Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định quan trọng trong luật dân sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho những người
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG
NĂNG LỰC CHỊU TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG CỦA CÁ NHÂN
Chuyên ngành: Luật dân sự
Mã số: 60 38 30
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS TS Phùng Trung Tập
HÀ NỘI - 2013
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi
đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét
để tôi có thể bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thị Thúy Hằng
Trang 3
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Tính mới và những đóng góp của đề tài 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Cơ cấu của luận văn 4
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CHỊU TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG CỦA CÁ NHÂN 5
1.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 5
1.1.1 Khái niệm 5
1.1.2 Đặc điểm 7
1.1.3 Ý nghĩa của việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 11
1.1.4 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân 12
1.2 Sơ lược lịch sử phát triển các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân trong pháp luật dân sự Việt Nam 15
1.2.1 Giai đoạn trước năm 1945 15
1.2.2 Giai đoạn từ năm 1945 đến trước 1995 18
1.2.3 Giai đoạn từ năm 1995 đến trước năm 2005 24
1.2.4 Giai đoạn từ năm 2005 đến nay 26
Trang 4Chương 2: NĂNG LỰC CHỊU TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG CỦA CÁ NHÂN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH 28 2.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân có đầy đủ năng lực
hành vi dân sự 29
2.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân từ đủ mười lăm
tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi 34
2.3 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cha, mẹ 38
2.4 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người giám hộ và trường
hợp loại trừ 46 2.4.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người được giám hộ là
người chưa thành niên gây ra 50 2.4.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi
dân sự gây ra 52
2.5 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của trường học, bệnh viện, tổ
chức khác và trường hợp loại trừ 54 2.5.1 Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi gây ra trong
thời gian nhà trường quản lý 57 2.5.2 Bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi dân sự gây
ra trong thời gian bệnh viện, tổ chức khác quản lý 59 2.5.3 Căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà trường,
bệnh viện, tổ chức khi người dưới mười lăm tuổi và người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian được quản lý 60
Chương 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỂ GIẢI
QUYẾT NHỮNG TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN XÁC ĐỊNH NĂNG LỰC TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CỦA CÁ NHÂN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 63
Trang 53.1 Áp dụng các quy định của pháp luật về năng lực chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân tại Tòa án 63
3.1.1 Nội dung vu án thứ 1 64
3.1.2 Nội dung vụ án thứ 2 69
3.1.3 Nội dung vu án thứ 3 72
3.2 Giải pháp hoàn thiện những qui định của pháp luật về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân 76
3.2.1 Về khía cạnh lập pháp 76
3.2.2 Tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức của nhân dân về chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 80
KẾT LUẬN 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
Trang 6DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định quan trọng trong luật dân sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho những người bị thiệt hại từ những hành vi trái pháp luật của những chủ thể khác Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng còn gọi là trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại, trách nhiệm này gắn liền với quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi người cho nên được pháp luật ghi nhận từ rất sớm
Ở Việt Nam ý niệm này đã được hình thành từ thời vua Lê Thánh Tông đánh dấu bởi sự ra đời của Bộ luật Hồng Đức Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của hệ thống pháp luật nói chung phải đến lúc BLDS 1995 ban hành, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mới được định hình với tư cách là một chế định trách nhiệm Chế định này ghi nhận tương đối đầy đủ các căn cứ phát sinh, nguyên tắc bồi thường, cách xác định thiệt hại, năng lực chịu trách nhiệm về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và được hoàn chỉnh chính thức trong BLDS 2005 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bao gồm trách nhiệm bồi thường về vật chất và trách nhiệm bồi thường về tinh thần phát sinh do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,
uy tín… được quy định từ Điều 604 đến Điều 630 BLDS năm 2005 Các quy định này chính là cơ sở pháp lý giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại, góp phần quan trọng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể trong giao lưu dân sự
Nhưng những quan hệ dân sự thì luôn luôn phát triển đa dạng, phức tạp nên đôi khi pháp luật không thể bắt kịp hết các quan hệ mới phát sinh trên thực tiễn Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng vẫn được pháp luật điều chỉnh, song chịu ảnh hưởng của các quan hệ đạo đức, truyền thống, phong tục tập quán Hơn nữa, các quy định pháp luật nước ta về trách
Trang 8nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chưa có sự gắn kết với các quy định trong những phần khác của BLDS gây ra tình trạng khó áp dụng trong thực tiễn tại các Tòa án, nhất là các vụ việc có liên quan đến việc xác định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân theo hợp đồng và ngoài hợp đồng
Vì vậy, vấn đề xác định năng lực chủ thể trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng luôn luôn đặt ra cho các nhà làm luật, những người thừa hành pháp luật cũng như các nhà nghiên cứu luật pháp những vấn đề nan giải khi tiếp cận
Xuất phát từ đó tôi chọn đề tài: “Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân” để làm luận văn thạc sĩ
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu chung của đề tài là làm rõ cơ sở lí luận và thực trạng quy định của pháp luật về năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân trong pháp luật dân sự Việt Nam Từ đó đưa ra các kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật trong vấn đề này, bảo đảm cho việc nhận thức và áp dụng chúng một cách thống nhất trong thực tiễn
2.2 Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, xây dựng một khái niệm khoa học về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng, đưa ra cơ sở lý luận của việc xác định năng lực bồi thường thiệt hại theo quy định trong BLDS Việt Nam Đồng thời, luận văn đưa ra một số trường hợp ngoại lệ trong việc vận dụng các điều kiện phát sinh trách nhiệm liên đới trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Thứ hai, nhận thức đúng việc áp dụng các quy định của BLDS hiện
hành về năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng áp dụng tại các Tòa án thông qua việc phân tích một số vụ án cụ thể đã được Tòa án giải quyết Trên
cơ sở đó, chỉ ra được những bất cập của chúng, đánh giá thực tiễn áp dụng năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân
Trang 9Thứ ba, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và khắc
phục được các bất cập trong việc áp dụng và thực thi pháp luật dân sự Việt Nam về vấn đề năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân trên thực tiễn, để làm cơ sở cho việc xác định năng lực chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được thống nhất, đạt hiệu quả cao
3 Tính mới và những đóng góp của đề tài
Luận văn là công trình nghiên cứu có tính hệ thống những vấn đề liên quan đến năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của
cá nhân Trong luận văn có những điểm mới sau đây:
- Phân tích có hệ thống các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đến năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân
- Chỉ ra được các khuyết điểm, bất cập trong các quy định đó khi áp dụng trong thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân
Đóng góp đề tài: Nghiên cứu và làm sáng rõ cơ sở lý luận về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân, đề xuất được những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện và thực thi những quy định của pháp luật về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận chung về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân trên cơ sở pháp luật dân sự của Việt Nam, thực tiễn giải quyết tranh chấp dân
sự về xác định năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân tại các Tòa án Việt Nam
Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong BLDS bao gồm
Trang 10nhiều vấn đề và nội dung rộng lớn như các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thời hiệu khởi kiện, cách thức xác định thiệt hại vật chất và tinh thần… Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận văn thạc sĩ tác giả chỉ tập trung nghiên cứu làm rõ vấn đề liên quan đến năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân quy định tại Điều 606 BLDS 2005
5 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân
Chương 2: Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng của cá nhân theo quy định của pháp luật hiện
Chương 3: Thực trạng áp dụng pháp luật để giải quyết những tranh
chấp liên quan đến xác định năng lực trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân và những giải pháp hoàn thiện pháp luật
Trang 11Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không phải
là khái niệm xa lạ trong Cổ Luật Việt Nam Có thể nói rằng ý niệm này đã được hình thành từ thời vua Lê Thánh Tông với Bộ luật Hồng Đức và cùng với sự phát triển của hệ thống pháp luật dần dần được định hình với tư cách là một chế định trách nhiệm Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
là một chế định quan trọng trong BLDS nhằm điều chỉnh các quan hệ trong trường hợp có thiệt hại về tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác do hành vi trái pháp luật của con người gây ra hoặc trách nhiệm do súc vật, cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
Theo quy định BLDS 2005, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một dạng trách nhiệm dân sự phát sinh từ sự kiện gây thiệt trái pháp luật, trong đó chủ thể gây thiệt hại phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi do hành vi trái pháp luật của mình gây ra Trong bất kỳ một xã hội nào, việc xảy ra các hành
vi gây ra thiệt hại cho các chủ thể khác, một hiện tượng phổ biến và giải pháp
cụ thể để bảo vệ người bị thiệt hại là áp đặt trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trang 12nhằm giải quyết những tổn thất, sự suy giảm về lợi ích khi có thiệt hại xảy ra Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bao gồm các yếu tố:
- Có thiệt hại xảy ra;
- Có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật;
- Người gây ra thiệt hại có lỗi;
- Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật
Như vậy, thiệt hại do hành vi trái pháp luật là căn cứ làm phát sinh
người khác, tài sản hợp pháp của người khác đều có khả năng gánh chịu một hay một số loại trách nhiệm pháp lý mà chủ yếu là trách nhiệm bồi thường những tổn thất do hành vi trái pháp luật gây ra Có hành vi trái pháp luật là cơ
sở xem xét trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại lúc này phát sinh quan hệ mà người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại
Từ sự phân tích trên ta có thể rút ra khái niệm trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng như sau: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
quan hệ hợp đồng hoặc tuy có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi của người gây ra thiệt hại không thuộc về nghĩa vụ thi hành theo hợp đồng đã giao kết
Từ khái niệm đó ta có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại mà trước đó giữa họ không có quan hệ hợp đồng nào và thậm chí
giữa họ có thể chưa bao giờ tồn tại một quan hệ cụ thể, chẳng hạn việc bồi thường phát sinh trong các tai nạn giao thông, trong các vụ ẩu đả…, hoặc tuy
có quan hệ hợp đồng nhưng việc gây thiệt hại không liên quan đến nghĩa vụ
xâm phạm vốn đã được pháp luật bảo vệ một cách mặc định, cho dù các bên
Trang 13có tồn tại quan hệ hợp đồng hay không ví dụ như việc bồi thường thiệt hại của chủ xe chở hành khách khi tai nạn xảy ra được xác định là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và trong nhiều trường hợp là cả các thiệt hại về tinh thần Khi thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng có nhiều biện pháp như buộc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai nhưng biện pháp chủ yếu vẫn là bồi thường bằng tài sản
1.1.2 Đặc điểm
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự và chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự Khi nói đến trách nhiệm bồi thường là đề cập đến một tình thế buộc người phải thực hiện một hành vi hoặc có trách nhiệm phải gánh chịu những bất lợi về tài sản hoặc nhân thân của người mang trách nhiệm đó
Vì là một loại trách nhiệm dân sự cho nên bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng mang những đặc điểm của trách nhiệm dân sự nói chung như: Mang tính tài sản, được thực hiện dựa trên sự cưỡng chế nhà nước hoặc sự thỏa thuận giữa các bên chủ thể Đó là loại trách nhiệm tài sản nhằm khôi phục thiệt hại của người bị thiệt hại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng Chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại này có thể là những công dân hay các pháp nhân Trong một số trường hợp, các cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng cũng có thể trở thành bên có quyền hoặc bên có trách nhiệm Người bị thiệt hại (người có quyền) và người gây ra thiệt hại (người
có trách nhiệm) là các bên tham gia vào quan hệ bồi thường thiệt hại Chủ thể
có quyền cũng như chủ thể có trách nhiệm có thể là một hoặc nhiều người Trách nhiệm bồi thường có thể là liên đới, riêng lẽ, hoặc theo phần tùy vào điều kiện hoàn cảnh và đối tượng bị xâm hại
Trang 14Ngoài những đặc điểm chung của trách nhiệm dân sự, theo quy định của pháp luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng có những đặc điểm pháp lý riêng biệt:
- Căn cứ phát sinh trách nhiệm đồng thời là căn cứ phát sinh nghĩa vụ Như vậy, trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thời điểm phát sinh nghĩa
vụ và trách nhiệm bồi thường xuất hiện cùng một lúc nên thiệt hại vừa là điều kiện phát sinh nghĩa vụ bồi thường, vừa là điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường Nói cách khác nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh ngay khi phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật mà không dựa trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên như trong quan hệ hợp đồng Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, hành vi trái pháp luật đóng vai trò là nguyên nhân làm phát sinh hậu quả là thiệt hại Một người chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với những thiệt hại xảy
ra là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật - là nguyên nhân trực tiếp hoặc
là nguyên nhân có ý nghĩa quyết định đối với thiệt hại đã xảy ra Điều này nhằm phân biệt với bồi thường thiệt hại trong hợp đồng Trong bồi thường theo hợp đồng, xác định nghĩa vụ và thực hiện trách nhiệm phát sinh ở hai thời điểm khác nhau, có nghĩa là vào trước lúc phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng thì các chủ thể đã ký kết và thỏa thuận với nhau về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do bên nào có vi phạm hợp đồng và việc phạt vi phạm chỉ xẩy ra khi một bên vi phạm hợp đồng, gây thiệt hại cho bên kia Cho nên, đối với quan hệ hợp đồng thì thiệt hại xảy ra chỉ là điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
- Cơ sở của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hoàn toàn
do luật định: cơ sở phát sinh, chủ thể chịu trách nhiệm, cách thức bồi thường, mức bồi thường… được pháp luật quy định sẵn mà không phụ thuộc vào thỏa thuận trước của các bên Do đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
Trang 15đồng được quy định và áp dụng hoàn toàn nằm ngoài ý chí của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự Vì giữa các chủ thể trong quan hệ bồi thường ngoài hợp đồng không có quan hệ hợp đồng, thậm chí chưa từng có một quan hệ cụ thể nào hoặc có những sự kiện gây thiệt hại không nằm trong nghĩa vụ thực hiện hợp đồng đã thỏa thuận Trong một số trường hợp đặc biệt, thiệt hại xảy ra và hành vi gây thiệt hại có liên quan đến nội dung của hợp đồng đã được xác lập trước đó giữ các chủ thể nhưng trách nhiệm vẫn được coi là ngoài hợp đồng Đó là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe con người trong hợp đồng vận chuyển hành khách [8; K1Đ533], hay bồi thường thiệt hại cho bên thuê nhà trong trường hợp bên thuê nhà không bảo dưỡng và sửa chữa nhà cho thuê dẫn đến việc gây thiệt hại [8; Đ493]
- Trong một số trường hợp chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có lỗi: về cơ bản, lỗi là căn cứ để xác định
có tồn tại hay không trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Tuy nhiên trong các trường hợp đã được luật xác định sẵn, chủ thể gây hại phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi hoàn toàn không có lỗi [8; K2Đ604] Cụ thể
là các trường hợp bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra Điều 623 và bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường [8; Đ624] Mặt khác, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh không những
do hành vi trái pháp luật gây ra, mà còn là trách nhiệm phát sinh do súc vật, cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra Nhưng đối với bồi thường theo hợp đồng thì lỗi là điều kiện bắt buộc
- Khi thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại cả thiệt hại vật chất lẫn thiệt hại do tổn thất về tinh thần, cả thiệt hại trực tiếp lẫn thiệt hại gián tiếp xác định được, BLDS và văn bản hướng dẫn có quy định rõ về việc chủ thể gây thiệt hại phải bồi thường: Các thiệt hại vật chất, đây là các thiệt hại chủ yếu và ban đầu
Trang 16Thiệt hại do tổn thất về tinh thần: trong nhiều trường hợp đây là loại thiệt hại thứ phát và không tồn tại trong mọi trường hợp vì thiệt hại về tài sản không làm phát sinh thiệt hại do tổn thất về tinh thần Mặt khác, thiệt hại được bồi thường không chỉ là các thiệt hại hiện hữu vào thời điểm xảy ra hành vi gây thiệt hại mà còn có các thiệt hại trong tương lai có quan hệ nhân quả với hành
vi gây thiệt hại Hơn nữa, người gây thực hiện không chỉ phải bồi thường các thiệt hại xảy ra trực tiếp cho người bị thiệt hại mà cho cả các chủ thể có liên quan chẳng hạn bồi thường thu nhập giảm sút cho người chăm sóc người phải nằm bệnh viện, hoặc việc bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người thân của người bị thiệt hại về tính mạng
- Khi bồi thường thiệt hại phải đảm bảo bốn nguyên tắc sau đây: Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ; bồi thường phải kịp thời; người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường với 2 điều kiện là thiệt hại do lỗi vô ý
và thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại; mức bồi thường thiệt hại phải phù hợp với thực tế
- Đối với bồi thường ngoài hợp đồng, khi chủ thể thực hiện xong trách nhiệm bồi thường cũng đồng thời là chấm dứt quan hệ nghĩa vụ giữa các bên, nhưng đối với nghĩa vụ hợp đồng thì việc bồi thường thiệt hại thì không giải phóng người có nghĩa vụ khỏi trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ một cách thực
tế (giao vật, thực hiện công việc) Ví dụ, A làm hư hại tài sản của B do A cố tình phá tài sản của B do mẫu thuẫn gia đình thì sau khi A bồi thường cho B, quan hệ giữa A và B chấm dứt Ngược lại, nếu A phải giao cho B một tài sản theo hợp đồng những vì lý do nào đó cá nhân A không giao đúng thời hạn Do không giao đúng thời hạn nên hoạt động của B bị ảnh hưởng và làm phát sinh một số chi phí Ở đây hành vi không thực hiện đúng hợp đồng của A gây thiệt hại cho B nên A có trách nhiệm bồi thường Việc A bồi thường không làm chấm dứt quan hệ tài sản giữa họ vì B có quyền yêu cầu A giao tài sản đã thỏa
