Phải nhìn nhận khách quan rằng từ khi Đảng và Nhà nước ta ban hành chủtrương và pháp luật về pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện nói chung vàkinh doanh đã tạo điều kiện cho c
Trang 1TÓM LƯỢC
Nhận được đề tài nghiên cứu liên quan đến pháp luật về nghĩa vụ nộp thuế củadoanh nghiệp, em đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu hợp lí để trình bày bàiluận văn như sau:
Với đề tài khóa luận “Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện - thực tiễn tại Công ty Cổ phần xuất, nhập khẩu tổng hợp Sơn La” em đã đưa vào hai phần
chính:
Phần lý luận: Liên quan đến các khái niệm về ngành nghề kinh doanh có điềukiện, ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực xăng dầu, cơ sở ban hành vànội dung pháp luật điều chỉnh liên quan đến lĩnh vực này như các loại điều kiện, giấyphép; thẩm quyền hay những chế tài xử lý hành vi vi phạm
Phần thực tế: gắn kết các số liệu với các vấn đề, sử dụng phương pháp thống kê
để hỗ trợ cho việc xử lý thông tin thu thập được Trên cơ sở đó, em đi sâu phân tíchnhằm thấy rõ được sự điều chỉnh của pháp luật tới hoạt động kinh doanh ngành nghềkinh doanh có điều kiện nói chung và hoạt động kinh doanh xăng dầu nói riêng củadoanh nghiệp trên thực thế, áp dụng với Công ty Cổ phần xuất, nhập khẩu tổng hợpSơn La Từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp thực sự hữu hiệu và khả thi nhằm hoànthiện pháp luật điều chỉnh vấn đề này cũng như hoạt động kinh doanh thực tiễn tạicông ty
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập tại trường Đại học Thương mại, được sự chỉ bảo tận tìnhcủa các thầy cô, em đã có được những kiến thức, bài học quý báu Em xin chân thànhcảm ơn thầy cô, đặc biệt là các thầy giáo, cô giáo trong khoa Kinh tế - Luật trường Đạihọc Thương mại đã dạy dỗ, tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện khóa luận trongsuốt thời gian qua
Em xin cảm ơn cô ThS.Phùng Bích Ngọc đã vô cùng tận tâm, nhiệt tình hướngdẫn và giúp đỡ trong quá trình em thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh, các chị cán bộ công nhânviên Công ty Cổ phần xuất, nhập khẩu tổng hợp Sơn La đã tạo điều kiện cho em cókhoảng thời gian quý báu học tập và nghiên cứu tại công ty
Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề pháp lý liên quan, nhưng
do trình độ lý luận, kiến thức bản thân còn có phần hạn chế nên bài khóa luận khôngtránh khỏi những thiếu sót Em kính mong nhận được sự phản hồi, góp ý của thầy, cô
để khóa luận được hoàn thiện hơn Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
MỤC LỤC iii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận 1
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 3
Hiện nay, pháp luật và thực thi pháp luật ở Việt Nam về ngành nghề kinh doanh có điều kiện là một vấn đề khá mới mẻ vẫn còn đang ở trong giai đoạn thử nghiệm để hoàn chỉnh dần Bảo vệ môi trường là một trong những nội dung rất quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển bền vững ở nước ta Đồng thời đáp ứng với công cuộc cải cách trong tình hình mới nên nghiên cứu lĩnh vực về ngành nghề kinh doanh có điều kiện thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu lý luận và chỉ đạo thực tiễn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Lĩnh vực này đã có nhiều đề tài khoa học, luận văn, bài viết trên tạp chí đã đề cập một cách trực tiếp hoặc lồng ghép vào những nội dung liên quan, cụ thể: 3
3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 4
4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Kết cấu của khóa luận 6
Chương 2: Thực trạng pháp luật điều chỉnh ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực xăng dầu 6
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện về ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực xăng dầu 6
CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN VÀ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN TRONG LĨNH VỰC XĂNG DẦU 7
1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực xăng dầu 7
1.2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực xăng dầu 10
Trang 4a Cơ quan cấp trung ương 28
- Bộ trưởng công thương có trách nhiệm ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về yêu cầu về kiểm tra giám sát về hoạt động kinh doanh xăng dầu trên cả nước, chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính trong việc quản lý giá xăng dầu, điều kiện kinh doanh xăng dầu… Cơ quan quản lý chuyên ngành có trách nhiệm: Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về kiểm soát kinh doanh xăng dầu Thực hiện công tác kiểm soát hoạt động kinh doanh xăng dầu Kiểm tra, giám sát thương nhân tuân thủ các điều kiện theo quy định pháp luật Chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính điều hành giá bán xăng dầu, điều hành trích lập và sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu thông qua cơ chế hoạt động của Tổ liên ngành điều hành giá xăng dầu Khi có ý kiến khác nhau, Bộ Công Thương quyết định và chịu trách nhiệm; trường hợp cần thiết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ Chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính kiểm tra, giám sát thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu thực hiện các quy định của pháp luật Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quy định để bảo đảm việc cung ứng xăng dầu được ổn định, đáp ứng nhu cầu xăng dầu trên địa bàn 28
- Bộ Tài chính: Chủ trì kiểm tra, giám sát thương nhân đầu mối thực hiện các quy định và các loại thuế, phí có liên quan Phối hợp Bộ Công Thương kiểm tra, giám sát thương nhân đầu mối thực hiện các quy Ban hành các văn bản hướng dẫn về: Chế độ ghi chép chứng từ trong các khâu kinh doanh của thương nhân phân phối xăng dầu, tổng đại lý, nhận quyền bán lẻ xăng dầu, đại lý và tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu; Phương pháp hạch toán và thu thuế trong kinh doanh xăng dầu, bảo đảm nguyên tắc phân phối xăng dầu quy định; Chủ trì, phối hợp
Bộ Công Thương và các Bộ ngành có liên quan hướng dẫn việc sử dụng các công
cụ tài chính phù hợp để khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học, bảo đảm nguyên tắc thị trường, có sự quản lý của Nhà nước 28
- Bộ Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành liên quan quản lý, kiểm tra, kiểm soát đo lường, chất lượng xăng dầu sản xuất, pha chế, nhập khẩu
và lưu thông trên thị trường Chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đo lường, chất lượng xăng dầu, quy định thực hiện thống nhất trong cả nước Hướng dẫn việc sử dụng phụ gia không thông dụng để pha chế xăng dầu;
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý năng lực phòng thử nghiệm Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc thực hiện các quy định quản lý về đo lường, chất lượng của thương nhân kinh doanh xăng dầu 28
b Cơ quan cấp địa phương 29
Trang 5- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành các quy định, chính sách, hướng dẫn về hoạt động kinh doanh xăng dầu Chỉ đạo xây dựng quy hoạch kinh doanh xăng dầu tập trung Chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan phối hợp quản lý kinh doanh xăng dầu Chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
pháp luật trong hoạt động kinh doanh xăng dầu tại địa phương 29
- Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm phối hợp với các phòng, ban, ngành liên quan tổ chức triển khai quy hoạch cơ sở kinh doanh xăng dầu tập trung 29
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền quản lý việc kinh doanh xăng dầu 29
1.3 Nguyên tắc pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực xăng dầu 29
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN TRONG LĨNH VỰC XĂNG DẦU 32
2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến hoat động kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực xăng dầu 32
2.2 Thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực xăng dầu 35
2.3 Thực trạng thực hiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực xăng dầu tại Công ty Cổ phần xuất, nhập khẩu tổng hợp Sơn La 42
2.4 Kết luận 50
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VỀ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN TRONG LĨNH VỰC XĂNG DẦU 51
3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về hoạt động kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực xăng dầu 51
3.2 Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực xăng dầu 53
3.3 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 58
KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy quản lý 43
Bảng 1: Báo cáo kết quả tham gia hoạt động nộp thuế của công ty 45
Biểu đồ 1: Kết quả hoạt động nộp thuế 45
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy quản lý 43
Bảng 1: Báo cáo kết quả tham gia hoạt động nộp thuế của công ty 45
