Giai đoạn từ năm 1980 đến năm

Một phần của tài liệu Công tác tư pháp - hộ tịch ở cấp xã những vấn đề lý luận và thực tiễn ở tỉnh Bắc Giang (Trang 42)

Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội; kế thừa và phát triển Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1960, Hiến pháp năm 1980 đã quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của các cơ quan nhà nước. Do yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng mới, Bộ Tư pháp được lập lại. Ngày 22/01/1981 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 143/HĐBT quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp. Theo Nghị định này, Bộ Tư pháp là cơ quan của

Hội đồng Bộ trưởng, có chức năng giúp Hội đồng Bộ trưởng thực hiện quản lý thống nhất các công việc về tư pháp trong cả nước bao gồm công tác dự thảo pháp luật; quản lý về mặt tổ chức các Toà án địa phương và các công tác tư pháp khác; công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa trong cán bộ và nhân dân, góp phần bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật; tăng cường chuyên chính vô sản, thực hiện quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân (Điều 1 Nghị định số 143/HĐBT ngày 22/01/1981).

Trong hệ thống tư pháp, ở cơ sở (xã, phường, thị trấn) có Ban Tư pháp. Về tổ chức của Ban Tư pháp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ban Tư pháp xã), theo Thông tư số 08/TT ngày 06/01/1982 và Công văn số 527/QLTA ngày 28/8/1984 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp thì tổ chức Ban Tư pháp xã gồm có: Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và một số Uỷ viên. Trưởng ban Tư pháp xã cần chọn người trong Thường trực UBND xã kiêm chức, Phó trưởng Ban Tư pháp xã phải là cán bộ chuyên trách thường trực làm công tác tư pháp. Các uỷ viên khác nên chọn trong ngành, đoàn thể quần chúng ở địa phương. Cán bộ tư pháp xã cần có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình công tác, có khả năng vận động quần chúng, am hiểu chuyên môn về tư pháp cơ sở.

Ban Tư pháp xã có các chức năng, nhiệm vụ sau: - Tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luât;

- Giúp UBND soạn thảo văn bản áp dụng pháp luật và các văn bản khác theo đúng pháp luật và thẩm quyền;

- Giúp UBND xây dựng, củng cố tổ chức và hướng dẫn hoạt động của các Tổ hoà giải trong phạm vi địa phương;

- Tham gia vào việc thi hành án tại cơ sở.

Một phần của tài liệu Công tác tư pháp - hộ tịch ở cấp xã những vấn đề lý luận và thực tiễn ở tỉnh Bắc Giang (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)