1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn kinh tế luật pháp luật về cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên – thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH phát triển việt luật

69 557 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 95,99 KB

Nội dung

Những lí luận cơ bản về pháp luật về cơ cấu tổchức của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Thực trạng luật doanhnghiệp 2014 qui định về tổ chức quản lý và hoạt động Công Ty TNHH

Trang 1

em trong suốt quãng thời gian em học tập tại trường Trong thời gian thực tập tại công

ty TNHH Phát triển Việt Luật em đã có cơ hội để áp dụng những kiến thức đã đượchọc vào công việc thực tế

Để hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận này, em xin chânthành cảm ơn cô giáo – PGS TS Trần Thu Phương, người đã hướng dẫn cho em trongsuốt thời gian nghiên cứu làm khóa luận Cô đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn em rấttận tình trong suốt quá trình nghiên cứu để em có thể hoàn thiện tốt khóa luận tốtnghiệp này

Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinhnghiệm thực tiễn nên nội dung của khóa luận không tránh khỏi những thiếu xót, em rấtmong nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô để khóa luận tốt nghiệp này đượchoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết 2

2 Tổng quan công trình nghiên cứu liên quan 3

3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 4

4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Kết cấu khóa luận 7

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 8

1.1 Khái niệm, đặc điểm về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 8

1.1.1 Khái niệm 8

1.1.2 Đặc điểm 8

1.2 Cơ sơ ban hành và nội dung pháp luật về cơ cấu tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 10

1.2.1 Nội dung pháp luật điều chỉnh cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên 13

1.3 Yêu cầu và nguyên tắc của pháp luật về cơ cấu tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY PHÁT TRIỂN VIỆT LUẬT 22

2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật về cơ cấu tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 22

2.1.1 Tổng quan tình hình pháp luật về cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên 22

Trang 3

2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật điều chỉnh cơ cấu tổ chức của công

ty TNHH một thành viên 24

2.2 Phân tích thực trạng các qui phạm pháp luật điều chỉnh về cơ cấu tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 26

2.3 Thực trạng thực hiện các qui phạm pháp luật tại công ty trách nhiệm hữu hạn Phát triển Việt Luật 30

2.3.1 Giới thiệu về công ty trách nhiệm hữu hạn Phát triển Việt Luật 30

2.3.2 Thực trạng thực hiện pháp luật về cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên tại công ty TNHH Phát triển Việt Luật 31

2.4 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 34

2.4.1 Đánh giá thực trạng pháp luật điều chỉnh cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên 34

2.4.2 Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Phát triển Việt Luật 35

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 38

3.1 Quan điểm định hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên 38

3.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về cơ cấu tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 40

3.2.1 Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật 40

3.2.2 Các giải pháp về nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật tại doanh nghiệp 42

3.3 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 43

KẾT LUẬN 44

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời kỳ đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế, doanh nghiệp ViệtNam đã có vai trò rất quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.Các loại hình doanh nghiệp Nhà nước quản lý, các doanh nghiệp ngoài quốcdoanh như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tưnhân… đã và đang đóng góp giúp nền kinh tế tăng trưởng không ngừng Doanhnghiệp nói chung và công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên nóiriêng đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóaĐất nước, đưa nền kinh tế Việt Nam ngày một vững mạnh cùng với các nướctrong khu vực và trên thế giới

Qua quá trình hoạt động, loại hình công ty TNHH một thành viên đượcxem như một mô hình doanh nghiệp năng động, gọn nhẹ, phù hợp ở nước ta đã

và đang chiếm một vị thế khá quan trọng trong nền kinh tế ở Việt Nam Đồngthời góp phần mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế của Đất Nước, tạo điều kiện công

ăn việc làm cho người lao động, nhằm nâng cao đời sống về vật chất và tinhthần cho tầng lớp nhân dân, là động lực mạnh mẽ góp phần đưa Đất Nước pháttriển toàn diện về tất cả cá lĩnh vực như kinh tế, chính tri, văn hóa, giáo dục.Cùng với sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp Đảng, Nhà Nước, ChínhPhủ luôn luôn quan tâm theo dõi, giám sát và đồng hành, điều chỉnh kịp thời, hỗtrợ các doanh nghiệp về chủ trương, đường lối, pháp luật đồng thời sửa đổi, bổsung chính sách pháp luật cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển để cácdoanh nghiệp hoạt động có hiệu quả Năm 1999 Luật doanh nghiệp được Quốchội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và ban hành, năm

2005 Luật Doanh nghiệp được Quốc hội khóa 11 chỉnh sửa và bổ sung, đếnnăm 2014 Luật doanh nghiệp được Quốc hội khóa 12 sửa đổi và bổ sung lầnnữa và hàng loạt các văn bản pháp lý được Chính Phủ ban hành kịp thời như:-Nghị định 96/2015/NĐ-CP Hướng dẫn Luật doanh nghiệp 2014; Nghị định78/2015/NĐ-CP Về đăng ký doanh nghiệp; Thông tư 20/2015/TT-BKHĐTHướng dẫn đăng ký doanh nghiệp, tăng cường quản lý pháp luật cơ cấu bộ máy

tổ chức, hướng dẫn các doanh nghiệp phát huy nội lực, tăng cường tranh thủhuy động, kêu gọi sức mạnh đầu tư của toàn xã hội; đẩy mạnh công cuộc đổimới kinh tế; đảm bảo quyền tự do, bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanhcủa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; bảo hộ quyền và lợi íchhợp pháp của các nhà đầu tư; tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với các

Trang 7

hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước trong đó có Công tytrách nhiêm hữu hạn một thành viên ( Công ty TNHH một thành viên).

1 Tính cấp thiết

Ngày 21/12/1990, Quốc hội khóa VIII nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩaViệt Nam đã thông qua hai đạo luật quan trọng là Luật Công ty và Luật Doanhnghiệp tư nhân, tạo cơ sở pháp lý cho các loại hình doanh nghiệp ngoài quốcdoanh như công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân phát triển,góp phần to lớn trong việc thúc đẩy nhanh thời kỳ quá độ chuyển từ cơ chế kếhoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường Tuy vậy, theo thời gian nhiều nộidung của hai đạo luật đó đã tỏ ra bất cập, không còn đáp ứng nhu cầu điềuchỉnh hoạt động của các loại hình doanh nghiệp giai đoạn mới Để đảm bảophát huy nội lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đẩymạnh công cuộc đổi mới kinh tế; đảm bảo quyền tự do, bình đẳng trước phápluật trong kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; bảo

hộ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư; tăng cường hiệu lực quản lýNhà nước đối với các hoạt động kinh doanh, Đảng và Nhà nước ta đã khôngngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật Luật Doanh nghiệp (1999) thay thế LuậtCông ty (1990), và theo thời gian Luật Doanh nghiệp 1999 cũng lần lượt đượcthay thế bằng Luật Doanh nghiệp (2005), Luật Doanh nghiệp (2014) Công tyTNHH mặc dù ra đời muộn nhưng là loại hình doanh nghiệp được các nhà đầu

tư ưa chuộng bởi sự kết hợp hoàn hảo những ưu điểm của công ty hợp danh vàcông ty cổ phần, phù hợp với các nhà đầu tư có quy mô nhỏ và vừa