Biểu đồ 1: Kết quả hoạt động nộp thuế 45
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận
Hệ thống pháp luật kinh doanh ở nước ta thời gian gần đây đã có chuyển biếntích cực, góp phần vào việc tạo môi trường kinh doanh, thuận lợi cho doanh nghiệp.Hàng loạt chính sách đã được đổi mới, “cởi trói” cho doanh nghiệp trên tinh thần
“chọn bỏ” thay vì “chọn cho”, tuy nhiên, điều kiện kinh doanh hiện nay vẫn còn gâykhông ít khó khăn, thách thức cho doanh nghiệp Vấn đề đặt ra là cần sớm có giải pháp
để rà soát và rút gọn các quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điềukiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh là điều mà cácdoanh nghiệp kinh doanh trong các ngành nghề có điều kiện nói chung và hoạt độngkinh doanh xăng dầu nói riêng
Khi đất nước chúng ta hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, các ngành nghềtrong nền kinh tế cần có sự đổi mới, học hỏi và không ngừng thay đổi theo hướng tíchcực để tăng sức cạnh tranh và phát triển lớn mạnh hơn Tuy nhiên thực tiễn những nămqua cho thấy, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điềukiện dù đã có những bước phát triển đáng kể xong chưa được thực hiện một cách triệt
để xuất phát từ nguyên nhân là do sự thiếu hiểu biết từ phía chủ thể thi hành pháp luật
Do đó cần phổ biến các quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện đến các chủthể thuộc lĩnh vực chuyên môn, nâng cao hiểu biết của chủ thể kinh doanh từ đó nângcao hiệu quả pháp luật quy định đối với lĩnh vực chuyên môn, tạo sự phối hợp đồngđều từ phía cơ quan chức năng đối với chủ thể thi hành
Tại chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 đã khẳng định:
“…Thực hiện Chương trình quốc gia về phát triển doanh nghiệp gắn với quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp Hỗ trợ phát triển mạnh các doanh nghiệp nhỏ và vừa Tạo điều kiện để hình thành các doanh nghiệp lớn, có sức cạnh tranh trên thị trường Phát triển doanh nhân về số lượng và năng lực quản lý, đề cao đạo đức và trách nhiệm xã hội Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật để tăng cường sự gắn bó giữa người sử dụng lao động và người lao động ”.Dưới những tác động tích cực của quá trình hội nhập đã
tạo nên một hệ thống doanh nghiệp có tổ chức cũng như loại hình doanh nghiệp theoquy định của pháp luật góp phần quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đấtnước hiện nay Đặc biệt là đối với các loại hình kinh doanh mới, du nhập vào nước tathông qua quá trình xúc tiến, tiếp xúc văn hóa Đối với vấn đề này cần thiết phải banhành các quy định pháp luật nhằm điều chỉnh một cách hợp lý và cụ thể, đảm bảoquyền lợi của nhà nước, các chủ thể nói chung trong hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp ở nước ta hiện nay Do vậy, việc ban hành các quy định về kinh doanh có điều
Trang 8kiện là điều hoàn toàn cần thiết đối với nước ta trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước hiện nay
Trong danh mục các hàng hóa thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện, xăngdầu là loại hàng hóa đặc biệt, với những tiêu chuẩn về kỹ thuật khắt khe và có nhiềuvấn đề phát sinh trong quá trình thực thi pháp luật, việc tiến hành nghiên cứu và đưa racác giải pháp khắc phục là thực sự cần thiết Để được kinh doanh mặt hàng này theoqui định, thương nhân phải đạt các điều kiện: về chủ thể kinh doanh; về cơ sở vật chất
kỹ thuật và trang thiết bị; về trình độ chuyên môn của cán bộ, nhân viên; về sức khoẻ;
về bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu có vaitrò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh năng lượng Đây là hàng hoá thuộc diệnkinh doanh có điều kiện, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội,nên hoạt động kinh doanh và sử dụng xăng dầu phải được đảm bảo an toàn, hiệu quả
và tiết kiệm Về mặt thể chế, thị trường xăng dầu thiếu một hành lang pháp lý thốngnhất, minh bạch, các văn bản pháp quy điều chỉnh các hoạt động kinh doanh xăng dầu
ở Việt Nam trong thời gian qua thường thiếu và không kịp thời, làm cho công tác kiểmtra, xử phạt đối với những vụ vi phạm trong kinh doanh xăng dầu của các cơ quanchức năng của nhà nước rất khó xử lý, mặt khác các gian lận thương mại trên thịtrường xăng dầu ngày càng gia tăng
Phải nhìn nhận khách quan rằng từ khi Đảng và Nhà nước ta ban hành chủtrương và pháp luật về pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện nói chung vàkinh doanh đã tạo điều kiện cho các chủ thể đã triển khai thực hiện rộng khắp trong cảnước; chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức kinh tế xã hội và cộngđồng ngày càng chú ý hơn đến vấn đề thực hiện quy định về hoạt động kinh doanh cóđiều kiện ở nước ta hiện nay Trên cơ sở đó, tại Công ty Cổ phần xuất, nhập khẩu tổnghợp Sơn La, trên cơ sở đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vềthực hiện pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì Công ty đã tiến hànhcác hoạt động triển khai thi hành pháp luật trong lĩnh vực này nói chung Nhìn chung,
về cơ bản trong những năm trở lại đây công ty đã đạt được một số kết quả nhất định,góp phần nâng cao trách nhiệm, ý thức của cộng đồng và xã hội trong hoạt động kinhdoanh Nhưng công tác áp dụng các quy định về thực hiện ngành nghề kinh doanh cóđiều kiện trong thực tế tại Công ty Cổ phần xuất, nhập khẩu tổng hợp Sơn La nói riêng
và cả nước nói chung còn bộc lộ nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng yêucầu hội nhập và phát triển bền vững Chính vì vậy cần được tiếp tục nghiên cứu, đề racác giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện,
từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phát triển các hoạt động kinh doanh ở
nước ta ngày càng tốt hơn Xuất phát từ tình hình nói trên, em chọn đề tài “Pháp luật
Trang 9về ngành nghề kinh doanh có điều kiện - thực tiễn tại Công ty Cổ phần xuất, nhập khẩu tổng hợp Sơn La” làm khóa luận tốt nghiệp, với mong muốn góp phần hoàn
thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả xử lý về ngành nghề kinh doanh có điều kiện trênphương diện lý luận và thực tiễn ở nước ta hiện nay
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
Hiện nay, pháp luật và thực thi pháp luật ở Việt Nam về ngành nghề kinh doanh
có điều kiện là một vấn đề khá mới mẻ vẫn còn đang ở trong giai đoạn thử nghiệm đểhoàn chỉnh dần Bảo vệ môi trường là một trong những nội dung rất quan trọng trongcông cuộc xây dựng và phát triển bền vững ở nước ta Đồng thời đáp ứng với côngcuộc cải cách trong tình hình mới nên nghiên cứu lĩnh vực về ngành nghề kinh doanh
có điều kiện thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu lý luận và chỉ đạo thực tiễncủa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Lĩnh vực này đã có nhiều đề tài khoa học,luận văn, bài viết trên tạp chí đã đề cập một cách trực tiếp hoặc lồng ghép vào nhữngnội dung liên quan, cụ thể:
Luận văn thạc sỹ của Trần Phuơng Nam đã hoàn thành và bảo vệ Luận văn
Thạc sỹ Luật học với đề tài: “Pháp luật về Giấy phép kinh doanh tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp hoàn thiện” (2006); Luận văn thạc sỹ - Trần Thị Ngân: Pháp luật
về giấy phép và điều kiện kinh doanh trong giai đoạn gia nhập thị trường ở Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn …
Hiện cũng đã có một số sách chuyên khảo, các báo cáo và các cuộc rà soát, tổngkết về Giấy phép và điều kiện kinh doanh như Báo cáo Rà soát hệ thống các quy định vềGiấy phép kinh doanh do Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ) – Viện Nghiên cứu Quản
lý Kinh tế Trung ương (CIEM) thực hiện tháng 04 năm 2007; Báo cáo nghiên cứu chuyên
đề kinh tế “Giấy phép và điều kiện kinh doanh ở Việt Nam, Thực trạng và Con đường phía trường” năm 2006 của Nhóm các chuyên gia do PGS, TS Phạm Duy Nghĩa làm
Trưởng nhóm thực hiện trong khuôn khổ hợp tác giữa Ban nghiên cứu của Thủ tướng
Chính phủ (PMRC) – GTZ và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB); Pháp luật về điều kiện kinh doanh của một số quốc gia trên thế giới – Tác giả Th.s Nguyễn Thị Huyền
Trang – Đại học Luật Hà Nội…những công trình nghiên cứu, các bài viết trên ít nhiều đều
đề cập đến vấn đề pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện nói chung dưới mọigóc nhìn của đời sống kinh tế - xã hội Tuy nhiên, công trình nghiên cứu triển khai trựctiếp về nội dung pháp luật về kinh doanh có điều kiện và thực tiễn tại một công ty cụ thểcòn khá khiêm tốn Đề tài khóa luận tốt nghiệp mà em đã lựa chọn đã tiến hành nghiêncứu một cách toàn diện, có hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề vấn đề này tạimột doanh nghiệp cụ thể để từ đó đưa ra những kết luận mang tính chất bao quát hơntrong giai đoạn hiện nay hiện nay Do vậy, không có bất kỳ một công trình khoa học nào
Trang 10trùng lặp với đề tài khóa luận mà em chọn nghiên cứu.
