1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề án pháp luật thu chi ngân sách nhà nước cấp xã những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện tại phường kim sơn đông triều quảng ninh

37 741 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 136,34 KB

Nội dung

Việc thu chi ngân sách nhà nước có hợp lý, đúng đắn mới có được một bộ máy chính quyền vững mạng trong sạch, nhân dân lao động ấm no hạnh phúc, và đất nước ngày càng phát triển đón đầu n

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN

KHOA LUẬT

ĐỀ ÁN MÔN HỌC

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG THU CHI NGÂN SÁCH Ở PHƯỜNG KIM SƠN.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

HÀ NỘI, NĂM 2015

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN

KHOA LUẬT

ĐỀ ÁN MÔN HỌC

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG THU CHI NGÂN SÁCH Ở PHƯỜNG KIM SƠN.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

Sinh viên thực hiên: Trịnh Thị Hiền

Lớp: LW4C

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Phùng Thị Cẩm Châu

HÀ NỘI, NĂM 2015

Trang 3

MỤC LỤC Trang

Phần A: Tổng quan về ngân sách nhà nước 2

I/ Ngân sách nhà nước 2

1 Khái niệm 2

2 Đặc điểm 3

3 Vai trò 3

4 Tổ chức hệ thống NSNN 5

II/ Những vấn đề cơ bản về thu chi ngân sách nhà nước 6

1 Chu trình năm ngân sách 6

2 Thu NSNN 6

2.1 Khái niệm thu NSNN 6

2.2 Đặc điểm thu NSNN 6

2.3 Phân loại thu NSNN 7

2.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân sách 8

3 Chi NSNN 9

3.1 Khái niệm chi NSNN 9

3.2 Đặc điểm chi NSNN 10

3.3 Phân loại chi NSNN 11

3.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến chi ngân sách 12

Phần B: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện hoạt động thu chi ngân sách 13

I/ Thực trạng quy định pháp luật về hoạt động thu chi ngân sách 13

Trang 4

1 Phân cấp trong thu chi ngân sách 13

2 Những lĩnh vực thu chi NS xã( phường, thị trấn) 13

II/ Thực tiễn thực hiện pháp luật của hoạt động thu chi ngân sách phường Kim Sơn 15

1 Khái quát tình hình cơ bản về KT-XH của UBND phường Kim Sơn 15

1.1 Vị trí địa lý phường Kim sơn 15

1.2 Điểu kiện kinh tế xã hội 16

2 Tình hình thực hiện pháp luật ngân sách tại phường Kim Sơn 16

2.1 Thực trang thu chi ngân sách tại phường Kim Sơn 16

2.1.1 Tình hình thu ngân sách phường Kim Sơn năm 2014 17

2.1.2 Thực trạng chi ngân sách phường Kim Sơn năm 2014 21

2.2 Đánh giá chung về tình hình thực hiện pháp luật ngân sách phường Kim Sơn 26

2.2.1 Thành công 26

2.2.2 Hạn chế 26

2.2.3 Nguyên nhân 27

Phần C: Giải pháp để nâng cao hoạt động của ngân sách phường Kim sơn trong những năm tới 27

I/ Phương hướng 28

II/ Giải pháp 28

Kết luận 29

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NSNN : Ngân sách nhà nước

XDCB: Xây dựng cơ bản

TNCSHCM: thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

UBND: Ủy ban nhân dân

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Những năm gần đây cùng với sự đổi mới chính sách đường lối của đảng và nhà nước, đất nước ta đã có sự thay da đổi thịt khi dám hòa mình vào hội nhập nền kinh tế thế giới,và ngày càng có nhiều chuyển biến rõ rệt về kinh tế xã hội Ngân sách nhà nước( NSNN) không chỉ với vai trò là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất trong nền kinh tế mà còn là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, định hướng hình thành nền kinh tế mới và là công cụ điều chỉnh xã hội

Thu chi ngân sách nhà nước là một vấn đề được nhiều nhà quản lý quan tâm, bởi nó quyết định đến sự ổn định về mặt nội hàm bên trong một quốc gia Việc thu chi ngân sách nhà nước có hợp lý, đúng đắn mới có được một bộ máy chính quyền vững mạng trong sạch, nhân dân lao động ấm no hạnh phúc, và đất nước ngày càng phát triển đón đầu những xu thế mới của thời đại

Nhưng thực tế cho thấy, tình hình kinh tế nước ta hiện nay chưa ổn định là hệ quả của việc thu và chi tiêu ngân sách nhà nước không hợp lý và không hiệu quả khiến cho NSNN luôn rơi vào tình trạng bị thâm hụt Nguồn thu của ngân sách hiện tại còn rất nhiều hạn chế, một mặt do hành lang pháp lý chưa rõ ràng, nhiều

lỗ hổng, đặc biệt trong vấn đề thuế, mặt khác do đầu tư kém hiệu quả,…dẫn đến

sử dụng ngân sách nhà nước chưa hợp lý là một vấn đề cần được nghiên cứu giảiquyết

Nhận thấy đây là một vấn đề mang tính thời sự, cần được nghiên cứu và tìm hiểu một cách kỹ lưỡng, cùng với sự hướng dẫn trực tiếp của Th.S Phùng Thị

Cẩm Châu, em đã chọn đề tài “ Thực trạng thu chi ngân sách ở phường Kim Sơn Giải pháp hoàn thiên” trên cơ sở lý thuyết đã học và tham gia học hỏi,

Trang 7

được cung cấp số liệu tại đơn vị kiến tập Bài tiểu luận mang gồm 3 nôi dung chính sau:

Phần A: Tổng quan về ngân sách nhà nước

Phần B: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện hoạt động thu chi NSNN Phần C: Giải pháp hoàn thiện

PHẦN A: TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

I/ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1 Khái niệm NSNN

Luật ngân sách nhà nước 2002 quy định: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ khoản thu chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.”

Xét về phương diện pháp lý: Ngân sách nhà nước là một đạo luật dự trù các khoản thu chi, chi tiền của nhà nước trong một thời gian nhất định, thường là một năm Đạo luật này được các cơ quan lập pháp của quốc gia đó ban hành Xét về bản chất kinh tế: Mọi hoạt động của ngân sách nhà nước đều là hoạt động phân phối các nguồn tài nguyên quốc gia Ngân sách nhà nước thực hiện mối quan hệ phân phối Đó là hệ thống quan hệ kinh tế giữa một bên là Nhà nước một bên là các tổ chức kinh tế, xã hội, các tầng lớp dân cư

Trang 8

Về tính chất xã hội: Ngân sách nhà nước luôn là một công cụ kinh tế thuộc nội dung ngân sách nhà nước, nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước

2 Đặc điểm NSNN

Thứ nhất, hoạt động thu chi ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế, chính trị của nhà nước, và việc thực hiện các chức năng của nhà nước, được nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định

Thứ hai, Thứ năm, hoạt động ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối lại nguồn tài chính, nó thể hiện ở hai lĩnh vực thu và chi của nhà nước

Thứ ba, ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với nhà nước chứa đựng lợi ích chung và công, hoạt động thu chi ngân sách nhà nước là thể hiện các mặt kinh tế- xã hội của nhà nước qua các khoản cấp phát từ Ngân sách nhà nước cho các mục đích tiêu dùng và đầu tư

Thứ tư, Ngân sách nhà nước với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, nó được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đó mới được chi dùng cho những mục đích đã định

Thứ năm, hoạt động thu ngân sách được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả lại trực tiếp đối với người có thu nhập cao nhằm mục đích rút ngắn khoảng cách giữa người giàu và người nghèo để cân bằng xã hội

