Sửa đổi pháp luật hiện hành

Một phần của tài liệu Công tác tư pháp - hộ tịch ở cấp xã những vấn đề lý luận và thực tiễn ở tỉnh Bắc Giang (Trang 71 - 74)

Một trong những nguyên nhân dẫn đến mô hình tổ chức của Ban Tư pháp không thống nhất, không ổn định và hiệu quả hoạt động không cao, là do chưa có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ và phù hợp; chưa xác định rõ cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế quản lý và mối quan hệ của Ban Tư pháp. Vì vậy, hoàn thiện cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của

Ban Tư pháp vừa là yêu cầu cấp bách do thực tiễn khách quan đòi hỏi, vừa là phương hướng đổi mới, hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Tư pháp.

Để phát huy những thành tựu đã đạt được và khắc phục những khó khăn, tồn tại trong tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp trong thời gian qua, cần phải sửa đổi Nghị định số 62/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp; Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về cụ thể hoá tiêu chuẩn cán bộ công chức xã, phường, thị trấn và Thông tư liên tịch số 04/2005/TTLT-BTP-BNV ngày 05/5/2005 của liên Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân quản lý nhà nước về công tác tư pháp ở địa phương, theo hướng quy định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, biên chế của Ban Tư pháp. Hiện nay Ban Tư pháp không được quy định trong nghị định mà chỉ quy định trong Thông tư số 04/2005/TTLT-BTP-BNV (trước đây Ban Tư pháp được quy định tại Nghị định số 38/1998/NĐ-CP) đây là bước thụt lùi của tiến trình xây dựng pháp luật của nhà nước và chỉ có sửa đổi nghị định có nội dung không phù hợp thì mới khắc phục tình trạng tản mạn, quy định chung chung thiếu tính khả thi, thoát ly thực tiễn như hiện nay. Cần nghiên cứu, bổ sung Nghị định 114/2003/NĐ-CP, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP quy định công chức xã phường, thị trấn theo hướng “xây dựng hệ thống chính sách phù hợp và đồng bộ công chức cơ sở xã, phường, thị trấn theo hướng: Một số chức danh cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn cần và có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Chính phủ thì được xét chuyển thành công chức nhà nước để tạo sự liên thông trong đội ngũ cán bộ, công chức ở các cấp; các chức danh cán bộ chuyên trách khác không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để trở thành công chức

nhà nước thì thực hiện theo chế độ hiện hành” [5, tr. 101]. Căn cứ Điều 7 - Nghị định số 114/2003/NĐ-CP của Chính phủ giao cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định cụ thể tiêu chuẩn công chức cấp xã. Cần sớm xem xét sửa đổi, bổ sung quy định kèm theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về tiêu chuẩn đối với công chức xã, phường, thị trấn; Thông tư liên tịch số 04/2005/TTLT-BTP-BNVcủa liên Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân quản lý nhà nước về công tác tư pháp ở địa phương cho phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở. theo hướng quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ chuyên môn tư pháp về trình độ chính trị, văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ quản lý hành chính nhà nước phù hợp với đặc điểm từng vùng, miền cụ thể, phân tiêu chuẩn thành hai loại: các xã miền núi phía bắc, các tỉnh Tây Nguyên, vùng sâu, vùng xa, hải đảo; các xã vùng đồng bằng, phường, thị trấn; khu vực đồng bằng khi tuyển mới phải có trình độ trung cấp trở lên. Đối với khu vực miền núi, các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ và nguồn cán bộ khó khăn thì phải được bồi dưỡng qua lớp nghiệp vụ công tác tư pháp trước khi tuyển dụng và phải có lộ trình cụ thể đạt chuẩn cán bộ công chức cấp xã như quy định của Chính phủ.

Không những quy định cụ thể tiêu chuẩn cán bộ Tư pháp - hộ tịch chuyên trách mà quy định tiêu chuẩn của cả cán bộ Tư pháp kiêm nhiệm (thành viên Ban Tư pháp) cụ thể: Sửa đổi Thông tư liên tịch số 04/2005/TTLT-BTP-BNV của liên bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân quản lý nhà nước về công tác tư pháp ở địa phương, bỏ tiết 2.12 mục III của thông tư “thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND cấp xã giao” để tránh việc lạm dụng quyền lực hành chính, điều động cán bộ Tư pháp làm

nhiều công việc khác không tập trung cho nhiệm vụ được giao; Bổ sung tiết 3 mục III thông tư theo hướng là “UBND cấp xã thành lập Ban Tư pháp sau khi thoả thuận thống nhất về nhân sự với cơ quan Tư pháp cấp huyện”. Có như vậy mới đảm bảo nguyên tắc song trùng chỉ đạo. Việc quy định nhiệm vụ cán bộ Tư pháp - hộ tịch tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về tiêu chuẩn đối với công chức xã, phường, thị trấn (có 11 nhiệm vụ của cán bộ Tư pháp - hộ tịch) và quy định nhiệm vụ của cán bộ Tư pháp ở Thông tư liên tịch số 04/2005/TTLT-BTP-BNV của liên bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân quản lý nhà nước về công tác tư pháp ở địa phương (có 12 nhiệm vụ) là không thống nhất, chồng chéo... cần sớm sửa đổi văn bản Pháp lệnh công chức theo hướng nâng lên thành luật công chức và xác định công chức nhà nước gồm cả công chức xã, phường, thị trấn và tạo sự liên thông, đồng bộ và nhất thể hoá đội ngũ công chức nhà nước. Có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với những sinh viên tốt nghiệp đại học khi ra trường về xã, phường công tác, có như vậy mới thu hút được đội ngũ sinh viên về cơ sở công tác, là môi trường tốt rèn luyện đội ngũ cán bộ có kiến thức thực tiễn tạo nên cơ sở pháp lý để củng cố, kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ban Tư pháp, bảo đảm cho Ban Tư pháp hoàn thành được những nhiệm vụ nặng nề trong thời kỳ mới.

Một phần của tài liệu Công tác tư pháp - hộ tịch ở cấp xã những vấn đề lý luận và thực tiễn ở tỉnh Bắc Giang (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)