3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Hiện nay, vai trò của các quy định pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điềukiện có tác động quan trọng trong việc hình thành, thành lập doanh nghiệp kinh doanhtrong lĩnh vực nhất định Hệ thống pháp luật kinh doanh ở nước ta thời gian gần đây
đã có chuyển biến tích cực, góp phần vào việc tạo môi trường kinh doanh, thuận lợicho doanh nghiệp Hàng loạt chính sách đã được đổi mới, tuy nhiên, điều kiện kinhdoanh hiện nay vẫn còn gây không ít khó khăn và thách thức cho doanh nghiệp Vấn
đề đặt ra là cần sớm có giải pháp để rà soát và rút gọn các quy định về ngành nghềkinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp yên tâmsản xuất kinh doanh Trước tình hình còn nhiều hạn chế trong việc tìm hiểu pháp luậtcủa chủ thể thực thi pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và những tồn tạicòn gặp phải của các chủ thể kinh doanh xăng dầu em quyết định lựa chọn đề tài:
“Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện - thực tiễn tại Công ty Cổ phần xuất, nhập khẩu tổng hợp Sơn La” làm đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp
để kiến nghị và hoàn thiện giúp cho các quy định của pháp luật phù hợp hơn với thựctiễn hoạt động kinh doanh của các chủ thể
4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài hướng đến là các quy
định của pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện, về kinh doanh xăng dầu vàthực trạng việc thực thi pháp luật của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, từ đó đềxuất vấn đề cần sửa đổi, bổ sung, đưa ra các giải pháp, kiến nghị đối với các chủ thểthực thi pháp luật đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về việc kinh doanh xăng trên
địa bàn tỉnh Sơn La và cụ thể tại Công ty Cổ phần xuất, nhập khẩu tổng hợp Sơn La
- Về thời gian: Khi đánh giá thực trạng chỉ khảo sát ở tỉnh Sơn La và tại Công tyvới tư cách là điển hình để làm cơ sở luận giải cho những vấn đề chung trong khoảngthời gian 10 năm trở lại đây
- Về nội dung: Nghiên cứu nội dung các quy định pháp luật về ngành nghề kinhdoanh có điều kiện, về hoạt động kinh doanh xăng dầu, từ đó phân tích các quy địnhcủa pháp luật về hoạt động kinh doanh xăng dầu gắn với việc khảo sát thực tiễn việcthực thi pháp luật trên địa bàn tỉnh Sơn La và cụ thể tại Công ty Cổ phần xuất, nhậpkhẩu tổng hợp Sơn La đưa ra các kiến nghị và giải pháp giúp hoàn thiện và nâng caohiệu quả các quy định pháp luật
Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Trang 11Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là tiến hành nghiên cứu những vấn đề lý luận
và thực tiễn liên quan đến pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện nói chung
và các lĩnh vực được nói riêng, Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết nhữngvấn đề bức xúc mà thực tiễn đặt ra, đảm bảo thực hiện có hiệu quả pháp luật điềuchỉnh hoạt động kinh doanh xăng dầu giúp phần hoàn thiện pháp luật về ngành nghềkinh doanh có điều kiện Để đạt được mục tiêu trên, đề tài có nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận cơ bản về ngành nghề kinh doanh cóđiều kiện và đi sâu tìm hiểu về lĩnh vực xăng dầu thuộc danh mục hàng hóa kinhdoanh có điều kiện
- Nghiên cứu được thực trạng thực thi pháp luật của một hoặc nhiều lĩnh vực cụthể thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tiến hành phân tích, đánh giákhách quan, khoa học về thực hiện pháp luật đối với các chủ thể thuộc ngành nghềkinh doanh có điều kiện, từ đó tìm ra các khó khăn, vướng mắc cần khắc phục - Nêuđược những quan điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước về ngành nghề kinh doanh cóđiều kiện; đồng thời tìm hiểu về hệ thống pháp luật điều chỉnh lĩnh vực xăng dầu; qua
đó đề xuất những giải pháp cụ thể, có tính khả thi nhằm thực thi một cách có hiệu quảpháp luật điều chỉnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hộinhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam
- Đề xuất được những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về ngành nghề kinhdoanh có điều kiện và hoạt động kinh doanh xăng dầu
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp sử dụng cho toàn đề tài em sử dụng phương pháp luận của chủnghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác – Lênin kết hợp với tưtưởng Hồ Chí Minh
Phương pháp nghiên cứu cụ thể bao gồm:
Em áp dụng phương pháp nghiên cứu gồm có phương pháp thu thập dữ liệu sơcấp và phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, cụ thể:
+ Về phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, cá nhân tìm đọc những cuốn sách,các bài luận văn và tìm kiếm các nguồn dữ liệu từ internet
+ Về phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp em đã khảo sát trực tiếp tại các cửahàng của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Sơn La
Kết hợp giữa phân tích với tổng hợp, diễn dịch với quy nạp làm rõ nội dung cầnnghiên cứu trong vấn đề nghiên cứu về vị trí, vai trò của pháp luật ngành nghề kinhdoanh có điều kiện thông qua các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam được ghinhận tại chương 1 cũng như thực tiễn áp dụng tại Việt Nam và chương 2 của đề tài
So sánh, đối chiếu, thống kê, phân tích số liệu, kết quả tổng kết và các quan điểm
Trang 12khác nhau để rút ra kết luận, tìm hiểu nguyên nhân vấn đề và các giải pháp hữu hiệukhắc phục hạn chế Các phương pháp này được áp dụng trong chương 2 của khóa luậntốt nghiêp Thông qua đó, em muốn đưa ra một bức tranh toàn cảnh về vị trí vai trò củapháp luật trong hoạt động kinh doanh có điều kiện nói chung và các điều kiện kinhdoanh xăng dầu tại Công ty Cổ phần xuất, nhập khẩu tổng hợp Sơn La nói riêng ởnước ta hiện nay cũng như một số biện pháp nhằm hoàn thiện yêu cầu đề ra của côngtác này, đáp ứng với yêu cầu hội nhập và phát triển đất nước Phù hợp với chiến lượcxây dựng và phát triển nền kinh tế ở nước ta.
6 Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần Tóm lược, Lời cảm ơn, Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệutham khảo, khóa luận gồm ba chương với kết cấu như sau:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về ngành nghề kinh doanh có điều kiện vàngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực xăng dầu
Chương 2: Thực trạng pháp luật điều chỉnh ngành nghề kinh doanh có điều kiệntrong lĩnh vực xăng dầu
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện về ngành nghề kinh doanh có điều kiệntrong lĩnh vực xăng dầu
Trang 13CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN VÀ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
CÓ ĐIỀU KIỆN TRONG LĨNH VỰC XĂNG DẦU
1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực xăng dầu
1.1.1 Ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Về mặt lý luận, khái niệm về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, đượcquy định chi tiết tại khoản 1 Điều 7 Luật đầu tư 2014, là ngành, nghề mà việc thựchiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vìnhững lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội haysức khỏe của cộng đồng
Từ khái niệm đó, trên thực tế, chúng ta có thể hiểu điều kiện để đầu tư kinhdoanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là những yêu cầu mà doanh nghiệp
phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh một ngành nghề cụ thể Điều kiện kinh
doanh được thể hiện dưới các hình thức như sau:
Một là, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Thuộc quy định tại khoản 2 Điều
18 Luật doanh nghiệp 2014
Hai là, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh: Những điều kiện này có thể làyêu cầu về phòng chống cháy nổ, yêu cầu về cơ sở, vật chất tối thiểu, yêu cầu về vệsinh an toàn thực phẩm, quy định về an ninh trật tự…
Ba là, chứng chỉ hành nghề: Chứng chỉ hành nghề là văn bản mà cơ quan nhànước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc hiệp hội nghề nghiệp được Nhà nước ủyquyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về mộtngành, nghề nhất định
Bốn là, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp: Chứng nhận bảo hiểmtrách nhiệm nghề nghiệp là giấy chứng nhận sự tồn tại hợp pháp của hợp đồng bảohiểm này Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thường được áp dụngđối với một số ngành nghề chuyên môn đòi hỏi trách nhiệm cao của người hành nghềnhư: kiến trúc sư và kĩ sư tư vấn trong ngành xây dựng, công chứng viên trong nghềcông chứng, luật sư trong nghề luật…
Năm là, vốn pháp định: Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quyđịnh của pháp luật để thành lập doanh nghiệp Theo pháp luật hiện hành, không phảibất cứ loại ngành nghề nào cũng phải yêu cầu vốn pháp định Vốn pháp định được quyđịnh cụ thể trong các văn bản pháp luật chuyên ngành Chẳng hạn như trong luật
Trang 14chứng khoán, luật ngân hàng….
Sáu là, chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: các yêu cầu khác
mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới được quyền kinh doanh ngành, nghề
đó mà không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kỳ hình thức nào của cơ quan nhànước có thẩm quyền
Ngày 22/11/2016 Quốc hội đã thông qua Luật số 03/2016/QH14 Sửa đổi, bổsung Điều 6 và Phụ Lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiệncủa Luật Đầu tư, có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 (trừ 2 ngành kinh doanh thiết bị, phầnmềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị; sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xeôtô).Theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư, danh mục
này bao gồm 243 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thuộc 15 lĩnh vực quản
lý của nhà nước Khi cá nhân, tổ chức muốn đầu tư kinh doanh một ngành, nghề nào
đó, trước hết cá nhân, tổ chức đó phải xác định ba vấn đề sau đây: ngành, nghề mìnhđịnh kinh doanh có thuộc trường hợp bị cấm kinh doanh hay không; mình có đủ tưcách pháp lý để đầu tư kinh doanh hay không; ngành, nghề mình định đầu tư kinhdoanh có phải là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hay không và nếu thuộcngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì điều kiện cần phải đáp ứng là gì Việc pháp luật quy định định rõ ngành, nghề kinh doanh có điều kiện một mặtgiúp nhà đầu tư thực hiện tối đa quyền tự do kinh doanh của mình theo nguyên tắc
“được làm những gì mà pháp luật không cấm” mặt khác còn giúp Nhà nước có thểkiểm soát, can thiệp, điều tiết các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh trong những lĩnhvực này để bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội gắn với giữ vững an ninh, trật
tự xã hội
1.1.2 Về ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực xăng dầu
Đối với các hoạt động kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực xăng dầu hiện nay
đã và đang trở nên cần thiết bởi lẽ xuất phát từ hoạt động của nền kinh tế yêu cầu quátrình kinh doanh cung cấp về nhiên liệu, cung cấp năng lượng đáp ứng với quá trìnhxây dựng và phát triển kinh tế Tuy nhiên, hiện nay chưa có một văn bản pháp lý nàođịnh nghĩa về khái niệm thế nào là ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vựcxăng dầu mà vấn đề này trên thực tế tùy thuộc vào các quy định được pháp luật vềngành nghề kinh doanh xăng dầu và ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định cụthể và được quy định rõ trong Luật đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thểnhư sau:
Xăng dầu là tên chung để chỉ các sản phẩm của quá trình lọc dầu thô, dùng làmnhiên liệu, bao gồm: Xăng động cơ, dầu điêzen, dầu hỏa, dầu madút, nhiên liệu bay;nhiên liệu sinh học và các sản phẩm khác dùng làm nhiên liệu động cơ, không bao
Trang 15gồm các loại khí hóa lỏng và khí nén thiên nhiên1….
