Tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo, hƣớng dẫn của cấp ủy, chính quyền địa phƣơng và cơ quan tƣ pháp cấp trên đối với công tác tƣ pháp cấp

Một phần của tài liệu Công tác tư pháp - hộ tịch ở cấp xã những vấn đề lý luận và thực tiễn ở tỉnh Bắc Giang (Trang 84 - 90)

quyền địa phƣơng và cơ quan tƣ pháp cấp trên đối với công tác tƣ pháp cấp xã và đội ngũ cán bộ Tƣ pháp - hộ tịch cấp xã.

- Các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc kiện toàn, củng cố Ban Tư pháp và đội ngũ cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã cần quán triệt sâu sắc Nghị quyết hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khoá X, chính phủ “cần sớm ban hành chính sách thu hút để thực hiện chủ trương đưa sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng về công tác tại xã, phường, thị trấn, doanh nghiệp” [5, tr. 100]. Các nhiệm vụ công tác tư pháp cấp xã cần trở thành một nội dung hoạt động trong chương trình, kế hoạch công tác định kỳ của cấp uỷ và chính quyền địa phương.

UBND cấp tỉnh, cấp huyện có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy định về quản lý đội ngũ cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Sở Tư pháp và Phòng Tư pháp là cơ quan chuyên môn có trách nhiệm phối hợp với các ban, ngành có liên quan ở địa phương giúp UBND cùng cấp thực hiện các nhiệm vụ này.

UBND cấp xã là cơ quan trực tiếp quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các quy định, chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ này theo quy định của pháp luật và sự chỉ đạo, hướng dẫn của chính quyền cấp trên.

- Tăng cường sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan tư pháp cấp trên đối với tư pháp cấp xã. Phòng Tư pháp, Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp có trách nhiệm thực hiện tốt chủ trương hướng về cơ sở, thường xuyên

tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu thực tiễn ở cơ sở, để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ công tác tư pháp ở cơ sở.

- Coi trọng việc tổng kết thực tiễn, đánh giá hiệu quả công tác để khẳng định vị trí, vai trò của tư pháp cấp xã; giải toả những khó khăn, vướng mắc, đồng thời nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành đối với công tác tư pháp cấp xã.

Tăng cường công tác đánh giá, kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế đánh giá cán bộ chính quyền cơ sở, trong đó có cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã phù hợp với đặc thù tính chất công việc, bao gồm: đánh giá về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống; trình độ, năng lực chuyên môn, ý thức trách nhiệm và hiệu quả công tác.

Thực hiện chế độ đánh giá cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã hàng năm và theo định kỳ. Căn cứ vào quy chế đánh giá cán bộ chính quyền cơ sở, UBND cấp xã cần tiến hành đánh giá cán bộ theo đúng quy chế đã xây dựng.

- Tăng cường chế độ kiểm tra thường xuyên của các cấp uỷ và chính quyền địa phương đối với đội ngũ cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã; nghiên cứu từng bước mở rộng các hình thức giám sát của nhân dân đối với hoạt động của Ban Tư pháp và cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã.

- Nghiên cứu chế độ thu hút những người có trình độ, năng lực về công tác tại cơ sở, đặc biệt tại các xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi như: Có chính sách hỗ trợ đào tạo, cải tiến chế độ công tác phí, mở rộng các hình thức phụ cấp, giảm thời gian thực tập cho sinh viên, bổ nhiệm, đề bạt... chính sách xét tuyển cán bộ, công chức cấp xã vào cơ quan nhà nước cấp trên (từ cấp huyện trở lên).

KẾT LUẬN

Hơn nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành, Ban Tư pháp - Ban chuyên môn của UBND xã, phường, thị trấn, một khâu quan trọng trong hệ thống các cơ quan tư pháp - đã không ngừng được củng cố và tăng cường. Trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, dù thời bình hay thời chiến, dù cơ quan tư pháp cấp trên có sự thay đổi, dù bộ máy chính quyền cơ sở có cơ cấu tổ chức khác nhau, song Ban Tư pháp vẫn tồn tại và khẳng định được vị trí của mình, các Ban Tư pháp với hàng vạn cán bộ đã góp phần vào việc giữ gìn trật tự kỷ cương xã hội, tăng cường quản lý xã hội chủ nghĩa bằng pháp luật.