Ở Việt Nam, công ty TNHH một thành viên lần đầu tiên được thừa nhậntrong Luật Doanh nghiệp 1999, trong khi đó, đối với pháp luật các nước trên thếgiới, mô hình công ty này đã được thừa nhận cách đây nhiều năm và tạo điềukiện cho các nhà đầu tư lựa chọn một loại hình kinh doanh phù hợp, phân tánđược rủi ro, chuyển dịch vốn, hợp vốn dễ dàng với các chủ thể kinh doanh khác

mà không làm mất đi bản chất pháp lý của doanh nghiệp Mặc dù hệ thống phápluật Việt Nam đang không ngừng được hoàn thiện để tạo cơ sở pháp lý thuậnlợi cho các công ty TNHH một thành viên hoạt động, Luật Doanh nghiệp 2014được ban hành với những quy định mới hơn so với Luật Doanh nghiệp 2005,tuy nhiên trong quá trình áp dụng đã bộc lộ nhiều bất cập như: quy định chưa rõràng dẫn đến việc áp dụng luật trên thực tế còn nhiều vướng mắc, có những vấn

đề phát sinh trong thực tiễn chưa được luật điều chỉnh gây khó khăn cho cácchủ thể khi điều hành quản lý hoạt động của công ty TNHH một thành viên

Trang 8

Trong nền kinh tế hiện nay cá nhân hay tổ chức muốn kinh doanh thì córất nhiều lựa chọn về loại hình doanh nghiệp công ty mình Từ những lợi thếkhi thành lập công ty TNHH một thành viên như giảm thiểu mức rủi ro khitham gia kinh doanh, mức vốn đầu tư ban đầu thấp, thủ tục đơn giản,…nênnhiều doanh nhân thành lập công ty và lựa chọn cho mình loại hình doanhnghiệp là công ty TNHH một thành viên Như vậy loại hình công ty TNHH mộtthành viên cũng đóng góp vai trò không nhỏ trong việc phát triển kinh tế Vớitình hình như vậy, để thúc đẩy nền kinh tế phát triển thì các doanh nghiệp công

ty TNHH một thành viên phải phát triển tốt công ty của mình, muốn vậy thì vấn

đề xây dựng cơ cấu tổ chức phải được coi trọng Sự thành bại của một công tynói chung và của công ty TNHH một thành viên nói riêng luôn lệ thuộc vào

cách tổ chức, cơ cấu tổ chức của công ty Vì thế em chọn đề tài “Pháp luật về

cơ cấu tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên – Thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH Phát triển Việt Luật” với mong muốn có

thêm kiến thức và hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thànhviên Từ đó có thể đưa ra những nhận định tổng quát và đề xuất các giải pháp

để hoàn thiện các quy định của pháp luật

2 Tổng quan công trình nghiên cứu liên quan

Hiện nay, vấn đề cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp không phải là vấn đềmới nhưng những nghiên cứu về vấn đề này vẫn còn hạn chế và mới chỉ dừnglại ở mức khái quát Đặc biệt là đối với loại hình công ty hoạt động theo hìnhthức công ty TNHH một thành viên là loại hình công ty nhỏ nên cũng có ítnghiên cứu Tuy vậy đây lại là loại hình công ty có số lượng lớn nên nó có đónggóp quan trọng vào phát triển nền kinh tế do đó cần được chú trọng và đẩymạnh, nhận thức rõ được vai trò của cơ cấu tổ chức trong công ty TNHH mộtthành viên nên việc nghiên cứu về cơ cấu tổ chức trong công ty TNHH mộtthành viên có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc Có thể kể tên một số đề tàinghiên cứu tiêu biểu liên quan đến vấn đề cơ cấu tổ chức trong công ty TNHHnhư sau:

- Nguyễn Thị Huế (2002), “Pháp luật về chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nướcthành công ty TNHH một thành viên”, Luận văn thạc sĩ pháp luật kinh tế, Đại họcquốc gia Hà Nội, Hà Nội

- Phạm Thị Thúy Hồng (2008), “Chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước, doanhnghiệp của các tổ chức chính trị, chính trị xã hội thành công ty TNHH một thành viên

Trang 9

– những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Khóa luận tốt nghiệp- Đại học Luật Hà Nội, HàNội.

- Lê Văn Khải (1997), “Công ty TNHH theo pháp luật Việt Nam và hướng hoànthiện địa vị pháp lý của loại hình doanh nghiệp này”, Luận án thạc sĩ Luật học- Đạihọc Luật Hà Nội, Hà Nội

- Đinh Thị An (2004), “Công ty TNHH một thành viên theo quy định của phápluật Việt Nam và pháp luật Cộng hòa Pháp”, Luận văn thạc sĩ Luật học- Đại học Luật

Hà Nội, Hà Nội

- Đoàn Mạnh Hùng (2012), “Xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máyquản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cơ khí Hà Nội”, Khóa luận tốtnghiệp- Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

Có thể thấy vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu mộtcách chuyên sâu, toàn diện và hệ thống về loại hình doanh nghiệp mới này ởViệt Nam trên cơ sở so sánh và học tập kinh nghiệm của nước ngoài, từ đó đưa

ra những khuyến nghị hoàn thiện pháp luật, tăng cường kiểm tra, giám sát vàtạo điều kiện tốt cho hoạt động thực tiễn, nâng cao hiệu quả hoạt động của công

ty TNHH một thành viên ở Việt Nam

3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu

Khóa luận tập trung vào việc nghiên cứu chính sách pháp luật Việt Nam

hỗ trợ và tạo khung pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động trong đó tập trung vàoluật Doanh nghiệp 2014 và các Nghị định của Chính Phủ như: Nghị định96/2015/NĐ-CP về hướng dẫn Luật doanh nghiệp 2014, Nghị định78/2015/NĐ-CP Về đăng ký doanh nghiệp và Thông tư 20/2015/TT-BKHĐTHướng dẫn đăng ký kinh doanh Những lí luận cơ bản về pháp luật về cơ cấu tổchức của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Thực trạng luật doanhnghiệp 2014 qui định về tổ chức quản lý và hoạt động Công Ty TNHH mộtthành viên; Đánh giá thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về công tyTNHH trong thực tiễn, khóa luận đã đánh giá những mặt tích cực, ưu điểm,đồng thời cũng chỉ rõ những tồn tại, bất cập trong các quy định của pháp luậthiện hành về công ty TNHH một thành viên Khóa luận cũng đã đề xuất phươnghướng, một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về công ty TNHH mộtthành viên nhằm giải quyết những bất cập của pháp luật về công ty TNHH mộtthành viên ở Việt Nam Đồng thời bài khóa luận đã hệ thống hóa, kế thừa vàphát triển các luận cứ khoa học nhằm làm sáng rõ cơ sở lý luận về cơ cấu tổchức của công ty TNHH một thành viên