Kinh doanh là thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong đời sống kinh tế củanước ta cũng như các nước trên thế giới, trên thực tế khái niệm kinh doanh có nhiềucách hiểu Theo cách hiểu thông thường, kinh doanh được hiểu là các hoạt động nhằmtìm kiếm lợi nhuận thông qua việc mua, bán hàng hóa Theo quy định của Luật doanh
nghiệp 2014 quy định: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” Theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP
ngày 03/09/2014 của chính phủ về Kinh doanh xăng dầu, kinh doanh xăng dầu baogồm các hoạt động sau: Kinh doanh xăng dầu bao gồm các hoạt động: Xuất khẩu(xăng dầu, nguyên liệu sản xuất trong nước và xăng dầu, nguyên liệu có nguồn gốcnhập khẩu), nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu,nguyên liệu; sản xuất và pha chế xăng dầu; phân phối xăng dầu tại thị trường trongnước; dịch vụ cho thuê kho, cảng, tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển xăng dầu
Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm ngành nghề kinh doanh có điều kiện, xăng dầu
và kinh doanh xăng dầu, em mạnh dạn đưa ra khái niệm về ngành nghề kinh doanh cóđiều kiện trong lĩnh vực xăng dầu là những yêu cầu mà doanh nghiệp kinh doanh xăngđầu phải có hoặc phải thực hiện khi tiến hành hoạt động kinh doanh xăng dầu trên thực
tế Việc ban hành các quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện nói chung và
các quy định kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu nói riêng là vô cùng quan trọng bởixuất phát từ đặc điểm của sản phẩm xăng dầu là dễ cháy nổ, ảnh hưởng trực tiếp đếntính mạng con người và tài sản, việc bảo quản, dự trữ, vận chuyển… phải đáp ứng yêucầu về kỹ thuật và công nghệ và những điều kiện khác về môi trường… nên các nướcđều qui định xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện Các ngành, nghề đầu tưkinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực xăng dầu được quy định rõ tại Luật Đầu tư năm
2014 và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/09/2014 của chính phủ về kinh doanhxăng dầu Việc thống nhất và đưa ra khái niệm quy định cụ thể và chi tiết các đốitượng về hoạt động của ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực xăng dầunhư trên giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những ngôn ngữ pháp lý trong các văn bảnpháp luật, dễ dàng xác định và bớt nhầm lẫn, lúng túng trong việc áp dụng và thực thipháp luật trong lĩnh vực này
Trang 161.2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực xăng dầu
1.2.1 Cơ sở ban hành pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Dựa trên bối cảnh hệ thống pháp luật kinh doanh ở nước ta hiện nay, pháp luật vềngành nghề kinh doanh có điều kiện ra đời như một công cụ quản lý kinh tế đồng thời
là một hành lang pháp lý giúp các doanh nghiệp được tự do kinh doanh, tự do lựa chọnlĩnh vực ngành nghề mà pháp luật không cấm theo đúng những gì đã được quy định tạiĐiều 57 Hiến pháp quy định: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định củapháp luật” hay còn gọi là “tự do trong khuôn khổ” Những quy định này nhằm tạokhung pháp lý, giao nhiệm vụ cho Chính phủ phải thường xuyên giám sát và thay đổikịp thời theo yêu cầu quản lý nhà nước trong lộ trình hội nhập
Tại Việt Nam, điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh cóđiều kiện trước đó đã được quy định tại nhiều văn bản khác nhau Trong đó, trọng tâmnhất phải kể đến hai đạo luật cơ bản là Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư Với việcQuốc hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2014 (có hiệu lực kể từngày 01/7/2015) thì chế định này so với những quy định cũ trước đây đã có nhữngđiểm mang tính cách mạnh, đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới nhằm tháo gỡnhững hạn chế và bất cập của luật cũ, tiếp tục tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanhthuận lợi, phù hợp với thông lệ quốc tế Danh mục các ngành, nghề đầu tư kinh doanh
có điều kiện đã được quy định rõ tại phụ lục 4 của Luật đầu tư năm 2014, bao gồm tất
cả 267 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện Nhưng theo Luật sửa đổi và bổsung Điều 6 và phụ lục 4 về danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện của LuậtĐầu tư năm 2014 thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã rút gọn 267 ngành, nghềkinh doanh có điều kiện xuống còn 243 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiệncủa Luật đầu tư
Bên cạnh hệ thống đăng ký kinh doanh, nhà nước thiết lập cơ chế xin giấy phép
và chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền rất rõ ràng và cụ thể để kiểm soát chặt chẽhoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Có thể thấy rằng Luật đầu tư 2014 vàLuật sửa đổi và bổ sung Điều 6 và phụ lục 4 về danh mục ngành nghề kinh doanh cóđiều kiện của Luật Đầu tư năm 2014 cũng đã được ban hành dựa trên những bất cập,hạn chế của luật cũ, học tập và rút ra bài học kinh nghiệm từ hệ thống pháp luật củacác nước trên thế giới để xây dựng hệ thống pháp luật về ngành nghề kinh doanh cóđiều kiện phù hợp với thực tiễn và văn hóa kinh doanh tại Việt Nam
Trang 171.2.2 Nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Căn cứ Điều 8 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp
là phải đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinhdoanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu
tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh Điều này có nghĩa là mặc
dù doanh nghiệp đã được phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng kýdoanh nghiệp mà doanh nghiệp chưa đáp ứng được các điều kiện đầu tư kinh doanh thìdoanh nghiệp chưa được kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Ví dụ như trong quá trình thành lập doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân cầnchú ý các điều kiện để hành nghề, một số ngành nghề đăng ký kinh doanh pháp luậtyêu cầu người đứng đầu doanh nghiệp hoặc người phụ trách chuyên môn cần phải cóchứng chỉ hành nghề, một số ngành nghề kinh doanh pháp luật lại yêu cầu doanhnghiệp phải có vốn pháp định mới được thành lập và đi vào hoạt động sản xuất kinhdoanh Quá trình đó được thực hiện thông qua thủ tục xin cấp giấy phép kinhdoanh/giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoặc thủ tục cam kết thực hiện đầy đủcác điều kiện kinh doanh tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn thihành Luật đầu tư 2014, các điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo các hìnhthức sau:
1.2.2.1 Giấy phép kinh doanh
a Khái niệm
Căn cứ vào khoản 8, Điều 2, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, giấy phép làgiấy tờ do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức theo quyđịnh của pháp luật để cá nhân, tổ chức đó kinh doanh, hoạt động, hành nghề hoặc sửdụng công cụ, phương tiện Giấy phép không bao gồm giấy chứng nhận đăng ký kinh
Trang 18doanh, chứng chỉ gắn với nhân thân người được cấp không có mục đích cho phép hànhnghề.
Có thể hiểu, giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ do cơ quan Nhà nước có thẩmquyền cấp, cho phép chủ thể kinh doanh tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinhdoanh nhất định Đối với doanh nghiệp, việc xin giấy phép kinh doanh là bước đầutiên bắt buộc cần phải thực hiện đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằmhợp pháp hóa hoạt động kinh doanh là công khai minh bạch, kinh doanh những ngànhnghề đem lại lợi ích cho xã hội chứ không phải là các ngành nghề có hại
Theo TS Nguyễn Đình Cung và ThS Phan Đức Hiếu - Viện nghiên cứu quản lýkinh tế Trung ương, giấy phép là một trong số các công cụ quản lý nhà nước được sửdụng phổ biến ở tất cả các quốc gia trên thế giới và ở nước ta Các giấy phép hợp lýkhông chỉ góp phần bảo vệ được những lợi ích chung của xã hội, mà còn góp phần duytrì điều kiện ổn định thúc đẩy phát triển một số ngành kinh tế quan trọng, nhất là cácngành và lĩnh vực dịch vụ2
Nên phân biệt giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh.Việc nhầm lẫn giữa Giấy phép kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh có lẽ không phải là ít Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp
2014, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quanđăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanhnghiệp Còn giấy phép kinh doanh Là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinhdoanh ngành nghề có điều kiện, loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy đăng
ký doanh nghiệp Ngoài ra sự khác biệt còn thể hiện ở mặt pháp lý cụ thể như giấychứng nhận đăng ký doanh nghiệp là giấy chứng nhận của cơ quan hành chính côngNhà nước, đồng thời thể hiện nghĩa vụ của Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu tên doanhnghiệp Trong khi đó, đối với giấy phép kinh doanh là sự cho phép của cơ quan quản
lý Nhà nước và thể hiện quyền cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Đối với điều kiện cấp: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: theo quy địnhtại Điều 28 Luật doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng kýdoanh nghiệp khi có đủ các điều kiện quy định Còn giấy phép kinh doanh: Đối vớingành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điềukiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theoquy định (chẳng hạn kinh doanh bán lẻ thuôc lá, kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu,kinh doanh dịch vụ thẩm định giá…) Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanhnghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện
2 te/c/22293420.epi : Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ướng tiên phong trong đối mới và cải cách kinh tế,
Trang 19https://baomoi.com/vien-nghien-cuu-quan-ly-kinh-te-trung-uong-tien-phong-trong-doi-moi-va-cai-cach-kinh-bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hànhnghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặcyêu cầu khác.).
