1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO cáo NIÊN LUẬN PHÁP LUẬT về CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước CHO sự NGHIỆP văn hóa THỰC TIỄN áp DỤNG tại TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

31 292 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 250 KB

Nội dung

của các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách, và đã có những bài viết về vấn đề nàyđược đăng trên các báo, tạp chí hay được bàn luận tại các hội nghị…Tuy nhiên có thểthấy, hầu hết c

Trang 1

Đề tài :

PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP VĂN HÓA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.

A Mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

Một trong các chức năng quan trọng của nhà nước là chức năng tổ chức kinh tế.Chức năng này trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay được thể hiện bằng vai trò củanhà nước trong quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế Ngân sách nhà nước với các vai tròcủa nó được coi là một công cụ quan trọng trong việc thực hiện chức năng nói trên củanhà nước Trong đó chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp văn hóa là một trong nhữngkhoản chi đặc biệt quan trọng Mục tiêu của các hoạt động văn hóa là nâng cao tri thức vàthẩm mỹ cho mọi tầng lớp dân cư nhằm xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bảnsắc dân tộc, có nội dung nhân đạo, dân chủ và tiến bộ, phát triển đạo đức xã hội và truyềnthống dân tộc Mục tiêu của các hoạt động này cho phép mỗi công dân phát triển toàndiện về chính trị, tư tưởng, đạo đức và nâng cao tri thức của mình Vì tính chất quantrọng của các hoạt động văn hóa nên việc thực hiện các mục tiêu của chúng gắn liền mộtkhoản cấp phát từ ngân sách nhà nước

Hiện nay, Thừa Thiên Huế với vai trò là một trong những trung tâm Văn hóa lớnnhất cả nước, việc đầu tư cho các hoạt động này là đặc biệt cần thiết, trong đó, nguồn chi

từ ngân sách nhà nước là quan trọng nhất Trên cơ sở các quy định pháp luật, hằng năm,Thừa Thiên Huế luôn chi một khoản ngân sách nhà nước không nhỏ và ngày càng tănglên cho sự nghiệp Văn hóa của tỉnh Với mức chi đó, sự nghiệp giữ gìn và phát huy cáctruyền thống văn hóa mang đặc trưng riêng của Thừa Thiên Huế cũng như của nước ta đã

và đang gặt hái được nhiều thành tựu to lớn Tuy nhiên, ngoài những thành tựu đã đạtđược, vì nhiều nguyên nhân về cả lý luận lẫn thực tiễn mà hoạt động chi NSNN cho sựnghiệp văn hóa ở Thừa Thiên Huế nói riêng và trong cả nước nói chung vẫn còn nhiềuhạn chế, bất cập dẫn đến kết quả của hoạt động này chưa thật sự như mong đợi Vì thếviệc nghiên cứu các quy định pháp luật về chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp Văn hóacũng như thực tiễn áp dụng các quy định này trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế là rất cần

thiết, từ đó em chọn đề tài “ Pháp luật về chi Ngân sách nhà nước cho sự nghiệp Văn hóa Thức tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế ” để nghiên cứu về vấn đề này góp

phần hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng trên thực tế

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Chi ngân sách, một công cụ của chính sách tài chính quốc gia có tác động rất lớn

Trang 2

của các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách, và đã có những bài viết về vấn đề nàyđược đăng trên các báo, tạp chí hay được bàn luận tại các hội nghị…Tuy nhiên có thểthấy, hầu hết chúng đều đề cập ở một khía cạnh nào đó, chưa bao quát được hết vấn đề,chủ yếu là nghiên cứu về nhũng quy định chung trong Luật Ngân sách nhà nước, trong đó

có rất ít những bài nghiên cứu mảng pháp luật về chi NSNN cho sự nghiệp Văn hóa, cũngnhư chưa có bài nghiên cứu tổng thể nào về thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật tạitỉnh Thừa Thiên Huế về chi NSNN cho sự nghiệp Văn hóa

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài

a Mục đích tổng quát

Đề tài “ Pháp luật về chi Ngân sách nhà nước cho sự nghiệp Văn hóa Thực tiễn ápdụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế” Sẽ nghiên cứu một cách toàn diện các quy định của phápluật về chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp Văn hóa, cũng như thực tiễn áp dụngnhững quy định đó tại tỉnh Thừa Thiên Huế, nhằm tìm ra những ưu khuyết điểm trongcác quy định của pháp luật, những thành tựu hay những tồn tại vấp phải trong quá trình

áp dụng các quy định pháp luật vào thức tiễn của Tỉnh Góp phần hoàn thiện các quy địnhpháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng tại Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nóichung

b Mục đích cụ thể

 Nghiên cứu tổng thể các quy định pháp luật về chi NSNN cho sự nghiệp Văn hóa

để thấy được ưu khuyết điểm trong những quy định của pháp luật;

 Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật tại Tỉnh Thừa Thiên Huế

để thấy được những thành tựu cũng như những tồn tại trong quá trình áp dụng;

 Đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật;

 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc chi NSNN cho hoạt động Vănhóa tại Thừa Thiên Huế nói riêng, nước ta nói chung

4 Đối tượng phạm vi và phương pháp nghiên cứu

a Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Quy định pháp luật về chi NSNN cho sự nghiệp Văn hóa:

- Luật ngân sách nhà nước năm 2002;

- Các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản dưới luật có liên quan

Trang 3

 Thực tiễn áp dụng pháp luật về chi NSNN cho sự nghiệp Văn hóa nghệ thuật tạiThừa Thiên Huế.

b Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp luận

Phương pháp luận của đề tài là quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồchí Minh, đường lối, chính sách của Đảng về Nhà nước và pháp luật, những thành tựucủa khoa học kỹ thuật như: khoa học pháp lý, triết học, logich học…

 Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp suy luận, phương pháp logich;

Chương I Cơ sở pháp lý về chi NSNN cho sự nghiệp Văn hóa

Chương II Thực tiễn chi NSNN cho sự nghiệp Văn hóa tại Tỉnh Thừa Thiên Huế

Trang 4

B NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO

SỰ NGHIỆP VĂN HÓA

1 Khái quát về chi Ngân sách Nhà nước

1.1 Khái niệm chi NSNN

Ngân sách nhà nước được coi là một hiện tượng kinh tế- xã hội gắn liền với nhànước và mang tính lịch sử Nói đến NSNN là nói đến hai loại hình hoạt động tài chính cơbản của nhà nước, đó là hoạt động thu NSNN và hoạt động chi NSNN Chi NSNN là một

bộ phận trong NSNN Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học thì chi NSNN là hoạtđộng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phân phối và sử dụng quỹ ngân sách Mụcđích của chi ngân sách nhà nước là thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước ChiNSNN là nội dung của chấp hành ngân sách nhà nước nên thuộc trách nhiệm và quyềnhạn của hệ thống cơ quan chấp hành và hành chính nhà nước các cấp Nếu hoạt động thuNSNN là hoạt động thu hút các nguồn vốn tiền tệ để hình thành quỹ ngân sách nhà nướcthì chi NSNN là quy trình phân phối và sử dụng nguồn vốn tiền tệ từ đã được tập trungvào nguồn tiền tệ đó

Luật NSNN năm 2002 cũng đã đưa ra khái niệm về chi NSNN nhưng chỉ ở dạngliệt kê tại khoản 2 Điều 2 Theo đó, Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi pháttriển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhànước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của phápluật Khái niệm trên chỉ đưa một cách khá đầy đủ những nội dung chi cơ bản, mang tínhthen chốt cho việc đảm bảo các hoạt động của các cơ quan nhà nước, thực hiện tốt chứcnăng, nhiệm cụ của nhà nước trong các lĩnh vực khác

Như vậy, ta có thể hiểu chi NSNN là hệ thống những quan hệ phân phối lại nhữngkhoản thu nhập phát sinh trong quá trình sử dụng có kế hoạch quỹ tiền tệ tập trung củaNhà nước nhằm thực hiện tăng trưởng kinh tế, từng bước mở mang các sự nghiệp vănhóa-xã hội, duy trì hoạt động quản lý của bộ máy nhà nước và bảo đảm an ninh quốcphòng Cụ thể hơn chi NSNN là phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước theo dựtoán ngân sách đã được các chủ thể quyền lực nhà nước quyết định nhằm duy trì hoạtđộng của bộ máy nhà nước và đảm bảo thực hiện các chức năng của Nhà nước

1.2 Đặc điểm của chi ngân sách nhà nước

Trang 5

 Chi NSNN là hoạt động phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước, hoạt độngnày chỉ hoạt động dựa trên cơ sở quy định pháp luật và dự toán ngân sách nhà nước đãđược cơ quan quyền lực nhà nước có thẩm quyền quyết định Nội dung chi NSNN phảinằm trong bản dự toán ngân sách hằng năm do Quốc hội thông qua Quốc hội là cơ quanduy nhất có quyền quyết định tổng chi NSNN bao gồm ngân sách trung ương và ngânsách địa phương, tổng số chi, mức chi…Chi NSNN là một nội dung quan trọng quyếtđịnh đến hiệu quả quản lý nhà nước của bộ máy nhà nước, vì vậy nó phải được thông quatrên nguyên tắc tập thể, tập trung trí tuệ tập thể và qua một quy trình luật định nghiêmngặt.

