Mô hình kinh doanh:

Một phần của tài liệu Khủng hoảng thanh khoản Ngân hàng Vai trò của các tổ chức xếp hạng tín dụng trong đại khủng hoảng năm 2008 (Trang 39 - 41)

3. Tiềm ẩn rủi ro khủng hoảng thanh khoản trên hệ thống Ngân hàng:

2.3.1. Mô hình kinh doanh:

Nguyên nhân đầu tiên nằm ở vấn đề về mô hình kinh doanh của hệ thống ngân hàng sau khi rời khỏi mô hình “ cho vay và giữ lại” và ngả sang mô hình “ cho vay và phân phối”.

Cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại Mỹ có ảnh hưởng trực tiếp đến các Ngân hàng thông qua các sản phẩm của hoạt động chứng khoán hóa. Và thị trường chứng khoán hóa ra đời chính là sự ra đời của mô hình kinh doanh “ cho vay và phân phối”, phát triển mạnh mẽ ở các ngân hàng trong suốt giai đoạn phát triển của thị trường nợ dưới chuẩn.

Theo cách truyền thống, các Ngân hàng thường áp dụng mô hình kinh doanh “ cho vay và nắm giữ”, tức là nắm giữ các khoản vay tới khi đáo hạn. Các ngân hàng thực hiện đi vay ngắn hạn thanh khoản cao trong khi cho vay dài hạn thanh khoản thấp.

Điều này dẫn đến khó khăn trong việc huy động vốn đáp ứng nhu cầu tín dụng, đặc biệt là trong những năm phát triển của thị trường nợ dưới chuẩn, khi thị trường tín dụng trở nên sôi động và nhận được sự khuyến khích của chính phủ cho các khoản vay dưới chuẩn sở hữu nhà.

Sự chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang mô hình mới: “ cho vay và phân phối” trong các ngân hàng vào những năm 1970 khi quá trình chứng khoán hóa các khoản vay thế chấp nhà ở dân cư được bắt đầu bởi Fannie Mae và Ginnie Mae – 2 cơ quan được bảo trợ bởi chính phủ Mỹ. Về bản chất chứng khoán hóa là một quá trình thay thế và đa dạng hóa nguồn vốn của các ngân hàng bằng cách sử dụng tài sản sẵn có trên bảng cân đối kế toán làm tài sản đảm bảo để phát hành các loại chứng khoán nợ. Hay nói cách khác, chứng khoán hóa chính là việc phát hành chứng khoán nợ trên cơ sở đảm bảo bởi dòng tiền mặt tương lai sẽ thu được từ một nhóm danh mục tài sản sẵn có. Như đã đề cập trongnhững phần trước,trong nghiệp vụ này người cho vay không nhất thiết phải nắm giữ rủi ro tín dụng mà có thể chuyển hóa sang cho người khác một cách dễ dàng .Chính vì thế khi thị trường nợ dưới chuẩn bùng nổ, các ngân hàng thương mại và các nhà môi giới cho vay dưới chuẩn đã liên tục thực hiện các khoản cho vay ban đầu sau đó gom chúng đến các ngân hàng đầu tư để chuyển hóa thành các chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp ABS, MBS, CDOs.Với các sản phẩm này, nguồn vốn hữu hạn vốn có dùng để cho vay thế chấp mua nhà trở nên vô hạn.Các ngân hàng quốc tế thi nhau bơm vốn cho các công ty tài chính chuyên làm nhiệm vụ cho vay thế chấp mua nhà dưới chuẩn hoặc thành lập các công ty cho vay của riêng mình. Các NHTM lại có thể " lách luật", tránh được gánh nặng nắm giữ dự trữ bắt buộc theo hiệp ước Basel I khi đưa được nhóm các tài sản này ra ngoài bảng cân đối kế toán. Bên cạnh đó khoản tiền ngân hàng thu lại được lại có thể tiếp tục hành trình cho vay hoặc đầu tư. Nhưng trong sự bùng nổ của thị trường dưới chuẩn, các ngân hàng đầu tư mới là người hưởng lợi nhiều nhất. Họ vừa thu lãi từ việc cung cấp vốn cho các công ty tài chính, vừa thu lãi từ nghiệp vụ chứng khoán hóa. Lãi suất cao đã hấp dẫn các nhà đầu tư lao

vào thị trường chứa đựng đầy rủi ro này.Nếu như cho vay thế chấp mua nhà dưới chuẩn mới bắt đầu hình thành từ những năm đầu 90 và phát triển rất chậm thì trong 5 năm gần đây con số này gia tăng một cách kỷ lục. Năm 2002, doanh số cho vay dưới chuẩn cung cấp cho thị trường khoảng 200 tỷ USD, năm 2003 là 320 tỷ, năm 2004 là 550 tỷ, năm 2005-2006 con số này đạt gần 700 tỷ USD hàng năm, chiếm khoảng 25% thị phần cho vay thế chấp mua nhà toàn nước Mỹ Từ lợi nhuận cao đã dẫn đến lòng tham và kết quả là việc lạm dụng việc cho vay nợ dưới chuẩn mà biểu hiện rõ nét ở các thủ tục thẩm định cho vay diễn ra hết sức lỏng lẻo. Các tổ chức xếp hạng tín dụng vì thế đóng một vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn và sâu xa hơn là cuộc khủng hoảng thanh khoản trên hệ thống Ngân hàng, điều này sẽ được phân tích rõ hơn trong phần sau của bài viết.

Tín dụng tăng trưởng mạnh trong một thời gian ngắn, trong đó chủ yếu là các khoản cho vay thế chấp bất động sản trong khi vốn tự có lại ở mức thấp so với tổng nguồn vốn. Việc duy trì một hệ số đòn bẩy tài chính cao để tìm kiếm lợi nhuận cũng đồng nghĩa với việc các Ngân hàng dễ đổ vỡ hơn khi khủng hoảng xảy ra. Chứng khoán hóa là 1 công cụ huy động vốn linh hoạt, mang lại lợi ích cho cả người phát hành và người mua, tuy nhiên, như đã chứng minh ở các phần trên, rủi ro của công cụ này là rất lớn.

Một phần của tài liệu Khủng hoảng thanh khoản Ngân hàng Vai trò của các tổ chức xếp hạng tín dụng trong đại khủng hoảng năm 2008 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w