3. Tiềm ẩn rủi ro khủng hoảng thanh khoản trên hệ thống Ngân hàng:
2.3.3. Vấn đề xếp hạng tín dụng:
Nguyên nhân thứ ba chính là việc xếp hạng tín dụng cho các khoản cho vay thế chấp. Việc nới lỏng các khoản vay thế chấp bất động sản và phụ thuộc vào các tổ chức xếp hạng tín dụng, nhất là đối với các sản phẩm chứng khoán hóa là nguyên nhân quan trọng đẩy các ngân hàng rơi vào cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn, và sau đó rơi vào cuộc khủng hoảng thanh khoản khi các kênh huy động vốn bị đóng băng. Khi các sản phẩm tín dụng được cấu trúc lại trở nên quá phức tạp, rất ít nhà đầu tư có đủ năng lực hoặc sự nhẫn nại để thực hiện việc quản trị rủi ro thận trọng. Do vậy đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín dụng được xem là biện pháp nhanh chóng và phổ biến nhất để đánh giá rủi ro tín dụng. Tuy nhiên các tổ chức này lại cùng chia sẻ một lợi ích khá mâu thuẫn: thu về các khoản phí từ các ngân hàng thuê họ xếp hạng tín dụng cho các chứng khoán của chính các ngân hàng này. Mặt khác các tổ chức này đều có những mô hình được thiết kế riêng để đánh giá các sản phẩm đơn giản như trái phiếu công ty. Khi áp dụng mô hình này cho các sản phẩm tín dụng được cấu trúc lại như MBO, CDOs thì các kết quả không còn đáng tin cậy nữa.
Bên cạnh đó, như đã nhắc tới ở chương I các tổ chức xếp hạng tín dụng đóng một vai trò quan trọng trong mô hình kinh doanh “ cho vay và phân phối” tại các ngân hàng.Mô hình cho vay và phân phối phát triển từ cuối những năm 1990 với sự pháp
triển của hoạt động chứng khoán hóa.Theo mô hình truyền thống các Ngân hàng cho vay và chịu rủi ro tín dụng. Trong mô hình mới các ngân hàng cho vay ban đầu có thể bán các khoản cho vay thế chấp và chuyển đổi rủi ro sang các nhà đầu tư thông qua các chứng khoán được đảm bảo bằng thế chấp bất động sản MBS, CDOs.. Quá trình này sẽ làm nảy sinh vấn đề các ngân hàng sẽ tăng cường cho vay và chuyển giao các khoản vay mà không kiểm soát chất lượng tín dụng, chất lượng khách hàng vay do vô hình chung họ không hề phải chịu rủi ro tín dụng. Trong quá trình chứng khoán hóa có một vấn đề lớn nảy sinh liên quan đến mức độ rủi ro và sinh lời khi đầu tư vào chứng khoán đó. Khi một tổ chức muốn phát hành MBS, CDOs… cần phải có một đơn vị đứng ra phân tích và xếp hạng tín dụng cho các chứng khoán này. Một khi hệ thống xếp hạng tín dụng lỗi thời, không phù hợp cùng với việc các tổ chức xếp hạng tín dụng không phải chịu trách nhiệm cho việc bảo đảm thanh toán đối với các chứng khoán này sẽ dẫn đến tình trạng kết quả xếp hạng không đúng với giá trị thực của nó. Đây cũng chính là điều đã xảy ra trên thị trường nợ dưới chuẩn Mỹ dẫn đến việc hệ thống Ngân hàng một mặt gia tăng tỉ lệ nợ xấu nhanh chóng, một mặt bị đóng băng nguồn huy động vốn và rơi vào tình cảnh mất thanh khoản trầm trọng.