- Về trình tự thủ tục cấp cũng khác nhau
- Thời hạn tồn tại: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: do nhà đầu tư quyếtđịnh, thường không ghi vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Giấy phép kinhdoanh: do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép ghi vào giấy phép, thời hạnthường từ vài tháng đến vài năm Hầu hết mọi người đều cho rằng chúng cùng là mộtloại và nó được cấp khi chúng ta thành lập một doanh nghiệp kinh doanh mới Nhưngthực chất lại không phải vậy Nếu giấy phép kinh doanh được cấp cho doanh nghiệp cókinh doanh ngành, nghề có điều kiện thì giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chỉ làvăn bản mà cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp, với nội dung nhữngthông tin về đăng ký doanh nghiệp Thông thường, giấy phép kinh doanh sẽ được cấpsau giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.Về mặt pháp lý, Sở Kế hoạch và đầu tư chỉcấp giấy phép kinh doanh cho các đối tượng khi đáp ứng được đầy đủ điều kiện đểhoạt động kinh doanh
b Đặc điểm
Giấy phép kinh doanh có những đặc điểm cơ bản sau:
- Phạm vi áp dụng: Giấy phép kinh doanh không được áp dụng phổ biến đối vớitất cả ngành nghề kinh doanh trong nền kinh tế thị trường Cụ thể theo Luật Doanhnghiệp 2014, các ngành nghề sau không không phải đăng ký kinh doanh hay nói cáchkhác không phải đăng ký giấy phép kinh doanh như:
+ Buôn bán rong (buôn bán dạo): là hoạt động mua, bán không có địa điểm cốđịnh, bao gồm nhận sách, báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phépkinh doanh các sản phẩm này để bán rong
+ Buôn bán vặt: hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địađiểm cố định;
+ Bán quà vặt: hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặckhông có địa điểm cố định;
+ Buôn chuyến: hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để báncho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
+ Các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa
xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;+ Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng kýkinh doanh khác
- Đối tượng áp dụng: Giấy phép kinh doanh được cấp cho các chủ thể kinh
Trang 20doanh, bao gồm cả các cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ kinh doanh có thể có đăng
ký kinh doanh và tham gia kinh doanh những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.Trường hợp chủ thể kinh doanh là doanh nghiệp (công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty
cổ phần, công ty hợp doanh…), đối tượng được cấp giấy phép kinh doanh là doanhnghiệp chứ không phải là cá nhân, tổ chức đã đầu tư để thành lập doanh nghiệp đó
- Về mặt pháp lý như đã đề cập phía trên, giấy phép kinh doanh thể hiện sự xácnhận của Nhà nước về việc đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh mà pháp luật quy định.Ngoài ra còn thể hiện quyền kinh doanh của công dân, theo cơ chế đề nghị cấp – cấp
- Thời điểm cấp: Giấy phép kinh doanh được cấp khi chủ thể kinh doanh tiếnhành thành lập doanh nghiệp
- Thẩm quyền cấp: Mục đích của các quy định về giấy phép kinh doanh là nhằmbảo đảm quản lý Nhà nước phù hợp với từng ngành lĩnh vực Chính vì vậy giấy phépkinh doanh không do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp mà do các cơ quan quản lý Nhànước trong từng ngành, lĩnh vực cấp
c Về thủ tục:
Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh gồm 3 bước cơ bản:
Theo quy định tại Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2014 và Điều 27 Nghị định78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanhđược tiến hành qua 03 bước:
Bước 1: Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp
hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải đầy đủ các thông tin yêu cầu mới được tiếp nhận đểnhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp Cụ thể là:
- Có đầy đủ các giấy tờ theo quy định, tùy từng trường hợp mà pháp luật quyđịnh các loại giấy tờ khác nhau
- Tên doanh nghiệp đã được điền vào Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Giấy
đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dungđăng ký doanh nghiệp
- Có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;
- Đã nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định
Bước 2: Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinhdoanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ
Bước 3: Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinhdoanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tratính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sau khiđược số hóa vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Trang 21Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng
ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Trường hợp hồ sơ chưahợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng
ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản chongười thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể
từ ngày tiếp nhận hồ sơ Phòng đăng ký kinh doanh ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổsung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi một bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp trongmột Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp Quá thời hạn 03ngày làm việc trên nhưng phòng đăng ký kinh doanh vẫn không hoàn thành tráchnhiệm được giao, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có quyền khiếu nạitheo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo
1.2.2.2 Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
a Khái niệm:
Hiện nay chưa có một khái niệm pháp lý về giấy chứng nhận đủ điều kiện kinhdoanh Tuy vậy, cùng với việc ban hành các văn bản của Luật số 03/2016/QH14 ngày22/11/2016 quy định sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về danh mục ngành nghềđầu tư, kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư và một số văn bản hướng dẫn thi hànhtrong một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh để đảm bảo an toàn trong khi hoạt động,pháp luật quy định chủ thể muốn kinh doanh ngành nghề đó phải đáp ứng một hoặcmột số điều kiện nhất định Khi chủ thể kinh doanh đã đáp ứng được những điều kiện
đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp cho họ giấy chứng nhận đủ điều kiệnkinh doanh Sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chủ thể kinhdoanh mới được phép kinh doanh trong ngành nghề, lĩnh vực đó Những yêu cầu đểđược cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong từng ngành nghề, trong từnglĩnh vực là khác nhau, do những cơ quan khác nhau cấp, theo một trình tự, thủ tụckhác nhau, được quy định trong những văn bản pháp luật chuyên ngành khác nhau.Những điều kiện này có thể là yêu cầu về phòng chống cháy nổ, yêu cầu về cơ sở, vậtchất tối thiểu, yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm…
b Đặc điểm
- Phạm vi áp dụng: Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chỉ áp dụng đối vớimột số ngành nghề kinh doanh trong nền kinh tế thị trường Trước thực trạng phần lớncác điều kiện kinh doanh được quy định dưới hình thức giấy phép hoặc giấy chứngnhận đủ điều kiện kinh doanh Đây được coi là loại điều kiện kinh doanh dễ phát sinhtiêu cực trong quá trình xin cấp phép, cấp chứng nhận Trước thực tế này, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư đã kiến nghị bãi bỏ 51 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, trong đó có thể
kể đến như: Kinh doanh phân bón (phân bón vô cơ); kinh doanh rượu (Giấy phép kinh
Trang 22doanh rượu), bán lẻ sản phẩm thuốc lá; bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô; kinh doanh hoạtđộng thể thao của các doanh nghiệp thể thao,vv…
- Đối tượng áp dụng: Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh được cấp cho cácchủ thể kinh doanh, bao gồm cả các cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cóthể có đăng ký kinh doanh và tham gia kinh doanh những ngành nghề kinh doanh cóđiều kiện
- Ý nghĩa pháp lý của giấy phép kinh doanh thể hiện sự xác nhận của Nhà nước
về việc đáp ứng đủ điều kiện trong hoạt động kinh doanh
- Thời điểm cấp: Trước khi chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh
- Thẩm quyền cấp: mục đích của các quy định về giấy phép kinh doanh là nhằmbảo đảm quản lý Nhà nước phù hợp với từng ngành lĩnh vực Chính vì vậy Giấy chứngnhận đủ điều kiện kinh doanh không do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp mà do các cơquan quản lý Nhà nước trong từng ngành, lĩnh vực cấp
c Thủ tục:
Trong một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh để đảm bảo an toàn trong khi hoạtđộng, pháp luật quy định chủ thể muốn kinh doanh ngành nghề đó phải đáp ứng mộthoặc một số điều kiện nhất định (khoản 2, điều 9, nghị địmh 118/2015 quy định về cáchình thức áp dụng các điều kiện đầu tư kinh doanh ngành nghê kinh doanh có điềukiện) Khi chủ thể kinh doanh đã đáp ứng được những điều kiện đó thì cơ quan nhànước có thẩm quyền sẽ cấp cho họ giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh Sau khiđược cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chủ thể kinh doanh mới đượcphép kinh doanh trong ngành nghề, lĩnh vực đó
Những yêu cầu để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong từngngành nghề, trong từng lĩnh vực là khác nhau, do những cơ quan khác nhau cấp, theomột trình tự, thủ tục khác nhau, được quy định trong những văn bản pháp luật chuyênngành khác nhau, có thể là yêu cầu về phòng chống cháy nổ, yêu cầu về cơ sở, vật chấttối thiểu, yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm…Những điều kiện này nhìn chung làcần thiết để một doanh nghiệp bắt đầu hoạt động đầu tư kinh doanh của mình
1.2.2.3 Chứng chỉ hành nghề
a Khái niệm
Cũng căn cứ theo khoản 8, Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, chứngchỉ hành nghề được định nghĩa là giấy tờ do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyềncấp cho cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật để cá nhân, tổ chức đó kinhdoanh, hoạt động, hành nghề hoặc sử dụng công cụ, phương tiện Chứng chỉ hànhnghề không bao gồm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng chỉ gắn với nhânthân người được cấp không có mục đích cho phép hành nghề
Trang 23Như vậy, có thể hiểu là nếu một doanh nghiệp muốn hoạt động trong lĩnh vực kinhdoanh ngành nghề mà pháp luật yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề thì cá nhân làgiám đốc, người đứng đầu hoặc cán bộ chuyên môn của doanh nghiệp đó phải có chứngchỉ hành nghề Và tùy vào từng ngành nghề, lĩnh vực khác nhau được quy định trongpháp luật chuyên ngành mà yêu cầu số lượng cá nhân có giấy chứng nhận hành nghề và
vị trí của người có giấy chứng nhận hành nghề trong doanh nghiệp cũng khác nhau.Đối với những ngành nghề kinh doanh đặc thù, sự yêu cầu về trình độ chuyênmôn, đạo đức nghề nghiệp là hết sức cần thiết Các công ty, doanh nghiệp đăng kýkinh doanh ngành nghề yêu cấp chứng chỉ được yêu cầu cần tuyển nhân viên hoặcgiám đốc có đầy đủ chứng chỉ liên quan đến ngành nghề mà công ty dự định hoạt động
để đảm bảo việc giám sát, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp trong quá trình hoạt động tạicác doanh nghiệp này Tuy nhiên khi chứng chỉ hành nghề ở Việt Nam trở thành "siêubằng" đã ảnh hưởng không ít tới quá trình hoạt động của các doanh nghiệp Số lượngchứng chỉ yêu cầu cùng với việc được cấp chứng chỉ hành nghề thông qua "thi tuyển",các lớp bồi dưỡng ngắn hạn từ 1-3 tháng, bất kể người đó được đào tạo ở đâu, đượccấp bằng tại trường đào tạo nào đã làm đại đa số cho những người đang hành nghềkhông được cấp chứng chỉ, các vi phạm về đạo đức kinh doanh, sự lạc hậu về trình độchuyên môn của người đang hành nghề diễn ra khá phổ biến3 Hơn thế nữa sự quản lýkhắt khe của việc cấp chứng chỉ hành nghề dẫn đến nhiều doanh nghiệp kinh doanhcác ngành nghề yêu cầu chứng chỉ nhưng không đáp ứng đủ số lượng chứng chỉ phùhợp dẫn đến việc kinh doanh không phép diễn ra tràn lan mà không có các cơ quanchức năng quản lý, vô hình chung việc yêu cầu chứng chỉ trở thành hình thức, khi kếthợp vào thực tiễn sẽ dần tới tham nhũng, sách nhiễu
Việc yêu cầu doanh nghiệp khi kinh doanh ngành nghề yêu cầu chứng chỉ đã trởthành rào cản, gây nhiều khó khăn đối với doanh nghiệp trong quá trình hội nhập Khicác thông tư yêu cầu chứng chỉ ra đời, hàng loạt doanh nghiệp đã phải ngừng hoạtđộng vì không đáp ứng đủ yêu cầu, người đầu tư thành lập doanh nghiệp mất hoàntoàn quyền điều hành doanh nghiệp và doanh nghiệp nhanh chóng phá sản
b Đặc điểm
- Phạm vi áp dụng: chứng chỉ hành nghề không áp dụng phổ biến đối với tất cảcác ngành nghề kinh doanh trong nền kinh tế thị trường: ví dụ: Bác sỹ, luật sư,dược…và chỉ được áp dụng trong các văn bản chuyên ngành Luật doanh nghiệp 2014
đã bỏ quy định về chứng chỉ hành nghề và vốn pháp định
Trang 24https://dangkydoanhnghiepmoi.com/tu-van/chung-chi-hanh-nghe-la-gi-tai-sao-mot-so-nganh-nghe-lai-can Đối tượng áp dụng: chứng chỉ hành nghề chỉ được cấp cho các cá nhân có đủtrình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành nghề nhất định.