Trang 10

4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu khóa luận tập trung nghiên cứu về cơcấu tổ chức công ty TNHH một thành viên, các quy phạm pháp luật trong LuậtDoanh nghiệp 2014 quy định về cơ cấu tổ chức trong công ty TNHH một thànhviên và thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH Phát triển Việt Luật

4.2 Mục tiêu

- Hệ thống hóa quy định của pháp luật về cơ cấu tổ chức của công ty TNHHmột thành viên Là tìm hiểu và khái quát được các văn bản quy phạm pháp luật điềuchỉnh về cơ cấu tổ chức trong công ty TNHH một thành viên, nó chịu ảnh hưởng bởicác yếu tố pháp luật nào Từ đó đưa ra khung pháp lý để xây dựng và hoàn chỉnh cơcấu tổ chức của công ty một cách khoa học, đúng với pháp luật cũng như tình hìnhphát triển kinh tế hiện nay

- Đánh giá được thực trạng của pháp luật về cơ cấu tổ chức của công ty TNHHmột thành viên Và đánh giá thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH Phát triển ViệtLuật Từ đó chỉ ra những điểm đạt và hạn chế trong việc thực hiện pháp luật về cơ cấu

tổ chức trong công ty TNHH một thành viên

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về cơ cấu tổ chức củacông ty TNHH một thành viên và thực tiễn tại công ty TNHH Phát triện Việt Luậtnhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật tại doanh nghiệp

Đề tài nghiên cứu bộ máy tổ chức của công ty TNHH Phát triển Việt Luậtnhững năm gần đây, tập trung vào 3 năm 2015, 2016, 2017 và đề xuất giải phátđịnh hướng cho năm 2018

- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu thực trạng cơ cấu tổ chức Công tyTNHH Phát triển Việt Luật và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu

tổ chức của công ty trong thời gian tới

Trang 11

5 Phương pháp nghiên cứu

Chương I của khóa luận sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu, phươngpháp duy vật biện chứng và phương pháp quan sát trực tiếp Cụ thể như sau:

- Phương pháp thu thập dữ liệu: thu thập các tài liệu, luận văn, các quyphạm pháp luật liên quan đến vấn đề nghiên cứu để hệ thống hóa các vấn đề lýluận cơ bản về cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên Đây là bướcđầu tìm kiếm thông tin liên quan đến công ty TNHH Phát triển Việt Luật Saukhi thu thập đầy đủ dữ liệu thì bắt đầu tiến hành nghiên cứu, phân tích các dữliệu đã thu thập được để có những kết luận nhất định cho vấn đề đang được tìmhiểu

- Phương pháp quan sát trực tiếp: Đây là phương pháp được sử dụng nhiềunhất trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Phát triển Việt Luật, thông quaviệc quan sát các hoạt động giải quyết các vấn đề kinh doanh trong doanhnghiệp cụ thể từ thực tiễn kinh doanh của công ty sẽ là những cơ sở khoa họccho việc đề xuất một số giải pháp giúp công ty TNHH Phát triển Việt Luật pháttriển bền vững

- Phương pháp duy vật biện chứng: Xem xét giải pháp pháp lý nhằm hoànthiện pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam hiện nay mộtcách toàn diện trong mối tương quan với một số nước phát triển thế giới và thựctiễn tại Việt Nam

Chương II khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phươngpháp so sánh Cụ thể như sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

 Để làm rõ cơ cấu tổ chức thì phải bắt đầu nghiên cứu những quy định củapháp luật về cơ cấu tổ chức quy định cụ thể tại một số luật như Luật doanh nghiệp

2014, Luật thương mại 2005, Bộ luật dân sự 2015 và một số văn bản dưới luật khác

 Nghiên cứu các tài liệu, các công trình nghiên cứu của những người đi trước,đọc và tìm hiểu về những sách báo liên quan tới cơ cấu tổ chức trong công ty TNHHmột thành viên

 Nghiên cứu các tài liệu của doanh nghiệp: Nghiên cứu sổ sách kế toán, báocáo tài chính các năm từ 2015- 2017 của công ty TNHH Phát triển Việt Luật

- Phương pháp so sánh: Đề tài đặt thực tiễn về vấn đề cần nghiên cứutrong mối liên hệ và so sánh với thực tiễn của một số nước phát triển trên thế

Trang 12

giới, qua đó tìm ra những ưu nhược điểm của vấn đề và đề xuất phương hướnghoàn thiện để giải quyết nội dung vấn đề cần nghiên cứu.

Chương III khóa luận sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp vàphương pháp thống kê Cụ thể:

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Chủ yếu là phân tích về các điều khoảncủa luật nhằm đánh giá nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện và đầy đủ

- Phương pháp hệ thống: Sau khi đã phân tích được dữ liệu thì cần phảitrình bày bài khóa luận một cách dễ hiểu, việc sử dụng phương pháp hệ thốnggiúp làm sáng tỏ được nội dung lý luận của hệ thống pháp luật liên quan đến cơcấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên và hệ thống thực trạng áp dụngpháp luật về cơ cấu tổ chức trong công ty TNHH Phát triển Việt Luật và từ đóđưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổchức trong công ty TNHH Phát triển Việt Luật

6 Kết cấu khóa luận

Khóa luận có kết cấu gồm mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồhình vẽ, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, lời mở đầu thì nộidung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:

- Chương 1: Những lí luận cơ bản về cơ cấu tổ chức của công ty TNHH mộtthành viên

- Chương 2: Thực trạng pháp luật hiện hành về công ty TNHH một thành viên

- Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về công ty TNHH một thànhviên

Trang 13

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 1.1 Khái niệm, đặc điểm về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

1.1.1 Khái niệm

Theo khoản 1 Điều 73 Luật doanh nghiệp 2014 quy định: “Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công

ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công”.

Luật doanh nghiệp năm 1999 chỉ quy định công ty trách nhiệm hữu hạnmột thành viên là tổ chức như vậy Luật doanh nghiệp 2014 đã phát triển và

mở rộng cả cá nhân cũng có quyền thành lập công ty trách nhiệm hữu hạnmột thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc loại hìnhcông ty đối vốn có tư cách pháp nhân, nhưng không được quyền phát hành

cổ phiếu Còn đối với người nước ngoài tại Việt Nam và người Việt Nam ởnước ngoài thì họ được quyền thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên theo chính sách khuyến khích đầu tư trong nước và họ sẽ họ sẽhoạt động theo luật khuyến khích đầu tư trong nước và luật khuyến khíchđầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Trang 14

khoản 2 Điều 18 của Luật doanh nghiệp 2014 về quyền thành lập, góp vốn, mua cổphần, mua phần vốn góp và quản lí doanh nghiệp Đây là một đặc điểm nổi bật củaloại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Điểm nổi bật nhất được thểhiện ở loại hình doanh nghiệp này chính là “Cá nhân có quyền thành lập công tytrách nhiệm hữu hạn một thành viên được thừa nhận trong Luật doanh nghiệp 2014

mà trước đó Luật doanh nghiệp 1999 vẫn còn bỏ ngỏ Luật doanh nghiệp 2014 mởrộng đối tượng trở thành chủ sở hữu công ty bao gồm: Tổ chức, cá nhân tạo điềukiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tự do kinh doanh, tự chọn mô hình doanh nghiệpđầu tư kinh doanh

