Thực hiện tốt công tác quy hoạch, tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cơ sở vật chất công tác tƣ pháp cho đội ngũ

Một phần của tài liệu Công tác tư pháp - hộ tịch ở cấp xã những vấn đề lý luận và thực tiễn ở tỉnh Bắc Giang (Trang 81)

dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cơ sở vật chất công tác tƣ pháp cho đội ngũ cán bộ Tƣ pháp - hộ tịch cấp xã.

Công tác tư pháp cấp xã có tính chuyên môn nghiệp vụ cao, mọi hoạt động đều phải dựa trên cơ sở pháp luật và phù hợp với pháp luật và phong tục tập quán tốt đẹp của địa phương, nên đòi hỏi cán bộ tư pháp xã phải có trình độ trung học pháp lý trở lên và được bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ. Trong khi đó, hiện nay nhiều cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ tư pháp cần thiết nhất là các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa và những kinh nghiệm thực tiễn của cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã là yêu cầu khách quan và là nhân tố quyết định đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Tư pháp. Trước tiên cần xây dựng và thực hiện quy hoạch đội ngũ cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã.

Sở Tư pháp phối hợp với các cơ quan liên quan ở địa phương tham mưu cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện quy hoạch đội ngũ cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã của địa phương.

Quy hoạch đội ngũ cán bộ này phải tiến hành đồng thời với việc xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở nói chung và phải xuất phát từ nhiệm vụ của Ban Tư pháp, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã hiện có, dự kiến nhu cầu và khả năng phát triển của đội ngũ cán bộ này để chủ động tạo nguồn cán bộ đủ tiêu chuẩn theo quy định, kịp thời đáp ứng yêu cầu.

Trong quy hoạch phải xác định được nguồn cán bộ kế cận chức danh Tư pháp - hộ tịch cấp xã, các biện pháp tổ chức thực hiện và các bước đi thích hợp với từng địa phương, xác định trách nhiệm của các cơ quan chính quyền, ngành Tư pháp trong việc thực hiện quy hoạch.

Trên cơ sở quy hoạch cán bộ, cần xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chức danh cán bộ.

Hiện nay chúng ta có hàng vạn cán bộ Tư pháp làm việc ở 9.075 xã, 1.274 phường, 606 thị trấn trong cả nước (Theo số liệu của Bộ Nội vụ thống kê đến ngày 31/12/2007). Đội ngũ cán bộ Tư pháp - hộ tịch xã, phường, thị trấn chưa được đào tạo nghiệp vụ còn nhiều, nhiều cán bộ có trình độ văn hoá thấp, đặc biệt là các xã ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Trước tình hình đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã là nhiệm vụ hết sức cấp bách, khâu có ý nghĩa then chốt nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ này đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Để tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ cán bộ Tư pháp - hộ tịch xã, phường, thị trấn theo quy định của Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về tiêu chuẩn đối với công chức xã, phường, thị trấn, trước mắt Bộ Tư pháp cần khẩn trương hoàn thiện chương trình trung học pháp lý, xây dựng chương trình đào tạo chuyên sâu, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Tư pháp - hộ tịch xã, phường, thị trấn và tiến hành phân cấp cho địa phương tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nhằm giải quyết nhanh chóng sự bất cập về

trình độ của đội ngũ cán bộ Tư pháp - hộ tịch xã, phường, thị trấn trong tình hình mới. Việc tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và phổ biến kinh nghiệm thực tiễn trong công tác tư pháp xã phải làm thường xuyên, dưới nhiều hình thức khác nhau: Tập trung, tại chức, có giáo trình thống nhất trong toàn quốc về chương trình đào tạo... Để việc đào tạo, bồi dưỡng và được tổ chức thực hiện thống nhất trong cả nước; trên cơ sở đó các cơ quan tư pháp địa phương (Sở Tư pháp) được xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm, nội dung đào tạo bồi dưỡng cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương mình, chủ động đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã và giao cho Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thực hiện. Có như vậy mới phổ cập được kiến thức pháp lý cho đội ngũ cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã.

Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện và kinh phí hoạt động cho Ban Tư pháp.

- Các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần đầu tư kinh phí tương xứng cho các hoạt động tư pháp ở xã, phường, thị trấn. Đặc biệt cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ở địa phương. Đây là một nhiệm vụ trọng yếu của Ban Tư pháp. Đồng thời gấp rút xây dựng tủ sách pháp luật ở các xã, phường, thị trấn trong cả nước, đáp ứng yêu cầu công tác tư pháp cơ sở và nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ, nhân dân đại phương, hàng năm cần có dự toán ngân sách cấp xã cho hoạt động tư pháp, đáp ứng yêu cầu hoạt động của Ban Tư pháp.

- Bộ Tư pháp cần phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương từng bước tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật thuận lợi cho việc tin học hoá các phương pháp thực hiện công tác tư pháp xã, phường, thị trấn trước hết là lĩnh vực hộ tịch tạo điều kiện quan trọng để hình thành mạng lưới thông tin

nhanh nhạy, chính xác, kịp thời, giảm bớt chi phí thời gian vật chất không cần thiết của đội ngũ cán bộ Tư pháp - hộ tịch xã, phường, thị trấn.

Một phần của tài liệu Công tác tư pháp - hộ tịch ở cấp xã những vấn đề lý luận và thực tiễn ở tỉnh Bắc Giang (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)