0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Các thành phần cú pháp và ngữ nghĩa trong lời dẫn

Một phần của tài liệu THOẠI DẪN TRỰC TIẾP TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP (Trang 39 -39 )

7. Bố cục khóa luận

2.2.2. Các thành phần cú pháp và ngữ nghĩa trong lời dẫn

2.2.2.1. Cấu trúc cú pháp

Trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, lời dẫn có cấu trúc theo ba kiểu chính: câu đơn, câu ghép, câu tỉnh lược.

a. Câu đơn

a1. Câu đơn chỉ có hai thành phần chính C – V

Cấu trúc này đơn giản, mang tính chuẩn mực, phổ thông gồm một chủ ngữ giới thiệu người nói và một vị ngữ có chưa động từ nói năng hoặc động từ miêu tả tư thế, tác phong, thái độ…

+ Câu đơn có chủ ngữ là một danh từ, cụm danh từ hoặc đại từ; vị ngữ là một động từ nói năng.

Đây là trường hợp các lời dẫn đạt đến độ cô đọng tuyệt đối, các lời dẫn được bỏ hầu hết các thành phần phụ, các từ ngữ có tính chất đưa đẩy, rào đón, chỉ còn lại nòng cốt câu để làm nổi bật lõi thong tin. Vì thế, lời dẫn hàm súc, cô đọng, dồn nén về mặt nội dung.

Ví dụ:

Anh Bường bảo: “Em ơi, bà chúa của anh ơi, em mang gì cho các anh đấy?” Quy bảo: “Thưa bác, bố cháu bảo mang cho các bác hai cái chăn bông, năm cân thịt lợn,một chai nước mắm với hai chục cân gạo”. Anh Bường bảo: “Được rồi. thế có mang cho các anh cái đèn không?” Quy bảo:

“Thôi chết, cháu quên mất. Cháu tưởng các bác ở giữa rừng thì cần gì đèn”. Anh Bường bảo: “Sống dầu đèn, chết kèn trống. Tưởng gì mà tưởng lạ thế?” Quy bảo: “Thôi được, ngày mai cháu lại vào, cháu về đây”. Anh Bường bảo: “Sao lại về? Ngủ ở đây với các anh. Anh bảo thằng Ngọc kể chuyện trinh thám cho mà nghe”. Quy bảo: “Phải gió! Cháu về đây. Trời sắp tối rồi”. Anh Bường bảo: “Ngọc! Tiễn cô bé một đoạn”.

[16, tr.113]

Đây là đoạn thoại giữa hai nhân vật Bường và Quy, trong đó có các lời dẫn: “Anh Bường bảo” (5 lần) và “Quy bảo” (4 lần) đều là các câu đơn bình thường có hai thành phần C - V. C là chủ thể của các lời dẫn, sau đó V là động từ nói năng: “bảo”. Các lời dẫn này không bình luận, đánh giá, nhận xét về nhân vật hội thoại, ngữ cảnh hội thoại, hành động, cử chỉ… của nhân vật mà tác giả chỉ dẫn một câu ngắn mang tính chất thông báo sau đó sẽ xuất hiện lời nói của nhân vật. Cấu trúc này được lặp đi lặp lại rất nhiều trong tác phẩm, làm cho cách diễn đạt trở nên giản dị, mạch lạc, rõ ràng về đối tượng cũng như nội dung của nó; giọng kể khách quan, tạo khoảng cách giữa tác giả với nhân vật hội thoại.

+ Câu đơn có thành phần định ngữ miêu tả. Ví dụ:

- Chỉ qua bến Cốc thôi nhá! - Ông chủ hào hiệp của tôi mặc cả. - Thằng ngu như chó, trời rét thế này về mà nằm ổ. Mày định học đánh cá mòi để làm gì thế?

- Nó định lớn lên lập hợp tác xã! - Một gã béo lẳn và đen trùi trũi ở chiếc thuyền bên mỉm cười thâm hiểm. - Giêsuma! Ông lỏi đã sành đi đánh cá đêm thì ta chỉ còn xương cá mà ăn thôi đấy!

- Quăng nó xuống sông cho Hà Bá bắt! - Một gã nào đấy hăm dọa. Thuyền gã lướt qua và gã dùng chiếc mái chèo thúc vào sườn tôi đau điếng.