Về chế độ chịu trách nhiệm:

Chế độ chịu trách nhiệm tài sản hữu hạn là chế độ mà các chủ thể kinh doanhtrong đó chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ, các nghĩa vụ tài sảnkhác phát sinh từ hoạt động kinh doanh trong phạm vi phần vốn góp của mình.Đồng thời, chủ sở hữu của công ty TNHH một thành viên chỉ chịu trách nhiệm

về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều

lệ của công ty

Có thể so sánh với chế độ chịu trách nhiệm của doanh nghiệp tư nhân.Trước hết nguồn vốn ban đầu của doanh nghiệp tư nhân xuất phát chủ yếu từtài sản của một cá nhân, phần vố này sẽ do chủ doanh nghiệp tư nhân tự khaibáo với cơ quan đăng ký kinh doanh và được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toáncủa doanh nghiệp Như vậy, cá nhân chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ đưa vàokinh doanh một số vốn nhất định trong khối tài sản cá nhân của mình và vềnguyên tắc, tài sản đưa vào kinh doanh đó là tài sản của doanh nghiệp tưnhân Chính từ điều này có thể kết luận rằng hầu như không có giới hạn nàogiữa phần vốn và tài sản đưa vào doanh nghiệp tư nhân và phần tài sản cònlại thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp Điều này có ý nghĩa trong việc nhìn

Trang 15

nhận khối tài sản của doanh nghiệp tư nhân, khẳng định vấn đề không thểtách bạch tài sản của của chủ doanh nghiệp tư nhân và tài sản của chínhdoanh nghiệp tư nhân đó.

Vì vậy, đối với chủ doanh nghiệp tư nhân, do tính chất độc lập về tàisản của doanh nghiệp tư nhân không có nên chủ doanh nghiệp tư nhân-người chịu trách nhiệm duy nhất trước mọi rủi ro của doanh nghiệp sẽ phảichịu chế độ trách nhiệm vô hạn Chủ doanh nghiệp tư nhân không chỉ chịutrách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong phạm vi vốnđầu tư đã đăng kí với cơ quan đăng ký kinh doanh mà phải chịu trách nhiệmbằng toàn bộ tài sản của mình trong trường hợp phần vốn đầu tư không đủ đểtrang trải các khoản nợ của doanh nghiệp tư nhân

Về chuyển nhượng vốn:

Việc chuyển nhượng vốn trong công ty TNHH một thành viên được quy định tạiLuật doanh nghiệp 2014 Vì đặc điểm của công ty TNHH một thành viên là chỉ baogồm một chủ sở hữu nên khi chuyển nhượng vốn góp sẽ dẫn đến hai trường hợp:

Trang 16

 Nếu chủ sở hữu chỉ chuyển nhượng một phần vốn góp thì lúc này công ty sẽ

có hai chủ sở hữu Vì vậy, để đảm bảo đúng giữa loại hình công ty và cơ cấu tổ chức.Công ty TNHH một thành viên phải làm thủ tục chuyển đổi thành loại hình công ty.Doanh nghiệp có thể chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên/ công tyhợp danh/ công ty cổ phần

 Nếu chủ sở hữu chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp cho người khác Thìcần làm thủ tục chuyển nhượng vốn và thủ tục thay đổi chủ sở hữu của doanh nghiêp

Như vậy, chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng một phần hoặctoàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác Sau khi chuyểnnhượng vốn, công ty có thể chuyển đổi thành công ty TNHH 2 thành viên trởlên hoặc doanh nghiệp tư nhân

1.2 Cơ sơ ban hành và nội dung pháp luật về cơ cấu tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Lịch sử hình thành công ty TNHH

Loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn là sản phẩm của hoạt động lậppháp theo sáng kiến của nhà lập pháp Đức, năm 1892 các nhà luật học củaĐức đã đưa ra mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn với những lập luận sau:

Thứ nhất, mô hình công ty cổ phần đang tồn tại không thích hợp với mô

hình kinh tế nhỏ, các quy định quá phức tạp đối với công ty cổ phần thậtkhông cần thiết và không phù hợp với các loại công ty vừa và nhỏ, có rất ítthành viên

Thứ hai, chế độ trách nhiệm vô hạn của công ty đối nhân không phù

hợp với tất cả các nhà đầu tư Nhiều nhà đầu tư muốn được hưởng chế độtrách nhiệm hữu hạn để tránh được rủi ro, biết hạn chế rủi ro là một yếu tốquan trọng để thành đạt trong kinh doanh, do đó các nhà làm luật Đức đãsáng tạo ra loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, vừa kết hợp được ưu điểm

về chế độ trách nhiệm hữu hạn của công ty cổ phần và ưu điểm về chế độthành viên quen biết nhau của công ty đối nhân, nhà đầu tư có thể kinhdoanh vừa và nhỏ, nó khắc phục được nhược điểm về sự phức tạp khi thành

Trang 17

lập và điều hành công ty cổ phần, nhược điểm không phân chia được rủi rocủa công ty đối nhân nhưng nó vẫn mang bản chất của công ty đối vốn đó làcông ty có tư cách pháp nhân độc lập, chịu trách nhiệm về các khoản nợbằng tài sản của công ty, thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm

vi vốn góp của mình vào công ty Với những ưu điểm của công ty tráchnhiệm hữu hạn, nên sau khi có luật công ty trách nhiệm hữu hạn năm 1892của Đức được ban hành thì loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn đã đượccác nhà đầu tư lựa chọn, và từ đó số lượng công ty trách nhiệm hữu hạnkhông ngừng tăng lên

Ở Việt Nam từ năm 1986, Đảng đề ra đường lối xây dựng nền kinh tếhàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhànước, cùng với chính sách kinh tế đó đã tạo điều kiện cho sự ra đời của cácloại hình công ty Ngày 21/12/1990 Quốc hội thông qua Luật công ty, tuynhiên sau một thời gian đi vào thực tế áp dụng thì luật công ty đã bộc lộnhững thiếu sót nhất định, chưa theo kịp sự phát triển của nền kinh tế Ngày12/06/1999, Quốc hội khóa 10 đã thông qua Luật doanh nghiệp thay thế choLuật doanh nghiệp Nhà nước và Luật công ty Đây được xem là văn bản ghinhận chi tiết và khá đầy đủ về các loại hình doanh nghiệp trong đó có loạihình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cũng đã được đề cập kháchi tiết (được quy định tại mục 2 Chương 3 Luật doanh nghiệp 1999) Công

ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một loại hình doanh nghiệp mớiđược quy định trong quá trình phát triển của pháp luật thương mại Việt Nam.Tuy nhiên Luật doanh nghiệp 1999 chỉ cho phép một tổ chức được quyềnthành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ngày 12/12/2005Quốc hội đã thông qua Luật doanh nghiệp 2005 thay thế cho Luật doanh

Trang 18

nghiệp 1999, Luật doanh nghiệp Nhà nước và Luật đầu tư Nước ngoài tạiViệt Nam Luật doanh nghiệp 2005 quy định việc thành lập, tổ chức, quản lý

và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.Luật doanh nghiệp 2005 có một điểm mới nổi bật so với Luật doanh nghiệp

1999 là đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Luậtdoanh nghiệp 2005 đã cho phép các nhân có thể trở thành chủ sở hữu công tytrách nhiệm hữu hạn một thành viên Năm 2014 Quốc hội khóa 12 sửa đổi bổsung Luật doanh nghiệp 2005, Luật doanh nghiệp 2014 ghi nhận cá nhân cóthể trở thành chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã vàđang đóng vai trò quan trọng nhằm đa dạng hóa cơ cấu chủ sở hữu công ty(trước đây chỉ có chủ sở hữu là tổ chức có tư cách pháp nhân) của loại hìnhdoanh nghiệp này với mục tiêu đưa doanh nghiệp trở thành công cụ kinhdoanh rẻ hơn và an toàn hơn nhằm hấp dẫn nhà đầu tư, tăng cường thu hútđầu tư và huy động tốt mọi nguồn lực và vốn đầu tư vào sản xuất, kinhdoanh

Nhu cầu thực tiễn

Pháp luật về cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên ra đời từnhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp, với một loại hình doanh nghiệp phù hợpvới nhu cầu, nguyện vọng của họ khi tiến hành hoạt động kinh doanh thươngmại Với các đặc trưng cơ bản về chủ sở hữu, vốn điều lệ, quy cách chuyểnnhượng vốn… loại hình công ty TNHH một thành viên ra đời thể hiện được

sự đa dạng trong các hình thái của tổ chức thương mại, đặc điểm này phùhợp với quy luật kinh tế thị trường mà Việt Nam đã và đang hướng tới: Kinh

tế Nhà nước ngày càng giảm thị phần, trong khi các doanh nghiệp tư nhân có

xu hướng ngày càng đa dạng và tự chủ

Trang 19

Việc xây dựng pháp luật về cơ cấu tổ chức của công ty TNHH mộtthành viên được thực hiện dựa trên cơ sở của nguồn pháp luật quốc gia, và

sự học tập kinh nghiệm của pháp luật quốc tế Pháp luật Việt Nam đã cónhững quy định cơ bản về cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên

và các quy định này hiện nay được quy định cụ thể trong Luật doanh nghiệpnăm 2014 (từ Điều 73 đến Điều 87 LDN 2014) Tuy nhiên nó có sự khởi đầu

từ các đạo luật trước đó đã hình thành nên các điều khoản quy định cơ bản

về cơ cấu tổ chức công ty TNHH một thành viên Sự thay đổi bắt buộc củacác bộ luật và luật chuyên ngành nhằm phù hợp với kinh tế - xã hội và sự hộinhập quốc tế đã dẫn đến những tư duy mới khi hình thành nên pháp luật về

cơ cấu tổ chức công ty TNHH một thành viên

Xuất phát từ nền kinh tế đất nước đang trên đà phát triển, xã hội và vănhóa đều có những chuyển biến lớn, thì loại hình công ty TNHH một thànhviên ngày càng phát huy được thế mạnh của mình So với loại hình công ty

cổ phần vốn có lịch sử phát triển lâu đời, các công ty TNHH một thành viên

có ưu điểm lớn nhất là chủ sở hữu có thể toàn quyền huy động vốn, và ít gặprủi ro hơn khi các hoạt động của công ty đều nằm trong kế hoạch dự kiến sửdụng nguồn vốn Các hoạt động quản trị, điều hành công ty TNHH mộtthành viên cũng không quá phức tạp, đặc biệt, nhờ có các thủ tục chuyển đổinhanh chóng và hiệu quả, khi công ty TNHH có nguyện vọng chuyển đổiloại hình doanh nghiệp sang công ty TNHH hai thành viên hay công ty cổphần khi nhận thêm phần vốn góp từ các đối tượng khác cũng sẽ rất dễ dàng.Ban hành các điều khoản về cơ cấu tổ chức công ty TNHH một thànhviên một cách cụ thể, dễ hiểu cũng chính là một động lực để các cá nhân, tổchức tìm hiểu và vận dụng mô loại hình doanh nghiệp này trong thực tiễn,

Trang 20

làm đa dạng thêm nền kinh tế thị trường, thuận lợi cho doanh nghiệp trongcác hoạt động kinh doanh thương mại.

 Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2014; tại mục 2 chương II về Công ty TNHHmột thành viên;

 Căn cứ Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định Chi tiết một số điều về LuậtDoanh nghiệp;

 Căn cứ Nghị định 78/2015/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp;

 Các dự thảo luật về Điều kiện kinh doanh, sở hữu trí tuệ…

Như vậy, các quy định của pháp luật về cơ cấu tổ chức của công tyTNHH một thành viên đã đảm bảo được sự chặt chẽ và thống nhất về mặtpháp lý Các quy định này cũng có tính thực tiễn, dễ hiểu, dễ vận dụng, là tàiliệu tham khảo thiết thực để các cá nhân, tổ chức có ý định thành lập công tytham khảo và vận dụng

1.2.1 Nội dung pháp luật điều chỉnh cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên.

Luật doanh nghiệp 2014 cho phép một cá nhân hoặc một tổ chức đượcquyền thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công ty tráchnhiệm hữu hạn một thành viên được chia làm 2 loại bao gồm: Công ty trách

Trang 21

nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức và công ty trách nhiệm hữu hạnmột thành viên là cá nhân

a Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên là cá nhân.

Một trong những điểm mới của Luật doanh nghiệp 2014 là cho phép cánhân có quyền thành lập và điều hành hoạt động kinh doanh của công tyTNHH một thành viên Khoản 1 điều 73 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:

“Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hay một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty)

…”

Công ty TNHH một thành viên là cá nhân có chủ tịch công ty, Giámđốc hoặc Tổng giám đốc Chủ sở hữu công ty đồng thời là chủ tịch công ty.Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện pháp luậtcủa công ty được quy định tại Điều lệ công ty Chủ tịch công ty có thể kiêmnhiệm hoặc thuê người làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

b Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên là tổ chức.

Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên bổ nhiệm một hoặc một sốngười làm người đại diện theo ủy quyền với nhiệm kỳ không quá 05 năm đểthực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật (quyđịnh tại điều 75 Luật doanh nghiệp 2014) Người đại diện theo ủy quyền phải

có đủ năng lực hành vi dân sự không thuộc đối tượng bị cấm thành lập vàquản lý công ty và phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lýkinh doanh, hoặc trong ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty Nhưvậy đối với chủ sở hữu là tổ chức trước tiên chủ sở hữu phải lựa chọn chocông ty người đại diện theo ủy quyền nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ

Trang 22

của chủ tịch công ty giao cho người đại diện thực hiện các quy định của phápluật.