3 Vai trò NSNN

Trang 9

Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh

tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước Vai trò của Ngân sách nhà nước luôn gắn liền với vai trò của nhà nước theo từng giai đoạn nhất định Ngân sách nhà nước có vai trò như một túi tiền lớn của nhà nước, được nhà nước chi tiêu đầu tư cho những mục đích đã đặt ra, không chỉ có quy mô lớn, bổ sung thường xuyên và liên tục ra ngoài để phục vụ bộ máy nhà nước thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình mà còn là công cụ để thực hiện chính sách kinh tế xã hội mà nhà nước đã đặt ra

Kích thích tăng trưởng kinh tế ( vai trò điều tiết trong lĩnh vực kinh tế)

Nhà nước sử dụng ngân sách để điều chỉnh các hoạt động kinh tế, sử dụng hiệu quả các khoản thu, chi ngân sách nhà nước Thông qua các chính sách thuế

và chính sách chi tiêu của chính phủ, Nhà nước sẽ tạo một cơ cấu kinh tế mới, phù hợp với tình hình phát triển của đất nước, kích thích sự phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền

Giải quyết các vấn đề xã hội( vai trò điều tiết trong lĩnh vực xã hội)

Bên cạnh việc kích thích tang trưởng điều tiết nền kinh tế, thì Ngân sách nhà nước đóng vai trò là một quỹ phúc lợi để giải quyết các vấn đề xã hội, giúp xóa đói giảm nghèo, giảm chênh lệch giàu nghèo, tang công bằng xã hội, bảo vệ môitrường Việc thực hiện những nhiệm vụ này cơ bản thuộc về nhà nước và không

vì mục tiêu lợi nhuận, và mang tính chất chung của toàn xã hội Nhà nước đã chú ý quan tâm đến các tầng lớp thu nhập thấp trong xã hội bằng các chính sách

hỗ trợ như chi trợ cấp giá cho các mặt hàng thiết yếu, chính sách việc làm…

Trang 10

Nhà nước chi cho các hoạt động giáo dục, y tế, quốc phòng, dịch vụ công cộng ngày càng nâng cao, cải thiện đời sống nhân dân Như vậy có thể nói, ngânsách nhà nước đóng một phần không nhỏ trong việc điều tiết các vấn đề xã hội.

Góp phần ổn định thị trường giá cả, chống lạm phát

Ngoài những vai trò trên thì ngân sách nhà nước còn được sử dụng như là một công cụ để Nhà nước can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế để bình ổn thị trường, hướng đến phát triển bền vững Trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như ở nước ta hiện nay thì bàn tay hữu hình của nhà nước có vai trò hết sức quan trọng Để ổn định giá cả, chính phủ có thể tác động vào cung cầu hàng hóa trên thị trường thong qua chính sách thuế và chính sách chi tiêu củaNSNN Sử dụng nguồn NSNN nhằm khống chế lạm phát một cách có hiệu quả thông qua việc thực hiện chính sách thắt chặt Ngân sách( cắt giảm khoản chi, chống lãng phí trong chi tiêu, giảm thuế đầu tư ), điều chỉnh nền kinh tế đi đúng hướng, tránh việc tang trưởng quá nhanh nhưng không bền, ngoài tầm kiểm soát,tiềm ẩn nhiều rủi ro

Trang 11

II/ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1 Chu trình năm ngân sách

Năm ngân sách hay còn gọi là năm tài chính, tài khóa là giai đoạn mà trong

đó dự toán thu chi của Nhà nước đã được phê chuẩn có hiệu lực thi hành

Hiện nay ở tất cả các nước trên thế giới, thời gian cho một năm ngân sách bằng với thời gian của một năm dương lịch ( 12 tháng) Tuy nhiên do điều kiện kinh tế, chính trị xã hội ở mỗi nước khác nhau nên thời điểm bắt đầu và kết thúc của một năm ngân sách giữa các nước có sự khác nhau Ở Việt Nam, năm ngân sách được tính từ 1 tháng 1 đến 31 tháng 12 năm dương lịch

2 Thu Ngân sách nhà nước

2.1 Khái niệm thu Ngân sách nhà nước

Để đảm bảo thực hiện tốt mọi hoạt động của mình, Nhà nước đặt ra các khoản thu ( các khoản thuế) do mọi công dân đóng góp để hình thành nên quỹ tiền tệ của mình Thực chất, thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu của nhà nước

Luật ngân sách nhà nước ban hành năm 2002 quy định: Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh

NS Tỉnh, TP trực thuộc trung ương

NS Huyện, Quận, Thị xã, TP trực thuộc

NS Xã, Phường, Thị trấn

Trang 12

tế của Nhà nước; các thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

2.2 Đặc điểm thu ngân sách nhà nước

Thứ nhất, thu ngân sách nhà nước không thể được tiến hành một cách tùy tiện

mà phải thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, bằng cách Nhà nước sẽ ban hành

hệ thống các văn bản pháp luật quy định về hình thức thu cũng như nội dung thu.Nói cách khác, Nhà nước chỉ được phép thu những khoản thu đã được luật hóa Thứ hai, thu ngân sách nhà nước được thực hiện thông qua hai cơ chế pháp lý điển hình là bắt buộc và tự nguyện, trong đó cơ chế pháp lý bắt buộc là chủ yếu Thứ ba, phần lớn các khoản thu được xây dựng dựa trên nền tảng nghĩa vụ công dân, và thu ngân sách nhà nước gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước

Thứ tư, thu ngân sách nhà nước không lấy lợi nhuận làm thước đo hiệu quả, bởi đây là khoản thu khó kiểm soát và đánh giá hiệu quả, phần lớn chi tiêu của nhà nước tạo ra hàng hóa, dịch vụ công là những sản phẩm được tiêu dùng công nên không có người hưởng thụ cụ thể để kiểm soát quá trình chi tiêu

Thứ năm, thu ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là chủ yếu

2.3 Phân loại thu ngân sách nhà nước

Các khoản thu ngân sách nhà nước gồm nhiều loại Theo điều 2 Luật ngân sách nhà nước nă 2002, thu ngân sách nhà nước gồm các khoản: thu từ thuế, phí,

Trang 13

lệ phí; thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật Có thể phân loại nôi dung thu theo các tiêu chí khác nhau như sau:

Xét theo nguồn hình thành các khoản thu:

Nhóm nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước: là các nguồn tài chính có khả năng tạo lập nên quỹ ngân sách nhà nước do kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước mang lại

Nhóm nguồn thu ngoài nước: bao gồm các khoản thu về vay nợ và viện trợ của nước ngoài Đặc điểm của nguồn thu này là gắn chặt với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và ngoại giao của đất nước Nguồn thu này thường không ổn định và có tính chất bù đắp một phần trong quá trình cân đối ngân sách nhà nước

Xét theo tác dụng của các khoản thu với quá trình cân đối ngân sách nhà nước:

Thu trong cân đối ngân sách nhà nước: gồm các khoản thu chủ yếu sau: thuế, phí, và lệ phí; thu về bán và cho thuê các tài sản thuộc sở hữu của nhà nước; thu lợi tức cổ phần cảu nhà nước; các khoản thu khác theo luật định

Thu để bù đắp sự thiếu hụt của ngân sách nhà nước: bao gồm các khoản vay trong và ngoài nước cho chi tiêu ngân sách nhà nước khi các khoản chi ngân sách nhà nước vượt quá các khoản thu trong cân đối của ngân sách nhà nước

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu NSNN

Trang 14

Thu nhập bình quân đầu người: đây là nhân tố quyết định đến mức động viên

của NSNN, chi tiêu thu nhập bình quân người phản ánh mức độ phát triển nền kinh tế và phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của một nước Mức

độ phát triển nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ luôn là nhân tố quan trọng nhất đối với

sự phát triển của mọi khâu tài chính, cho nên nhân tố này cũng là nhân tố quyết định khách quan đến mức động viên của NSNN và cần phải xem xét nó trong mối quan hệ với dân số

Mức độ phát triển của nền kinh tế: được đánh giá bằng tốc độ tang trưởng và giá

trị tổng sản phẩm quốc nội giữa các thời kỳ Một quốc gia có tốc độ tang trưởng kinh tế vững chắc, ổn định có số thu tương đối ổn định

Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên: là yếu tố tăng thuNSNN, bởi một phần

lớn nguồn thu của các quốc gia đang phát triển hiện nay là thu từ khai thác, bán các tài nguyên Nên, quốc gia có nhiều tài nguyên thiên nhiên thì cùng với đó, thu ngân sách cũng sẽ tăng

Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế: đây là chi tiêu phản ánh hiệu quả của đầu

tư phát triển kinh tế, tỉ suất này càng lớn thì nguồn tài chính càng lớn, do đó thu NSNN phụ thuộc vào mức độ trang trải các khoản chi phí của nhà nước

Quan hệ đối ngoại của nhà nước: vấn đề liên quan đến việc nhận viện trợ từ

nước ngoài

Hiệu quả của bộ máy thu ngân Ngân sách nhà nước: Hiện tượng gian lận,

hiệu quả thu kém là một trong những nguyên nhân chính của việc thất thu ngân

Trang 15

sách nhà nước Nếu công tác này được xem xét và cải thiện thì thu ngân sách nhànước cũng tăng.

3 Chi ngân sách nhà nước

3.1 Khái niệm chi NSNN

Chi NSNN là hoạt động nhằm sử dụng quỹ ngân sách Là quá trình phân phối nguồn tiền tệ nằm trong quỹ ngân sách nhà nước để chi dùng vào những mục đích khác nhau Mà mục đích của chi ngân sách nhà nước là thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước Nếu hoạt động thu ngân sách nhà nước là nhằm thu hút các nguồn vốn tiền tệ để hình thành nên quỹ ngân sách nhà nước thì chi ngân sách nhà nước chính là chu trình phân phối, sử dụng các nguồn vốn tiền tệ

đã được tập trung vào quỹ tiền tệ đó Do hoạt động thu ngân sách nhà nước vừa

là tiền đề, vừa là cơ sở cho việc thực hiện hoạt động chi ngân sách nhà nước nên phạm vi và quy mô của hoạt động chi ngân sách nhà nước phụ thuộc một phần vào kết quả của hoạt động thu ngân sách nhà nước

Theo khoản 2, Điều 2 Luật ngân sách nhà nước quy định: “ Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác teo quy định của pháp luật

Như vậy, ta có thể hiểu chi ngân sách nhà nước là phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước theo dự toán ngân sách đã được chủ thể quyền lực quyết định nhằm duy trì sự hoạt động của bộ máy nhà nước và bảo đảm thực hiện các chức năng của Nhà nước Chi ngân sách nhà nước là một nội dung quan trọng cơcấu nên đạo luật thường niên ngân sách nhà nước

3.2 Đặc điểm chi NSNN

Trang 16

Dựa trên khái niệm về chi ngân sách nhà nước, ta có thể đưa ra những đặc điểm sau:

Thứ nhất, chi ngân sách nhà nước gắn với quyền lực nhà nước mang tính chất pháp lý cao, và chỉ được tiến hành trên cơ sở pháp luật và theo kế hoạch chi ngânsách cũng như phân bổ ngân sách do cơ quan quyền lực nhà nước quyết định Thứ hai, chi ngân sách nhà nước nhằm vào mục tiêu thỏa mãn nhu cầu về tài chính cho sự vận hành của bộ máy nhà nước, bảo đảm cho Nhà nước thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ của mình

và đánh giá tác động, ảnh hưởng của các khoản chi đó ở tầm vĩ mô

Thứ tư, các khoản chi ngân sách nhà nước mang tính chất không hoàn trả trực tiếp và mang tính chất bao cấp Vì vậy, các nhà quản lý cần phân tích đánh giá, tính toán trên nhiều khía cạnh để đưa ra kế hoạch chi tiêu một cách hợp lý, tránh lãng phí không cần thiết và nâng cao hiệu quả chi NSNN

