1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hình phạt từ có thời hạn áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo Luật hình sự Việt Nam

108 885 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 835,49 KB

Nội dung

Do vậy, trong luận văn này, chúng tôi nghiên cứu về hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội theo quy định của luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng h

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Cao Thị Oanh

HÀ NỘI - 2012

Trang 3

mục lục

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các bảng

Ch-ơng 1: Một số vấn đề chung về Ng-ời ch-a thành

niên phạm tội và hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với Ng-ời ch-a thành niên phạm tội

7

1.1 Một số vấn đề chung về ng-ời ch-a thành niên phạm tội 7 1.1.1 Khái niệm ng-ời ch-a thành niên phạm tội 7 1.1.2 Nguyên tắc xử lý ng-ời ch-a thành niên phạm tội 10 1.2 Một số vấn đề chung về hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối

với ng-ời ch-a thành niên phạm tội

19

1.2.1 Khái niệm hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với ng-ời

ch-a thành niên phạm tội

20

1.2.2 Mục đích của hình phạt tù có thời hạn áp dụng với ng-ời

ch-a thành niên phạm tội

25

1.2.3 Điều kiện áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với ng-ời

ch-a thành niên phạm tội

30

1.3 Pháp luật hình sự một số n-ớc về hình phạt tù có thời hạn áp

dụng với ng-ời ch-a thành niên phạm tội

34

Ch-ơng 2: Hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với

ng-ời ch-a thành niên phạm tội theo quy

định của luật hình sự Việt Nam

38

2.1 Theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 38

Trang 4

đến tr-ớc khi Bộ luật hình sự năm 1985 có hiệu lực thi hành

2.2 Theo quy định của Bộ luật hình sự 1985 44 2.3 Theo quy định của Bộ luật hình sự 1999 50

Ch-ơng 3: Thực tiễn áp dụng hình phạt tù có thời hạn

đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội và các giải pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng hình phạt

62

3.1 Thực tiễn áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với ng-ời ch-a

thành niên phạm tội

62

3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt tù có thời

hạn đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội

78

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam

về hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với ng-ời ch-a thành

niên phạm tội

79

3.2.2 Giải pháp tăng c-ờng hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp

luật trong việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với ng-ời

ch-a thành niên phạm tội

85

danh mục tài liệu tham khảo 92

Trang 6

Mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thanh, thiếu niên là thế hệ t-ơng lai của đất n-ớc, là lớp ng-ời kế tục

sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có vai trò quan trọng trong công cuộc cách mạng của dân tộc ta Chính vì vậy, vấn đề chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ nói chung và phòng ngừa, ngăn chặn ng-ời ch-a thành niên có hành vi trái pháp luật nói riêng là mối quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà n-ớc ta, là trách nhiệm của gia đình, nhà tr-ờng, cơ quan nhà n-ớc, tổ chức chính trị xã hội và của toàn cộng đồng

Đảng và Nhà n-ớc ta đã giành nhiều -u tiên, đầu t- cho sự phát triển của thanh, thiếu niên hiện nay và đã thu đ-ợc những thành quả to lớn, nhiều thế hệ thanh thiếu niên tr-ởng thành đóng góp cho đất n-ớc nhiều nhân tài Tuy nhiên, do sự tác động của cơ chế thị tr-ờng, tệ nạn xã hội và tội phạm

đang có xu h-ớng gia tăng, bên cạnh đa số thanh, thiếu niên tích cực v-ơn lên xứng đáng với vai trò vị trí và sự quan tâm của xã hội thì vẫn còn một bộ phận thanh, thiếu niên l-ời biếng, thích h-ởng thụ, suy đồi về đạo đức lối sống, bị các tệ nạn xã hội cám dỗ, hoặc thực hiện những hành vi phạm tội nguy hiểm gây ảnh h-ởng xấu đến an ninh trật tự, tác động không tốt đến đời sống xã hội, gây ảnh h-ởng xấu đến thuần phong mỹ tục Việt Nam

Đứng tr-ớc những đòi hỏi và thách thức đó Nhà n-ớc ta cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, xây dựng hệ thống các biện pháp xử lý đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội Một trong những văn bản cơ bản, quan trọng

về mặt pháp lý là Bộ luật hình sự Trong Bộ luật này đã thể hiện rõ nét chính sách hình sự của Đảng và Nhà n-ớc ta trong việc xử lý ng-ời ch-a thành niên phạm tội là nhằm mục đích phòng ngừa, cải tạo, giáo dục ng-ời ch-a thành niên phạm tội trở thành công dân có ích cho xã hội Tuy nhiên để đạt đ-ợc

Trang 7

mục đích đó thì vấn đề cần thiết là phải xác định đ-ợc hệ thống các chế tài có tính chất đồng bộ và tổng hợp Một trong những chế tài có hiệu quả đó là hình phạt tù có thời hạn Tuy nhiên, nhìn nhận từ góc độ xây dựng pháp luật cũng nh- thực tiễn áp dụng hình phạt này đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội còn bộc lộ những hạn chế và bất cập nhất định, đặc biệt là trong điều kiện ở n-ớc ta hiện nay Do đó phải có sự điều tra, nghiên cứu và tổng kết đầy đủ rõ ràng về vấn đề này để nhằm mục đích giáo dục, cải tạo ng-ời ch-a thành niên phạm tội trở thành ng-ời có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội, phòng ngừa họ phạm tội mới đồng thời đảm bảo phòng ngừa chung

Với những lý do đó chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: "Hình phạt tù

có thời hạn áp dụng đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội theo luật hình

sự Việt Nam" là đề tài luận văn thạc sĩ của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Hình phạt áp dụng với ng-ời ch-a thành niên phạm tội là một vấn đề phức tạp Trong khoa học pháp lý hình sự đã có nhiều công trình nghiên cứu

về hình phạt nói chung và hình phạt áp dụng với ng-ời ch-a thành niên phạm

tội nói riêng nh-: 1) Luận án tiến sĩ Luật học: Các hình phạt chính trong luật

hình sự Việt Nam, của Nguyễn Sơn; 2) Luận văn thạc sĩ Luật học: Hình phạt tù trong luật hình sự Việt Nam, những vấn đề lý luận và thực tiễn, của tác giả

Đào Tú Hoa; 3) Luận văn thạc sĩ Luật học: Các hình phạt và biện pháp t-

pháp áp dụng đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu số liệu thực tế trên địa bàn thành phố Hà Nội),

của L-u Ngọc Cảnh và một số bài viết đ-ợc đăng trên các báo và tạp chí khoa học pháp lý về lĩnh vực này có thể kể đến các công trình sau: 1) GS TSKH Lê

Cảm, TS Đỗ Thị Ph-ợng, T- pháp hình sự đối với ng-ời ch-a thành niên:

Những khía cạnh pháp lý hình sự, tố tụng hình sự, tội phạm học và so sánh luật học, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 20, 10/2004; 2) TS D-ơng Tuyết Miên,

Trang 8

Quyết định hình phạt đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội, Tạp chí Luật

học, số 4/2002; 3) Trịnh Đình Thể, Một số ý kiến về áp dụng hình phạt tù đối

với ng-ời ch-a thành niên phạm tội, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 10/1997;

4) Nguyễn Thanh Trúc, Biện pháp miễn chấp hành có điều kiện thời hạn còn

lại của hình phạt tù đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội, Tạp chí Nghiên

cứu lập pháp, số 20/2008; 5) Nguyễn Mai Bộ, Một số ý kiến về chính sách hình

sự đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội trong Bộ luật hình sự 1999, Tạp chí

Nhà n-ớc và pháp luật, số 4/2001; 6) Đinh Văn Quế, Quyết định hình phạt đối

với ng-ời ch-a thành niên phạm tội, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 5/2001

Mặc dù, việc nghiên cứu của các công trình trên đây diễn ra ở nhiều cấp độ và bình diện khác nhau nh-ng ch-a có một công trình nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội, đặc biệt là ở cấp độ một luận văn thạc sĩ về đề tài

Hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội theo luật hình sự Việt Nam Bên cạnh đó, trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự

Việt Nam cũng đã và đang gặp không ít v-ớng mắc trong quy định và áp dụng hình phạt này đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội

Do vậy, trong luận văn này, chúng tôi nghiên cứu về hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội theo quy định của luật hình

sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng hình phạt này để góp phần làm sáng tỏ những quy định đó đồng thời đ-a ra những kiến nghị khả thi nhằm xây dựng một hệ thống các chính sách hình sự và các biện pháp c-ỡng chế có hiệu quả để phòng, chống các tội phạm do ng-ời ch-a thành niên thực hiện trong giai đoạn hiện nay

3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn

* Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua việc xem xét các quy

định của pháp luật hình sự từ năm 1945 đến nay về hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội, góp phần hoàn thiện hệ thống

Trang 9

pháp luật hình sự Việt Nam về hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội trên cả hai ph-ơng diện là luật thực định và thực tiễn

áp dụng hình phạt này Đồng thời, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật và các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt này đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội

* Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

Để đạt đ-ợc mục đích nói trên luận văn tập trung nghiên cứu khái niệm, mục đích, điều kiện áp dụng của hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay; thực tiễn áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội thông qua số liệu của các Tòa án và các bản

án của Tòa án trong những năm gần đây Từ đó nêu lên thực trạng áp dụng hình phạt này trong thực tiễn và đ-a ra giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật cũng nh- nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt này trong thực tiễn

4 Ph-ơng pháp nghiên cứu

Luận văn đ-ợc thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc và ph-ơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, trên nền tảng t- t-ởng, quan điểm của Đảng, Nhà n-ớc và Chủ tịch Hồ Chí Minh về con ng-ời và sự phát triển của con ng-ời Về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thanh thiếu niên; về đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và đấu tranh phòng chống tội phạm do ng-ời ch-a thành niên thực hiện nói riêng Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu còn sử dụng đồng bộ các ph-ơng pháp nghiên cứu cụ thể là ph-ơng pháp duy vật biện chứng, ph-ơng pháp phân tích đối chiếu, ph-ơng pháp so sánh, ph-ơng pháp tổng hợp, ph-ơng pháp mô tả, giải thích, ph-ơng pháp thống kê

5 Những điểm mới của luận văn

Nội dung của luận văn đ-ợc nghiên cứu từ tổng thể các quy định của pháp luật hình sự n-ớc ta từ năm 1945 đến nay về hình phạt tù có thời hạn áp

Trang 10

dụng đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội Từ việc nghiên cứu thực tiễn, luận văn đã nêu lên những bất cập, v-ớng mắc trong các quy định của pháp luật hình sự cũng nh- trong quá trình áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội ở n-ớc ta Từ đó đ-a ra những đề xuất về h-ớng giải quyết sao cho phù hợp với thực tiễn, đồng thời hạn chế phần nào những sai lầm, khiếm khuyết trong quá trình xây dựng pháp luật hình sự, thực tiễn áp dụng và thi hành hình phạt tù có thời hạn đối với ng-ời ch-a thành niên, nhằm nâng cao hiệu quả của hình phạt này

