Phƣơng hƣớng chung

Một phần của tài liệu Công tác tư pháp - hộ tịch ở cấp xã những vấn đề lý luận và thực tiễn ở tỉnh Bắc Giang (Trang 63)

Trên cơ sở những quan điểm lớn của Đảng trong Cương lĩnh Chính trị, Nghị quyết Trung ương 8 khoá VII, Nghị quyết Trung ương 3, Nghị quyết Trung ương 7 khoá VIII, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002, Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Chỉ thị số 30/CT-TW ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 02/02/2008 hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cơ sở thực sự vững mạnh, trong đó yêu cầu xây dựng Ban Tư pháp - cơ quan chuyên môn của UBND cấp xã đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa là yếu cấp bách, khách quan. Cụ thể:

3.1.1.1. Về Ban Tư pháp:

Thứ nhất, đổi mới tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp phải đặt trong quá trình cải cách hành chính, cải cách bộ máy nhà nước.

Là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cấp xã, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp gắn liền với việc đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND cấp xã; trước mắt phải giảm bớt các thủ tục phiền hà trong quan hệ với nhân dân, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Tư pháp góp phần củng cố chính quyền cấp xã, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý nhà nước.

Thứ hai, đổi mới tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp là một bộ phận, một nội dung quan trọng của đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành Tư pháp nói riêng và cải cách tư pháp nói chung.

Ban Tư pháp là một mắt xích quan trọng của ngành Tư pháp. Do đó, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp không thể nằm ngoài quá trình đổi mới chung của ngành Tư pháp nhằm xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp đồng bộ, điều hành thống nhất, thông suốt và có hiệu lực từ Trung ương đến địa phương.

Mọi hoạt động của Ban Tư pháp là triển khai công tác tư pháp trực tiếp đến nhân dân, giải quyết các mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân, đưa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống. Do đó, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp trong thời gian tới có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố kiện toàn ngành Tư pháp nói riêng và cải cách tư pháp nói chung.

Thứ ba, đổi mới tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp phải được thực hiện trên nguyên tắc về xây dựng bộ máy nhà nước được quy định trong Hiến pháp năm 1992 và các văn kiện của Đảng; đồng thời phải kế thừa, phát huy những thành tựu đã đạt được và xác định được những bước đi, biện pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn đặt ra.

3.1.1.2. Về cán bộ Tư pháp - hộ tịch:

Xuất phát từ yêu cầu của Đảng về cán bộ và công tác quản lý cán bộ nói chung, cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã nói riêng cũng như để đáp ứng yêu cầu công tác trong giai đoạn mới, việc kiện toàn và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã phải thực hiện theo những yêu cầu sau:

Thứ nhất, kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã là một nội dung quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở và cán bộ tư pháp.

Theo quy định tại Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ công chức xã, phường, thị trấn, cán bộ tư pháp là một trong bẩy chức danh chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cấp xã, có nhiệm vụ giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực pháp luật và quản lý công tác tư pháp ở cấp xã. Kết quả hoạt động của đội ngũ cán bộ này ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật của chính quyền cấp xã trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Mặt khác, hàng vạn cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã đang hoạt động trên 10.955 xã, phường, thị trấn trong phạm vi cả nước là lực lượng cán bộ Tư pháp - hộ tịch đông đảo, gần dân nhất, có nhiệm vụ trực tiếp triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng như các chương trình, kế hoạch công tác của ngành Tư pháp. Cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã không chỉ là cán bộ chuyên môn, một bộ phận hợp thành đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở, mà còn là đại diện của ngành Tư pháp tại cơ sở, nếu không có đội ngũ này thì các hoạt động Tư pháp khó có thể đi vào thực tiễn cuộc sống.

Do đó, việc kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã là một nội dung quan trọng trong quá trình xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở và cán bộ tư pháp để phát huy hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước bằng pháp luật, sức mạnh tổng hợp của đội ngũ cán bộ nói chung.

Thứ hai, việc kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã phải xuất phát từ yêu cầu chức năng, nhiệm vụ đặt ra.

Theo quy định tại Nghị định số 62/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp; Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 quy định về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn; Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ quy định về cán bộ công chức xã, phường, thị trấn và Thông tư liên tịch số 04/2005/TTLT-TP-NV ngày 05/5/2005 của liên Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân quản lý nhà nước về công tác tư pháp ở địa phương, Ban Tư pháp với chức năng là cơ quan chuyên môn có nhiệm vụ giúp UBND cấp xã quản lý và triển khai thực hiện các công tác tư pháp ở địa phương.

Trong giai đoạn hiện nay, chủ trương phân công, phân cấp, nâng cao tính chủ động của chính quyền địa phương, kết hợp chặt chẽ quản lý ngành và quản lý lãnh thổ, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; kiện toàn các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân và bộ máy chính quyền cấp xã... và thực hiện tốt quy chế dân chủ mở rộng dân chủ trực tiếp ở cơ sở được xác định trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đặt ra những nhiệm vụ mới ngày càng nặng nề, đối với chính quyền cấp xã nói chung và cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã nói riêng. Việc mở rộng chức năng, nhiệm vụ của Ban Tư pháp từ 6 nhiệm vụ (Thông tư số 12/TTLB

ngày 26/7/1993 của liên Bộ Tư pháp - Ban Tổ chức Chính phủ) lên 12 nhiệm vụ (Thông tư liên tịch số 04/2005/TTLT-TP-NV ngày 05/5/2005 của liên Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ) không chỉ đòi hỏi hoàn thiện mô hình tổ chức, cơ cấu chức danh, mà còn phải tăng cường số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ này.

Vì vậy, việc kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ công tác tư pháp đặt ra nhằm xây dựng đội ngũ cán này đủ về số lượng, vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, đảm bảo triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao.

Thứ ba, xây dựng đội ngũ cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã phải xuất phát từ thực tiễn, có bước đi thích hợp với điều kiện của từng vùng, miền, địa phương.

Trong thời gian qua để phát huy vị trí, vai trò, khuyến khích tạo điều kiện cho cán bộ chính quyền cơ sở hoạt động có hiệu quả, Chính phủ ban hành Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 quy định về cán bộ công chức xã, phường, thị trấn; Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 quy định về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn. Trên cơ sở các nghị định này, cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương đã tiến hành kiện toàn, củng cố đội ngũ cán bộ cơ sở, trong đó có đội ngũ cán bộ tư pháp cấp xã Thông tư liên tịch số 04/2005/TTLT-BTP- BNV của liên Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ. Đến nay, phần lớn các xã, phường, thị trấn trên cả nước đã có cán bộ Tư pháp - hộ tịch chuyên trách; trình độ đội ngũ cán bộ này từng bước được nâng lên. Tuy nhiên so với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra thì đội ngũ cán bộ này còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, không ổn định và tính chuyên môn hoá chưa cao. Đặc biệt ở các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đội ngũ cán bộ Tư pháp - hộ

tịch cấp xã không những thiếu về số lượng, mà cũng chưa được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, thậm chí có những cán bộ trình độ văn hoá còn rất thấp (cấp I, cấp II).

Mặt khác, đội ngũ cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã được hình thành chủ yếu từ nguồn tại chỗ, chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán... của mỗi vùng, miền và từng địa phương. Một bộ phận không nhỏ là cán bộ nhà nước hoặc từ các ban, ngành khác của địa phương chuyển sang làm công tác tư pháp. Đây là những cán bộ có kinh nghiệm thực tiễn, nhưng trước khi làm cán bộ tư pháp lại không được đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ tư pháp. Bên cạnh đó, một bộ phận là những cán bộ trẻ mới được tuyển dụng, được đào tạo tương đối cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ theo tiêu chuẩn nhưng kinh nghiệm thực tiễn cũng như kỹ năng thực hành còn hạn chế. Do vậy, việc kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã phải được quan tâm đến các đặc điểm, điều kiện thực tiễn của từng vùng, miền, địa phương, từ thực trạng đội ngũ cán bộ tư pháp, để có bước đi và các biện pháp thích hợp nhằm khai thác, phát huy những mặt ưu điểm, tích cực, khắc phục những tồn tại, yếu kém của từng cán bộ, nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài.

Thứ tư, kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã phải đi đôi với hoàn thiện mô hình tổ chức, cơ cấu của Ban Tư pháp.

Mô hình tổ chức và đội ngũ cán bộ là hai vấn đề gắn bó chặt chẽ, có quan hệ và tác động qua lại với nhau. Mô hình và cơ chế hoạt động của một tổ chức quyết định phương hướng phát triển và sử dụng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để mỗi cán bộ phát huy năng lực, trình độ của mình. Hiện nay, để thực hiện các nhiệm vụ công tác tư pháp ở cơ sở, phần lớn cấp xã đều đã thành lập Ban Tư pháp. Tuy nhiên, để khẳng định Ban Tư pháp là mô hình tổ chức phù

hợp với đặc điểm công tác tư pháp cấp xã còn chưa thống nhất trên phạm vi toàn quốc, cơ chế hoạt động và mối quan hệ công tác của Ban chưa được xác định cụ thể; một số nơi, hoạt động còn mang tính hình thức, nên đã ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả hoạt động của cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã. Do vậy, việc kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã phải được tiến hành trên cơ sở xác định được mô hình tổ chức, cơ cấu cán bộ hợp lý và cơ chế hoạt động có hiệu quả của Ban Tư pháp.

Thư năm, việc kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã phải gắn liền với việc đổi mới cơ chế quản lý, hoàn thiện chế độ, chính sách.

Cơ chế quản lý, chế độ, chính sách đối với cán bộ là nhân tố có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến chất lượng cán bộ. Nếu có chế độ, chính sách phù hợp thì sẽ thu hút được cán bộ có năng lực, trình độ; có ý thức, trách nhiệm, đồng thời là động lực thúc đẩy họ phát huy tính tích cực, sáng tạo và khả năng của mình để hoàn thành có hiệu quả các nhiệm vụ được giao. Ngược lại, nếu chế độ, chính sách không phù hợp thì làm hạn chế tinh thần trách nhiệm, tính tích cực, sáng tạo của người cán bộ trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác.

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước thường xuyên quan tâm đến việc xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở, trong đó có cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã. Đặc biệt, những chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ này quy định tại Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 quy định về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và một số văn bản khác có liên quan, đã có tác dụng đảm bảo quyền lợi vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, khuyến khích những người có trình độ, bằng cấp về công tác tại cấp xã, góp phần ổn định và từng bước chuyên môn hoá, tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán

bộ cơ sở. Tuy nhiên, cùng với quá trình cải cách chế độ tiền lương của công chức nhà nước, thì cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện chế độ, chính sách đối với cán bộ cơ sở nói chung, cán bộ Tư pháp - hộ tịch nói riêng như chính sách về luân chuyển cán bộ, hoặc những cán bộ chuyên môn ở cơ sở mà hoàn thành tốt nhiệm vụ, có năng lực, trách nhiệm, phẩm chất đạo đức tốt, có nguyện vọng thì có thể xét chuyển lên cơ quan chuyên môn cấp trên (cấp huyện, tỉnh) nhằm thu hút các sinh viên khi ra trường về cơ sở công tác. Cần xem xét nhất thể hoá pháp lệnh công chức và nâng thành Luật Công chức và không phân biệt công chức nhà nước và công chức cơ sở như hiện nay. Vì vậy, việc kiện toàn, nâng cao năng lực cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã phải gắn liền với việc đổi mới cơ chế quản lý, bổ sung và hoàn thiện các chế độ, chính sách của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp cơ sở như chủ trương của Đảng được đề cập trong nghị quyết hội nghị Trung ương 6 khoá X vừa qua.

3.1.2. Mục tiêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mục tiêu đổi mới tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp là xây dựng Ban Tư pháp vững mạnh, ổn định, tạo sự đồng bộ, thống nhất, có hiệu lực, hoạt động có hiệu quả của ngành Tư pháp từ Trung ương đến địa phương và xây dựng đội ngũ cán bộ Tư pháp - hộ tịch được chuyên môn hoá làm nòng

Một phần của tài liệu Công tác tư pháp - hộ tịch ở cấp xã những vấn đề lý luận và thực tiễn ở tỉnh Bắc Giang (Trang 63)