Tổ chức và hoạt động của Ban Tƣ pháp, cán bộ Tƣ pháp hộ tịch cấp xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Công tác tư pháp - hộ tịch ở cấp xã những vấn đề lý luận và thực tiễn ở tỉnh Bắc Giang (Trang 52)

tịch cấp xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang là một tỉnh miền núi thuộc khu vực phía Bắc, diện tích tự nhiên 3.822,5km2, số dân 1.596.696 người, với 27 dân tộc sinh sống, trong đó có 19 dân tộc có số dân dưới 1.000 người. Đơn vị hành chính cấp huyện là 10 huyện và thành phố với 229 xã, phường, thị trấn. Trình độ dân trí nhiều vùng còn thấp, nhất là các xã vùng cao, vùng núi, vùng sâu; dân cư phân bổ không

đều, tập trung đông ở thành phố và các huyện vùng trung du có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Bắc Giang là tỉnh chưa cân đối được ngân sách nên vẫn phải xin hỗ trợ ngân sách từ Trung ương, công tác cán bộ ở cơ sở gặp nhiều khó khăn, không đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn cán bộ đã tồn tại nhiều năm nay nhưng vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu đặc biệt là đội ngũ cán bộ công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã.

2.2.3.1. Trước khi ban hành Thông tư số 04/2005/TTLT-BTP-BNV ngày 05/5/2005 của liên Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ (theo số liệu thống kê năm 2002).

* Về số lượng và cơ cấu thành viên của Ban Tư pháp: - Về số lượng:

Theo số liệu thống kê của Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang đến ngày 31/12/2002 tổng số Ban Tư pháp của tỉnh Bắc Giang là: 219/227 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh (còn 8 xã chưa thành lập được Ban Tư pháp), với số thành viên Ban Tư pháp là: 871 người.

- Về độ tuổi của thành viên Ban Tư pháp:

+ Dưới 40 tuổi có 252 người, chiếm 28,9% tổng số thành viên Ban Tư pháp;

+ Từ 40 - 60 tuổi có 566 người, chiếm 65%; + Trên 60 tuổi có 53 người, chiếm 6,1%; - Về trình độ văn hoá:

+ Tốt nghiệp cấp III có 357 người, chiếm 41%; + Tốt nghiệp cấp II có 484 người, chiếm 55,6%; + Tốt nghiệp cấp I có 30 người, chiếm 3,4%. - Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

+ Đại học Luật và tương đương không có; + Cao đẳng Luật và tương đương không có; + Trung cấp Luật và tương đương không có; + Đại học khác có 23 người, chiếm 2,7%; + Trung cấp khác có 28 người, chiếm 3,2%;

+ Chưa đào tạo qua các hình thức trên có 820 người, chiếm 94,1%; - Về bồi dưỡng nghiệp vụ:

+ Số thành viên Ban Tư pháp đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ dưới 15 ngày không có;

+ Số thành viên Ban Tư pháp đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ trên hoặc bằng 15 ngày có 27 người, chiếm 3,1%;

+ Số thành viên Ban Tư pháp chưa qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ có 844 người, chiếm 96,9%.

- Về thời gian làm công tác tư pháp:

+ Số thành viên có thời gian làm công tác tư pháp từ 1 năm trở xuống có 272 người, chiếm 31,3%;

+ Số thành viên có thời gian công tác từ 1 năm đến 3 năm có 425 người, chiếm 48,7%;

+ Số thành viên có thời gian làm công tác tư pháp từ 3 năm đến 5 năm có 63 người, chiếm 7,2%;

+ Số thành viên có thời gian công tác từ 5 năm trở lên có 111 người, chiếm 12,8%.

Thống kê 227 xã tính đến ngày 31/12/2002, đội ngũ cán bộ công chức Tư pháp - hộ tịch là 227 người.

- Về độ tuổi:

+ Dưới 40 tuổi có 123 người, chiếm 54,2% tổng số cán bộ Tư pháp; + Từ 40 - 60 tuổi có 104 người, chiếm 45,8%;

+ Trên 60 tuổi không có. - Về trình độ văn hoá:

+ Tốt nghiệp cấp III có 140 người, chiếm 61,7%; + Tốt nghiệp cấp II có 86 người, chiếm 37,9%; + Tốt nghiệp cấp I có 1 người, chiếm 0,4%. - Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

+ Đại học Luật và tương đương không có; + Cao đẳng Luật và tương đương không có; + Trung cấp Luật và tương đương không có; + Đại học khác có 6 người, chiếm 2,6%; + Trung cấp khác có 8 người, chiếm 3,6%;

+ Chưa đào tạo qua các hình thức trên có 213 người, chiếm 93,8%. - Về bồi dưỡng nghiệp vụ:

+ Số cán bộ tư pháp đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ dưới 15 ngày không có;

+ Số cán bộ tư pháp đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ trên hoặc bằng 15 ngày có 225 người, chiếm 99,1%;

+ Số cán bộ tư pháp chưa qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ có 02 người, chiếm 0,9%.

- Về thời gian làm công tác tư pháp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Số cán bộ có thời gian làm công tác tư pháp từ 1 năm trở xuống có 64 người, chiếm 28,2%;

+ Số cán bộ có thời gian công tác từ 1 năm đến 3 năm có 91 người, chiếm 40,1%;

+ Số cán bộ có thời gian làm công tác tư pháp từ 3 năm đến 5 năm có 45 người, chiếm 19,8%;

+ Số cán bộ có thời gian công tác từ 5 năm trở lên có 27 người, chiếm 11,9%.

2.2.3.2. Tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp, cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã trên địa bàn tỉnh Bắc giang sau khi ban hành Thông tư số 04/2005/TTLT-BTP-BNV.

* Về số lượng và cơ cấu thành viên kiêm nhiệm Ban Tư pháp:

Theo số liệu thống kê của Sở Tư pháp Bắc Giang đến ngày 31/12/2007 tổng số Ban Tư pháp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang là: 229 Ban/229 xã, phường, thị trấn (có 2 đơn vị cấp xã được thành lập mới năm 2006), với số lượng thành viên Ban Tư pháp là: 1449 người.

- Về độ tuổi:

+ Dưới 30 tuổi có 103 người, chiếm 7,1% tổng số thành viên Ban Tư pháp;

+ Từ 30 - 40 tuổi có 326 người, chiếm 22,4%; + Từ 40 - 50 tuổi có 664 người, chiếm 45,8%;

+ Từ 50 - 60 tuổi có 351 người, chiếm 24,3%; + Trên 60 tuổi có 5 người, chiếm 0,4%;

- Về trình độ văn hoá:

+ Tốt nghiệp cấp III có 1124 người, chiếm 77,6%; + Tốt nghiệp cấp II có 321 người, chiếm 22,2%; + Tốt nghiệp cấp I có 4 người, chiếm 0,2%. - Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

+ Đại học Luật và tương đương có 44 người, chiếm 3,1%; + Cao đẳng Luật và tương đương có 6 người, chiếm 0,4%; + Trung cấp Luật và tương đương có 61 người, chiếm 4,2%; + Đại học khác có 43 người, chiếm 3%;

+ Trung cấp khác có 682 người, chiếm 47%;

+ Chưa đào tạo qua các hình thức trên có 613 người, chiếm 42,3%. - Về bồi dưỡng nghiệp vụ:

+ Số thành viên Ban Tư pháp đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ dưới 15 ngày có 352 người, chiếm 24,3%;

+ Số thành viên Ban Tư pháp đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ trên hoặc bằng 15 ngày có 344 người, chiếm 23,7%;

+ Số thành viên Ban Tư pháp chưa qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ có 753 người, chiếm 52%.

- Về thời gian làm công tác tư pháp:

+ Số thành viên có thời gian làm công tác tư pháp từ 1 năm trở xuống có 133 người, chiếm 9,2%;

+ Số thành viên có thời gian công tác từ 1 năm đến 3 năm có 485 người, chiếm 33,5%;

+ Số thành viên có thời gian làm công tác tư pháp từ 3 năm đến 5 năm có 365 người, chiếm 25%;

+ Số thành viên có thời gian công tác từ 5 năm trở lên có 466 người, chiếm 32,3%.

* Về đội ngũ cán bộ Tư pháp - hộ tịch chuyên trách cấp xã:

Thống kê 229 xã, phường, thị trấn tính đến ngày 31/12/2007, đội ngũ cán bộ công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã là 236 người, thực trạng:

- Về độ tuổi:

+ Dưới 30 tuổi có 40 người, chiếm 17% tổng số cán bộ Tư pháp; + Từ 30 - 40 tuổi có 64 người, chiếm 27,1%;

+ Từ 40 - 50 tuổi có 111 người, chiếm 47%; + Từ 50 - 60 tuổi có 21 người, chiếm 8,9%; + Trên 60 tuổi không có.

- Về trình độ văn hoá: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tốt nghiệp cấp III có 215 người, chiếm 91%; + Tốt nghiệp cấp II có 21 người, chiếm 9%; + Tốt nghiệp cấp I không có.

- Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

+ Đại học Luật và tương đương có 32 người chiếm 14%; + Cao đẳng Luật và tương đương có 1 người, chiếm 0,4%; + Trung cấp Luật và tương đương có 90 người, chiếm 38%;

+ Đại học khác có 6 người, chiếm 2,5%; + Trung cấp khác có 37 người, chiếm 15,6%;

+ Chưa đào tạo qua các hình thức trên có 70 người, chiếm 29,5%. - Về bồi dưỡng nghiệp vụ:

+ Số cán bộ tư pháp đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ dưới 15 ngày có 53 người, chiếm 22%;

+ Số cán bộ tư pháp đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ trên hoặc bằng 15 ngày có 143 người, chiếm 61%;

+ Số cán bộ tư pháp chưa qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ có 40 người, chiếm 17%.

- Về thời gian làm công tác tư pháp:

+ Số cán bộ có thời gian làm công tác tư pháp từ 1 năm trở xuống có 13 người, chiếm 5,5%;

+ Số cán bộ có thời gian công tác từ 1 năm đến 3 năm có 45 người, chiếm 19%;

+ Số cán bộ có thời gian làm công tác tư pháp từ 3 năm đến 5 năm có 42 người, chiếm 17,8%;

+ Số cán bộ có thời gian công tác từ 5 năm trở lên có 136 người, chiếm 57,7%. * Việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã thuộc tỉnh Bắc Giang theo Thông tư số 04/2005/TTLT/BTP-BNV của liên Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Tư pháp - hộ tịch ngày càng mở rộng, tăng cường qua kết quả công tác tư pháp năm 2007 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang với sự gia tăng về khối lượng công việc, trong đó tăng lên đáng kể trong các lĩnh vực xây dựng và tự kiểm tra văn bản do Uỷ ban nhân dân cấp xã ban hành, thực hiện việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi; cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong các giấy tờ văn bản bằng tiếng Việt... Cụ thể: Khai sinh 29.403, kết hôn 11.074, nuôi con nuôi 274 trường hợp, khai tử 5.028, cải chính hộ tịch 1.044, hoà giải 3.297, chứng thực 251.716 việc, thi hành án 961 việc.

Số lượng công việc bình quân mà một cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã phải thực hiện bình quân trong 1 tháng như sau:

Đơn vị tính: Việc, trường hợp.

Công tác hộ tịch

Hoà giải Chứng thực Thi hành án Khai

sinh Kết hôn

Nuôi con

nuôi Khai tử CCHT, cấp lại BCKS...

10,7 4,03 0,1 1,83 0,38 1,2 91,6 0,35

Qua khảo sát 2 xã, 1 phường trên địa bàn thành phố Bắc Giang - tỉnh Bắc Giang trong thời gian 4 tháng liên tục năm 2007, bình quân một cán bộ Tư pháp - hộ tịch 1 tháng, khối lượng công việc phải thực hiện như sau:

Công việc Giúp UBND cấp xã soạn thảo văn bản Tự kiểm tra văn bản do UBND cấp xã ban hành Tham gia ý kiến xây dựng văn bản của UBND cấp xã

Hộ tịch Chứng thực Hoà giải Thi hành án

Khối lƣợng 6,77 7,38 3,07 34,6 129 2,4 0,4

Ngoài ra số lượng công việc nêu trên, độ ngũ công chức Tư pháp - hộ tịch còn phải tham gia vào các hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại địa phương, hướng dẫn xây dựng hương ước, quy ước của thôn, khu phố cho phù hợp với quy định của pháp luật; trợ giúp pháp lý cho người nghèo; quản lý tủ sách pháp luật cấp xã, thực hiện các việc khác như tiếp dân giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân...

Riêng đối với công tác chứng thực, triển khai thực hiện Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 (Theo báo cáo thống kê của Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang) thì trong 6 tháng năm 2007 (từ 01/7/2007 - 31/12/2007), bình quân mỗi cán bộ công chức Tư pháp - hộ tịch phải thực hiện 299,5 việc chứng thực/ tháng so với 44 việc trong tháng 6 và 45 việc trong tháng 5/2007.

Đội ngũ công chức Tư pháp - hộ tịch đã được kiện toàn củng cố, nâng cao về chất lượng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Tại thời điểm Thông tư liên tịch số 04/2005/TTLT-TP-NV ngày 05/5/2005 của liên Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ mới ban hành, 91,3% cấp xã bố trí được công chức Tư pháp - hộ tịch chuyên trách, thì đến 31/12/2007, 100% cấp xã đã bố trí được công chức Tư pháp - hộ tịch. Tỷ lệ cấp xã bố trí được 02 công chức Tư pháp - hộ tịch đã tăng từ 2,73% lên 10,3%. Trình độ của đội ngũ công chức Tư pháp - hộ tịch đã được nâng lên một bước, hoạt động ổn định hơn trước. So với thời điểm Thông tư số 04/2005/TTLT-TP-NV ngày 05/5/2005 của liên Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ mới ban hành, tỷ lệ công chức Tư pháp - hộ tịch có trình độ văn hoá cấp III đã tăng lên 5%, chuyên môn từ Trung cấp Luật trở lên tăng 8%, số cán bộ có thời gian công tác từ 5 năm trở lên tăng 4%.

Qua phân tích số liệu trên cho thấy trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trước khi Nghị định 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

21/10/2003 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 04/2005/TTLT-TP-NV ngày 05/5/2005 của liên Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ, thì đội ngũ cán bộ Tư pháp cấp xã (cả cán bộ Tư pháp kiêm nhiệm và cán bộ Tư pháp - hộ tịch chuyên trách) phần lớn là chưa qua đào tạo nghiệp vụ chuyên môn. Ban Tư pháp còn chưa được thành lập ở 8 xã, đội ngũ cán bộ tư pháp còn mỏng (871 người - thống kê năm 2002). Thực hiện quy định của pháp luật về công chức ở cơ sở, đến nay đội ngũ cán bộ tư pháp cấp xã của tỉnh Bắc Giang đã tăng đáng kể (1449 người) và 229 xã, phường, thị trấn đều có Ban Tư pháp. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tư pháp được nâng lên rõ rệt, từ chỗ không có cán bộ chuyên trách Tư pháp - hộ tịch có trình độ chuyên môn luật từ trung cấp trở lên đến nay đã có 123 người, chiếm 52,4%; trong đó có 32 người có trình độ Đại học luật, chiếm 13,5%. Bên cạnh những chuyển biến tích cực về công tác cán bộ như trên thì còn có 113 người không có bằng chuyên môn về luật, chiếm 47,8%; trong đó có 72 người chiếm 29,6% chưa có bằng cấp gì về chuyên môn nghiệp vụ (Theo quy định Nghị định 114/2003/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 04/2005/TTLT-BTP-BNV của liên Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ thì tiêu chuẩn cán bộ Tư pháp - hộ tịch chuyên trách cấp xã phải có trình độ Trung cấp Luật trở lên).

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Công tác tư pháp - hộ tịch ở cấp xã những vấn đề lý luận và thực tiễn ở tỉnh Bắc Giang (Trang 52)