THIỆP
2.1. Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trong thời kỳ đổi mới
Văn học Việt Nam từ 1945 – 1975 là một giai đoạn văn học có những nét đặc thù. Hai cuộc chiến tranh vệ quốc kéo dài và liên tục đã làm cho văn hố thời chiến có một bề dày, có khả năng ăn sâu vào nếp nghĩ, nếp cảm, lối sống của con người một thời. Người ta gọi văn học 1945-1975 là giai đoạn
văn học “sử thi” hay văn học cách mạng. Sau 1975 với khơng khí dân chủ và
tinh thần đề cao giá trị cá nhân, đã là bối cảnh thuận lợi để nhà văn có điều kiện phát huy cá tính sáng tạo và phong cách riêng. “Cái tơi” cá nhân có dịp lên tiếng đối thoại với “cái ta” cộng đồng. Người ta vẫn gọi văn học sau 1975
là “văn học đổi mới” hay “văn học của thời kỳ đổi mới”.
Thật vậy, với những chuyển biến xã hội sâu sắc từ sau Đại hội Đảng VI và V hai chữ “đổi mới” đã xuất hiện trong văn học. Với sự chuyển động mạnh mẽ trong một khơng khí vơ cùng sơi nổi, văn học“đổi mới” không chỉ diễn ra ở người sáng tác mà còn thể hiện trong tư duy phê bình văn học của những nhà nghiên cứu. Hoạt động sáng tác và phê bình song song“đổi mới”. Đi đầu trong công cuộc đổi mới văn học giai đoạn này có lẽ là nhà văn Nguyễn Minh
Châu. Ông viết bài “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh
hoạ”(1978) không phải nhằm phủ nhận thành tựu văn học q khứ của chính
mình mà mong muốn văn học được trở về với chính mình. Tiếp đó Hồng
Ngọc Hiến có bài “Chủ nghĩa hiện thực phải đạo”(1979) nhằm phản ánh văn
học một thời chỉ nói về cái ta mong muốn, nói theo tinh thần minh họa cho Đảng, nhà văn không phát huy được cá tính sáng tạo của cá nhân. Văn học sau 1975 với tinh thần “đổi mới” đã từ chối cái nhìn đơn giản, một chiều về
hiện thực và con người, đặc biệt văn học dám đối mặt với thực tế đời sống và có cách cảm thụ mới về nó. Đồng thời vấn đề chủ thể sáng tạo, tài năng nghệ thuật đã được quan tâm đúng mực.
Hiện thực được phản ánh trong văn học 1945 – 1975 gắn bó chặt chẽ với hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, âm vang hào khí thời đại. Tuy nhiên, trong suốt thời kỳ dài họ đồng nhất cái được phản ánh với cái phản ánh. Họ vận dụng mơ hình “phản ánh hiện thực” một cách máy móc, bằng cách sao chép minh họa nguyên sự thật để dựng lên bức tranh đời sống. Sau 1975, do yêu cầu của thời đại, nhà văn cần phải có một quan niệm về “hiện thực” mềm dẻo và linh hoạt hơn. Trong tác phẩm văn học, hiện thực không chỉ dừng lại ở những điều “trơng thấy” mà cịn là thứ hiện hiện thực được “cảm thấy”. Đó cịn là hiện thực cuộc sống với tất cả cái hôm nay bề bộn ngổn ngang, chưa hồn tất, khơng thể biết trước và khơng thể biết hết.
Gắn liền với những quan niệm mới mẻ về hiện thực như trên là những quan niệm mới mẻ về cách tư duy nghệ thuật về con người. Trong văn học trước 1975 do đặt vấn đề dân tộc, cộng đồng lên trên hết, cho nên, hình tượng con người thường đại diện cho tập thể, cho cộng đồng. Đó là con người sử thi, con người cá nhân không được chú ý. Đến thời kỳ đổi mới, các nhà văn bắt đầu lấy con người làm tâm điểm soi chiếu lịch sử. Con người từ điểm nhìn lí tưởng hố được đặt vào điểm nhìn thế sự - đời tư, con người cá nhân với
những phức tạp bí ẩn của nó. Nói như PGS.TS Nguyễn Thị Bình thì “nhà văn
trong nỗ lực khám phá, chiếm lĩnh đời sống nhận ra mỗi cá nhân là một “tiểu vũ trụ” không thể biết hết, không thể biết trước”[4,tr207]. Do đó, nhà văn
phải đi sâu khám phá với hi vọng sẽ hoàn chỉnh bức chân dung con người đúng với diện mạo của nó.