Với ý nghĩa là một bộ phận của bộ máy nhà nước nói chung, một khâu trong hệ thống các cơ quan tư pháp, Ban Tư pháp luôn luôn phát triển và hoàn thiện trong tiến trình lịch sử Nhà nước ta. Trong gia đoạn xây dựng đất nước hiện nay yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN việc đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Tư pháp là một nội dung không thể thiếu của quá trình cải cách tư pháp; là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình cải cách bộ máy nhà nước, cải cách hành chính trước yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Đội ngũ cán bộ tư pháp này bao gồm cả cán bộ chuyên trách và cán bộ kiêm nhiệm, là một bộ phận cấu thành của đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở và lực lượng cán bộ đông đảo nhất của ngành Tư pháp. Trong quá trình hình thành và phát triển, dù thời chiến hay thời bình, dù cơ quan tư pháp cấp trên có lúc không tồn tại, cơ cấu bộ máy chính quyền cấp xã có khi thay đổi, nhưng tổ chức và đội ngũ cán bộ tư pháp vẫn luôn tồn tại và phát triển, khẳng

định được vị trí và vai trò không thể thiếu được của mình trong quản lý nhà nước và quản lý xã hội. Những năm qua, hàng vạn cán bộ Tư pháp - hộ tịch cơ sở trên khắp mọi miền đất nước, bằng sự lao động không mệt mỏi của mình, đã đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước vào đời sống nhân dân, nhiều hoạt động tư pháp đã được triển khai thực hiện có hiệu quả như xây dựng pháp luật, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, quản lý và đăng ký hộ tịch, hoà giải cơ sở, thi hành án dân sự, xây dựng và phát triển tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn... góp phần vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, xã hội của địa phương và bảo đảm sự quản lý thống nhất công tác Tư pháp từ trung ương đến cơ sở.

Trong giai đoạn hiện nay, sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam theo Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng và Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ Năm (khoá IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở đã đặt ra cho các cơ quan tư pháp nói chung và Ban Tư pháp, đội ngũ cán bộ Tư pháp cấp xã có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân, giúp người dân có điều kiện tiếp cận với pháp luật và được pháp luật bảo vệ, cũng như tổ chức thực hiện và đưa pháp luật vào thực tiễn cuộc sống một cách có hiệu quả, nâng cao ý thức pháp luật, mở rộng và phát huy dân chủ cơ sở, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân.

Vì vậy, việc kiện toàn, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Tư pháp và đội ngũ cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay là khách quan, cấp thiết. Cùng với việc hoàn thành hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp các cấp, việc kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp

xã có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ là yêu cầu trước mắt mà còn mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm chính trị của địa phương, cũng như các nhiệm vụ của ngành Tư pháp. quá trình kiện toàn Ban Tư pháp cấp xã, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Tư pháp cấp xã có nhiều khó khăn, phức tạp và liên quan đến trách nhiệm của nhiều cấp, nhiều ngành từ Trung ương đến cơ sở, trước hết là chính quyền cơ sở và cơ quan tư pháp các cấp. Điều đó đòi hỏi phải có nhận thức thống nhất, có quyết tâm cao, phát huy thế mạnh và tính chủ động sáng tạo của các địa phương, đồng thời cần có bước đi thích hợp với điều kiện thực tiễn của từng vùng, miền, địa phương; thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp như xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động của tư pháp cấp xã, xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của cấp uỷ, chính quyền địa phương và cơ quan tư pháp cấp trên đối với công tác tư pháp và đội ngũ cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã, thực hiện tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, tăng cường đánh giá kiểm tra, giám sát, đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, hoàn thiện hệ thống chế độ chính sách... nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ Tư pháp cấp xã đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ mô hình Ban Tư pháp cấp xã phù hợp với thực tiễn phát huy vai trò các thành viên Ban Tư pháp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới./.

Một phần của tài liệu Công tác tư pháp - hộ tịch ở cấp xã những vấn đề lý luận và thực tiễn ở tỉnh Bắc Giang (Trang 84 - 90)