Ngoài việc chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên bổ nhiệm mộtngười hoặc một số người làm đại diện theo ủy quyền thì bên cạnh đó cũngphải cần thêm một vị trí để làm người đại diện theo pháp luật của công ty,việc làm trên là rất cần thiết đối với loại hình công ty TNHH một thành viên

là tổ chức nhằm tạo ra cơ cấu tổ chức công ty một cách chặt chẽ, hoạt độngcông khai minh bạch có sự phân công nhiệm vụ cụ thể rõ ràng đáp ứng tốthơn nhu cầu hoạt động của công ty trong nền kinh tế thị trường và nhằm đápứng tốt các yêu cầu về mặt quản lý công ty do cơ quan nhà nước đưa ra

Nếu chủ sở hữu là tổ chức thì có thể tổ chức công ty theo 2 mô hình sau:

- Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;

- Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên Hộiđồng thành viên có khoảng từ 3-7 thành viên Chủ tịch công ty hoặc chủ tịch Hội đồngthành viên được xác định là người đại diện theo pháp luật của công ty, nếu điều lệcông ty không có quy định khác Quy định cụ thể tại Điều 73 LDN 2014

Hội đồng thành viên

Hội đồng thành viên nhân danh chủ sở hữu công ty tổ chức thực hiện cácquyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; có quyền nhân danh công ty thựchiện các quyền và nghĩa vụ của công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật vàchủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theoquy định tại khoản 1 điều 79 Luật doanh nghiệp năm 2014 và pháp luật có liênquan Cụ thể:

- Cơ cấu tổ chức, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viêntheo mô hình Hội đồng thành viên bao gồm: Hội đồng thành viên, Giám đốchoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên Cơ cấu tổ chức này chỉ áp dụngtrong trường hợp chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bổnhiệm nhiều người đại diện theo uỷ quyền, tức là từ hai người trở lên được

Trang 23

ủy quyền Trường hợp một người đại diện theo ủy quyền sẽ theo mô hìnhChủ tịch công ty.

- Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể và chế độ làm việc của Hội đồngthành viên đối cới chủ sở hữu công ty được thực hiện theo luật định tại Điều

lệ công ty và pháp luật có liên quan Hội đồng thành viên công ty tráchnhiệm hữu hạn một thành viên được quyền nhân danh chủ sở hữu công ty tổchức thực hiện quyết định chiến lược phát triển phát triển và kế hoạch kinhdoanh hằng năm của công ty vấn đề này đã được quy định cụ thể khoản 1,2

và khoản 3 Điều 79 Luật doanh nghiệp 2014, cụ thể:

“ 1 Thành viên Hội đồng thành viên do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm gồm từ 03 đến 07 thành viên với nhiệm kỳ không quá 05 năm Hội đồng thành viên nhân danh chủ sở hữu công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ

sở hữu công ty; nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ các quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2 Quyền, nghĩa vụ và quan hệ làm việc của Hội đồng thành viên đối với chủ

sở hữ công ty được thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật có liên quan.

3 Chủ tịch Hội đồng thành viên do chủ sở hữu bổ nhiệm hoặc do các thành viên Hội đồng thành viên bầu theo nguyên tắc quá bán, theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, thì nhiệm kỳ, quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên áp dụng theo quy định tại Điều 57 và quy định khác có liên quan của Luật này.”

- Hội đồng thành viên gồm tất cả các thành viên là cơ quan quyết địnhcao nhất của công ty Đối với thành viên là tổ chức chỉ định người đại diện

Trang 24

theo ủy quyền thàm gia vào hội đồng thành viên Điều lệ công ty quy định cụthể thời gian định kì họp hội đồng thành viên, nhưng ít nhất mỗi năm phảihọp một lần.

- Cuộc họp của hội đồng thành viên được tiến hành khi có ít nhất 2/3 sốthành viên thàm dự Trường hợp điều lệ công ty không có quy định thì mỗithành viên có một phiếu biểu quyết có giá trị như nhau Hội đồng thành viên

có thể thông qua quyết định theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản

- Quyết định của hội đồng thành viên được thông qua khi có hơn mộtnửa số thành viên dự họp chấp nhận Việc sử đổi bổ sung điều lệ công ty, tổchức lại công ty, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn điều lệ củacông ty phải được ít nhất ¾ số thành viên dự họp chấp nhận Quyết định củahội đồng thành viên có giá trị pháp lý kể từ ngày được thông qua, trừ trườnghợp điều lệ công ty được quy định phải được chủ sở hữu công ty chấp nhận

Cơ cấu tổ chức, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viêntheo mô hình chủ tịch công ty bao gồm: Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặcTổng giám đốc và Kiểm soát viên Cơ cấu tổ chức này chỉ áp dụng trongtrường hợp chủ sở hữu công ty chỉ bổ nhiệm một người đại diện theo uỷquyền Chủ tịch công ty có trách nhiệm trợ giúp chủ sở hữu công ty trực tiếp

Trang 25

thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo luật quy định, cụ thể theo Điều 75 Luậtdoanh nghiệp 2014.

Nói một cách khác, Chủ tịch công ty là người được chủ sở hữu công ty

uỷ nhiệm để thay mặt chủ sở hữu công ty quyết định, trực tiếp nhận nhiệm

vụ từ chủ sở hữu công ty để thực hiện một số công việc nhất định trongphạm vi quyền hạn của mình, thực hiện mọi vấn đề liên quan đến hoạt độngcủa công ty và chịu trách nhiệm trực tiếp đối với chủ sở hữu công ty về cáchành động mà chính mình đã thực hiện Chủ tịch công ty có thể là thành viêncủa pháp nhân chủ sở hữu hay một người ngoài nào đó có khả năng quản lýcho chủ sở hữu, do chủ sở hữu thuê và trả lương

Tóm lại mô hình chủ tịch công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viênđược quy định rất chặt chẽ và hợp lý, đầy đủ theo tin thần Luật doanh nghiệp2014

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm, thuê Giám đốchoặc Tổng Giám đốc với nhiệm kỳ không quá 05 năm để điều hành hoạtđộng kinh doanh hàng ngày cuả công ty Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịutrách nhiệm trước pháp luật và chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viênhoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.Việc bổ nhiệm, thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp

là công việc nội bộ của doanh nghiệp, do đó việc thuê ai làm Giám đốc hoặcTổng giám đốc phụ thuộc vào hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp vớingười đó Luật doanh nghiệp 2014 không quy định cũng như không hạn chế

số lượng doanh nghiệp tối đa mà một người có thể làm Giám đốc, có nghĩamột người có thể làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc cho nhiều doanh nghiệp

Trang 26

nếu họ có khả năng và được doanh nghiệp đồng ý Trong tương lai làm Giámđốc hoặc tổng giám đốc có thể cũng trở thành một ngành nghề.

Quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được quy địnhtại khoản 2 Điều 81 Luật doanh nghiệp 2014, tiêu chuẩn và điều kiện làmGiám đốc hoặc Tổng giám đốc được quy định tại Điều 65 và khoản 3 Điều

81 Luật doanh nghiệp 2014

Kiểm soát viên

Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bổ nhiệmKiểm soát viên theo các tiêu chuẩn và điều kiện nào Chủ sở hữu công tytrách nhiệm một thành viên bổ nhiệm từ một đến ba Kiểm soát viên vớinhiệm kỳ không quá ba năm Kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước phápluật và Chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ củamình

*Kiểm soát viên phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

- Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản

lý doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp

- Không phải là người có liên quan đến thành viên Hội đồng thành viên,Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người có quyền trực tiếp

bổ nhiệm Kiểm soát viên;

- Có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm nghề nghiệp về kế toán,kiểm toán hoặc trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong ngành, nghềkinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn điều kiện khác quy định tạiĐiều lệ công ty Luật quy định rất chặt chẽ trong việc bảo vệ tài sản của công

ty đó là việc hạn chế không cho những người thân của Hội đồng thành viên,Chủ tịch công ty, Giám đốc, Tổng giám đốc, người trực tiếp bổ nhiệm kiểmsoát viên làm chức danh kiểm soát viên Mục đích quy định ở điều luật này

Trang 27

là nhằm tạo ra sự khách quan trong việc tổ chức và điều hành công ty, mụcđích cuối cùng là cũng cố bảo vệ tối đa tài sản của công ty không bị tư lợitrước những hành vi của thành viên có liên quan.

Nghĩa vụ của hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc, kiểm soát viên là:

Tuân thủ pháp luật, điều lệ công ty, quyết định của chủ sở hữu công tytrong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao Điều lệ công ty đượcxem là bản cam kết của chủ sở hữu công ty và thành viên của công ty TNHHmột thành viên về việc thành lập, tổ chức, quản lý và hoạt động công ty.Thành viên công ty phải tuân thủ triệt để tinh thần của điều lệ công ty kể cảchủ sở hữu của công ty cũng vậy Trường hợp có thay đổi điều lệ công ty dù

là rất nhỏ thì cũng phải thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh, chủ sởhữu, thành viên công ty Trường hợp có sự vi phạm điều lệ công ty thì thànhviên công ty sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật và của điều lệ công ty.Việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực,cẩn trọng, tốt nhất nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và chủ

sở hữu công ty Trung thành với lợi ích của công ty và chủ sở hữu công ty,không sử dụng thông tin bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, lạm dụngđịa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổchức, cá nhân khác

1.3 Yêu cầu và nguyên tắc của pháp luật về cơ cấu tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Những yêu cầu và nguyên tắc của pháp luật về cơ cấu tổ chức của công

ty TNHH một thành viên là những tư tưởng chỉ đạo phản ánh khái quát,khách quan quá trình xây dựng và điều chỉnh cơ cấu tổ chức công ty TNHHmột thành viên của Luật doanh nghiệp Việc xác định các yêu cầu và nguyên

Trang 28

tắc của pháp luật về cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên phảivừa xuất phát từ bản chất, vai trò của pháp luật để đảm bảo việc thể hiện đầy

đủ ý chí và lợi ích của nhà nước và doanh nghiệp trong các quy định phápluật

Yêu cầu của pháp luật với công ty TNHH một thành viên cá nhân làm chủ sở hữu

Đây là loại hình công ty TNHH đặc thù và đã được pháp luật Việt Namcông nhận trong Luật doanh nghiệp 2014 thể hiện xu thế hội nhập với phápluật thế giới Cơ cấu tổ chức quản lý công ty gồm chủ tịc công ty và giámđốc hoặc tổng giám đốc Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuêngười khác làm giám đốc hoặc tổng giám đốc Giám đốc hoặc tổng giám đốc

có những quyền và nghĩa vụ được quy định tại điều lệ công ty hoặc tại hợpđồng lao động mà chủ tịch công ty ký với họ

Bên cạnh đó, Luật doanh nghiệp 2014 còn quy định quyền và nghĩa vụcủa các thành viên, họ phải tuân thủ pháp luật, điều lệ công ty, quyết địnhcủa chủ sở hữu công ty Đồng thời các cá nhân này phải trung thành với lợiích của công ty và chủ sở hữu công ty Không sử dụng thông tin, bí quyết,công nghệ kinh doanh, lạm dụng chức vụ quyền hạn để tư lợi hoặc phục vụlợi ích cho tổ chức khác

Như vậy, xét về khía cạnh cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thànhviên cá nhân làm chủ sở hữu thì pháp luật có yêu cầu toàn diện và mở rộnghơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà kinh doanh, nhà đầu tư tham gia vàonền kinh tế thị trường một cách tự tin và thoải mái hơn

Yêu cầu của pháp luật với công ty TNHH một thành viên tổ chức làm chủ sở hữu

Trang 29

Một vấn đề có liên quan đến cơ cấu tổ chức của công ty TNHH mộtthành viên tổ chức làm chủ sở hữu là hợp đồng giao dịch của công ty vớinhững người có liên quan được quy định tại Điều 86 Luật doanh nghiệp

2014 Theo đó thì giao dịch giữa công ty TNHH một thành viên do tổ chứclàm chủ sở hữu với những người sau đây phải được Hội đồng thành viênhoặc chủ tịch công ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc và kiểm soát viên xemxét quyết định:

“a, Chủ sở hữu công ty và người có liên quan của chủ sở hữu công ty;

b, Thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;

c, Người có liên quan của những người quy định tại điểm b khoản này;

d, Người quản lý của chủ sở hữu công ty, người có thẩm quyền bổ nhiệm những người quản lý đó;

đ, Người có liên quan của những người quy định tại điểm d khoản này.”

Quy định này đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty được thựchiện một cách khách quan, chính xác, tránh tình trạng lợi dụng chức vụ,quyền hạn để tư lợi làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty

Yêu cầu đảm bảo tự do kinh doanh cho các chủ thể

Để đảm bảo tự do kinh doanh cho các chủ thể thì phải có những quyđịnh về điều kiện chủ thể Ở các nước phát triển việc thành lập công ty hoàntoàn là quyền của công dân, còn đối với Pháp luật của Việt Nam đã tiếp thu

từ tư tưởng tiến bộ này, qua đó xóa bỏ chế độ xin phép thành lập công ty đãtồn tại trong nhiều năm, chỉ thực hiện đăng ký kinh doanh công ty, coi việcthành lập và đăng ký là quyền của công dân và tổ chức được Nhà nước bảo

hộ bằng pháp luật Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh

Trang 30

nghiệp do tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu công ty, chủ sở hữu chịutrách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ và tài sản khác của công tytrong phạm vi vốn Điều lệ của công ty Do công ty trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên cũng là một doanh nghiệp và chịu sự điều chỉnh của Luật doanhnghiệp, một số văn bản có liên quan khác đến Luật doanh nghiệp cũng nhưcác công ty khác, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sẽ được đăng

ký theo những trình tự nhất định

Như vậy Luật doanh nghiệp 2014 phân chia 2 đối tượng về chủ thể: Đốitượng được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp và đối tượng đượcquyền góp vốn vào doanh nghiệp Đối với loại hình công ty trách nhiệm hữuhạn một thành viên chủ sở hữu công ty chính là người góp vốn để thành lậpcông ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với điều kiện chủ sở hữu phảikhông thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp

Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 thì tổ chức,

cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam Trừ cáctrường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 được quyđịnh như sau:

“- Cơ quan Nhà Nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

sử dụng tài sản Nhà Nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan đơn vị mình.