Với quan niệm đổi mới về hiện thực và con người, văn học sau 1975 đã nhấn mạnh hơn nữa vai trị tích cực của chủ thể sáng tạo. Nhà văn một mặt
chịu áp lực của tư duy nghệ thuật thời đại, mặt khác phải biết phá vỡ những cơng thức, những lối mịn để tạo nên cái mới. Ý thức về sự đổi mới cách viết là nhu cầu mang tính nội tại, tất yếu từ phía nhà văn. Khoảng cách giữa đối tượng phản ánh và người viết được xích lại gần hơn, xố bỏ khoảng cách sử thi từng chi phối một thời. Nếu quan hệ giữa nhà văn và độc giả trước 1975 là
quan hệ độc thoại thì sau 1975 với “tinh thần dân chủ hoá đã thay quan hệ
độc thoại một chiều thành quan hệ đối thoại hai chiều. Độc giả không bị áp đặt chân lí mà được quyền bình đẳng với nhà văn trong hành trình đi tìm chân lí”[4,tr209]. Nhìn từ phương diện tiếp nhận văn học, người đọc đã có cái
nhìn cởi mở hơn đối với những cách tân nghệ thuật.
Tóm lại, giai đoạn sau 1975 văn học phản ánh cuộc sống trong tính đa dạng và nhiều vẻ của nó. Tiếng nói “sử thi” được thay bằng tiếng nói “đại chúng”, con người “cộng đồng” được thay bằng con mgười “cá nhân”, tư duy sử thi chuyển dần sang tư duy tiểu thuyết, cảm hứng sử thi chuyển dần sang cảm hứng thế sự. Đối tượng nghiên cứu của văn học khơng chỉ là xã hội mà cịn là con người với tất cả sự phức tạp và bí ẩn của nó. Những quan niệm mới về văn học đã có những tác động tích cực đáng kể, vừa kích thích sáng tạo, vừa vun đắp cái gốc của “đổi mới” văn học. Hàng loạt các cây bút trẻ và đầy triển vọng như: Đoàn Lê, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Y Phương, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Dương Hướng, Trần Huy quang, Bảo Ninh, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Tạ Duy Anh…đã góp phần làm nên một diện mạo văn học hoàn toàn khác trước. Với tinh thần đổi mới của văn học, độc giả cũng dần tự thay đổi cách tiếp nhận, mà trước hết, là thay đổi cách đọc. Nếu nhà văn thấy không thể viết như trước được nữa thì một bộ phận cơng chúng cũng thấy không thể đọc như cũ được nữa. Đã xuất hiện một sự “đổi mới” đồng bộ từ nhà văn đến độc giả.
Trong bối cảnh “đổi mới” đó, sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp thực sự tạo ra một bước ngoặt của văn xuôi sau 1975. Hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp như một tất yếu đóng góp quan trọng cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông đã chọn cho mình một đường đi riêng và tư duy viết truyện ngắn của ông đã “đổi mới”. Hiện thực nhà văn khai thác ở nhiều mảng của đời sống: thế sự, cổ tích, tích sử…ơng tìm hiểu con người ở nhiều chiều, nhiều khía cạnh: tư tưởng, tình cảm, bản năng, đời sống tâm linh…với tất cả vẻ bề ngoài phong phú, phức tạp của nó.
Hiện thực trong văn học là vấn đề quan trọng nhưng không nhất thiết
phải là mục đích phản ánh của nhà văn, “nó chỉ là phương tiện để nhà văn
trình bày tư tưởng, cách nhìn, sự chiêm nghiệm của riêng mình"[4,tr205].
Tính hiện thực của tác phẩm khơng phải là sự chân thực so với đời sống mà là sự chân thực của tâm trạng, cảm xúc, niềm tin cá nhân. Hiện thực trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp không phải là hiện thực một chiều, nó là sự đa dạng, phức tạp, nó có trong mọi ngõ ngách của cuộc sống, có trong tất cả
chúng ta, “Tác giả đã không ngần ngại nêu lên những bê tha nhếch nhác
trong cuộc sống, kể cả những sự thât rùng rợn, khủng khiếp”[41,tr10]. Đây là
điều không phải người cầm bút nào cũng dám viết lên. Nguyễn Huy Thiệp đã trăn trở và dám viết.