 Chi NSNN là hoạt động được tiến hành bởi những chủ thể quyền lực gồm hainhóm:

 Nhóm chủ thể đại diện cho Nhà nước thực hiện chức năng quản lý, cấpphát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước Đó là những cơ quan đại diện choNhà nước thực thi quyền hạn có liên quan tới việc xuất quỹ NSNN cho các mục tiêu

đã được phê duyệt Nhóm chủ thể này bao gồm Bộ Tài chính, Sở tài chính tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương, Phòng tài chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,

Sở kế hoạch và đầu tư, Kho bạc nhà nước

 Nhóm chủ thể sử dụng ngân sách nhà nước Đó là những chủ thể đượchưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước để trang trải những chi phí trong quá trình hoạtđộng của mình Nhóm chủ thể này rất đa dạng nhưng có thể chia thành ba loại chủyếu sau:

- Các quan cơ quan nhà nước, kể cả cơ quan hành chính thực hiện khoán biênchế và kinh phí quản lý hành chính

- Các đơn vị, kể cả đơn vị sự nghiệp có thu

- Các chủ dự án sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước

 Mục tiêu cơ bản của chi NSNN là đáp ứng nhu cầu tài chính cho sự hoạt động của

bộ máy nhà nước, đảm bảo cho nhà nước thực hiện được chức năng và nhiệm vụ củamình Chi ngân sách nhà nước luôn gắn liền với bộ máy nhà nước Nhà nước thông quahoạt động chi ngân sách để đảm bảo hoạt động của mình trong các lĩnh vực kinh tế, xãhội, an ninh, quốc phòng… Ngoài ra, thông qua việc thể chế hóa bằng pháp luật đối vớichi ngân sách, nhà nước còn hướng đến những mục tiêu khác, trong đó bao gồm mục tiêuquản lý hiệu quả việc sử dụng công quỹ và tăng cường kỉ luật ngân sách, đồng thời tạo cơ

sở pháp lý cho việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật nói chung và pháp luật về chingân sách nói riêng, góp phần hạn chế tình trạng tham nhũng, lãng phí tài sản nhà nước

Trang 6

1.3 Phân loại chi ngân sách nhà nước

Chi ngân sách nhà nước gồm nhiều loại, bao gồm: chi phát triển kinh tế-xã hội,đảm bảo quốc phòng, an ninh, đảm bảo các hoạt động của Nhà nước, chi trả nợ của nhànước, chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật Tuy nhiên nếu căn

cứ vào mục đích kinh tế xã hội của các khoản chi NSNN thì có thể chia các khoản chiNSNN thành các loại sau:

 Chi đầu tư phát triển: là khoản chi mà nhà nước sử dụng một bộ phận của NSNN

để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, phát triển sản xuất nhằm mục tiêu ổnđịnh và tăng trưởng kinh tế Theo khoản 1 Điều 3 nghị định 60/2003/NĐ-CP thì cáckhoản chi đầu tư phát triển bao gồm: Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh

tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn; Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổchức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào cácdoanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định củapháp luật; Chi bổ sung dự trữ nhà nước; Chi đầu tư phát triển thuộc các Chương trìnhmục tiêu quốc gia, dự án nhà nước; Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy địnhcủa pháp luật

 Chi thường xuyên: là khoản chi nhằm thực hiện nhiệm vụ thường xuyên của nhànước về quản lý các mặt của đời sống xã hội Đây là những khoản chi mang tính ổn định,định kì, lặp đi lặp lại và các khoản chi mang tính tiêu dùng, vì vậy nó không có tính tíchlũy Chi thường xuyên bao gồm: Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội,văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, các sựnghiệp xã hội khác; Các hoạt động sự nghiệp kinh tế; Quốc phòng, an ninh và trật tự antoàn xã hội; Hoạt động của các cơ quan nhà nước; Hoạt động của Đảng Cộng sản ViệtNam…Chi thường xuyên được bố trí kinh phí đều trong năm để chi

Ngoài ra, có thể thấy có các loại chi ngân sách nhà nước khác như chi trả nợ gốc

và lãi các khoản do Chính phủ vay, chi viện trợ của ngân sách trung ương cho chính phủ

và các tổ chức nước ngoài, chi bổ sung ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới…

2 Pháp luật về chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp văn hóa

2.1 Khái niệm chi NSNN cho sự nghiệp văn hóa

Kết luận Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) khẳngđịnh: Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩycông cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Đó là nền vănhoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc mang nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội, kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hoá

Trang 7

Vậy văn hóa là gì? Hiện vẫn đang còn có nhiều quan điểm về khái niệm văn hóa,

theo nghĩa rộng thì Văn hóa là hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do lao động của

người sáng tạo ra, được cộng đồng khẳng định tích lũy lại, tạo ra bản sắc riêng của từng tộc người, từng xã hội Trong Nghị quyết Trung ương 5 ( Khóa VIII), Đảng ta khẳng

định: Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng cácdân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước…, là kết quả giaolưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiệnmình Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làmrạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc

Bởi lẽ văn hóa là sản phẩm do lao động của con người tạo ra mà hoạt động laođộng của con người rất đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như xây dựng hệ thốngcác bảo tàng, nhà văn hóa, thư viện hay các tác phẩm văn hóa, văn học nghệ thuật, cácchương trình biểu diễn nghệ thuật…tạo nên những món ăn tinh thần không thể thiếu đốivới người dân cũng như góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước Với vai tròđặc biệt quan trọng như vậy, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật luôn được Đảng và Nhànước ta quan tâm và đầu tư thích đáng Hàng năm, nhà nước ta luôn chi một phần khôngnhỏ Ngân sách nhà nước để đầu tư cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa,nghệ thuật của đất nước

Như vậy, chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp văn hóa là khoản chi tài chính mànhà nước ta đầu tư cho các hoạt động xây dựng và phát triển hệ thống các nhà bảo tàng,thư viện, nhà văn hóa, các công trình văn hóa xã hội trọng điểm, các hoạt động sáng tácvăn hóa nghệ thuật, biểu diễn nghệ thuật… nhằm nâng cao đời sống tinh thần, vật chấtcho người dân cũng như đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước

2.2 Pháp luật về chi NSNN cho sự nghiệp văn hóa

2.2.1 Nội dung chi NSNN cho sự nghiệp văn hóa

Chi NSNN cho hoạt động sự nghiệp văn hóa là một trong các khoản chi thuộcnhiệm vụ chi thường xuyên của ngân sách nhà nước với mục tiêu nâng cao tri thức vàthẩm mỹ cho mọi tầng lớp dân cư nhằm xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc dântộc, có nội dung nhân đạo, dân chủ và tiến bộ, phát triển đạo đức xã hội và truyền thốngdân tộc Và để thực hiện có hiệu quả các hoạt động văn hóa nghệ thuật, Nhà nước ta cầnđầu tư một khoản ngân sách rất lớn cho hoạt động này với các nội dung được quy định cụthể như sau:

 Chi cho hệ thống bảo tồn, bảo tàng, thư viện, nhà văn hóa; Trùng tu di tích lịch sử

đã được xếp hạng Đây là những khoản chi rất quan trọng và chiếm tỉ lệ rất lớn trong lĩnh

Trang 8

vực này Có thể nói các hoạt động này mang tính nền tảng, tạo cơ sở cho sự phát triển của

sự nghiệp văn hóa

Các khoản chi này được sử dụng để chi cho các hoạt động như : xây dựng và pháttriển hệ thống các khu bảo tồn, bảo tàng văn hóa lịch sử, xây dựng và mua sắm các trangthiết bị, tăng lượng đầu sách cho các thư viện hoặc nhà văn hóa nhằm đưa tri thức đếngần với người dân hơn, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến bộ và đậm đà bảnsắc dân tộc

 Chi cho các hoạt động sáng tạo văn hóa nghệ thuật, cho các hoạt động biểu diễnnghệ thuật và các hoạt động văn hóa khác Nếu các hoạt động ở trên là mang tính nềntảng thì đây được xem là nội dung chính, quan trọng bậc nhất trong lĩnh vực văn hóanghệ thuật Cũng chính vì thế, việc chi NSNN cho các hoạt động này là đặc biệt quantrọng

Hằng năm, nhà nước ta tổ chức rất nhiều những sự kiện văn hóa, nghệ thuật đểchào mừng các ngày lễ lớn trong nước như lễ tết, ngày quốc khánh…các hoạt động nàycần rất nhiều chi phí và khoản chi từ Ngân sách nhà nước là không thể thiếu Có thể nói,các khoản chi từ NSNN cho các hoạt động nói trên là chủ yếu và mang tính chủ đạo, gópphần tạo nên sự thành công cho hoạt động văn hóa Chưa kể, nhà nước còn phải chi mộtkhoản chi lớn cho các hoạt động sáng tác văn hóa, nghệ thuật như trả nhuận bút cho các

ca khúc, những kịch bản được nhà nước sử dụng trong các hoạt động do nhà nước tổchức nhằm trả công và động viên tinh thần cho giới văn nghệ sĩ để càng ngày có thêmnhững tác phẩm có giá trị, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân

 Chi cho hệ thống phát thanh, truyền hình và các hoạt động thông tin khác Đâycũng là một trong những hoạt động mang tầm quốc gia và việc đầu tư một phần ngânsách cho nó là rất cần thiết Các hoạt động trong lĩnh vực văn hóa có đạt được hiệu quảhay không, có đến được với công chúng hay không chính là nhờ ở những hoạt động này