- Thẩm quyền cấp: chứng chỉ hành nghề là văn bản do cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền cấp ví dụ như các bộ, ngành hoặc hiệp hội nghề nghiệp được Nhà nước ủyquyền Ví dụ: trong cấp chứng chỉ hành nghề dược thì cơ quan có thẩm quyền cấp là
Sở Y tế và Bộ Y tế (nếu là cá nhân cấp chứng chỉ là người nước ngoài) quy định tạiĐiều 13 Luật Dược…
- Ý nghĩa pháp lý: chứng chỉ hành nghề là một loại giấy tờ cần phải có trong hồ
sơ đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề mà phápluật đòi hỏi có chứng chỉ hành nghề Vì vậy chứng chỉ hành nghề có tính chất là điềukiện thành lập doanh nghiệp (điều kiện đăng ký kinh doanh) hơn là một điều kiện đểhoạt động kinh doanh trên thực tế bởi vì ở thời điểm được cấp chứng chỉ hành nghề,chủ thể kinh doanh chưa ra đời và người được cấp văn bản này mới chỉ được Nhànước cho phép hành nghề mà chưa thể hoạt động kinh doanh trên cơ sở chứng chỉhành nghề đó
1.2.2.4 Yêu cầu về vốn pháp định
a Khái niệm
Trước đây theo điều 4 Luật doanh nghiệp 2005 cũ quy định: “Vốn pháp định là
số vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp” Tuynhiên theo pháp luật hiện hành, cụ thể là theo Luật doanh nghiệp 2014, đã bỏ việc xácđịnh vốn pháp định với mục đích hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh tất cả cácngành nghề mà pháp luật không cấm theo quy định tại Hiến pháp 2013 Song hiện nayđối với từng ngành nghề cụ thể vẫn quy định rõ về vốn pháp định để thành lập doanhnghiệp Tóm lại, vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập mộtdoanh nghiệp Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định, mà nó được xem là
có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp Vốn pháp định sẽ khác nhautùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh
b Đặc điểm:
- Về phạm vi áp dụng: vốn pháp định không áp dụng phổ biến đối với tất cả cácngành nghề kinh doanh trong danh mục ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân mà chỉquy định cho một số ngành nghề liên quan đến hoạt động tài chính như chứng khoán,bảo hiểm, kinh doanh vàng, kinh doanh tiền tệ, dịch vụ kinh doanh đòi nợ…
- Về đối tượng áp dụng: Vốn pháp định ở Việt Nam được xác định theo từngngành, nghề kinh doanh cụ thể, không áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệp; tức làvốn pháp định được cấp cho các chủ thể kinh doanh, bao gồm các cá nhân, pháp nhân,
tổ chức, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể… trường hợp chủ thể kinh doanh đó là doanh
Trang 25nghiệp đối tượng xác nhận vốn pháp định là doanh nghiệp chứ không phải là các cánhân, tổ chức đã đầu tư vốn để thành lập ra doanh nghiệp.
- Ý nghĩa pháp lý: xác nhận vốn pháp định, thể hiện sự xác nhận của Nhà nước
về đáp ứng đủ số vốn mà pháp luật quy định nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện tốhoạt động kinh doanh sau khi thành lập và tránh được, đề phòng những rủi ro
- Thời điểm cấp: Giấy xác nhận vốn pháp định được cấp trước khi doanh nghiệpcấp giấy phép thành lập và hoạt động giấy xác nhận vốn là điều kiện, là một nội dungcủa hồ sơ xin phép được thành lập và hoạt động của quá trình đăng ký kinh doanh củadoanh nghiệp
Việc quy định mức vốn vốn pháp định cụ thể ở Việt Nam chủ yếu được xác định
thông qua các văn bản dưới luật do cơ quan hành pháp ban hành, ví dụ: Nghị đinh 10/2011/NĐ-CP ngày 26/01/2011 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 về ban hành về Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng; NĐ 17/2012 NĐ-CP ngày 13/03/2012, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập Trong khi hầu
hết các nước trên thế giới đang có xu hướng giảm bớt vai trò và ảnh hưởng của vốnpháp định đối với doanh nghiệp thì ở Việt Nam vốn pháp định lại đang có chiều hướnggia tăng trở lại trong nhiều ngành nghề, và là một trong số những điều kiện để đầu tưkinh doanh một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện Ví dụ như ngân hàng, kinhdoanh chứng khoán, bảo hiểm, tổ chức tín dụng, kinh doanh bất động sản…
1.2.2.5 Các yêu cầu mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới được quyền kinh doanh ngành nghề đó mà không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kỳ hình thức nào của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
a Khái niệm
Đây là những điều kiện mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiệnhoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới các hìnhthức văn bản (Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luậtđầu tư 2014) Điều kiện kinh doanh có điều kiện không cần giấy phép thường do các
bộ ngành quy định cụ thể Trong giai đoạn hiện nay, việc ban hành điều kiện kinhdoanh không cần giấy phép đã thể hiện những bước chuyển đổi trong quản lý Nhànước đối với hoạt động kinh doanh Việc áp dụng điều kiện kinh doanh không cần giấyphép giúp giảm được nhiều chi phí quản lý Nhà nước, góp phần tạo ra môi trườngcạnh tranh lành mạnh
b Đặc điểm:
- Do cơ quan nhà nước ban hành và bắt buộc các chủ thể tiến hành trong quátrình đăng ký kinh doanh
Trang 26- Có sự kiểm tra, giám sát và được thực hiện trong công tác hậu kiểm
- Có ý nghĩa pháp lý quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật nói chung
1.2.3 Nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực xăng dầu
1.2.3.1 Khái quát về kinh doanh xăng dầu
Kể từ khi Việt Nam đặt viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng của thị trườngxăng dầu năm 1989, đến nay thị trường xăng dầu Việt Nam đã trải qua 5 quyết địnhchủ đạo: nghị định của Chính phủ để vận hành thị trường, từ Quyết định số 33/VGCP-TLSX ngày 25/04/1997, Quyết định 187/2003/QĐ-TTg năm 2003 của Chính Phủ,Nghị định 55/2007/NĐ-CP năm 2007, Nghị định 84/2009/NĐ-CP năm 2009,…vàNghị định 83/2014/NĐ-CP năm 2014 Tổng quan sự phát triển của ngành xăng dầu và
hệ thống pháp luật điều chỉnh tới ngành nghề này có thể chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn trước năm 2000: Giai đoạn này kéo dài trên 10 năm, với sự gia tăng củacác đầu mối nhập khẩu từ một đầu mối duy nhất, tăng dần lên 5 và đến năm 1999, đã có
10 đầu mối tham gia nhập khẩu xăng dầu cho nhu cầu nội địa Từ năm 1997, để thốngnhất quản lý giá bán, Nhà nước ban hành quy định giá tối đa thông qua quyết định số33/VGCP-TLSX ngày 25/04/1997 quy định về giá bán tối đa xăng dầu; doanh nghiệp tựquyết định giá bán buôn và bán lẻ trong phạm vi giá tối đa Nhà nước xác định mức độchịu đựng của nền kinh tế để xác định giá tối đa; việc điều chỉnh giá tối đa ở giai đoạn nàychỉ diễn ra khi tất cả các công cụ điều tiết đã sử dụng hết Đặc điểm lớn nhất của giai đoạnnày là: nhờ quy định của Nhà nước về giá chuẩn, doanh nghiệp đầu mối được điều chỉnhgiá bán xăng dầu nhập khẩu thuộc nguồn ngoại tệ tự huy động từ các doanh nghiệp xuấtkhẩu, đảm bảo quyền lợi cho họ thông qua tỷ giá phù hợp
- Giai đoạn từ năm 2000 đến trước thời điểm Nhà nước công bố chấm dứt bù giá,vận hành giá xăng dầu theo thị trường (tháng 9/2008): Trong khi đó, từ đầu những năm
2000, biến động giá xăng dầu thế giới đã có những thay đổi căn bản; mặt bằng giá mớihình thành và liên tiếp bị phá vỡ để xác lập mặt bằng mới trong các năm tiếp theo Dotiếp tục chính sách bù giá cho người tiêu dùng thông qua doanh nghiệp nhập khẩu khi
cố gắng giữ mức giá nội địa ở mức thấp nên số tiền ngân sách bù giá ngày càng giatăng Cũng trong giai đoạn này, sau khi nổ ra cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ 2;giá xăng dầu đã dịu lại song cũng đã hình thành một mặt bằng mới; trước nguy cơkhông thể cân đối ngân sách cho bù giá xăng dầu, Thủ tướng Chính phủ đã ban hànhQuyết định số 187/2003/QĐ-TTg ngày 15/9/2003 về ban hành quy chế quản lý kinhdoanh xăng dầu Ở thời điểm đó, sự đổi mới cơ chế quản lý, chủ yếu là quản lý giátheo Quyết định 187/2003/QĐ-TTg vẫn được coi là mạnh mẽ nhất với các tư tưởng cơbản Trong giai đoạn này, mặc dù chưa vận hành điều khoản về giá xong sự ra đời của
Trang 27Quyết định 187/2003/QĐ-TTg năm 2003 và Nghị định 55/2007/NĐ-CP năm 2007 đãtạo ra một hệ thống phân phối rộng khắp với gần 10.000 cửa hàng xăng dầu trên cảnước, góp phần ổn định, lành mạnh hóa thị trường Đánh giá chung cho giai đoạn này,
có thể thấy quyết tâm rất cao để đổi mới cơ chế quản lý kinh doanh xăng dầu thể hiệnqua 2 văn bản pháp quy là Quyết định 187 và Nghị định 55/2007/NĐ-CP quy định vềkinh doanh xăng dầu, tuy nhiên, văn bản đã không đi vào thực tế kinh doanh (trừ hệthống phân phối được thiết lập nhưng việc kiểm soát tính tuân thủ hầu như chưa thựchiện được)
- Giai đoạn từ 2009 đến nay: Năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định84/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 về kinh doanh xăng dầu đã đạt đượcnhiều kết quả tích cực, tạo một bước tiến bộ đáng ghi nhận trong việc tạo nền móngcăn bản để dẫn dắt việc kinh doanh xăng dầu và cụ thể hóa một phần quan điểm điềuhành xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Tuy nhiên trongquá trình thi hành Nghị định này cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như: Về nguyêntắc điều hành giá xăng dầu, điều kiện kinh doanh và hệ thống phân phối xăng dầu, vềkhuyến khích sử dụng xăng sinh học… Cùng với đó, một số quy định rất khó thựchiện thậm chí không thể thực hiện được Cụ thể, việc quy định tổng đại lý phải sở hữuhoặc đồng sở hữu hay thuê sử dụng kho chứa 5.000m³ từ 5 năm trở lên Để có đượcmột kho chứa xăng như vậy, tổng đại lý cần phải có một diện tích trên 1ha, kinh phíđầu tư không dưới 30 tỷ đồng và thời gian thực hiện không chỉ 3 năm Căn cứ theoLuật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Thương mại ngày