Có thể thấy, hiện thực trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp hết sức
đa dạng và phong phú. Có những hiện thực được Nguyễn Huy Thiệp miêu tả
một cách trần trụi để người đọc thấy hết được cái xấu xa, hèn kém của con người. Trong truyện Tướng về hưu nhà văn đi sâu khám phá nhiều cá nhân
khác nhau. Một vị tướng ln thấy lạc lõng, cơ đơn ngay giữa gia đình mình, bởi xung quanh ơng tồn những người thực dụng, tranh giành, dối trá…Cô con dâu tên Thuỷ-một bác sĩ nhưng là điển hình cho mẫu người thực dụng, đầy toan tính cũng đầy lý trí, tỉnh táo, sịng phẳng, lạnh lùng đến tàn nhẫn. Ở
một khía cạnh khác, ơng Bổng cũng là một nhân vật thực dụng nhưng đó là sự
thực dụng hồn nhiên, xô bồ của người ít học (ơng Bổng hỏi: “Ván mấy
phân”? Tôi bảo: “Bốn phân”. Ông Bổng bảo “Mất mẹ bộ xa lơng. Ai lại đóng quan tài bằng gỗ dổi bao giờ? Bao giờ bốc mộ, cho chú bộ ván”55,23];
rồi ông giục đô tuỳ “các bố ơi, đi đi còn về nhắm” [55,tr24]. Vẫn biết mọi lời
lẽ đó đều xuất phát từ một người ít học nhưng sao ta vẫn thấy trĩu lịng, buồn
tê tái. Trong truyện Khơng có vua, nói đúng hơn là “khơng có tình u”( Đỗ
Đức Hiểu), Nguyễn Huy Thiệp đã “hổ lốn” vào trong gia đình ấy rất nhiều những cá tính đặc biệt. Một ơng bố chồng gố vợ, ở vậy ni con khơn lớn, ấy thế mà lại bắc ghế nhịm trộm con dâu tắm. Anh em cắt tóc cho nhau thanh tốn sịng phẳng như người dưng, mai mối cho nhau cũng phải ghi giấy biên nhận trả công cẩn thận. Em chồng(tên Đồi) thì lúc nào cũng nhăm nhe tán
tỉnh chị dâu, thậm chí cịn gạ gẫm chị dâu "Tối nay tơi vào buồng Sinh nhé".
Đáng buồn hơn, trong cái gia đình ấy, khi mà bố ốm nặng, con cái họp gia
đình: “Ai đồng ý bố chết giơ tay” để lấy “biểu quyết”. Thật đau đớn, đau vì
sự băng hoại đạo đức, nhân cách trong một gia đình hiện đại. Ngịi bút của
nhà văn: “Bật lên những trang viết như cứa vào trái tim người đọc, cứa đến
rớm máu và bật máu ra. Những con người trần trụi tới mức thú tính. Đây là một đám sinh vật biết ăn nói, đi lại suy nghĩ đối xử như con người”
[41,tr424]. Còn ở Huyền thoại phố phường, nhân vật Hạnh vì muốn lấy lịng tin của gia đình bà Thiều – một gia đình giàu mà y dám “xắn tay áo rồi đưa
tay mò dọc theo cái rãnh đầy bùn, lõng bõng nước bẩn, thậm chí có cả cục phân người”[55,tr236], để tìm chiếc nhẫn cho mẹ con bà Thiều, vì tiền mà y
sẵn sàng cướp chiếc vé số có cùng sêri nhưng đã “được một bảo trợ vơ hình”
ở chùa ở tại nhà người quen. Nhà văn đã vạch ra sự tha hoá, biến chất của con người trong một xã hội đầy biến động và phức tạp. Nguyễn Huy Thiệp phanh
phui những cái xấu, cái ác không phải để hả hê, mà để xót xa day dứt, để mong rằng cuộc sống sẽ có sự đổi thay…
Bên cạnh hiện thực trên, văn Nguyễn Huy Thiệp cũng có những hiện
thực rất đẹp, rất nên thơ. Đó là hiện thực về huyền thoại con trâu đen kì diệu
trong Chảy đi sơng ơi. Tuổi thơ của nhân vật “tôi” trong truyện gắn liền với
huyền thoại đó. Cậu từng mơ ước được gặp con trâu đen và được hưởng điều
kì diệu là hớp bọt dãi của nó “sẽ có sức lực phi thường, bơi lặn dưới nước
giỏi như tôm cá” [55,tr6]. Hình ảnh con trâu đen là biểu tượng cho vẻ đẹp, sự
thanh cao, điều huyền diệu tuyệt vời của cuộc sống. Nhân vật Chương trong
Con gái thuỷ thần lại sống với huyền thoại về Mẹ Cả, cuối cùng chàng quyết
định chào mẹ đi ra biển, dù chưa biết biển ở đâu để tìm Mẹ Cả, tìm Gianna Đồn Thị Phượng những mong thay đổi cuộc sống hiện tại. Không viết về
những huyền thoại, nhưng trong Những bài học nông thôn người đọc vẫn
thấy hiện lên một hiện thực trong trẻo nên thơ về một chàng trai mới lớn người thành phố về nghỉ hè tại một vùng quê đã học được nhiều điều ở đó. Bên cạnh những hiện thực đẹp đẽ nên thơ, người đọc còn bắt gặp những hiện
