Điều kiện áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tộ

Một phần của tài liệu Hình phạt từ có thời hạn áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo Luật hình sự Việt Nam (Trang 35)

hình phạt. Hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội còn nhằm tác động lên những công dân khác mà đặc biệt là những ng-ời ch-a thành niên khác trong xã hội đang có những biểu hiện, ý định đi vào con đ-ờng phạm tội từ bỏ ý định phạm tội, tự giác tuân thủ pháp luật.

Nói tóm lại, ng-ời ch-a thành niên phạm tội với những đặc điểm về tâm sinh lý khác so với ng-ời đã thành niên do vậy việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với họ mục đích quan trọng nhất là nhằm giáo dục, cải tạo ng-ời ch-a thành niên phạm tội đồng thời ngăn ngừa họ phạm tội mới, giáo dục những ng-ời ch-a thành niên khác trong xã hội có ý thức tuân thủ pháp luật góp phần vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm do ng-ời ch-a thành niên thực hiện.

1.2.3. Điều kiện áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội ch-a thành niên phạm tội

Tù có thời hạn là hình phạt phổ biến nhất có mặt ở đa số các tội phạm đ-ợc quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự và là hình phạt nghiêm khắc nhất có thể áp dụng đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội. Hình phạt này nhằm t-ớc quyền tự do của ng-ời bị kết án trong một thời gian nhất định, buộc họ phải lao động, cải tạo trong trại giam theo chế độ cải tạo do pháp luật quy định.

Hình phạt tù có thời hạn thực chất là hình phạt giam ng-ời bị kết án trong trại giam một thời gian nhất định để họ không thể tiếp tục phạm tội mới hoặc gây nguy hại cho xã hội. Nh-ng, hình phạt tù giam có những hạn chế nhất định: làm cho ng-ời bị kết án mất đi những thói quen có ích đối với bản thân nh- lao động, học tập, những quan hệ xã hội, quan hệ gia đình… mà gây cho ng-ời bị kết án, sau khi chấp hành xong hình phạt phải mất một thời gian nhất định mới khôi phục đ-ợc các thói quen này. Chính vì vậy chỉ có thể đ-ợc

áp dụng đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội trong tr-ờng hợp thật cần thiết khi mà việc áp dụng các hình phạt khác nhẹ hơn đối với họ nh- phạt tiền, cải tạo không giam giữ không có ý nghĩa về mặt giáo dục, cải tạo và cần phải t-ớc quyền tự do của họ trong một thời gian để họ nhận thức đ-ợc mức độ sai lầm của mình do việc thực hiện hành vi phạm tội. Trong tr-ờng hợp mục đích của hình phạt vẫn đạt đ-ợc mà không cần phải cách ly ng-ời phạm tội khỏi môi tr-ờng xã hội thì áp dụng hình phạt khác mà không cần áp dụng hình phạt tù có thời hạn.

Ví dụ: (theo Bản án số 82/2009/HSST ngày 24/6/2009 của Tòa án nhân dân Huyện Thanh Trì)

Khoảng 23h 30 phút ngày 15/2/2009, tại cụm 7 - Vĩnh Ninh - Vĩnh Quỳnh, khi anh Trần Bá Mạnh đang điều khiển xe ôtô taxi 29X - 4822 (thuộc sở hữu Công ty cổ phần Mai Linh Đông Đô) thì gặp Trần Văn Hiển (sinh ngày 10/4/1991 khi phạm tội mới 17 tuổi 10 tháng 5 ngày), Nguyễn Tiến Hiển (sinh năm 1988) đang đi về. Giữa anh Mạnh và Trần Văn Hiển xảy ra va chạm, hai bên đánh chửi nhau. Khi thấy Trần Văn Hiển cầm gạch đuổi theo anh Mạnh, Nguyễn Tiến Hiển cũng cầm gạch đuổi theo. Do không đuổi anh Mạnh đ-ợc, sau khu quay lại chỗ xe taxi 29X - 4822 do anh Mạnh để lại, Trần Văn Hiển đứng ở đuôi xe, Nguyễn Tiến Hiển đứng ở đầu xe, dùng gạch đập, ném vào ôtô làm vỡ đèn xi nhan hậu, lõm s-ờn xe, nóc xe, vỡ kính chắn gió phía tr-ớc gây thiệt hại 5.900.000đ. Sau khu vụ án đ-ợc phát hiện, ông Trần Văn Hậu (bố của Trần Văn Hiển), bà Nguyễn Thị Nghĩa (mẹ của Nguyễn Tiến Hiển) đã tự nguyện nộp tiền bồi th-ờng cho Công ty cổ phần Mai Linh Đông Đô. Công ty không có yêu cầu gì về dân sự. Tại bản cáo trạng số 80/KSĐT ngày 28/5/2009, Viện kiểm sát nhân dân huyện Thanh Trì truy tố Trần Văn Hiển, Nguyễn Tiến Hiển về tội " hủy hoại tài sản" theo khoản 1 Điều 143 Bộ luật hình sự. Tại bản án số 82/2009/HSST ngày 24/6/2009 Tòa án nhân dân huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội áp dụng khoản 1 Điều 143; điểm b, p, h khoản 1,

khoản 2 Điều 46; Điều 69, Điều 74 - Bộ luật hình sự đối với bị cáo Trần Văn Hiển; áp dụng khoản 1 Điều 143 điểm h, p khoản 1, khoản 2 Điều 146; khoản 1, khoản 2 Điều 60 Bộ luật hình sự đối với bị cáo Nguyễn Tiến Hiển. Xử phạt: Trần Văn Hiển 07 tháng tù, Nguyễn Tiến Hiển 10 tháng tù cho h-ởng án treo, thời hạn thử thách 20 tháng kể từ ngày tuyên án. Giao bị cáo Nguyễn Tiến Hiển cho ủy ban nhân dân xã Vĩnh Quỳnh - Thanh Trì - Hà Nội giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách.