14 tháng 6 năm 2005; theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chính phủ đã banhành Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu
1.2.3.2 Điều kiện và căn cứ pháp lý
- Căn cứ Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 03/9/2014 về kinh
doanh xăng dầu
- Căn cứ Nghị định số 08/2018/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 15/01/2018 về sửađổi một số nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lýnhà nước của Bộ Công thương
Kinh doanh xăng dầu là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện Theo đó, muốn
mở cửa hàng kinh doanh xăng dầu thì trước tiên cần xin giấy chứng nhận cửa hàng đủđiều kiện kinh doanh xăng dầu Mới đây, Bộ công thương đã ban hành Thông tư số28/2017/TT-BCT trong đó có phần sửa đổi, bổ sung thông tư trong kinh doanh xăngdầu Theo đó, Thông tư số 38/2014/TT-BCT quy định chi tiết một số điều của Nghịđịnh 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu được sửa đổi, bổ sung về việc cấp cácloại Giấy phép, giấy xác nhận, chứng nhận Theo đó thì theo quy định của nghị định83/2014/NĐ-CP thì có một số giấy phép sau:
Trang 28+ Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu: được cấp cho doanhnghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,
có cầu cảng, kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu, có phương tiện vận tải xăng dầu nộiđịa, có hệ thỗng phân phối xăng dầu, phù hợp với quy hoạch thương nhân kinh doanhxuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu theo quy định của pháp luật
+ Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu: được cấpcho doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu trong Giấy chứng nhận đăng kýdoanh nghiệp; có kho, về dung tích; có phương tiện vận tải xăng dầu; có phòng thửnghiệm; có hệ thống phân phối xăng dầu và cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinhdoanh cần đáp ứng điều kiện luật định
+ Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu: là doanhnghiệp có ngành nghề đăng ký là kinh doanh xăng dầu; có kho, bể xăng dầu; cóphương tiện vận tải, có hệ thống phân phối xăng dầu; điều kiện về cán bộ quản lý,nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, có chứng chỉ theo quy định
+ Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu: được cấp cho doanhnghiệp đáp ứng đủ điểu kiện về của hàng bán lẻ, cán bộ quản lý, nhân viên
+ Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu: được cấp cho củahàng xăng dầu có địa điểm phù hợp với quy hoạch, thuộc sở hữu hoặc đồng ở hữu củađại lý hoặc tổng đại lý hoặc thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu hoặc thươngnhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăngdầu hoặc thương nhân sản xuất xăng dầu có hệ thống phân phối; đáp ứng điều kiện vềthiết kế, xây dựng, trang thiết bị, cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh
Theo quy định tại Khoản 10, Điều 3 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, có 7 loại hìnhthương nhân kinh doanh xăng dầu gồm:
+ Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu
+ Thương nhân sản xuất xăng dầu
+ Thương nhân phân phối xăng dầu
+ Thương nhân làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu
+ Thương nhân làm đại lý bán lẻ xăng dầu
+ Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu
+ Thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu
Hiện nay các điều kiện kinh doanh xăng dầu đã tách bạch và được quy định rõquy định về điều kiện kinh doanh xăng dầu bao gồm các quy định như sau:
Điều 7 Điều kiện đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu
Trang 29Điều 12 Pha chế xăng dầu
Điều 13 Điều kiện đối với thương nhân phân phối xăng dầu
Điều 16 Điều kiện đối với tổng đại lý kinh doanh xăng dầu
Điều 19 Điều kiện đối với đại lý bán lẻ xăng dầu
Điều 22 Điều kiện đối với thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu
Điều 24 Điều kiện đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu
Điều 27 Điều kiện kinh doanh dịch vụ cho thuê cảng, kho tiếp nhận xăng dầu Điều 28 Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu
Điều kiện được Bộ Công thương cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩuxăng dầu (Điều 7 Nghị Định 83/2014), thương nhân có đủ các điều kiện để cấp Giấyphép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu là doanh nghiệp được thành lập theoquy định của pháp luật; Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tếcủa Việt Nam, bảo đảm tiếp nhận được tàu chở xăng dầu hoặc phương tiện vận tảixăng dầu khác có trọng tải tối thiểu 7.000 tấn, thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng
sở hữu hoặc thuê sử dụng từ 5 năm trở lên Các thương nhân, doanh nghiệp muốn kinhdoanh xăng dầu còn phải có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu dung tích tối thiểu15.000 m3 để trực tiếp nhận xăng dầu từ tàu chở xăng dầu và phương tiện vận tải xăngdầu chuyên dụng khác, thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sửdụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ 5 năm trở lên
Cũng theo Nghị định mới, doanh nghiệp phải có phương tiện vận tải xăng dầunội địa thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thươngnhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ 5 năm trở lên; Có hệ thống phân phối xăng dầu:Tối thiểu 10 cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu của doanhnghiệp, tối thiểu 40 tổng đại lý hoặc đại lý bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phốicủa thương nhân Riêng thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu nhiên liệu baykhông bắt buộc phải có hệ thống phân phối quy định nhưng phải có phương tiện tranạp nhiên liệu bay thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu của thương nhân
Thương nhân có đủ các điều kiện quy định dưới đây được sản xuất xăng dầu: Làdoanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu Có cơ sở sản xuất xăng dầu theođúng quy hoạch đã được phê duyệt và được cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhậnđầu tư Có phòng thử nghiệm thuộc sở hữu, đủ năng lực để kiểm tra, thử nghiệm cácchỉ tiêu chất lượng xăng dầu theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng
Chỉ thương nhân đầu mối được pha chế xăng dầu (thực hiện tại nơi sản xuất,
xưởng pha chế hoặc kho xăng dầu phục vụ cho nhu cầu xăng dầu nội địa của thươngnhân đầu mối) (Điều 12 Nghị định 83/2014) Chỉ có thương nhân đầu mối được xuất
Trang 30khẩu xăng dầu và nguyên liệu Chỉ có thương nhân có Giấy phép kinh doanh xuấtkhẩu, nhập khẩu xăng dầu được tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu và nguyênliệu Chỉ có thương nhân sản xuất được gia công xuất khẩu xăng dầu Thương nhânđầu mối có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của thương nhân hoặc trênphương tiện thông tin đại chúng về giá bán lẻ hiện hành; số trích lập, số sử dụng và số
dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu hàng tháng và trước mỗi lần điều chỉnh giá bán xăng dầutrong nước; điều chỉnh mức trích, mức sử dụng Quỹ bình ổn giá; công bố báo cáo tàichính trong năm tài chính khi đã được kiểm toán
Theo Điều 13 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, Thương nhân có đủ các điều kiệndưới đây được Bộ Công Thương cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhânphân phối xăng dầu:
1 Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứngnhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu
2 Có kho, bể dung tích tối thiểu hai nghìn mét khối (2.000 m3), thuộc sở hữudoanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch
vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên
3 Có phương tiện vận tải xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữuhoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên
4 Có phòng thử nghiệm thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc cóhợp đồng dịch vụ thuê cơ quan nhà nước có phòng thử nghiệm đủ năng lực kiểm tra,thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng xăng dầu phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêuchuẩn công bố áp dụng
5 Có hệ thống phân phối xăng dầu trên địa bàn từ hai (02) tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương trở lên, bao gồm tối thiểu năm (05) cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữudoanh nghiệp hoặc sở hữu và đồng sở hữu, tối thiểu mười (10) cửa hàng thuộc các đại
lý bán lẻ xăng dầu được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầutheo quy định tại Điều 25 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP
6 Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện
và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệmôi trường theo quy định của pháp luật hiện hành
Cùng với tiến trình hội nhập quốc tế thì việc bãi bỏ một số quy định về kinhdoanh xăng dầu nói chung để đang nỗ lực hướng tới tạo ra môi trường đầu tư kinhdoanh thông thoáng, theo thông lệ quốc tế ở nước ta hiện nay
Trang 311.2.3.3 Thẩm quyền, hồ sơ, trình tự thủ tục tục đăng ký kinh doanh xăng dầu (được quy định tại Điều 8, Điều 14, Điều 17, Điều 20, Điều 25 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 03/9/2014 về kinh doanh xăng dầu)