6 ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Những kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng:

- Về lý luận: luận văn là công trình nghiên cứu lý luận đầu tiên đề cập

đến việc làm sáng tỏ một cách toàn diện và hệ thống về hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội Luận văn đã làm rõ một

số vấn đề chung về ng-ời ch-a thành niên phạm tội, phân tích quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội và thực tiễn áp dụng hình phạt này Trên cơ sở đó luận văn đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng của hình phạt đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội trên khía cạnh lập pháp và việc áp dụng trong thực tiễn

Về thực tiễn: luận văn có thể đ-ợc sử dụng với tính chất làm tài liệu

tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập tại các cơ sở đào tạo bậc đại học về chuyên ngành luật và các viện nghiên cứu về khoa học pháp

lý Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể đ-ợc sử dụng để tham khảo trong quá trình tiếp tục hoàn thiện hệ thống hình phạt áp dụng đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và giáo dục cải tạo ng-ời ch-a thành niên phạm tội ở n-ớc ta hiện nay

Trang 11

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 ch-ơng:

Ch-ơng 1: Một số vấn đề chung về ng-ời ch-a thành niên phạm tội và

hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội

Ch-ơng 2:Hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với ng-ời ch-a thành

niên phạm tội theo quy định của luật hình sự Việt Nam

Ch-ơng 3: Thực tiễn áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với ng-ời

ch-a thành niên phạm tội và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc

áp dụng hình phạt

Trang 12

Ch-ơng 1

Một số vấn đề chung về Ng-ời ch-a thành niên phạm tội

và hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với

Ng-ời ch-a thành niên phạm tội

1.1 Một số vấn đề chung về ng-ời ch-a thành niên phạm tội

1.1.1 Khái niệm ng-ời ch-a thành niên phạm tội

Ng-ời ch-a thành niên phạm tội là một vấn đề phổ biến ở tất cả các n-ớc trên thế giới bất kể n-ớc đó có thể chế chính trị nh- thế nào Vấn đề ng-ời ch-a thành niên phạm tội đang là mối lo ngại chung cho mọi xã hội và toàn cầu Song hiểu thế nào là ng-ời ch-a thành niên thì mỗi quốc gia lại có một quan niệm khác nhau, điều đó phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, dân trí, phong tục, tập quán của mỗi n-ớc

Trong pháp luật cũng vậy mặc dù đã đ-ợc đề cập tới trong nhiều văn bản pháp luật quốc tế song ở mỗi văn kiện cũng tồn tại những tên gọi khác nhau: ng-ời ch-a thành niên, trẻ vị thành niên và trẻ em Pháp luật ở mỗi quốc gia cũng có những tiêu chí cụ thể quy định về ng-ời ch-a thành niên khác nhau Đa số các quốc gia đều ghi nhận trong hệ thống pháp luật độ tuổi đ-ợc coi là ng-ời ch-a thành niên

Công -ớc Quốc tế về quyền trẻ em đ-ợc Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20/11/ 1990 tại Điều 1 quy định nh- sau: "Trong phạm vi của Công -ớc này, trẻ em có nghĩa là ng-ời d-ới 18 tuổi, trừ tr-ờng hợp luật pháp

áp dụng đối với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn" [23] Nh- vậy độ tuổi của trẻ em đ-ợc pháp luật quốc tế quy định là "ng-ời d-ới 18 tuổi" và là

"ng-ời còn non nớt về thể chất cần đ-ợc chăm sóc và bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý tr-ớc cũng nh- sau khi ra đời"

Trang 13

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lứa tuổi 10 - 19 tuổi là độ tuổi vị thành niên Thanh niên trẻ là lứa tuổi 19 - 24 tuổi Ch-ơng trình Sức khỏe sinh sản/Sức khỏe tình dục vị thành niên - thanh niên của khối Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) lấy độ tuổi 15 - 24 tuổi

Bên cạnh Công -ớc về quyền trẻ em thì Quy tắc tối thiểu phổ biến của Liên hợp quốc về việc áp dụng pháp luật với ng-ời ch-a thành niên hay còn gọi là Quy tắc Bắc Kinh (United Nations Standard Minimum Rules for the Administration of Juvenile Justice /Beijing Rules) do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 29/11/1985 cũng là một văn bản pháp luật quốc tế quan trọng đề cập đến khái niệm "ng-ời ch-a thành niên là ng-ời d-ới 18 tuổi" nh-

là một sự kế thừa của Công -ớc về Quyền trẻ em Quy tắc Riát về phòng ngừa phạm pháp ở ng-ời ch-a thành niên đ-ợc Liên hợp quốc thông qua ngày 14/12/1990 mặc dù không đ-a ra một khái niệm cụ thể về khái niệm ng-ời ch-a thành niên, song thông qua các quy định cũng giúp chúng ta hiểu ng-ời ch-a thành niên là ng-ời d-ới 18 tuổi Tuy nhiên, do sự phát triển của từng quốc gia khác nhau, nên khái niệm ng-ời ch-a thành niên ở các quốc gia cũng khác nhau, bên cạnh việc đ-a ra khái niệm này thì Công -ớc về Quyền trẻ em vẫn còn những điều khoản để ngỏ cho các n-ớc quy định về độ tuổi cho ng-ời ch-a thành niên, thậm chí ngay trong một quốc gia các văn bản pháp luật cũng quy định không thống nhất về vấn đề này

Trong pháp luật Việt Nam, từ những kinh nghiệm đ-ợc thừa nhận trong quá khứ, dựa trên những thành tựu do các ngành khoa học khác mang lại cũng nh- sự tiếp thu từ các văn bản pháp luật quốc tế Pháp luật Việt Nam đã

đề cập đến một cách cơ bản các vấn đề về ng-ời ch-a thành niên

Theo Từ điển tiếng Việt thì khái niệm ng-ời ch-a thành niên đ-ợc

định nghĩa nh- sau: "Ng-ời ch-a thành niên là ng-ời ch-a phát triển đầy đủ, toàn diện về thể lực, trí tuệ, tinh thần cũng nh- ch-a có đầy đủ quyền và nghĩa

vụ công dân"

Trang 14

Bộ luật lao động Việt Nam Điều 119 khoản 1 quy định:

Ng-ời lao động ch-a thành niên là ng-ời lao động d-ới 18 tuổi Nơi có sử dụng ng-ời lao động ch-a thành niên phải lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày sinh, công việc đang làm, kết quả kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi thanh tra viên lao động yêu cầu [29]

Nh- vậy, có thể thống nhất một quan điểm là ng-ời ch-a thành niên là ng-ời d-ới 18 tuổi Quan niệm này cũng hoàn toàn phù hợp với Công -ớc quốc tế về quyền trẻ em ngày 20/2/1990 mà n-ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

Trong luật hình sự Việt Nam, khái niệm ng-ời ch-a thành niên đ-ợc nhà làm luật sử dụng với t- cách vừa là đối t-ợng tác động của tội phạm vừa là chủ thể thực hiện tội phạm Với t- cách là chủ thể của tội phạm, ng-ời ch-a thành niên phạm tội là khái niệm không chỉ mang tính pháp lý mà còn có ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc Bộ luật hình sự 1999 quy định ng-ời ch-a thành niên là những ng-ời ch-a đủ 18 tuổi, nh-ng chỉ những ng-ời ch-a thành niên

từ đủ 14 tuổi đến d-ới 18 tuổi mới có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm cho xã hội, còn ng-ời ch-a thành niên d-ới 14 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự Ng-ời từ đủ 14 tuổi trở lên, nh-ng ch-a

đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do

cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, còn ng-ời từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm (Điều 12 Bộ luật hình sự) Đồng thời, luật hình sự Việt Nam cũng đ-a ra khái niệm ng-ời ch-a thành niên phạm tội chỉ bao gồm những ng-ời từ đủ 14 tuổi trở lên nh-ng ch-a đủ 18 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đ-ợc quy định trong luật hình sự là tội phạm (Điều 68 Bộ luật hình sự)

Ng-ời ch-a thành niên là ng-ời ch-a phát triển đầy đủ về thể chất và tâm sinh lý Chính vì vậy ng-ời ch-a thành niên th-ờng có những hành động

Trang 15

bồng bột, thiếu kinh nghiệm, xốc nổi, sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, thiếu chính xác Do đó môi tr-ờng sống có tác động rất mạnh mẽ đến quá trình hình thành nhân cách cũng nh- các phẩm chất khác thuộc về nhân thân

Họ dễ tiếp thu những thói h-, tật xấu, dễ bị tha hóa về nhân cách và cũng dễ bị kích động, lôi kéo tham gia vào những hành vi phạm pháp Nh-ng ng-ợc lại nếu ng-ời ch-a thành niên đ-ợc sống trong một môi tr-ờng đ-ợc giáo dục tốt của gia đình, nhà tr-ờng và xã hội thì họ sẽ có điều kiện để phát triển cả về thể chất và tinh thần để trở thành ng-ời có ích cho xã hội

Tóm lại, khái niệm ng-ời ch-a thành niên đ-ợc xây dựng dựa trên sự phát triển về mặt thể chất và tinh thần của con ng-ời và đ-ợc cụ thể hóa bằng giới hạn độ tuổi trong các văn bản pháp luật của từng quốc gia Theo đó, ng-ời ta quy định những quyền và nghĩa vụ cụ thể của ng-ời ch-a thành niên

Từ những phân tích trên có thể đ-a ra định nghĩa về ng-ời ch-a thành

niên phạm tội nh- sau: Ng-ời ch-a thành niên phạm tội là ng-ời từ đủ 14 tuổi

đến d-ới 18 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đ-ợc quy định trong

Bộ luật hình sự và họ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình theo quy định của pháp luật hình sự

1.1.2 Nguyên tắc xử lý ng-ời ch-a thành niên phạm tội

Ng-ời ch-a thành niên phạm tội là những ng-ời đủ 14 tuổi đến d-ới

18 tuổi có hành vi vi phạm các quy định của Bộ luật hình sự và họ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình theo quy định của pháp luật hình sự Khi ng-ời ch-a thành niên có hành vi phạm tội thì Nhà n-ớc bao giờ cũng đặt vấn đề giải quyết trách nhiệm pháp lý của họ trong mối quan hệ với trách nhiệm giáo dục, quản lý của xã hội, của gia đình và nhà tr-ờng trong mọi tr-ờng hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của ng-ời ch-a thành niên Các cơ quan nhà n-ớc có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân

và điều kiện gây ra tội phạm

Trang 16

Chính vì vậy việc xử lý những hành vi phạm tội do ng-ời ch-a thành niên thực hiện cần phải đ-ợc xem xét kỹ l-ỡng nhằm phù hợp và thể hiện