Chúng ta biết rằng ngày nay, khi mà xã hội càng hiện đại hơn thì nhu cầu vềtruyền thông, thông tin cũng không ngừng tăng lên Để đáp ứng nhu cầu đó, Nhà nước ta

sẽ phải tiêu tốn một khoản ngân sách không nhỏ để mua sắm cũng như hiện đại hóa cáctrang thiết bị truyền thông, truyền hình, mang đến cho người dân những món ăn tinh thần

bổ ích và thiết thực

 Chi cho các chương trình quốc gia về Văn hóa Chương trình mục tiêu quốc gia lànhững mục tiêu lớn, mang tầm quốc gia và mang tính cấp thiết phải đạt được trong mộtkhoảng thời gian nhất định Hiện nay, nước ta có đến 16 mục tiêu quốc gia phải thực hiệntrong giai đoạn 2011-2012 trong đó có mục tiêu quốc gia về văn hóa Việc thực hiện các

Trang 9

chương trình mục tiêu quốc gia được Quốc hội quyết định, kèm với đó là một khoản chilớn từ Ngân sách nhà nước được quyết định trong các Đạo luật NSNN năm.

2.2.2 Nguồn vốn

Chi NSNN cho sự nghiệp văn hóa là hoạt động chi thường xuyên của ngân sáchnhà nước Mỗi một năm ngân sách, Nhà nước lại trích một phần ngân sách rất lớn chohoạt động này trong khi không tính đến khả năng thu hồi lại vốn mà hướng đến sự pháttriển của toàn xã hội trong tương lai Do đó, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hộicủa đất nước, Nhà nước ta huy động nhiều nguồn vốn khác nhau tham gia đầu tư xâydựng và phát triển các sự nghiệp mang tính quốc gia này Mỗi nguồn vốn có nội dung,đối tượng sử dụng khác nhau phù hợp với quá trình phát triển trong từng giai đoạn lịch

sử Trên góc độ quản lý kinh tế, tài chính vốn đầu tư cho sự nghiệp văn hóa được phânloại theo đối tượng sử dụng vốn như sau:

 Vốn Ngân sách nhà nước bao gồm cả ngân sách Trung ương và ngân sách địaphương được hình thành từ tích luỹ của nền kinh tế quốc dân, vốn khấu hao cơ bản vàmột phần vốn ngân sách cho các sự nghiệp trong đó có văn hóa, y tế giáo dục, nghiên cứukhoa học, các công trình quản lý nhà nước, công trình an ninh quốc phòng, bảo vệ môitrường sinh thái mà không có khả năng thu hồi vốn, những dự án xây dựng cơ sở hạ tầngkinh tế, trồng rừng đầu nguồn, rừng quốc gia, rừng phòng hộ, khu bảo tồn thiên nhiên,các trạm, trại, động thực vật, nghiên cứu giống mới, cải tạo vốn…

 Vốn tín dụng đầu tư nhà nước được hình thành do chuyển từ ngân sách nhà nướcsang Cục văn hóa cơ sở để vay theo hình thức tín dụng ưu đãi, vốn do nhà nước vay việntrợ của nước ngoài qua hệ thống ngân sách nhà nước được chuyển sang cho tổng cục vănhóa du lịch, vốn thu nợ các dự án vay ưu đãi đối với các dự án đã đến hạn trả nợ Nguồnvốn này được dùng để vay ưu đãi đối với các dự án, các trương trình mục tiêu quốc gia

do nhà nước chỉ định

 Nguồn vốn tự cân đối dành cho đầu tư của các đơn vị sự nghiệp được hình thành

từ lợi nhuận khấu hao cơ bản, tiền thanh lý tài sản và các nguồn vốn theo quy định củanhà nước Nguồn vốn này được dùng để đầu tư xây dựng, cải tạo mở rộng, đổi mới kỹthuật và công nghệ của các đơn vị sự nghiệp

 Vốn huy động của nhân dân được đầu tư vào các công trình dự án trực tiếp đem lạilợi ích cho người góp vốn như các công trình văn hóa, bảo tàng, thư viện…

2.2.3 Việc lập dự toán cho chi NSNN cho sự nghiệp văn hóa

Với nguyên tắc tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát trướckhi cấp phát thanh toán Các khoản chi phải có trong Dự toán NSNN được giao, đúng chế

Trang 10

độ, tiêu chuẩn…thì việc lập dự toán ngân sách nhà nước là đặc biệt quan trọng, nhằmđảm bảo cho các khoản chi NSNN, trong đó có chi cho sự nghiệp văn hóa đạt được hiệuquả cao nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực vănhóa hoàn thành nhiệm vụ của mình Theo quy định tại Thông tư 59/2003/TT-BTC, việclập dự toán ngân sách nhà nước nói chung, dự toán ngân sách nhà nước cho lĩnh vực vănhóa nói riêng phải tuân theo những quy trình, thủ tục chặt chẽ của pháp luật.