thực đẹp đến nỗi để chính nhà văn và người đọc phải ngả mũ, cách miêu tả
hiện thực này Nguyễn Huy Thiệp thường nghiêng về phái nữ. Đó là chị Thắm
với đôi mắt sâu thẳm trong Chảy đi sông ơi, chị đã sống bên bãi Nổi nhiều
năm, sống giữa những kẻ ghê gớm, nhẫn tâm vẫn vẹn nguyên một tâm hồn
thánh thiện. Đó là chị Sinh trong Khơng có vua, chị là người phụ nữ duy nhất
trong một gia đình tồn đàn ơng, từng khốn đốn, cực nhục vì lũ đàn ơng đồi bại, tưởng chị phải căm thù, oán hận nhưng chị bao dung, vị tha. Cái tên của
chị đã ẩn chứa vấn đề: “sống”…tiếp tục sống để tốt hơn trong một cuộc sống mà chị đã thốt lên: “Khổ chứ. Nhục lắm. Vừa đau đớn, vừa chua xót. Nhưng
thương lắm”[55,tr58]. Đó cịn là bé Thu trong Tâm hồn mẹ, tuy còn nhỏ, đã
là nhu cầu che trở, cưu mang, chăm sóc cho người khác, ln sẵn lịng ban
phát tình yêu thương. Đó cịn là Mẹ cả ( Con gái thuỷ thần), cô gái về bến Tầm Xuân (Chút thoáng Xuân Hương), cô Lài (Tướng về hưu), là nàng Sinh, nàng Bua (Những ngọn gió Hua Tát), chị Thục (Những người thợ xẻ)
v.v… Tất cả hiện thực về họ đều khiến chúng ta phải ngả mũ. Nhà nghiên cứu văn học Hoàng Ngọc Hiến đã đúng khi nhận xét: Trong tác phẩm của Nguyễn
Huy Thiệp có "những nhân vật nữ là những con người ưu tú, nhiều người
đáng gọi là liệt nữ”[41,tr15].
Ngồi ra, cũng có những hiện thực được nhà văn phản ánh một cách
huyền ảo, mang mầu sắc lịch sử, cổ tích trong bộ ba truyện “giả lịch sử” và chùm truyện “giả cổ tích”… Tất cả các cách phản ánh đó chung quy cũng nhằm để nói đến cái hiện thực ta đang sống, cái hiện thực nhà văn dự cảm được ở nhiều chiều, nhiều khía cạnh. Hiện thực trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp đòi hỏi người đọc phải thay đổi kinh nghiệm một chiều về hiện thực, nó nhằm chủ yếu khơi gợi suy ngẫm và kích thích tưởng tượng, đối thoại nhiều hơn là để người ta tin nó có tồn tại. Như vậy, hiện thực ở trong tác phẩm theo quan niệm của nhà văn rất phong phú và đa dạng. Nhà văn đã tách được ngịi bút của mình ra khỏi cách viết nặng về biểu dương, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp, những con người thuộc về khối cộng đồng, nhân dân ta,
dân tộc ta, xã hội ta…hay nói gọn lại là cách nhìn sử thi.
Bên cạnh việc đổi mới về hiện thực, tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp
cũng có sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người. Cách phân chia tốt
xấu rạch ròi của văn học 1945 – 1975 chỉ thể hiện cái nhìn sơ lược về con người. Là một nhà văn coi trọng lòng trung thực, Nguyễn Huy Thiệp muốn khắc phục cái nhìn ấy, bằng việc trình bày một hệ thống các nhân vật có cấu trúc nhân cách rất phức tạp. Mặc dù không cầu kỳ, phức tạp trong cách miêu tả và thể hiện con người, nhưng nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp lại hết sức sống động và đầy ám ảnh về nhân cách. Nhân vật của ông không thể chia ra một cách rạch ròi “địch”-“ta”, “xấu-“tốt” được. Nói nhân
vật Tri huyện Thặng trong Chút thoáng Xuân Hương là xấu, đúng, bởi hắn
khét tiếng đục khoét dân lành; bảo hắn khơng xấu cũng chẳng sai vì hắn có lịng hào hiệp, biết cách làm việc đâu ra đấy, lại biết trân trọng một nhân cách
như Hồ Xuân Hương. Nhân vật Thuỷ trong Tướng về hưu cũng thật khó đánh
giá, phân loại nhân vật này chính xác, thoả đáng. Bởi trong mối quan hệ với mọi người trong gia đình, Thuỷ là một người vợ, người mẹ đảm đang, lo liệu việc nuôi dạy con cái và quản lý kinh tế gia đình một cách thơng thạo. Thuỷ cịn là nàng dâu biết lo toan tính tốn mọi việc chu tồn. Khi ơng Thuấn về