đ-ợc tinh thần nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam và nhằm phù hợp với tinh thần công -ớc của Liên hợp quốc về quyền trẻ em

Nguyên tắc xử lý ng-ời ch-a thành niên phạm tội là những t- t-ởng chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình xây dựng cũng nh- áp dụng các quy định của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự, các văn bản có liên quan đến ng-ời ch-a thành niên phạm tội Căn cứ vào chính sách hình sự của Đảng và Nhà n-ớc ta về cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm và dựa trên cơ sở những kinh nghiệm thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm do ng-ời ch-a thành niên thực hiện cũng nh- các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam, nhà làm luật đã quy định một cách toàn diện và thống nhất đ-ờng lối xử lý về hình

sự đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội tại một ch-ơng riêng của Bộ luật hình sự (Ch-ơng X - Phần chung)

Nguyên tắc xử lý đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội đ-ợc quy

định tại Điều 69 Bộ luật hình sự, các nguyên tắc này đã thể hiện đầy đủ quan

điểm, định h-ớng của Đảng và Nhà n-ớc ta trong việc bảo vệ ng-ời ch-a thành niên Các nguyên tắc này bao gồm:

- Nguyên tắc thứ nhất:

Việc xử lý ng-ời ch-a thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội Trong mọi tr-ờng hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của ng-ời ch-a thành niên, các cơ quan nhà n-ớc có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của

họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm [32]

Ng-ời ch-a thành niên với đặc điểm là những ng-ời ở trong độ tuổi ch-a phát triển đầy đủ về thể chất cũng nh- về tâm sinh lý, đang trong quá

Trang 17

trình hình thành nhân cách, trình độ nhận thức, kinh nghiệm sống của họ còn hạn chế Những yếu tố đó ảnh h-ởng tới quá trình nhận thức và hành động của ng-ời ch-a thành niên, làm cho họ khó có quyết định đúng đắn cho các hành

vi của mình Bên cạnh đó nguyên nhân và điều kiện dẫn tới ng-ời ch-a thành niên phạm tội phần lớn do môi tr-ờng sống của họ, trong đó có một phần trách nhiệm lớn của gia đình và xã hội

Do vậy, việc xử lý ng-ời ch-a thành niên phạm tội là nhằm giáo dục

họ ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng các quy tắc của xã hội, giúp họ nhận

ra và sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội Đây là nguyên tắc cơ bản vào bao trùm xuyên suốt toàn bộ chính sách hình sự của Đảng, Nhà n-ớc ta đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội và

đ-ợc thể hiện trong quá trình xử lý các vụ án mà bị can, bị cáo là ng-ời ch-a thành niên Do ch-a phát triển và hoàn thiện về các mặt, cho nên không phải bất cứ tr-ờng hợp phạm tội cụ thể nào ng-ời ch-a thành niên cũng có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, tức là có khả năng nhận thức đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện và hậu quả của nó cũng nh- khả năng điều khiển hành vi đó Thêm vào đó với mục đích là giáo dục, sửa chữa lỗi lầm của ng-ời ch-a thành niên Vì thế, luật hình sự Việt Nam đòi hỏi trong quá trình tố tụng, các cơ quan và ng-ời tiến hành tố tụng cần áp dụng các biện pháp phù hợp nhằm xác định chính xác tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội Ngoài ra, còn cần làm rõ khả năng nhận thức của ng-ời ch-a thành niên về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện phạm tội, thiệt hại do tội phạm gây ra, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự… Chỉ khi làm rõ những yếu tố ảnh h-ởng trực tiếp đến mức độ nguy hiểm của hành vi và nhân thân ng-ời phạm tội thì các cơ quan t- pháp và ng-ời tiến hành tố tụng mới có thể giúp họ nhận thức đ-ợc sai lầm, để từ đó có thể giáo dục, uốn nắn những hành vi không phù hợp, làm cho họ tự giác sửa chữa để trở thành công dân có ích cho xã hội Qua đó góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm do ng-ời

Trang 18

ch-a thành niên thực hiện, cũng nh- có những chính sách hình sự phù hợp áp dụng đối với họ khi bị xử lý

- Nguyên tắc thứ hai: "Ng-ời ch-a thành niên phạm tội có thể đ-ợc miễn trách nhiệm hình sự, nếu ng-ời đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và đ-ợc gia đình

hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục" [32] Nh- vậy, để có thể đ-ợc

miễn trách nhiệm hình sự trong tr-ờng hợp này cần có các điều kiện sau:

+ Ng-ời phạm tội là ng-ời ch-a thành niên Theo quy định của Bộ luật hình sự, ng-ời ch-a thành niên phạm tội là ng-ời từ đủ 14 tuổi đến d-ới 18 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đ-ợc quy định trong Bộ luật hình sự

và họ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình theo quy định của pháp luật hình sự

+ Tội phạm do ng-ời ch-a thành niên thực hiện phải là tội ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng, gây hại không lớn Theo quy định tại khoản 3

Điều 8 Bộ luật hình sự 1999 thì: "Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy

là đến 3 năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 7 năm tù" [32]

So với Bộ luật hình sự 1985, Bộ luật hình sự 1999 đã quy định một điểm mới

là ng-ời ch-a thành niên phạm tội không chỉ đ-ợc miễn trách nhiệm hình sự khi phạm tội ít nghiêm trọng mà đối với tội nghiêm trọng cũng đ-ợc xem xét miễn trách nhiệm hình sự Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự 1999 thì "tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 7 năm tù" [32] Bộ luật hình sự 1985 là tội phạm nghiêm trọng là tội gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 5năm tù, tù chung

Trang 19

thân hoặc tử hình Nh- vậy, Bộ luật hình sự 1999 quy định theo h-ớng có lợi hơn cho ng-ời ch-a thành niên phạm tội Theo đó phạm vi ng-ời ch-a thành niên phạm tội có thể đ-ợc miễn trách nhiệm hình sự rộng hơn Ngoài ra trong

điều kiện này còn kèm theo một nội dung là tội phạm đó phải gây hại không lớn

+ Có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là những tình tiết thuộc về mặt khách quan, chủ quan của tội phạm, phản ánh nhân thân ng-ời phạm tội hoặc chính sách nhân đạo của pháp luật hình sự mà sự xuất hiện của nó làm giảm tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, ng-ời phạm tội và kết quả làm giảm tính chất, mức độ nghiêm khắc của trách nhiệm hình sự, chủ thể đ-ợc miễn trách nhiệm hình sự,

đ-ợc miễn hình phạt, đ-ợc xử lý theo tội danh nhẹ hơn, khung hình phạt nhẹ hơn hoặc mức hình phạt thấp hơn Theo nguyên tắc này đòi hỏi ng-ời phạm tội phải có ít nhất từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên Các tình tiết này đ-ợc quy

định tại Điều 46 Bộ luật hình sự

+ Ng-ời phạm tội đ-ợc gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục Luật không quy định tr-ờng hợp nào thì gia đình, tr-ờng hợp nào thì cơ quan tổ chức Vì vậy tùy từng tr-ờng hợp cụ thể để chấp nhận ái giám sát, giáo dục, cụ thể là: nếu ng-ời phạm tội đang sinh sống với gia đình, thì phải

đ-ợc gia đình nhận giám sát, giáo dục; còn tr-ờng hợp ng-ời phạm tội không

ở với gia đình như đi làm, ở cơ quan, tổ chức hoặc đi học… thì phải được cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục

Ngoài ra, khoản 2 Điều 69 Bộ luật hình sự 1999 cũng khắc phục đ-ợc một điểm ch-a hợp lý trong Bộ luật hình sự năm 1985 đó là: Tr-ớc đây trong

Bộ luật hình sự 1985 (Điều 59) mới chỉ quy định thẩm quyền quyết định miễn trách nhiệm hình sự cho ng-ời ch-a thành niên phạm tội khi có những điều kiện quy định trong Bộ luật cho duy nhất một cơ quan là Viện kiểm sát nhân dân Còn tại khoản 2 Điều 69 Bộ luật hình sự năm 1999 thì thẩm quyền quyết

định miễn trách nhiệm hình sự thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng tùy

Trang 20

thuộc các giai đoạn tố tụng t-ơng ứng (Cơ quan điều tra với sự phê chuẩn của Viện kiểm sát, Viện kiểm sát và Tòa án)

Nh- vậy, theo quy định của nguyên tắc này thì ngoài những điều kiện miễn trách nhiệm hình sự đ-ợc áp dụng chung, ng-ời ch-a thành niên từ đủ

16 tuổi trở lên phạm tội có thể đ-ợc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự nếu ng-ời đó phạm tội ít nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và đ-ợc gia đình, cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục Ng-ời ch-a thành niên từ đủ 14 tuổi đến d-ới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng Việc miễn trách nhiệm hình sự đối với ng-ời ch-a thành niên đ-ợc thực hiện theo quy định chung

- Nguyên tắc thứ ba: "Việc truy cứu trách nhiệm hình sự với ng-ời ch-a thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ đ-ợc thực hiện chỉ trong những tr-ờng hợp thật cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm nhân thân và yêu cầu của phòng ngừa tội phạm" [32] Theo nguyên tắc này thì các cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp xử lý khác khi thấy không cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự

đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội

Tr-ờng hợp cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ng-ời ch-a thành niên thì không có nghĩa là phải áp dụng hình phạt đối với họ mà có thể áp dụng các biện pháp t- pháp và thậm chí miễn cả hình phạt đối với họ

Đ-a ng-ời ch-a thành niên ra xét xử và áp dụng hình phạt đối với họ chỉ trong những tr-ờng hợp phạm tội có tính chất và mức độ nguy hiểm cao cho xã hội,

có ý thức phạm tội sâu sắc và xét thấy các biện pháp giáo dục và tác động khác của xã hội không đạt đ-ợc mục đích giáo dục, cải tạo Việc truy cứu trách nhiệm hình sự không chỉ căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội mà còn phải tính đến các đặc điểm về nhân thân, địa vị xã hội, tâm sinh lý, các tình tiết giảm nhẹ khác

Trang 21

- Nguyên tắc thứ t-: "Nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt

đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội thì Tòa án áp dụng một trong các biện pháp t- pháp - giáo dục tại xã, ph-ờng, thị trấn hoặc đ-a vào tr-ờng giáo d-ỡng" [32] Theo nguyên tắc này việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội chỉ đ-ợc đặt ra khi nó thực sự cần thiết, việc

xử lý hình sự đối với ng-ời ch-a thành niên chỉ là biện pháp cuối cùng khi các biện pháp xử lý khác của nhà n-ớc không còn hiệu quả Trong tr-ờng hợp có những biện pháp xử lý khác khoan hồng mà không cần áp dụng hình phạt đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội thì -u tiên áp dụng các biện pháp này