- Đối với trường hợp cấp mới:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu (theomẫu quy định);
+Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp chủ
sở hữu cửa hàng (trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanhxăng dầu);
+ Bảng kê trang thiết bị của cửa hàng kinh doanh xăng dầu;
+ Tài liệu chứng minh tính hợp pháp về xây dựng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu(Đối với cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu xây dựng trên đất liền: Văn bản pháp lý hoặcGiấy phép xây dựng cửa hàng bán lẻ xăng dầu do cơ quan có thẩm quyền cấp; Đối vớiđiểm kinh doanh xăng dầu là tàu, ghe: Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nộiđịa, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa,
sổ kiểm tra kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền cấp)
+ Bản sao hợp lệ Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ của cán bộ quản lý và nhân viêncửa hàng theo quy định
- Đối với trường hợp cấp bổ sung, sửa đổi:
Trường hợp có thay đổi các nội dung của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinhdoanh xăng dầu, thương nhân phải lập hồ sơ gửi về Sở Công Thương đề nghị bổ sung,sửa đổi Giấy chứng nhận Hồ sơ gồm:
+ Văn bản đề nghị bổ sung, sửa đổi;
Trang 32+ Bản gốc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu đã được cấp;
+ Các tài liệu chứng minh yêu cầu bổ sung, sửa đổi
- Đối với trường hợp cấp lại:
Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu bị mất, bị cháy,
bị tiêu huỷ dưới hình thức khác, thương nhân phải lập hồ sơ gửi về Sở Công Thương
đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận Hồ sơ gồm:
+ Văn bản đề nghị cấp lại;
+ Bản gốc hoặc bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu (nếu có) Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu hết hiệu lực thi hành,thương nhân phải lập hồ sơ như đối với trường hợp cấp mới theo quy định và gửi về SởCông Thương trước ba mươi (30) ngày, trước khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực
- Kinh doanh xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, do đó để thẩmđịnh cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp phải chuẩn bị các loại giấy tờ sau để kiểm tra:+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy;
+ Đăng ký cam kết bảo vệ môi trường theo quy định;
+ Giấy kiểm định cột bơm;
+ Bằng thuyền trưởng, Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm về cháy nổ (nếuđiểm kinh doanh xăng dầu là tàu, ghe)
+ Số lượng hồ sơ: 01 (Một) bộ
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Công Thương
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương
1.2.3.4 Chế tài xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu
a Hình thức phạt chính (phạt tiền):
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 67/2017/NĐ-CP quy định xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí, thay thế Nghịđịnh 97/2013/NĐ-CP ngày 27/8/2013
Nghị định số 67/2017/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng đối vớihành vi không niêm yết giá bán lẻ xăng dầu hoặc niêm yết giá bán lẻ xăng dầukhông đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng
Phạt tiền từ 2 - 6 triệu đồng đối với hành vi niêm yết giá bán lẻ xăng dầukhông đúng với giá do thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối quy định.Trước đây theo quy định tại Nghị định số 97/2013/NĐ-CP, phạt tiền từ 3 – 5triệu đồng đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiệnkinh doanh xăng dầu bị tẩy xóa, sửa chữa; tuy nhiên tại Nghị định số 67/2017/NĐ-
CP đã nâng mức phạt đối với hành vi này lên từ 40 – 60 triệu đồng Mức phạt từ
Trang 3340-60 triệu đồng cũng áp dụng đối với hành vi kinh doanh xăng dầu khi không cóGiấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu hoặc Giấy chứng nhận đãhết thời hạn hiệu lực hoặc Giấy chứng nhận đã bị tước, bị thu hồi; cho thuê, chomượn hoặc thuê, mượn Giấy chứng nhận.
Phạt tiền từ 40 - 60 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Tự
ý điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu không đúng thời điểm thương nhân đầu mối hoặcthương nhân phân phối xăng dầu quy định; bán cao hơn giá niêm yết do thươngnhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu quy định
Đối với hành vi kinh doanh xăng dầu khi không có Giấy xác nhận đủ điềukiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu trong trường hợp có từ 2 cửa hàng bán lẻ xăng dầutrở lên hoặc Giấy xác nhận đã hết thời hạn hiệu lực hoặc Giấy xác nhận đã bị tước,
bị thu hồi thì bị phạt từ 60 - 80 triệu đồng
Theo đó, phạt tiền từ 60 - 100 triệu đồng đối với hành vi thực hiện cách phatrộn hoặc đưa các chất khác vào xăng dầu để trục lợi
Mức phạt 80 - 120 triệu đồng áp dụng đối với hành vi kinh doanh xăng dầukhi không có Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu hoặcGiấy xác nhận đã hết thời hạn hiệu lực hoặc Giấy xác nhận đã bị tước, bị thu hồi;cho thuê, cho mượn hoặc thuê, mượn Giấy xác nhận hoặc sử dụng Giấy xác nhận bịtẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo
b Hình phạt bổ sung
Theo quy định của Nghị định số 67/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí thì đối với hình phạt
bổ sung trong kinh doanh xăng dầu thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức,
cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau:
- Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu;Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu; Giấy xác nhận đủđiều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu; Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lýbán lẻ xăng dầu; Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
- Trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối vớingười nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính
1.2.3.5 Quản lý về kinh doanh xăng dầu
Hiện nay cơ quan thống nhất quản lý về kinh doanh xăng dầu là Chính phủ vàtrực tiếp quản lý là Bộ Công thương Theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bảnhướng dẫn thi hành và nhất là Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính Phủ ngày03/9/2014 về kinh doanh xăng dầu thì các cơ quan nhà nước cơ thẩm quyền trong việc
Trang 34quản lý kinh doanh xăng dầu bao gồm: Bộ Công thương, Bộ Tài Chính; Bộ Khoa họccông nghệ; Giao thông vận tải, Bộ tài Nguyên và môi trường; UBND các cấp có tráchnhiệm trong công tác quản lý, hướng dẫn việc thực hiện quản lý về xăng dầu ở nước tahiện nay ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
a Cơ quan cấp trung ương
- Bộ trưởng công thương có trách nhiệm ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về yêu cầu về kiểm tra giám sát về hoạt động kinh doanh xăng dầu trên cả nước, chủtrì phối hợp với Bộ Tài chính trong việc quản lý giá xăng dầu, điều kiện kinh doanhxăng dầu… Cơ quan quản lý chuyên ngành có trách nhiệm: Hướng dẫn, kiểm tra,giám sát thực hiện các quy định Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về kiểmsoát kinh doanh xăng dầu Thực hiện công tác kiểm soát hoạt động kinh doanh xăngdầu Kiểm tra, giám sát thương nhân tuân thủ các điều kiện theo quy định pháp luật.Chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính điều hành giá bán xăng dầu, điều hành trích lập và sửdụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu thông qua cơ chế hoạt động của Tổ liên ngành điềuhành giá xăng dầu Khi có ý kiến khác nhau, Bộ Công Thương quyết định và chịutrách nhiệm; trường hợp cần thiết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ Chủ trì, phối hợp BộTài chính kiểm tra, giám sát thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầuthực hiện các quy định của pháp luật Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và Ủyban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quy định để bảođảm việc cung ứng xăng dầu được ổn định, đáp ứng nhu cầu xăng dầu trên địa bàn
- Bộ Tài chính: Chủ trì kiểm tra, giám sát thương nhân đầu mối thực hiện các quyđịnh và các loại thuế, phí có liên quan Phối hợp Bộ Công Thương kiểm tra, giám sátthương nhân đầu mối thực hiện các quy Ban hành các văn bản hướng dẫn về: Chế độghi chép chứng từ trong các khâu kinh doanh của thương nhân phân phối xăng dầu,tổng đại lý, nhận quyền bán lẻ xăng dầu, đại lý và tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu;Phương pháp hạch toán và thu thuế trong kinh doanh xăng dầu, bảo đảm nguyên tắcphân phối xăng dầu quy định; Chủ trì, phối hợp Bộ Công Thương và các Bộ ngành cóliên quan hướng dẫn việc sử dụng các công cụ tài chính phù hợp để khuyến khích sửdụng nhiên liệu sinh học, bảo đảm nguyên tắc thị trường, có sự quản lý của Nhà nước
- Bộ Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành liên quan quản lý,kiểm tra, kiểm soát đo lường, chất lượng xăng dầu sản xuất, pha chế, nhập khẩu và lưuthông trên thị trường Chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành liên quan xây dựng, sửa đổi, bổsung hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đo lường, chấtlượng xăng dầu, quy định thực hiện thống nhất trong cả nước Hướng dẫn việc sử dụngphụ gia không thông dụng để pha chế xăng dầu; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
và hệ thống quản lý năng lực phòng thử nghiệm Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan