Thoại dẫn trực tiếp trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp

66 437 1
Thoại dẫn trực tiếp trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ NỤ THOẠI DẪN TRỰC TIẾP TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: ThS. HOÀNG THỊ THANH HUYỀN Hµ Néi, 2015 LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Hoàng Thị Thanh Huyền đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt quá trình em làm khóa luận. Em cũng gửi tới các thầy cô trong tổ Ngôn ngữ, khoa Ngữ văn và phòng Khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận đúng thời hạn. Cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè, đồng nghiệp cùng gia đình đã cộng tác giúp đỡ để tôi có được kết quả ngày hôm nay. Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Nụ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi đã trình bày trong khóa luận tốt nghiệp này là kết quả quá trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của ThS. Hoàng Thị Thanh Huyền. Những nội dung này không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Nụ MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... .4 6. Ý nghĩa của khóa luận. ................................................................................... 5 7. Bố cục khóa luận. ........................................................................................... 6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1. Lí thuyết hội thoại ....................................................................................... 7 1.1.1.Vai giao tiếp và quan hệ giao tiếp .................................................. 7 1.1.2. Hành vi ngôn ngữ và phân loại các hành vi ngôn ngữ .................. 8 1.1.2.1. Hành vi ngôn ngữ.....................................................................8 1.1.2.2 . Phân loại các hành vi ngôn ngữ...............................................9 1.1.3. Phát ngôn ngữ vi và biểu thức ngữ vi .......................................... 11 1.1.4. Các vận động hội thoại ................................................................ 12 1.1.4.1. Sự trao lời...............................................................................12 1.1.4.2. Sự trao đáp.............................................................................13 1.1.4.3. Sự tương tác...........................................................................14 1.1.5. Các đơn vi hội thoại ..................................................................... 15 1.1.5.1. Các đơn vị lưỡng thoại..........................................................15 1.1.5.2. Các đơn vị đơn thoại.............................................................17 1.1.6. Vấn đề lượt lời ............................................................................. 18 1.1.7. Đích của hội thoại ........................................................................ 19 1.2. Lí thuyết về thoại dẫn ................................................................................ 20 1.2.1. Khái niệm. .................................................................................... 20 1.2.2. Đặc điểm của thoại dẫn trực tiếp ................................................. 20 1.2.3. Các thành phần của thoại dẫn trực tiếp ........................................ 21 1.2.3.1. Lời dẫn...................................................................................21 1.2.3.2. Lời được dẫn..........................................................................22 1.2.3.3. Vấn đề điểm nhìn...................................................................23 1.3. Tiểu kết...................................................................................................... 24 CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA THOẠI DẪN TRỰC TIẾP TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP 2.1. Cách thức dẫn của thoại dẫn trực tiếp ....................................................... 25 2.1.1. Thoại dẫn trực tiếp có lời dẫn. ..................................................... 25 2.1.1.1. Lời dẫn và lời được dẫn ngăn cách bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.........................................................................................................26 2.1.1.2. Lời dẫn và lời được dẫn ngăn cách bằng dấu gạch ngang......27 2.1.2. Thoại dẫn trực tiếp không có lời dẫn. .......................................... 28 2.2. Lời dẫn của thoại dẫn trực tiếp.................................................................. 29 2.2.1. Vị trí của lời dẫn. ......................................................................... 29 2.2.1.1. Lời dẫn trước lời được dẫn.....................................................30 2.2.1.2. Lời dẫn sau lời được dẫn........................................................31 2.2.1.3. Lời dẫn xen giữa lời được dẫn...............................................32 2.2.2. Các thành phần cú pháp và ngữ nghĩa trong lời dẫn ................... 33 2.2.2.1. Cấu trúc cú pháp....................................................................33 2.2.2.2. Ngữ nghĩa của các thành phần cú pháp trong lời dẫn............37 2.3. Lời được dẫn trong thoại dẫn trực tiếp...................................................... 45 2.3.1. Các đơn vị hội thoại được dẫn ..................................................... 45 2.3.1.1. Một lượt lời............................................................................45 2.3.1.2. Cặp thoại................................................................................45 2.3.1.3. Đoạn thoại..............................................................................46 2.3.1.4. Cuộc thoại..............................................................................46 2.3.2. Các hành vi ngôn ngữ được dẫn trong lời được dẫn trực tiếp. .... 48 2.3.2.1. Tiêu chí phân loại..................................................................48 2.3.2.2. Các loại hành vi ngôn ngữ được dẫn......................................49 2.3.3. Các thành phần cú pháp . ............................................................. 51 2.3.3.1. Câu đơn..................................................................................51 2.3.3.2. Câu ghép.................................................................................51 2.3.3.3. Câu tỉnh lược..........................................................................52 2.3.3.4. Câu tách biệt...........................................................................52 2.3.3.5. Câu cắt dán.............................................................................52 2.4. Vấn đề điểm nhìn ...................................................................................... 53 2.4.1. Điểm nhìn của người kể ở lời dẫn ............................................... 54 2.4.2. Điểm nhìn cảu nhân vật ở lời được dẫn ....................................... 56 2.5. Tiểu kết ...................................................................................................... 58 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hội thoại là hoạt động giao tiếp thường xuyên, phổ biến nhất của con người. Ngay từ thập kỉ 70, hội thoại đã trở thành đối tượng nghiên cứu chính thức của phân ngành ngôn ngữ học Mỹ. Trong khi đó, ở Việt Nam, hội thoại xuất hiện chưa lâu. Tuy nhiên, nó là lĩnh vực được giới nghiên cứu ngôn ngữ học quan tâm, chú ý. Có thể kể đến một số chuyên gia hàng đầu ở Việt Nam nghiên cứu về hội thoại: [2], [6], [7]. Hội thoại diễn ra thường xuyên trong cuộc sống. Khi đưa vào tác phẩm, hội thoại được gọi là thoại dẫn. Trong tác phẩm văn học, tác giả một mặt sử dụng ngôn ngữ của mình để miêu tả trực tiếp những đặc điểm từ ngoại hình đến tính cách của các nhân vật, mặt khác còn trực tiếp thể hiện ngôn ngữ của các nhân vật thông qua cách giao tiếp, tức qua hội thoại của nhân vật với nhân vật, từ đó nhân vật có thể bộc lộ tâm lí, tính cách một cách rõ ràng nhất. Trong một tác phẩm truyện, không thể thiếu đối thoại của các nhân vật với nhau, bởi khi giao tiếp ngừng hoạt động thì sẽ không tồn tại “truyện”, tác phẩm sẽ chuyển sang thể kí, thời sự, tin tức… Hội thoại trong tác phẩm văn học luôn được các tác giả thể hiện bằng những dấu hiệu hình thức khác nhau để thể hiện phong cách độc đáo của mình. Nguyễn Huy Thiệp – nhà văn tiêu biểu trong cao trào đổi mới văn xuôi nghệ thuật cuối những năm 80 ở Việt Nam đã thể hiện cá tính sáng tạo qua các truyện ngắn của mình. Đọc truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, ta thấy một đặc điểm gây ấn tượng mạnh là cách sử dụng ngôn ngữ độc thoại, lời thoại ngắn, có khi là những mẩu nhỏ, nhiều khi khước từ quy tắc lí thuyết tương tác trong hội thoại. 1 Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Nguyễn Huy Thiệp ở nhều lĩnh vực khác nhau như: Lí luận văn học, phê bình văn học, ngôn ngữ học…; tuy nhiên, xét về lĩnh vực ngôn ngữ, chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về thoại dẫn trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Thoại dẫn trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”. 2. Lịch sử vấn đề Hội thoại là một biện pháp nghệ thuật để xây dựng nên tác phẩm văn học, trong đó có truyện ngắn. Một trong những hình thức dẫn lời thoại của nhân vật là dẫn trực tiếp, khái niệm này đã được nói tới khá nhiều trong chương trình giáo khoa phổ thông: [3], [5]. Mặc dù được diễn đạt bằng những cách khác nhau song đều nhấn mạnh đến tính nguyên vẹn, không sửa đổi lời hay ý của người nói ra, nghĩ ra chúng. Khi lời được dẫn trực tiếp thì sử dụng dấu hai chấm để ngăn cách phần được dẫn và có thể kèm theo dấu ngoặc kép. Vấn đề này còn được nhắc lại thêm một phần nữa trong [12], tác giả Nguyễn Xuân Khoa đã đưa ra khái niệm “lời nói trực tiếp”, so sánh lời nói trực tiếp với lời nói gián tiếp để làm nổi bật đặc điểm của mỗi loại; đồng thời tác giả cũng trình bày khá cụ thể về các trường hợp dùng dấu bên cạnh lời nói trực tiếp. Trong [10], [14], các tác giả xem xét “lời trực tiếp” ở phương diện chức năng của chúng. Trong [5], tác giả đã trình bày khá cụ thể những vấn đề về hội thoại trong tác phẩm văn học, đặc biệt là vai trò của nó trong cấu trúc kĩ thuật của tác phẩm. Ở phương diện này, tác giả đã nêu ra hai kiểu hội thoại chính trong tác phẩm là: hội thoại ngầm (hội thoại nội tâm) và hội thoại hiện (hội thoại có nhân vật hội thoại xuất hiện). Theo GS. Đỗ Hữu Châu thì hội thoại ngầm lại được chia thành: độc thoại nội tâm (là những lời nói bên trong của nhân vật 2 nói về mình hoặc người, về việc khác, trong đó người nói và người nghe chỉ là một - nhân vật độc thoại nội tâm) và đối thoại nội tâm (là một cuộc đối thoại giữa nhân vật với ai đó - ngôi thứ hai, song ngôi thứ hai này chỉ xuất hiện trong tâm tưởng của chủ thể đối thoại nội tâm). Còn hội thoại hiện sẽ được chia thành ba loại theo những hình thức khác nhau là: hội thoại trực tiếp, hội thoại gián tiếp và hội thoại nửa trực tiếp. Như vậy, vấn đề “lời nói trực tiếp” được dẫn lại trong tác phẩm văn học được nhắc tới khá nhiều trong sách giáo khoa ở phổ thông , giáo trình đại học, sách nghiên cứu. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của hội thoại trong tác phẩm văn học. Nghiên cứu hội thoại trong tác phẩm văn học là nghiên cứu những cách thức mà tác giả đưa lời nói của nhân vật vào trong tác phẩm của mình, Nó còn được biết dưới tên gọi là “Thoại dẫn” và được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu. Trong [11], tác giả đã đề cập đến thoại dẫn song tác giả chỉ dừng lại ở cách dẫn thoại (Dẫn lời của người khác vào diễn ngôn của mình) chứ chưa nghiên cứu ở phương diện thoại dẫn (Lời của người khác được đưa vào diễn ngôn của mình). Trong [18], tác giả trình bày khá chi tiết và đầy đủ lí thuyết về thoại dẫn, phát hiện miêu tả cấu trúc của các hình thức thoại dẫn cùng với các hành vi ngôn ngữ được dẫn trong truyện ngắn Nam Cao song các hình thức được thể hiện bằng những dấu hiệu cụ thể, có sự tách biệt giữa lời dẫn và lời được dẫn. Từ những gợi mở của các nhà ngôn ngữ học trong sách giáo khoa, giáo trình, công trình nghiên cứu về thoại dẫn, chúng tôi muốn đưa ra một quan điểm, một cách nhìn về thoại dẫn trong tác phẩm văn học, đó là vấn đề thoại dẫn trực tiếp thông qua truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Nghiên cứu đề tài “Thoại dẫn trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”, chúng tôi nhằm mục đích sau: - Tập hợp, xây dựng những cơ sở lí thuyết về thoại dẫn nói chung và thoại dẫn trực tiếp nói riêng trên cơ sở những tài liệu của các tác giả đã nghiên cứu, đồng thời bổ sung những ý kiến cá nhân trên lí thuyết hội thoại. - Vận dụng những cơ sở lí thuyết đã xây dựng để nhận diện những đặc điểm của thoại dẫn trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, đồng thời thể hiện được phong cách riêng của tác giả. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận là chỉ ra các hình thức biểu hiện của thoại dẫn trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ở các phương diện: cách thức dẫn thoại, lời dẫn, lời được dẫn. Nghiên cứu, phát hiện, miêu tả những biểu hiện cụ thể của thoại dẫn trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các thoại dẫn trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi khóa luận này, chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát 42 truyện ngắn trong “Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” do Nguyễn Hồng Hạnh tuyển chọn, hiệu đính. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Với đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp sau: 4 5.1. Phương pháp miêu tả ngôn ngữ Với phương pháp này, chúng tôi đi vào tìm hiểu cách dùng từ loại trong lời dẫn và lời được dẫn để thấy được cách nhìn của tác giả đối với sự việc và những hành động, cử chỉ, tính cách, thái độ của từng nhân vật trong truyện. 5.2. Phương pháp phân tích cú pháp Phân tích lời dẫn (lời của tác giả) và lời được dẫn (lời của nhân vật) ở phương diện cấu trúc cú pháp: kiểu câu được sử dụng, hệ thống dấu câu để thấy được những đặc điểm của chúng và sự chi phối của chúng trong nội dung của từng văn bản. 5.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu Chúng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu thoại dẫn trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp với thoại dẫn trực tiếp trong một số truyện ngắn của tác giả khác để làm nổi bật đặc điểm của thoại dẫn trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và thấy được phong cách riêng của tác giả. 5.4. Phương pháp tổng hợp, hệ thống Dựa trên việc miêu tả, phân tích; chúng tôi tổng hợp lại những đặc điểm cơ bản của thoại dẫn trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp cùng cách tiếp cận, nghiên cứu thoại dẫn trực tiếp. Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng thủ pháp thống kê, phân loại nguồn ngữ liệu. Đó là các tham thoại, đoạn thoại trong tập truyện ngắn được thể hiện dưới hình thức thoại dẫn trực tiếp, sau đó phân loại theo các đặc điểm riêng để phục vụ cho việc nghiên cứu khóa luận. 6. Ý nghĩa của khóa luận 6.1. Ý nghĩa khoa học Tập hợp những quan điểm đã có, bước đầu xây dựng một hệ thống lí luận về thoại dẫn trực tiếp trên cơ sở lí thuyết hội thoại để giải quyết những yêu cầu mà đề tài đặt ra. 5 Hình thành nên một phương pháp nghiên cứu thoại dẫn, trong đó hình thành nên một hệ thống những vấn đề và các bước cụ thể nghiên cứu thoại dẫn trực tiếp. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Cung cấp những lí thuyết cơ bản về thoại dẫn trực tiếp vào thực tiễn giảng dạy vào thoại dẫn nói riêng, hội thoại nói chung ở trường phổ thông. Góp phần vào việc nhận diện, phân tích lời thoại (lời của nhân vật) và lời kể (của tác giả) trong một tác phẩm văn học cụ thể. 7. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo; khóa luận có cấu trúc gồm hai chương: Chương một: CƠ SỞ LÍ THUYẾT. Chương hai: ĐẶC ĐIỂM CỦA THOẠI DẪN TRỰC TIẾP TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP. 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1. Lí thuyết hội thoại 1.1.1. Vai giao tiếp và quan hệ giao tiếp Giao tiếp là một hoạt động trong đó phương tiện được sử dụng là ngôn ngữ. Trong giao tiếp, ngoài các nhân tố: hoàn cảnh giao tiếp, hiện thực được nói tới, hệ thống tín hiệu được sử dụng làm công cụ còn có nhân vật tham gia giao tiếp, mối quan hệ giữa các nhân vật luôn chi phối đến nội dung và hình thức của giao tiếp. Đó là quan hệ tương tác và quan hệ liên cá nhân. Trong đó, quan hệ liên cá nhân được xét theo hai trục: trục ngang và trục dọc. - Quan hệ dọc hay quan hệ vị thế: là quan hệ tôn ti xã hội, tạo thành vị thế trên dưới xếp thành từng bậc trong một trục dọc. Trục này đặc trưng bởi tính bình đẳng hay bất bình đẳng giữa các nhân vật giao tiếp. Quan hệ vị thế được biểu hiện qua: tuổi tác, địa vị xã hội, cử chỉ, điệu bộ, cách xưng hô, từ tình thái, tư thế, không gian giao tiếp… - Quan hệ ngang hay quan hệ thân cận: Được đặc trưng bằng yếu tố “khoảng cách”, một ẩn dụ không gian biểu trưng cho sự gần gũi hay xa cách trong quan hệ. Giữa cực thân tình và xa cách có nhiều mức độ khác nhau và có thể thay đổi theo hướng: hoặc khoảng cách cùng xa ra, hoặc khoảng cách cùng hẹp lại. Quan hệ ngang được thể hiện ở dấu hiệu bằng lời (cách xưng hô, đại từ nhân xưng…), dấu hiệu phi lời (cử chỉ, điệu bộ…), dấu hiệu kèm lời (cường độ nói, tốc độ nói…) Trong một cuộc giao tiếp bằng lời, giữa các nhân vật có sự phân vai giao tiếp: vai nói và vai nghe (vai phát và vai nhận) và luôn có sự thay đổi nhau trong quá trình giao tiếp. Tuy nhiên, cũng có cuộc giao tiếp trong đó một 7 nhân vật liên tục nói, một nhân vật liên tục nghe như trong một bài giảng, bài thuyết trình, … Trong giao tiếp, mỗi vai đều xây dựng cho mình một hình ảnh tinh thần về người tiếp nhận mình; căn cứ vào hình ảnh tinh thần đó mà xây dựng chiến lược giao tiếp. Hình ảnh tinh thần luôn thay đổi trong cuộc giao tiếp, khi kết thúc cuộc giao tiếp sẽ có hình ảnh cố định về người mình vừa giao tiếp. 1.1.2. Hành vi ngôn ngữ và sự phân loại hành vi ngôn ngữ 1.1.2.1. Hành vi ngôn ngữ Hành vi ngôn ngữ là một hoạt động của con người sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp. Nhà triết học Anh Austin là người đầu tiên phát hiện ra bản chất hành động của ngôn ngữ, đây là hành vi được thực hiện khi chúng ta nói hoặc viết, đòi hỏi phải có điều kiện, thao tác, cách thức tổ chức thao tác và đích của hành động. Austin cho rằng có ba loại hành vi ngôn ngữ lớn: Hành vi tạo lời, hành vi mượn lời, hành vi ở lời. - Hành vi tạo lời là hành vi sử dụng các yếu tố ngôn ngữ như ngữ âm, từ, kết hợp từ thành câu để tạo ra một phát ngôn hoàn chỉnh về hình thức và nội dung [4, tr.88]. - Hành vi mượn lời là hành vi mượn phương tiện ngôn ngữ hay mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận hoặc ở chính người nói [4, tr.88]. Hiệu quả và điều kiện của hành vi mượn lời không nằm ở trong lời mà ở ngoài lời. Ví dụ: Khi nghe phát ngôn của Sp1: “Đóng cửa lại!” thì Sp2 có thể đứng dậy đóng cửa, hoặc tỏ vẻ khó chịu… Những biểu hiện đó đều thuộc hành vi mượn lời. Chức năng hành động của giao tiếp được thực hiện nhờ hiệu quả mượn lời của phát ngôn. - Hành vi ở lời là hành vi được thực hiện ngay khi nói năng, chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận [4,tr.89]. 8 Chẳng hạn, hành vi ở lời “hỏi” có đích là bày tỏ mong muốn được giải đáp điều mà người nói chưa rõ và người nghe phải trả lời; hành vi ở lời “hứa” lại có đích là người nói tự ràng buộc vào mình vào một hành động sẽ thực hiện trong tương lai, người nghe có quyền lợi hưởng kết quả của lời hứa của lời hứa đó. Ba loại hành vi này được thực hiện đồng thời khi tạo ra một diễn ngôn, nên khi phát ngôn cần nắm được các từ, biết đặt câu đúng ngữ pháp, sử dụng đúng quy tắc mà hành vi ở lời đặt ra. 1.1.2.2. Phân loại các hành vi ngôn ngữ Việc phân loại các hành vi ngôn ngữ là vấn đề không đơn giản. Các nhà ngôn ngữ học đều có những quan điểm riêng, đưa ra những cách phân loại khác nhau như: Austin chia thành 5 phạm trù: Phán xử, hành sử, cam kết, trình bày, ứng xử; Searle lại chia thành 5 loại: Tái hiện, điều khiển, cam kết, biểu cảm, tuyên bố. Song, với đề tài này, chúng tôi nhận thấy cách phân loại của Anna Wierzbicka là phù hợp nhất. Theo tác giả, các động từ nói năng biểu thị các hành vi ngôn ngữ có thể được chia thành 37 nhóm: 1. Nhóm ra lệnh. 2. Nhóm cầu xin. 3. Nhóm hỏi. 4. Nhóm mời gọi. 5. Nhóm cấm. 6. Nhóm cho phép. 7. Nhóm tranh cãi 8. Nhóm trách mắng. 9. Nhóm giễu. 10. Nhóm phê phán. 11. Nhóm buộc tội. 9 12. Nhóm công kích. 13. Nhóm cảnh báo. 14. Nhóm khuyến cáo 15. Nhóm cho tặng. 16. Nhóm hứa hẹn. 17. Nhóm cảm ơn. 18. Nhóm tha thứ. 19. Nhóm than phiền. 20. Nhóm cảm thán. 21. Nhóm đoán định. 22. Nhóm gợi ý. 23. Nhóm kết luận. 24. Nhóm kể. 25. Nhóm thông tin. 26. Nhóm tóm tắt. 27. Nhóm xác nhận. 28. Nhóm xác tín. 29. Nhóm củng cố. 30. Nhóm nhấn mạnh. 31. Nhóm tuyên bố. 32. Nhóm đặt tên thánh. 33. Nhóm ghi chú. 34. Nhóm trả lời. 35. Nhóm tranh luận. 36. Nhóm trò chuyện. 37. Nhóm khen ngợi. [4, tr.122] 10 1.1.3. Phát ngôn ngữ vi và biểu thức ngữ vi Trong [6], tác giả đã đồng nhất các phát ngôn ngữ vi với các biểu thức ngữ vi và cho rằng: “Các phát ngôn ngữ vi cũng có thể gọi là các biểu thức ngữ vi”. Tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Phát ngôn ngữ vi là phát ngôn – sản phẩm của một hành vi ở lời nào đó khi hành vi này được thực hiện một cách trực tiếp, chân thực… Phát ngôn ngữ vi có một kết cấu lõi đặc trưng cho hành vi ở lời tạo ra nó. Kết cấu lỗi đó được gọi là biểu thức ngữ vi”.