Đây là các biện pháp mang tính giáo dục và nếu đ-ợc áp dụng các biện pháp này thì ng-ời phạm tội không bị coi là có án tích Do đó Tòa án khuyến khích

áp dụng các biện pháp này khi xét đến tính chất hành vi phạm tội, những đặc

điểm về nhân thân, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Ngoài ra, cũng phải đề cấp đến các hình phạt đ-ợc áp dụng đối với ng-ời ch-a thành niên chủ yếu là các hình phạt t-ớc tự do, cách ly ng-ời ch-a thành niên phạm tội ra khỏi môi tr-ờng giáo dục của gia đình và cộng đồng, ảnh h-ởng không tốt đến

sự phát triển về nhân cách của các em

- Nguyên tắc thứ năm:

Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho ng-ời ch-a thành niên phạm tội đ-ợc h-ởng mức án nhẹ hơn mức

án áp dụng đối với ng-ời đã thành niên phạm tội t-ơng ứng Không

áp dụng hình phạt tiền đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 đến d-ới 16 tuổi Không áp dụng hình phạt bổ sung

đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội [32]

Đây là nguyên tắc thể hiện tính nhân đạo sâu sắc trong chính sách pháp luật của Nhà n-ớc ta, phù hợp với t- t-ởng thống nhất xuyên suốt là lấy giáo dục, phòng ngừa làm mục đích trung tâm trong mọi hoạt động tố tụng

Trang 22

của các cơ quan t- pháp mà bị can, bị cáo là ng-ời ch-a thành niên Bên cạnh

đó nhằm phù hợp với đặc điểm của ng-ời ch-a thành niên phạm tội và thực hiện cam kết của Nhà n-ớc ta với cộng đồng quốc tế, nội luật hóa nguyên tắc

đ-ợc ghi nhận trong Công -ớc Quyền trẻ em, đó là việc giam giữ chỉ đ-ợc áp dụng cuối cùng khi không còn biện pháp nào khác Luật sửa đổi, bổ sung một

số điều Bộ luật hình sự 1999 đã bổ sung một nguyên tắc mới xử lý đối với

ng-ời ch-a thành niên phạm tội: "… Khi áp dụng hình phạt đối với ng-ời ch-a

thành niên phạm tội cần hạn chế áp dụng hình phạt tù" [35]

Tù chung thân hoặc tử hình là những hình phạt có tính chất nghiêm khắc cao, chỉ áp dụng đối với tr-ờng hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng Thêm vào đó theo nguyên tắc đầu tiên, việc xử lý ng-ời ch-a thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, cải tạo họ Do đó, việc quy định không áp dụng hai hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt đó là hình phạt tù chung thân và tử hình là hoàn toàn phù hợp, điều đó sẽ góp phần giúp đỡ, giáo dục ng-ời ch-a thành niên phạm tội sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở

thành công dân có ích Cùng với việc quy định khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án

cho ng-ời ch-a thành niên phạm tội đ-ợc h-ởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với ng-ời đã thành niên phạm tội t-ơng ứng đã thể hiện rõ nét chính sách nhân đạo sâu sắc của Nhà n-ớc ta đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội

Việc quy định không áp dụng hình phạt tiền đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội ở độ tuổi từ 14 tuổi đến d-ới 16 tuổi là điểm mới so với quy

định của Bộ luật hình sự 1985 Đồng thời phù hợp với thực tế đời sống kinh tế của ng-ời phạm tội và thực tế xã hội Việt Nam Bởi lẽ, ng-ời ch-a thành niên

ở độ tuổi từ đủ 14 đến d-ới 16 tuổi còn sống phụ thuộc vào gia đình, ch-a thể

Trang 23

là tr-ờng hợp đã bị kết án, ch-a đ-ợc xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý Những tr-ờng hợp sau đây đ-ợc coi là tái phạm nguy hiểm: đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, ch-a đ-ợc xóa án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, đã tái phạm, ch-a

đ-ợc xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý

Nh- vậy, nguyên tắc án đã tuyên đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội khi ch-a đủ 16 tuổi thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm đã khẳng định ng-ời ch-a đủ 16 tuổi phạm tội đ-ợc coi là "không nguy hiểm cho xã hội" mặc dù hành vi do họ thực hiện là nguy hiểm cho xã hội Do vậy, không nên áp dụng tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm với t- cách là tình tiết định tội của các tội có quy định tình tiết định tội d-ới dạng

"…đã bị kết án về tội…, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm…" Việc quy

định án đã tuyên đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội khi ch-a đủ 16 tuổi thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm đã thể hiện quan

điểm nhân đạo của Nhà n-ớc khi xử lý ng-ời ch-a thành niên vi phạm pháp luật, nhằm đảm bảo sự phát triển bình th-ờng cho các em

Thời hạn xóa án tích đối với ng-ời ch-a thành niên là 1/2 thời hạn so với ng-ời đã thành niên Ng-ời ch-a thành niên phạm tội đ-ợc áp dụng các biện pháp nh- giáo dục tại xã ph-ờng, thị trấn hoặc đ-a vào tr-ờng giáo d-ỡng thì không bị coi là án tích

Tóm lại, những quy định tại Điều 69 và Ch-ơng X Bộ luật hình sự đã thể hiện sâu sắc tính nhân đạo trong chính sách pháp luật của Đảng và Nhà n-ớc ta, phù hợp với t- t-ởng thống nhất xuyên suốt là lấy giáo dục, phòng ngừa làm mục đích trung tâm trong mọi hoạt động tố tụng của các cơ quan t- pháp mà bị can, bị cáo là ng-ời ch-a thành niên Điều đó góp phần khuyến khích ng-ời ch-a thành niên phạm tội tích cực cải tạo, giáo dục và sửa chữa sai lầm để trở thành ng-ời có ích cho gia đình và xã hội

Trang 24

1.2 Một số vấn đề chung về hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội

Trong lịch sử loài ng-ời, hình phạt luôn đ-ợc coi là công cụ chủ yếu nhất để đấu tranh phòng chống tội phạm Tuy nhiên, việc nhận thức về những vấn đề liên quan đến hình phạt nói chung trong khoa học pháp lý hình sự cho

đến bây giờ vẫn ch-a có một quan điểm thống nhất Vì vậy, trong giai đoạn xây dựng nhà n-ớc pháp quyền và cải cách t- pháp ở Việt Nam hiện nay việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về hình phạt có ý nghĩa rất quan trọng trên cả

ba mặt đó là lập pháp, khoa học và thực tiễn áp dụng pháp luật

Theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, "Hình phạt là biện pháp c-ỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà n-ớc nhằm t-ớc bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của ng-ời phạm tội Hình phạt đ-ợc quy định trong Bộ luật hình sự và

do Tòa án quyết định" [32, Điều 26]

Pháp luật hình sự n-ớc ta không cho phép áp dụng hình phạt đối với những hành vi không phải là tội phạm, không đ-ợc quy định trong Bộ luật hình sự và nếu hình phạt ấy cũng không đ-ợc quy định trong hệ thống hình phạt hiện hành và trong chế tài của các điều luật cụ thể Khi hành vi nguy hiểm cho xã hội đ-ợc coi là tội phạm đòi hỏi phải quy định những loại hình phạt và mức hình phạt t-ơng xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi do ng-ời thực phạm tội thực hiện Tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội phụ thuộc vào nhiều yếu tố nh-: nhân thân ng-ời phạm tội, quan hệ xã hội bị xâm phạm, thiệt hại đã gây ra hoặc đe dọa gây ra cho xã hội, ý thức chủ quan của ng-ời phạm tội

Vì vậy, Nhà n-ớc quy định các loại hình phạt khác nhau cho mỗi hành

vi phạm tội khác nhau và ngay trong cùng một loại hành vi phạm tội cũng có

các loại hình phạt khác nhau để áp dụng cho từng tr-ờng hợp cụ thể Hình

phạt tù có thời hạn là một trong những hình phạt chính trong hệ thống hình phạt nói chung và là một trong những hình phạt nghiêm khắc nhất đ-ợc áp

Trang 25

dụng đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội Chính vì vậy việc phân tích khái niệm, mục đích và điều kiện áp dụng hình phạt này đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội là cần thiết, qua đó làm sáng tỏ chính sách hình sự của Nhà n-ớc phản ánh qua chế tài hình sự áp dụng đối với loại đối t-ợng có những

đặc điểm về tâm - sinh lý riêng biệt- ng-ời ch-a thành niên

1.2.1 Khái niệm hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội

Trong lịch sử luật hình sự n-ớc ta, tù có thời hạn là hình phạt điển hình nhất và đã đ-ợc quy định rất sớm trong những văn bản pháp luật của Nhà n-ớc ta Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công chính quyền nhân dân non trẻ phải đối mặt với những khó khăn chồng chất Nền kinh tế vốn đã nghèo nàn, lạc hậu lại bị Pháp và Nhật vơ vét, bị chiến tranh và thiên tai tàn phá Trong tình hình đó, nhân dân ta phải thực hiện ba nhiệm vụ lớn, đó là diệt giặc đói, giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm Chính vì vậy, ngay từ khi mới hình thành pháp luật hình sự của chính quyền nhân dân đã tập trung thực hiện các nhiệm vụ đó Chỉ ba ngày sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh n-ớc Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà n-ớc ta đã ban hành nhiều sắc lệnh quan trọng trong đó phải kể đến tr-ớc tiên đó là Sắc lệnh số 06 ngày 5/9/1945: "Cấm nhân dân Việt Nam đăng lính, bán thực phẩm, dẫn đ-ờng, làm tay sai cho quân đội Pháp Kẻ nào trái lệnh đó sẽ bị Tòa quân sự nghiêm trị" Tiếp theo là Sắc lệnh số 68 ngày 30/11/1945 "ấn định thể lệ tr-ng dụng, tr-ng thu và tr-ng tập tài sản", quy định thời hạn tù là từ sáu ngày đến ba tháng Sắc lệnh số 157 ngày 16/8/1946 "Bắt buộc các thứ thuốc theo cách bào chế Âu -

Mỹ đều phải dán nhãn hiệu" quy định thời hạn tù từ 3 ngày đến 10 ngày

Về sau qua thực tiễn xét xử, giáo dục cải tạo ng-ời phạm tội đã cho thấy việc sử dụng thời hạn quá ngắn cho hình phạt tù là không có hiệu quả, không phù hợp với mục đích của hình phạt Do đó những loại hình phạt tù đó

đã đ-ợc thay thế bằng các biện pháp hành chính hoặc giáo dục tại chỗ Bắt

Trang 26

đầu từ những năm 1950 trở lại đây, các văn bản hình sự của n-ớc ta đã thống nhất quy định thời hạn tù tối thiểu là 3 tháng còn thời hạn tù tối đa, lần đầu tiên thời hạn đó đ-ợc quy định là 20 năm tại Sắc lệnh số 223 ngày 17/11/1946 trừng trị các tội về hối lộ, pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng ngày 30/10/1967 trong đó nêu rõ hình phạt chính, hình phạt phụ có thể áp dụng

Theo Điều 33 Bộ luật hình sự 1999 tù có thời hạn là buộc ng-ời bị kết

án phải chấp hành hình phạt tại các trại giam trong một thời gian nhất định, tức là bị cách ly khỏi môi tr-ờng của cộng đồng xã hội trong một thời gian nhất định để giáo dục và cải tạo họ

Hình phạt tù có thời hạn là hình phạt nghiêm khắc vì ng-ời bị kết án bị t-ớc quyền tự do, bị cách ly khỏi xã hội, họ phải lao động cải tạo trong trại giam d-ới sự quản lý và giám sát của lực l-ợng cảnh sát Chế độ cải tạo cũng nh- việc chấp hành hình phạt tù có thời hạn theo Pháp lệnh thi hành án phạt tù

và Nghị định của Chính phủ quy định

Hình phạt tù có thời hạn trong luật hình sự Việt Nam tuy là biện pháp c-ỡng chế nghiêm khắc nh-ng không mang tính chất trả thù hay hành hạ ng-ời bị kết án mà nhằm giáo dục cải tạo họ trở thành ng-ời có ích cho xã hội Trong thời gian chấp hành hình phạt nếu ng-ời bị kết án tiến bộ thì đ-ợc xem xét giảm mức hình phạt Điều đó đã thể hiện tính nhân đạo trong quy

định của luật hình sự n-ớc ta

Tù có thời hạn có nội dung c-ỡng chế nghiêm khắc hơn so với hình phạt cải tạo không giam giữ Điều đó thể hiện ở chỗ nếu nh- cải tạo không giam giữ không buộc ng-ời phạm tội cách ly khỏi xã hội mà họ đ-ợc chung sống trong xã hội bình th-ờng nh- những ng-ời khác d-ới sự giám sát của cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa ph-ơng nơi ng-ời đó làm việc hoặc th-ờng trú Còn đối với hình phạt tù có thời hạn ng-ời phạm tội bị t-ớc tự do,

bị giam giữ trong một môi tr-ờng chịu sự chi phối của một chế độ chặt chẽ và nghiêm khắc

Trang 27

Theo quy định tại Điều 33 Bộ luật hình sự tù có thời hạn đối với ng-ời phạm một tội có mức tối thiểu là ba tháng, mức tối đa là 20 năm Trong tr-ờng hợp phạm nhiều tội mức tối đa của tù có thời hạn là 30 năm (Điều 50) Đây là quy định mới so với Bộ luật hình sự 1985 Bộ luật hình sự 1985 quy định dù một ng-ời có phạm nhiều tội nh-ng đều bị xét xử trong một bản án thì mức hình phạt tù tối đa đối với ng-ời ấy cũng không đ-ợc quá 20 năm Việc quy

định nh- vậy đã không thể hiện đ-ợc nguyên tắc công bằng trong quyết định hình phạt và không đem lại tác dụng đấu tranh phòng ngừa tội phạm

Bộ luật hình sự 1999 quy định thời hạn tù cụ thể đối với từng cấu thành tội phạm cụ thể Mức tối thiểu và tối đa đối với hình phạt tù có thời hạn

đ-ợc quy định trong các điều luật và trong từng khung hình phạt cụ thể không hoàn toàn giống với mức tối thiểu và mức tối đa đ-ợc quy định cho loại hình phạt này mà tùy thuộc vào từng tội phạm, từng tr-ờng hợp phạm tội cụ thể mà Nhà n-ớc quy định mức tối đa và tối thiểu cho phù hợp

Có tội phạm chỉ quy định mức tối thiểu là ba tháng và mức tối đa là hai năm, nh-ng có tội phạm phải quy định mức tối thiểu là m-ời năm và mức tối đa là hai m-ơi năm Nếu khung hình phạt quy định mức tối thiểu là cao hơn ba tháng tù thì khi quyết định hình phạt Tòa án có thể tuyên phạt bị cáo d-ới mức tối thiểu của khung hình phạt nh-ng không đ-ợc xuống d-ới ba tháng tù

Ng-ời bị kết án Tòa án áp dụng hình phạt tù có thời hạn nếu tr-ớc đó

họ đã bị tam giữ hoặc tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam đ-ợc trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ một ngày tạm giữ bằng một ngày tù

So với Bộ luật hình sự 1985 thì Bộ luật hình sự 1999 quy định đầy đủ hơn Trong Bộ luật hình sự 1985 quy định thời hạn tạm giam đ-ợc trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, do đó thực tiễn xét xử có Tòa trừ cả thời gian tạm giữ, có Tòa chỉ trừ thời gian tạm giam, có Tòa lại tính thời gian chấp hành hình phạt tù từ ngày bị bắt đến khi thi hành Lại có tr-ờng hợp ng-ời phạm tội

Trang 28

bị bắt giữ, tạm giam nhiều lần nh-ng khi quyết định hình phạt Tòa án chỉ tính

từ ngày bị bắt cuối cùng Việc t-ớc tự do của ng-ời phạm tội và bắt buộc họ cải tạo là nhằm mục đích giáo dục họ trở thành ng-ời có ích cho xã hội đồng thời nhằm mục đích phòng ngừa chung Tuy nhiên, việc cách ly ng-ời phạm tội một mặt giữ để ng-ời phạm tội không gây nguy hại và thiệt hại cho đối t-ợng

mà luật hình sự bảo vệ nh-ng việc hạn chế lâu dài các chức năng xã hội bình th-ờng của một con ng-ời lại gây ra những yếu tố tiêu cực cho ng-ời bị kết án

Thực tiễn thi hành án phạt tù giam cho thấy việc cách ly và hạn chế tự

do đối với ng-ời bị kết án đã làm cho các chức năng xã hội bình th-ờng của một con ng-ời bị tê liệt, các thói quen xã hội có ích nh- học tập, quan hệ gia

đình, xã hội, bạn bè bị ảnh h-ởng Và chính điều đó gây trở ngại cho ng-ời

bị kết án khi thi hành xong bản án khôi phục lại các quan hệ xã hội bình th-ờng đó Chính vì vậy mà lý luận luật hình sự xã hội chủ nghĩa cũng nh- thực tiễn đấu tranh chống tội phạm ở n-ớc ta đã đi đến một điều khẳng định là: trong những tr-ờng hợp, khi mà mục đích của hình phạt vẫn có thể đạt

đ-ợc mà không cần đến việc phải cách ly ng-ời phạm tội ra khỏi môi tr-ờng sống bình th-ờng của xã hội thì cần áp dụng các hình phạt không phải hình phạt tù Trong Bộ luật hình sự n-ớc ta quy tắc đó đ-ợc thể hiện bằng việc đ-a

ra quy tắc ở phần chung, cho phép Tòa có thể chuyển sang một hình phạt thuộc loại nhẹ hơn (Điều 47) hoặc quy định các chế tài lựa chọn ở phần các tội phạm của Bộ luật hình sự, trong đó bên cạnh hình phạt tù có thời hạn còn quy định các hình phạt khác không phải là tù Hạn chế những mặt phản tác dụng của hình phạt tù cũng là lý do của việc không ngừng bổ sung các hình phạt khác có khả năng thay thế hình phạt tù

Có thể đ-a ra khái quát khái niệm về hình phạt tù có thời hạn: Tù có

thời hạn là việc bắt buộc ng-ời bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời hạn nhất định nhằm giáo dục, cải tạo ng-ời phạm tội,

đảm bảo công lý, công bằng xã hội Tù có thời hạn đối với ng-ời phạm một tội

có mức tối thiểu là ba tháng, mức tối đa là hai m-ơi năm

Trang 29

Ng-ời ch-a thành niên là ng-ời ch-a phát triển đầy đủ về thể chất, tâm sinh lí, ch-a thể nhận thức đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện Nhận thức của họ th-ờng non nớt, thiếu chính chắn và đặc biệt

họ dễ bị kích động, lôi kéo bởi những ng-ời xung quanh, nếu không đ-ợc chăm sóc giáo dục chu đáo, người chưa thành niên dễ bị ảnh hưởng thói hư tật xấu… Những đặc điểm trên khiến ng-ời ch-a thành niên dễ có nguy cơ thực hiện tội phạm nếu họ sống trong một môi tr-ờng xã hội không lành mạnh, tỷ lệ tội phạm cao Bên cạnh đó, ng-ời ch-a thành niên cũng là ng-ời dễ uốn nắn, cải tạo, dễ thích nghi với cuộc sống nên việc giáo dục, cải tạo ng-ời ch-a thành niên th-ờng

dễ dàng hơn so với ng-ời đã thành niên, đạt hiệu quả của hình phạt cao hơn

Theo quy định của Bộ luật hình sự thì hình phạt nặng nhất có thể áp dụng

đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội là hình phạt tù có thời hạn Điều 69 Bộ luật hình sự quy định: "Khi áp dụng hình phạt đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội cần hạn chế áp dụng hình phạt tù Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho ng-ời ch-a thành niên h-ởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với ng-ời đã thành niên phạm tội t-ơng ứng" [32]

Nh- đã phân tích ở trên thì tù có thời hạn là loại hình phạt t-ớc tự do của ng-ời bị kết án, buộc họ phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong một khoảng thời gian nhất định, cách ly họ khỏi cuộc sống xã hội Hình phạt tù có thời hạn có thể đ-ợc áp dụng cho ng-ời phạm tội từ ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng cho đến tội đặc biệt nghiêm trọng Tuy nhiên, xuất phát từ nguyên tắc xử lý đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội là nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân

có ích cho xã hội và hạn chế áp dụng loại và mức hình phạt tù đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội Điều 74 Bộ luật hình sự quy định ng-ời ch-a thành niên phạm tội chỉ bị phạt tù có thời hạn theo quy định sau đây:

+ Đối với ng-ời ch-a thành niên từ đủ 16 tuổi đến d-ới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật áp dụng có quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử

Trang 30

hình thì mức hình phạt cao nhất đ-ợc áp dụng không quá 18 năm tù, nếu tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất đ-ợc áp dụng không quá 3/4 mức phạt tù

mà điều luật quy định;

+ Đối với ng-ời đủ 14 tuổi đến d-ới 16 tuổi khi phạm tội nếu điều luật

đ-ợc áp dụng có quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất đ-ợc áp dụng không quá 12 năm tù, nếu tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất đ-ợc áp dụng không quá 1/2 mức phạt tù mà điều luật quy định

Mức xử phạt tù tối thiểu áp dụng đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội đ-ợc áp dụng theo quy định tại Điều 33 Bộ luật hình sự

Từ những phân tích nêu trên có thể khái quát khái niệm hình phạt tù có

thời hạn áp dụng đối với ng-ời ch-a thành niên nh- sau: Tù có thời hạn áp

dụng đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội là việc bắt buộc ng-ời từ đủ 14 tuổi đến d-ới 18 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đ-ợc quy định trong Bộ luật hình sự phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời gian nhất định nhằm giáo dục cải tạo ng-ời ch-a thành niên phạm tội, đảm bảo công lý, công bằng xã hội Tù có thời hạn áp dụng đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội có mức tối thiểu là 3 tháng, mức tối đa là không quá 3/4 (đối với ng-ời ch-a thành niên từ đủ 16 tuổi đến d-ới 18 tuổi khi phạm tội) hoặc 1/2 (đối với ng-ời ch-a thành niên từ đủ 14 tuổi đến d-ới 16 tuổi khi phạm tội) mức phạt tù mà điều luật quy định.