+ Cán bộ công chức theo quy định của cán bộ công chức.

+ Cán bộ lãnh đạo quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp có 100% vốn sở hữu Nhà Nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền

để quản lý phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp khác.

+ Sĩ quan hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các đơn vị thuộc quân đội nhân dân Việt Nam, sĩ quan, hạ sĩ

Trang 31

quan chuyên nghiệp trong các cơ quan đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam.

+ Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

+ Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị tòa án cấm hành nghề kinh doanh;

+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.”

- Ngoài ra quy định thời hạn không được kinh doanh trong lĩnh vực cótrách nhiệm quản lý đối với những người là cán bộ, công chức viên sau khithôi giữ chức vụ, quy định thời hạn không được kinh doanh đối với cán bộcông chức, viên chức Nhà Nước sau khi thôi giữ chức vụ trong cơ quan đơn

vị sự nghiệp của Nhà Nước; quy định trách nhiệm của cơ quan, cá nhântrong việc quản lý, cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép kinhdoanh chứng chỉ hành nghề (sau đây gọi chung là giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh) và xử lý vi phạm

- Người thôi giữ chức vụ là người khi đang là cán bộ công chức đuợcgiao nghiên cứu, xây dựng, thẩm tra, thẩm định hoặc là người ký, ban hànhcác quyết định phê duyệt, quản lý, quyết định cấp giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh về một trong các lĩnh vực quy định tại Nghị định số102/2007/NĐ-CP (14/06/2007) được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyềngiải quyết chế độ thôi việc, nghĩ hưu hoặc chuyển ra khỏi cơ quan NhàNước, đơn vị sự nghiệp của Nhà Nước

- Thời hạn thực hiện xong chương trình dự án Đối với các chương trình

có thời hạn thực hiện trên năm năm thì thời hạn không được kinh doanh kể

từ khi người thôi giữ chức vụ có quyết định của cơ quan có thẩm quyền giảiquyết chế độ thôi việc hoặc thực hiện chế độ hưu trí hoặc chuyển công tác ra

Trang 32

khởi cơ quan Nhà Nước, đơn vị sự nghiệp Nhà Nước đến thời điểm chươngtrình, dự án đó đã thực hiện tối thiểu là 36 tháng.

Nguyên tắc của pháp luật về cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên:

Thứ nhất, pháp luật điều chỉnh cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên phải đảm bảo tính hợp lí, tạo khung pháp lí vững chắc cho các doanh nghiệp hoạt động Công ty TNHH một thành viên thường là các

doanh nghiệp năng động và gọn nhẹ, phù hợp với nền kinh tế nước ta, phântán được rủi ro, chuyển dịch vốn, hợp vốn dễ dàng với các chủ thể kinhdoanh khác mà không làm mất đi bản chất pháp lí của doanh nghiệp Chính

vì vậy cơ cấu tổ chức của loại hình doah nghiệp này phải phát huy được ưuthế và đặc điểm nổi trội của nó với các loại hình doanh nghiệp khác, kíchthích các cá nhân và tổ chức tham gia và tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho cáccông ty TNHH một thành viên hoạt động

Thứ hai, pháp luật về cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên phải đảm bảo tính khả thi Nền kinh tế thị trường luôn vận động và thay đổi

không ngừng đòi hỏi các văn bản quy phạm pháp luật phải có tính khả thivới cả những thay đổi của nền kinh tế mà không bị lạc hậu và tụt lại so vớinhững biến động của nền kinh tế thị trường Chính vì vậy phải có các vănbản dưới luật giúp điều chỉnh chi tiết những quy định về cơ cấu tổ chức củadoanh nghiệp để những quy định luôn phù hợp và có tính khả thi đồng thờigiúp các công ty TNHH một thành viên vận hành tốt, không gặp phải rào cảnpháp lý trong quá trình hoạt động, hỗ trợ và phát huy được giá trị tích cựccủa cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên

Tóm lại những yêu cầu và nguyên tắc của pháp luật về cơ cấu tổ chứccủa công ty TNHH một thành viên góp phần tạo nên khung pháp lý cơ bản

Trang 33

và điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinhdoanh.

Trang 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI

CÔNG TY PHÁT TRIỂN VIỆT LUẬT.

2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật

về cơ cấu tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

2.1.1 Tổng quan tình hình pháp luật về cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên.

Quy định của Luật doanh nghiệp 2005 về cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên

Kể từ khi ra đời và áp dụng vào thực tiễn Luật doanh nghiệp năm 2005 đã

có sự đóng góp đáng kể vào quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh doanh,từng bước xây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi cho doanhnghiệp Các quy định về cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên đãđược sửa đổi bổ sung đầy đủ hơn so với Luật doanh nghiệp 1999 Điều này đãtạo nên một hành lang pháp lý an toàn và vững chắc khi nhà đầu tư muốn thànhlập công ty tNHH một thành viên vào thời điểm đó Thêm vào đó, điều nàycũng góp một phần không nhỏ trong việc nâng cao nhận thức của người dân vềcông ty TNHH một thành viên Tuy nhiên, trải qua gần 10 năm đi vào thực tế,hiện nay, Luật doanh nghiệp 2005 đã dần bộc lộ những hạn chế, đồng bộ pháttriển của bộ luật còn bộc lộ một số nhược điểm, chưa thực sự phù hợp với sựphát triển kinh tế - xã hội, phần nào gây khó khăn đến hoạt động của doanhnghiệp, đặc biệt trong bối cảnh đất nước ta trong quá trình hội nhập kinh tếquốc tế Những điểm bất cập và thiếu xót của Luật doanh nghiệp 2005 chỉ tớikhi được áp dụng vào thực tiễn mới bộc lộ ra, ảnh hưởng tới việc thực hiện theopháp luật của các doanh nghiệp, gây ra nhiều vướng mắc cho các chủ thể thamgia hoạt động kinh doanh Chính từ nhu cầu thực tiễn này đã đòi hỏi Luật doanhnghiệp 2005 phải được sửa đổi, bổ sung và thay thế bằng những quy định cụ thểhơn của Luật doanh nghiệp 2014

Quy định của Luật doanh nghiệp 2014 về cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên

Ngày đăng: 04/02/2020, 18:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w