TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP
Những năm gần đây, ở nước ta xuất hiện một xu hướng nghiên cứu văn
học, đó là xu hướng nghiên cứu theo lí thuyết tiếp nhận. Thuật ngữ chủ thể
tiếp nhận chưa được đưa vào trong từ điển văn học ở Việt Nam. Tuy nhiên nó
phần nào được xuất hiện trong các thuật ngữ như chủ thể thẩm mỹ hoặc tiếp
nhận thẩm mỹ. Mặt khác, một số nhà nghiên cứu như Phương Lựu, Trương
Đăng Dung, Lại Nguyên Ân... đã sử dụng nó trong các cơng trình nghiên cứu của mình như là một khái niệm được thừa nhận trong lý thuyết tiếp nhận. Nhà
nghiên cứu Phương Lựu đã đặt ra vấn đề này trong cuốn Mười trường phái
phê bình văn học phương Tây đương đại[37]. Ơng cho rằng: “Xét về mặt chủ thể tiếp nhận, sự cụ thẻ hố cũng là tất yếu. Bởi vì sự hưởng thụ thẩm mỹ bao giờ cũng mang tính chất cụ thể, toàn vẹn.... Kết quả của sự cụ thể hố do đó là mn màu mn vẻ, thậm chí cũng dị dạng hoặc sai biệt ngay ở một độc giả đọc tác phẩm ở những thời điểm khác nhau”[37,tr100]. Nhà nghiên cứu
Trương Đăng Dung đã sử dụng thuật ngữ này trong cơng trình Từ văn bản
đến tác phẩm văn học[11]. Ông nhận xét: “Một sáng tác văn học được gọi là tác phẩm văn học với điều kiện nó chỉ có giá trị văn học. Nhưng giá trị văn học nếu có chỉ hình thành trong q trình đọc và sau khi đọc mà thơi. Vậy q trình từ văn bản đến tác phầm văn học diễn ra như thế nào? Thực chất giá trị của tác phẩm văn học là gì? Có thể đánh giá được tác phẩm văn học không?... Việc nghiên cứu văn bản văn học trong mối liên hệ với chủ thể tiếp nhận sẽ giúp ta trả lời một cách khoa học cho những câu hỏi đó”[11,tr24].
Khi nói về mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể, tác giả khẳng định thêm:
và khách thể văn học”[11,tr34]. Trong q trình phân tích các giá trị thẩm mỹ
của văn học, ông cho rằng “ấn tượng thẩm mỹ di động giữa hai cực(tác phẩm
và người đọc), cho nên sự thay đổi của một trong hai cực đó đều làm hình thành những giá trị thẩm mỹ khác nhau. Đặc biệt ở cực chủ thể tiếp nhận, nơi mà thế giới tâm linh ln có những biến động bất thường, mang yếu tố chốc lát, vì thế, khả năng biến thể của các giá trị thẩm mỹ liên quan đến một tác phẩm là rất lớn”[11,tr40]. Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cũng nhiều lần
dùng đến thuật ngữ này khi giải thích về thuật ngữ tiếp nhận thẩm mỹ trong
Từ điển văn học. Theo ông: “Tiếp nhận thẩm mỹ không phải là sự tái hiện
giản đơn tác phẩm nghệ thuật trong ý thức, mà là một quá trình phức tạp: quá trình cùng tham dự và cùng sáng tạo của chủ thể tiếp nhận”[25,tr205].
Thực ra, khó có thể giải thích trong một vài dịng để có thể hiểu về vấn đề chủ thể tiếp nhận. Trong quan điểm của mỹ học tiếp nhận, nó là thuật ngữ nhằm nhấn mạnh vai trò to lớn của người đọc trong việc thẩm định các giá trị văn học thơng qua q trình tác động của người đọc lên văn bản. Từ đây, mọi đánh giá về một tác phẩm văn học đều liên quan đến chủ thể tiếp nhận. Tìm hiểu vấn đề chủ thể tiếp nhận từ diễn trình tiếp nhận truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi muốn chỉ ra: Chuẩn thẩm mỹ cộng đồng ánh hưởng rất lớn đối với việc đánh giá tác phẩm của chủ thể tiếp nhận. Đồng thời, sự đổi mới về thi pháp dẫn đến những đổi mới về cấu trúc văn bản đã gây nên những đột biến về tiếp nhận từ truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Do vậy, các ý kiến khen chê về các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp đều liên quan đến yếu tố chủ thể tiếp nhận.
Ở chương II, chúng tôi đã chỉ ra những ý kiến khác nhau của bạn đọc khi cùng đáng giá về truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Thực ra mỗi văn bản truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đều ẩn chứa trong nó những điền kiện để sẵn sàng tiếp xúc với người đọc. Chính bản thân các văn bản đó đã tiềm ẩn
những khả năng để quá trình tiếp nhận diễn ra thuận lợi nhất. Tuy vậy, trong thực tế cũng từ một truyện ngắn, một nhóm truyện ngắn, nhưng lại có những sự tiếp nhận, sự đánh giá không giống nhau đối với những người đọc khác nhau, ngay cả ở cùng một người đọc nhưng trải qua thời gian, các ý kiến của họ lại thay đổi. Thậm chí trong cùng một thời điểm để viết một bài báo đưa ra ý kiến đánh giá về truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, người đọc cũng mâu thuẫn với chính họ. Vì đâu mà truyện ngắn của ơng gây nên nhiều sự hiểu, sự cắt nghĩa khác nhau(cùng khen hoặc cùng chê)? và vì đâu mà người đọc đã dần thay đổi chuẩn thẩm mỹ của mình khi nhìn nhận về tác phẩm của Nguyễn
Huy Thiệp ? Đó là những vấn đề chúng tơi sẽ trình bày trong chương này.
3.1. Vai trò của chuẩn thẩm mỹ cộng đồng
Thế kỷ XX được ghi nhận như một giai đoạn đầy biến động trong hành trình của tư duy lí luận văn học nhân loại sau một chặng đường dài tự bằng lòng với những điều tưởng như đã là chân lý. Nếu thành tựu của lí luận văn học hiện đại(nửa đầu thế kỷ) đã xác định được vai trò trung tâm tạo nghĩa của
văn bản văn học, độc lập với tác giả và mơi trường ra đời của nó, làm thay đổi
cả một một nền tảng tư duy lý luận văn học truyền thống đã từng tồn tại trong suốt nhiều thế kỷ, thì lí luận văn học hậu hiện đại đã khám phá ra quá trình tạo lập đời sống của văn bản văn học trong quan hệ với sự tiếp nhận của
người đọc, đã làm thay đổi hẳn quan niệm về bản chất của tác phẩm văn học -
khái niệm trung tâm của mọi hệ thống lí luận văn học. Hai nhà mỹ học Wolfgang Iser và H.R. Jauss(trường phái Konstanz - Đức), đã trình bày
những quan điểm của họ về khái niệm người đọc. Theo Wolfgang Iser, khi
chúng ta tiếp cận với tác phẩm văn học thì có một thứ người đọc tiềm ẩn, đó là loại người đọc tồn tại trong thế giới tinh thần của nhà văn, có mặt trong hoạt động sáng tạo, tiềm ẩn trong cấu trúc của văn bản. Loại người đọc này vừa phản ánh nhu cầu của người đọc thực tế, vừa thể hiện niềm ước mong của
nhà văn về một loại người đọc lý tưởng cho tác phẩm của mình. Cịn H.R. Jauss thì xây dựng lý thuyết về người đọc thực tế, đó là loại người đọc có thực, tồn tại trong đời sống, qua hoạt động đọc của họ mà tác phẩm được hồn tất một vịng đời và được xác nhận sự tồn tại trong đời sống xã hội. Người đọc thực tế bao gồm người đọc bình thường và người đọc chuyên nghiệp. Càng về sau, lí thuyết tiếp nhận càng đề cao vai trò của người đọc và sự đọc văn bản văn học.
Trong lý thuyết tiếp nhận, văn bản văn học ra đời đã mang tính chưa hồn tất, nó sẽ tự hồn tất trong q trình cụ thể hố(đọc) văn bản. Nhưng có điều gì đó cịn mâu thuẫn trong quan niệm về người đọc. Một mặt các nhà lí luận phủ nhận tính tự trị, khép kín của văn bản, khẳng định tự do và ưu thế của người đọc trước cả tác giả và văn bản, mặt khác họ lại thấy, người đọc chỉ là kẻ phụ thuộc văn bản và tác giả, là kẻ tự do trong ràng buộc phức tạp. Cái bóng ma của người đọc tiềm ẩn, thực chất, là hiện thân của tác giả hàm ẩn vẫn chỉ dẫn cho người đọc thực hiện tác phẩm theo hướng khám phá nào đó. W. Iser đã cố đề cao uy quyền của người đọc nhưng ơng vẫn thấy bóng dáng của tác giả chi phối người đọc thơng qua cái tơi thứ hai của mình đó là người đọc tiềm ẩn. Vậy là vẫn còn một thiết chế nữa đứng sau văn bản và người đọc, nó tạo lập và nuôi dưỡng cả hai, qui định phương thức tồn tại đặc trưng của tác
phẩm văn học, đó là cộng đồng diễn giải. Nhưng chính cái cộng đồng diễn
giải có những giới hạn của nó, đó là, nó làm cho sự đồng nhất hay ổn định của
nghĩa phụ thuộc vào sự đồng nhất và ổn định của các nhóm người đọc. Theo
bài viết “Những giới hạn của cộng đồng diễn giải”[19] của nhà nghiên cứu Trương Đăng Dung có trích ý kiến của Stanley Fish: “Cộng đồng diễn giải
chứ không phải văn bản hay người đọc tạo nên các nghĩa của văn bản”[19].
Tức là các nghĩa này được hình thành với dấu ấn của một thiết chế cộng đồng.
đồng ý kiến của các thành viên trong một cộng đồng cho thấy uy thế của cộng đồng diễn giải, đã tạo ra những yếu tố làm cho các thành viên của cộng đồng trong cùng một thời gian có thể có cùng một ý kiến. Vậy, chuẩn thẩm mỹ cộng đồng có vai trị gì trong q trình người đọc tiếp nhận tác phẩm văn học?
Có thể thấy rằng cộng đồng diễn giải với chuẩn thẩm mỹ cộng đồng đã
chi phối hướng tiếp cận tác phẩm. Theo Stanley Fish, người đọc lí giải tác phẩm phù hợp với hệ thống chuẩn mực mà theo thời gian cộng đồng đã quen dùng để đo giá trị. Điều này cho thấy tại sao cùng nói về một văn bản nhưng các thành viên của cộng đồng khác nhau, hoặc cùng một người đọc mà với tư cách là thành viên của một cộng đồng khác, thì có sự trả lời khác nhau. Từ đó dẫn đến một nhóm người đọc sẽ có cùng hoặc trái ý kiến về một tác phẩm của cùng một tác giả. Nhưng cộng đồng diễn giải khơng phải bao giờ cũng chính xác. Bởi vì, tiếp nhận tác phẩm văn học cũng thường bị tâm lí cộng đồng chi phối. Một vài người diễn giải tác phẩm gần giống nhau sẽ dễ lây lan sang những người có cùng tư duy thưởng thức.
Văn học trước 1975, khi mà mơ hình phản ánh hiện thực vẫn chiếm ưu thế, thì nhiều người quen theo lối tư duy truyền thống(là những quan niệm văn học trở nên quen thuộc, ăn sâu vào ý thức văn học, từng chi phối đời sống văn học đã qua nhiều thế hệ) vẫn thích cách tiếp cận cũ và mơ hình diễn giải tác phẩm văn học của họ đương nhiên chịu sự chi phối của mơ hình phản ánh. Theo mơ hình diễn giải này, họ đánh giá tác phẩm là căn cứ xem tác phẩm có phản ánh đúng hiện thực khơng. Từ đây, nhìn vào tác phẩm là họ nhìn xem hiện thực trong đó, tác giả có chú ý vào cái chung cái cộng đồng, vào nhân dân hay khơng? Tác phẩm có nội dung rõ ràng khơng? kết luận có dứt khốt khơng? Nhân vật trong tác phẩm có chia thành hai thế lực “địch”- “ta” rõ ràng không? “Địch” nhất thiết phải xấu xa, “ta” đương nhiên phải tốt đẹp. Và theo
họ, những tác phẩm viết được như thế là tác phẩm hay, truyện như thế là hấp dẫn. Đọc xong tác phẩm họ cảm thấy n lịng vì mọi cái đều diễn ra tốt đẹp theo đúng ý họ, nhà văn là người nói hết mọi việc, họ khơng phải băn khoăn, suy nghĩ gì thêm. Cuộc đời thật đẹp biết bao... Chuẩn thẩm mỹ ấy phù hợp cho một cộng đồng người thời trước 1975 và cũng là phù hợp với nhiệm vụ chung của thời đại lúc bấy giờ. Nhưng cả một giai đoạn văn học sáng tác theo chuẩn thẩm mỹ chung ấy sẽ là một giới hạn trong cách tiếp nhận tác phẩm văn học. Bởi vì, khi đó người đọc cảm và hiểu tác phẩm sẽ có xu hướng giống nhau. Từ đây, có thể khẳng định, vai trị của chuẩn thẩm mỹ cộng đồng rất lớn, chính nó dẫn đến cách đọc theo tư duy một chiều, thụ động, chấp nhận, ít phải suy nghĩ, ít phải lật lại vấn đề, vì nhà văn đã giải thích hết rồi. Theo đó, trong nhiều tác phẩm văn học, người tốt cứ tốt mãi, người xấu cứ xấu mãi, đọc phần đầu có thể dự đốn được phần sau, truyện kết thúc theo lối nhân - quả, bỏ tên tác phẩm ra ngồi thì thấy các tác phẩm hao hao như nhau. Ví như những tác phẩm viết những năm 1945 - 1975, khi ta đọc một truyện ngắn về tình u thời chiến tranh, ta dễ đốn được diễn biến của câu chuyện: Các cô gái thường lựa chọn các anh bộ đội lấy làm chồng và từ chối những chàng trai không tham gia nhập ngũ. Và khi đọc, quả nhiên là như vậy, và nếu khơng chính xác tuyệt đối thì cũng na ná như thế. Mặc dù với kiểu tư duy cũ, những người đọc ngại thay đổi chuẩn thẩm mỹ vẫn thích đọc kiểu truyện này, vì đây là những tác phẩm dễ đọc, dễ hiểu, đọc nó người ta khơng thấy mệt mỏi, ở đó chính nghĩa ln chiến thắng, người tốt cuối cùng sẽ được hưởng hạnh phúc, người xấu bị trừng phạt thích đáng.