1.2.2 Mục đích của hình phạt tù có thời hạn áp dụng với ng-ời ch-a thành niên phạm tội

Mục đích của hình phạt là vấn đề quan trọng trong luật hình sự Mục

đích của hình phạt là cơ sở để nhà làm luật quy định về từng loại hình phạt, hệ thống hình phạt cũng nh- quyết định hình phạt trong luật Mặt khác nó cũng

là cơ sở để nhà làm luật áp dụng trên thực tế Tuy nhiên, cho đến nay, mục

đích của hình phạt vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi Tù có thời hạn là một trong những hình phạt điển hình nhất và là hình phạt chính thuộc hệ thống hình phạt

Trang 31

vì vậy mục đích của nó cũng chính là mục đích của hình phạt do đó để tìm hiểu mục đích của hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội nói riêng thì tr-ớc hết cần tìm hiểu về mục đích của hình phạt nói chung

Trong luật hình sự Việt Nam hình phạt đ-ợc quan niệm là công cụ, ph-ơng tiện đấu tranh, phòng chống tội phạm, là công cụ bảo đảm phát huy dân chủ Nh-ng vai trò của hình phạt đ-ợc phát huy đến mức nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, khách quan cũng nh- chủ quan Tuy nhiên, xét về bản chất hình phạt thực chất là một biện pháp c-ỡng chế của Nhà n-ớc đ-ợc

áp dụng đối với ng-ời phạm tội, mà nội dung của nó là t-ớc bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của ng-ời phạm tội Nh- vậy, nội dung của hình phạt bao giờ cũng mang tính chất trừng trị nh-ng mục đích của hình phạt là gì? có phải là trừng trị hay không? Đó là điều hiện nay về lý luận còn nhiều ý kiến tranh cãi, nhiều quan điểm ch-a thống nhất

Phần lớn các nhà luật học cho rằng mục đích của hình phạt là giáo dục cải tạo ng-ời phạm tội để họ trở thành ng-ời l-ơng thiện, có ích cho xã hội, có

ý thức tuân thủ pháp luật Còn trừng trị chỉ là biện pháp để đạt đ-ợc mục đích giáo dục, cải tạo và phòng ngừa tội phạm Một số khác lại cho rằng bên cạnh mục đích phòng ngừa tội phạm mục đích của hình phạt còn bao gồm cả yếu tố trừng trị, giáo dục và cải tạo Một số tác giả với quan điểm nghiêng về trấn áp hình sự lại coi mục đích của hình phạt chỉ là trừng trị, lại có quan điểm nghiêng về đạo đức coi mục đích của hình phạt chỉ là giáo dục và cải tạo

Tuy nhiên, theo Điều 27 Bộ luật hình sự, hình phạt không chỉ nhằm trừng trị ng-ời phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành ng-ời có ích cho xã hội,

có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới Hình phạt còn nhằm giáo dục ng-ời khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm Quan niệm này chẳng những khẳng định một cách dứt khoát trừng trị là một trong những mục

Trang 32

đích của hình phạt mà còn nhấn mạnh trừng trị là một yếu tố quan trọng không thể phủ nhận

Thế nh-ng, xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự và d-ới góc độ xây dựng nhà n-ớc pháp quyền ta thấy rằng trừng trị không phải là mục đích của hình phạt mà chỉ là bản chất chủ yếu và là thuộc tính cơ bản nhất của hình phạt vì nếu không có yếu tố trừng trị mà chỉ có yếu tố giáo dục

đơn thuần thì hình phạt nói riêng sẽ mất đi nội dung của nó Còn nếu nh- chỉ thừa nhận giáo dục, cải tạo ng-ời phạm tội là mục đích thì sẽ không lý giải

đ-ợc vì sao trong hệ thống hình phạt của ta có hình phạt tử hình - loại hình phạt triệt tiêu mọi khả năng, giáo dục, cải tạo ng-ời phạm tội và tại sao đối với tội phạm do vô ý vẫn có những hình phạt nghiêm khắc nh- tù có thời hạn, tù chung thân

Nh- vậy cả trừng trị và cải tạo, giáo dục ng-ời phạm tội đều không thể

là mục đích cuối cùng của hình phạt Hình phạt bản chất của nó là biện pháp c-ỡng chế của Nhà n-ớc, của xã hội, thể hiện phản ứng của Nhà n-ớc, xã hội

đối với hành vi nguy hiểm cho sự tồn tại của xã hội luôn có tính chất trừng trị Trừng trị vừa là thuộc tính, vừa là nội dung, vừa là ph-ơng thức thực hiện hình phạt Không có trừng trị thì không có hình phạt Trừng trị là thuộc tính của hình phạt ở bất kỳ xã hội nào Nh-ng c-ỡng chế của Nhà n-ớc trong hình phạt không chỉ có tính chất trừng trị vì nếu hình phạt chỉ nhằm mục đích trừng trị ng-ời phạm tội thì có nghĩa là mới chỉ dừng ở mức độ nêu ra ph-ơng thức đấu tranh với tội phạm mà ch-a giải quyết đ-ợc vấn đề cơ bản đó là ph-ơng thức

đấu tranh đó h-ớng đến mục đích gì

Chính vì vậy tính chất chủ yếu trong mục đích của hình phạt không chỉ mang tính chất trừng trị mà nó đồng thời còn có ý nghĩa cải tảo đối với ng-ời phạm tội Chính tính chất trừng trị của hình phạt đã răn đe ng-ời phạm tội, tác

động vào t- t-ởng, ý thức ng-ời phạm tội để họ nhận ra sai lầm của mình, sửa chữa, cải tạo mình trở thành công dân có ích cho xã hội, có ý thức tôn trọng

Trang 33

pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, hạn chế hoặc loại trừ điều kiện phạm tội lại của ng-ời phạm tội Cải tạo, do vậy cũng là thuộc tính của hình phạt Mặt khác cải tạo cũng là nội dung, là ph-ơng thức thực hiện hình phạt Trừng trị với tính cách là ph-ơng thức thực hiện hình phạt, chính là biện pháp, ph-ơng thức để hình phạt đạt đ-ợc mục đích

Vai trò của luật hình sự nói chung và hình phạt nói riêng là đảm bảo các điều kiện cần thiết mà tr-ớc hết là trật tự xã hội để xã hội tồn tại và phát triển Vai trò này của hình phạt đã xác định mục đích của nó là nhằm góp phục hồi lại công lý - sự công bằng cho xã hội Đó chính là mục đích chính của hình phạt

Tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về mục đích của hình phạt nh-ng tóm lại mục đích chính của hình phạt đó là góp phần phục hồi lại công lý; cải tạo giáo dục những ng-ời bị kết án, đồng thời ngăn ngừa họ phạm tội mới - ngăn ngừa riêng; góp phần giáo dục các thành viên khác trong xã hội ý thức tôn trọng, tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật - ngăn ngừa chung; và mục đích cuối cùng đó là hỗ trợ cho cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm

Qua việc nghiên cứu về mục đích của hình phạt nói chung, chúng tôi thấy rằng hình phạt tù có thời hạn đ-ợc áp dụng với ng-ời ch-a thành niên phạm tội cũng mang đầy đủ các mục đích của hình phạt nói chung Tuy nhiên, với đối t-ợng phải chịu hình phạt là ng-ời ch-a thành niên phạm tội có nhiều

đặc điểm về tâm sinh lý khác so với đối t-ợng là ng-ời đã thành niên vì vậy mục đích của hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội cũng mang những đặc điểm đặc tr-ng riêng

Tr-ớc hết căn cứ vào độ tuổi của ng-ời ch-a thành niên ta thấy họ là những ng-ời đang ở lứa tuổi phát triển về mọi mặt, là lứa tuổi ch-a có khả năng nhận thức, ch-a có đủ kinh nghiệm trong cuộc sống, quá trình nhận thức còn hạn chế, chủ quan nông cạn trong đánh giá, phân tích hay nhìn nhận tình hình thực tế, dễ bị tác động bởi các yếu tố của môi tr-ờng sống Mặt khác, ở

Trang 34

lứa tuổi này các em lại ham thích khai thác những cái mới lạ, thích mạo hiểm

và muốn khẳng định mình do đó dễ bị lôi kéo, dụ dỗ thực hiện những hành vi nguy hiểm cho xã hội Do đó hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với họ mục

đích quan trọng không phải là trừng trị mà thông qua trừng trị tác động vào t- t-ởng, ý thức của họ để giúp cho ng-ời ch-a thành niên phạm tội nhận rõ đ-ợc sai lầm của mình khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, từ đó làm cơ sở cho việc giáo dục, cải tạo họ không trở lại con đ-ờng phạm tội, để họ trở thành công dân có ích cho xã hội, có ý thức tôn trọng pháp luật và các quy tắc của cuộc sống Đây là mục đích cao cả mang tính chất nhân đạo khi áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội

Tuy nhiên, khi áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với ng-ời ch-a thành niên nếu chỉ chú ý đến mục đích giáo dục cải tạo thì ch-a đủ vì hình phạt tù có thời hạn là việc bắt buộc ng-ời bị kết án phải chấp hành hình phạt trong trại giam trong một thời gian nhất định Do đó xét về nội dung thì hình phạt này nhằm t-ớc quyền tự do của ng-ời ch-a thành niên phạm tội trong một thời gian nhất định, họ bị cách ly khỏi xã hội, phải lao động cải tạo trong trại giam d-ới sự quản lý và giám sát của lực l-ợng cảnh sát Chính vì vậy trừng trị là mục đích mang tính tự nhiên của hình phạt này Mục đích đó không nhằm trả thù mà tr-ớc hết là thể hiện sự lên án, thái độ nghiêm khắc của Nhà n-ớc, của xã hội đối với ng-ời phạm tội khi họ thực hiện tội phạm Thái độ lên án này biểu hiện cụ thể bằng việc dựa vào các căn cứ nh- các quy

định của Bộ luật hình sự, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân ng-ời phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình

sự mà Tòa án tuyên cho bị cáo hình phạt tù có thời hạn với thời gian chấp hành hình phạt bao lâu, t-ơng xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành

vi phạm tội

Mục đích trừng trị và cải tạo ng-ời phạm tội của hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Không thể nói đến cải tạo, giáo dục ng-ời phạm tội nếu nh- hình