Trước hết căn cứ vào chỉ thị của Thủ tướng Chính Phủ về việc xây dựng kế hoạchphát triển kinh tế-xã hội và dự toán nhà nước năm sau, Bộ Tài chính sẽ ban hành thông tưhướng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời hạn lập dự toán ngân sách nhà nước và thông báo

số kiểm tra về dự toán ngân sách nhà nước cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ cơ quan thuộcChính phủ, các cơ quan trung ương khác và UBND cấp Tỉnh, trong đó có Bộ Văn hóa,thể thao và du lịch Tiếp đó, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch căn cứ vào Chỉ thị của Thủtướng Chính phủ và thông tư hướng dẫn, số kiểm tra của Bộ Tài chính và căn cứ vào yêucầu, nhiệm vụ cụ thể của đơn vị mình, thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách chocác đơn vị trực thuộc Tuy nhiên, thời gian qui định lập dự toán, tổng hợp dự toán từngcấp đơn vị cơ sở, Bộ ngành, địa phương chưa phù hợp (chỉ khoảng 35-40 ngày) Các cơquan tham gia thẩm định không có điều kiện nghiên cứu tài liệu để tham gia ý kiến Điềunày làm hạn chế sự tham gia của các cơ quan hữu quan vào dự toán Ngân sách nhà nước,

kể cả việc thẩm định và có ý kiến vào dự toán ngân sách nhà nước của Kiểm toán nhànước

Về yêu cầu của việc lập dự toán ngân sách nhà nước đối với chi ngân sách nhà

nước cho sự nghiệp văn hóa phải tuân thủ một số yêu cầu quy định tại Điểm 2 phần IIIThông tư 59/2003/TT-BTC như sau:

 Việc lập dự toán phải tổng hợp theo từng lĩnh vực và phải thể hiện được cơ cấugiữa chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi trả nợ

 Dự toán Ngân sách của các đơn vị dự toán phải thep đúng yêu cầu, nội dung, biểumẫu và thời hạn quy định tại các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính

 Dự toán ngân sách phải kèm theo báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ dự toán

 Phải đảm bảo các nguyên tắc do pháp luật quy định về việc lập dự toán NSNN

Về căn cứ lập dự toán ngân sách, để lập dự toán ngân sách đối với chi NSNN cho

sự nghiệp văn hóa phải dựa trên những căn cứ quy định tại Điểm 3 phần III Thông tư59/2003/TT-BTC:

Trang 11

 Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh – quốc phòng, nhiệm vụ cụthể của năm kế hoạch và những chỉ tiêu phản ánh quy mô nhiệm vụ, điều kiện kinh tế - xãhội của từng vùng.

 Các luật, pháp lệnh, các chính sách, chế độ tiêu chuẩn, định mức do các cơ quannhà nước có thẩm quyền quy định

Dựa trên những quy định của pháp luật về lập dự toán NSNN, vào nhiệm vụ cụ thểcủa đơn vị mình, các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa các cấp sẽ phối hợp với cơquan tài chính và cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp lập dự toán chi ngân sách nhànước của cấp mình theo quy định tại khoản 5 Điều 10 của nghị định số 60/2003/NĐ-CPngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ

2.2.4 Phân bổ và giao dự toán chi ngân sách

Sau khi Đạo luật ngân sách nhà nước năm được Quốc hội quyết định và đượcChính phủ giao dự toán ngân sách, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch sẽ chịu trách nhiệmphân bổ và giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị sử dụng trực thuộc theo các nguyêntắc quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 44 của Nghị định 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ.Trong trường hợp chưa có điều kiện phân bổ và giao dự toán trực tiếp đến các đơn vị sửdụng ngân sách thì có thể phân bổ, giao dự toán cho đơn vị dự toán cấp II và ủy quyềncho đơn vị này phân bổ, giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc

Bên cạnh đó, chi NSNN cho sự nghiệp văn hóa thuộc vào chi thường xuyên củaNSNN do đó, theo quy định tại Điểm 1.1.2 phần IV Thông tư 59/2003/TT-BTC thì dựtoán chi NSNN giao cho đơn vị sử dụng ngân sách loại này sẽ được phân bổ theo từngloại của Mục lục Ngân sách nhà nước, theo các nhóm mục sau:

 Chi thanh toán cá nhân;

 Chi nghiệp vụ chuyên môn;

 Chi mua sắm, sửa chữa;

 Các khoản chi khác

Đối với các nhiệm vụ chi về chương trình mục tiêu quốc gia; chi mua sắm, sửachữa lớn… dự toán năm giao cho đơn vị sử dụng ngân sách còn được phân theo tiến độthực hiện từng quý

Khi phân bổ dự toán ngân sách được giao, Bộ văn hóa, thể thao và du lịch cũngnhư các cơ quan đơn vị quản lý nhà nước về văn hóa phải bảo đảm bố trí vốn, kinh phí

Trang 12

cho các dự án, nhiệm vụ đã được chi ứng trước dự án, đồng thời phải phân bổ hết dự toánngân sách được giao theo đúng phương án phân bổ ngân sách đã được phê duyệt.