[4,tr.91] Ví dụ: Trong phát ngôn ngữ vi: “Xin bà con yên tâm, tôi sẽ không bao che khuyết điểm cho ai” ứng với hành vi cam kết bao gồm biểu thức ngữ vi: “Tôi sẽ không bao che khuyết điểm cho ai” và thành phần mở rộng: “Xin bà con yên tâm”. Phát ngôn ngữ vi tối thiểu là phát ngôn chỉ có biểu thức ngữ vi; thông thường, phát ngôn ngữ vi có hai phần là biểu thức ngữ vi và phần mở rộng. Biểu thức ngữ vi là những thể thức nói năng đặc trưng cho một hành vi ở lời, là dấu hiệu ngữ pháp – ngữ nghĩa của các hành vi ở lời; nhờ biểu thức ngữ vi mà chúng ta nhận biết được các hành vi ở lời. Mỗi biểu thức ngữ vi được đánh dấu bằng những dấu hiệu chỉ dẫn, nhờ những dấu hiệu này mà các biểu thức ngữ vi phân biệt với nhau. Những dấu hiệu này là các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời, bao gồm: - Các kiểu kết cấu: Không đơn thuần là các kiểu câu xét theo mục đích nói mà còn bao gồm cả những kết cấu cụ thể ứng với từng hành vi ngôn ngữ. Ví dụ: Hành động “cảm thán” thường có những từ đi kèm như: lắm, quá, cực kì, tuyệt vời… - Những từ ngữ chuyên dùng trong các biểu thức ngữ vi để tổ chức các kết cấu và là dấu hiệu để chúng ta biết được hành vi nào đang được thực hiện. 11 Chẳng hạn: Hành vi “hứa” có động từ ngữ vi là “hứa”, hành vi xin lỗi có động từ ngữ vi là “xin lỗi”… - Ngữ điệu: Cùng một tổ chức từ vựng cụ thể, ngữ pháp cụ thể, nếu được phát âm với những ngữ điệu khác nhau sẽ cho những biểu thức ngữ vi khác nhau với những hành vi ở lời khác nhau. Ví dụ: Tùy theo ngữ điệu mà biểu thức “Mai tôi sẽ đến” được hiểu là biểu thức ngữ vi hứa hẹn hay biểu thức ngữ vi đe dọa. - Quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc vị từ - tham thể: Quan hệ này tạo nên nội dung mệnh đề được nêu trong biểu thức ngữ vi với các nhân tố của ngữ cảnh. Các đặc tính ngữ nghĩa như tự nguyện hay cưỡng bức,tích cực hay tiêu cực, có lợi hay có hại…của hành động đối với người tạo ra hành vi và với người nhận hành vi cũng có giá trị như những phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời. Ví dụ: Anh không nên làm như vậy. Nếu “làm như vậy” là một việc đã xảy ra trong quá khứ thì tổ hợp này là biểu thức ngữ vi của hành vi trách móc, còn đó là việc chưa xảy ra thì đó là biểu thức ngữ vi của hành vi khuyên nhủ. 1.1.4. Các vận động hội thoại Trong [4], tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng trong bất cứ cuộc hội thoại nào cũng có ba vận động chủ yếu: Sự trao lời, trao đáp và tương tác. 1.1.4.1. Sự trao lời Là vận động người nói - Sp1 nói ra và hướng lời nói của mình về hướng người nghe, người tiếp nhận - Sp2. Trong một song thoại, vấn đề xác định Sp2 không đặt ra vì chỉ có một người nói và một người nghe; nhưng đối với những cuộc đa thoại thì vận động trao lời có thể hướng vào toàn thể người nghe, nhưng có thể chỉ nhằm vào một hoặc một số người trong cuộc hội thoại đó. Thông thường Sp1 và Sp2 là hai người hoàn toàn khác nhau từ trường hợp 12 độc thoại. Tuy vậy, ngay cả khi độc thoại thì người nói cũng có sự phân đôi nhân cách, tức người nói là một nhưng có nhân cách nghe và nhân cách nói. Trong trao lời, tất yếu phải có Sp1, điều này được thể hiện ở yếu tố bằng lời và yếu tố phi lời: - Yếu tố bằng lời: Người nói nói ra một vấn đề nào đó bao giờ cũng phải ở vị trí ngôi thứ nhất. Ngoài ra sự có mặt của Sp1 còn thể hiện ở tình cảm, thái độ, hiểu biết, quan điểm của người nói trong nội dung của lượt lời trao. - Yếu tố phi lời: Trong quá trình trao lời, Sp1 có thể dùng những yếu tố phi lời (điệu bộ, cử chỉ, nét mặt…) để làm dấu hiệu bổ sung cho lời nói, đánh dấu sự có mặt của mình trong lượt lời đang nói ra. Trong trao lời, Sp2 có thể có mặt trong lượt lời của Sp1, ngay trước khi Sp2 đáp lời thì người nghe đã được đưa vào lượt lời, cùng tồn tại với ngôi thứ nhất thường xuyên kiểm tra và điều hành sự trao lời của Sp1. Trong hội thoại, dù là những cuộc đối thoại tùy ý, nhưng Sp1 không phải hoàn toàn tự do mà Sp2 luôn theo dõi và có phản ứng nếu lượt lời của Sp1 chưa phù hợp. Vì vậy, Sp1 phải lấn trước vào Sp2, phải dự kiến tâm lí, tình cảm, hiểu biết… của Sp2, đồng thời phải dự đoán hiệu quả lượt lời của mình, dự đoán cách đáp của Sp2 để có thể áp đặt điều mình muốn nói vào Sp2. Đặc biệt, trong cuộc trò chuyện với người mới gặp lần đầu, trước khi đi vào nội dung chính, chúng ta thường có những lời đưa đẩy để thăm dò, xây dựng bức tranh tâm lí, sinh lí, vật lí…ban đầu về người đối thoại với mình. 1.1.4.2. Sự trao đáp Cuộc hội thoại được hình thành khi Sp2 đáp lại lượt lời của Sp1. Vận động trao đáp diễn ra liên tục, lúc nhanh lúc chậm với sự thay đổi vai nói vai nghe. 13 Cũng như sự trao lời, sự trao đáp cũng có thể thực hiện bằng các yếu tố phi lời hoặc bằng lời; thông thường thì hai yếu tố này đồng hành nhau. Chúng ta đã biết phát ngôn là sản phẩm của các hành động ở lời. Tất cả các hành động ngôn ngữ đều đòi hỏi một sự hồi đáp. Sự hồi đáp có thể được thực hiện bằng các hành vi ngôn ngữ tương thích với hành vi dẫn nhập: hỏi / trả lời, chào / chào, xin lỗi / đáp lời… Ví dụ: hành động xin lỗi / đáp lời của hai nhân vật sau: - Tớ xin lỗi vì làm mất cây bút của cậu. - Không có gì, chuyện nhỏ ấy mà. Trong thực tế, ngay cả những hành vi tự thân của chúng không đòi hỏi sự hồi đáp như hành vi cảm thán hay khảo nghiệm vẫn cần đòi hỏi sự hồi đáp. Tuy nhiên có những diễn ngôn mà người nghe không thể hồi đáp được như những diễn ngôn viết hoặc những diễn ngôn trong những cuộc hội thoại mà người nghe không đương diện, những cuộc hội thoại miệng trong đó người nghe không có quyền hồi đáp. Tuy nhiên, đây là sự loại trừ hồi đáp trực tiếp, tức thời; trong chiều sâu, những diễn ngôn này vẫn cần đến sự hồi đáp nào đó có thể có của người tiếp nhận. Hay nói khác đi, khi nói ra những diễn ngôn này, người nói vẫn phải dự tính đến sự hồi đáp của người tiếp nhận để có thể phản bác lại. 1.1.4.3. Sự tương tác Các nhân vật hội thoại ảnh hưởng lẫn nhau, tác dộng đến cách ứng xử của từng người trong quá trình hội thoại. Do có sự tương tác với nhau mà trong hội thoại và qua hội thoại, những khoảng cách về sự khác nhau giữa các nhân vật giao tiếp được thu hẹp lại hoặc mở rộng ra. Một cuộc thoại thành công là cuộc hội thoại mà sau đó những sự khác biệt trên bị mất đi và ngược lại. 14 Trong hội thoại, các nhân vật hội thoại tác động lẫn nhau về mọi phương diện, đối với ngữ dụng học thì quan trọng nhất là tác động đến lời nói của nhau, trước hết là tương tác giữa các lượt lời của Sp1 và Sp2. Lượt lời vừa là cái chịu tác động vừa là phương tiện mà Sp1, Sp2 sử dụng để gây ra tác động đối với lời nói, qua lời nói mà tác động đến tâm lí, sinh lí, vật lí của nhau. Lượt lời giữa Sp1 và Sp2 phải hài hòa, cuộc hội thoại từ đó mà diễn ra nhịp nhàng, thuận tiện; ngược lại sẽ rơi vào tình trạng hỗn độn hoặc vướng mắc. Trong cuộc hội thoại, mỗi nhân vật phải tự điều chỉnh hành động, thái độ, lượt lời của mình theo diễn biến hội thoại sao cho phù hợp với những biến đổi của đối tác và tình huống hội thoại đang diễn ra. Như vậy, ba vận động trao lời, trao đáp và tương tác là ba vận động đặc trưng cho một cuộc hội thoại. Những quy tắc, cấu trúc và chức năng trong hội thoại đều bắt nguồn từ ba vận động trên, chủ yếu là vận động tương tác. 1.1.5. Các đơn vị hội thoại Các đơn vị hội thoại bao gồm các đơn vị lưỡng thoại (hình thành do vận động trao đáp của các nhân vật hội thoại) và cá đơn vị đơn thoại ( do một người nói ra). 1.1.5.1. Các đơn vị lưỡng thoại a. Cuộc thoại Cuộc thoại là đơn vị hội thoại bao trùm lớn nhất tính từ khi các nhân vật giao tiếp gặp nhau từ đầu cho đến khi kết thúc. Chúng có thể xoay quanh một đề tài, một mục đích hay có thể gồm nhiều đề tài, nhiều mục đích khác nhau với sự có mặt của các nhân vật hội thoại. Một cuộc thoại thường có cấu trúc là: Mở thoại, thân thoại và kết thoại. Ví dụ: Thầy hỏi trò: - Chữ Thần đối với chữ gì, anh Lập? 15 - Bẩm Thánh ạ. Thầy gật gù khen hay quá. Rồi tiếp: - Thế chữ Nông, anh Dần? - Bẩm đối với chữ Sâu ạ. Thầy lại tặc lưỡi khen hay. - Chữ Giáo, anh Sủng? - Bẩm Gươm ạ. - Chữ Dân, anh Chương? - Bẩm Quan ạ. - Chữ Nghệ, anh Tạo? - Gừng ạ. - Chữ Ngũ, anh Thâu? - Tam ạ. - Chữ Cốc, anh Liệu? - Cò ạ. [9, tr.509] b. Đoạn thoại Đây là một bộ phận của cuộc thoại do một hoặc một số cặp thoại liên kết với nhau về đề tài và về đích, có tính hoàn chỉnh bộ phận để có thể cùng với các đoạn thoại khác làm cho cuộc thoại thành công. Ví dụ: Vừa ra đến cổng, cô Hà cười sằng sặc, gọi theo: - Thanh! - Dạ! Nó đứng lại, thở dài, chờ lệnh. - Mày mua về, phải đưa cho tao. Cô Kim xua tay: 16 - Không được. Một cậu bảo: - Thanh, mày cứ đưa cho tao. [9, tr.243] c. Cặp thoại Cặp thoại là đơn vị lưỡng thoại (do hai nhân vật hội thoại góp phần xây dựng) nhỏ nhất tạo nên đoạn thoại và qua đoạn thoại để tổ chức nên cuộc thoại. Một cặp thoại tối thiểu phải là một cặp kế cận, gồm một tham thoại dẫn nhập và một tham thoại hồi đáp. Ví dụ: Cô hàng ôm khư khư lấy mẹt vào lòng, xua lấy xua để: - Chưa bán mở hàng đấy! Khỉ ạ! Nó lại lê dịch sang kề nồi bún riêu: - Lạy bà, con ăn mày bà một bát. [9, tr. 112 - 113] 1.1.5.2. Các đơn vị đơn thoại a. Tham thoại Tham thoại là phần đóng góp của từng nhân vật hội thoại vào một cặp thoại. Đây là đơn vị cơ sở tạo nên cặp thoại, cặp thoại liên kết với nhau thành đoạn thoại, các đoạn thoại hợp thành cuộc thoại. Ví dụ: Cụ Hường nghĩ ngợi một lát, rồi nói: - Vâng, cái đó tùy các con tôi [9, tr.295] Ở ví dụ trên, lời nói của cụ Hường là một tham thoại. b. Hành vi ngôn ngữ 17 Đây là đơn vị nhỏ nhất của “ngữ pháp hội thoại”. Các hành động ngôn ngữ tạo nên tham thoại có vai trò khác nhau trong một tham thoại bao gồm: Hành động chủ hướng quyết định đích của tham thoại, cùng với hành động chủ hướng của tham thoại kia trong cặp thoại lập thành một cặp kế cận. Hành động phụ thuộc làm rõ lí do hoặc bổ sung nghĩa cho hành động chủ hướng, có thể đứng trước hoặc sau hành động chủ hướng. 1.1.6. Vấn đề lượt lời. Trong [4], tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng: “lượt lời không phải là đơn vị hội thoại. Một lượt lời có thể bằng, lớn hơn, nhỏ hơn một tham thoại”. Tuy nhiên, trong [6], tác giả Nguyễn Đức Dân lại cho rằng lượt lời là đơn vị cơ bản của hội thoại. Lượt lời được quan niệm là một lần nói xong của một người trong khi những người khác không nói, để rồi đến lượt người tiếp theo nói. Nếu trong cùng một lúc mà nhiều nhân vật cùng nói thì sẽ không trở thành lượt lời. Mỗi lượt lời được xây dựng trên cơ sở những lượt lời trước đó; vậy là có sự điều hành luân phiên lượt lời trong hội thoại; đây chính là một trong những quy tắc của hội thoại. Quy tắc điều hành sư luân phiên lượt lời gồm một hệ thống những “điều khoản” mà Sacks đã phát biểu như sau: Thứ nhất: vai nói thường xuyên thay đổi nhau trong một cuộc hội thoại. Thứ hai: mỗi lần chỉ một người nói. Thứ ba: lượt lời của mỗi người thường thay đổi về độ dài, do đó cần có những biện pháp để nhận biết khi nào thì một lượt lời chấm dứt. Thứ tư: nhiều người có thể nói một lúc nhưng thời điểm đó không kéo dài. Thứ năm: thông thường lượt lời của đối tác này chuyển tiếp cho đối tác kia diễn ra không bị ngắt quãng quá dài, cũng không bị dẫm đạp lên nhau. 18 Thứ sáu: trật tự nói của những người tham gia hội thoại không cố định mà luôn luôn thay đổi. Tuy nhiên, việc điều hành, phân phối lượt lời không đặt ra đối với những cuộc song thoại mà chỉ đặt ra đối với những cuộc đa thoại không có người điều khiển. Trong thực tế, những cuộc hội thoại có sự điều hành luân phiên lượt lời thì cuộc hội thoại đó thành công. 1.1.7. Đích của hội thoại. Trong một cuộc hội thoại, bất cứ một lời nói nào của một nhân vật giao tiếp đều phải đề cập đến một vấn đề nào đấy có liên quan đến nội dung của cuộc thoại. Đây cũng là một trong những nguyên tắc của hội thoại mà Grice đã nêu ra năm 1967: “Hãy làm cho phần đóng góp của anh, chị (vào cuộc hội thoại) đúng như nó được đòi hỏi ở giai đoạn (của cuộc hội thoại) mà nó xuất hiện phù hợp với đích hay phương hướng của cuộc hội thoại mà anh, chị đã chấp nhận tham gia vào”. [2, tr. 229] Song, không phải lời nói của một nhân vật nào cũng được người đối thoại hưởng ứng, khi đó, nó chỉ dừng lại ở mức “đề tài của lời”. Còn trong trường hợp các nhân vật hội thoại cùng tham gia hưởng ứng, cộng tác, trao đổi xoay quanh một vấn đề nào đấy để cuộc hội thoại tiến đến đích thì nó trở thành “đề tài diễn ngôn”. Trong cuộc hội thoại có các nhân vật cùng thỏa thuận, cộng tác để có một tiếng nói chung thì cuộc hội thoại đó thành công, đạt được đích của hội thoại; còn những cuộc hội thoại nào mà sau đó mỗi người giữ riêng một lập trường, quan điểm, chính kiến của mình thì cuộc hội thoại đó không đi đến đích của nó. 19 Như vậy, đích của hội thoại luôn là một căn cứ quan trọng để chúng ta xác định các hành vi ngôn ngữ được dẫn trong thoại dẫn. 1.2. Lí thuyết về thoại dẫn 1.2.1. Khái niệm Trong diễn ngôn nói và viết, chúng ta có thể đưa vào nội dung trình bày của mình lời nói của người khác. Trong tác phẩm văn học, lời của người khác là lời của nhân vật được tác giả truyền lại dưới những hình thức khác nhau; như thế, chúng được gọi là thoại dẫn. Nói một cách khái quát thì thoại dẫn là những lời nói trong hội thoại thường ngày, tự nhiên của đời sống được đưa vào diễn ngôn nói và viết. Bởi văn học là loại hình nghệ thuật ngôn từ nên lời thoại của nhân vật trong tác phẩm là do tác giả sáng tạo ra, vì vậy nó mang tính chất hư cấu. Ví dụ: Bắc lật ra xem mặt con: - Cậu đây, nín đi! [9, tr.38] Đây là một thoại dẫn, trong đó có lời dẫn của người nói: “Bắc lật ra xem mặt con” và lời thoại thực sự của nhân vật: “Cậu đây, nín đi!”. Có thể nói,thoại dẫn là thành phần cơ bản, quan trọng của văn bản truyện, một đặc trưng cấu trúc nghệ thuật của thể loại truyện, một đơn vị trong lời nói của người kể chuyện. Vì thế, nghiên cứu thoại dẫn thông qua một tác phẩm sẽ phát hiện được cách dùng độc đáo của nhà văn trong nghệ thuật kể chuyện. 1.2.2. Đặc điểm của thoại dẫn trực tiếp Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, thoại dẫn trực tiếp là hình thức mà lời được dẫn tách riêng khỏi lời dẫn bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. Đồng thời, lời được dẫn tái hiện gần như đầy đủ các từ, ngữ điệu trong lời nói, lời thoại trong thực tế. 20 Ví dụ: Thầy quản quắc hai con mắt, dọa báng súng vào ngực nó: - Mày có giơ tay hay không thì mày bảo? [9, tr.50] Sử dụng thoại dẫn trực tiếp, người nói (người viết) không chỉ truyền đạt nguyên vẹn nội dung lời của người khác mà cả hình thức ngôn ngữ biểu đạt của họ nữa. Bởi vì đối thoại là một phương diện tồn tại của con người, nó cho thấy cả bộ mặt tự nhiên, sinh động của hiện thực. Vì thế, thoại dẫn trực tiếp “bảo đảm được cả bản chất tự nhiên của người phát ngôn và cả nội dung giá trị chân ngụy của người nói”. Trong tác phẩm văn học, nhà văn sử dụng hình thức thoại dẫn trực tiếp chính là cách để thể hiện đời sống ngôn ngữ của cả một xã hội. Bởi vậy, TDTT mang sắc thái biểu cảm cao, nó có thể bao gồm các phương thức biểu cảm: thán từ, hô ngữ, từ tình thái hay trong những trường hợp nhất định nào đó, để đảm bảo tính chân thực của lời nói có nhiều tác giả còn cố gắng ghi lại cả những nét ngôn ngữ cá nhân của người nói. “Diễn ngôn trực tiếp tái hiện lại những lời nói, chỉ lặp lại chúng một cách đơn giản và thuần túy”. 1.2.3. Các thành phần của thoại dẫn trực tiếp 1.2.3.1. Lời dẫn Xét về vị trí, ở thoại dẫn trực tiếp, lời dẫn có vị trí rất linh hoạt. Nó có thể đứng trước, đứng sau hoặc có thể xen vào giữa lời được dẫn. Ví dụ: - Lời dẫn đứng trước lời được dẫn: Cụ hỏi: - Có phải tên các ông viết thế không?Dòng bên kia là đề ngày, tháng, năm đấy. [9, tr.102] 21 - Lời dẫn đứng sau lời được dẫn: - Được! Xin ông hãy giữ lấy lời! - Ông Pành trả lời như dao chém đá. [16, tr.233] - Lời dẫn xen vào giữa lời được dẫn: - Em tên là gì? - Ông hỏi. - Ngày mai ta đến cầu hôn… Em có bằng lòng ta không? [16, tr.232] Trong lời dẫn thường có động từ nói năng: nói, bảo, hỏi, kể, khuyên… Trong trường hợp người dẫn dẫn lời nói của chính mình hoặc dẫn ý nghĩ của chính mình thì chủ ngữ ở các dạng động từ này là ngôi thứ nhất (tôi), còn nếu người dẫn dẫn lời nói của người khác hoặc ý nghĩ của người khác thì chủ ngữ của những động từ đó ở ngôi thứ ba (hắn, nó, cô ấy, họ…). Lời dẫn ở độc thoại nội tâm thương có những động từ cảm nghĩ như: nghĩ, tự nhủ, tự hỏi… Xét về cấu trsúc ngữ pháp: lời dẫn ở thoại dẫn trực tiếp có thể là một kết cấu C-V đơn giản, trong đó vị ngữ là một động từ nói năng (tôi nói, tôi bảo,…); có khi vị ngữ là một động từ cảm nghĩ (tôi nghĩ, tôi tự nhủ…); cũng có trường hợp vị ngữ là một cụm từ miêu tả hành động, cử chỉ, động tác, vẻ mặt mà chủ ngữ thường làm khi nói (hắn vênh mặt lên, đứa con gái vừa mếu máo vừa đáp lại…) 1.2.3.2. Lời được dẫn Ở thoại dẫn trực tiếp, lời được dẫn thường được đặt ở sau dấu hai chấm và trong dấu ngoặc kép. Ở độc thoại nội tâm trực tiếp, ý nghĩ thực sự được dẫn cũng có thể được đặt trong dấu ngoặc kép và sau dấu hai chấm; chủ thể của ý nghĩ luôn xuất hiện ở ngôi thứ nhất. Ở lời được dẫn trực tiếp, người nói luôn xuất hiện ở ngôi thứ nhất, nếu có người nghe thì ở ngôi thứ hai. 22 Lời dẫn trực tiếp chứa đựng cả những yếu tố biểu cảm của người nói như: thán từ, từ xưng hô, lời than thở…tạo cảm giác trung thực cho những lời trích dẫn. Về chức năng của lời được dẫn trong tác phẩm văn học, trong [14], tác giả Phương Lựu cho rằng lời được dẫn có chức năng: - Chức năng phản ánh hiện thực ở ngoài nhân vật - Chức năng tự bộc lộ của nhân vật, cho thấy sự tồn tại của nó. - Chức năng như một hành động, một sự kiện đối với nhân vật khác. - Chức năng của thực tại lời nói bên ngoài ý thức tác giả, đối tượng suy tư của tác giả. - Chức năng biểu hiện nội tâm, thế giới bên trong của nhân vật. 1.2.3.3. Vấn đề điểm nhìn Điểm nhìn là vấn đề phức tạp, khó nắm bắt. Điểm nhìn được định nghĩa như sau: “Điểm nhìn là vị trí mà từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm… Điểm nhìn nghệ thuật có thể phân chia thành điểm nhìn không gian và thời gian (…), có điểm nhìn tâm lí khi người trần thuật nhìn theo tầm mắt của nhân vật có đặc điểm giới tính, lứa tuổi hoặc quan hệ thân sơ; bên trong hay bên ngoài. Có điểm nhìn quang học hoàn toàn khách quan. Có điểm nhìn theo một mô hình văn hóa nào đó (…) Có điểm nhìn theo một hệ tư tưởng nhất định với lập trường, quan niệm và tính chất giai cấp, xã hội rõ rệt”. [8, tr.113] Ở thoại dẫn trực tiếp và độc thoại nội tâm trực tiếp bao gồm: - Tình huống lời nói được dẫn: trung tâm chỉ xuất là nhân vật. - Tình huống ý nghĩ của nhân vật: trung tâm chỉ xuất là người dẫn. 23 Từ đó ta thấy ở thoại dẫn trực tiếp hay độc thoại nội tâm trực tiếp thì đều có hai điểm nhìn phân biệt là điểm nhìn của người dẫn và điểm nhìn của người được dẫn. Điểm nhìn được chia thành hai dạng nhỏ: - Điểm nhìn bên ngoài: là điểm nhìn không gian, nơi mà người kể quan sát, thuật lại câu chuyện (Tại bến sông, ở ngôi làng nọ…) và điểm nhìn thời gian – thời điểm người kể kể lại diễn biến câu chuyện (Hôm qua, một buổi sáng…). - Điểm nhìn bên trong: là điểm nhìn thể hiện nội tâm nhân vật, chủ yếu là lời độc thoại và đối thoại của nhân vật. Một truyện có nhiều điểm nhìn thì sẽ khách quan hơn, khắc phục hạn chế của ngôn ngữ. Qua đó, người đọc sẽ lựa chọn điểm nhìn mà mình thấy hợp lí nhất trong những điểm nhìn của truyện. 1.3. Tiểu kết Từ sự tổng hợp kiến thức trên cơ sở những tài liệu của các nhà nghiên cứu, chúng tôi đã xây dựng được những lí thuyết về thoại dẫn. Đây sẽ là căn cứ để chúng tôi nhận diện, miêu tả thoại dẫn trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp; đồng thời, đó là cơ sở để chúng tôi phát hiện ra biểu hiện cụ thể của hình thức thoại dẫn trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ở những chương sau. 24 CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA THOẠI DẪN TRỰC TIẾP TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP Ở chương 1, chúng tôi đã đưa ra một số nét khái quát về lí thuyết thoại dẫn cùng với một số ví dụ. Trong chương này, chúng tôi sẽ nghiên cứu cụ thể các thoại dẫn trực tiếp trong tập truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Xét về dấu hiệu hình thức của các thoại dẫn, chúng tôi nhận thấy ở truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có nét khác biệt cở bản: lối loanh quanh, rườm ra hầu như không có trong truyện ngắn của ông; lời thoại của nhân vật là những câu ngắn gọn, tỉnh lược các thành phần phụ, cộc lốc, trống không, ít xuống dòng. Cách viết này đã tạo ra một phong cách riêng cho tác giả Nguyễn Huy Thiệp. Để tìm hiểu đặc điểm của thoại dẫn trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi sẽ đề cập đến những vấn đề sau: - Cách thức dẫn của thoại dẫn trực tiếp. - Lời dẫn của thoại dẫn trực tiếp. - Lời được dẫn trực tiếp. - Vấn đề điểm nhìn. 2.1. Cách thức dẫn của thoại dẫn trực tiếp Qua thống kê, chúng tôi nhận thấy thoại dẫn trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp được dẫn theo hai cách: Thoại dẫn trực tiếp có lời dẫn và lời được dẫn; thoại dẫn trực tiếp không có lời dẫn. 2.1.1. Thoại dẫn trực tiếp có lời dẫn Dẫn trực tiếp là cách thức dẫn được sử dụng nhiều trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Với cách dẫn thoại này, tác giả thể hiện rõ vai trò của mình qua từng lời thoại. Loại thoại dẫn này chúng tôi gọi là thoại dẫn trực tiếp. 25 Trong tác phẩm văn học, thường lệ, đối thoại được thuật lại trực tiếp do tác giả - người kể chuyện thực hiện. Dấu hiệu hình thức để nhận ra đối thoại là có người dẫn về tên người nói, đầu câu thoại có gạch đầu dòng và khi hết lời thì xuống dòng và chuyển sang lời người khác. Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, bên cạnh dẫn thoại truyền thống, tác giả còn để lời thoại nhân vật nằm liền sau lời dẫn của mình, không xuống dòng mà dùng dấu hai chấm, dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch ngang để tách biệt với lời được dẫn. 2.1.1.1. Lời dẫn và lời được dẫn ngăn cách bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép Đây là hình thức dẫn được phát hiện nhiều trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Ví dụ: Cưới vợ cho con, ông Bổng nói với cha tôi:“Anh phải đứng ra chủ hôn, bố cháu Kim Chi Vụ phó, anh là tướng, thế là “môn đăng hộ đối”. Sau này các cháu nhờ phúc của ông, như tôi là thằng phu xe, báu gì!” [16, tr.22] Thoại dẫn này được dẫn theo cách trực tiếp, có lời dẫn: “Cưới vợ cho con, ông Bổng nói với cha tôi” và lời được dẫn: “Anh phải đứng ra… báu gì!”. Hoặc: Đoài bảo: “Tôi nghĩ bố già rồi, mổ cũng thế, cứ để chết là hơn”. Tốn khóc hu hu. Cấn hỏi: “Ý chú Khảm thế nào? Khảm bảo: “Các anh thế nào thì em thế”. Cấn hỏi: “Chú Khiêm sao im thế?”. Khiêm hỏi: “Anh định thế nào?”. Cấn bảo: “Tôi đang nghĩ”. Đoài bảo: “Mất thì giờ bỏ mẹ. Ai đồng ý bố chết, giơ tay, tôi biểu quyết nhé”. [16, tr.62] Với kiểu dẫn này, tác giả đã triệt tiêu đi sự tương tác của các nhân vật, làm lỏng lẻo sự gắn kết về ngữ nghĩa và ngữ dụng của lời thoại; tuy nhiên, nó 26 lại làm nổi bật sự hiện diện của từng nhân vật trong hội thoại. Tác giả luôn là người điều hành cuộc hội thoại, dẫn dắt nhân vật hành động. Bằng cách này tác giả làm giảm đi tính liên tục của hội thoại. Đặt trong hệ thống lời thoại của đoạn thoại, ta thấy các nhân vật không ai nói rõ ý định của mình, trừ nhân vật Đoài. Lời thoại của Đoài phá vỡ trật tự vai vế trong hội thoại nhưng thiết lập một trật tự mới với sự thắng thế của tinh thần thực dụng. Qua đó, ta thấy chất kịch trong cuộc hội thoại, ở đó các lời nói hỗn loạn mà lại có quy tắc nhờ vào sự điều hành cuộc thoại bằng cách đi kèm với mỗi lời thoại của nhân vật là một lời dẫn. 2.1.1.2. Lời dẫn và lời được dẫn ngăn cách bằng dấu gạch ngang Đây là trường hợp lời dẫn và lời được dẫn được viết tách dòng với nhau bằng dấu hai chấm qua dòng và có dấu gạch ngang đằng trước; hoặc lời dẫn và lời được dẫn viết cùng dòng nhưng ngăn cách bằng dấu gạch ngang. Ví dụ: Ông ta hô lớn: - Chết này! Sau tiếng hô người ta thấy con nhặng xanh ngã vật ngay xuống ở giữa sọt phân. Ông ta bình thản bảo người mua: - Phân này tốt đấy, không chua đâu! Chắc hố xí nhà này gần chỗ làm đậu phụ nên có nước đỗ tương lẫn vào! - Người phụ nữ bảo: - Vâng đúng! Trong phân vẫn còn vỏ đỗ đây này! Ông Móng bảo: - Phân của mày hôm nay không đậm như phân hôm qua! Nát nhẽo nát nhèo…Thôi thì giảm đi một giá… Người phụ nữ bảo: - Cháu gánh kẽo kẹt suốt từ ngoài cửa ô đến đây, nặng ơi là nặng… 27 Ông Móng bảo: - Cho chết! Ai bảo tham múc nhiều nước vào…Mày phải vắt cho kiệt nước thì phân mới ngon!... [16, tr.525] Đoạn thoại trên có các lời dẫn: “Ông ta hô lớn”, “Ông ta bình thản bảo người mua”, “Người phụ nữ bảo”, “Ông Móng bảo” và lời được dẫn: “Chết này”, “Phân …vào”, “Vâng…này”, “Phân của mày …một giá”, “Cháu gánh…nặng”, “Cho chết…ngon”. Hoặc: - Bọn đánh cá đêm ác lắm chị ạ. - Tôi buồn rầu nói. - Họ nghe thấy em kêu cứu mà cứ lờ đi… [16, tr.13] Nhìn vào hai đoạn thoại, ta thấy đây là cách thức dẫn thoại truyền thống thường được dùng trong tác phẩm văn học. Cách viết này tăng sự tương tác giữa các nhân vật, tăng sự gắn kết về ngữ nghĩa và ngữ dụng của các lời thoại, thể hiện tính chất liên tục của hội thoại. 2.1.2. Thoại dẫn trực tiếp không có lời dẫn Đây là loại dẫn thoại chỉ có lời được dẫn, không có lời dẫn; chúng tôi gọi đây là hình thức thoại dẫn trực tiếp tự do. Ví dụ: - Vô duyên thì làm quái gì? - Vô duyên thì ế chồng đấy. - Thằng quỷ ạ. Mày như cụ non ấy! [16, tr.246] Ví dụ trên là một đoạn thoại được dẫn theo cách thức tự do, không có lời dẫn, chỉ có lời được dẫn là các lượt lời của nhân vật. Tác giả để nhân vật 28 của mình tự do nói chuyện với nhau, không có sự điều hành, dẫn dắt của tác giả, bởi vậy sự hiện diện của từng nhân vật trong hội thoại không được rõ nét. Bảng thống kê các hình thức dẫn thoại trực tiếp trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Các cách thức dẫn thoại trực tiếp Số lượng Tỉ lệ 710 100% Dẫn trực tiếp 683 96,1 Lời dẫn và lời được dẫn ngăn cách bằng dấu 452 66,1 231 33,9 27 3,9 STT 1 1.1 Cách dẫn thoại ngoặc kép 1.2 Lời dẫn và lời được dẫn ngăn cách bằng dấu gạch ngang 2 Dẫn trực tiếp tự do 2.2. Lời dẫn của thoại dẫn trực tiếp Những đặc điểm về lời dẫn chúng tôi trình bày ở chương 1 sẽ là cơ sở để nghiên cứu về lời dẫn ở thoại dẫn trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ở mục này. Dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày những vấn đề sau: Vị trí của lời dẫn Các thành phần cú pháp và ngữ nghĩa trong lời dẫn 2.2.1. Vị trí của lời dẫn Thông thường, trong tác phẩm truyện, nếu có những lời thoại trực tiếp của nhân vật thì có lời dẫn của người kể. Lời dẫn có tác dụng báo hiệu về tên người nói, cách thức nói hoặc miêu tả cử chỉ, thái độ, hành động, ngữ điệu… của nhân vật trong khi nói; nghĩa là lời dẫn của người kể chuyện làm cho nhân vật hiện lên trước mắt người đọc một cách cụ thể, sinh động. 29 Ví dụ: Đau đớn điên cuồng, Lù phóng ngựa ra chỗ chôn vợ. Phủ phục trước mộ, Lù kêu gào nức nở. - Hếch ơi… - Lù khóc - Tôi sống ra sao bây giờ khi không có bà? Đi làm nương về lấy ai đun nước cho tôi rửa mặt? Săn được con hoẵng, ai làm món lạp cho tôi… Lấy ai chia sẻ niềm vui, nỗi buồn? [16, tr.240] Những hành động diễn ra liên tiếp: “phóng ngựa ra chỗ chôn vợ”, “phủ phục”, “kêu gào”, “khóc” trong lời dẫn đã thể hiện một cách đầy đủ nỗi đau đớn tột cùng của nhân vật khi nói. Mặt khác, trước khi lời được dẫn xuất hiện không chỉ có một lời dẫn kiểu như: “Tôi hỏi” cho lời được dẫn: “Bạn có đi học không?” mà bao giờ cũng có nhiều lời kể lời miêu tả về nhân vật, ngữ cảnh hội thoại…Lời dẫn nằm trong “dòng chảy” của các lời này của tác phẩm và có vị trí không cố định. Qua khảo sát, chúng tôi thấy trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp lời dẫn có ba vị trí: trước lời được dẫn, sau lời được dẫn, xen giữa lời được dẫn. 2.2.1.1. Lời dẫn trước lời được dẫn Vị trí này được tác giả xây dựng phổ biến trong các truyện ngắn. Ví dụ: Đoài bảo: “Xin lỗi bác, cháu chẳng biết nhà bác có bao nhiêu người,, tên là gì?”. Ông hàng xóm cười: “Thì tôi cũng thế”. Đoài bảo: “Ngày xưa bọn ăn trộm có luật chia ra bốn loại mà chúng không lấy: một là nhà hàng xóm, hai là nhà bạn bè, ba là nhà đang có chuyện buồn, bốn là nhà đang có chuyện vui. Cứ thế này, cháu đi ăn trộm, lơ mơ phạm luật”. Ông hàng xóm cười: “Thì các con tôi cũng thế”. [16, tr.60] 30 Đoạn thoại trên gồm hai cặp thoại với bốn lời dẫn đi kèm trước lời được dẫn: “Đoài bảo” (2 lượt) và “Ông hàng xóm cười” (2 lượt), ngăn cách với lời được dẫn bằng dấu hai chấm. Hoặc: Nàng bảo chàng: - Hát đi! Viên quan trưởng bảo chàng: - Hát ca ngợi công danh đi! [16, tr.341] Ở ví dụ này, các lời dẫn trước lời được dẫn là: “Nàng bảo chàng”, “Viên quan trưởng bảo chàng”, ngăn cách với lời được dẫn bằng dấu gạch ngang. 2.2.1.2. Lời dẫn sau lời được dẫn Trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, vị trí này được sử dụng hạn chế hơn. Ví dụ: Trưởng bản tức giận, mặt ông đỏ bừng như lửa: - Phải chứng minh! - Trưởng bản hét lên, ông đã thấy đôi mắt trìu mến của E nhìn Hặc. - Ai tin mày! Ai bảo mày có đức tính trung thực? - Trưởng bản lại hỏi. - Then biết! - Hặc trả lời. - Cả con cũng biết! - E nói nghiêm trang. - Điên rồi! - Trưởng bản gầm lên. [16, tr.226] Hoặc: - Vô ích - Hắn thản nhiên nói. [16, tr.369] 31 Trong hai ví dụ trên có các lời dẫn được đặt sau lời được dẫn là: “Trưởng bản…nhìn Hặc”, “Trưởng bản lại hỏi”, “Hặc trả lời”, “E nói nghiêm trang”, “Trưởng bản gầm lên”, “Hắn thản nhiên nói” được ngăn cách với lời được dẫn bằng dấu gạch ngang. Ở vị trí này, lời dẫn góp phần khẳng định thái độ dứt khoát, quả quyết trong hành động của các nhân vật. 2.2.1.3. Lời dẫn xen giữa lời được dẫn Vị trí này xuất hiện không nhiều, lời dẫn thường nằm trong một câu với lời được dẫn khiến người đọc dễ phân tán bời lời dẫn. Ví dụ: - Cô độc đáo lắm! - Hạnh thả mồi câu. - Những người phụ nữ độc đáo bây giờ rất hiếm! - Thế cô độc đáo chỗ nào? - Bà Thiều thú vị khép vạt áo ra phía đằng trước. - Cô độc đáo trên toàn cơ thể - Hạnh nói và giọng bỗng dưng đổi khác, đôi mắt xoáy vào bờ vai tròn lẳn của người đàn bà, hai bên cơ hàm tự dưng cứng lại. - Trông cô hấp dẫn như một thiếu nữ đương thì. [16, tr.261] Hoặc: - Thật chịu thầy! - Tên cao gầy thú vị - Chiếc bình này chắc nhiều sự tích phải không? [16, tr.366] Trong hai ví dụ trên các lời dẫn nằm giữa lời được dẫn là: “Hạnh thả mồi câu”, “Hạnh nói… cứng lại”, “Tên cao gầy thú vị” ngăn cách với lời được dẫn bằng dấu gạch ngang. Lời dẫn ở vị trí này mang tính nhấn mạnh hành động của nhân vật; lời dẫn không chỉ thông báo về tên người nói, cách thức nói năng, miêu tả hành động, cử chỉ, ngữ điệu…của nhân vật trong khi nói mà còn thể hiện rõ vai trò của tác giả trong việc dẫn dắt câu chuyện. 32 Bảng thống kê vị trí của lời dẫn trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Vị trí của lời dẫn STT Số lượng 1985 Tỉ lệ 100% 1 Lời dẫn ở trước lời được dẫn 1548 77,9 2 Lời dẫn ở sau lời được dẫn 257 13 3 Lời dẫn xen giữa lời được dẫn 180 9,1 2.2.2. Các thành phần cú pháp và ngữ nghĩa trong lời dẫn 2.2.2.1. Cấu trúc cú pháp Trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, lời dẫn có cấu trúc theo ba kiểu chính: câu đơn, câu ghép, câu tỉnh lược. a. Câu đơn a1. Câu đơn chỉ có hai thành phần chính C – V Cấu trúc này đơn giản, mang tính chuẩn mực, phổ thông gồm một chủ ngữ giới thiệu người nói và một vị ngữ có chưa động từ nói năng hoặc động từ miêu tả tư thế, tác phong, thái độ… + Câu đơn có chủ ngữ là một danh từ, cụm danh từ hoặc đại từ; vị ngữ là một động từ nói năng. Đây là trường hợp các lời dẫn đạt đến độ cô đọng tuyệt đối, các lời dẫn được bỏ hầu hết các thành phần phụ, các từ ngữ có tính chất đưa đẩy, rào đón, chỉ còn lại nòng cốt câu để làm nổi bật lõi thong tin. Vì thế, lời dẫn hàm súc, cô đọng, dồn nén về mặt nội dung. Ví dụ: Anh Bường bảo: “Em ơi, bà chúa của anh ơi, em mang gì cho các anh đấy?” Quy bảo: “Thưa bác, bố cháu bảo mang cho các bác hai cái chăn bông, năm cân thịt lợn,một chai nước mắm với hai chục cân gạo”. Anh Bường bảo: “Được rồi. thế có mang cho các anh cái đèn không?” Quy bảo: 33 “Thôi chết, cháu quên mất. Cháu tưởng các bác ở giữa rừng thì cần gì đèn”. Anh Bường bảo: “Sống dầu đèn, chết kèn trống. Tưởng gì mà tưởng lạ thế?” Quy bảo: “Thôi được, ngày mai cháu lại vào, cháu về đây”. Anh Bường bảo: “Sao lại về? Ngủ ở đây với các anh. Anh bảo thằng Ngọc kể chuyện trinh thám cho mà nghe”. Quy bảo: “Phải gió! Cháu về đây. Trời sắp tối rồi”. Anh Bường bảo: “Ngọc! Tiễn cô bé một đoạn”. [16, tr.113] Đây là đoạn thoại giữa hai nhân vật Bường và Quy, trong đó có các lời dẫn: “Anh Bường bảo” (5 lần) và “Quy bảo” (4 lần) đều là các câu đơn bình thường có hai thành phần C - V. C là chủ thể của các lời dẫn, sau đó V là động từ nói năng: “bảo”. Các lời dẫn này không bình luận, đánh giá, nhận xét về nhân vật hội thoại, ngữ cảnh hội thoại, hành động, cử chỉ… của nhân vật mà tác giả chỉ dẫn một câu ngắn mang tính chất thông báo sau đó sẽ xuất hiện lời nói của nhân vật. Cấu trúc này được lặp đi lặp lại rất nhiều trong tác phẩm, làm cho cách diễn đạt trở nên giản dị, mạch lạc, rõ ràng về đối tượng cũng như nội dung của nó; giọng kể khách quan, tạo khoảng cách giữa tác giả với nhân vật hội thoại. + Câu đơn có thành phần định ngữ miêu tả. Ví dụ: - Chỉ qua bến Cốc thôi nhá! - Ông chủ hào hiệp của tôi mặc cả. Thằng ngu như chó, trời rét thế này về mà nằm ổ. Mày định học đánh cá mòi để làm gì thế? - Nó định lớn lên lập hợp tác xã! - Một gã béo lẳn và đen trùi trũi ở chiếc thuyền bên mỉm cười thâm hiểm. - Giêsuma! Ông lỏi đã sành đi đánh cá đêm thì ta chỉ còn xương cá mà ăn thôi đấy! - Quăng nó xuống sông cho Hà Bá bắt! - Một gã nào đấy hăm dọa. Thuyền gã lướt qua và gã dùng chiếc mái chèo thúc vào sườn tôi đau điếng. 34 - Ông cho nó đi xúi cả mẻ cá đêm nay là ăn đòn đấy! - Một lão mắt chột gầm gừ. Lão giơ mái chèo vẻ chẳng có gì là đùa bỡn cả. [16, tr.8] Các lời dẫn: “Ông chủ…cả”, “Một gã…thâm hiểm”, “Một gã…hăm dọa”, “Một lão…gầm gừ” trong đoạn thoại trên đều là các câu đơn có thành phần định ngữ miêu tả “hào hiệp”, “béo lẳn và đen trùi trũi”, “nào đấy”, “mắt chột”. Lời dẫn vừa có tính chất thông báo về nhân vật, vừa miêu tả hành đông, cử chỉ, thái độ của nhân vật; đồng thời thể hiện cách đánh giá của tác giả về nhân vật. a2. Câu đơn có các thành phần phụ Bên cạnh những câu đơn chỉ có hai thành phần chính là C - V, lời dẫn trong hội thoại trực tiếp còn sử dụng những câu đơn có thành phần phụ (chủ yếu là trạng ngữ). Ví dụ: Đến tám giờ, lão Kiền bảo: “Tao đi chúc Tết hàng xóm, vợ chồng thằng Cấn đi theo tao. Khiêm ơi, mày cho bố ít tiền để đi mừng tuổi”. [16, tr.60] Ở lời dẫn trên, ngoài hai thành phần chính: chủ ngữ “lão Kiền”, và vị ngữ “bảo”, còn thành phần trạng ngữ chỉ thời gian: “Đến tám giờ”. Thành phần này xuất hiện khiến cho sự việc trở nên chân thực, cụ thể hơn. b. Câu ghép Cấu trúc của các câu ghép trong các lời dẫn cũng hết sức đơn gỉn, chính là sự dồn nén các cấu trúc câu đơn thành câu văn dài và mang nhiều nội dung khác nhau. Ví dụ: Quận chúa đỏ mặt, bà im một lát rồi ỡm ờ: - Thế ông mua gì mà trả thế nào? [16, tr.299] 35 Lời dẫn trên là một câu ghép có hai kết cấu C - V. Thứ nhất: “Quận chúa đỏ mặt” có “Quận chúa” là C, “đỏ mặt” là V. Thứ hai: “Bà im một lát rồi ỡm ờ” có “bà” là C, “im một lát rồi ỡm ờ” là V. c. Câu tỉnh lược Ngoài lời dẫn là các câu văn có cấu trúc cú pháp hoàn chỉnh, Nguyễn Huy Thiệp còn tạo ra những lời dẫn là câu tỉnh lược. Ví dụ: Sư Tịnh: - Đi cắt cỏ à? - Vâng. Sư Tịnh: - Có chuyện gì không? - Không. Sư Tịnh: - Đang nghĩ gì? [16, tr.423] Trong đoạn thoại trên, các lời dẫn: “Sư Tịnh” được lặp lại ba lần, là câu được tỉnh lược bộ phận vị ngữ. Lời dẫn chỉ nêu lên chủ thể của lời thoại, có tính chất thông báo sau đó xuất hiện lời nói của nhân vật chứ không đưa ra một hành động, cử chỉ, bình luận, đánh giá … của nhân vật. Bảng thống kê cấu trúc cú pháp trong lời dẫn trực tiếp Số lượng Tỉ lệ 2012 lần 100% Câu đơn 1885 93,7 Câu đơn có hai thành phần chính C -V 1674 83,2 Câu đơn có C là một danh từ, một cụm danh từ 1379 68,5 Cấu trúc cú pháp STT 1 1.1 1.1.1 và V là một động từ nói năng 36 1.1.2 Câu đơn có C là thành phần định ngữ miêu tả 295 14,7 Câu đơn có thành phần phụ 211 10,5 2 Câu ghép 89 4,4 3 Câu tỉnh lược 38 1,9 1.2 2.2.2.2. Ngữ nghĩa của các thành phần cú pháp trong lời dẫn a. Chủ ngữ Thứ nhất: Chủ ngữ ở ngôi thứ nhất Chủ ngữ ở ngôi thứ nhất xuất hiện nhiều trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Ví dụ: - Chị cứu em à? - Tôi hỏi. [16, tr.13] “Tôi” trong lời dẫn trên ỏ ngôi thứ nhất và là chủ ngữ trong lời dẫn “Tôi hỏi”. Hoặc: Tôi thở dài: “Hoẵng nó kêu suốt đêm… Bao giờ nó sẽ gặp mẹ… Anh cứ ngủ đi. Anh kệ em! Ngày mai em không làm mất việc đâu”. [16, tr.114] “Tôi là chủ ngữ trong lời dẫn trên, xuất hiện ở ngôi thứ nhất. Có thể thấy, trong các lời dẫ trên, người kể chuyện xuất hiện trong ngôi thứ nhất; tham gia đối thoại, tranh luận, làm tăng mức độ tin cậy cho lời dẫn. Thứ hai, chủ ngữ ở ngôi thứ ba Thông thường khi ở ngôi thứ ba, các nhân vật thường được gọi tên hoặc chức danh. Ví dụ: 37 Anh Chỉnh bảo: “Phải cắt phần đầu ngón chân bị thối. Để lâu sẽ bị hoại thư, chết người! Khổ quá, tôi không mang dụng cụ y tế đi theo”. [16, tr.121] Hoặc: Nhà vua cười nhạt: “ Mày tưởng công mày to ư? Mày ở gần ta mà không biết ta. Mày kể công với ta làm gì? Mày chỉ dự vào trò chơi của ta. Trò chơi nào chẳng vô công? Mày phạm luật thì mày chịu. Đừng trách ta ác”. [16, tr.179] “Anh Chỉnh”, “Nhà vua” trong lời dẫn trên là chủ ngữ ở ngôi thứ ba, tăng tính khách quan cho lời được dẫn. Người kể chuyện không bày tỏ thái độ, quan điểm của mình. Bảng thống kê thành phần chủ ngữ trong lời dẫn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Chủ ngữ của lời dẫn STT Số lượng Tỉ lệ 1984 lần 100% 1 Chủ ngữ ở ngôi thứ nhất 153 7,7 2 Chủ ngữ ở ngôi thứ ba 1454 92,3 b. Vị ngữ b1. Vị ngữ là những động từ nói năng Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, lời dẫn thường rất ngắn, đóng khung trong mô hình: Chủ thể + động từ nói năng. Có nhiều đoạn thoại tác giả lặp lại y nguyên cấu trúc dẫn thoại, chỉ thay đổi các danh từ chỉ chủ thể hoặc các động từ nói năng. Ví dụ: Vợ tôi bảo: “Em nghe hết rồi, em tính ba chục mâm, tám trăm đồng một mâm, ba tám hai tư. Hai tư nghìn, phụ phí sáu nghìn. Việc mua bán em lo. Cỗ giao cho cô Lài. Đừng nghe ông bổng, lão ấy đểu lắm”. Tôi bảo: “Ông 38 Bổng cầm bốn nghìn rồi”. Vợ tôi bảo: “Buồn anh lắm”. Tôi bảo: “Anh đòi lại nhé”. Vợ tôi bảo: “Thôi coi như trả công. Lão ấy tốt nhưng nghèo” [16, tr.26] “Bảo” trong lời dẫn ở ví dụ trên là động từ nói năng chỉ hành động ngôn ngữ. Tác giả sử dụng động từ “bảo” liên tiếp nhau làm cho sự việc dồn dập. Việc dùng câu đơn với sự giản lược tối đa vị ngữ, tác giả đã tước đi ý thức về vai giao tiếp, vị thế giao tiếp của nhân vật trong giao tiếp. Bảng thống kê động từ nói năng trong lời dẫn Tần số STT Động từ nói năng 1 Bảo 903 2 Hỏi 229 3 Nói 187 4 Chế giễu 1 5 Trả lời 32 6 Kêu lên 3 7 Quát 7 8 Mắng 10 9 Gọi 12 10 Gào lên 1 11 Gào to 1 12 Đáp 7 13 Kể 4 14 Rên lên 1 15 Reo lên 3 16 Cãi 1 39 1473 lần 17 Tâu 8 18 Chào 1 19 Khen 3 20 Đọc 3 21 Thề 1 22 Lạy van 3 23 Nói khẽ 4 24 An ủi 4 25 Nhăc lại 1 26 Ngỏ lời 1 27 Cắt lời 1 28 Tán thưởng 1 29 Mặc cả 1 30 Nói to 1 31 Nói dỗi 1 32 Gặng hỏi 1 33 Nói mát 1 34 Quát lên 2 35 Dò hỏi 1 36 Quát khe khẽ 1 37 Dỗ 1 38 Quở trách 1 39 Khấn 2 40 Nhắc đi nhắc lại 1 41 Mời 1 42 Gầm lên 1 40 43 Chửi 8 44 Dặn 4 45 Than 1 46 Rít lên 1 47 Thét lên 1 48 Thừa nhận 2 49 Công nhận 1 50 Thú nhận 1 51 Nhẩm tính 1 52 Ví von 1 53 Giễu cợt 1 54 Thốt lên 1 55 Nói dịu dàng 1 b2. Vị ngữ là các động từ chỉ cách thức nói năng Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, ngoài các lời dẫn có vị ngữ là các động từ nói năng, nhà văn còn sử dụng các động từ chỉ cách thức nói năng. Ví dụ: Ông giáo lẩm bẩm: - Người với ngợm, trông như tướng cướp. [16, tr.361] “Lẩm bẩm” là động từ chỉ cách thức nói năng, thể hiện cách phản ứng của nhân vật , hé mở về tâm lí nhân vật không thiện cảm với đối tượng mà mình nhìn thấy. 41 Bảng thống kê các động từ chỉ cách thức nói năng trong lời dẫn. Tần số STT Động từ chỉ cách thức nói năng 1 Xởi lởi 1 2 Nhỏ nhẹ 1 3 Đánh trông lảng 1 4 Dứt khoát 2 5 Nghẹn ngào 2 6 Líu ríu 1 7 Thủ thỉ 2 8 Năn nỉ 1 9 Căn vặn 2 10 Quả quyết 1 11 Cau có 3 12 Bẻ lại 1 13 Tặc lưỡi 1 14 Văng tục 1 15 Lẩm bẩm 9 16 Thì thào 3 17 Ỡm ờ 1 18 Ấp úng 1 19 Hô lớn 1 20 Than thở 3 21 Xót xa 1 22 Băn khoăn 3 23 Gầm gừ 1 42 53 lần 24 Buột miệng 3 25 Cằn nhằn 1 26 Càu nhàu 3 27 Rền rẫm 1 28 Rền rĩ 1 29 Chép miệng 1 30 Xuýt xoa 1 b3. Vị ngữ là các từ miêu tả các động tác, tư thế, thái độ của nhân vật hội thoại Những từ miêu tả động tác, tư thế, thái độ cũng đóng vai trò là vị ngữ trong lời dẫn Ví dụ: Ông Bổng sang thăm. Ông nói:“Bà ấy cứ xoay ngang, xoay dọc trên giường như thế này là gay go đấy!” Lại hỏi: “Chị ơi, chị có nhận ra em không?” Mẹ tôi bảo: “Có”. Lại hỏi:“Thế em là ai?” Mẹ tôi bảo:“Là người”. Ông Bổng khóc òa lên:“Thế là chị thương em nhất. Cả làng cả họ gọi em là đồ chó. Vợ em gọi em là đồ đểu. Thằng Tuân gọi em là đồ khốn nạn. Chỉ có chị gọi em là người”. [16, tr. 25] Ở ví dụ trên, ngoài động từ nói năng: “nói”,”bảo”, “hỏi”, tác giả đã sử dụng động từ miêu tả động tác: “khóc òa lên”. Cụm từ này đã bộc lộ tâm lí, cảm xúc của nhân vật, nhân cách còn lại của một con người táo tợn, không biết nhục. Qua đó còn thể hiện tinh thần nhân đạo của tác giả. 43 Bảng thống kê các từ miêu tả động tác, tƣ thế , thái độ của nhân vật. Tần số xuất hiện STT Động từ 1 Vội 2 2 Phủ đầu 1 3 Đỡ lấy 1 4 Cười khẩy 1 5 Nén giận 1 6 Nhìn 5 7 Thở dài 24 8 Cười 90 9 Đỏ mặt 3 10 Gật đầu 4 11 Cười thỏn thẻn 2 12 Đùa 2 13 Cáu 7 14 Mỉm cười 16 15 Giật mình 3 16 Cười nhạt 8 17 Thán phục 1 18 Cười lớn 1 19 Cười ré lên 3 20 Can 1 76 lần 44 2.3. Lời đƣợc dẫn trong thoại dẫn trực tiếp 2.3.1. Các đơn vị hội thoại được dẫn 2.3.1.1. Một lượt lời - Trường hợp lời được dẫn viết cùng dòng với lời dẫn: Đây là trường hợp lời dẫn được viết cùng với lời dẫn, ngăn cách với lời dẫn bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. Ví dụ: Vợ tôi bảo: “Không được” [16, tr.21] Lượt lời góp phần thể hiện cá tính quyết đoán, mạnh mẽ, thực tế của nhân vật trong tác phẩm. - Trường hợp lời được dẫn viết tách dòng với lời dẫn: Ví dụ: Chàng lại nói: - Cứt! [16, tr.340] Với lời thoại này, tác giả đã đời thường hóa nhân vật cổ tích, làm thay đổi cái nhìn về chàng Trương Chi. Từ đó thể hiện quan niệm về con người luôn không hoàn hảo, không tồn tại như thánh nhân mà chỉ đại diện cho chính nó. 2.3.1.2. Cặp thoại - Cặp thoại tiêu cực: Là cặp thoại có hành động ở lời không thỏa mãn đích của hành động dẫn nhập. Ví dụ: Ông Sông bảo: “Gian khổ đấy, chịu được không?”. Anh Bường bảo: Đằng nào chả đến địa ngục” [16, tr.128] Đây là một cặp thoại tiêu cực, sự trao đáp là một lời trần thuật thờ ơ, thiếu thiện chí, không quan tâm đến thông tin trong lượt lời của Sp1. 45 - Cặp thoại tích cực: Là cặp thoại có hành động hồi đáp thỏa mãn đích của hành động dẫn nhập. Ví dụ: Cô đào Thu hỏi: - Em có phải đi ra ngoài hay không? Tú Xương bảo: - Không! Cô phải ở đây hầu rượu. [16, tr.401] Đây là cặp thoại tích cực vì sự hồi đáp của nhân vật thỏa mãn đích của tham thoại. Lối xây dựng hội thoại này tạo nên sự tương tác giữa các nhân vật, làm tăng sự gắn kết về ngữ nghĩa và ngữ dụng của các lời thoại. 2.3.1.3. Đoạn thoại Đoạn thoại được tác giả xây dựng khá nhiều; các đoạn thoại là sự luân phiên lượt lời nhanh chóng nối tiếp nhau xung quanh một chủ đề. Ví dụ: Ông thợ mộc quát: “Sợ chúng ông ăn cắp gỗ à?”. Ông Bổng nói: “Ván mấy phân?”. Tôi bảo: “Bốn phân”. Ông Bổng bảo: “Mất mẹ bộ xa lông. Ai lại đi đóng quan tài bằng gỗ dổi bao giờ? Bao giờ bốc mộ, cho chú bộ ván”. [16, tr.26] Đoạn thoại có ba nhân vật tham gia đối thoại về chiếc quan tài. Những lời thoại được đặt liền nhau tạo sự liên tục của đoạn thoại, nhân vật được tự bộc lộ mình, từ đó thể hiện chân thực bản chất nhân vật một cách triệt để. 2.3.1.4. Cuộc thoại Ví dụ: Cái ổ cắm điện bị hở, chữa nhiều nhưng cứ ít hôm lại có người bị giật điện đến thót, lão Kiền bị điện giật, bèn chửi: “Cha chúng mày, chúng mày ám hại ông. Chúng mày mong ông chết, nhưng trời có mắt, ông còn sống 46 lâu”. Đoài nằm trong giường nói vọng ra: “Ở đâu không biết chứ ở nhà này thì “lá vàng còn ở trên cây, lá xanh rụng xuống” là chuyện thường tình”. Lão Kiền chửi: “Mẹ cha mày, mày ăn nói với bố thế à? Tao không thể hiểu thế nào mà người ta lại cho mày làm việc ở Bộ Giáo dục!”. Đoài cười: “Họ xét lí lịch thấy nhà mình truyền thống, ba đời trong sạch như gương” Lao Kiền lẩm bẩm: “Chứ không à? Chúng mày thì tao không biết nhưng từ tao ngược lên, nhà này chưa có ai làm gì thất đức”. Đoài bảo: “Phải rồi. một miếng vá xăm đáng một chục nhưng tương lên ba chục thì có đức đấy”. Lão Kiền bảo: “Mẹ cha mày, thế mày nâng bát cơm lên miệng hàng ngày mày có nghĩ không?”. Khảm rên rỉ: “Thôi thôi, anh Đoài ơi, anh thương em với, hôm nay em phải thi vấn đáp môn triết học đấy”. Đoài bảo: “Triết học là thứ xa xỉ của bọn mọt sách. Chú có thấy chuỗi hạt nhựa đeo cổ của chị Sinh không? Nó là triết học đấy”. Khảm không trả lời. [16, tr.48] Trong cuộc hội thoại trên, các nhân vật dùng mọi cách để bảo vệ chính kiến của mình, khẳng định ý thức chủ thể nên cuộc thoại như một màn xung đột giữa các thành viên trong gia đình. Lượt lời liên tiếp nhau, ngôn ngữ suồng sã, giàu kịch tính. Bảng thống kê các đơn vị hội thoại đƣợc dẫn trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp STT Các đơn vị hội thoại được dẫn Các đơn vị Số lượng 720 Tỉ lệ 100% 1 Một lượt lời 356 49,5 2 Cặp thọai 91 12,6 3 Đoạn thoại 146 20,2 4 Cuộc thoại 127 17,7 47 2.3.2. Các hành vi ngôn ngữ được dẫn trong lời được dẫn trực tiếp 2.3.2.1. Tiêu chí phân loại Để nhận biết lời được dẫn của hội thoại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thuộc nhóm hành vi ngôn ngữ nào chúng tôi căn cứ vào các tiêu chí sau: a. Các biểu thức ngữ vi nguyên cấp Để biết hành vi ngôn ngữ của một biểu thức ngữ vi nguyên cấp nhất định, ngoài nội dung mệnh đề, còn dựa vào các dấu hiệu chỉ dẫn hiệu lực ở lời (IFIDs); qua những IFIDs mà chúng ta có thể biết được biểu thức ngữ vi nguyên cấp đó thuộc hành vi ngôn ngữ nào. Ví dụ: - Chị nghĩ gì thế? - Anh hỏi và thoáng nhìn vào đôi mắt xa xăm của thiếu phụ. - Anh không phải người ở đây phải không? - Tại sao chị biết? [16, tr.310] Nhờ các từ để hỏi: “Gì thế”,“Phải không”,“tại sao” mà chúng ta nhận ra các biểu thức ngữ vi trên do hành vi “hỏi” tạo ra. b. Căn cứ vào lời hồi đáp Có thể căn cứ vào lời hồi đáp đượ dẫn trong một cặp thoại để xác định hành vi ngôn ngữ nào tạo ra lời dẫn nhập. Ví dụ: Tôi hỏi: “Chuẩn bị à?”. Vợ tôi bảo: “Không”. [16, tr.25] Căn cứ vào lời hồi đáp“Không” của Sp2 mà ta xác định được hành vi ngôn ngữ tạo ra lời được dẫn trong tham thoại dẫn nhập là hành vi “hỏi”. 48 Có trường hợp không có lời hồi đáp, đặc biệt là trường hợp một lượt lời được dẫn, chúng tôi căn cứ vào lời miêu tả, nhận xét, đánh giá trông lời dẫn của người kể hoặc nội dung ngữ cảng của lời được dẫn. Ví dụ: Cưới vợ cho con, ông Bổng nói với cha tôi:“Anh phải đứng ra chủ hôn, bố chú Kim Chi Vụ phó, anh là tướng, thế là “môn đăng hộ đối”. Sau này các cháu nhờ phúc của ông, như tôi là thằng phu xe, báu gì!” [16, tr22] Căn cứ vào ngữ cảnh và nội dung của lời được dẫn, đặc biệt là từ “phải”, ta nhận ra được đây là hành vi “yêu cầu”. c. Căn cứ vào động từ nói năng được dùng trong lời dẫn. Đây là căn cứ dễ nhận biết và quan trọng nhất để xác định hành vi ngôn ngữ. Một số động từ nói năng thường được sử dụng như: “hỏi”, “bảo”, “nói”, “trả lời”… Ví dụ: Dì Lưu nước mắt lã chã gọi: “Cháu! Cháu ơi!” [16, tr.29] Động từ nói năng “gọi” trong lời dẫn giúp chúng ta nhận ra hành vi ngôn ngữ được dẫn là hành vi “gọi”. 2.3.2.2. Các lại hành vi ngôn ngữ được dẫn Căn cứ vào các tiêu chí trên, chúng tôi phân loại và thống kê các hành vi ngôn ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, kết quả như sau: Tần số STT Các loại hành vi ngôn ngữ được dẫn 1 Hỏi 602 2 Chửi mắng 112 3 Cảm than 133 49 2032 lần 4 Bảo 220 5 Gọi 19 6 Thông báo 60 7 Ra lệnh 62 8 Băn khoăn 1 9 Khẳng định 20 10 Chế giễu 9 11 Bàn 5 12 Cho phép 3 13 Thưa gửi 18 14 Tranh cãi 11 15 Nhận xét 71 16 Khuyên 42 17 Đồng ý 22 18 Mời 7 19 Chào 5 20 Trả lời 413 21 Trêu 5 22 Kết luận 34 23 Phàn nàn 29 24 Thuyết phục 8 25 Khen 2 26 Xin lỗi 20 27 Dặn dò 16 28 Cám ơn 16 29 Nhắc lại 3 50 30 Giải thích 3 31 Giúp đỡ 9 32 Tuyên bố 29 33 Từ chối 17 34 Công kích 6 2.3.3. Các thành phần cú pháp 2.3.3.1. Câu đơn Đây là kiểu câu được sử dụng nhiều trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, thiên về tường thuật, trình bày sự việc. Ví dụ: Ông Bổng hỏi: “Nhà này ai chủ trì kinh tế”. [16, tr.26] Mỗi lời được dẫn ở ví dụ trên là một câu đơn. Đặc biệt tác giả lược bỏ các thành phần phụ, nhân vật trả lời trực tiếp vào câu hỏi, cung cấp một lượng thông tin vừa đủ, đẩy nhanh tới đích đối thoại. 2.3.3.2. Câu ghép Kiểu câu ghép cũng được sử dụng nhiều, cấu trúc khá đơn giản, là sự dồn nén các cấu trúc câu đơn thành một câu văn dài, mang nhiều nội dung khác nhau. Ví dụ: “Chúng mày cứ giết nhau đi, tao càng mừng” [16, tr.49] Lời được dẫn trên là câu ghép có hai cụm C - V: Thứ nhất: “Chúng mày cứ giết nhau đi” có C là: “Chúng mày”, V là “cứ giết nhau đi”; thứ hai: “Tao càng mừng” có C là: “tao”, V là “càng mừng”. 51 2.3.3.3. Câu tỉnh lược Câu tỉnh lược được tác giả sử dụng nhiều, phù hợp với tính cách của nhân vật được xây dựng trong mỗi tác phẩm. Ví dụ: Vợ tôi bảo: “Ba mươi hai mâm,. Anh phục em tính sát không?” Tôi bảo: “Sát”. [16, tr.28] Lời được dẫn của nhân vật là một câu tỉnh lược cả hai thành phần chính, chỉ giữ lại một từ vừa đủ nghĩa để trao đổi thông tin. Mội quan hệ, vai giao tiếp bị san bằng, chỉ còn lại sự thực dụng, tính toán. 2.3.3.4. Câu tách biệt Câu tách biệt là một hiện tượng cú pháp lệch chuẩn đáng chú ý. Đây là một hình thức du nhập cấu trúc cú pháp hội thoại vào trong văn chương để lời văn đạt tính sinh động. Ví dụ: - Được cái thật thà…Mà khỏe lắm! Cứ như lực điền… [16, tr.497] Câu tách biệt trong lời dẫn này được sử dụng để tạo ra sắc thái ỡm ờ, không tròn nghĩa, dang dở. 2.3.3.5. Câu cắt dán Trong lời được dẫn còn xuất hiện nhiều câu cắt dán, nhà văn cắt nguyên những câu thơ trong những bài thơ của các tác giả nổi tiếng như: Tú Xương, Nguyễn Bính, Đồng Đức Bốn… dán vào những lời được dẫn của nhân vật một cách khéo léo. Các câu thơ này được thay đổi từ ngữ cảnh ngôn từ này sang ngữ cảnh ngôn từ khác sẽ mang những sắc thái ý nghĩa và mục đích phát ngôn mới. 52 Ví dụ: Tiếng bà cụ Xoan đang dỗ dành con gái khi khoan khi nhặt: - Nín đi con…Gái lớn ai chẳng phải lấy chồng… Can gì mà khóc… Nín đi không… Tiếng khóc nghẹn ngào nén ủ trong ngực bỗng vỡ òa ra nức nở. Bà cụ Xoan nửa khóc nửa cười níu tay mấy bà mấy cô bên hàng xóm: - Nào, nào! Nín đi, mặc áo vào ra chào họ…” [16, tr.440] Các câu: “Gái lớn ai chẳng phải lấy chồng”, “Can gì mà khóc... Nín đi không”, “Nín đi, mặc áo vào ra chào họ” được cắt dán từ bài thơ “Lòng mẹ” của Nguyễn Bính, ghép vào thành lời nói của nhân vật trong tác phẩm “Lòng mẹ”. Câu thơ được cát dán nằm trong khung cảnh hẹp, nhằm vào mục đích giao tiếp cụ thể. Kiểu câu này xuất hiện không nhiều trong lời được dẫn song đây chính là sự sáng tạo của tác giả mà trước đó chưa ai nghĩ ra. Bảng thống kê cấu trúc cú pháp của lời đƣợc dẫn STT Cấu trúc cú pháp của lời được dân Cấu trúc cú pháp Tần số 2032 lần Tỉ lệ 100% 1 Câu đơn 1007 49,6 2 Câu ghép 90 4,4 3 Câu tỉnh lược 770 37,9 4 Câu tách biệt 110 5,4 5 Câu cắt dẫn 55 2,7 2.4. Vấn đề điểm nhìn Trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, tác giả rút ngắn khoảng cách giữa người kể và nhân vật trong truyện bằng cách thuật truyện từ nhiều 53 điểm nhìn. Cụ thể là điểm nhìn của người kể ở lời dẫn và điểm nhìn của nhân vật ở lời được dẫn 2.4.1. Điểm nhìn của người kể ở lời dẫn Điểm nhìn của người kể chính là điểm nhìn bên ngoài, đó là những cái mà người kể có thể cảm nhận bằng giác quan. Để nhận biết điểm nhìn bên ngoài ta có thể căn cứ vào: - Điểm nhìn không gian: người kể chuyện đứng ở vị trí nào để quan sát hành động nói của người nói, tức là khoảng cách nào so với không gian của người nói. Ví dụ: Bố Lâm cầm roi bảo Lâm: “Tao đánh ba roi cho nhớ. Hai roi phải nhớ làm ăn cẩn thận. Một roi phải nhớ là con lão Ba Đình, đừng để bố mày bị thiên hạ chửi vào mặt”. [16, tr.152] Trong ví dụ trên, người nói phải đứng ở một vị trí không gian nào đấy so với bố Lâm đề có thể quan sát được cả Lâm rồi mới dẫn lại lời nói của bố Lâm. - Điểm nhìn thời gian: Người kể chuyện quan sát và nghe được lời nói của Sp1 vào lúc nào tức là thời điểm quan sát của người kể chuyện trùng khít với thời điểm xuất hiện lời nói của Sp1. Ví dụ: Hôm thứ bẩy, mẹ tôi bỗng ngồi dậy được, Đi lững thững một mình ra vườn. Ăn được cơm. Tôi bảo: “Mừng rồi”. [16, tr.25] “Hôm thứ bẩy” là thời điểm xảy ra trước khi người kể kể lại chuyện này, nghĩa là hành động “ngồi dậy”, “đi lững thững một mình”, “ăn cơm” và câu nói “mừng rồi” xảy ra từ tuần trước, được nhân vật “tôi” thuật lại. 54 - Điểm nhìn của người kể được thể hiện qua những lời bình luận hoặc những lời miêu tả về tâm lí hay những biểu hiện bề ngoài của nhân vật. Ví dụ: Cô Lài cười thỏn thẻn, dạo này đầu cứ gật gật liên hồi như bị độn kinh: “Chả phải”. [16, tr.29] Hoặc: Cô gái bối rối, mãi sau nàng mới ấp úng: - Em là Muôn…ở bản Mường Lưm… [16, tr.232] “Cười thỏn thẻn”,“Đầu cứ gật gật liên hồi như bị động kinh”, “bối rối”, “ấp úng” là những lời miêu tả về biểu hiện bề ngoài của nhân vật trong quá trình nói. - Những sự kiện đi kèm ngôn ngữ nhân vật, là điểm nhìn của người kể thể hiện ở những yếu tố được tác giả lựa chọn đưa vào lời dẫn. Ví dụ: - Ta không bàn bạc với chú! - Tổng Cóc ném lên mặt bàn mấy chuỗi tiền đồng. [16, tr.301] Hoặc: Ông giáo nâng chiếc bình lên tay ngắm nghía thán phục: - Chiếc bình đẹp quá! [16, tr.365] “Ném lên mặt bàn mấy chuỗi tiền đồng”, “nâng chiếc bình lên tay ngắm nghía” là sự kiện, hành động đi kèm ngôn ngữ nhân vật. - Cách dùng từ để gọi tên nhân vật Ví dụ: 55 Bốn giờ sáng, ông đội trưởng đội cày gọi cổng: “Chương ơi, hôm nay cày chân ruộng Gò mả ngụy nhé!” [16, tr.76] Hoặc: - Nhờ giời - tay trộm trả lời - không phải lúc nào cũng ăn thịt bò, nhưng thịt gà thịt vịt cũng ngon. [16, tr.204] “Ông đội trưởng đội cày”, “tay trộm” là cách gọi tên nhân vật của người kể, thể hiện điểm nhìn bên ngoài của người kể. 2.4.2. Điểm nhìn của nhân vật ở lời được dẫn Người kể có một điểm nhìn bao quát để lựa chọn, điều khiển các nhân vật hành động. Trong quá trình hoạt động, mỗi nhân vật trong tác phẩm lại có điểm nhìn riêng. Có thể nhận biết được điểm nhìn của nhân vật dựa vào các yếu tố: - Điểm nhìn của nhân vật biểu hiện vị thế và thân hữu của người nói đới với người nghe thông qua từ ngữ thưa gửi, xưng hô. Ví dụ: “Tôi thấy các bác nấu canh suông, cầm lấy gói mì chính mang đi chế vào cho nó có chất” [16, tr.112] Hoặc: “Đi đâu mà bảnh thế cháu?” [16, tr.260] Những từ xưng hô: “Bác”, “Cháu” là điểm nhìn của người nói, biểu hiện vai giao tiếp của Sp2. - Điểm nhìn của nhân vật còn được thể hiện thông qua cách gọi tên người thứ ba trong quá trình giao tiếp. Ví dụ: 56 “Thì nó điên mà! Nó rồ đấy! Rõ may cho ông không bị nó đánh vỡ đầu.” [16, tr.478] Hoặc: Lâm bảo: “Hiếu ơi, thôi mày vè đi. Bố mày không đánh ba roi như bố tao đâu, với lời lẽ thế này thì ông ấy giết. Sáng mai có tàu năm giờ sáng đấy” [16, tr 152] “Nó”, “ông ấy” là cách gọi tên của người thứ 3 của Sp1. Cách gọi “nó” thể hiện sự coi thường, khinh bỉ, không tôn trọng của Sp1 đối với đối tượng được nói tới, còn cách gọi “ông ấy” thể hiện sự sợ sệt, lo lắng của nhân vật. - Điểm nhìn của nhân vật còn được thể hiện thông qua nội dung lời thoại. Ví dụ: Ông Thuyết cười gằn: “Này, giở thói lưu manh ra đấy phải không? Đất có lề, quê có thói. Lề thói ở đây không thế đâu nhé. Tôi nói cho biết, tôi chỉ phẩy tay là chú tan xương. Chú muốn yên ổn hành nghề hay thôi nào?” [16, tr.124] Ở ví dụ trên, lời nói của ông Thuyết đã thể hiện sự hung hăng mang tính dọa nạt đối với Sp2. - Cách thức nói năng của nhân vật cũng là hình thức ngôn ngữ biểu hiện điểm nhìn. Ví dụ: Ông Chưởng bảo cha tôi: “Cơ ngơi của anh ác thật. Vườn cây, ao cá, vườn cây, chuồng lợn, chuồng gà, biệt thự. Thế là vững tâm”. Cha tôi bảo: “Con tôi làm đấy”. Tôi bảo: “Đấy là vợ cháu”. Vợ tôi bảo: “Cô Lài chứ”. Cô Lài cười thỏn thẻn, dạo này đầu cứ gật gật liên hồi như bị động kinh: “Chả phải”. Cha tôi đùa: “Thế thì do mô hình V.A.C”. [16, tr.29] 57 Những lời thoại ngắn, liên tục của các nhân vật thể hiện sự dứt khoát, nhanh gọn trong khi nói. 2.5. Tiểu kết - Nhờ vào lí thuyết Ngữ dụng học, đặc biệt là lí thuyết hội thoại, chúng tôi đã phát hiện ra biểu hiện cụ thể của thoại dẫn trực tiếp được nói đến trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. - Nét riêng của Nguyễn Huy Thiệp khi xây dựng truyện ngắn là xây dựng lời thoại ngắn, cộc lốc, ít xuống dòng. Trong thoại dẫn trực tiếp, lời dẫn thoại có vị trí linh hoạt, người kể có thể xen vào bất cứ vị trí nào trong đoạn thoại. - Thoại dẫn không chỉ dẫn một câu nói (một lượt lời) mà còn dẫn cặp thoại, đoạn thoại, cuộc thoại. Cấu trúc cú pháp đa dạng tạo nên sự phong phú cho thoại dẫn. - Điểm nhìn của thoại dẫn trực tiếp được thể hiện qua lời dẫn và lời được dẫn. Người kể chuyện có thể là tác giả, có thể là nhân vật trong truyện nên có nhiều điểm nhìn, đa giọng điệu. 58 KẾT LUẬN 1. Dựa trên những tài liệu của các nhà nghiên cứu, chúng tôi đã xây dựng được lí thuyết hội thoại đặc biệt là lí thuyết về thoại dẫn. Vận dụng lí thuyết đó, chúng tôi đã phát hiện, phân loại và miêu tả các đặc điểm của thoại dẫn trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. 2. Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, thoại dẫn trực tiếp được tác giả sử dụng phổ biến với cách dẫn linh hoạt: Có thể có lời dẫn hoặc không có lời dẫn, nhiều đoạn thoại sử dụng kết hợp cả hai cách dẫn thoại trên tạo sự sinh động trong cách kể chuyện. 3. Dù ở trước, sau, hay xen giữa lời được dẫn thì lời dẫn đều có cấu trúc ngữ pháp và thành phần ngữ nghĩa đa dạng, phong phú diễn tả được những hành động, thái độ, cử chỉ, cách thức nói năng… của người nói đối với người nghe. Những lời được dẫn, sử dụng đa dạng các hành vi ngôn ngữ cùng với cách xây dựng những đơn vị hội thoại trong những truyện ngắn khiến cho mỗi câu chuyện đều rất giàu kịch tính. 4. Điểm nhìn là vấn đề quan trọng trong nói năng và trình bày và tiếp nhận thông tin, là một trong những kĩ thuật kể chuyện cơ bản. Điểm nhìn dễ cảm nhận nhưng có nhiều cách lí giải, khó xác định rạch ròi. Điểm nhìn ở thoại dẫn trực tiếp rất phức tạp, song với thực tế hội thoại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi đã chỉ ra cụ thể điểm nhìn của người kể và điểm nhìn của nhân vật. 5. Hội thoại nói chung và thoại dẫn trực tiếp trong tác phẩm văn học nói riêng còn là một lĩnh vực mới mẻ đối với ngôn ngữ học Việt Nam. Do giới hạn của khóa luận nên chúng tôi chỉ đưa ra một phương diện nhỏ; trong quá trình nghiên cứu chắc chắn vẫn còn nhiều bất cập. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để bài khóa luận này được hoàn thiện hơn. 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ashe R.E. Theencyclopedia of Languages and Linguistics (Tài liệu dịch của GS. Đỗ Hữu Châu. 2. Diệp Quang Ban (1996), Ngữ pháp Tiếng Việt (tập 1), NXB Giáo dục. 3. Diệp Quang Ban – Hồng Dân (1995), Tiếng Việt 8, NXB Giáo dục. 4. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học (tập 2), NXB Giáo dục. 5. Đỗ Hữu Châu (1995), Tiếng Việt 12 – Tài liệu giáo khoa thí điểm – Ban khoa học Xã hội, NXB Giáo dục. 6. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học (tập 1), NXB Giáo dục. 7. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Giáo dục. 8. Lê Bá Hán (Đồng chủ biên) (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục. 9. Nguyễn Công Hoan (2003), Truyện ngắn chọn lọc, NXB Văn học. 10. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo dục. 11. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2003), Khảo sát các hình thức dẫn thoại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Luận văn tốt nghiệp, ĐHSP Hà Nội. 12. Nguyễn Xuân Khoa (1997), Phương pháp dạy dấu câu tiếng Việt ở trường phổ thông, NXB Giáo dục. 13. Đinh Trọng Lạc (1998), Phong cách học, NXB Giáo dục. 14. Phương Lựu (2003), Lý luận văn học, NXB Giáo dục. 15. Chu Thị Thanh Tâm (1989), Đối thoại nghệ thuật trong “Thời xa vắng” của Lê Lựu, Luận văn Thạc sĩ ngữ văn, ĐHSP Hà Nội. 16. Nguyễn Huy Thiệp (2005), Tuyển tập truyện ngắn, NXB Hội nhà văn. 17. Bùi Minh Toán - Lê A - Đỗ Việt Hùng (1998), Tiếng Việt thực hành, NXB Giáo dục. 18. Mai Thị Hảo Yến (2001), Hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao (Các hình thức thoại dẫn), Luận án tiến sĩ Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội. 60 [...]... giả Nguyễn Huy Thiệp Để tìm hiểu đặc điểm của thoại dẫn trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi sẽ đề cập đến những vấn đề sau: - Cách thức dẫn của thoại dẫn trực tiếp - Lời dẫn của thoại dẫn trực tiếp - Lời được dẫn trực tiếp - Vấn đề điểm nhìn 2.1 Cách thức dẫn của thoại dẫn trực tiếp Qua thống kê, chúng tôi nhận thấy thoại dẫn trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp được dẫn. .. cách: Thoại dẫn trực tiếp có lời dẫn và lời được dẫn; thoại dẫn trực tiếp không có lời dẫn 2.1.1 Thoại dẫn trực tiếp có lời dẫn Dẫn trực tiếp là cách thức dẫn được sử dụng nhiều trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp Với cách dẫn thoại này, tác giả thể hiện rõ vai trò của mình qua từng lời thoại Loại thoại dẫn này chúng tôi gọi là thoại dẫn trực tiếp 25 Trong tác phẩm văn học, thường lệ, đối thoại. .. chiếu thoại dẫn trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp với thoại dẫn trực tiếp trong một số truyện ngắn của tác giả khác để làm nổi bật đặc điểm của thoại dẫn trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và thấy được phong cách riêng của tác giả 5.4 Phương pháp tổng hợp, hệ thống Dựa trên việc miêu tả, phân tích; chúng tôi tổng hợp lại những đặc điểm cơ bản của thoại dẫn trực tiếp trong truyện ngắn. .. xây dựng được những lí thuyết về thoại dẫn Đây sẽ là căn cứ để chúng tôi nhận diện, miêu tả thoại dẫn trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp; đồng thời, đó là cơ sở để chúng tôi phát hiện ra biểu hiện cụ thể của hình thức thoại dẫn trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ở những chương sau 24 CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA THOẠI DẪN TRỰC TIẾP TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP Ở chương 1, chúng... quát về lí thuyết thoại dẫn cùng với một số ví dụ Trong chương này, chúng tôi sẽ nghiên cứu cụ thể các thoại dẫn trực tiếp trong tập truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp Xét về dấu hiệu hình thức của các thoại dẫn, chúng tôi nhận thấy ở truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có nét khác biệt cở bản: lối loanh quanh, rườm ra hầu như không có trong truyện ngắn của ông; lời thoại của nhân vật là những câu ngắn gọn, tỉnh... lời được dẫn là các lượt lời của nhân vật Tác giả để nhân vật 28 của mình tự do nói chuyện với nhau, không có sự điều hành, dẫn dắt của tác giả, bởi vậy sự hiện diện của từng nhân vật trong hội thoại không được rõ nét Bảng thống kê các hình thức dẫn thoại trực tiếp trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Các cách thức dẫn thoại trực tiếp Số lượng Tỉ lệ 710 100% Dẫn trực tiếp 683 96,1 Lời dẫn và... 683 96,1 Lời dẫn và lời được dẫn ngăn cách bằng dấu 452 66,1 231 33,9 27 3,9 STT 1 1.1 Cách dẫn thoại ngoặc kép 1.2 Lời dẫn và lời được dẫn ngăn cách bằng dấu gạch ngang 2 Dẫn trực tiếp tự do 2.2 Lời dẫn của thoại dẫn trực tiếp Những đặc điểm về lời dẫn chúng tôi trình bày ở chương 1 sẽ là cơ sở để nghiên cứu về lời dẫn ở thoại dẫn trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ở mục này Dưới đây, chúng... lí luận về thoại dẫn trực tiếp trên cơ sở lí thuyết hội thoại để giải quyết những yêu cầu mà đề tài đặt ra 5 Hình thành nên một phương pháp nghiên cứu thoại dẫn, trong đó hình thành nên một hệ thống những vấn đề và các bước cụ thể nghiên cứu thoại dẫn trực tiếp 6.2 Ý nghĩa thực tiễn Cung cấp những lí thuyết cơ bản về thoại dẫn trực tiếp vào thực tiễn giảng dạy vào thoại dẫn nói riêng, hội thoại nói... lời thoại (lời của nhân vật) và lời kể (của tác giả) trong một tác phẩm văn học cụ thể 7 Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo; khóa luận có cấu trúc gồm hai chương: Chương một: CƠ SỞ LÍ THUYẾT Chương hai: ĐẶC ĐIỂM CỦA THOẠI DẪN TRỰC TIẾP TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1 Lí thuyết hội thoại 1.1.1 Vai giao tiếp và quan hệ giao tiếp Giao tiếp. .. Lời được dẫn Ở thoại dẫn trực tiếp, lời được dẫn thường được đặt ở sau dấu hai chấm và trong dấu ngoặc kép Ở độc thoại nội tâm trực tiếp, ý nghĩ thực sự được dẫn cũng có thể được đặt trong dấu ngoặc kép và sau dấu hai chấm; chủ thể của ý nghĩ luôn xuất hiện ở ngôi thứ nhất Ở lời được dẫn trực tiếp, người nói luôn xuất hiện ở ngôi thứ nhất, nếu có người nghe thì ở ngôi thứ hai 22 Lời dẫn trực tiếp chứa ... sánh, đối chiếu thoại dẫn trực tiếp truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp với thoại dẫn trực tiếp số truyện ngắn tác giả khác để làm bật đặc điểm thoại dẫn trực tiếp truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thấy phong... giả Nguyễn Huy Thiệp Để tìm hiểu đặc điểm thoại dẫn trực tiếp truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, đề cập đến vấn đề sau: - Cách thức dẫn thoại dẫn trực tiếp - Lời dẫn thoại dẫn trực tiếp - Lời dẫn trực. .. trực tiếp - Vấn đề điểm nhìn 2.1 Cách thức dẫn thoại dẫn trực tiếp Qua thống kê, nhận thấy thoại dẫn trực tiếp truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp dẫn theo hai cách: Thoại dẫn trực tiếp có lời dẫn lời dẫn;

Ngày đăng: 07/10/2015, 10:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan