Giai đoạn từ năm 1960 đến năm

Một phần của tài liệu Công tác tư pháp - hộ tịch ở cấp xã những vấn đề lý luận và thực tiễn ở tỉnh Bắc Giang (Trang 39 - 42)

Do tình hình của cách mạng trong giai đoạn mới, theo quy định của Hiến pháp năm 1959 và pháp luật hiện hành, Bộ Tư pháp tạm thời bị giải thể, các nhiệm vụ tư pháp được chuyển giao cho các cơ quan nhà nước khác. Công tác tư pháp xã do Toà án nhân dân đảm nhận. Theo quy định của Luật Tổ chức Toà án nhân dân ngày 14/7/1960 và Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức của Toà án nhân dân Tối cao và tổ chức của các Toà án nhân dân địa phương ngày 30/3/1961 thì:

- Chánh án TAND Tối cao có nhiệm vụ chỉ đạo công tác xây dựng tổ chức tư pháp; công tác giáo dục và đào tạo cán bộ Toà án; công tác tuyên truyên và giáo dục pháp luật trong nhân dân.

- Chánh án Toà án nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, huyện hoặc đơn vị tương đương có nhiệm vụ: Chỉ đạo công tác xây dựng tổ chức tư pháp ở địa phương và công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân.

Thực hiện chức năng do luật định, ngày 26/02/1964 Toà án nhân dân Tối cao đã ban hành Thông tư số 02-TC về việc xây dựng tổ hoà giải và kiện toàn tổ chức tư pháp xã, khu phố. Thông tư này chỉ rõ nhiệm vụ của UBHC xã về công tác tư pháp như sau:

- Hoà giải những việc ly hôn và tranh chấp về dân sự mà hai bên yêu cầu Uỷ viên Tư pháp xã hay khu phố giúp đỡ, tổ chức các tổ hoà giải và hướng dẫn công tác của tổ hoà giải;

- Tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân;

- Thi hành những mệnh lệnh của Toà án về tống đạt giấy gọi và thi hành án.

* Về tổ chức, Uỷ ban hành chính (UBHC) xã và Ban hành chính khu phố (BHC. KP) phân công Phó Chủ tịch hoặc Uỷ viên thường trực phụ trách công tác tư pháp.

* Trong quan hệ giữa Uỷ viên Tư pháp xã và khu phố với các tổ hoà giải, các Uỷ viên Tư pháp cần chú ý những công tác sau đây:

- Cần tổ chức hội nghị bồi dưỡng cho các tổ hoà giải về chủ trương và phương pháp hoà giải;

- Thường xuyên liên hệ với các tổ hoà giải để nắm tình hình và hướng dẫn công tác. Các Uỷ viên khác của UBHC xã, khu phố phụ trách các thôn, các đường phố cũng cần chú ý theo dõi hướng dẫn công tác của các tổ hoà giải ở thôn và đường phố;

- Uỷ viên Tư pháp phải tranh thủ dự sinh hoạt hàng tháng với một số tổ hoà giải để nắm tình hình và hướng dẫn các tổ hào giải hoạt động.

- Uỷ viên Tư pháp cần báo cáo thường xuyên với các cấp uỷ, với UBHC xã hoặc BHC. KP để giúp cấp uỷ, UBHC xã và BHC.KP lãnh đạo công tác của tổ hoà giải; khen thưởng tuyên truyền kịp thời những Tổ hoà giải hoặc tổ viên Tổ hoà giải đã đạt được những thành tích trong công tác hoà giải.

Trong quan hệ giữa TAND huyện, thị xã với Uỷ viên Tư pháp xã và khu phố thì:

- TAND huyện, thị xã có nhiệm vụ hướng dẫn công tác cho Uỷ viên Tư pháp xã và khu phố; trong đó cần chú ý đặc biệt đến công tác xây dựng tổ hoà giải ở cơ sở...;

- TAND huyện, thị xã có nhiệm vụ huấn luyện cho các Uỷ viên Tư pháp xã, khu phố về những công việc thuộc nhiệm vụ tư pháp của Uỷ ban hành chính xã và khu phố và giúp đỡ các Uỷ viên Tư pháp huấn luyện cho tổ viên Tổ hoà giải;

- Đối với những việc mà tổ hoà giải hoà giải không thành, hai bên yêu cầu Uỷ viên Tư pháp xã hoặc tư pháp khu phố giúp đỡ giải quyết thì Uỷ viên Tư pháp xã hoặc khu phố có thể hoà giải một lần nữa hay gửi đơn kiện lên

Toà án nhân dân huyện, thị xã có kèm theo ý kiến của Uỷ ban hành chính xã hoặc Ban hành chính khu phố. Khi nhân dân trực tiếp đưa đơn lên Toà án mà xét thấy có khả năng hoà giải được ở xã hay khu phố nếu đương sự đồng ý, thì Toà án nhân dân huyện, thị xã có thể gửi đơn cho Uỷ ban hành chính xã hoặc Ban hành chính khu phố để Uỷ viên Tư pháp xã, khu phố hoà giải;

- TAND huyện, thị xã cần có kế hoạch thi đua giữa các xã, khu phố để thúc đẩy phong trào xây dựng và phát triển tổ hoà giải, giúp cho các Uỷ viên Tư pháp xã, khu phố sơ kết, tổng kết công tác xây dựng và hoạt động của tổ hoà giải để rút kinh nghiệm phổ biến chung;

- Hàng tháng, Uỷ viên tư pháp xã, khu phố phải báo cáo cho TAND huyện, thị xã tình hình việc xích mích, tranh chấp trong nhân dân, công tác tư pháp ở xã và khu phố, công tác tổ hoà giải...

Ba tháng một lần, TAND huyện, thị xã họp với Uỷ viên Tư pháp xã, khu phố để rút kinh nghiệm và công tác.

Trong Thông tư này khẳng định, việc xây dựng và củng cố các tổ hoà giải là khâu chủ yếu trong việc kiện toàn tổ chức tư pháp ở xã, khu phố. Các TAND phải theo dõi đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng các tổ hoà giải.

Một phần của tài liệu Công tác tư pháp - hộ tịch ở cấp xã những vấn đề lý luận và thực tiễn ở tỉnh Bắc Giang (Trang 39 - 42)