2.2.5 Chi trả, thanh toán các khoản chi của NSNN cho sự nghiệp văn hóa

 Nguyên tắc chi trả

Theo quy định tại Điểm 5 phần IV Thông tư 59/2003/TT-BTC của Chính phủ, khichi trả, thanh toán các khoản chi NSNN nói chung, chi cho sự nghiệp văn hóa nói riêngcần phải căn cứ vào dự toán chi ngân sách nhà nước năm được giao và yêu cầu thực hiệnnhiệm vụ chi của đơn vị theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, cơ quann tài chính vàKho bạc nhà nước thực hiện chi trả, thanh toán các khoản chi theo nguyên tắc thanh toántrục tiếp từ Kho bạc nhà nước

 Phương thức và quy trình chi trả, thanh toán

Phương thức chi ngân sách nhà nước có thể hiểu là cách thức Nhà nước sử dụng

để chuyển giao nguồn ngân sách nhà nước cho các chủ thể thụ hưởng ngân sách nhànước Ở nước ta, quá trình cấp phát tài chính từ ngân sách nhà nước có thể thực hiện bằngnhiều phương thức khác nhau, phụ thuộc vào tính chất, mục đích chi tiền, trong đó phápluật hiện hành quy định hai phương thức đó là chi theo dự toán kinh phí (chi theo hạnmức) và chi theo lệnh chi tiền Như đã trình bày ở các phần trên, chi NSNN cho sựnghiệp văn hóa là khoản chi thường xuyên trong dự toán do đó các khoản chi này sẽ đượcchi theo phương thức chi trả, thanh toán theo dự toán từ Kho bạc Nhà nước

Phương thức chi theo dự toán kinh phí là phương thức áp dụng với các khoản chi

mà cơ quan tài chính không cấp phát trực tiếp Đối tượng cấp phát theo phương thức này

là các đối tượng sử dụng thường xuyên kinh phí từ NSNN để thực hiện các nhiệm vụđược giao, là đối tượng có quan hệ thường xuyên với ngân sách nhà nước Quy trình ápdụng phương thức này như sau:

Bước 1 Căn cứ vào phương án điều hành ngân sách quý do cơ quan tài chính

thông báo, nhu cầu thanh toán, chi trả hang quý của các đơn vị sử dụng Ngân sách, ở đây

là các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, nghệ thuật, Kho bạc Nhà nước chủ động lập

kế hoạch nguồn vốn; kế hoạch chi trả, thanh toán; kế hoạch tiền mặt, đảm bảo đáp ứngkịp thời, đầy đủ nhu cầu chi của đơn vị sử dụng ngân sách

Bước 2 Căn cứ vào nhu cầu chi quý đã gủi Kho bạc Nhà nước và theo yêu cầu

nhiệm vụ chi, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách lập giấy rút dự toán ngân sách, kèmtheo hồ sơ thanh toán gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch

Trang 13

Bước 3 Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch sẽ kiểm tra hồ sơ thanh toán, các điều

kiện chi và giấy rút dự toán ngân sách Nếu các điều kiện chi này thỏa mãn 3 điều kiệnchi thì Kho bạc Nhà nước tiến hành chi trả

Đối với các trường hợp chưa có đủ điều kiện thực hiện thanh toán trực tiếp quakho bạc nhà nước ở tất cả các khoản chi thì được phép cấp tạm ứng đối với một số khoảnchi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính Sau khi hoàn thành công việc và có đủchứng từ thanh toán thì chuyển từ tạm ứng sang thực chi (Điểm 6 phần IV Thông tư59/2003/TT-BTC)

Khi áp dụng phương thức chi này sẽ tạo điều kiện cho Kho bạc Nhà nước dễ dàng,chủ động trong quá trình chi cũng như kiểm soát chi Tuy nhiên, cũng có thể dẫn đến tìnhtrạng các đơn vị sử dụng ngân sách không chủ động được trong qua trình sử dụng kinhphí, từ đó làm cho hiệu quả sử dụng ngân sách cũng như quá trình thực hiện nhiệm vụcủa các đơn vị quản lý nhà nước về văn hóa không cao

 Mở tài khoản để nhận kinh phí ngân sách nhà nước cấp

Theo quy đinh tại Điểm 14 phần IV Thông tư 59/2003/TT-BTC thì các đơn vị dựtoán ngân sách về lĩnh vực văn hóa phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo hướngdẫn của Bộ Tài chính để được nhận kinh phí cấp phát và chịu sự kiểm tra của cơ quan tàichính và Kho bạc Nhà nước trong quá trình thanh toán, sử dụng kinh phí

Bên cạnh đó, pháp luật nghiêm cấm các đơn vị sử dụng ngân sách rút dự toánchuyển vào tài khoản tiền gửi, trừ một số trường hợp pháp luật cho phép Trường hợp mởtài khoản tại Ngân hàng thương mại nhà nước để tập trung một số khoản thu thì phảiquản lý theo đúng quy định của pháp luật

