7. Bố cục khóa luận
1.2.3. Các thành phần của thoại dẫn trực tiếp
1.2.3.1. Lời dẫn
Xét về vị trí, ở thoại dẫn trực tiếp, lời dẫn có vị trí rất linh hoạt. Nó có thể đứng trước, đứng sau hoặc có thể xen vào giữa lời được dẫn.
Ví dụ:
- Lời dẫn đứng trước lời được dẫn:
Cụ hỏi:
- Có phải tên các ông viết thế không?Dòng bên kia là đề ngày, tháng, năm đấy.
- Lời dẫn đứng sau lời được dẫn:
- Được! Xin ông hãy giữ lấy lời! - Ông Pành trả lời như dao chém đá.
[16, tr.233] - Lời dẫn xen vào giữa lời được dẫn:
- Em tên là gì? - Ông hỏi. - Ngày mai ta đến cầu hôn… Em có bằng lòng ta không?
[16, tr.232]
Trong lời dẫn thường có động từ nói năng: nói, bảo, hỏi, kể, khuyên… Trong trường hợp người dẫn dẫn lời nói của chính mình hoặc dẫn ý nghĩ của chính mình thì chủ ngữ ở các dạng động từ này là ngôi thứ nhất (tôi), còn nếu người dẫn dẫn lời nói của người khác hoặc ý nghĩ của người khác thì chủ ngữ của những động từ đó ở ngôi thứ ba (hắn, nó, cô ấy, họ…). Lời dẫn ở độc thoại nội tâm thương có những động từ cảm nghĩ như: nghĩ, tự nhủ, tự hỏi…
Xét về cấu trsúc ngữ pháp: lời dẫn ở thoại dẫn trực tiếp có thể là một kết cấu C-V đơn giản, trong đó vị ngữ là một động từ nói năng (tôi nói, tôi bảo,…); có khi vị ngữ là một động từ cảm nghĩ (tôi nghĩ, tôi tự nhủ…); cũng có trường hợp vị ngữ là một cụm từ miêu tả hành động, cử chỉ, động tác, vẻ mặt mà chủ ngữ thường làm khi nói (hắn vênh mặt lên, đứa con gái vừa mếu máo vừa đáp lại…)
1.2.3.2. Lời được dẫn
Ở thoại dẫn trực tiếp, lời được dẫn thường được đặt ở sau dấu hai chấm và trong dấu ngoặc kép.
Ở độc thoại nội tâm trực tiếp, ý nghĩ thực sự được dẫn cũng có thể được đặt trong dấu ngoặc kép và sau dấu hai chấm; chủ thể của ý nghĩ luôn xuất hiện ở ngôi thứ nhất.
Ở lời được dẫn trực tiếp, người nói luôn xuất hiện ở ngôi thứ nhất, nếu có người nghe thì ở ngôi thứ hai.
Lời dẫn trực tiếp chứa đựng cả những yếu tố biểu cảm của người nói như: thán từ, từ xưng hô, lời than thở…tạo cảm giác trung thực cho những lời trích dẫn.
Về chức năng của lời được dẫn trong tác phẩm văn học, trong [14], tác giả Phương Lựu cho rằng lời được dẫn có chức năng:
- Chức năng phản ánh hiện thực ở ngoài nhân vật
- Chức năng tự bộc lộ của nhân vật, cho thấy sự tồn tại của nó.
- Chức năng như một hành động, một sự kiện đối với nhân vật khác. - Chức năng của thực tại lời nói bên ngoài ý thức tác giả, đối tượng suy tư của tác giả.
- Chức năng biểu hiện nội tâm, thế giới bên trong của nhân vật.
1.2.3.3. Vấn đề điểm nhìn
Điểm nhìn là vấn đề phức tạp, khó nắm bắt. Điểm nhìn được định nghĩa như sau:
“Điểm nhìn là vị trí mà từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật
trong tác phẩm… Điểm nhìn nghệ thuật có thể phân chia thành điểm nhìn không gian và thời gian (…), có điểm nhìn tâm lí khi người trần thuật nhìn theo tầm mắt của nhân vật có đặc điểm giới tính, lứa tuổi hoặc quan hệ thân sơ; bên trong hay bên ngoài. Có điểm nhìn quang học hoàn toàn khách quan. Có điểm nhìn theo một mô hình văn hóa nào đó (…) Có điểm nhìn theo một hệ tư tưởng nhất định với lập trường, quan niệm và tính chất giai cấp, xã hội rõ rệt”.
[8, tr.113] Ở thoại dẫn trực tiếp và độc thoại nội tâm trực tiếp bao gồm: - Tình huống lời nói được dẫn: trung tâm chỉ xuất là nhân vật. - Tình huống ý nghĩ của nhân vật: trung tâm chỉ xuất là người dẫn.
Từ đó ta thấy ở thoại dẫn trực tiếp hay độc thoại nội tâm trực tiếp thì đều có hai điểm nhìn phân biệt là điểm nhìn của người dẫn và điểm nhìn của người được dẫn.
Điểm nhìn được chia thành hai dạng nhỏ:
- Điểm nhìn bên ngoài: là điểm nhìn không gian, nơi mà người kể quan sát, thuật lại câu chuyện (Tại bến sông, ở ngôi làng nọ…) và điểm nhìn thời gian – thời điểm người kể kể lại diễn biến câu chuyện (Hôm qua, một buổi sáng…).
- Điểm nhìn bên trong: là điểm nhìn thể hiện nội tâm nhân vật, chủ yếu là lời độc thoại và đối thoại của nhân vật.
Một truyện có nhiều điểm nhìn thì sẽ khách quan hơn, khắc phục hạn chế của ngôn ngữ. Qua đó, người đọc sẽ lựa chọn điểm nhìn mà mình thấy hợp lí nhất trong những điểm nhìn của truyện.
1.3. Tiểu kết
Từ sự tổng hợp kiến thức trên cơ sở những tài liệu của các nhà nghiên cứu, chúng tôi đã xây dựng được những lí thuyết về thoại dẫn.
Đây sẽ là căn cứ để chúng tôi nhận diện, miêu tả thoại dẫn trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp; đồng thời, đó là cơ sở để chúng tôi phát hiện ra biểu hiện cụ thể của hình thức thoại dẫn trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ở những chương sau.
CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA THOẠI DẪN TRỰC TIẾP TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP
Ở chương 1, chúng tôi đã đưa ra một số nét khái quát về lí thuyết thoại dẫn cùng với một số ví dụ. Trong chương này, chúng tôi sẽ nghiên cứu cụ thể các thoại dẫn trực tiếp trong tập truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Xét về dấu hiệu hình thức của các thoại dẫn, chúng tôi nhận thấy ở truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có nét khác biệt cở bản: lối loanh quanh, rườm ra hầu như không có trong truyện ngắn của ông; lời thoại của nhân vật là những câu ngắn gọn, tỉnh lược các thành phần phụ, cộc lốc, trống không, ít xuống dòng. Cách viết này đã tạo ra một phong cách riêng cho tác giả Nguyễn Huy Thiệp.
Để tìm hiểu đặc điểm của thoại dẫn trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi sẽ đề cập đến những vấn đề sau:
- Cách thức dẫn của thoại dẫn trực tiếp. - Lời dẫn của thoại dẫn trực tiếp.
- Lời được dẫn trực tiếp. - Vấn đề điểm nhìn.
2.1. Cách thức dẫn của thoại dẫn trực tiếp
Qua thống kê, chúng tôi nhận thấy thoại dẫn trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp được dẫn theo hai cách: Thoại dẫn trực tiếp có lời dẫn và lời được dẫn; thoại dẫn trực tiếp không có lời dẫn.
2.1.1. Thoại dẫn trực tiếp có lời dẫn
Dẫn trực tiếp là cách thức dẫn được sử dụng nhiều trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Với cách dẫn thoại này, tác giả thể hiện rõ vai trò của mình qua từng lời thoại. Loại thoại dẫn này chúng tôi gọi là thoại dẫn trực tiếp.
Trong tác phẩm văn học, thường lệ, đối thoại được thuật lại trực tiếp do tác giả - người kể chuyện thực hiện. Dấu hiệu hình thức để nhận ra đối thoại là có người dẫn về tên người nói, đầu câu thoại có gạch đầu dòng và khi hết lời thì xuống dòng và chuyển sang lời người khác. Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, bên cạnh dẫn thoại truyền thống, tác giả còn để lời thoại nhân vật nằm liền sau lời dẫn của mình, không xuống dòng mà dùng dấu hai chấm, dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch ngang để tách biệt với lời được dẫn.
2.1.1.1. Lời dẫn và lời được dẫn ngăn cách bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép dấu ngoặc kép
Đây là hình thức dẫn được phát hiện nhiều trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
Ví dụ:
Cưới vợ cho con, ông Bổng nói với cha tôi:“Anh phải đứng ra chủ hôn, bố cháu Kim Chi Vụ phó, anh là tướng, thế là “môn đăng hộ đối”. Sau này các cháu nhờ phúc của ông, như tôi là thằng phu xe, báu gì!”
[16, tr.22]
Thoại dẫn này được dẫn theo cách trực tiếp, có lời dẫn: “Cưới vợ chocon,
ông Bổng nói với cha tôi” và lời được dẫn: “Anh phải đứng ra… báu gì!”.
Hoặc:
Đoài bảo: “Tôi nghĩ bố già rồi, mổ cũng thế, cứ để chết là hơn”. Tốn khóc hu hu. Cấn hỏi: “Ý chú Khảm thế nào? Khảm bảo: “Các anh thế nào thì em thế”. Cấn hỏi: “Chú Khiêm sao im thế?”. Khiêm hỏi: “Anh định thế nào?”. Cấn bảo: “Tôi đang nghĩ”. Đoài bảo: “Mất thì giờ bỏ mẹ. Ai đồng ý bố chết, giơ tay, tôi biểu quyết nhé”.
[16, tr.62]
Với kiểu dẫn này, tác giả đã triệt tiêu đi sự tương tác của các nhân vật, làm lỏng lẻo sự gắn kết về ngữ nghĩa và ngữ dụng của lời thoại; tuy nhiên, nó
lại làm nổi bật sự hiện diện của từng nhân vật trong hội thoại. Tác giả luôn là người điều hành cuộc hội thoại, dẫn dắt nhân vật hành động. Bằng cách này tác giả làm giảm đi tính liên tục của hội thoại. Đặt trong hệ thống lời thoại của đoạn thoại, ta thấy các nhân vật không ai nói rõ ý định của mình, trừ nhân vật Đoài. Lời thoại của Đoài phá vỡ trật tự vai vế trong hội thoại nhưng thiết lập một trật tự mới với sự thắng thế của tinh thần thực dụng. Qua đó, ta thấy chất kịch trong cuộc hội thoại, ở đó các lời nói hỗn loạn mà lại có quy tắc nhờ vào sự điều hành cuộc thoại bằng cách đi kèm với mỗi lời thoại của nhân vật là một lời dẫn.
2.1.1.2. Lời dẫn và lời được dẫn ngăn cách bằng dấu gạch ngang
Đây là trường hợp lời dẫn và lời được dẫn được viết tách dòng với nhau bằng dấu hai chấm qua dòng và có dấu gạch ngang đằng trước; hoặc lời dẫn và lời được dẫn viết cùng dòng nhưng ngăn cách bằng dấu gạch ngang.
Ví dụ:
Ông ta hô lớn: - Chết này!
Sau tiếng hô người ta thấy con nhặng xanh ngã vật ngay xuống ở giữa sọt phân. Ông ta bình thản bảo người mua:
- Phân này tốt đấy, không chua đâu! Chắc hố xí nhà này gần chỗ làm đậu phụ nên có nước đỗ tương lẫn vào!
- Người phụ nữ bảo:
- Vâng đúng! Trong phân vẫn còn vỏ đỗ đây này! Ông Móng bảo:
- Phân của mày hôm nay không đậm như phân hôm qua! Nát nhẽo nát nhèo…Thôi thì giảm đi một giá…
Ông Móng bảo:
- Cho chết! Ai bảo tham múc nhiều nước vào…Mày phải vắt cho kiệt nước thì phân mới ngon!...
[16, tr.525]
Đoạn thoại trên có các lời dẫn: “Ông ta hô lớn”, “Ông ta bình thản
bảo người mua”, “Người phụ nữ bảo”, “Ông Móng bảo” và lời được dẫn:
“Chết này”, “Phân …vào”, “Vâng…này”, “Phân của mày …một giá”,
“Cháu gánh…nặng”, “Cho chết…ngon”.
Hoặc:
- Bọn đánh cá đêm ác lắm chị ạ. - Tôi buồn rầu nói. - Họ nghe thấy em kêu cứu mà cứ lờ đi…
[16, tr.13]
Nhìn vào hai đoạn thoại, ta thấy đây là cách thức dẫn thoại truyền thống thường được dùng trong tác phẩm văn học. Cách viết này tăng sự tương tác giữa các nhân vật, tăng sự gắn kết về ngữ nghĩa và ngữ dụng của các lời thoại, thể hiện tính chất liên tục của hội thoại.
2.1.2. Thoại dẫn trực tiếp không có lời dẫn
Đây là loại dẫn thoại chỉ có lời được dẫn, không có lời dẫn; chúng tôi gọi đây là hình thức thoại dẫn trực tiếp tự do.
Ví dụ:
- Vô duyên thì làm quái gì? - Vô duyên thì ế chồng đấy.
- Thằng quỷ ạ. Mày như cụ non ấy!
[16, tr.246]
Ví dụ trên là một đoạn thoại được dẫn theo cách thức tự do, không có lời dẫn, chỉ có lời được dẫn là các lượt lời của nhân vật. Tác giả để nhân vật
của mình tự do nói chuyện với nhau, không có sự điều hành, dẫn dắt của tác giả, bởi vậy sự hiện diện của từng nhân vật trong hội thoại không được rõ nét.
Bảng thống kê các hình thức dẫn thoại trực tiếp trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
STT Các cách thức dẫn thoại trực tiếp Cách dẫn thoại Số lượng 710 Tỉ lệ 100% 1 Dẫn trực tiếp 683 96,1
1.1 Lời dẫn và lời được dẫn ngăn cách bằng dấu ngoặc kép
452 66,1
1.2 Lời dẫn và lời được dẫn ngăn cách bằng dấu gạch ngang
231 33,9
2 Dẫn trực tiếp tự do 27 3,9
2.2. Lời dẫn của thoại dẫn trực tiếp
Những đặc điểm về lời dẫn chúng tôi trình bày ở chương 1 sẽ là cơ sở để nghiên cứu về lời dẫn ở thoại dẫn trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ở mục này. Dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày những vấn đề sau:
Vị trí của lời dẫn
Các thành phần cú pháp và ngữ nghĩa trong lời dẫn
2.2.1. Vị trí của lời dẫn
Thông thường, trong tác phẩm truyện, nếu có những lời thoại trực tiếp của nhân vật thì có lời dẫn của người kể. Lời dẫn có tác dụng báo hiệu về tên người nói, cách thức nói hoặc miêu tả cử chỉ, thái độ, hành động, ngữ điệu… của nhân vật trong khi nói; nghĩa là lời dẫn của người kể chuyện làm cho nhân vật hiện lên trước mắt người đọc một cách cụ thể, sinh động.
Ví dụ:
Đau đớn điên cuồng, Lù phóng ngựa ra chỗ chôn vợ. Phủ phục trước mộ, Lù kêu gào nức nở.
- Hếch ơi… - Lù khóc - Tôi sống ra sao bây giờ khi không có bà? Đi làm nương về lấy ai đun nước cho tôi rửa mặt? Săn được con hoẵng, ai làm món lạp cho tôi… Lấy ai chia sẻ niềm vui, nỗi buồn?
[16, tr.240]
Những hành động diễn ra liên tiếp: “phóng ngựa ra chỗ chôn vợ”,
“phủ phục”, “kêu gào”, “khóc” trong lời dẫn đã thể hiện một cách đầy đủ
nỗi đau đớn tột cùng của nhân vật khi nói.
Mặt khác, trước khi lời được dẫn xuất hiện không chỉ có một lời dẫn kiểu như: “Tôi hỏi” cho lời được dẫn: “Bạn có đi học không?” mà bao giờ cũng có nhiều lời kể lời miêu tả về nhân vật, ngữ cảnh hội thoại…Lời dẫn nằm trong “dòng chảy” của các lời này của tác phẩm và có vị trí không cố định. Qua khảo sát, chúng tôi thấy trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp lời dẫn có ba vị trí: trước lời được dẫn, sau lời được dẫn, xen giữa lời được dẫn.
2.2.1.1. Lời dẫn trước lời được dẫn
Vị trí này được tác giả xây dựng phổ biến trong các truyện ngắn. Ví dụ:
Đoài bảo: “Xin lỗi bác, cháu chẳng biết nhà bác có bao nhiêu người,, tên là gì?”. Ông hàng xóm cười: “Thì tôi cũng thế”. Đoài bảo: “Ngày xưa bọn ăn trộm có luật chia ra bốn loại mà chúng không lấy: một là nhà hàng xóm, hai là nhà bạn bè, ba là nhà đang có chuyện buồn, bốn là nhà đang có chuyện vui. Cứ thế này, cháu đi ăn trộm, lơ mơ phạm luật”. Ông hàng xóm cười: “Thì các con tôi cũng thế”.
Đoạn thoại trên gồm hai cặp thoại với bốn lời dẫn đi kèm trước lời được dẫn: “Đoài bảo” (2 lượt) và “Ông hàng xóm cười” (2 lượt), ngăn cách với lời được dẫn bằng dấu hai chấm.
Hoặc:
Nàng bảo chàng: - Hát đi!
Viên quan trưởng bảo chàng: - Hát ca ngợi công danh đi!
[16, tr.341]
Ở ví dụ này, các lời dẫn trước lời được dẫn là: “Nàng bảo chàng”,
“Viên quan trưởng bảo chàng”, ngăn cách với lời được dẫn bằng dấu gạch
ngang.
2.2.1.2. Lời dẫn sau lời được dẫn
Trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, vị trí này được sử dụng hạn chế hơn.
Ví dụ:
Trưởng bản tức giận, mặt ông đỏ bừng như lửa:
- Phải chứng minh! - Trưởng bản hét lên, ông đã thấy đôi mắt trìu mến của E nhìn Hặc.
- Ai tin mày! Ai bảo mày có đức tính trung thực? - Trưởng bản lại hỏi. - Then biết! - Hặc trả lời.
- Cả con cũng biết! - E nói nghiêm trang. - Điên rồi! - Trưởng bản gầm lên.
[16, tr.226] Hoặc:
Trong hai ví dụ trên có các lời dẫn được đặt sau lời được dẫn là:
“Trưởng bản…nhìn Hặc”, “Trưởng bản lại hỏi”, “Hặc trả lời”, “E nói
nghiêm trang”, “Trưởng bản gầm lên”, “Hắn thản nhiên nói” được ngăn
cách với lời được dẫn bằng dấu gạch ngang. Ở vị trí này, lời dẫn góp phần