Khủng hoảng thanh khoản Ngân hàng trong đại khủng hoảng 2008 1 Diễn biến chung:

Một phần của tài liệu Khủng hoảng thanh khoản Ngân hàng Vai trò của các tổ chức xếp hạng tín dụng trong đại khủng hoảng năm 2008 (Trang 36 - 39)

3. Tiềm ẩn rủi ro khủng hoảng thanh khoản trên hệ thống Ngân hàng:

2.2. Khủng hoảng thanh khoản Ngân hàng trong đại khủng hoảng 2008 1 Diễn biến chung:

2.2.1. Diễn biến chung:

Quý III/2007: 85 tỷ USD chứng khoán cho vay thế chấp đột ngột bị hạ bậc. Con số này tiếp tục được các tổ chức xếp hạng tín dụng gia tăng trong quý IV/2007 là 237 tỷ USD MBS, 841 tỷ USD tính đến quý II/2008 và 2 tỷ tỷ USD chỉ trong quý IV/2008. Việc hạ bậc nhanh chóng đã nhận được sự phản hồi của thị trường khi thị trường chứng khoán hóa trở nên kém thanh khoản, các khoản lỗ lớn xuất hiện kéo theo sự mất lòng tin vào thị trường. Khủng hoảng thanh khoản xảy ra là hệ quả của cuộc khủng hoảng nợ của thị trường dưới chuẩn tại Mỹ, chứng kiến sự sụp đổ của hàng loạt các tổ chức tín dụng tại Mỹ và trên toàn thế giới

Tháng 8/2007; trong vòng không đầy 1 tháng, FED đã phải bơm khoảng 200 tỉ USD vào hệ thống ngân hàng để tránh xảy ra cuộc khủng hoảng thanh khoản trên quy mô lớn

Tháng 8/2007: một số tổ chức tín dụng của Mỹ như New Century Financial Corporation làm thủ tục xin phá sản. Countrywide Financial Corporation mất giá cổ phiếu trầm trọng.Nhiều người gửi tiền ở các tổ chức tín dụng này đã lo sợ và đến rút tiền, gây ra hiện tượng đột biến rút tiền gửi khiến cho các tổ chức đó lâm vào khủng hoảng thanh khoản trầm trọng.

Ngày 14/9/2007: Lần đầu tiên trong hơn 1 thế kỉ khách hàng ùn ùn kéo đến đòi rút tiền tại Ngân hàng cho vay thế chấp Northern Rock - ngân hàng lớn thứ 5 tại Anh

Ngày 17/9/2007: Giá cổ phiếu ngân hàng nhiều nước châu Âu bị sụt giảm do ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tại Northern Rock

Ngày 17/2/2008: Anh quốc hữu hóa Ngân hàng Northern Rock

29/4/2008: Deutsche Bank lần đầu tiên trong năm năm công bố một khoản thua lỗ trước thuế sau khi buộc phải trích lập dự phòng 4,2 tỷ USD cho các khoản nợ xấu và các chứng khoán được đảm bảo bởi các khoản thế chấp bất động sản.

Ngày 11/7/2008: Chính quyền liên bang Mỹ đoạt quyền kiểm soát Ngân hàng IndyMac Bancorp. Đây là một trong những vụ đóng cửa ngân hàng lớn nhất từ trước tới nay sau khi những người gửi tiền đã rút ra hơn 1,3 tỷ USD trong vòng 11 ngày.

Ngày 17/7/2008: Các ngân hàng lớn và các tổ chức tài chính trên thế giới đã báo cáo thua lỗ lên đến khoảng 435 tỷ USD

Ngày 7/9/2008 : Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và Bộ Tài chính Mỹ đoạt quyền kiểm soát hai tập đoàn chuyên cho vay thế chấp Fannie Mae và Freddie Mac nhằm hỗ trợ thị trường nhà đất Mỹ.