2.2.6 Kế toán, kiểm toán và quyết toán các khoản chi NSNN cho sự nghiệp văn hóa

Chi NSNN cho sự nghiệp văn hóa là khoản chi thường xuyên của NSNN, chính vìvậy công tác kế toán, kiểm toán và quyết toán là những bộ phận không thể thiếu của quátrình chi NSNN nhằm đem lại hiệu quả cao nhất, đạt được mục tiêu của Nhà nước khiquyết định chi ngân sách cho sự nghiệp này cũng như giúp các cơ quan quản lý nhà nước

về văn hóa có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong quá trình hoạt động của mình

Khi thực hiện công tác kế toán, quyết toán ngân sách, các đơn vị dự toán phải thựchiện theo quy định của pháp luật về kế toán Tại Điểm 1 phần V của thông tư59/2003/TT-BTC quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị như sau:

 Bộ văn hóa, thể thao và du lịch với vai trò là đơn vị dự toán cấp I là đơn vị trựctiếp nhận dự toán ngân sách hằng năm do Thủ tướng Chính phủ giao có trách nhiệm thực

Trang 14

nhiệm trước nhà nước về việc tổ chức, thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngânsách của đơn vị mình và công tác kế toán, quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dướitrực thuộc thep quy định.

 Sở văn hóa, thể thao và du lịch là đơn vị cấp dưới trực thuộc của Bộ văn hóa thểthao và du lịch sẽ là đơn vị dự toán cấp II, được Bộ giao dự toán và phân bổ dự toán đượcgiao cho các đơn vị dự toán cấp III ( trường hợp được ủy qyuền của đơn vị dự toán cấp I),chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán, quyết toán ngân sách của đơn vịmình và các đơn vị dự toán cấp dưới theo quy định của pháp luật

 Đơn vị dự toán cấp III là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách, được Bộ văn hóa, thểthao và du lịch hoặc Sở văn hóa, thể thao và du lịch giao dự toán ngân sách, có tráchnhiệm tổ chức, thực hiện công tác kế toán, quyết toán ngân sách của đơn vị mình và đơn

vị sử dụng ngân sách trực thuộc

 Đơn vị cấp dưới của đơn vị dự toán cấp III được nhận kinh phí thực hiện phầncông việc cụ thể, khi chi tiêu phải thực hiện công tác kế toán và quyết toán theo quy định

Hết kì kế toán ( tháng, quý, năm) các đơn vị dự toán phải thực hiện công tác khóa

sổ kế toán, việc khóa sổ được thực hiện theo quy định tại Điểm 4.1 phần V Thông tư59/2003/TT-BTC, cụ thể:

 Các đơn vị dự toán các cấp phải thực hiện rà soát, theo dõi chặt chẽ dự toán còn lạichưa chi, số dư tài khoản tiền gửi của đơn vị tại Kho bạc Nhà nước và tồn quỹ tiền mặttại đơn vị để chủ động chi tiêu trong những ngày cuối năm

 Các khoản chi ngân sách cho sự nghiệp văn hóa năm nào chỉ được chi trong niên

độ ngân sách năm đó Các khoản chi ngân sách thuộc dự toán năm trước chưa thực hiệnhoặc chưa thực hiện hết, không được chuyển sang năm sau chi tiếp

Luật Ngân sách nhà nước giao cho Kho bạc Nhà nước kiểm soát chi và tổ chứchạch toán kế toán Ngân sách nhà nước đồng thời qui định cơ quan tài chính các cấp thẩmđịnh quyết toán thu, chi của cơ quan cùng cấp và quyết toán ngân sách cấp dưới, tổnghợp lập quyết toán ngân sách của cấp mình trình Chính phủ hoặc UBND các cấp Tuynhiên hiện nay Kho bạc Nhà nước các cấp chỉ tổng hợp báo cáo số thu, chi do cấp mìnhtrực tiếp kiểm soát, trong khi cơ quan tài chính các cấp phải tổng hợp, báo cáo toàn bộcác khoản thu, chi của ngân sách cấp mình (bao gồm cả ngân sách cấp dưới) do đó hệthống mẫu biểu, số liệu tổng hợp trong báo cáo của hai cơ quan chưa đồng nhất về chỉtiêu, nội dung để có thể so sánh, đối chiếu một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận lợi nhất

là số liệu về chi đầu tư, các khoản chi bằng lệnh chi tiền, các khoản bổ sung từ ngân sáchcấp trên cho cấp dưới Đây là khó khăn trong công tác kiểm toán báo cáo quyết toán

Trang 15

quyết toán thu, chi theo từng cấp ngân sách và Báo cáo quyết toán Ngân sách nhà nước.Những tồn tại bất cập nêu trên đã ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện kiểm toán Ngânsách nhà nước và hiệu quả của công tác kiểm toán.

Ngày đăng: 10/07/2016, 09:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w