Vấn đề điểm nhìn

Một phần của tài liệu Thoại dẫn trực tiếp trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 29)

7. Bố cục khóa luận

1.2.3.3. Vấn đề điểm nhìn

Điểm nhìn là vấn đề phức tạp, khó nắm bắt. Điểm nhìn được định nghĩa như sau:

Điểm nhìn là vị trí mà từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật

trong tác phẩm… Điểm nhìn nghệ thuật có thể phân chia thành điểm nhìn không gian và thời gian (…), có điểm nhìn tâm lí khi người trần thuật nhìn theo tầm mắt của nhân vật có đặc điểm giới tính, lứa tuổi hoặc quan hệ thân sơ; bên trong hay bên ngoài. Có điểm nhìn quang học hoàn toàn khách quan. Có điểm nhìn theo một mô hình văn hóa nào đó (…) Có điểm nhìn theo một hệ tư tưởng nhất định với lập trường, quan niệm và tính chất giai cấp, xã hội rõ rệt”.

[8, tr.113] Ở thoại dẫn trực tiếp và độc thoại nội tâm trực tiếp bao gồm: - Tình huống lời nói được dẫn: trung tâm chỉ xuất là nhân vật. - Tình huống ý nghĩ của nhân vật: trung tâm chỉ xuất là người dẫn.

Từ đó ta thấy ở thoại dẫn trực tiếp hay độc thoại nội tâm trực tiếp thì đều có hai điểm nhìn phân biệt là điểm nhìn của người dẫn và điểm nhìn của người được dẫn.

Điểm nhìn được chia thành hai dạng nhỏ:

- Điểm nhìn bên ngoài: là điểm nhìn không gian, nơi mà người kể quan sát, thuật lại câu chuyện (Tại bến sông, ở ngôi làng nọ…) và điểm nhìn thời gian – thời điểm người kể kể lại diễn biến câu chuyện (Hôm qua, một buổi sáng…).

- Điểm nhìn bên trong: là điểm nhìn thể hiện nội tâm nhân vật, chủ yếu là lời độc thoại và đối thoại của nhân vật.

Một truyện có nhiều điểm nhìn thì sẽ khách quan hơn, khắc phục hạn chế của ngôn ngữ. Qua đó, người đọc sẽ lựa chọn điểm nhìn mà mình thấy hợp lí nhất trong những điểm nhìn của truyện.

Một phần của tài liệu Thoại dẫn trực tiếp trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)