Từ thực tế đó, khóa luận đã tiến hành nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản nhất về giao kết, thực hiện hợp đồng lao động và hậu quảpháp lý của việc không chấp hành các quy định của hợ
Trang 1TÓM LƯỢC
Sự chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thịtrường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã làm cho hợp đồng lao động trở thành hìnhthức pháp lý chủ yếu để các bên xác lập quan hệ lao động Hiện nay, khi nền kinh tếngày càng phát triển, vấn đề hợp đồng lao động càng được chú trọng Trên cơ sở giaokết hợp đồng lao động, các bên có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các cam kết đã thỏathuận trong hợp đồng Tuy nhiên, trên thực tế không phải bao giờ các bên cũng tuântheo những quy định đó, tình trạng vi phạm hợp đồng lao động xảy ra tương đối phổbiến ở các đơn vị sử dụng lao động đã và đang kéo theo những hậu quả nặng nề vềkinh tế - xã hội Thêm vào đó, các quy định của pháp luật về giao kết và thực hiện hợpđồng lao động còn tồn tại nhiều bất cập, vướng mắc gây không ít khó khăn, trở ngạitrong việc áp dụng, thực hiện cũng như trong công tác giải quyết tranh chấp của các cơquan nhà nước có thẩm quyền Từ thực tế đó, khóa luận đã tiến hành nghiên cứu một
số vấn đề lý luận cơ bản nhất về giao kết, thực hiện hợp đồng lao động và hậu quảpháp lý của việc không chấp hành các quy định của hợp đồng lao động trong Bộ luậtLao động 2012 cùng các văn bản pháp lý liên quan Đồng thời khóa luận cũng trìnhbày và đánh giá về thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng lao động tại doanhnghiệp cụ thể đó là Công ty Cổ Phần EnTech VN Sau khi phân tích và chỉ ra đượcnhững bất cập trong quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện tại doanh nghiệp, khóaluận kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về giao kết và thực hiệnhợp đồng lao động cũng như các biện pháp nhằm đảm bảo cho các quy định đó đượcthực hiện trên thực tế, góp phần đảm bảo một quan hệ lao động bình đẳng, thúc đẩy xãhội ngày càng phát triển
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu việc thực thi pháp luật trong doanh nghiệp giúp ích rất lớn cho quátrình chuẩn bị hành trang ra trường của sinh viên chuyên ngành Được sự giúp đỡ củaKhoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Thương Mại và sự hỗ trợ của Công ty Cổ phầnEnTech VN em đã được đi thực tế tại doanh nghiệp đồng thời có cơ hội nghiên cứutìm hiểu về hoạt động kinh doanh và thực hiện pháp luật của công ty Quá trình nàygiúp em vận dụng những kiến thức đã được học, được tích lũy khi ngồi trên ghế nhàtrường, nhằm có cái nhìn thực tế hơn về pháp luật trong đời sống hiện nay và là cơ sởquan trọng giúp em thực hiện khóa luận này
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà Trường, Quý Thầy Cô, đặc biệt làcác Thầy giáo, Cô giáo trong khoa Kinh tế - Luật trường Đại học Thương mại đã dạy
dỗ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian qua
Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô giáo ThS Đỗ Thị Hoa đã hướng dẫn tậntình, giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệpnày
Tuy nhiên do khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên Khóa luận tốt nghiệp của emkhông tránh khỏi thiếu sót, em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ Quý công
ty và Quý Thầy, Cô giáo
Cuối cùng, em xin kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và gặt hái nhiềuthành công trong sự nghiệp “trồng người” của mình!
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Sinh viên
Trang 3MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v
LỜI MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 2
3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 4
4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 6
Chương 1 – MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT, THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 7
1.1 Khái quát về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động 7
1.1.1 Khái niệm về hợp đồng lao động 7
1.1.2 Đặc trưng của hợp đồng lao động 8
1.1.3 Ý nghĩa của hợp đồng lao động 10
a Đối với người lao động 10
b Đối với người sử dụng lao động 10
c Đối với nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước 10
1.1.4 Phân loại hợp đồng lao động 11
1.1.5 Hình thức của hợp đồng lao động 11
1.2 Nội dung pháp luật điều chỉnh về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động 12
1.2.1 Về giao kết hợp đồng lao động 12
1.2.2 Về thực hiện hợp đồng lao động 15
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT, THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ENTECH VN 19
2.1 Tổng quan về công ty và các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng tại Công ty Cổ phần EnTech Việt Nam 19
Trang 42.1.1 Khái quát về Công ty Cổ phần EnTech Việt Nam 19
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng lao động tại công ty 20
2.2 Đánh giá quy định của pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động 21
2.2.1 Ưu điểm 21
2.2.2 Hạn chế 22
2.3 Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng tại Công ty Cổ phần EnTech VN 24
2.3.1 Về giao kết hợp đồng lao động 24
2.3.2 Về thực hiện hợp đồng lao động 25
Chương 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT, THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 30
3.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động 30
3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thự hiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động 31
3.2.1 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động 31
3.2.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động ở Việt Nam hiện nay 33
3.3 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 35
KẾT LUẬN 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Lao động là hoạt động quan trọng nhất trong đời sống của con người Lao độngtạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội Quan hệ lao động trong thị trường
là một loại quan hệ đặc biệt, nó vừa là quan hệ kinh tế đồng thời lại là quan hệ có tính
xã hội và nhân văn sâu sắc bởi nó liên quan mật thiết đến yếu tố con người Chính vìvậy, việc trao đổi sức lao động không thể giống như các giao dịch thông thường khác
mà cần thiết phải có một hình thức pháp lý vừa tạo ra sự lưu thông bình thường, thuậntiện vừa đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp các bên trong quan hệ lao động.Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hợp đồng lao động là công cụ pháp lýquan trọng để xác lập mối quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người laođộng Hợp đồng lao động đã trở thành cách thức cơ bản, phổ biến nhất, phù hợp nhất
để thiết lập quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường Vì vậy, chế định hợp đồnglao động cũng là tâm điểm của pháp luật lao động nước ta
Đối với pháp luật lao động thì giao kết và thực hiện Hợp đồng Lao động là mộtphần rất quan trọng, là hình thức ban đầu chủ yếu làm phát sinh quan hệ pháp luật laođộng Hợp đồng lao động là công cụ pháp lý quan trọng để xác lập mối QHLĐ giữangười sử dụng lao động và người lao động Giao kết và thực hiện hợp đồng lao độngđược coi là vấn đề trung tâm trong mối quan hệ lao động Việc giao kết và thực hiệnhợp đồng lao động không chỉ được thừa nhận bằng pháp luật trong nước, mà còn ghinhận trong hệ thống pháp luật của các nước trên thế giới Tuy nhiên, dựa trên quá trìnhthực hiện thực tế tại các doanh nghiệp cho thấy việc giao kết và thực hiện hợp đồnglao động còn bộc lộ nhiều thiếu sót, thiếu tính chặt chẽ gây bất lợi cho người sử dụnglao động lẫn người lao động Hơn nữa, trong quá trình áp dụng hợp đồng lao động cònphát sinh nhiều vướng mắc do NSDLĐ và NLĐ chưa thực sự nắm bắt được toàn bộnội dung hợp đồng lao động dẫn đến tranh chấp về hợp đồng lao động tại các doanhnghiệp phát sinh ngày càng nhiều
Xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi thực tế của hợp đồng lao động nói chung, đặc biệt làgiao kết và thực hiện hợp đồng nói riêng em quyết định chọn đề tài “Pháp luật về giaokết và thực hiện hợp đồng lao động – Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ Phần EnTechViệt Nam” với mục đích làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về việc giao kết vàthực hiện hợp đồng lao động tại công ty Cổ phần EnTech VN Qua đó, em xin đề xuấtmột số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng tại công ty
Trang 72 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
Đối với các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực pháp luật về HĐLĐ nói chung,trong đó có liên quan đến giao kết và thực hiện HĐLĐ thu hút được sự quan tâmnghiên cứu của các nhà khoa học, những người hoạch định chính sách và những ngườihoạt động thực tiễn liên quan đến lĩnh vực pháp luật lao động Đến nay, đã có nhiềucông trình nghiên cứu ở các mức độ khác nhau về HĐLĐ, tiêu biểu là công trìnhnghiên cứu của một số tác giả sau:
-Luận án Tiến sĩ:
+Nguyễn Hữu Chí (2002): “HĐLĐ trong cơ chế thị trường ở Việt Nam”, Luận
án Tiến sĩ, Hà Nội 2002 Nội dung của luận án là nghiên cứu những vấn đề lý luận cơbản về hợp đồng lao động, đánh giá một cách toàn diện thực trạng các quy định vàthực tiễn áp dụng pháp luật HĐLĐ Đồng thời đưa ra các định hướng và một số giảipháp hoàn thiện pháp luật
-Luận văn thạc sĩ:
+Phạm Thị Thúy Nga (2001): “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về HĐLĐ”,
Luận văn Thạc sĩ luật học, Hà Nội 2001 Luận văn Thạc sĩ nghiên cứu về một số vấn
đề lý luận chung trong hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về hợp đồng laođộng đồng thời rút ra nhận xét về thực tiễn áp dụng HĐLĐ
+Lê Thị Nga (2014): “Thực tiễn áp dụng hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên”, Luận văn Thạc sĩ luật học,
Hà Nội 2014 Luận văn đã nêu ra những quy định của pháp luật hiện hành về giao kết,thực hiện, thay đổi, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng lao động và thực tiễn áp dụngnhững quy định này trong quan hệ giữa các doanh nghiệp trong khu công nghiệp ởHưng Yên với những NLĐ làm trong khu công nghiệp đó
+Nguyễn Hữu Chí và Bùi Thị Kim Ngân (2013) : “Thực hiện, chấm dứt hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động năm 2012- Từ quy định đến nhận thức và thực tiễn”, Tạp chí Luật học ( Trường Đại học Luật Hà Nội ) số 8/2013 Tác giả tập trung
nghiên cứu những quy định về thực hiện, chấm dứt HĐLĐ theo pháp luật hiện hành.Đồng thời đánh giá thực tiễn áp dụng những quy định này Thông qua việc thực hiện
Trang 8những quy định của pháp luật về thực hiện và chấm dứt HĐLĐ để đưa ra một số giảipháp nhằm hoàn thiện pháp luật HĐLĐ.
+Đỗ Thị Dung (2014): “Hợp đồng lao động- công cụ lao động của người sử dụng lao động’’, Tạp chí Luật Học (Trường Đại học Luật Hà Nội) số 11/2014 Tạp chí
nêu và phân tích các quan điểm khác về công cụ quản lý lao động của NSDLĐ Đồngthời cũng khẳng định và đánh giá quyền quản lý lao động được thể hiện rõ nét trongHĐLĐ
+Lê Thị Hoài Thu (2014) : “Pháp luật về hợp đồng lao động – từ quy định đến thực tiễn”, tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 24/2014.Tác giả đã đưa ra những quy định
của pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định đó Cụ thể tạp chí nghiên cứu và đánhgiá thực tiễn áp dụng về:
• Các quy định về giao kết HĐLĐ: thử việc, xác định người đại diện của doanhnghiệp ký HĐLĐ với NLĐ, loại hợp đồng, nội dung và hình thức của HĐLĐ…
• Các quy định về thực hiên, sử đổi, tạm hoãn và bổ sung HĐLĐ
• Chấm dứt và giải quyết chế độ cho NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ
• Một số giải pháp khắc phục những hạn chế còn tồn tại về vi phạm pháp luậtHĐLĐ
Các công trình nghiên cứu trên của các tác giả đã tiếp cận các vấn đề về HĐLĐtrong đó có vấn đề giao kết và thực hiện hợp đồng lao động dưới nhiều góc độ khácnhau và đều là những công trình nghiên cứu công phu, có giá trị khoa học lớn cả về lýluận và thực tiễn Tuy nhiên, công trình nghiên cứu của các tác giả nói trên chủ yếukhai thác khía cạnh lí luận chung về chế định HĐLĐ mà chưa đi sâu vào nghiên cứunhững khía cạnh nhỏ như phương thức giao kết và thực hiện hợp đồng lao động cũng
như các quy định về HĐLĐ Khóa luận “Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng
lao động – Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần EnTech Việt Nam” là một đề tài
mang tính thực tiễn thực hiện tại một địa điểm cụ thể đó là Công Ty cổ phần EnTechViệt Nam Thực tế, nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này đã chứng
tỏ được HĐLĐ là vấn đề rất được quan tâm Tuy nhiên, các quy định về HĐLĐ hiệnnay còn chưa thống nhất và đồng bộ Chính vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật
về HĐLĐ qua từng thời kỳ là điều tất yếu Do đó, một trong những điểm thành côngđược đánh giá bởi những đề tài nghiên cứu trên chính là việc phát hiện ra những điểmbất cập, những mặt còn hạn chế Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện phápluật về giao kết và thực hiện HĐLĐ ở góc độ lý luận, đánh giá thực tiễn áp dụng cácquy định về nội dung này và đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam làrất cần thiết
Trang 93 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Giao kết và thực hiện hợp đồng lao động là sự kiện pháp lý rất quan trọng bởihậu quả pháp lý của nó là sự mở đầu cho quan hệ lao động Do đó, trong điều kiệnnền kinh tế nhiều thành phần như hiện nay, việc tìm hiểu, nghiên cứu về giao kết vàthực hiện hợp đồng lao động là một nhu cầu tất yếu cho tất cả mọi người lao động,người sử dụng lao động Tuy nhiên những quy định hiện hành của pháp luật còn nhiềubất cập, khó khăn khi áp dụng, giải quyết tranh chấp
Từ thực tế trên bài khóa luận sẽ tập trung nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề sau:
- Phân tích để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về giao kết và thực hiệnhợp đồng lao động
- Nghiên cứu các quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam về giao kết và thựchiện hợp đồng lao động Đồng thời phân tích tác động của các quy định pháp luật vềgiao kết và thực hiện hợp đồng lao động đối với doanh nghiệp
-Đánh giá chung về pháp luật hiện hành đối với hoạt động giao kết và thực hiệnhợp đồng lao động hiện nay từ đó chỉ ra những hạn chế, thiếu sót của quy định phápluật Từ cơ sở này, liên hệ thực thế và phân tích về hoạt động giao kết, thực hiện hợpđồng tại Công ty Cổ phần EnTech Việt Nam
-Từ những phân tích, bất cập đã chỉ ra cả về lý luận và thực tiễn, khóa luận đưa
ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về giao kết và thực hiện hợpđồng lao động, đồng thời nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về vấn đề này tại cácdoanh nghiệp trên nước ta
4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Khóa luận nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý về giaokết và thực hiện hợp đồng lao động Điều kiện giao kết và quá trình thực hiện hợpđồng lao động của người lao động và người sử dụng lao động, thủ tục tiến hành ký kếthợp đồng lao động, hậu quả pháp lý từ việc sử dụng lao động bất hợp pháp; đồng thời
đề tài nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về giao kết
và thực hiện hợp đồng lao động hiện nay ở công ty cổ phần EnTech VN
4.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Thứ nhất: Nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về giao kết và
thực hiện hợp đồng lao động Dựa trên các phân tích trên, khái quát những vấn đề cơbản và làm sáng tỏ những bất cập trong quy định pháp luật về giao kết và thực hiệnhợp đồng
Thứ hai: Phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật về giao kết và
thực hiện hợp đồng lao động ở Việt Nam và việc áp dụng pháp luật trên thực tiễn Từ
đó, chỉ ra những bất cập, vướng mắc còn tồn tại trong quá trình thực thi các quy địnhcủa pháp luật
Trang 10Thứ ba: Đánh giá tác động của hệ thống pháp luật về giao kết và thực hiện hợp
đồng lao động đối với Công ty Cổ phần EnTech Việt Nam Từ đó, đưa ra những vấn đềCông ty đã làm được và chưa làm được trong thực tế
Thứ tư: Từ thực trạng áp dụng pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao
động tại Công ty Cổ phần EnTech Việt Nam, khóa luận rút ra bài học kinh nghiệm và
đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về giao kết, thực hiện hợp đồng laođộng nói riêng và hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung
4.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Về nội dung: Khóa luận nghiên cứu những quy định của pháp luật và thực
trạng việc giao kết và thực hiện hợp đồng của người lao động và người sử dụng laođộng, hậu quả pháp lý của hành vi này Từ đó đưa ra hướng giải quyết các bất cậpcòn tồn tại trong quy định pháp luật
- Về không gian: Khóa luận hướng tới nghiên cứu các quy định pháp luật về việc
giao kết và thực hiện hợp đồng lao động tại công ty cổ phần EnTech VN
- Về thời gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật về giao kết
và thực hiện hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động 2012; Bộ luậtDân sự 2015; Luật Bảo hiểm xã hội 2014; Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bổ sung2014 trong phạm vi 7 năm trở lại đây (2012 – 2019)
5 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được trình bày trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin dựa trênphương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Đối với phương pháp duy vật biệnchứng, các quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động được xây dựng trênquan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới và phát triển Các quyđịnh này được xét trong mối tương quan về những đặc thù của thị trường lao độngnói chung và thị trường lao động Việt Nam nói riêng Xét trên phương pháp duy vậtlịch sử, các quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động hiện nay dựa trênquan điểm của Đảng và Nhà nước về hợp đồng lao động cũng như quá trình nghiêncứu về các phương thức giao kết và thực hiện hợp đồng lao động khi nền kinh tếnước ta còn là nền kinh tế tập trung và phát triển dần lên nền kinh tế thị trường.Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể, đó là:
- Phương pháp so sánh, đối chiếu thông tin: Khóa luận xem xét sự giống và khácnhau của các quy định pháp luật về giao kết và thực hiện HĐLĐ giữa các quy định tạivăn bản cũ và các quy định pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động hiệnnay
- Phương pháp phân tích: Khóa luận nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luậtđiều chỉnh quan hệ lao động như: BLLĐ 2012, Bộ luật Dân sự 2015 các Nghị định,Thông tư liên quan đến vấn đề nghiên cứu giao kết và thực hiện HĐLĐ của công ty Cổphần EnTech VN
Trang 11Đồng thời khóa luận phân tích, đánh giá những tình huống phát sinh trong thựctiễn và đưa ra một số kiến nghị, đề xuất liên quan tới quy định pháp luật về giao kết vàthực hiện HĐLĐ nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề nêu trên.
- Phương pháp tổng hợp: tham khảo trên các trang thông tin điện tử từ đó phântích những quy định pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động trên cáckhía cạnh khác nhau nhằm làm sáng tỏ thực trạng áp dụng pháp luật về việc giao kết
và thực hiện HĐLĐ tại Công ty cổ phần EnTech VN nói riêng, và ở Việt Nam nóichung Từ những phân tích đã làm được sẽ đưa ra những kết luận vấn đề nghiên cứu,kiến nghị một số giải pháp để hoàn thiện quy định về giao kết và thực hiện hợp đồnglao động Việc thu thập số liệu được sử dụng chủ yếu các nguồn dữ liệu được thu thập
từ các tạp chí nghiên cứu, báo cáo, tài liệu được cung cấp từ đơn vị thực tập
6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo; khóa luận tốt nghiệpbao gồm 3 chương:
Chương 1 –Một số lý luận cơ bản và pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng
lao động
Chương 2 – Đánh giá thực trạng pháp luật về giao kết, thực hiện hợp đồng và
thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần EnTech VN
Chương 3 – Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện
pháp luật về giao kết, thực hiện hợp đồng lao động ở Việt Nam hiện nay
Trang 12Chương 1 – MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT,
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG.
1.1 Khái quát về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động
1.1.1 Khái niệm về hợp đồng lao động
Trên thực tế khái niệm về hợp đồng lao động được đưa ra dưới nhiều góc độ tiếpcận khác nhau Theo từ điển giải thích thuật ngữ luật học hợp đồng lao động được địnhnghĩa: “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa người lao động vàngười sử dụng lao động về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động.” (1)
Ngoài ra, dựa theo giáo trình “Luật lao động Việt Nam” năm 2018 của Nhà xuất
bản Công an Nhân dân thì khái niệm về hợp đồng lao động cũng được tiếp cận dưới
hệ thống văn bản pháp luật của các nước trên thế giới Hệ thống pháp luật Pháp –Đứctrước đây không quy định riêng về HĐLĐ và chỉ coi nó thuần tuý là một loại hợp đồngdân sự, đúng hơn là một loại hợp đồng dịch vụ dân sự Hệ thống pháp luật Anh –Mỹcũng có quan điểm tương tự Các quy định về QHLĐ theo hợp đồng, giao kèo ở TrungQuốc trước năm 1953, ở Việt Nam sau khi cách mạng tháng 8 thành công cũng khôngnằm ngoài ảnh hưởng của quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự
Một cách khái quát, tổ chức lao động quốc tế (ILO) định nghĩa HĐLĐ là “Mộtthoả thuận ràng buộc pháp lý giữa một NSDLĐ và một công nhân, trong đó xác lậpcác điều kiện và chế độ việc làm”2 Nhưng khái niệm chỉ xác định một bên quan hệ làcông nhân khiến nhóm chủ thể này bị thu hẹp và cũng chưa nếu rõ bản chất HĐLĐ
Ở Việt Nam, kể từ Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947 của Chủ tịch Hồ Chí Minhquy định về “khế ước làm công”, Sắc lệnh số 77/SL ngày 22/5/1950 có quy định về
“công nhân tuyển dụng theo giao kèo” đến nay, chưa khi nào trong hệ thống Pháp luậtlao động không tồn tại những văn bản về HĐLĐ Tuy nhiên, tuỳ từng giai đoạn vớiđiều kiện khác nhau mà khái niệm HĐLĐ có sự khác nhau nhất định Nếu như BLLĐ
năm 1994 có quy định tại Điều 26 về khái niệm HĐLĐ: “Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, Điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”thì BLLĐ
năm 2012 lại đưa ra khái niệm về HĐLĐ như sau: “HĐLĐ là sự thoả thuận giữa NLĐ
và NSDLĐ về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong QHLĐ”3 Cũng giống như khái niệm về HĐLĐ trong BLLĐ năm 1994 sửa
1() Theo từ điển giải thích thuật ngữ luật học
2() Tổ chức lao động quốc tế, Thuật ngữ quan hệ công nghiệp và các khái niệm liên quan, Văn phòng lao động quốc tế Đông Á (ILO/EASMAT), Băng Cốc, 1996.
3() Điều 15, Bộ luật lao động 2012
Trang 13đổi, khái niệm về HĐLĐ trong BLLĐ năm 2012 cũng chỉ ra được chủ thể và nội dungcủa HĐLĐ Mặc dù, khái niệm quy định tại Điều 15 BLLĐ 2012 đã có tính khái quátnhưng vẫn chưa phản ánh đầy đủ nội dung quan hệ.
Hợp đồng lao động là hình thức biểu hiện của quan hệ lao động Mọi sự kiện làmphát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một hợp đồng lao động đều kéo theo việc làm phátsinh, thay đổi, chấm dứt một quan hệ pháp luật lao dộng theo hợp đồng
Mặc dù khái niệm về hợp đồng lao động được tiếp cận dưới nhiều góc độ khácnhau, tuy nhiên giữa những khái niệm trên ít nhiều vẫn có những sự tương đồng Như
vậy, có thể thấy: “Hợp đồng lao động là thoả thuận ràng buộc pháp lý giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ lao động trong đó xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên.”
1.1.2 Đặc trưng của hợp đồng lao động
Thứ nhất, HĐLĐ tạo ra sự phụ thuộc pháp lí của NLĐ vào NSDLĐ Có thể coi
đây đặc trưng cơ bản, tiêu biểu nhất để phân biệt HĐLĐ với hợp đồng dân sự, hợpđồng thương mại Trong quá trình thực hiện HĐLĐ, NSDLĐ có quyền ra các mệnhlệnh, chỉ thị còn NLĐ có nghĩa vụ thực hiện Quyền năng này được pháp luật côngnhận và trao cho NSDLĐ và quyền này là quyền đặc thù của NSDLĐ trong quan hệpháp luật lao động Nhưng cũng cần lưu ý rằng, quyền quản lí của NSDLĐ trong 13quan hệ HĐLĐ với NLĐ mang tính khách quan, tất yếu Bởi lẽ, cá nhân NLĐ cam kếtthực hiện nghĩa vụ với NSDLĐ nhưng trong quá trình lao động từng NLĐ phải có sựhợp tác, phối kết hợp với cả một tập thể để mang lại hiệu quả kinh tế cho NSDLĐ Vìvậy, NSDLĐ phải có quyền đưa ra các đòi hỏi, mệnh lệnh, yêu cầu để điều phối quátrình lao động Ngoài ra, NSDLĐ là người bỏ ra tài sản để kinh doanh vì vậy họ cóquyền quản lí, phân công sắp xếp NLĐ một cách khoa học, hợp lí để khai thác triệt đểnăng lực của NLĐ mang lại nhiều giá trị vật chất cho mình nhằm hướng tới tối đa hóaquyền sở hữu chủ đối với tài sản
Thứ hai, Đối tượng HĐLĐ là việc làm có trả công HĐLĐ cũng là một loại quan
hệ mua bán nhưng khác với các quan hệ mua bán khác, đối tượng của HĐLĐ khôngphải là hàng hóa bình thường mà là một loại hàng hóa đặc biệt luôn tồn tại và gắn với
cơ thể NLĐ - hàng hóa sức lao động.Vì vậy, khi NSDLĐ mua hàng hóa sức lao độngtức là họ được sở hữu một quá trình lao động mà biểu thị thông qua thời gian làm việc,trình độ chuyên môn, ý thức kỷ luật và để thực hiện được những yêu cầu trên NLĐphải cung ứng sức lao động từ thể lực và trí lực của mình biểu thị thông qua nhữngkhoảng thời gian đã được xác định Do đó, sức lao động mua bán trên thị trường là sứclao động trừu tượng nên các bên phải mua bán thông qua một việc làm Việc xác địnhđối tượng của HĐLĐ là việc làm có trả công không chỉ có ý nghĩa trong việc đưa ra
Trang 14căn cứ để phân biệt HĐLĐ với các hợp đồng khác có nội dung tương tự mà còn có ýnghĩa với chính QHLĐ, chẳng hạn ở khía cạnh xác định chủ thể trong QHLĐ.
Thứ ba, HĐLĐ do đích danh NLĐ thực hiện NLĐ phải trực tiếp thực hiện công
việc của mình mà không được tự ý chuyển giao cho người khác mà không được sựđồng ý của NSDLĐ Đây cũng là một đặc điểm nổi bật chỉ có ở quan hệ pháp luậtHĐLĐ mà không có trong các quan hệ dân sự, thương mại khác Vì trong hợp đồngdân sự hay trong hợp đồng thương mại, người ký hợp đồng có thể uỷ quyền hoặc thuêngười khác thực hiện, đảm bảo đúng nghĩa vụ hai bên đã thoả thuận Còn trong
“QHLĐ theo HĐLĐ, NSDLĐ không chỉ quan tâm đến lao động quá khứ mà còn quantâm đến lao động sống, tức lao động đang có, lao động đang diễn ra” NSDLĐ khôngchỉ quan tâm đến trình độ chuyên môn của NLĐ mà còn quan tâm đến đạo đức, ý thức,phẩm chất… tức nhân thân của NLĐ Mà những yếu tố này tồn tại ở mỗi NLĐ là khácnhau Chính vì vậy, NLĐ phải đích danh thực hiện công việc của mình mà không được
tự ý chuyển giao cho người khác Do đó, NLĐ phải trực tiếp sử dụng các nghĩa vụ đãcam kết, không được dịch chuyển cho người khác Ngoài ra, việc tự mình thực hiệncông việc được giao cũng chính là đảm bảo việc hưởng các quyền lợi của NLĐ đãđược thỏa thuận trong HĐLĐ và đó cũng là cơ sở để NLĐ được hưởng các chế độkhác như: chế độ hưu trí, nghỉ phép hàng năm, hưởng thâm niên công tác… Mặc dùvậy, theo quy định tại khoản 4 điều 30 BLLĐ năm 1994 sửa đổi, NLĐ cũng có thểdịch chuyển nghĩa vụ lao động của mình cho người khác nếu được sự đồng ý củaNSDLĐ Tuy nhiên, theo BLLĐ năm 2012 thì công việc theo HĐLĐ phải do NLĐthực hiện BLLĐ mới không đề cập đến vấn đề NLĐ có thể dịch chuyển công việc củamình cho người khác khi được sự đồng ý của NSDLĐ
Thứ tư, sự thoả thuận của các bên trong HĐLĐ thường bị khống chế bởi những
giới hạn pháp lí nhất định Trong tất cả các quan hệ hợp đồng sự thỏa thuận của cácbên phải luôn đảm bảo các nguyên tắc chung đó là bình đẳng, tự do, không trái phápluật Trong quan hệ HĐLĐ các bên tham gia cũng phải đảm bảo và tuân thủ nguyêntắc chung này Ngoài ra, HĐLĐ còn luôn bị chi phối bởi nguyên tắc quyền lợi củaNLĐ là tối đa và nghĩa vụ là tối thiểu.Có thể nhận thấy rõ nguyên tắc bất di bất dịchnày trong tất cả các điều khoản của BLLĐ 1994 sửa đổi và hiện nay là BLLĐ năm2012.Chẳng hạn, để đảm bảo quyền lợi của NLĐ trong thời gian thử việc thì BLLĐnăm 1994 sửa đổi đã quy định mức tiền lương trong thời gian thử việc ít nhất phảibằng 70% mức lương cấp bậc của công việc đó Còn theo điểu 28 BLLĐ năm 2012 thì
“Tiền 15 lương của NLĐ trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhấtphải bằng 85% mức lương của công việc đó” Nhìn chung, trong quan hệ HĐLĐ, cácbên có quyền tự do thỏa thuận nhưng sự thỏa thuận đó phải tuân thủ quy định pháp
Trang 15luật và phải theo hướng có lợi cho NLĐ Bởi lẽ, một bên của HĐLĐ là NLĐ luôn cầnđược bảo vệ để duy trì và phát triển sức lao động, tránh các trường hợp NLĐ vì gặpkhó khăn mà phải chấp nhận các điều khoản bất lợi do NSDLĐ đưa ra.
Thứ năm, HĐLĐ được thực hiện liên tục trong thời gian nhất định hay vô hạn
định Thời hạn của HĐLĐ có thể được xác định từ ngày có hiệu lực đến một thời điểmnào đó song cũng có thể không xác định trước thời hạn kết thúc Theo quy định củahiện hành thì có ba loại HĐLĐ đó là HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác địnhthời hạn và HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12tháng Việc lựa chọn loại HĐLĐ để ký kết phải dựa trên tính chất, đặc thù của từngloại công việc
1.1.3 Ý nghĩa của hợp đồng lao động
Với tư cách là một loại hợp đồng, hợp đồng lao động có ý nghĩa là hình thức đểcác bên xác lập và thực hiện một quan hệ pháp luật và là cơ sở pháp lý để các bên bảo
vệ quyền lợi của mình khi tranh chấp xảy ra Ngoài ra, dưới góc độ quan hệ lao độnghợp đồng lao động còn có ý nghĩa đối với bên thứ ba như cơ quan quản lý nhà nước
a Đối với người lao động
Đối với người lao động, hợp đồng lao động là phương tiện pháp lý quan trọng đểthực hiện quyền làm việc và quyền tự do việc làm của mình Trong thời kinh tế thịtrường, hoạt động lao động trong xã hội là các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụđây cũng là lĩnh vực sử dụng lao động nhiều nhất Hợp đồng lao động là phương tiện
để người lao động tự do lựa chọn thay đổi việc làm, nơi làm việc phù hợp với khảnăng, sở thích và nhu cầu của mình
b Đối với người sử dụng lao động
Hợp đồng lao động là phương tiện pháp lý quan trọng để người sử dụng lao độngthực hiện quyền tự chủ trong thuê mướn và sử dụng lao động Trong khuôn khổ phápluật cho phép, người sử dụng lao động có thể thoả thuận với người lao động các nộidung cụ thể của quan hệ lao động cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình Các bêncũng có thể thoả thuận thay đổi nội dung hợp đồng lao động hoặc thoả thuận để chấmdứt hợp đồng lao động trước thời hạn
c Đối với nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước
Hợp đồng lao động được coi là công cụ pháp lý quan trọng trong việc tạo lập vàphát triển thị trường lao động Thị trường lao động đóng một vai trò quan trọng trongvận hành nền kinh tế thị trường Hợp đồng lao động là hình thức pháp lý phù hợp đểđảm bảo sự bình đẳng, tự do và tự nguyện của các bên khi xác lập quan hệ lao động.Hợp đồng lao động là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng để nhà nước kiểm tragiám sát việc thực hiện pháp luật lao động
Trang 161.1.4 Phân loại hợp đồng lao động
Dựa theo nhu cầu trong quan hệ lao động hiện nay, hợp đồng lao động có 3 loại:a)Hợp đồng lao động không xác định thời hạn:
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bênkhông xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng Theo đó, NLĐ vàNSDLĐ tự thỏa thuận về thời gian chấm dứt hợp đồng cũng như các hậu quả pháp lýkèm theo Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật đối với loại hợp đồng này NLĐ cóquyền chấm dứt không cần lí do, vì vậy với NSDLĐ việc áp dụng loại hợp đồng này
có khả năng rủi ro khá cao
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạndưới 12 tháng
Hợp đồng được áp dụng đối với những hợp đồng lao động có tính chất mùa vụ,
có khả năng hoàn thành trong thời hạn 12 tháng hoặc đối với những trường hợp NLĐ
bị kỷ luật, NLĐ nữ đang trong thời gian thai sản, NLĐ bị tai nạn ngoài ý muốn, NLĐ
tự ý bỏ việc, mà NSDLĐ cần người làm thay thế phần việc của NLĐ trước đó
1.1.5 Hình thức của hợp đồng lao động
Dựa theo BLLĐ năm 2012 và giáo trình “Luật lao động Việt Nam” của nhà xuất bản Công an Nhân dân, hợp đồng lao động được phân thành ba loại Đó là hợp đồng
bằng miệng, hợp đồng bằng văn bản và hợp đồng bằng hành vi.
- Hợp đồng lao động bằng miệng (bằng lời nói) chỉ áp dụng với tính chất tạmthời mà thời hạn dưới ba tháng, hoặc đối với lao động giúp việc gia đình Trong trườnghợp giao kết bằng miệng, nếu cần phải có người thứ ba chứng kiến thì do hai bên thỏathuận Đồng thời, các bên phải đương nhiên tuân theo các quy định của pháp luật laođộng
- Hợp đồng lao động bằng văn bản được giao kết hoàn toàn dựa trên cơ sở sựthỏa thuận của các bên và phải lập bằng văn bản có chữ ký của các bên Văn bản hợpđồng phải theo mẫu thống nhất do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành vàthống nhất quản lý
Hợp đồng lao động bằng văn bản được áp dụng cho loại hợp đồng không xácđịnh thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao
Trang 17động theo công việc hoặc theo mùa vụ mà thời hạn xác định dưới 12 tháng và phảiđược lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản.
-Hợp đồng lao động bằng hành vi được thể hiện thông qua hành vi các chủ thểkhi tham gia quan hệ Tuy rằng hình thức hợp đồng lao động bằng hành vi không đượcquy định cụ thể tại BLLĐ 2012 tuy nhiên tại khoản 2 Điều 22 Bộ luật này có gián tiếpthừa nhận hình thức giao kết hợp đồng lao động bằng hành vi: “Khi hợp đồng lao độngquy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếptục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bênphải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợpđồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng laođộng không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản
1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24tháng”.Như vậy, ngay cả khi người lao động không tái kí hợp đồng lao động nhưngvẫn tiếp tục tham gia quan hệ lao động thì hành vi này vẫn được pháp luật chấp nhận
và coi đây là một hình thức giao kết hợp đồng lao động Trong nhiều trường hợp, khimột bên biết rõ nội dung lời đề nghị giao kêt hợp đồng từ phía bên kia và thể hiệnđồng ý xác lập hợp đồng bằng một hành vi cụ thể, đã chuyển tín hiệu đồng ý đến chobên kia biết thì hành vi cụ thể đó cũng được coi như hình thức biểu hiện của hợp đồng
1.2 Nội dung pháp luật điều chỉnh về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động
1.2.1 Về giao kết hợp đồng lao động
Giao kết hợp đồng lao động là giai đoạn đầu tiên thể hiện sự hợp tác của các bên
để đi đến sự thống nhất ý chí nhằm tạo lập QHLĐ, là quá trình để các bên tìm hiểu,đánh giá về nhau một cách trực tiếp từ đó lựa chọn và ra quyết định chính thức QHLĐ
có được hình thành bền vững, hiểu biết, tin cậy nhau hay không, quyền lợi các bên cóđược đảm bảo hay không, lệ thuộc lớn vào giai đoạn này Để xác lập QHLĐ hài hòa,
ổn định trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, các bên cần có ý thức thiện chí khi thươnglượng Vậy giao kết HĐLĐ là hành vi pháp lý của hai bên nhằm thể hiện ý chí theotrình tự, thủ tục nhất định để xác lập QHLĐ
1.2.1.1 Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
Thông qua các quy định của pháp luật, hợp đồng lao động được giao kết qua cácnguyên tắc dưới đây:
- Nguyên tắc tự do, tự nguyện
Dưới góc độ pháp luật lao động, đây là nguyên tắc thể hiện một cách sinh động
và là sự cụ thể hóa một trong những nguyên tắc cơ bản của BLLĐ: Nguyên tắc đảmbảo quyền tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc cho công dân
Trang 18Các chủ thể tham gia QHLĐ hoàn toàn tự nguyện về mặt ý chí và lý chí Phápluật nghiêm cấm các hành vi dùng thủ đoạn ép buộc, đe dọa nhằm buộc các bên phảigiao kết hợp đồng trái với ý chí của họ Khi tham gia quan hệ HĐLĐ, kết quả của quan
hệ trước hết là sự chuyển tải tuyệt đối, trọn vẹn, đầy đủ yếu tố ý thức, tinh thần, sự
mong muốn đích thực của chính các bên trong quan hệ Tuy nhiên, do năng lực chủ thể
trong quan hệ HĐLĐ không đồng đều nên trong một số trường hợp ý thức chủ quancủa chủ thể bị chi phối bởi những người thứ ba, nghĩa là bên cạnh ý chí của chính chủthể trong quan hệ còn sự chi phối của ý chí thứ ba và quan hệ này chỉ được xác lập với
sự thống nhất các ý chí này Điều này là cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp củaNLĐ Do đó, sự biểu hiện của nguyên tắc này trong quan hệ HĐLĐ vừa có tính tuyệtđối, vừa có tính tương đối
- Nguyên tắc bình đẳng
Theo nguyên tắc này, NLĐ và NSDLĐ có sự tương đồng về vị trí, tư cách, địa vịpháp lý và phương thức biểu đạt trong quan hệ giao kết HĐLĐ Bất cứ hành vi xử sựnào nhằm tạo ra thế bất bình đẳng giữa các chủ thể luôn bị coi là vi phạm pháp luậtHợp đồng lao động
Tuy nhiên, khi tham gia quan hệ HĐLĐ, các chủ thể tham gia quan hệ lao độngchưa thực sự bình đẳng với nhau Điều này xuất phát từ sự khác biệt về địa vị kinh tế.NSDLĐ là người có ưu thế, họ bỏ tiền của, tài sản thuê mướn lao động, có quyền tổchức, điều hành lao động sản xuất, phân phối lợi ích NLĐ thường ở thế yếu bởi họ chỉ
có tài sản duy nhất là sức lao động, họ chịu phụ thuộc rất lớn vào NSDLĐ về việc làm,tiền lương, điều kiện lao động… Trong tương quan này, có được sự bình đẳng là hếtsức khó khăn Nên nguyên tắc này được nhấn mạnh chủ yếu ở khía cạnh pháp lý vàchủ yếu có ý nghĩa trong giao kết HĐLĐ, còn khi đã thiết lập quan hệ, sự bình đẳngđược đặt trong mối quan hệ lệ thuộc pháp lý của quá trình tổ chức, quản lý lao động
- Nguyên tắc không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể
Khi giao kết HĐLĐ, nguyên tắc tự do, tự nguyện là sự tôn trọng ý kiến, nguyệnvọng của các bên trong quan hệ Các chủ thể trong QHLĐ có quyền tham gia quan hệhoặc không, tham gia bao lâu, tham gia với ai và nội dung quan hệ bao gồm nhữngquyền và nghĩa vụ gì? Điều này hoàn toàn do các bên chủ thể quyết định Nhưng đểđược xã hội tôn trọng, để được pháp luật chấp thuận và bảo vệ thì cái riêng của cácbên phải đặt trong cái chung của xã hội nghĩa là các bên có quyền tự do giao kết nhưngphải tuân thủ các nguyên tắc trong BLDS năm 2012 và không trái pháp luật Khi thamgia quan hệ về lao động, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan khác nhau mà trongquá trình thực hiện hợp đồng lao động luôn tiềm tàng các nguy cơ dẫn đến sự vi phạmcác cam kết giữa các bên Vì vậy, các quy định chung của pháp luật lao động đặc biệt
Trang 19là TƯLĐTT trở thành nguồn “sức mạnh”, hỗ trợ đắc lực cho cam kết các bên nhằmhiện thực hóa hợp đồng lao động trên thực tế.
1.2.1.2 Trình tự giao kết hợp đồng lao động
Quá trình giao kết hợp đồng lao động có thể chia làm ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1: các bên bày tỏ mong muốn thiết lập quan hệ HĐLĐ
Đây là giai đoạn cụ thể hóa nguyên tắc tự do, tự nguyện Khi các bên có nhu cầugiao kết HĐLĐ thì phải tiết lộ ra bên ngoài dưới hình thức nào đó NSDLĐ có thểthông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông báo trước trụ sở, nơi công cộng,thông qua các trung tâm tư vấn… NLĐ khi tiếp nhận được thông tin nếu có nhu cầulàm việc và thấy phù hợp có thể trực tiếp đến đơn vị hay thông qua trung tâm tư vấngiới thiệu để bày tỏ nguyện vọng của mình Đây là giai đoạn các bên chưa hề có sự chiphối lẫn nhau mà họ có thể chấm dứt quan hệ ngay lần gặp gỡ đầu tiên mà không có sựrằng buộc về mặt pháp lý
- Giai đoạn 2: các bên thương lượng, đàm phán nội dung HĐLĐ
Đây vẫn chưa là giai đoạn chưa làm nảy sinh các quyền và nghĩa vụ cụ thể, haibên chỉ cần tuân thủ các nguyên tắc giao kết HĐLĐ, còn nếu thương lượng không đạtkết quả thì không hề có rằng buộc nghĩa vụ pháp lý Song trên thực tế, đây là giai đoạnquan trọng nhất Ở giai đoạn này, hai bên đều có nghĩa vụ cung cấp thông tin trước khigiao kết HĐLĐ, theo Điều 19 BLLĐ 2012 Đối với NSDLĐ, phải cung cấp thông tincho NLĐ về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, antoàn lao động, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảohiểm y tế, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ và vấn đề khác liênquan trực tiếp đến việc giao kết HĐLĐ mà NLĐ yêu cầu Còn đối với NLĐ, họ phảicung cấp thông tin cho NSDLĐ về họ tên, tuổi, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn,trình độ kỹ năng nghề, tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việcgiao kết HĐLĐ mà NSDLĐ yêu cầu Chất lượng QHLĐ trong tương lai phụ thuộc lớnvào thái độ, sự thiện chí và ý thức của các bên trong thương lượng
- Giai đoạn 3: hoàn thiện và giao kết hợp đồng lao động
Giai đoạn đàm phán kết thúc bằng việc thống nhất những thỏa thuận và chuyểnsang giao kết HĐLĐ HĐLĐ phải giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản,NLĐ giữ 01 bản, NSDLĐ giữ 01 bản Ngoài ra,đối với công việc tạm thời có thời hạndưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói(4) Trên thực tế,đây là hành vi đặc biệt quan trọng về mặt pháp lý vì hành vi giao kết hợp đồng laođộng được coi là căn cứ pháp lý phát sinh HĐLĐ Theo Điều 25 BLLĐ 2012 thì
4 Điều 16 Bộ luật lao động 2012
Trang 20HĐLĐ có hiệu lực kể từ ngày các bên giao kết trừ trường hợp hai bên có thỏa thuậnkhác hoặc pháp luật có quy định khác.
Ngoài những nội dung cơ bản trên, các bên cần chú ý một số quy định khác khigiao kết HĐLĐ, như quy định về thử việc, thời gian thử việc, tiền lương trong thờigian thử việc và kết thúc thời gian thử việc quy định từ Điều 26 đến Điều 29 BLLĐ2012
1.2.2 Về thực hiện hợp đồng lao động
Thực hiện HĐLĐ là hành vi pháp lý của hai bên nhằm thực hiện các quyền vànghĩa vụ đã cam kết trong HĐLĐ Khi thực hiện HĐLĐ, các chủ thể phải tuân thủ cácnguyên tắc thực hiện HĐLĐ
1.2.2.1 Nguyên tắc thực hiện hợp đồng lao động
-Nguyên tắc thực hiện đúng, đầy đủ hợp đồng lao động
Trên cơ sở những nội dung đã thỏa thuận trong HĐLĐ, các bên phải thực hiệnđúng, đầy đủ các cam kết Đó là những thỏa thuận về công việc và địa điểm làm việc;
về thời hạn của HĐLĐ; về mức lương, hình thức trả lương, phụ cấp lương và cáckhoản bổ sung khác; về chế độ nâng bậc, nâng lương; về thời giờ làm việc, thời giờnghỉ ngời; về BHXH và BHXH… Nếu các bên thực hiện sai, hay thiếu bất kỳ thỏathuận nào đã cam kết thì đều bị coi là vi phạm pháp luật về HĐLĐ
- Nguyên tắc thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và thiện chí
Ở phương diện nào đó, lợi ích các bên trong quan hệ có nhiều điểm đối lập nhausong xét tổng quát quá trình lao động, quyền lợi các bên chỉ có được khi QHLĐ diễn
ra ổn định, hài hòa tức phải trên cơ sở sự hiểu biết tôn trọng nhau Do đó, trong quátrình thực hiện HĐLĐ, ngoài việc thực hiện một cách trung thực những thỏa thuận đãcam kết, các bên phải tạo điều kiện để bên kia thực hiện hợp đồng trên cơ sở củanguyên tắc thiện chí Ở nước ta hiện nay, việc thực hiện HĐLĐ trên cơ sở của sự thiệnchí, hợp tác đặc biệt là trong khu vực tư nhân còn rất hạn chế Đây là một trong nhữngnguy cơ tiềm ẩn luôn đe dọa phá vỡ sự thống nhất của QHLĐ và nảy sinh những xungđột lao động không đáng có
- Nguyên tắc không xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, lợi ích cộng đồng, quyền,lợi ích hợp pháp của người khác
Do thỏa thuận của các bên được xác lập ở thời điểm cụ thể với những điều kiện,khả năng thực hiện nhất định, trong khi đó quan hệ của hai bên chịu chi phối rất lớn từnhững điều kiện khách quan của thị trường Do đó, trong quá trình thực hiện HĐLĐ,thực tế có thể vì những lý do chủ quan, khách quan khác nhau mà các bên xâm phạmđến lợi ích Nhà nước, lợi ích cộng đồng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác Khi
có sự vi phạm đến lợi ích Nhà nước, lợi ích của cộng đồng các cá nhân và pháp nhân
Trang 21có thể phải chịu phạt hoặc bồi thường vì lợi ích của Nhà nước và lời ích của cộng đồng
là những lợi ích quan trọng, gắn liền với sự phát triển của đất nước và xã hội Các cánhân và tổ chức pháp nhân có thể tự do thỏa thuận nhằm mục đích thỏa mãn yêu cầucủa các bên tuy nhiên sự thỏa thuận này cần nằm trong khuôn khổ điều chỉnh của Phápluật, lợi ích của các tham gia quan hệ lao động cần gắn liền với lợi ích Nhà nước, lợiích công cộng, lợi ích của các cá nhân trong xã hội
1.2.2.2 Cách thức thực hiện hợp đồng lao động
a, Thực hiện hợp đồng lao động
Sau khi giao kết HĐLĐ, các bên phải thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồngsau khi HĐLĐ có hiệu lực Mỗi bên đều phải thực hiện đúng, đầy đủ và thiện chí tạođiều kiện để bên kia thực hiện HĐLĐ Quyền lợi các bên chỉ được đảm bảo khi QHLĐdiễn ra ổn định, hài hòa, dựa trên cơ sở sự hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau
Về thực hiện hợp đồng lao động: NSDLĐ cần căn cứ theo quy định của phápluật về những nội dung chủ yếu trong HĐLĐ bao gồm các điều khoản về công việc vàđịa điểm làm việc, điều khoản về thời gian của HĐLĐ, điều khoản về mức lương, hìnhthức trả lương , thời hạn trả lương, phụ cấp, điều khoản về thời giờ làm việc, thời giờnghỉ ngơi cùng với các điều khoản về trách nhiệm khi vi phạm HĐLĐ cũng như cácđiều khoản về giải quyết tranh chấp và các điều khoản bổ sung khác Điều này khôngnhững bảo đảm quyền và lợi ích của các bên khi tham gia quan hệ lao động mà còn tạo
ra một biện pháp bảo đảm cho bên yếu thế là người lao động
Về phương diện quyền: Đối với NSDLĐ, quyền được điều khiển NLĐ để cóđược SLĐ là một quyền rất lớn; còn phía NLĐ, quyền được làm việc trong điều kiện
an toàn lao động, vệ sinh lao động và đảm bảo thù lao là một quyền khó thay thế
Về phương diện nghĩa vụ, NSDLĐ buộc phải thừa nhận quyền của NLĐ và vìvậy họ phải đảm bảo các điều kiện lao động và điều điều kiện sử dụng lao động theocác quy định của pháp luật, trên cơ sở các thỏa thuận đã cam kết Có nghĩa là hệ thốngtrách nhiệm về môi trường lao động và sự đảm bảo vật chất tinh thần đối với NLĐđược thiết lập tự nhiên sau khi đã giao kết HĐLĐ Điều này không thể thoái thác hoặc
từ chối; Về phía NLĐ, từ khi giao kết HĐLĐ, họ đã tự đặt mình dưới sự quản lý củaNSDLĐ Do đó nghĩa vụ tuân thủ quy trình, quy phạm lao động là nghĩa vụ không thểngoại lệ Nếu NLĐ làm sai lệch thì có nghĩa là họ đã vi phạm các cam kết trong hợpđồng và do đó NSDLĐ có quyền xử lý theo thẩm quyền sẵn có của mình Quyền vànghĩa vụ cả NLĐ, NSDLĐ được quy định tại Điều 5, Điều 6 của BLLĐ 2012
b, Thay đổi hợp đồng lao động
Trong quá trình thực hiện HĐLĐ, một trong hai bên thay đổi những nội dung đãđược thỏa thuận trong hợp đồng thì bên muốn thay đổi phải báo trước cho bên kia và