vì luôn luôn có một hoạt động ý thức cá thể nhất định chi phối

nó trong một thời gian cụ thể nhất định nào đó"[13,tr172] Tư tưởng tác phẩm

vì thế cũng chính là tư tưởng của tác giả Với quan niệm này, tác phẩm đã và chỉ được nhìn trong mối quan hệ chi phối, ràng buộc bởi chính hành vi sáng tạo ra nó; tác phẩm là “con đẻ” của nhà văn, là “vật phụ thuộc” của tác giả, nó

bị đồng nhất với quá trình sáng tạo, với ý đồ tư tưởng, với sự chủ ý của nhà văn Việc phân tích, đánh giá tác phẩm, vì vậy cần phải căn cứ vào tác giả,

Trang 22

phải đi tìm và lĩnh hội cho được tư tưởng, tình cảm của nhà văn gửi gắm trong tác phẩm

Như một lẽ dĩ nhiên, trước vai trò tuyệt đối của tác giả, người đọc không có vai trò gì lớn đối với tác phẩm, bởi trước người đọc, mọi việc xem như đã “an bài”, “xong xuôi” Nói khác đi, người đọc dường như không có mối liên quan tất yếu nào với tác phẩm Như vậy, lí luận văn học và mỹ học truyền thống, lí luận văn học mác xít đã tiếp cận tác phẩm văn học trước hết bằng con đường tìm hiểu tác giả, nhìn tác phẩm như một sản phẩm đã được hoàn tất, hầu như tách rời qui luật tiếp nhận, không xuất phát từ phía bạn đọc,

từ chủ thể tiếp nhận

Đặt tác phẩm trong mối quan hệ với tác giả, lí luận tiền hiện đại đã xác lập quyền uy tuyệt đối của tác giả đối với tác phẩm, trao cho nhà văn quyền quyết định ý nghĩa, tạo giá trị và đem lại đời sống cho tác phẩm của mình Tác phẩm lúc này giống như một “phiên bản”, một “tồn tại khác” của tác giả Việc quá đề cao, thậm chí tuyệt đối hoá vai trò của tác giả đã dẫn đến việc không tôn trọng đúng mức tính độc lập tương đối của tác phẩm

Tóm lại, tác phẩm văn học trong quan niệm truyền thống như là một vật phụ thuộc trong quan hệ với hiện thực, với tác giả Tác phẩm bị cào bằng, thậm chí bi chìm đi trong những mối liên kết phi văn bản như hiện thực lịch

sử, tiểu sử cá nhân, giai thoại văn học v.v Tìm hiểu tác phẩm vì thế mà căn

cứ vào yếu tố ngoại văn như hiện thực, thời đại, tác giả - các yếu tố tham gia vào quá trình đánh giá giá trị của tác phẩm văn học Tác phẩm như vậy đã được lý giải từ quan hệ nhân quả thông qua những dữ kiện ngoài văn học Thậm chí, tác phẩm đôi khi không còn là mục đích nghiên cứu mà chỉ là phương tiện để tìm hiểu hiện thực xã hội hoặc con người tác giả Văn bản lúc này không phải là đối tượng để khám phá tác phẩm ở phương diện chất liệu, hình thức ngôn ngữ mà chỉ là cái vỏ ngoài để chuyển tải nội dung có sẵn trong

Trang 23

ý đồ tác giả Ý nghĩa của tác phẩm, vì vậy, là cái ổn định, bất biến mà người đọc hoàn toàn có thể nắm bắt được; và người đọc, do đó cũng chỉ sắm một vai trò rất khiêm tốn, thụ động, là người khám phá ra cái ý nghĩa đã có sẵn trong tác phẩm Như vậy, đối với tư duy lí luận truyền thống, điều quan trọng không phải là phương thức tồn tại của tác phẩm văn học là gì, mà vấn đề là tác phẩm đã ra đời như thế nào Mỹ học sáng tạo đã hoàn toàn chi phối lý luận truyền thống

Thực chất, chúng ta không thể phủ nhận hoàn toàn sự chi phối của hiện thực và tác giả đến tác phẩm văn học Nó cũng đã góp phần tạo nên một cách

lí giải về tác phẩm văn học, tồn tại trong thời gian dài và có những thành công nhất định Tuy nhiên, nghiên cứu, lí giải tác phẩm chỉ bằng vào mối quan hệ nhân- quả, bằng vào hệ qui chiếu giản đơn, bằng vào những mối liên hệ bề mặt có thể cảm nhận được của thế giới, lí luận văn học truyền thống đã không tránh khỏi quan niệm sơ lược, một chiều về tác phẩm văn học, thiếu nhiều điểm nhìn, bỏ qua nhiều tiềm năng to lớn của tác phẩm, chỉ thấy mặt ổn định, chưa thấy mặt biến đổi, thấy cái trực tiếp, chưa thấy cái gián tiếp… Cách tiếp cận này chỉ là cách ta tìm ra điều nhà văn muốn nói chứ không phải là điều

mà tác phẩm thực sự nói được với người đọc, và nhiều hơn, với các thế hệ người đọc…Nói khác đi, sẽ không thể hiểu hết được tác phẩm văn học nếu chỉ dựa vào hành vi sáng tạo ra nó Tuy nhiên, cho đến nay, việc nghiên cứu tác phẩm một chiều trên đây đã tạo thành lối mòn trong suy nghĩ của nhiều người, ngay cả với những nhà nghiên cứu Vai trò tác giả luôn ngự trị trong các công trình nghiên cứu về tác phẩm văn học, đã làm mất ý nghĩa khách quan của tác phẩm được tiếp nhận từ phía bạn đọc Quan niệm truyền thống

về tác phẩm văn học đã bộc lộ ngày càng rõ những hạn chế nhất định của nó Tiếp nối những quan điểm truyền thống là những quan niệm của tư duy lí luận

Trang 24

văn học hiện đại, đã khám phá mới về đặc trưng bản thể của văn bản nghệ thuật trong quan hệ với những yếu tố khác, với văn bản và người đọc

3 Mối quan hệ giữa văn bản và độc giả

Lí luận truyền thống coi trọng quá trình khám phá ý đồ sáng tạo của tác giả Và như trên đã nói, tác phẩm trong quan điểm truyền thống được đồng nhất với thế giới tư tưởng của nhà văn, bị hệ tư tưởng của nhà văn chi phối hoàn toàn Việc đọc tác phẩm trong quan niệm truyền thống, vì thế gắn bó mật thiết với những ý tưởng của tác giả Ý nghĩa của tác phẩm bị chi phối bởi tác giả dựa trên những ấn tượng, phán đoán chủ quan của người đọc Nhưng sang thế kỷ XX, nhiều thành tựu trong nghiên cứu khoa học ra đời Trong đó, thành tựu của khoa học xã hội nhân văn cũng cho thấy không thể tin cậy tuyệt đối vào năng lực phán đoán chủ quan của con người trước bất cứ đối tượng nào Vì vậy, để tiếp cận được bản chất của đối tượng không thể căn cứ vào một phương diện duy nhất nào đó Từ đây, những quan niệm truyền thống về tác phẩm văn học trong lí luận tiền hiện đại đã không còn phù hợp Những thành tựu của các lĩnh vực khoa học xã hội như: Ngôn ngữ học, Cấu trúc luận, Hiện tượng luận, Ký hiệu học, Lý thuyết thông tin, Tường giải học, Tâm lí học…là cơ sở cho những kiến giải mới của nhiều trường phái lý luận ở thời

kỳ hiện đại xuất hiện Rõ ràng, thế kỷ XX đã đánh dấu một bước chuyển biến mới của lý luận văn học

Đối với văn bản văn học, những khám phá về bản chất ngôn ngữ đầu thế kỷ XX, cho thấy, tuỳ theo cách nhìn nhận về bản chất ngôn ngữ mà tư duy

lí luận văn học hiện đại có cách tiếp cận văn bản văn học tương ứng với bản chất ngôn ngữ Bởi vì, ngôn ngữ trong văn học không đơn giản là cái vỏ của

tư duy mà nó chính là tư duy, là yếu tố có khả năng sinh tạo tư tưởng Triết học ngôn ngữ cũng thừa nhận: Ngôn ngữ không chỉ chuyển tải ý nghĩa của người phát ngôn mà chúng có thể tạo nên một thế giới độc lập Đây chính là

Trang 25

sự phản bội của ngôn ngữ và ngôn ngữ là ngôi nhà hữu thể Với triết học ngôn ngữ đầu thế kỷ XX, bản chất của văn bản văn học được xem xét đặt ra như một phát hiện lại dưới một thứ ánh sáng mới có khả năng soi sáng yếu tố bản thể của tác phẩm văn học

Chúng ta không thể không thừa nhận, bước đột phá đầu tiên và quan trọng nhất, mở đầu cho cuộc cách mạng về lý luận văn học thế kỷ XX là việc

“phát hiện” ra văn bản Phát hiện này đã đưa văn bản văn học vào trung tâm

của sự chú ý, và theo đó, là sự hoán đổi ngôi vị của các yếu tố trong hệ thống văn học Thay vì vị trí trung tâm thuộc về tác giả như trước đó, nay đến lượt văn bản lên ngôi, vai trò chủ thể của tác phẩm văn học dịch chuyển từ tác giả sang văn bản Với việc lên ngôi của văn bản, người ta coi tác phẩm văn học là một khách thể thuần tuý tồn tại khép kín, độc lập, tự trị trong văn bản Văn bản văn học - đó là một cấu trúc, một tập hợp ngôn ngữ với những câu chữ, thủ pháp, những mối liên hệ theo cấu trúc nội tại của tác phẩm Thông qua cấu trúc ngôn ngữ ấy ý nghĩa được tạo thành Văn bản văn học, do đó, là một

trung tâm tạo nghĩa Lúc đó, nghĩa của văn bản là ổn định, nó nằm ngay trong

những thông điệp có trong văn bản, được tạo ta từ trong cấu trúc ngôn ngữ, trong sự tương tác giữa các yếu tố hình thức của tác phẩm Đương nhiên, nghĩa của văn bản không phụ thuộc vào yếu tố hiện thực, không phụ thuộc

vào tư tưởng, ý đồ, chủ ý của nhà văn Một hệ quả tất yếu là người ta đã đồng

nhất tác phẩm với văn bản Trước khi phát hiện ra người đọc, người ta tưởng

rằng cái được tác giả viết ra là tác phẩm Dựa trên tinh thần của Mỹ học tiếp

nhận, nhà nghiên cứu Trương Đăng Dung viết cuốn Từ văn bản đến tác phẩm

văn học[11] đã nêu lên cái hành trình đi từ văn bản đến tác phẩm văn học và

các vấn đề đặt ra sau đó Nhà kí hiệu học Xô viết Iu M Lotman nói: “Định

nghĩa được văn bản là một việc khó Trước hết cần loại bỏ quan niệm đồng nhất văn bản với toàn bộ tác phẩm” Nhà nghiên cứu Trương Đăng Dung đã

Trang 26

dám làm cái việc khó ấy Ở đây, chúng tôi chỉ nêu những ý cơ bản từ cuốn

sách của ông:

- Văn bản là sản phẩm cuối cùng của sự sáng tạo nghệ thuật khi nhà

văn đặt dấu chấm hết và Nhà xuất bản in thành sách

- Văn bản là một hệ thống kí hiệu, nhưng chưa phải là tác phẩm,

mà chỉ là bước đầu tiên quan trọng để nó trở thành tác phẩm văn học

- Văn bản, tuy vậy, không phải là một sản phẩm cố định, chết cứng, bởi

vì nó có khả năng sinh tạo nghĩa

- Tác phẩm là sự cụ thể hoá văn bản trong người đọc

Từ những khái niệm trên đây, chúng ta nhận thấy giữa văn bản và tác

phẩm có sự khác nhau về nguyên tắc Văn bản chỉ trở thành tác phẩm khi

người đọc xuất hiện

Như vậy, cuối thế kỷ XX tư duy lí luận văn học đã có những khám phá

quan trọng về bản chất, đặc trưng và phương thức tồn tại của tác phẩm Việc

tiếp cận văn học từ tác giả, từ cấu trúc nội tại của văn bản dần dần bộc lộ

những nhược điểm của nó Nhiều vấn đề của tác phẩm văn học sẽ không giải

thích được nếu chỉ dựa vào hai nhân tố tác giả và văn bản Tác phẩm văn học

trong cách hiểu mới hơn không còn là một hiện tượng ngôn ngữ thuần tuý, là

cái văn bản cố định trong sáng tác của nhà văn như một thế giới khép kín nữa

mà là một thế giới mở hướng về người tiếp nhận Tác phẩm văn học là quá

trình đồng hành cùng thế giới người đọc sinh động Vấn đề trung tâm của tác

phẩm lúc này không còn là văn bản mà chính là người đọc Những phát hiện

mới mẻ của lý luận về tác phẩm văn học có ý nghĩa khai mở một đường

hướng mới để khám phá bản chất tác phẩm văn học: nghiên cứu tác phẩm

trong mối quan hệ với người đọc, với hoạt động tiếp nhận

Từ mối quan hệ bộ ba Văn bản - Độc giả - Tác phẩm làm nảy sinh một

số vấn đề về lí luận cần được giải quyết Đó là một văn bản có thể có nhiều

Trang 27

tác phẩm Bởi vì, khi đọc, văn bản được cụ thể hoá khác với điều mà tác phẩm chỉ ra, nó làm phong phú hoặc phương hại đến giá trị của tác phẩm Chẳng hạn khi đọc truyện lịch sử Nguyễn Huy Thiệp, mỗi người có cách đọc khác nhau và qua mỗi lần đọc mới người đọc lại chú ý đến lần đọc trước Có người đọc một lần thấy ngay được ý nghĩa của tác phẩm, có người đọc đi đọc lại tác phẩm mới nhận ra giá trị của nó, có người đọc đến ba lần vẫn không thấy được giá trị của tác phẩm Vì thế mới có người khen, kẻ chê Người khen cho rằng nhà văn hư cấu nghệ thuật đầy sáng tạo, kẻ chê lại cho rằng nhà văn xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ anh hùng dân tộc Nghĩa là đứng trước văn bản,

mỗi người sẽ có một sự cụ thể hoá văn bản khác nhau Lí do là, một, ở văn

bản ngoài phần chủ ý, tức ý đồ của tác giả trước và trong khi sáng tác, còn có một phần không chủ ý, nằm ngoài ý muốn của tác giả, đó là cái vô thức Chính phần không chủ ý này tạo ra một khoảng trống để người đọc được

tham dự vào tác phẩm, trở thành kẻ đồng sáng tạo với tác giả Hai, sự giải mã

một văn bản rất tuỳ thuộc vào vốn văn hoá và kinh nghiệm sống, đặc biệt kinh nghiệm thẩm mỹ của người đọc Đọc là một đối sánh kinh nghiệm giữa độc giả và tác giả

Cả hai lí do trên đều liên quan đến người đọc, mà theo lí thuyết tiếp nhận, người đọc đến với tác phẩm thường có một “tầm đón đợi” nào đó Đó chính là một hệ quy chiếu thuộc về kinh nghiệm văn học của người tiếp nhận,

là tầm hiểu biết về văn học, là nhu cầu, thị hiếu, trình độ thưởng thức kết tinh

từ kinh nghiệm sống, hứng thú, quan điểm và lí tưởng thẩm mỹ của người đọc

có sẵn trước khi đọc tác phẩm “Tầm đón đợi” của người đọc giúp họ phân biệt tác phẩm mới hay cũ, quen thuộc hay xa lạ Đây là một trong những thuật ngữ cơ bản của mỹ học tiếp nhận Từ thuật ngữ này làm nảy sinh hai kiểu người đọc: Thứ nhất là người đọc tầm thường (Trương Đăng Dung gọi là

người đọc ngây thơ), gồm những người đọc có trình độ thấp, không chuyên

Trang 28

Thứ hai, là người đọc đặc biệt (Trương Đăng Dung gọi là người đọc lí tưởng),

có sự tiếp nhận khác với người đọc tầm thường ở tính chất nghề nghiệp và trình độ chuyên sâu, họ bao gồm nhà văn và nhà phê bình Và vì thế “tầm đón đợi” của hai kiểu người này là khác nhau Đối với kiểu người thứ nhất nếu tác phẩm thấp hơn tầm đón đợi của họ thì họ sẽ thích đọc vì dễ hiểu Nếu tác phẩm cao hơn tầm đón đợi của người họ thì họ sẽ chán chường, mệt mỏi, lúng túng do không hiểu tác phẩm viết về vấn đề gì Và do đó, đúng như Trương

Đăng Dung đã nói: "Đối với một bạn đọc ngây thơ thì không tồn tại một văn

bản văn học và tác phẩm văn học riêng Trong ý thức của họ, tác phẩm văn học là một khách thể Đối với họ, từ một câu, chữ đến một cuốn sách in đều

rõ ràng, không có điều gì ẩn kín cần phải suy nghĩ Tác phẩm phản ánh cuộc sống thì nó phải như cuộc sống Người đọc ngây thơ luôn đối chiếu, so sánh cái hiện thực khách quan với cái hiện thực có trong tác phẩm để thẩm định điều họ quan niệm đúng sai" [11,tr30] Ngược lại, đối với kiểu người thứ hai,

nếu tác phẩm thấp hơn tầm đón đợi của họ thì họ sẽ không thích đọc vì quá tẻ nhạt và tầm thường Nếu tác phẩm cao hơn tầm đón đợi của họ sẽ buộc họ phải suy nghĩ, trăn trở để phân loại, tìm ra giá trị đích thực của tác phẩm văn chương và nâng cao thêm tầm đón đợi của mình Như thế cũng có nghĩa, tầm đón đợi không phải bất biến Việc đọc tác phẩm mới và khó có tác dụng nâng cao tầm đón đợi của người đọc Đến lượt mình, tầm đón đợi mới đòi hỏi văn học phải không ngừng sáng tạo đổi mới Như vậy, tiếp nhận văn học không chỉ giúp khám phá nhiều mặt nội dung và nghệ thuật tiềm tàng trong tác phẩm

mà còn góp phần nâng cao trình độ của người đọc, kích thích văn học văn học sáng tạo cái mới Người ít đọc sẽ có tầm đón đợi nghèo nàn, sẽ tự mình tụt hậu so với tiến trình chung của văn học dân tộc và nhân loại

Từ những lí giải trên đây, chúng tôi thấy rằng, không có một tác phẩm duy nhất trong bạn đọc Mỗi tác phẩm triển khai một hay nhiều nghĩa của văn

Trang 29

bản, nó là “cái nhìn” của người đọc Từ thời đại này qua thời đại khác, từ người này qua người khác, những con mắt khác nhau sẽ nới rộng không gian thẩm mỹ của tác phẩm Tác phẩm mở ra vô tận những cái nhìn Bởi vậy, có người nói không ngoa rằng lịch sử văn học là lịch sử của những cách đọc

Tóm lại, văn bản văn học, sản phẩm cuối cùng của sự sáng tạo nghệ thuật tưởng như đã được hoàn thành khi nhà văn đặt dấu chấm hết và Nhà xuất bản in thành sách, nhưng thực ra đó mới chỉ là bước đầu tiên quan trọng

để nó trở thành tác phẩm văn học "Với lớp câu chữ phi vật thể ẩn chứa nhiều

nghĩa khác nhau, luôn biến động và không thể khoanh vùng, tác phẩm văn học có phương thức tồn tại riêng thông qua người đọc Một sáng tác văn học được gọi là tác phẩm văn học nếu nó có giá trị văn học Những giá trị văn học (nếu có) chỉ hình thành trong quá trình đọc và sau khi đọc mà thôi"

[11, tr24] Dựa trên những thành tựu của tư duy lí luận văn học hậu hiện đại

có thể khẳng định rằng: tác phẩm văn học không đồng nhất với văn bản, với chính nó, mà là một sản phẩm mang tính quan hệ, nó chỉ được xác lập một đời sống cụ thể nhờ mối quan hệ đối với người đọc Tác phẩm văn học chính

là sự cụ thể hoá văn bản trong người đọc Nếu trước đây, tư duy lí luận văn học hiện đại lấy văn bản làm trung tâm thì từ nay, tư duy lí luận văn học hậu hiện đại lại xem tác phẩm văn học như là hình thức đọc đặc trưng Với hướng tiếp cận này, chúng ta nhìn nhận tác phẩm như là quá trình Quá trình văn học cho thấy, văn học không chỉ là con số cộng của các tác phẩm viết ngày một gia tăng về mặt số lượng mà còn là sự thay đổi lịch sử chất lượng thẩm mĩ liên quan đến số phận của tác phẩm Mà số phận tác phẩm chỉ phụ thuộc vào người đọc mà thôi

Như vậy, "Lần đầu tiên, sau một thời gian dài chỉ chú ý đến tác giả,

văn bản, người ta đã quan tâm đến người đọc, nghiên cứu vai trò của người đọc đối với sự tồn tại của tác phẩm văn học Lần đầu tiên, văn bản văn học

Trang 30

được xem như là lời mời gọi bạn đọc "cụ thể hoá" những cảnh tượng được

"mô thức hoá" trong nó Với mĩ học tiếp nhận, có thể nói hành trình của một tác phẩm văn học chỉ thực sự bắt đầu khi người ta đọc nó Đó là cuộc hành trình cho thấy không thể quan niệm một cách đơn giản truyền thống văn học như là lịch sử truyền thống của những giá trị văn học được sắp xếp ổn thoả

và nhất trí theo những tiêu chí bất biến nào đó"[13,tr176]

Dựa trên những thành tựu của tư duy lí luận văn học thế kỷ XX trên đây, chúng tôi sẽ cố gắng soi vào diễn trình tiếp nhận truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, đi sâu tìm hiều vấn đề chủ thể tiếp nhận, để lí giải vì sao truyện ngắn của ông có nhiều biến thể tiếp nhận đến thế Từ đó mở ra những nhận thức mới về phương thức tồn tại của tác phẩm văn học Đồng thời thấy được những đóng góp của Nguyễn Huy Thiệp trong quá trình đổi mới văn học nước nhà

Trang 31

CHƯƠNG II DIỄN TRÌNH TIẾP NHẬN TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY

THIỆP 2.1 Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trong thời kỳ đổi mới

Văn học Việt Nam từ 1945 – 1975 là một giai đoạn văn học có những nét đặc thù Hai cuộc chiến tranh vệ quốc kéo dài và liên tục đã làm cho văn hoá thời chiến có một bề dày, có khả năng ăn sâu vào nếp nghĩ, nếp cảm, lối sống của con người một thời Người ta gọi văn học 1945-1975 là giai đoạn

văn học “sử thi” hay văn học cách mạng Sau 1975 với không khí dân chủ và

tinh thần đề cao giá trị cá nhân, đã là bối cảnh thuận lợi để nhà văn có điều kiện phát huy cá tính sáng tạo và phong cách riêng “Cái tôi” cá nhân có dịp lên tiếng đối thoại với “cái ta” cộng đồng Người ta vẫn gọi văn học sau 1975

là “văn học đổi mới” hay “văn học của thời kỳ đổi mới”

Thật vậy, với những chuyển biến xã hội sâu sắc từ sau Đại hội Đảng VI

và V hai chữ “đổi mới” đã xuất hiện trong văn học Với sự chuyển động mạnh

mẽ trong một không khí vô cùng sôi nổi, văn học“đổi mới” không chỉ diễn ra

ở người sáng tác mà còn thể hiện trong tư duy phê bình văn học của những nhà nghiên cứu Hoạt động sáng tác và phê bình song song“đổi mới” Đi đầu trong công cuộc đổi mới văn học giai đoạn này có lẽ là nhà văn Nguyễn Minh

Châu Ông viết bài “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh

hoạ”(1978) không phải nhằm phủ nhận thành tựu văn học quá khứ của chính

mình mà mong muốn văn học được trở về với chính mình Tiếp đó Hoàng

Ngọc Hiến có bài “Chủ nghĩa hiện thực phải đạo”(1979) nhằm phản ánh văn

học một thời chỉ nói về cái ta mong muốn, nói theo tinh thần minh họa cho Đảng, nhà văn không phát huy được cá tính sáng tạo của cá nhân Văn học sau 1975 với tinh thần “đổi mới” đã từ chối cái nhìn đơn giản, một chiều về

Trang 32

hiện thực và con người, đặc biệt văn học dám đối mặt với thực tế đời sống và

có cách cảm thụ mới về nó Đồng thời vấn đề chủ thể sáng tạo, tài năng nghệ thuật đã được quan tâm đúng mực

Hiện thực được phản ánh trong văn học 1945 – 1975 gắn bó chặt chẽ với hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, âm vang hào khí thời đại Tuy nhiên, trong suốt thời kỳ dài họ đồng nhất cái được phản ánh với cái phản ánh Họ vận dụng mô hình “phản ánh hiện thực” một cách máy móc, bằng cách sao chép minh họa nguyên sự thật để dựng lên bức tranh đời sống Sau

1975, do yêu cầu của thời đại, nhà văn cần phải có một quan niệm về “hiện thực” mềm dẻo và linh hoạt hơn Trong tác phẩm văn học, hiện thực không chỉ dừng lại ở những điều “trông thấy” mà còn là thứ hiện hiện thực được

“cảm thấy” Đó còn là hiện thực cuộc sống với tất cả cái hôm nay bề bộn ngổn ngang, chưa hoàn tất, không thể biết trước và không thể biết hết

Gắn liền với những quan niệm mới mẻ về hiện thực như trên là những quan niệm mới mẻ về cách tư duy nghệ thuật về con người Trong văn học trước 1975 do đặt vấn đề dân tộc, cộng đồng lên trên hết, cho nên, hình tượng con người thường đại diện cho tập thể, cho cộng đồng Đó là con người sử thi, con người cá nhân không được chú ý Đến thời kỳ đổi mới, các nhà văn bắt đầu lấy con người làm tâm điểm soi chiếu lịch sử Con người từ điểm nhìn lí tưởng hoá được đặt vào điểm nhìn thế sự - đời tư, con người cá nhân với

những phức tạp bí ẩn của nó Nói như PGS.TS Nguyễn Thị Bình thì “nhà văn

trong nỗ lực khám phá, chiếm lĩnh đời sống nhận ra mỗi cá nhân là một “tiểu

vũ trụ” không thể biết hết, không thể biết trước”[4,tr207] Do đó, nhà văn

phải đi sâu khám phá với hi vọng sẽ hoàn chỉnh bức chân dung con người đúng với diện mạo của nó

Với quan niệm đổi mới về hiện thực và con người, văn học sau 1975

đã nhấn mạnh hơn nữa vai trò tích cực của chủ thể sáng tạo Nhà văn một mặt

Trang 33

chịu áp lực của tư duy nghệ thuật thời đại, mặt khác phải biết phá vỡ những công thức, những lối mòn để tạo nên cái mới Ý thức về sự đổi mới cách viết

là nhu cầu mang tính nội tại, tất yếu từ phía nhà văn Khoảng cách giữa đối tượng phản ánh và người viết được xích lại gần hơn, xoá bỏ khoảng cách sử thi từng chi phối một thời Nếu quan hệ giữa nhà văn và độc giả trước 1975 là

quan hệ độc thoại thì sau 1975 với “tinh thần dân chủ hoá đã thay quan hệ

độc thoại một chiều thành quan hệ đối thoại hai chiều Độc giả không bị áp đặt chân lí mà được quyền bình đẳng với nhà văn trong hành trình đi tìm chân lí”[4,tr209] Nhìn từ phương diện tiếp nhận văn học, người đọc đã có cái

nhìn cởi mở hơn đối với những cách tân nghệ thuật

Tóm lại, giai đoạn sau 1975 văn học phản ánh cuộc sống trong tính đa dạng và nhiều vẻ của nó Tiếng nói “sử thi” được thay bằng tiếng nói “đại chúng”, con người “cộng đồng” được thay bằng con mgười “cá nhân”, tư duy

sử thi chuyển dần sang tư duy tiểu thuyết, cảm hứng sử thi chuyển dần sang cảm hứng thế sự Đối tượng nghiên cứu của văn học không chỉ là xã hội mà còn là con người với tất cả sự phức tạp và bí ẩn của nó Những quan niệm mới về văn học đã có những tác động tích cực đáng kể, vừa kích thích sáng tạo, vừa vun đắp cái gốc của “đổi mới” văn học Hàng loạt các cây bút trẻ và đầy triển vọng như: Đoàn Lê, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Y Phương, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Dương Hướng, Trần Huy quang, Bảo Ninh, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Tạ Duy Anh…đã góp phần làm nên một diện mạo văn học hoàn toàn khác trước Với tinh thần đổi mới của văn học, độc giả cũng dần tự thay đổi cách tiếp nhận, mà trước hết, là thay đổi cách đọc Nếu nhà văn thấy không thể viết như trước được nữa thì một bộ phận công chúng cũng thấy không thể đọc như cũ được nữa Đã xuất hiện một sự “đổi mới” đồng bộ từ nhà văn đến độc giả

Trang 34

Trong bối cảnh “đổi mới” đó, sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp thực sự tạo ra một bước ngoặt của văn xuôi sau 1975 Hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp như một tất yếu đóng góp quan trọng cho nền văn học Việt Nam hiện đại Ông đã chọn cho mình một đường đi riêng và tư duy viết truyện ngắn của ông

đã “đổi mới” Hiện thực nhà văn khai thác ở nhiều mảng của đời sống: thế sự,

cổ tích, tích sử…ông tìm hiểu con người ở nhiều chiều, nhiều khía cạnh: tư tưởng, tình cảm, bản năng, đời sống tâm linh…với tất cả vẻ bề ngoài phong phú, phức tạp của nó

Hiện thực trong văn học là vấn đề quan trọng nhưng không nhất thiết

phải là mục đích phản ánh của nhà văn, “nó chỉ là phương tiện để nhà văn

trình bày tư tưởng, cách nhìn, sự chiêm nghiệm của riêng mình"[4,tr205]

Tính hiện thực của tác phẩm không phải là sự chân thực so với đời sống mà là

sự chân thực của tâm trạng, cảm xúc, niềm tin cá nhân Hiện thực trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp không phải là hiện thực một chiều, nó là sự đa dạng, phức tạp, nó có trong mọi ngõ ngách của cuộc sống, có trong tất cả

chúng ta, “Tác giả đã không ngần ngại nêu lên những bê tha nhếch nhác

trong cuộc sống, kể cả những sự thât rùng rợn, khủng khiếp”[41,tr10] Đây là

điều không phải người cầm bút nào cũng dám viết lên Nguyễn Huy Thiệp đã trăn trở và dám viết

Có thể thấy, hiện thực trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp hết sức

đa dạng và phong phú Có những hiện thực được Nguyễn Huy Thiệp miêu tả

một cách trần trụi để người đọc thấy hết được cái xấu xa, hèn kém của con người Trong truyện Tướng về hưu nhà văn đi sâu khám phá nhiều cá nhân

khác nhau Một vị tướng luôn thấy lạc lõng, cô đơn ngay giữa gia đình mình, bởi xung quanh ông toàn những người thực dụng, tranh giành, dối trá…Cô con dâu tên Thuỷ-một bác sĩ nhưng là điển hình cho mẫu người thực dụng, đầy toan tính cũng đầy lý trí, tỉnh táo, sòng phẳng, lạnh lùng đến tàn nhẫn Ở

Trang 35

một khía cạnh khác, ông Bổng cũng là một nhân vật thực dụng nhưng đó là sự

thực dụng hồn nhiên, xô bồ của người ít học (ông Bổng hỏi: “Ván mấy

phân”? Tôi bảo: “Bốn phân” Ông Bổng bảo “Mất mẹ bộ xa lông Ai lại đóng quan tài bằng gỗ dổi bao giờ? Bao giờ bốc mộ, cho chú bộ ván”55,23];

rồi ông giục đô tuỳ “các bố ơi, đi đi còn về nhắm” [55,tr24] Vẫn biết mọi lời

lẽ đó đều xuất phát từ một người ít học nhưng sao ta vẫn thấy trĩu lòng, buồn

tê tái Trong truyện Không có vua, nói đúng hơn là “không có tình yêu”( Đỗ

Đức Hiểu), Nguyễn Huy Thiệp đã “hổ lốn” vào trong gia đình ấy rất nhiều những cá tính đặc biệt Một ông bố chồng goá vợ, ở vậy nuôi con khôn lớn,

ấy thế mà lại bắc ghế nhòm trộm con dâu tắm Anh em cắt tóc cho nhau thanh toán sòng phẳng như người dưng, mai mối cho nhau cũng phải ghi giấy biên nhận trả công cẩn thận Em chồng(tên Đoài) thì lúc nào cũng nhăm nhe tán

tỉnh chị dâu, thậm chí còn gạ gẫm chị dâu "Tối nay tôi vào buồng Sinh nhé"

Đáng buồn hơn, trong cái gia đình ấy, khi mà bố ốm nặng, con cái họp gia

đình: “Ai đồng ý bố chết giơ tay” để lấy “biểu quyết” Thật đau đớn, đau vì

sự băng hoại đạo đức, nhân cách trong một gia đình hiện đại Ngòi bút của

nhà văn: “Bật lên những trang viết như cứa vào trái tim người đọc, cứa đến

rớm máu và bật máu ra Những con người trần trụi tới mức thú tính Đây là một đám sinh vật biết ăn nói, đi lại suy nghĩ đối xử như con người”

[41,tr424] Còn ở Huyền thoại phố phường, nhân vật Hạnh vì muốn lấy lòng tin của gia đình bà Thiều – một gia đình giàu mà y dám “xắn tay áo rồi đưa

tay mò dọc theo cái rãnh đầy bùn, lõng bõng nước bẩn, thậm chí có cả cục phân người”[55,tr236], để tìm chiếc nhẫn cho mẹ con bà Thiều, vì tiền mà y

sẵn sàng cướp chiếc vé số có cùng sêri nhưng đã “được một bảo trợ vô hình”

ở chùa ở tại nhà người quen Nhà văn đã vạch ra sự tha hoá, biến chất của con người trong một xã hội đầy biến động và phức tạp Nguyễn Huy Thiệp phanh

Trang 36

phui những cái xấu, cái ác không phải để hả hê, mà để xót xa day dứt, để mong rằng cuộc sống sẽ có sự đổi thay…

Bên cạnh hiện thực trên, văn Nguyễn Huy Thiệp cũng có những hiện

thực rất đẹp, rất nên thơ Đó là hiện thực về huyền thoại con trâu đen kì diệu

trong Chảy đi sông ơi Tuổi thơ của nhân vật “tôi” trong truyện gắn liền với

huyền thoại đó Cậu từng mơ ước được gặp con trâu đen và được hưởng điều

kì diệu là hớp bọt dãi của nó “sẽ có sức lực phi thường, bơi lặn dưới nước

giỏi như tôm cá” [55,tr6] Hình ảnh con trâu đen là biểu tượng cho vẻ đẹp, sự

thanh cao, điều huyền diệu tuyệt vời của cuộc sống Nhân vật Chương trong

Con gái thuỷ thần lại sống với huyền thoại về Mẹ Cả, cuối cùng chàng quyết

định chào mẹ đi ra biển, dù chưa biết biển ở đâu để tìm Mẹ Cả, tìm Gianna Đoàn Thị Phượng những mong thay đổi cuộc sống hiện tại Không viết về

những huyền thoại, nhưng trong Những bài học nông thôn người đọc vẫn

thấy hiện lên một hiện thực trong trẻo nên thơ về một chàng trai mới lớn người thành phố về nghỉ hè tại một vùng quê đã học được nhiều điều ở đó Bên cạnh những hiện thực đẹp đẽ nên thơ, người đọc còn bắt gặp những hiện

thực đẹp đến nỗi để chính nhà văn và người đọc phải ngả mũ, cách miêu tả

hiện thực này Nguyễn Huy Thiệp thường nghiêng về phái nữ Đó là chị Thắm

với đôi mắt sâu thẳm trong Chảy đi sông ơi, chị đã sống bên bãi Nổi nhiều

năm, sống giữa những kẻ ghê gớm, nhẫn tâm vẫn vẹn nguyên một tâm hồn

thánh thiện Đó là chị Sinh trong Không có vua, chị là người phụ nữ duy nhất

trong một gia đình toàn đàn ông, từng khốn đốn, cực nhục vì lũ đàn ông đồi bại, tưởng chị phải căm thù, oán hận nhưng chị bao dung, vị tha Cái tên của

chị đã ẩn chứa vấn đề: “sống”…tiếp tục sống để tốt hơn trong một cuộc sống

mà chị đã thốt lên: “Khổ chứ Nhục lắm Vừa đau đớn, vừa chua xót Nhưng

thương lắm”[55,tr58] Đó còn là bé Thu trong Tâm hồn mẹ, tuy còn nhỏ, đã

tiềm ẩn bản năng “mẫu tính” Ẩn sau trong hình hài con trẻ là “tâm hồn mẹ”,

Trang 37

là nhu cầu che trở, cưu mang, chăm sóc cho người khác, luôn sẵn lòng ban

phát tình yêu thương Đó còn là Mẹ cả ( Con gái thuỷ thần), cô gái về bến Tầm Xuân (Chút thoáng Xuân Hương), cô Lài (Tướng về hưu), là nàng Sinh, nàng Bua (Những ngọn gió Hua Tát), chị Thục (Những người thợ xẻ)

v.v… Tất cả hiện thực về họ đều khiến chúng ta phải ngả mũ Nhà nghiên cứu văn học Hoàng Ngọc Hiến đã đúng khi nhận xét: Trong tác phẩm của Nguyễn

Huy Thiệp có "những nhân vật nữ là những con người ưu tú, nhiều người

đáng gọi là liệt nữ”[41,tr15]

Ngoài ra, cũng có những hiện thực được nhà văn phản ánh một cách

huyền ảo, mang mầu sắc lịch sử, cổ tích trong bộ ba truyện “giả lịch sử” và chùm truyện “giả cổ tích”… Tất cả các cách phản ánh đó chung quy cũng nhằm để nói đến cái hiện thực ta đang sống, cái hiện thực nhà văn dự cảm được ở nhiều chiều, nhiều khía cạnh Hiện thực trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp đòi hỏi người đọc phải thay đổi kinh nghiệm một chiều về hiện thực, nó nhằm chủ yếu khơi gợi suy ngẫm và kích thích tưởng tượng, đối thoại nhiều hơn là để người ta tin nó có tồn tại Như vậy, hiện thực ở trong tác phẩm theo quan niệm của nhà văn rất phong phú và đa dạng Nhà văn đã tách được ngòi bút của mình ra khỏi cách viết nặng về biểu dương, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp, những con người thuộc về khối cộng đồng, nhân dân ta,

dân tộc ta, xã hội ta…hay nói gọn lại là cách nhìn sử thi

Bên cạnh việc đổi mới về hiện thực, tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp

cũng có sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người Cách phân chia tốt

xấu rạch ròi của văn học 1945 – 1975 chỉ thể hiện cái nhìn sơ lược về con người Là một nhà văn coi trọng lòng trung thực, Nguyễn Huy Thiệp muốn khắc phục cái nhìn ấy, bằng việc trình bày một hệ thống các nhân vật có cấu trúc nhân cách rất phức tạp Mặc dù không cầu kỳ, phức tạp trong cách miêu

tả và thể hiện con người, nhưng nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy

Trang 38

Thiệp lại hết sức sống động và đầy ám ảnh về nhân cách Nhân vật của ông không thể chia ra một cách rạch ròi “địch”-“ta”, “xấu-“tốt” được Nói nhân

vật Tri huyện Thặng trong Chút thoáng Xuân Hương là xấu, đúng, bởi hắn

khét tiếng đục khoét dân lành; bảo hắn không xấu cũng chẳng sai vì hắn có lòng hào hiệp, biết cách làm việc đâu ra đấy, lại biết trân trọng một nhân cách

như Hồ Xuân Hương Nhân vật Thuỷ trong Tướng về hưu cũng thật khó đánh

giá, phân loại nhân vật này chính xác, thoả đáng Bởi trong mối quan hệ với mọi người trong gia đình, Thuỷ là một người vợ, người mẹ đảm đang, lo liệu việc nuôi dạy con cái và quản lý kinh tế gia đình một cách thông thạo Thuỷ còn là nàng dâu biết lo toan tính toán mọi việc chu toàn Khi ông Thuấn về hưu, Thuỷ đã cắt đặt mọi chuyện trong gia đình sao cho vừa lòng ông, biết tôn trọng tôn ti trật tự (“Cha là tướng, về hưu cha vẫn là tướng Cha là chỉ huy”), Thuỷ luôn biết điều, biết người, dám chấp nhận việc họ hàng làm phiền mà không nói gì (Kim Chi ôm con đến ở nhờ) Về mặt này, không thể bảo Thuỷ

là người xấu được, nếu không nói là ngược lại Mặt khác tính thực dụng ở nhân vật này vượt quá giới hạn bình thường làm gợn lên một cảm giác rờn rợn, như việc nuôi chó làm giàu bằng những phôi thai lấy về từ bệnh viện, rồi việc cắt đặt tính toán đâu vào đó số cỗ đám ma của bà mẹ chồng với một sự hào hứng, phấn khởi Về mặt này Thủy lại không thể chấp nhận được Trong

truyện Không có vua, Khiêm vừa là một kẻ trộm cắp cục cằn, thô lỗ vừa là

người có tình có nghĩa với những người trong gia đình như đứa em tật nguyền tên Tốn, chị Sinh, với bố đẻ, đặc biệt Khiêm biết lo liệu việc giỗ mẹ, ngày lễ

Tết Nhân vật Bường trong Những người thợ xẻ cũng vậy, từ chi tiết Bường

lập một toán xẻ để kéo anh em lên rừng kiếm ăn đến chi tiết nhận xẻ gỗ ở nông trường, giúp gia đình nhà anh Chỉnh, những tâm sự với Ngọc thì Bường lại hiện lên là một người đàn anh sống có tình có nghĩa, đáng ca ngợi… còn trong mối quan hệ với ông Thiết lại là kiểu đối xử lừa miếng, giả miếng Với

Trang 39

Quy, Bường giở trò đểu cáng… Việc chứa đựng những tính cách, phẩm chất đối lập nhau trong một nhân vật khiến cho nhân vật trở nên phức tạp, khó hiểu hơn, rất khó đánh giá, phân loại Nhưng đó mới đích thực là con người với đầy đủ sự đa dạng và phức tạp chứ không phải chỉ một chiều “xấu” hoặc “tốt” như con người trong cách nhìn “sử thi” Qua nhiều truyện ngắn của mình, Nguyễn Huy Thiệp đã khắc họa những nhân vật đa diện, đa trị, lưỡng phân,

"trong con người đan cài xen lẫn, giao tranh bóng tối và ánh sáng, rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và quỷ sứ, cao cả và tầm thường"[39,tr55] Rõ

ràng nhà văn không phải chỉ nhìn thấy ở con người toàn những ti tiện, hèn nhát, đểu cáng mà con người dưới ngòi bút của ông cũng là những tâm hồn biết run rẩy, biết rung cảm trước cuộc đời Cuộc tranh chấp thầm lặng mà thường xuyên ấy chính là bản chất đời sống tâm hồn, là vẻ đẹp nhân tính

Quan niệm con người luôn luôn không hoàn hảo, không tồn tại như những thánh nhân được nhà văn thể hiện rõ trong truyện "giả lịch sử", "giả cổ tích" Nguyễn Huy Thiệp "đời thường hoá" lịch sử và cổ tích, kéo lịch sử và

cổ tích hào vào cuộc sống thế tục, các nhân vật lịch sử không giống như hình ảnh của họ trong chính sử, cũng không giống như trong kinh nghiệm quen thuộc của chúng ta Trước đây, người ta không thể nào hình dung một Quang Trung lúc tức giận cũng văng tục; một Nguyễn Du không hề hào hoa, "mặt nhàu nát", sống "xo xúi và túng kiết"; một Trương Chi người những bài ca tuyệt diệu về tình yêu chỉ giao tiếp với đời bằng duy nhất một từ "cứt"; một

Đề Thám khóc như người yếu đuối nhất, "người nhu nhược nhất đời", "khóc như chưa từng là một anh hùng, một người khởi nghĩa" như trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp Dưới ngòi bút của nhà văn, các nhân vật trên đều được trút khỏi bộ cánh xã hội, trở về đời thường với những đam mê, dục vọng thường tình, với những nỗi day dứt về số phận và những tình cảm yêu ghét,

Trang 40

cáu giận rất người Nguyễn Huy Thiệp đã viết về nhân vật lịch sử với tinh thần như vậy, không xúc phạm hay bôi xấu, ông chỉ "đời thường hoá" họ

Viết về con người với tất cả mặt tốt mặt xấu, không phải để nhà văn lên

án, phê phán, mà để mọi người hiểu rõ hơn về sự tha hoá, về nhân tình thế thái Nhất là trong hoàn cảnh hiện nay, con người là một thực thể vô cùng

phức tạp “đời sống con người hết sức đa dạng” (Nguyễn Huy Thiệp) Nhưng

đâu phải nhà văn chỉ toàn là chỉ trích, bới móc bằng một thái độ dửng dưng,

vô trách nhiệm Người đọc có thể cảm nhận độ sắc lạnh của ngòi bút, sự sắc

sảo của ngôn ngữ đến mức tàn nhẫn…Nhưng thực sự mà nói “nói về cái sự

đốn mạt, hèn kém của con người, câu văn của Nguyễn Huy Thiệp thường man mác cảm giác tê tái Đằng sau cảm giác này là là nỗi đau nhân tình Một nỗi đau âm thầm, lặng lẽ nhưng sâu sắc” [41,tr14] Những người không hiểu mục

đích phản ánh của Nguyễn Huy Thiệp đã cho rằng nhà văn có “Tài” mà thiếu

“Tâm” Có lẽ họ không nhận thấy, văn Nguyễn Huy Thiệp đã “đổi mới” còn

họ thì vẫn giữ nguyên kiểu đọc cũ, kiểu đọc sử thi để nhìn hiện thực trong tác phẩm của ông Những đổi mới quan niệm phản ánh hiện thực, quan niệm về con người trong sáng tác, vô hình chung đã gây nên nhiều biến thể tiếp nhận khác nhau đối với truyện ngắn của nhà văn này

Nhìn lại truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ta thấy, nhà văn thực sự tạo

ra bước ngoặt của văn xuôi sau 1975 Trong tác phẩm của mình, nhà văn đã

có sự tìm tòi khám phá những mảng tối - sáng của hiện thực đời sống, với những mảnh đời nham nhở, nhếch nhác của thời hiện đại Nguyễn Huy Thiệp

đã vượt qua cách nhìn “sử thi” để đi vào con người cá nhân, ông không phụ thuộc vào quan điểm phản ánh hiện thực bằng con đường minh họa, mà đề cao bản chất văn chương Chính những quan niệm mới mẻ đó, đã giúp Nguyễn Huy Thiệp tránh lối nhìn mâu thuẫn xã hội một cách đơn giản, phiến diện Theo đó, nếu truyện viết theo tư duy cũ làm tất cả bạn đọc cảm nhận

Ngày đăng: 23/07/2015, 12:12

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w