Như đã đề cập ở trên, bốn năm tăng trưởng liên tục và những dấu hiệu lạm phát gia tăng mạnh kéo theo sự gia tăng của một loạt các chỉ số giá khác đã buộc FED phản ứng lại bằng cách đảo ngược chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ thắt chặt vào đầu năm 2006 đẩy lãi suất ARM cao, gây bất ngờ với những người vay nợ dưới chuẩn. Khi nền kinh tế hoạt động không hiệu quả, lãi suất tăng cao tạo nên gánh nặng trả nợ với những người thu nhập thấp. Cũng trong năm này tỷ lệ quá hạn và vỡ nợ gia tăng nhanh chóng. Hàng loạt người mua nhà bị xiết nợ và phát mại tài sản. Theo thống kê tại thành phố Cleveland khoảng 1/10 số nhà tại đây bị thu hồi để phát mại. Giá nhà nhanh chóng rớt thảm hại trong quý 3 năm 2007 xuống mức tồi tệ nhất từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1930.
Hình 2.1: Thị trường cho vay dưới chuẩn tại Cleveland năm 2005 (Nguồn: Case
Western Reserve)
Hình 2.1 cho thấy mức độ phát triển rộng rãi của thị trường cho vay mua nhà thế chấp dưới chuẩn tại thành phố Cleveland.Sự phát triển mạnh mẽ này đã trở thành hậu quả nặng nề khi cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn xảy ra.
Một trong những hậu quả từ việc sụt giảm giá nhà đất là các khoản cho vay thế chấp không còn khả năng thu hồi và giá trị tài sản đảm bảo từ những ngôi nhà bị sụt giảm làm cho giá trị của các gói MBS, CDO giảm giá không phanh, dẫn đến tổn thất nặng nề cho các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu hình thành từ chứng khoán nợ dưới chuẩn. Không chỉ riêng mình nước Mĩ, nếu như trước kia các khoản vay thế chấp
chứng khoán hóa chiếm phần lớn ở các nước châu Âu, chiếm 54% ở Anh, 14% ở Tây Ban Nha và 11% ở Hà Lan, thì tổng số chứng khoán hóa được phát hành đã giảm từ 307 tỷ USD năm 2007 còn 28 tỷ USD trong quý đầu tiên 2008.
Và theo đà sụt giảm đó, hàng loạt ngân hàng đầu tư nắm giữ các gói trái phiếu rủi ro chưa kịp chuyển giao cho thị trường đã ghi nhận các khoản tổn thất lên đến hàng trăm tỷ, hệ thống ngân hàng đối diện với nguy cơ khủng hoảng thanh khoản nghiêm trọng khi nhu cầu tăng vốn khẩn cấp bị đóng băng. Cuộc khủng hoảng thị trường nợ dưới chuẩn đã kéo theo sự ra đi của các ông chủ phố Wall như UBS, Citygroup, Merrill Lynch và Bear Steams. Tổng thiệt hại tài chính của các ngân hàng đầu tư ước tính lên tới gần trăm tỷ USD . Khủng hoảng từ thị trường nợ dưới chuẩn đã mở đầu cho cuộc đại khủng hoảng tài chính 2008 với hiệu ứng lây lan trên phạm vi toàn thế giới.
Biểu đồ 2.2 cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ và sụt giảm đột biến vào năm 2008 của các chứng khoán được đảm bảo bởi tài sản trong thời kì từ năm 2002 -2008 tại thị trường chứng khoán hóa Mỹ và châu Âu.
Hình 2.2: Thị trường chứng khoán hóa Mỹ và Châu Âu trước và sau khủng hoảng
( Nguồn: J P Morgan Chase ; Inside Mortgage Finance, European Securitisation Forum; and IMF staff estimate and calculation )
Sự gia tăng mạnh mẽ vào năm 2006 tại Mỹ, và năm 2006 -2007 tại châu Âu với các sản phẩm chứng khoán hóa lên tới hàng nghìn tỉ USD, và nhanh chóng sụt giá xuống mức thấp nhất vào năm 2008 đã cho thấy tác động mạnh mẽ và nhanh chóng của cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn lên các sản phẩm này.