Trong vụ án này, bị cáo Trần Văn Hiển khi phạm tội vẫn còn đang ở lứa tuổi vị thành niên, ch-a có tiền án, tiền sự. Tài sản bị phá hoại đã đ-ợc bố của Trần Văn Hiển và mẹ của Nguyễn Tiến Hiển bồi th-ờng cho công ty Mai Linh Đông Đô, công ty cũng không có yêu cầu gì về dân sự. Việc áp dụng hình phạt tù đối với bị cáo Trần Văn Hiển là nặng có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn là cảnh cáo hoặc cải tạo không giam giữ cũng đủ tác dụng giáo dục các bị cáo và đảm bảo đ-ợc yêu cầu phòng ngừa chung.

Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm và quá trình xét xử cho thấy, hình phạt tù có thời hạn th-ờng đ-ợc áp dụng đối với ng-ời phạm tội nghiêm trọng, hoặc tội ít nghiêm trọng nh-ng có nhân thân xấu, hoặc phạm tội ít nghiêm trọng nh-ng có tình tiết định khung tăng nặng trong cấu thành tội phạm hoặc ng-ời phạm tội đã gây ra hậu quả t-ơng đối lớn cho xã hội, hoặc phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, mang tính chất vụ lợi cao, hoặc người phạm tội thuộc loại tái phạm, tái phạm nguy hiểm… mà không thể áp dụng hình phạt khác nhẹ hơn đ-ợc, và cần phải áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với họ. Đối với ng-ời ch-a thành niên thì hình phạt tù có thời hạn chỉ có thể áp dụng đối với những tr-ờng hợp ng-ời ch-a thành niên phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng, có nhân thân và môi tr-ờng sống xấu, đòi hỏi phải cách ly khỏi môi tr-ờng sống hàng ngày trong một thời gian nhất định.

Ví dụ: Ngày 22/9/2011, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm Nguyễn Văn D-ơng (17 tuổi) ngụ tại thành phố Vũng Tàu mức án

18 năm tù (mức án dành cho ng-ời ch-a thành niên) về các tội "hiếp dâm", "giết ng-ời", "c-ớp tài sản". Theo cáo trạng Nguyễn Văn D-ơng và Bùi Thị Thùy Dung thuê nhà ở Ph-ờng Tân Tạo, quận Bình Tân để đi làm công nhân. ở cùng với vợ chồng D-ơng có Nguyễn Thị út Sang (dì ruột của Dung) và Bùi Thị Thùy Oanh (em ruột của Dung). Sáng 19/10/2010, Dung kêu D-ơng dậy đi làm nh-ng D-ơng lấy cớ mệt nằm ngủ tiếp. Thấy vậy, chị Sang cằn nhằn việc D-ơng hay nghỉ làm. Đến khoảng 6giờ cùng ngày, D-ơng nghe tiếng dội n-ớc trong nhà tắm liền thức dậy nằm trên gác và lén nhìn qua khe hở miệng ván sàn thì thấy chị Sang đang tắm nên nảy sinh ý định hiếp dâm dì vợ. Sau đó, D-ơng đi xuống cầu thang lấy con dao đứng chờ sẵn tr-ớc nhà vệ sinh, khi chị Sang vừa đi ra thì y kê dao vào cổ hỏi " Bà chửi tui cái gì?". Chị Sang hoảng sợ bỏ chạy, D-ơng đuổi theo vật xuống nền nhà bóp cổ đến khi chị Sang nằm bất động. Không dừng ở đó. D-ơng thực hiện hành vi đồi bại với nạn nhân. Lúc sau chị Sang tỉnh dậy phát hiện, tiếp tục chửi mắng D-ơng, D-ơng lao đến bóp cổ nạn nhân cho đến chết. Sợ mọi ng-ời phát hiện, D-ơng đã đem bỏ xác chị Sang vào thùng xốp to, lấy hết nữ trang của nạn nhân vừa c-ớp đ-ợc mang đi bán đ-ợc 1,3 triệu đồng rồi thuê xe ba gác chở thùng xốp ra bến xe đón xe về miền Tây. Với những hành vi rất dã man và tàn bạo, phạm nhiều tội, không còn tính ng-ời nh-ng khi phạm tội bị cáo ch-a tròn 18 tuổi nên cần áp dụng hình phạt cao nhất đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội.

Nói tóm lại, xuất phát từ nguyên tắc xử lý đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh trở thành công dân có ích cho xã hội. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt đối với họ chỉ trong tr-ờng hợp thực sự cần thiết và phải xem xét đến khả năng điều khiển hành vi của họ, nguyên nhân và điều kiện phạm tội. Thêm vào đó, tù có thời hạn là hình phạt mang tính nghiêm khắc nhất, t-ớc quyền tự do của ng-ời bị kết án có thể đ-ợc áp dụng đối với ng-ời ch-a thành niên. Chính vì vậy hình phạt này chỉ có thể đ-ợc áp dụng đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội trong tr-ờng hợp thật cần thiết khi mà

việc áp dụng các hình phạt khác nhẹ hơn đối với họ nh- cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ không có ý nghĩa về mặt giáo dục, cải tạo và cần phải t-ớc quyền tự do của họ trong một thời gian để họ nhận thức đ-ợc mức độ sai lầm của mình do việc thực hiện hành vi phạm tội.

Một phần của tài liệu Hình phạt từ có thời hạn áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo Luật hình sự Việt Nam (Trang 35)