3. Tiềm ẩn rủi ro khủng hoảng thanh khoản trên hệ thống Ngân hàng:
2.4.3. Vấn đề xung đột lợi ích của các tổ chức xếp hạng tín dụng:
Chỉ một ngày trước khi ngân hàng này nộp đơn phá sản, Ba tổ chức xếp hạng tín dụng lớn vẫn dành cho Lehmon Brothers những mức tín dụng thuộc hạng cao cấp của mình như A, AA và A+. Đây chỉ là một trong những trường hợp cho thấy những sai lầm của các tổ chức xếp hạng tín dụng mà sau đại khủng hoảng 2008 các tổ chức này đã nhận được khá nhiều chỉ trích của nhiều tổ chức cá nhân, như SEC và cơ quan chính
phủ Mỹ. Tháng 8/2007 SEC đã tiến hành điều tra gắt gao về thủ tục và việc kinh doanh của ba ông lớn xếp hạng tín dụng. Kết quả điều tra vào năm 2008 đã tìm ra số lượng đáng kể các thỏa thuận trong xếp hạng MBS và CDO. Cũng trong năm này SEC đã bỏ phiếu nhất trí đề nghị bổ sung, sửa đổi các quy tắc của nó, loại bỏ xếp hạng tín dụng là một trong các điều kiện để các công ty đăng kí chứng khoán cho bán công khai. ( theo SEC.gov )
Chỉ trích thứ nhất đối với các tổ chức xếp hạng tín dụng là việc chỉ chạy theo khủng hoảng mà không kịp thời hạ mức xếp hạng các công ty, ví dụ như Enron vẫn được đánh giá ở mức đầu tư bốn ngày trước khi phá sản, mặc dù vấn đề này đã được nhận thức trong nhiều tháng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chênh lệch lãi suất của trái phiếu doanh nghiệp bị nới rộng ra do chất lượng tín dụng xấu đi trước khi bị hạ mức xếp hạng tín dụng ( The information of Bond Rating, Journal of Finance, 12/2003). Điều này đã dẫn đến đề nghị các Ngân hàng tự quản lí rủi ro tài chính hơn là dựa vào các tổ chức xếp hạng tín dụng để tránh lan rộng rủi ro tín dụng trong danh mục đầu tư của họ.
Những mối quan ngại về việc xếp hạng tín dụng còn đặt ra nghi ngờ về mối quan hệ quá quen thuộc với các ngân hàng có chứng khoán phát hành được xếp hạng. Các tổ chức xếp hạng tín dụng nhận được doanh thu từ phí sau khi xếp hạng các công cụ và các ngân hàng phát hành sẽ quyết định có công khái chỉ số trên thị trường hay không. Điều này đã dẫn đến việc lo ngại có hay không việc mua bán các chỉ số như việc các ngân hàng đầu tư sẽ nhận được xếp hạng tốt hơn với việc thanh toán cao hơn trong lần phát hành công cụ tiếp theo. Bởi vì các Ngân hàng phát hành có thể phát hành dễ dàng hơn nếu được xếp hạng cao, trong khi các tổ chức tín dụng có thể thu được khoản lợi nhuận thích hợp nên vấn đề xung đột lợi ích đã trở thành nghi vấn trên thị trường tài chính.
Ngoài ra các tổ chức xếp hạng cũng thu được tiền từ việc tư vấn về phí cho các doanh nghiệp muốn cải thiện chỉ số xếp hạng. Vấn đề lợi ích nảy sinh khi các doanh nghiệp có thể nhận được chỉ số xếp hạng cao nếu tham gia vào việc tư vấn này mặc dù