- Ông cho nó đi xúi cả mẻ cá đêm nay là ăn đòn đấy! - Một lão mắt chột gầm gừ. Lão giơ mái chèo vẻ chẳng có gì là đùa bỡn cả.

[16, tr.8]

Các lời dẫn: “Ông chủ…cả”, “Một gã…thâm hiểm”, “Một gã…hăm

dọa”, “Một lão…gầm gừ” trong đoạn thoại trên đều là các câu đơn có thành

phần định ngữ miêu tả “hào hiệp”, “béo lẳn và đen trùi trũi”, “nào đấy”, “mắt chột”. Lời dẫn vừa có tính chất thông báo về nhân vật, vừa miêu tả hành đông, cử chỉ, thái độ của nhân vật; đồng thời thể hiện cách đánh giá của tác giả về nhân vật.

a2. Câu đơn có các thành phần phụ

Bên cạnh những câu đơn chỉ có hai thành phần chính là C - V, lời dẫn trong hội thoại trực tiếp còn sử dụng những câu đơn có thành phần phụ (chủ yếu là trạng ngữ).

Ví dụ:

Đến tám giờ, lão Kiền bảo: “Tao đi chúc Tết hàng xóm, vợ chồng thằng Cấn đi theo tao. Khiêm ơi, mày cho bố ít tiền để đi mừng tuổi”.

[16, tr.60]

Ở lời dẫn trên, ngoài hai thành phần chính: chủ ngữ “lão Kiền”, và vị

ngữ “bảo”, còn thành phần trạng ngữ chỉ thời gian: “Đến tám giờ”. Thành

phần này xuất hiện khiến cho sự việc trở nên chân thực, cụ thể hơn.

b. Câu ghép

Cấu trúc của các câu ghép trong các lời dẫn cũng hết sức đơn gỉn, chính là sự dồn nén các cấu trúc câu đơn thành câu văn dài và mang nhiều nội dung khác nhau.

Ví dụ:

Quận chúa đỏ mặt, bà im một lát rồi ỡm ờ: - Thế ông mua gì mà trả thế nào?

Lời dẫn trên là một câu ghép có hai kết cấu C - V. Thứ nhất: “Quận

chúa đỏ mặt”“Quận chúa” là C, “đỏ mặt” là V. Thứ hai: “Bà im một lát

rồi ỡm ờ”“bà” là C, “im một lát rồi ỡm ờ” là V.

c. Câu tỉnh lược

Ngoài lời dẫn là các câu văn có cấu trúc cú pháp hoàn chỉnh, Nguyễn Huy Thiệp còn tạo ra những lời dẫn là câu tỉnh lược.

Ví dụ: Sư Tịnh: - Đi cắt cỏ à? - Vâng. Sư Tịnh: - Có chuyện gì không? - Không. Sư Tịnh: - Đang nghĩ gì? [16, tr.423]

Trong đoạn thoại trên, các lời dẫn: “Sư Tịnh” được lặp lại ba lần, là câu được tỉnh lược bộ phận vị ngữ. Lời dẫn chỉ nêu lên chủ thể của lời thoại, có tính chất thông báo sau đó xuất hiện lời nói của nhân vật chứ không đưa ra một hành động, cử chỉ, bình luận, đánh giá … của nhân vật.

Bảng thống kê cấu trúc cú pháp trong lời dẫn trực tiếp

STT Cấu trúc cú pháp Số lượng

2012 lần

Tỉ lệ 100%

1 Câu đơn 1885 93,7

1.1 Câu đơn có hai thành phần chính C -V 1674 83,2

1.1.1 Câu đơn có C là một danh từ, một cụm danh từ và V là một động từ nói năng

1.1.2 Câu đơn có C là thành phần định ngữ miêu tả 295 14,7

1.2 Câu đơn có thành phần phụ 211 10,5

2 Câu ghép 89 4,4

3 Câu tỉnh lược 38 1,9

2.2.2.2. Ngữ nghĩa của các thành phần cú pháp trong lời dẫn

a. Chủ ngữ

Thứ nhất: Chủ ngữ ở ngôi thứ nhất

Chủ ngữ ở ngôi thứ nhất xuất hiện nhiều trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Ví dụ:

- Chị cứu em à? - Tôi hỏi.

[16, tr.13]

“Tôi” trong lời dẫn trên ỏ ngôi thứ nhất và là chủ ngữ trong lời dẫn “Tôi hỏi”.

Hoặc:

Tôi thở dài: “Hoẵng nó kêu suốt đêm… Bao giờ nó sẽ gặp mẹ… Anh cứ ngủ đi. Anh kệ em! Ngày mai em không làm mất việc đâu”.

[16, tr.114] “Tôi là chủ ngữ trong lời dẫn trên, xuất hiện ở ngôi thứ nhất.

Có thể thấy, trong các lời dẫ trên, người kể chuyện xuất hiện trong ngôi thứ nhất; tham gia đối thoại, tranh luận, làm tăng mức độ tin cậy cho lời dẫn.

Thứ hai, chủ ngữ ở ngôi thứ ba

Thông thường khi ở ngôi thứ ba, các nhân vật thường được gọi tên hoặc chức danh.

Anh Chỉnh bảo: “Phải cắt phần đầu ngón chân bị thối. Để lâu sẽ bị hoại thư, chết người! Khổ quá, tôi không mang dụng cụ y tế đi theo”.

[16, tr.121] Hoặc:

Nhà vua cười nhạt: “ Mày tưởng công mày to ư? Mày ở gần ta mà không biết ta. Mày kể công với ta làm gì? Mày chỉ dự vào trò chơi của ta. Trò chơi nào chẳng vô công? Mày phạm luật thì mày chịu. Đừng trách ta ác”.

[16, tr.179]

“Anh Chỉnh”, “Nhà vua” trong lời dẫn trên là chủ ngữ ở ngôi thứ ba,

tăng tính khách quan cho lời được dẫn. Người kể chuyện không bày tỏ thái độ, quan điểm của mình.

Bảng thống kê thành phần chủ ngữ trong lời dẫn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

STT Chủ ngữ của lời dẫn Số lượng

1984 lần Tỉ lệ 100% 1 Chủ ngữ ở ngôi thứ nhất 153 7,7 2 Chủ ngữ ở ngôi thứ ba 1454 92,3 b. Vị ngữ b1. Vị ngữ là những động từ nói năng

Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, lời dẫn thường rất ngắn, đóng khung trong mô hình: Chủ thể + động từ nói năng. Có nhiều đoạn thoại tác giả lặp lại y nguyên cấu trúc dẫn thoại, chỉ thay đổi các danh từ chỉ chủ thể hoặc các động từ nói năng.

Ví dụ:

Vợ tôi bảo: “Em nghe hết rồi, em tính ba chục mâm, tám trăm đồng một mâm, ba tám hai tư. Hai tư nghìn, phụ phí sáu nghìn. Việc mua bán em lo. Cỗ giao cho cô Lài. Đừng nghe ông bổng, lão ấy đểu lắm”. Tôi bảo: “Ông

Bổng cầm bốn nghìn rồi”. Vợ tôi bảo: “Buồn anh lắm”. Tôi bảo: “Anh đòi lại nhé”. Vợ tôi bảo: “Thôi coi như trả công. Lão ấy tốt nhưng nghèo”

[16, tr.26]

“Bảo” trong lời dẫn ở ví dụ trên là động từ nói năng chỉ hành động ngôn ngữ. Tác giả sử dụng động từ “bảo” liên tiếp nhau làm cho sự việc dồn dập. Việc dùng câu đơn với sự giản lược tối đa vị ngữ, tác giả đã tước đi ý thức về vai giao tiếp, vị thế giao tiếp của nhân vật trong giao tiếp.

Bảng thống kê động từ nói năng trong lời dẫn

STT Động từ nói năng Tần số 1473 lần 1 Bảo 903 2 Hỏi 229 3 Nói 187 4 Chế giễu 1 5 Trả lời 32 6 Kêu lên 3 7 Quát 7 8 Mắng 10 9 Gọi 12 10 Gào lên 1 11 Gào to 1 12 Đáp 7 13 Kể 4 14 Rên lên 1 15 Reo lên 3 16 Cãi 1

17 Tâu 8 18 Chào 1 19 Khen 3 20 Đọc 3 21 Thề 1 22 Lạy van 3 23 Nói khẽ 4 24 An ủi 4 25 Nhăc lại 1 26 Ngỏ lời 1 27 Cắt lời 1 28 Tán thưởng 1 29 Mặc cả 1 30 Nói to 1 31 Nói dỗi 1 32 Gặng hỏi 1 33 Nói mát 1 34 Quát lên 2 35 Dò hỏi 1 36 Quát khe khẽ 1 37 Dỗ 1 38 Quở trách 1 39 Khấn 2 40 Nhắc đi nhắc lại 1 41 Mời 1 42 Gầm lên 1

43 Chửi 8 44 Dặn 4 45 Than 1 46 Rít lên 1 47 Thét lên 1 48 Thừa nhận 2 49 Công nhận 1 50 Thú nhận 1 51 Nhẩm tính 1 52 Ví von 1 53 Giễu cợt 1 54 Thốt lên 1 55 Nói dịu dàng 1 b2.Vị ngữ là các động từ chỉ cách thức nói năng

Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, ngoài các lời dẫn có vị ngữ là các động từ nói năng, nhà văn còn sử dụng các động từ chỉ cách thức nói năng.

Ví dụ:

Ông giáo lẩm bẩm:

- Người với ngợm, trông như tướng cướp.

[16, tr.361]

“Lẩm bẩm” là động từ chỉ cách thức nói năng, thể hiện cách phản ứng

của nhân vật , hé mở về tâm lí nhân vật không thiện cảm với đối tượng mà mình nhìn thấy.

Bảng thống kê các động từ chỉ cách thức nói năng trong lời dẫn. STT Động từ chỉ cách thức nói năng Tần số 53 lần 1 Xởi lởi 1 2 Nhỏ nhẹ 1 3 Đánh trông lảng 1 4 Dứt khoát 2 5 Nghẹn ngào 2 6 Líu ríu 1 7 Thủ thỉ 2 8 Năn nỉ 1 9 Căn vặn 2 10 Quả quyết 1 11 Cau có 3 12 Bẻ lại 1 13 Tặc lưỡi 1 14 Văng tục 1 15 Lẩm bẩm 9 16 Thì thào 3 17 Ỡm ờ 1 18 Ấp úng 1 19 Hô lớn 1 20 Than thở 3 21 Xót xa 1 22 Băn khoăn 3 23 Gầm gừ 1

24 Buột miệng 3 25 Cằn nhằn 1 26 Càu nhàu 3 27 Rền rẫm 1 28 Rền rĩ 1 29 Chép miệng 1 30 Xuýt xoa 1

b3. Vị ngữ là các từ miêu tả các động tác, tư thế, thái độ của nhân vật hội thoại

Những từ miêu tả động tác, tư thế, thái độ cũng đóng vai trò là vị ngữ trong lời dẫn

Ví dụ:

Ông Bổng sang thăm. Ông nói:“Bà ấy cứ xoay ngang, xoay dọc trên giường như thế này là gay go đấy!” Lại hỏi: “Chị ơi, chị có nhận ra em không?” Mẹ tôi bảo: “Có”. Lại hỏi:“Thế em là ai?” Mẹ tôi bảo:“Là người”. Ông Bổng khóc òa lên:“Thế là chị thương em nhất. Cả làng cả họ gọi em là đồ chó. Vợ em gọi em là đồ đểu. Thằng Tuân gọi em là đồ khốn nạn. Chỉ có chị gọi em là người”.

[16, tr. 25]

Ở ví dụ trên, ngoài động từ nói năng: “nói”,”bảo”, “hỏi”, tác giả đã sử dụng động từ miêu tả động tác: “khóc òa lên”. Cụm từ này đã bộc lộ tâm lí, cảm xúc của nhân vật, nhân cách còn lại của một con người táo tợn, không biết nhục. Qua đó còn thể hiện tinh thần nhân đạo của tác giả.

Bảng thống kê các từ miêu tả động tác, tƣ thế , thái độ của nhân vật. STT Động từ Tần số xuất hiện 76 lần 1 Vội 2 2 Phủ đầu 1 3 Đỡ lấy 1 4 Cười khẩy 1 5 Nén giận 1 6 Nhìn 5 7 Thở dài 24 8 Cười 90 9 Đỏ mặt 3 10 Gật đầu 4 11 Cười thỏn thẻn 2 12 Đùa 2 13 Cáu 7 14 Mỉm cười 16 15 Giật mình 3 16 Cười nhạt 8 17 Thán phục 1 18 Cười lớn 1 19 Cười ré lên 3 20 Can 1

2.3. Lời đƣợc dẫn trong thoại dẫn trực tiếp

2.3.1. Các đơn vị hội thoại được dẫn 2.3.1.1. Một lượt lời 2.3.1.1. Một lượt lời

- Trường hợp lời được dẫn viết cùng dòng với lời dẫn: Đây là trường hợp lời dẫn được viết cùng với lời dẫn, ngăn cách với lời dẫn bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

Ví dụ: Vợ tôi bảo: “Không được”

[16, tr.21]

Lượt lời góp phần thể hiện cá tính quyết đoán, mạnh mẽ, thực tế của nhân vật trong tác phẩm.

- Trường hợp lời được dẫn viết tách dòng với lời dẫn: Ví dụ:

Chàng lại nói: - Cứt!

[16, tr.340]

Với lời thoại này, tác giả đã đời thường hóa nhân vật cổ tích, làm thay đổi cái nhìn về chàng Trương Chi. Từ đó thể hiện quan niệm về con người luôn không hoàn hảo, không tồn tại như thánh nhân mà chỉ đại diện cho chính nó.

2.3.1.2. Cặp thoại

- Cặp thoại tiêu cực: Là cặp thoại có hành động ở lời không thỏa mãn đích của hành động dẫn nhập.

Ví dụ:

Ông Sông bảo: “Gian khổ đấy, chịu được không?”. Anh Bường bảo: Đằng nào chả đến địa ngục”

[16, tr.128]

Đây là một cặp thoại tiêu cực, sự trao đáp là một lời trần thuật thờ ơ, thiếu thiện chí, không quan tâm đến thông tin trong lượt lời của Sp1.

- Cặp thoại tích cực: Là cặp thoại có hành động hồi đáp thỏa mãn đích của hành động dẫn nhập.

Ví dụ:

Cô đào Thu hỏi:

- Em có phải đi ra ngoài hay không? Tú Xương bảo:

- Không! Cô phải ở đây hầu rượu.

[16, tr.401]

Đây là cặp thoại tích cực vì sự hồi đáp của nhân vật thỏa mãn đích của tham thoại. Lối xây dựng hội thoại này tạo nên sự tương tác giữa các nhân vật, làm tăng sự gắn kết về ngữ nghĩa và ngữ dụng của các lời thoại.

2.3.1.3. Đoạn thoại

Đoạn thoại được tác giả xây dựng khá nhiều; các đoạn thoại là sự luân phiên lượt lời nhanh chóng nối tiếp nhau xung quanh một chủ đề.

Ví dụ:

Ông thợ mộc quát: “Sợ chúng ông ăn cắp gỗ à?”. Ông Bổng nói: “Ván mấy phân?”. Tôi bảo: “Bốn phân”. Ông Bổng bảo: “Mất mẹ bộ xa lông. Ai lại đi đóng quan tài bằng gỗ dổi bao giờ? Bao giờ bốc mộ, cho chú bộ ván”.

[16, tr.26]

Đoạn thoại có ba nhân vật tham gia đối thoại về chiếc quan tài. Những lời thoại được đặt liền nhau tạo sự liên tục của đoạn thoại, nhân vật được tự bộc lộ mình, từ đó thể hiện chân thực bản chất nhân vật một cách triệt để.

2.3.1.4. Cuộc thoại

Ví dụ:

Cái ổ cắm điện bị hở, chữa nhiều nhưng cứ ít hôm lại có người bị giật điện đến thót, lão Kiền bị điện giật, bèn chửi: “Cha chúng mày, chúng mày ám hại ông. Chúng mày mong ông chết, nhưng trời có mắt, ông còn sống

Một phần của tài liệu THOẠI DẪN TRỰC TIẾP TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP (Trang 39 -39 )

×