3.3 Phân loại chi NSNN

Tùy theo những yêu cầu đánh giá, phân tích và quản lý ngân sách nhà nước trong từng giai đoạn phát triển mà người ta có thể phân loại chi NSNN theo các tiêu chí khác nhau Theo tính chất kinh tế, chi NSNN được phân loại như sau:

Trang 17

Chi thường xuyên: Gồm những khoản chi mang tính định kỳ, lặp đi lặp lại: chi

cho các hoạt động sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ; chi cho hoạt động của các tổ chức chính trị , tổ chức chính trị - xã hội; chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế; chi cho quốc phòng, an ninh,trật tự an toàn xã hội Đây là những khoản chi mà không có trong khu vực đầu tư và có tính chất thường xuyên để tài trợ cho các hoạt động của cơ quan Nhà nước, nhằm duy trì đời sống quốc gia

Chi cho đầu tư phát triển: Là các khoản chi phí làm tăng thêm tài sản quốc

gia Phát triển kinh tế là nhiệm vụ hàng đầu của tất cả các nhà nước hiện đại, để đạt sự phát triển, chính phủ hoạch định chiến lược đúng đắn, phù hợp vốn đầu tư của nhà nước cho nên các nhóm chi đó có thể chi cho từng đơn vị cá nhân hay doanh nghiệp nhà nước để xây dựng nhà xưởng, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiệnđại…, đầu tư cho các công trình, xí nghiệp hay các cá thể Chi cho đầu tư phát triển bao gồm: Chi mua sắm máy móc, thiết bị và dụng cụ; chi xây dựng mới hoặc tu bổ đường sá, kiến thiết đô thị; chi cho việc thành lập các doạnh nghiệp nhà nước, góp vốn vào các công ty, đơn vị sản xuất kinh doanh; chi phí chuyển nhượng đầu tư…

Chi trả nợ và viện trợ: là các khoản chi của nhà nước nhằm thanh toán các

khoản nợ trong và ngoài nước của mình và các khoản viện trợ của nước bạn

3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chi NSNN

Nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước qua các giai đoạn: Các khoản chi ngân sách nhà nước sẽ tăng lên khi đất nước rơi vào khủng hoảng kinh

tế cần sự trợ giúp của chính phủ để kích thích sự tăng trưởng và ổn định nền kinhtế

Trang 18

Khả năng tích tụ và tích lũy của nền kinh tế: khi một quốc gia có khả năng nàytốt thì không những có thể hạn chế mức chi ngân sách mà còn cho thấy sự hoạt động tốt của nền kinh tế.

Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, hạn hán, động đất, dịch bệnh: Chi ngân sách nhà nước luôn đảm bảo vì lợi ích chung và đảm bảo sự công bằng cho một

bộ phận những người có hoàn cảnh đặc biệt Khi quốc gia gặp thiên tai, thì việc tăng chi tiêu để trợ cấp cho những gia đình gặp khó khăn, khắc phục hậu quả, giữ ổn định kinh tế là điều tất yếu phải làm của chi ngân sách nhà nước Và do

đó, mức chi ngân sách cũng sẽ tăng

Hiệu quả chi của bộ máy nhà nước: Bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả,

sẽ tránh được tình trạng lãng phí, tham ô trông quá trình chi tiêu ngân sách

PHẦN B: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG THU CHI NSNN

I/ THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG THU CHI NSNN

1 Phân cấp trong thu chi ngân sách nhà nước

Điều 4 luật ngân sách nhà nước quy định: Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương

Ngân sách Trung ương và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể

Thực hiện việc bổ sung ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để đảm bảo công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương

Ngày đăng: 23/01/2016, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w