Trang 35

phạt trừng trị không t-ơng xứng với tội họ gây ra Ngoài mục đích phòng ngừa riêng đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội bị kết án, đã chấp hành xong hình phạt Hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội còn nhằm tác động lên những công dân khác mà đặc biệt là những ng-ời ch-a thành niên khác trong xã hội đang có những biểu hiện, ý định đi vào con đ-ờng phạm tội từ bỏ ý định phạm tội, tự giác tuân thủ pháp luật

Nói tóm lại, ng-ời ch-a thành niên phạm tội với những đặc điểm về tâm sinh lý khác so với ng-ời đã thành niên do vậy việc áp dụng hình phạt tù

có thời hạn đối với họ mục đích quan trọng nhất là nhằm giáo dục, cải tạo ng-ời ch-a thành niên phạm tội đồng thời ngăn ngừa họ phạm tội mới, giáo dục những ng-ời ch-a thành niên khác trong xã hội có ý thức tuân thủ pháp luật góp phần vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm do ng-ời ch-a thành niên thực hiện

1.2.3 Điều kiện áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội

Tù có thời hạn là hình phạt phổ biến nhất có mặt ở đa số các tội phạm

đ-ợc quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự và là hình phạt nghiêm khắc nhất có thể áp dụng đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội Hình phạt này nhằm t-ớc quyền tự do của ng-ời bị kết án trong một thời gian nhất định, buộc họ phải lao động, cải tạo trong trại giam theo chế độ cải tạo

do pháp luật quy định

Hình phạt tù có thời hạn thực chất là hình phạt giam ng-ời bị kết án trong trại giam một thời gian nhất định để họ không thể tiếp tục phạm tội mới hoặc gây nguy hại cho xã hội Nh-ng, hình phạt tù giam có những hạn chế nhất định: làm cho ng-ời bị kết án mất đi những thói quen có ích đối với bản thân nh- lao động, học tập, những quan hệ xã hội, quan hệ gia đình… mà gây cho ng-ời bị kết án, sau khi chấp hành xong hình phạt phải mất một thời gian nhất định mới khôi phục đ-ợc các thói quen này Chính vì vậy chỉ có thể đ-ợc

Trang 36

áp dụng đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội trong tr-ờng hợp thật cần thiết khi mà việc áp dụng các hình phạt khác nhẹ hơn đối với họ nh- phạt tiền, cải tạo không giam giữ không có ý nghĩa về mặt giáo dục, cải tạo và cần phải t-ớc quyền tự do của họ trong một thời gian để họ nhận thức đ-ợc mức độ sai lầm của mình do việc thực hiện hành vi phạm tội Trong tr-ờng hợp mục đích của hình phạt vẫn đạt đ-ợc mà không cần phải cách ly ng-ời phạm tội khỏi môi tr-ờng xã hội thì áp dụng hình phạt khác mà không cần áp dụng hình phạt

đứng ở đuôi xe, Nguyễn Tiến Hiển đứng ở đầu xe, dùng gạch đập, ném vào

ôtô làm vỡ đèn xi nhan hậu, lõm s-ờn xe, nóc xe, vỡ kính chắn gió phía tr-ớc gây thiệt hại 5.900.000đ Sau khu vụ án đ-ợc phát hiện, ông Trần Văn Hậu (bố của Trần Văn Hiển), bà Nguyễn Thị Nghĩa (mẹ của Nguyễn Tiến Hiển) đã

tự nguyện nộp tiền bồi th-ờng cho Công ty cổ phần Mai Linh Đông Đô Công

ty không có yêu cầu gì về dân sự Tại bản cáo trạng số 80/KSĐT ngày 28/5/2009, Viện kiểm sát nhân dân huyện Thanh Trì truy tố Trần Văn Hiển, Nguyễn Tiến Hiển về tội " hủy hoại tài sản" theo khoản 1 Điều 143 Bộ luật hình sự Tại bản án số 82/2009/HSST ngày 24/6/2009 Tòa án nhân dân huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội áp dụng khoản 1 Điều 143; điểm b, p, h khoản 1,

Trang 37

khoản 2 Điều 46; Điều 69, Điều 74 - Bộ luật hình sự đối với bị cáo Trần Văn Hiển; áp dụng khoản 1 Điều 143 điểm h, p khoản 1, khoản 2 Điều 146; khoản 1, khoản 2 Điều 60 Bộ luật hình sự đối với bị cáo Nguyễn Tiến Hiển Xử phạt: Trần Văn Hiển 07 tháng tù, Nguyễn Tiến Hiển 10 tháng tù cho h-ởng án treo, thời hạn thử thách 20 tháng kể từ ngày tuyên án Giao bị cáo Nguyễn Tiến Hiển cho ủy ban nhân dân xã Vĩnh Quỳnh - Thanh Trì - Hà Nội giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách

Trong vụ án này, bị cáo Trần Văn Hiển khi phạm tội vẫn còn đang ở lứa tuổi vị thành niên, ch-a có tiền án, tiền sự Tài sản bị phá hoại đã đ-ợc bố của Trần Văn Hiển và mẹ của Nguyễn Tiến Hiển bồi th-ờng cho công ty Mai Linh Đông Đô, công ty cũng không có yêu cầu gì về dân sự Việc áp dụng hình phạt tù đối với bị cáo Trần Văn Hiển là nặng có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn là cảnh cáo hoặc cải tạo không giam giữ cũng đủ tác dụng giáo dục các bị cáo và đảm bảo đ-ợc yêu cầu phòng ngừa chung

Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm và quá trình xét xử cho thấy, hình phạt tù có thời hạn th-ờng đ-ợc áp dụng đối với ng-ời phạm tội nghiêm trọng, hoặc tội ít nghiêm trọng nh-ng có nhân thân xấu, hoặc phạm tội ít nghiêm trọng nh-ng có tình tiết định khung tăng nặng trong cấu thành tội phạm hoặc ng-ời phạm tội đã gây ra hậu quả t-ơng đối lớn cho xã hội, hoặc phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, mang tính chất vụ lợi cao, hoặc người phạm tội thuộc loại tái phạm, tái phạm nguy hiểm… mà không thể áp dụng hình phạt khác nhẹ hơn đ-ợc, và cần phải áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với họ Đối với ng-ời ch-a thành niên thì hình phạt tù có thời hạn chỉ

có thể áp dụng đối với những tr-ờng hợp ng-ời ch-a thành niên phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng, có nhân thân và môi tr-ờng sống xấu, đòi hỏi phải cách ly khỏi môi tr-ờng sống hàng ngày trong một thời gian nhất định

Ví dụ: Ngày 22/9/2011, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét

xử sơ thẩm Nguyễn Văn D-ơng (17 tuổi) ngụ tại thành phố Vũng Tàu mức án

Trang 38

18 năm tù (mức án dành cho ng-ời ch-a thành niên) về các tội "hiếp dâm",

"giết ng-ời", "c-ớp tài sản" Theo cáo trạng Nguyễn Văn D-ơng và Bùi Thị Thùy Dung thuê nhà ở Ph-ờng Tân Tạo, quận Bình Tân để đi làm công nhân

ở cùng với vợ chồng D-ơng có Nguyễn Thị út Sang (dì ruột của Dung) và Bùi Thị Thùy Oanh (em ruột của Dung) Sáng 19/10/2010, Dung kêu D-ơng dậy

đi làm nh-ng D-ơng lấy cớ mệt nằm ngủ tiếp Thấy vậy, chị Sang cằn nhằn việc D-ơng hay nghỉ làm Đến khoảng 6giờ cùng ngày, D-ơng nghe tiếng dội n-ớc trong nhà tắm liền thức dậy nằm trên gác và lén nhìn qua khe hở miệng ván sàn thì thấy chị Sang đang tắm nên nảy sinh ý định hiếp dâm dì vợ Sau

đó, D-ơng đi xuống cầu thang lấy con dao đứng chờ sẵn tr-ớc nhà vệ sinh, khi chị Sang vừa đi ra thì y kê dao vào cổ hỏi " Bà chửi tui cái gì?" Chị Sang hoảng sợ bỏ chạy, D-ơng đuổi theo vật xuống nền nhà bóp cổ đến khi chị Sang nằm bất động Không dừng ở đó D-ơng thực hiện hành vi đồi bại với nạn nhân Lúc sau chị Sang tỉnh dậy phát hiện, tiếp tục chửi mắng D-ơng, D-ơng lao đến bóp cổ nạn nhân cho đến chết Sợ mọi ng-ời phát hiện, D-ơng

đã đem bỏ xác chị Sang vào thùng xốp to, lấy hết nữ trang của nạn nhân vừa c-ớp đ-ợc mang đi bán đ-ợc 1,3 triệu đồng rồi thuê xe ba gác chở thùng xốp

ra bến xe đón xe về miền Tây Với những hành vi rất dã man và tàn bạo, phạm nhiều tội, không còn tính ng-ời nh-ng khi phạm tội bị cáo ch-a tròn 18 tuổi nên cần áp dụng hình phạt cao nhất đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội

Nói tóm lại, xuất phát từ nguyên tắc xử lý đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh trở thành công dân có ích cho xã hội Việc truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt đối với họ chỉ trong tr-ờng hợp thực sự cần thiết

và phải xem xét đến khả năng điều khiển hành vi của họ, nguyên nhân và điều kiện phạm tội Thêm vào đó, tù có thời hạn là hình phạt mang tính nghiêm khắc nhất, t-ớc quyền tự do của ng-ời bị kết án có thể đ-ợc áp dụng đối với ng-ời ch-a thành niên Chính vì vậy hình phạt này chỉ có thể đ-ợc áp dụng

đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội trong tr-ờng hợp thật cần thiết khi mà

Trang 39

việc áp dụng các hình phạt khác nhẹ hơn đối với họ nh- cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ không có ý nghĩa về mặt giáo dục, cải tạo và cần phải t-ớc quyền tự do của họ trong một thời gian để họ nhận thức đ-ợc mức độ sai lầm của mình do việc thực hiện hành vi phạm tội

1.3 Pháp luật hình sự một số n-ớc về hình phạt tù có thời hạn áp dụng với ng-ời ch-a thành niên phạm tội

Tình trạng ng-ời ch-a thành niên phạm tội đã và đang là vấn đề mà tất cả các n-ớc trên thế giới đang quan tâm Xuất phát từ nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu, trong pháp luật của hầu hết các quốc gia đều đ-a ra những khuyến nghị, những biện pháp hữu hiệu để xử

lý nhằm giảm thiểu tình trạng ng-ời ch-a thành niên phạm tội Tuy nhiên ở mỗi quốc gia lại có thái độ và cách xử lý vấn đề này một cách khác nhau phụ thuộc vào lịch sử, văn hóa và đặc điểm của mỗi quốc gia

ở cộng hòa Pháp vấn đề trách nhiệm hình sự của ng-ời ch-a thành niên đ-ợc quy định trong Bộ luật hình sự 1980 Bộ luật này quy định mức tối

đa của lứa tuổi thành niên là 16 tuổi sau tăng lên 18 tuổi theo luật ngày 12/4/1906 Pháp lệnh năm 1945 quy định trẻ em d-ới 13 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với bất kỳ hành vi trái pháp luật nào do họ thực hiện,

họ chỉ có thể bị chịu các biện pháp giáo dục Đối với những ng-ời từ 13 tuổi

đến d-ới 18 tuổi về nguyên tắc họ cũng chỉ có thể phải chịu những biện pháp giáo dục phòng ngừa hoặc giám sát, tuy nhiên khi căn cứ vào các tình tiết tội phạm và nhân thân ng-ời phạm tội họ có thể phải chịu hình phạt tù hoặc phạt tiền nh-ng đối với ng-ời từ đủ 13 tuổi đến 16 tuổi thì đ-ợc bắt buộc áp dụng chế độ giảm nhẹ, còn độ tuổi từ 16 tuổi đến d-ới 18 tuổi thì vấn đề áp dụng chế độ giảm nhẹ là tùy nghi Theo Bộ luật hình sự Pháp năm 1994 không có

sự sửa đổi gì so với Pháp lệnh năm 1945 Theo bộ luật này những ng-ời ch-a thành niên nhận thức hành vi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với các tội nghiêm trọng, các tội ít nghiêm trọng hoặc các tội phạm nhỏ sẽ đ-ợc bảo vệ,

Trang 40

giúp đỡ giám sát và giáo dục theo các điều kiện đ-ợc quy định trong một đạo luật riêng Những biện pháp giáo dục có thể đ-ợc tuyên đối với ng-ời ch-a thành niên từ 10 đến 18 tuổi, quy định hình phạt đối với ng-ời ch-a thành niên

từ 13 đến 18 tuổi Về vấn đề áp dụng hình phạt t-ớc tự do theo Điều 20-2 khoản 1 Pháp lệnh năm 1945 quy định các tòa án khi tuyên hình phạt t-ớc tự

do đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội từ 13 tuổi trở lên thì mức hình phạt bao giờ cũng nhẹ hơn so với ng-ời đã thành niên phạm tội, cụ thể: nếu hình phạt phải chịu là tù chung thân đối với tội đại hình thì hình phạt tù tuyên đối với ng-ời ch-a thành niên không v-ợt quá 20 năm Nếu liên quan tới hình phạt tù có thời hạn thì hình phạt áp dụng đối với ng-ời ch-a thành niên chỉ cao nhất bằng 1/2 mức hình phạt so với mức hình phạt áp dụng đối với ng-ời

đã thành niên phạm cùng loại tội và trong tr-ờng hợp các tình tiết khác là t-ơng đ-ơng

Theo Bộ luật hình sự Nga quy định độ tuổi bắt đầu phải chịu trách nhiệm hình sự là từ đủ 14 tuổi đối với một số tội phạm nhất định (khoản 2

Điều 20 Bộ luật hình sự Liên bang Nga) Ng-ời từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tất cả các tội phạm Bộ luật hình sự Nga cũng quy định hai loại hình phạt mang tính t-ớc tự do bao gồm phạt giam và tù có thời hạn Phạt giam đ-ợc quyết định đối với ng-ời bị kết án ch-a thành niên đủ 16 tuổi khi tuyên án, thời hạn từ 1 đến 4 tháng Phạt tù đ-ợc quyết định đối với ng-ời

bị kết án ch-a thành niên với thời hạn không quá 10 năm và đ-ợc chấp hành nh- sau: ng-ời ch-a thành niên nam giới lần đầu bị kết án tù và ng-ời ch-a thành niên nữ giới, tại trại giáo dục chế độ chung; ng-ời ch-a thành niên nam giới tr-ớc đã bị kết án tù thì chấp hành tại trại giáo dục chế độ nghiêm ngặt

Theo Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là 14 tuổi, trẻ em d-ới 14 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp khác đ-ợc quy định trong Luật trợ giúp xã hội đối với thanh thiếu niên Ng-ời ch-a thành niên từ 14 tuổi đến

Ngày đăng: 25/03/2015, 14:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Mai Bộ (2001), "Một số ý kiến về chính sách hình sự đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội trong Bộ luật hình sự năm 1999", Nhà n-ớc và pháp luật, (4), tr. 20-27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số ý kiến về chính sách hình sự đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội trong Bộ luật hình sự năm 1999
Tác giả: Nguyễn Mai Bộ
Năm: 2001
2. Bộ Công an (1998), Thông t- số 07/1998/TT-BCA ngày 3/12 h-ớng dẫn thi hành một số quy định của quy chế cơ sở giáo dục ban hành kèm theo Nghị định 32/CP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông t- số 07/1998/TT-BCA ngày 3/12 h-ớng dẫn thi hành một số quy định của quy chế cơ sở giáo dục ban hành kèm theo Nghị định 32/CP
Tác giả: Bộ Công an
Năm: 1998
3. Bộ Công an (1998), Thông t- số 08/1998/TT-BCA ngày 3/12 h-ớng dẫn thi hành một số quy định của quy chế về tr-ờng giáo d-ỡng ban hành kèm theo Nghị định 32/CP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông t- số 08/1998/TT-BCA ngày 3/12 h-ớng dẫn thi hành một số quy định của quy chế về tr-ờng giáo d-ỡng ban hành kèm theo Nghị định 32/CP
Tác giả: Bộ Công an
Năm: 1998
4. Bộ Công an (2000), Từ điển Bách khoa Công an nhân dân, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Bách khoa Công an nhân dân
Tác giả: Bộ Công an
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2000
5. Lê Cảm (Chủ biên) (1999), Giáo trình Luật hình sự phần chung, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật hình sự phần chung
Tác giả: Lê Cảm (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
6. Lê Cảm (2000), "Hình phạt và biện pháp t- pháp trong Luật hình sự", Dân chủ và pháp luật, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình phạt và biện pháp t- pháp trong Luật hình sự
Tác giả: Lê Cảm
Năm: 2000
7. Lê Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự
Tác giả: Lê Cảm
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2005
9. Chính phủ (1967), Quyết định số 217 ngày 18/12 của Thủ t-ớng Chính phủ về việc tổ chức lại các tr-ờng giáo dục thiếu niên h-, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 217 ngày 18/12 của Thủ t-ớng Chính phủ về việc tổ chức lại các tr-ờng giáo dục thiếu niên h-
Tác giả: Chính phủ
Năm: 1967
10. Chính phủ (2000), Nghị định số 59/2000/NĐ-CP ngày 30/10 quy định về việc thi hành biện pháp giáo dục tại xã, ph-ờng, thị trấn đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 59/2000/NĐ-CP ngày 30/10 quy định về việc thi hành biện pháp giáo dục tại xã, ph-ờng, thị trấn đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2000
11. Chính phủ (2000), Nghị định số 61/2000/NĐ-CP ngày 30/10 quy định thi hành hình phạt tù cho h-ởng án treo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 61/2000/NĐ-CP ngày 30/10 quy định thi hành hình phạt tù cho h-ởng án treo
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2000
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49 NQ/TW ngày 2/6 của Bộ Chính trị về Chiến l-ợc cải cách t- pháp đến năm 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 49 NQ/TW ngày 2/6 của Bộ Chính trị về Chiến l-ợc cải cách t- pháp đến năm 2020
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2005
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Nghị quyết số 48 NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về chiến l-ợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định h-ớng đến năm 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 48 NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về chiến l-ợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định h-ớng đến năm 2020
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2006
15. Đỗ Đức Hồng Hà (2007), "So sánh hệ thống hình phạt theo quy định của Luật hình sự Việt Nam với hệ thống hình phạt theo quy định của Luật hình sự Thụy Điển", Nhà n-ớc và pháp luật, (5), tr. 51 -53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh hệ thống hình phạt theo quy định của Luật hình sự Việt Nam với hệ thống hình phạt theo quy định của Luật hình sự Thụy Điển
Tác giả: Đỗ Đức Hồng Hà
Năm: 2007
16. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2007), Trách nhiệm hình sự của ng-ời ch-a thành niên phạm tội theo Bộ luật hình sự hiện hành, Luận văn thạc sĩ Luật học, Viện Nhà n-ớc và Pháp luật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm hình sự của ng-ời ch-a thành niên phạm tội theo Bộ luật hình sự hiện hành
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Năm: 2007
17. Đào Tú Hoa (2006), Hình phạt tù trong Luật hình sự Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học, Viện Nhà n-ớc và Pháp luật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình phạt tù trong Luật hình sự Việt Nam những vấn "đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Đào Tú Hoa
Năm: 2006
18. Học viện Cảnh sát nhân dân (2007), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung)
Tác giả: Học viện Cảnh sát nhân dân
Năm: 2007
19. Phạm Mạnh Hùng (2007), "Bàn về trách nhiệm hình sự đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam", Kiểm sát, (6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về trách nhiệm hình sự đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam
Tác giả: Phạm Mạnh Hùng
Năm: 2007
20. Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội (1999), Giáo trình Tội phạm học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tội phạm học
Tác giả: Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
21. Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội (2007), Giáo trình Luật hình sự phần chung, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật hình sự phần chung
Tác giả: Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2007
22. Hoàng Thị Liên (2000), "Trách nhiệm hình sự của ng-ời ch-a thành niên phạm tội", Kiểm sát, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm hình sự của ng-ời ch-a thành niên phạm tội
Tác giả: Hoàng Thị Liên
Năm: 2000

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1: Thống kê số l-ợng bị cáo là ng-ời ch-a thành niên   đã bị xét xử từ 2007 đến năm 2010 - Hình phạt từ có thời hạn áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo Luật hình sự Việt Nam
Bảng 3.1 Thống kê số l-ợng bị cáo là ng-ời ch-a thành niên đã bị xét xử từ 2007 đến năm 2010 (Trang 68)
Bảng 3.2: Cơ cấu hình phạt áp dụng đối với ng-ời ch-a thành niên   phạm tội từ 1/10/2006 đến năm 30/9/2010 - Hình phạt từ có thời hạn áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo Luật hình sự Việt Nam
Bảng 3.2 Cơ cấu hình phạt áp dụng đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội từ 1/10/2006 đến năm 30/9/2010 (Trang 70)
Bảng 3.3: Cơ cấu loại tội phạm do ng-ời ch-a thành niên   thực hiện từ năm 2007 đến 2010 - Hình phạt từ có thời hạn áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo Luật hình sự Việt Nam
Bảng 3.3 Cơ cấu loại tội phạm do ng-ời ch-a thành niên thực hiện từ năm 2007 đến 2010 (Trang 73)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w