Từ chuẩn thẩm mỹ của người sáng tác đã tạo nên một công chúng đọc thuần nhất và duy nhất. Những người đọc này khi gặp những tác phẩm mới như những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, u cầu phải có cách đọc mới thì khơng quen và cảm thấy khó chịu. Đương nhiên, họ chỉ lên án, phê phán, nào
là tác phẩm quá mới so với công chúng, nào là tác phẩm kén chọn độc giả, nào là tác phẩm xuyên tác lịch sử, bôi nhọ người anh hùng, nào là tác phẩm phản ánh hiện thực quá tàn nhẫn, người viết thiếu một cái Tâm trong sáng v.v.... Nhưng nhìn sâu hơn chúng ta sẽ thấy, người sáng tác khi chọn con đường đi riêng của mình họ cũng dự tính sẽ có những phản ứng khác nhau từ phía bạn đọc, nhưng khơng vì thế mà họ từ bỏ lối viết mà mình đã lựa chọn. Trong khơng khí của văn học thời kỳ “đổi mới”, họ đặt niềm tin vào đối tượng có khả năng thay đổi chuẩn thẩm mỹ khi gặp được những tác phẩm có lối viết mới. Bên cạnh người đọc bị chi phối mạnh của chuẩn thẩm mỹ cộng đồng, ở thời kỳ này cũng xuất hiện nhiều người đọc lí tưởng, trình độ và thị hiếu của họ ngày một được khẳng định, họ đòi hỏi các tác phẩm văn học phải có cái gì đó mới so với trước đó. Những người đọc này khi đọc những truyện theo mơ típ cũ, lần một mở sách ra, đọc phần đầu đã đoán được phần cuối, họ thấy nhàm chán; lần hai, họ mở sách ra, lại gấp sách vào và cất kĩ... Họ phải giã từ chúng và giã từ ln cách đọc cũ. Như thế, có thể văn học đã đổi mới, nhưng trong cùng một cộng đồng người đọc vẫn có người dùng cách đọc cũ áp dụng cho những tác phẩm mới, đồng thời cũng xuất hiện những người đọc mới. Và độ “vênh” trong sự cảm nhận tác phẩm bắt đầu xuất hiện. Điều này giúp chúng tơi lí giải tại sao, sự xuất hiện của Nguyễn Huy Thiệp lại gây nên nhiều biến thể tiếp nhận khác nhau đến thế?
Trở lại vấn đề, thực ra chuẩn thẩm mỹ cộng đồng nhiều khi không xấu nhưng cũng cần thay đổi, nhất là khi đứng trước những “hiện tượng văn học” mới như hiện tượng như Nguyễn Huy Thiệp. Truyện ngắn của ông không đơn thuần là sự phản ánh hiện thực một chiều, mà ở đó có sự đan cài các mảng tối – sáng của đời sống, con người trong truyện phong phú, sinh động hơn, con người được đặt trong nhiều mối quan hệ phức tạp của đời sống xã hội để bộc lộ tính cách và nhân cách. Vấn đề trong truyện không rõ ràng, cái thiện - ác,
tốt - xấu ở trong một con người khơng rành mạch nữa, nó chồng chéo, phức tạp phù hợp với sự phức tạp của đời sống xã hội. Kết thúc không theo lối nhân – quả nữa, mà là một kết thúc mở... Lối viết này khác hẳn lối viết truyện