Ngày 11/9/2008: Lehman Brothers tuyên bố đang nỗ lực tìm kiếm đối tác để bán lại chính mình. Cổ phiếu của ngân hàng đầu tư này tụt giảm 45%.

Ngày 15/9/2008: Đây là ngày tồi tệ nhất tại Phố Wall kể từ khi thị trường này mở cửa trở lại sau vụ khủng bố 2 toà tháp đôi tại Mỹ vào Tháng 9 năm 2001. Lehman Brothers sụp đổ đánh dấu vụ phá sản lớn nhất tại Mỹ; Merrill Lynch bị Bank of America Corp thâu tóm; American International Group - tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới mất khả năng thanh toán do những khoản thua lỗ liên quan tới nợ cầm cố.

Ngày 16/9/2008: Ngân hàng trung ương các nước trên thế giới đã đổ hàng tỉ USD vào các thị trường tiền tệ với nỗ lực hạ nhiệt tình trạng căng thẳng và ngăn chặn sự đóng băng của hệ thống tài chính toàn cầu. Cổ phiếu AIG giảm gần một nửa.Fed công bố kế hoạch bơm 85 tỷ USD vào AIG và nắm giữ 80% cổ phần.

Ngày 23/9/2008: Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) điều tra Fannie, Freddie, AIG và Lehman vì nghi ngờ có sự gian lận trong cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ.

Ngày 25/9/2008 : Washington Mutual Inc. (WaMu), một trong những ngân hàng lớn nhất Mỹ đã sụp đổ cũng do đã đánh cược rất lớn vào thị trường cho vay thế chấp.

Ngày 28/9/2008: Ngân hàng Bradford & Bingley của Anh sụp đổ Ngày 7/10/2008 : Nước Anh chi 88 tỷ USD để cứu hệ thống Ngân hàng

Ngày 8/10/2008: FED, ECB, ngân hàng trung ương Anh và 1 số ngân hàng trung ương khác trên thế giới đồng loạt cắt giảm lãi suất nhằm giảm ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng.

Ngày 23/11/2008: các cơ quan tài chính chủ chốt của Mỹ bao gồm Bộ tài chính, FED, FDIC đã quyết định giải cứu ngân hàng Citygroup Inc- ngân hàng có mạng lưới rộng nhất thế giới và là thành phần quan trọng của nền tài chính thế giới. Mĩ cam kết sẽ bảo lãnh các khoản nợ xấu và chứng khoán với tổng trị giá 306 tỷ USD nhằm ổn định bảng cân đối tài sản. Bộ tài chính sẽ bỏ ra 20 tỷ từ gói 700 tỷ USD để hỗ trợ thanh khoản cho City group

Nếu như năm 2007 được ví là năm của những bất ổn thì đã có những bài báo nhận xét rằng năm 2008 là năm của khủng hoảng tài chính nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Hầu hết trường hợp mà các ngân hàng gặp phải đều xuất phát từ những thua lỗ trong vụ đầu tư vào các sản phẩm chứng khoán thế chấp bằng các khoản cho vay dưới chuẩn. Kết quả là khi có một cú sốc sụt giảm giá xảy ra, lòng tin của nhà đầu tư bị dao động, người gửi tiền đồng loạt yêu cầu rút tiền trong khi kênh huy động vốn bị đóng băng. Trên lý thuyết nếu điều này xảy ra đồng thời với nhiều ngân hàng sẽ dẫn đến khủng hoảng thanh khoản toàn hệ thống, khiến ngân hàng mất khả năng thanh toán hoặc sụp đổ do không có sự hỗ trợ của chính phủ, khan hiếm tín dụng do ít cho vay. Điều này đã xảy ra trên thực tế với cuộc khủng hoảng năm 2008.

Một phần của tài liệu Khủng hoảng thanh khoản Ngân hàng Vai trò của các tổ chức xếp hạng tín dụng trong đại khủng hoảng năm 2008 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w