0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Các hành vi ngôn ngữ được dẫn trong lời được dẫn trực tiếp

Một phần của tài liệu THOẠI DẪN TRỰC TIẾP TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP (Trang 54 -54 )

7. Bố cục khóa luận

2.3.2. Các hành vi ngôn ngữ được dẫn trong lời được dẫn trực tiếp

2.3.2.1. Tiêu chí phân loại

Để nhận biết lời được dẫn của hội thoại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thuộc nhóm hành vi ngôn ngữ nào chúng tôi căn cứ vào các tiêu chí sau:

a. Các biểu thức ngữ vi nguyên cấp

Để biết hành vi ngôn ngữ của một biểu thức ngữ vi nguyên cấp nhất định, ngoài nội dung mệnh đề, còn dựa vào các dấu hiệu chỉ dẫn hiệu lực ở lời (IFIDs); qua những IFIDs mà chúng ta có thể biết được biểu thức ngữ vi nguyên cấp đó thuộc hành vi ngôn ngữ nào.

Ví dụ:

- Chị nghĩ gì thế? - Anh hỏi và thoáng nhìn vào đôi mắt xa xăm của thiếu phụ.

- Anh không phải người ở đây phải không? - Tại sao chị biết?

[16, tr.310]

Nhờ các từ để hỏi: “Gì thế”,“Phải không”,“tại sao” mà chúng ta nhận ra các biểu thức ngữ vi trên do hành vi “hỏi” tạo ra.

b. Căn cứ vào lời hồi đáp

Có thể căn cứ vào lời hồi đáp đượ dẫn trong một cặp thoại để xác định hành vi ngôn ngữ nào tạo ra lời dẫn nhập.

Ví dụ:

Tôi hỏi: “Chuẩn bị à?”. Vợ tôi bảo: “Không”.

[16, tr.25]

Căn cứ vào lời hồi đáp“Không” của Sp2 mà ta xác định được hành vi ngôn ngữ tạo ra lời được dẫn trong tham thoại dẫn nhập là hành vi “hỏi”.

Có trường hợp không có lời hồi đáp, đặc biệt là trường hợp một lượt lời được dẫn, chúng tôi căn cứ vào lời miêu tả, nhận xét, đánh giá trông lời dẫn của người kể hoặc nội dung ngữ cảng của lời được dẫn.

Ví dụ:

Cưới vợ cho con, ông Bổng nói với cha tôi:“Anh phải đứng ra chủ hôn, bố chú Kim Chi Vụ phó, anh là tướng, thế là “môn đăng hộ đối”. Sau này các cháu nhờ phúc của ông, như tôi là thằng phu xe, báu gì!”

[16, tr22]

Căn cứ vào ngữ cảnh và nội dung của lời được dẫn, đặc biệt là từ “phải”, ta nhận ra được đây là hành vi “yêu cầu”.

c. Căn cứ vào động từ nói năng được dùng trong lời dẫn.

Đây là căn cứ dễ nhận biết và quan trọng nhất để xác định hành vi ngôn ngữ. Một số động từ nói năng thường được sử dụng như: “hỏi”, “bảo”,

“nói”, “trả lời”… Ví dụ:

Dì Lưu nước mắt lã chã gọi: “Cháu! Cháu ơi!”

[16, tr.29]

Động từ nói năng “gọi” trong lời dẫn giúp chúng ta nhận ra hành vi ngôn ngữ được dẫn là hành vi “gọi”.

2.3.2.2. Các lại hành vi ngôn ngữ được dẫn

Căn cứ vào các tiêu chí trên, chúng tôi phân loại và thống kê các hành vi ngôn ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, kết quả như sau:

STT Các loại hành vi ngôn ngữ được dẫn Tần số 2032 lần

1 Hỏi 602

4 Bảo 220 5 Gọi 19 6 Thông báo 60 7 Ra lệnh 62 8 Băn khoăn 1 9 Khẳng định 20 10 Chế giễu 9 11 Bàn 5 12 Cho phép 3 13 Thưa gửi 18 14 Tranh cãi 11 15 Nhận xét 71 16 Khuyên 42 17 Đồng ý 22 18 Mời 7 19 Chào 5 20 Trả lời 413 21 Trêu 5 22 Kết luận 34 23 Phàn nàn 29 24 Thuyết phục 8 25 Khen 2 26 Xin lỗi 20 27 Dặn dò 16 28 Cám ơn 16 29 Nhắc lại 3

30 Giải thích 3 31 Giúp đỡ 9 32 Tuyên bố 29 33 Từ chối 17 34 Công kích 6 2.3.3. Các thành phần cú pháp 2.3.3.1. Câu đơn

Đây là kiểu câu được sử dụng nhiều trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, thiên về tường thuật, trình bày sự việc.

Ví dụ:

Ông Bổng hỏi: “Nhà này ai chủ trì kinh tế”.

[16, tr.26]

Mỗi lời được dẫn ở ví dụ trên là một câu đơn. Đặc biệt tác giả lược bỏ các thành phần phụ, nhân vật trả lời trực tiếp vào câu hỏi, cung cấp một lượng thông tin vừa đủ, đẩy nhanh tới đích đối thoại.

2.3.3.2. Câu ghép

Kiểu câu ghép cũng được sử dụng nhiều, cấu trúc khá đơn giản, là sự dồn nén các cấu trúc câu đơn thành một câu văn dài, mang nhiều nội dung khác nhau.

Ví dụ:

“Chúng mày cứ giết nhau đi, tao càng mừng”

[16, tr.49]

Lời được dẫn trên là câu ghép có hai cụm C - V: Thứ nhất: “Chúng

mày cứ giết nhau đi” có C là: “Chúng mày”, V là “cứ giết nhau đi”; thứ hai:

2.3.3.3. Câu tỉnh lược

Câu tỉnh lược được tác giả sử dụng nhiều, phù hợp với tính cách của nhân vật được xây dựng trong mỗi tác phẩm.

Ví dụ:

Vợ tôi bảo: “Ba mươi hai mâm,. Anh phục em tính sát không?” Tôi bảo: “Sát”.

[16, tr.28]

Lời được dẫn của nhân vật là một câu tỉnh lược cả hai thành phần chính, chỉ giữ lại một từ vừa đủ nghĩa để trao đổi thông tin. Mội quan hệ, vai giao tiếp bị san bằng, chỉ còn lại sự thực dụng, tính toán.

2.3.3.4. Câu tách biệt

Câu tách biệt là một hiện tượng cú pháp lệch chuẩn đáng chú ý. Đây là một hình thức du nhập cấu trúc cú pháp hội thoại vào trong văn chương để lời văn đạt tính sinh động.

Ví dụ:

- Được cái thật thà…Mà khỏe lắm! Cứ như lực điền…

[16, tr.497]

Câu tách biệt trong lời dẫn này được sử dụng để tạo ra sắc thái ỡm ờ, không tròn nghĩa, dang dở.

2.3.3.5. Câu cắt dán

Trong lời được dẫn còn xuất hiện nhiều câu cắt dán, nhà văn cắt nguyên những câu thơ trong những bài thơ của các tác giả nổi tiếng như: Tú Xương, Nguyễn Bính, Đồng Đức Bốn… dán vào những lời được dẫn của nhân vật một cách khéo léo. Các câu thơ này được thay đổi từ ngữ cảnh ngôn từ này sang ngữ cảnh ngôn từ khác sẽ mang những sắc thái ý nghĩa và mục đích phát ngôn mới.

Ví dụ:

Tiếng bà cụ Xoan đang dỗ dành con gái khi khoan khi nhặt:

- Nín đi con…Gái lớn ai chẳng phải lấy chồng… Can gì mà khóc… Nín đi không…

Tiếng khóc nghẹn ngào nén ủ trong ngực bỗng vỡ òa ra nức nở. Bà cụ Xoan nửa khóc nửa cười níu tay mấy bà mấy cô bên hàng xóm:

- Nào, nào! Nín đi, mặc áo vào ra chào họ…”

[16, tr.440]

Các câu: “Gái lớn ai chẳng phải lấy chồng”, “Can gì mà khóc... Nín đi

không”, “Nín đi, mặc áo vào ra chào họ” được cắt dán từ bài thơ “Lòng mẹ”

của Nguyễn Bính, ghép vào thành lời nói của nhân vật trong tác phẩm “Lòng

mẹ”. Câu thơ được cát dán nằm trong khung cảnh hẹp, nhằm vào mục đích

giao tiếp cụ thể. Kiểu câu này xuất hiện không nhiều trong lời được dẫn song đây chính là sự sáng tạo của tác giả mà trước đó chưa ai nghĩ ra.

Bảng thống kê cấu trúc cú pháp của lời đƣợc dẫn

STT Cấu trúc cú pháp của lời được dân

Cấu trúc cú pháp Tần số 2032 lần Tỉ lệ 100% 1 Câu đơn 1007 49,6 2 Câu ghép 90 4,4 3 Câu tỉnh lược 770 37,9 4 Câu tách biệt 110 5,4 5 Câu cắt dẫn 55 2,7 2.4. Vấn đề điểm nhìn

Trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, tác giả rút ngắn khoảng cách giữa người kể và nhân vật trong truyện bằng cách thuật truyện từ nhiều

điểm nhìn. Cụ thể là điểm nhìn của người kể ở lời dẫn và điểm nhìn của nhân vật ở lời được dẫn

2.4.1. Điểm nhìn của người kể ở lời dẫn

Điểm nhìn của người kể chính là điểm nhìn bên ngoài, đó là những cái mà người kể có thể cảm nhận bằng giác quan. Để nhận biết điểm nhìn bên ngoài ta có thể căn cứ vào:

- Điểm nhìn không gian: người kể chuyện đứng ở vị trí nào để quan sát hành động nói của người nói, tức là khoảng cách nào so với không gian của người nói.

Ví dụ:

Bố Lâm cầm roi bảo Lâm: “Tao đánh ba roi cho nhớ. Hai roi phải nhớ làm ăn cẩn thận. Một roi phải nhớ là con lão Ba Đình, đừng để bố mày bị thiên hạ chửi vào mặt”.

[16, tr.152]

Trong ví dụ trên, người nói phải đứng ở một vị trí không gian nào đấy so với bố Lâm đề có thể quan sát được cả Lâm rồi mới dẫn lại lời nói của bố Lâm.

- Điểm nhìn thời gian: Người kể chuyện quan sát và nghe được lời nói của Sp1 vào lúc nào tức là thời điểm quan sát của người kể chuyện trùng khít với thời điểm xuất hiện lời nói của Sp1.

Ví dụ:

Hôm thứ bẩy, mẹ tôi bỗng ngồi dậy được, Đi lững thững một mình ra vườn. Ăn được cơm. Tôi bảo: “Mừng rồi”.

[16, tr.25]

“Hôm thứ bẩy” là thời điểm xảy ra trước khi người kể kể lại chuyện này, nghĩa là hành động “ngồi dậy”, “đi lững thững một mình”, “ăn cơm” và câu nói “mừng rồi” xảy ra từ tuần trước, được nhân vật “tôi” thuật lại.

- Điểm nhìn của người kể được thể hiện qua những lời bình luận hoặc những lời miêu tả về tâm lí hay những biểu hiện bề ngoài của nhân vật.

Ví dụ: Cô Lài cười thỏn thẻn, dạo này đầu cứ gật gật liên hồi như bị độn kinh: “Chả phải”.

[16, tr.29] Hoặc:

Cô gái bối rối, mãi sau nàng mới ấp úng: - Em là Muôn…ở bản Mường Lưm…

[16, tr.232]

“Cười thỏn thẻn”,“Đầu cứ gật gật liên hồi như bị động kinh”, “bối

rối”, “ấp úng” là những lời miêu tả về biểu hiện bề ngoài của nhân vật trong

quá trình nói.

- Những sự kiện đi kèm ngôn ngữ nhân vật, là điểm nhìn của người kể thể hiện ở những yếu tố được tác giả lựa chọn đưa vào lời dẫn.

Ví dụ:

- Ta không bàn bạc với chú! - Tổng Cóc ném lên mặt bàn mấy chuỗi tiền đồng.

[16, tr.301] Hoặc:

Ông giáo nâng chiếc bình lên tay ngắm nghía thán phục: - Chiếc bình đẹp quá!

[16, tr.365]

“Ném lên mặt bàn mấy chuỗi tiền đồng”, “nâng chiếc bình lên tay

ngắm nghía” là sự kiện, hành động đi kèm ngôn ngữ nhân vật.

- Cách dùng từ để gọi tên nhân vật Ví dụ:

Bốn giờ sáng, ông đội trưởng đội cày gọi cổng: “Chương ơi, hôm nay cày chân ruộng Gò mả ngụy nhé!”

[16, tr.76] Hoặc:

- Nhờ giời - tay trộm trả lời - không phải lúc nào cũng ăn thịt bò, nhưng thịt gà thịt vịt cũng ngon.

[16, tr.204]

“Ông đội trưởng đội cày”, “tay trộm” là cách gọi tên nhân vật của người kể, thể hiện điểm nhìn bên ngoài của người kể.

2.4.2. Điểm nhìn của nhân vật ở lời được dẫn

Người kể có một điểm nhìn bao quát để lựa chọn, điều khiển các nhân vật hành động. Trong quá trình hoạt động, mỗi nhân vật trong tác phẩm lại có điểm nhìn riêng. Có thể nhận biết được điểm nhìn của nhân vật dựa vào các yếu tố:

- Điểm nhìn của nhân vật biểu hiện vị thế và thân hữu của người nói đới với người nghe thông qua từ ngữ thưa gửi, xưng hô.

Ví dụ:

“Tôi thấy các bác nấu canh suông, cầm lấy gói mì chính mang đi chế vào cho nó có chất”

[16, tr.112] Hoặc: “Đi đâu mà bảnh thế cháu?”

[16, tr.260]

Những từ xưng hô: “Bác”, “Cháu” là điểm nhìn của người nói, biểu hiện vai giao tiếp của Sp2.

- Điểm nhìn của nhân vật còn được thể hiện thông qua cách gọi tên người thứ ba trong quá trình giao tiếp.

“Thì nó điên mà! Nó rồ đấy! Rõ may cho ông không bị nó đánh vỡ đầu.”

[16, tr.478] Hoặc:

Lâm bảo: “Hiếu ơi, thôi mày vè đi. Bố mày không đánh ba roi như bố tao đâu, với lời lẽ thế này thì ông ấy giết. Sáng mai có tàu năm giờ sáng đấy”

[16, tr 152]

“Nó”, “ông ấy” là cách gọi tên của người thứ 3 của Sp1. Cách gọi “nó”

thể hiện sự coi thường, khinh bỉ, không tôn trọng của Sp1 đối với đối tượng được nói tới, còn cách gọi “ông ấy” thể hiện sự sợ sệt, lo lắng của nhân vật.

- Điểm nhìn của nhân vật còn được thể hiện thông qua nội dung lời thoại. Ví dụ:

Ông Thuyết cười gằn: “Này, giở thói lưu manh ra đấy phải không? Đất có lề, quê có thói. Lề thói ở đây không thế đâu nhé. Tôi nói cho biết, tôi chỉ phẩy tay là chú tan xương. Chú muốn yên ổn hành nghề hay thôi nào?”

[16, tr.124]

Ở ví dụ trên, lời nói của ông Thuyết đã thể hiện sự hung hăng mang tính dọa nạt đối với Sp2.

- Cách thức nói năng của nhân vật cũng là hình thức ngôn ngữ biểu hiện điểm nhìn.

Ví dụ:

Ông Chưởng bảo cha tôi: “Cơ ngơi của anh ác thật. Vườn cây, ao cá, vườn cây, chuồng lợn, chuồng gà, biệt thự. Thế là vững tâm”. Cha tôi bảo: “Con tôi làm đấy”. Tôi bảo: “Đấy là vợ cháu”. Vợ tôi bảo: “Cô Lài chứ”. Cô Lài cười thỏn thẻn, dạo này đầu cứ gật gật liên hồi như bị động kinh: “Chả phải”. Cha tôi đùa: “Thế thì do mô hình V.A.C”.

Những lời thoại ngắn, liên tục của các nhân vật thể hiện sự dứt khoát, nhanh gọn trong khi nói.

2.5. Tiểu kết

- Nhờ vào lí thuyết Ngữ dụng học, đặc biệt là lí thuyết hội thoại, chúng tôi đã phát hiện ra biểu hiện cụ thể của thoại dẫn trực tiếp được nói đến trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.

- Nét riêng của Nguyễn Huy Thiệp khi xây dựng truyện ngắn là xây dựng lời thoại ngắn, cộc lốc, ít xuống dòng. Trong thoại dẫn trực tiếp, lời dẫn thoại có vị trí linh hoạt, người kể có thể xen vào bất cứ vị trí nào trong đoạn thoại.

- Thoại dẫn không chỉ dẫn một câu nói (một lượt lời) mà còn dẫn cặp thoại, đoạn thoại, cuộc thoại. Cấu trúc cú pháp đa dạng tạo nên sự phong phú cho thoại dẫn.

- Điểm nhìn của thoại dẫn trực tiếp được thể hiện qua lời dẫn và lời được dẫn. Người kể chuyện có thể là tác giả, có thể là nhân vật trong truyện nên có nhiều điểm nhìn, đa giọng điệu.

KẾT LUẬN

1. Dựa trên những tài liệu của các nhà nghiên cứu, chúng tôi đã xây dựng được lí thuyết hội thoại đặc biệt là lí thuyết về thoại dẫn. Vận dụng lí thuyết đó, chúng tôi đã phát hiện, phân loại và miêu tả các đặc điểm của thoại dẫn trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.

2. Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, thoại dẫn trực tiếp được tác giả sử dụng phổ biến với cách dẫn linh hoạt: Có thể có lời dẫn hoặc không có lời dẫn, nhiều đoạn thoại sử dụng kết hợp cả hai cách dẫn thoại trên tạo sự sinh động trong cách kể chuyện.

3. Dù ở trước, sau, hay xen giữa lời được dẫn thì lời dẫn đều có cấu trúc ngữ pháp và thành phần ngữ nghĩa đa dạng, phong phú diễn tả được những hành động, thái độ, cử chỉ, cách thức nói năng… của người nói đối với người nghe.

Những lời được dẫn, sử dụng đa dạng các hành vi ngôn ngữ cùng với cách xây dựng những đơn vị hội thoại trong những truyện ngắn khiến cho mỗi câu chuyện đều rất giàu kịch tính.

4. Điểm nhìn là vấn đề quan trọng trong nói năng và trình bày và tiếp nhận thông tin, là một trong những kĩ thuật kể chuyện cơ bản. Điểm nhìn dễ cảm nhận nhưng có nhiều cách lí giải, khó xác định rạch ròi. Điểm nhìn ở thoại dẫn trực tiếp rất phức tạp, song với thực tế hội thoại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi đã chỉ ra cụ thể điểm nhìn của người kể và điểm nhìn của nhân vật.

5. Hội thoại nói chung và thoại dẫn trực tiếp trong tác phẩm văn học nói riêng còn là một lĩnh vực mới mẻ đối với ngôn ngữ học Việt Nam. Do giới hạn của khóa luận nên chúng tôi chỉ đưa ra một phương diện nhỏ; trong quá trình nghiên cứu chắc chắn vẫn còn nhiều bất cập. Chúng tôi rất mong nhận được sự

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ashe R.E. Theencyclopedia of Languages and Linguistics (Tài liệu dịch của GS. Đỗ Hữu Châu.

2. Diệp Quang Ban (1996), Ngữ pháp Tiếng Việt (tập 1), NXB Giáo dục. 3. Diệp Quang Ban – Hồng Dân (1995), Tiếng Việt 8, NXB Giáo dục. 4. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học (tập 2), NXB Giáo dục. 5. Đỗ Hữu Châu (1995), Tiếng Việt 12 – Tài liệu giáo khoa thí điểm – Ban

khoahọc Xã hội, NXB Giáo dục.

6. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học (tập 1), NXB Giáo dục. 7. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Giáo dục.

Một phần của tài liệu THOẠI DẪN TRỰC TIẾP TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP (Trang 54 -54 )

×