Trang 17thuận Khác với việc bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về việc chấm dứt quan hệ hợp đồng sau khi đã bồi thường hoặc trong trường hợp ngược lại nếu các bên không có thỏa thuận thì quan hệ hợp đồng vẫn tồn tại cho đến khi chấm dứt trong các trường hợp luật định
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ đặt ra khi thoả mãn các điều kiện nhất định đó là: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi vi phạm pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại với thiệt hại xảy ra, có lỗi của người gây thiệt hại (trong một số trường hợp lỗi không phải là điều kiện bắt buộc) Đây là những điều kiện chung nhất để xác định trách nhiệm của một người phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra Tuy nhiên, trong một
số trường hợp đặc biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể phát sinh khi không có đủ các điều kiện trên điển hình là các trường hợp bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại luôn mang đến một hậu quả bất lợi về tài sản cho người gây thiệt hại Bởi lẽ, khi một người gây ra tổn thất cho người khác thì tổn thất đó phải tính toán được bằng tiền hoặc phải được pháp luật quy định là một đại lượng vật chất nhất định nếu không sẽ không thể thực hiện được việc bồi thường Do đó, những thiệt hại về tinh thần mặc dù không thể tính toán được nhưng cũng sẽ được xác định theo quy định của pháp luật
để bù đắp lại tổn thất cho người bị thiệt hại Và cũng chính vì vậy, thực hiện trách nhiệm bồi thường sẽ giúp khôi phục lại thiệt hại cho người bị thiệt hại
1.1.3 Ý nghĩa của việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, với nhiều mối quan hệ phức tạp không thể tránh khỏi việc cá nhân, tổ chức này gây thiệt hại cho cá nhân,
tổ chức khác Do vậy, chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hình thành sẽ làm thước đo chuẩn mực cho cách xử sự của các chủ
Trang 18thể, tạo ra một cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi tham gia quan hệ dân sự, góp phần đảm bảo trật tự, an toàn xã hội
Bên cạnh đó, trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng còn nhằm đảm bảo cho việc bù đắp những tổn thất cho người bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây thiệt hại Thông qua việc áp dụng trách nhiệm, các biện pháp chế tài giúp cho chủ thể nhận thức được hậu quả bất lợi mà mình sẽ phải gánh chịu khi thực hiện hành vi gây thiệt hại trái pháp luật, và do đó có tác dụng phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật Đồng thời giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác
Khi phát sinh tranh chấp, chế định bồi thường này sẽ là cơ sở và điều kiện cho hoạt động xét xử, giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại một cách nhanh chóng, chính xác, công minh và khách quan góp phần bảo vệ tài sản, tính mạng, sức khoẻ, danh dự của cá nhân; tài sản, danh
Trang 19Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường của cá nhân theo pháp luật hiện hành được quy định tại Điều 606 BLDS 2005:
“1 Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường
2 Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha,
mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật này
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình
3 Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường”
Và được hướng dẫn cụ thể tại tiểu mục 3.1 mục 3 phần I Nghị quyết 03/2006/ HĐTPTANDTC ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân Tối cao:
“- Trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 606 BLDS thì người gây thiệt hại là bị đơn dân sự, trừ khi họ mất năng lực hành vi dân sự;
- Trong trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 2 Điều 606 BLDS thì cha,
mẹ của người gây thiệt hại là bị đơn dân sự;
- Trong trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều 606 BLDS thì người gây thiệt hại là bị đơn dân sự và cha, mẹ của người gây thiệt hại là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
Trang 20- Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 606 BLDS thì cá nhân,
tổ chức giám hộ là bị đơn dân sự”
Như vậy, năng lực chịu trách nhiệm bồi thường của cá nhân được quy định dựa trên mức độ năng lực hành vi, tình trạng tài sản, khả năng bồi thường của cá nhân và xác định cá nhân gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại theo mức độ năng lực hành vi dân sự khác nhau Pháp luật căn cứ vào điều kiện về độ tuổi và sự phát triển của trí tuệ, nhận thức; căn cứ vào khả năng tạo lập tài sản của cá nhân để có cơ sở xác định trong trường hợp cá nhân khi gây thiệt hại cho người khác, thì trách nhiệm bồi thường được thực hiện với những mức độ nào
Bản chất của việc bồi thường thiệt hại nói chung và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng là khôi phục, bù đắp những mất mát, tổn thất về mặt tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín, sức khỏe cho người bị thiệt hại thông qua trách nhiệm tài sản Do đó, việc xác định chủ thể nào là người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại là yếu tố đầu tiên cần xét đến để định rõ trách nhiệm Pháp luật dân sự quy định khá rõ chủ thể có năng lực trách nhiệm bồi thường thiệt hại để bảo đảm quyền lợi của người bị thiệt hại Có thể thấy người gây thiệt hại là người chưa thành niên, người mất hay hạn chế năng lực hành vi dân sự
Đó là những người bị hạn chế về khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi, pháp luật quy định những chủ thể này không phải chịu trách nhiệm bồi thường Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định đối tượng trên cần phải có người giám sát, chăm sóc… như cha, mẹ hoặc người giám hộ Vì vậy, khi có thiệt hại xảy ra những người giám hộ phải đóng vai trò đại diện cũng như chịu trách nhiệm thay họ Từ việc xác định được chủ thể bồi thường thiệt hại, ta có thể giải quyết nhanh chóng, chính xác tranh chấp, khắc phục sớm tổn thất cho người bị thiệt hại
Việc quy định chủ thể nào có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại có ý nghĩa
Trang 21hết sức quan trọng, vừa quy trách nhiệm bồi thường cho người đó, vừa là căn
cứ để xác định tư cách chủ thể trong tố tụng dân sự, ai là bị đơn dân sự phải bồi thường theo trách nhiệm dân sự trước Tòa án trong trường hợp cá nhân gây thiệt hại cho người khác Đồng thời nó còn có ý nghĩa ràng buộc trách nhiệm của cha, mẹ, người giám hộ, các tổ chức trong việc chăm nom, giám sát đối với con cái hay người của tổ chức, cơ sở mình
1.2 Sơ lược lịch sử phát triển các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân trong pháp luật dân sự Việt Nam
Có thể nói chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân trong pháp luật Việt Nam đã trải qua một thời gian dài hình thành
và phát triển Ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, các nhà làm luật của Việt Nam đã có rất nhiều cố gắng trong việc xây dựng các quy định của pháp luật
để điều chỉnh các quan hệ phát sinh khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội của từng thời kỳ đó
1.2.1 Giai đoạn trước năm 1945
Ở Việt Nam trước năm 1945, trách nhiệm dân sự do hành vi gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng cũng được hình thành từ rất sớm, được thể hiện trong các Bộ luật cổ của Việt Nam Một trong số đó, quy định về vấn đề này được thể hiện rõ nhất trong Luật Hồng Ðức (Hay còn được gọi là Quốc Triều Hình Luật) Theo Điều 581 Bộ luật Hồng Đức thì thì: “Người thả trâu, ngựa cho dày xéo, ăn lúa, dâu của người khác thì phải xử phạt 80 trượng và đền bù thiệt hại Nếu cố ý thả cho dày xéo, phá hoại thì xử biếm một tư và đền gấp đôi sự thiệt hại Nếu vì trâu, ngựa chạy lồng lên không kìm hãm được thì miễn tội trượng”, hoặc Điều 585 Bộ luật Hồng Đức qui định rằng: “Trâu của hai nhà đánh nhau, con nào chết thì cả hai cùng thịt, con nào sống thì hai nhà cùng cày, trái luật thì xử phạt 80 trượng” Như vậy, trong trường hợp này vấn
đề bồi thường thiệt hại đã được xem là một trách nhiệm dân sự, hình phạt chỉ
Trang 22phải dùng đến khi các đương sự không tuân theo giải pháp dân sự đã được ấn định Tới thời điểm này, trong xã hội thì hai bên không được tự tiện trả thù hay tự tiện thỏa thuận số tiền chuộc mà việc giải quyết tranh chấp phải bằng cách bồi thường một khoản tiền mà pháp luật qui định Khoản tiền bồi thường này vừa có tính chất là hình phạt vừa có tính chất là bồi thường Trong đó các quy định mang tính chất dân sự đều theo hướng có lợi cho người bị thiệt hại như một khoản bồi thường Mức độ bồi thường phụ thuộc vào nhân thân của người bị thiệt hại Theo Điều 29 Bộ luật Hồng Đức thì tiền đền mạng được ấn định tùy theo phẩm trật của kẻ bị chết như sau: Nhất phẩm, tòng nhất phẩm được đền 15.000 quan, nhị phẩm, tòng nhị phẩm 9.000 quan, tam phẩm, tòng tam phẩm 7.000 quan, tứ phẩm, tòng tứ phẩm 5.000 quan, ngũ phẩm, tòng ngũ phẩm 2.000 quan, lục phẩm, tòng lục phẩm 1.000 quan, thất phẩm, tòng thất phẩm 500 quan, bát phẩm đến cửu phẩm 300 quan, thứ dân trở xuống 150 quan Trong trường hợp đánh người gây thương tích thì người phạm tội ngoài hình phạt bị đánh roi còn phải bồi thường cho nạn nhân theo mức đã được quy định trong Điều 466 Bộ luật Hồng Đức: “Sưng phù thì phải đền tiền thương tổn 3 tiền, chảy máu thì phải 1 quan, gãy một ngón tay, một răng thì đền 10 quan, đâm chém Bị thương thì 15 quan Đọa thai chưa hình thành thì
30 quan, đã thành hình thì 50 quan, gãy một chân, một tay, mù một mắt thì 50 quan, đứt lưỡi và hỏng âm, dương vất thì đền 100 quan Về người quyền quý thì xử khác” Ngoài ra, trong Quốc triều Hình Luật còn quy định trách nhiệm dân sự của cha mẹ phải bồi thường những thiệt hại do các con còn nhỏ gây ra cho người khác và trách nhiệm của ông chủ, bà chủ về tài sản trong trường hợp đầy tớ của mình gây ra thiệt hại Chẳng hạn, Điều 475 của Quốc triều hình luật quy định trách nhiệm của cha mẹ phải bồi thường tang vật thay cho con khi con vi phạm những điều mà pháp luật cấm Cụ thể: “Các con ở nhà với cha mẹ, mà đi ăn trộm, thì cha bị xử tội biếm; ăn cướp thì cha bị xử tội
Trang 23đồ; nặng thì xử tăng thêm tội; và đều phải bồi thường thay cho con những tang vật ăn trộm ăn cướp” Với quy định này Bộ luật Hồng Đức đã để lại những dấu ấn sâu đậm cho đến tận ngày nay với trình độ lập pháp vượt xa các thời đại phong kiến khác khi đề cập đến năng lực trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cha mẹ khi con chưa thành niên vi phạm pháp luật
Trong Bộ luật Gia Long trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng được đề cập đến khá chi tiết, tuy nhiên nó không chú trọng đến các khoản tiền bồi thường như trong Điều 466 của Bộ luật Hồng Đức Cụ thể: Điều 91 Bộ luật Gia Long qui định về trường hợp khi vứt bỏ hay phá hoại đồ vật, mùa màng, cây cối của người khác thì ngoài việc xử người vi phạm về tội trộm can phạm
mà còn phải bồi thường thiệt hại đã gây ra cho người cho người bị thiệt hại Tuy nhiên, nếu những đồ vật bị vứt bỏ hoặc bị phá hủy của tư nhân và sự vứt
bỏ, phá hoại do vô ý gây ra thì người gây ra thiệt hại chỉ phải bồi thường
Điều 271 Bộ luật Gia Long chỉ dự liệu bồi thường trong các trường hợp nặng nhất như hỏng mắt, gãy tay chân, làm hỏng bộ phận trong cơ thể… thì ngoài hình phạt lưu 300 lý, 100 trượng thì 1/2 tài sản kẻ phạm tội được đền cho nạn nhân để nuôi thân Nếu kẻ giết người được ân xá, y phải trả cho gia đình nạn nhân 20 lạng bạc Nếu nghèo túng thì chỉ phải trả nửa số tiền ấy Ðối với trường hợp gây thương tích theo Ðiều 271 Bộ luật Gia Long cũng qui định tỉ mỉ các hình phạt tùy theo thương tích từ nhẹ đến nặng nhưng đó chỉ là những chế tài về hình sự chứ không không phải dân sự
Như vậy, so với Bộ luật Hồng Đức thì chế định bồi thường thiệt hại trong Bộ luật Gia Long đã đánh dấu sự can thiệp mạnh mẽ hơn của Nhà nước bằng cách dự liệu những chế tài về hình sự để trừng phạt những kẻ nào xâm phạm đến tài sản và nhân thân kẻ khác Ngoài việc phải gánh chịu hình phạt
kẻ phạm tội còn phải bồi thường cho nạn nhân những thiệt hại mà họ đã gây
ra Vì mang tính chất hình phạt nên số tiền bồi thường được ấn định gấp đôi,
Trang 24gấp ba, gấp bốn lần thiệt hại thực tế đã xảy ra Tuy nhiên, với chế định trách nhiệm dân sự được quy định trong luật Hồng Đức thì bộ luật này được đánh giá những bộ luật phong kiến tiến bộ, đặc sắc nhất trong lịch sử pháp luật Việt Nam về tư tưởng và trình độ lập pháp và một trong những nội dung đó là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Cùng với sự phát triển của xã hội chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng dần dần được thay đổi, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không còn được coi là hình phạt mà là nghĩa vụ, bổn phận của người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại nhằm khôi phục lại tài sản cho người bị thiệt hại
1.2.2 Giai đoạn từ năm 1945 đến trước 1995
Trước khi BLDS 1995 được ban hành thì vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định rải rác ở nhiều văn bản luật khác nhau Ở các văn bản này không có một điều khoản nào quy định cụ thể về năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân, do đó, chúng ta chỉ có thể xác định năng lực bồi thường của các chủ thể dựa trên cơ sở từng quy định đối với từng trường hợp cụ thể
Văn bản đầu tiên mà chúng ta đề cập đến là Nghị định số 246-TTg ngày 17-5-1950 của Thủ tướng Chính phủ Trong đó quy định đối với người
có giấy phép sử dụng súng săn như sau: người do sử dụng súng săn mà gây thiệt hại thì tất nhiên cá nhân họ phải chịu trách nhiệm bồi thường Nếu họ cho mượn hay để người khác tò mò, nghịch súng gây tai nạn, thì việc bồi thường thiệt hại được giải quyết tương tự theo đường lối đối với người sử dụng vũ khí Như vậy, ta có thể rút ra trách nhiệm bồi thường mà Nghị định này đề cập đến chính là cá nhân
Văn bản tiếp theo ghi nhận quyền được bồi thường thiệt hại của người bị thiệt hại đó là Hiến pháp năm 1959, quyền được bồi thường của người dân đã
Trang 25được ghi nhận tại Điều 29 như sau: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền khiếu nại và tố cáo với bất cứ cơ quan Nhà nước nào về những hành vi phạm pháp của nhân viên cơ quan Nhà nước Những việc khiếu nại và
tố cáo phải được xét và giải quyết nhanh chóng Người bị thiệt hại vì hành vi phạm pháp của nhân viên cơ quan Nhà nước có quyền được bồi thường”
Tiếp đó là Nghị định số 157 - CP ngày 11-12-1961 của Hội đồng Chính phủ về việc quản lý vũ khí quân dụng và vũ khí thể thao quốc phòng Trách nhiệm về bồi thường thiệt hại do việc sử dụng vũ khí hoặc súng săn gây nên
Có mấy trường hợp cần chú ý: Người được giao sử dụng vũ khí trong khi thực
hiện nhiệm vụ được phân công, như: tuần tra, canh gác, luyện tập, lau chùi vũ khí mà vô ý làm nổ súng gây thiệt hại, thì cơ quan, đơn vị, xí nghiệp đã
phân công nhiệm vụ, phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại Tuy nhiên,
nếu người đó rõ ràng đã sử dụng vũ khí vào việc riêng, như đem đi săn bắn ,
do đó mà gây thiệt hại, thì cá nhân họ phải chịu trách nhiệm bồi thường
Theo quy định tại Nghị định này thì tùy từng trường hợp vi phạm cụ thể để xác định trách nhiệm bồi thường thuộc về ai, trách nhiệm này có thể thuộc về cơ quan, đơn vị, xí nghiệp cũng có thể là cá nhân tùy theo mức độ lỗi
của hành vi vi phạm
Phải đến năm 1972 với sự ra đời của Thông tư số 173 - Ủy ban Thẩm phán của TANDTC ngày 23/3/1972 hướng dẫn xét xử về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (sau đây được viết tắt là Thông tư 173/TANDTC) thì vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định rõ nét hơn Thông tư 137/TANDTC đã đề cập đến một số trường hợp bồi thường cụ thể như sau: Trách nhiệm bồi thường liên đới, trách nhiệm của người không trực tiếp gây thiệt hại, trách nhiệm hổn hợp Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người vị thành niên hoặc người mới trưởng thành gây ra, có sự phân biệt trách nhiệm của pháp nhân và cá nhân Thông tư còn hướng dẫn cách tính toán thiệt hại và
Trang 26ấn định mức bồi thường sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chú trọng phân tích vào phần bồi thường trách nhiệm thiệt hại do cá nhân là người vị thành niên hoặc người mới trưởng thành gây ra quy định tại mục 2 phần B trong thông tư 173/TANDTC để so sánh với các quy định hiện hành Đối với người vị thành niên có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại thì không có trách nhiệm bồi thường; còn người đã thành niên (đủ 18 tuổi trở lên) phải có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại Tuy nhiên, cần chú ý một số vấn đề sau đây:
“a) Trách nhiệm về bồi thường thiệt hại do người vị thành niên gây ra Người vị thành niên không hiểu được ý nghĩa hành vi dân sự của mình nên họ không có năng lực hành vi dân sự, do đó không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do họ gây ra Vì vậy, cha mẹ (hay người giám hộ) là những người có nghĩa vụ nuôi nấng, giáo dục con cái (Điều 17 của Luật hôn nhân và gia đình) phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do con cái còn vị thành niên gây ra
Tuy nhiên, trong thời gian một tổ chức trách nhiệm quản lý người vị thành niên, rõ ràng là có lỗi đối với thiệt hại xảy ra, thì tổ chức đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người vị thành niên gây nên (thí dụ: theo chủ trương của nhà trường phổ thông, giáo viên dẫn học sinh đi dỡ trường cũ lấy gạch về xây thêm lớp, giáo viên đặt kế hoạch dỡ tường không cẩn thận, học sinh dỡ đổ tường làm cho hai em chết, một em bị thương)
Riêng người vị thành niên nào vào khoảng 16 tuổi, đã có sức lao động sản xuất, có công việc làm, phần nào đã hiểu được ý nghĩa hành vi dân sự của mình, tuy chưa hiểu biết đầy đủ, nên họ đã có một phần năng lực hành vi dân
sự, do đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do họ gây ra bằng thu thập hay tài sản của họ Nếu họ bồi thường không đủ, thì cha mẹ (hay người giám hộ) phải bù phần còn thiếu
Trang 27b) Trách nhiệm về bồi thường thiệt hại do người mới trưởng thành gây ra
Người đã đủ 18 tuổi, mới trưởng thành, có trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà mình gây ra Nếu họ chưa có công việc làm, chưa có thu thập hay tài sản đáng kể, thì Toà án vẫn xác định trách nhiệm của họ về việc bồi thường thiệt hại, nhưng cho hoãn việc thi hành án cho đến khi có việc làm, có thu nhập
Qua thực tiễn, Toà án có thể chủ động giải thích, khuyến khích cha mẹ người thanh niên đó tự nguyện bồi thường thiệt hại do người mới trưởng thành gây ra Toà án có thể công nhận sự tự nguyện đó, nhưng về mặt pháp
lý, không thể quyết định cha mẹ họ phải bồi thường
Ngoài ra, trong trường hợp người thành niên có thu nhập, còn ở chung
và chung kinh tế với cha mẹ, mà gây thiệt hại, thì họ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng phần thu nhập thường xuyên của bản thân và phần tài sản chung với cha mẹ Toà án cần triệu tập cha mẹ họ đến phiên toà với tư cách là dân sự”
Thông tư đã hướng dẫn và quy định khá chi tiết, cụ thể trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân ở các mức độ khác nhau về tư cách pháp lý của chủ thể gây thiệt hại và chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại Điều đáng lưu ý là so với quy định tại Điều 606 BLDS 2005 thì quy định trong thông tư cũng không có sự khác biệt nhiều
Ngoài ra, trong những quy định có liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân, nội dung Thông tư số 137/TANDTC hướng dẫn xác định trách nhiệm của pháp nhân và của cá nhân trong trường hợp:
“Công nhân, viên chức hay người đại diện hợp pháp của xí nghiệp, cơ quan trong khi thi hành nhiệm vụ, do hành vi liên quan chặt chẽ đến công tác; được xí nghiệp, cơ quan phân công, mà gây thiệt hại cho người khác, thì cơ
Trang 28quan, xí nghiệp phải bồi thường thiệt hại theo chế độ trách nhiệm dân sự, rồi
sau đó, có quyền đòi hỏi họ hoàn trả việc bồi thường đó theo quan hệ lao động
Tuy nhiên, có những trường hợp công nhân, viên chức hoặc đại diện hợp pháp của xí nghiệp, cơ quan lợi dụng nhiệm vụ và do hành vi không liên quan chặt chẽ đến công tác được phân công, rõ ràng để mưu lợi ích riêng, mà gây thiệt hại cho người khác, thì cá nhân họ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Toà án nhân dân các cấp cần căn cứ vào sự phân biệt chủ yếu này giữa trách nhiệm của pháp nhân và trách nhiệm của cá nhân để giải quyết một vài vấn đề sau đây do thực tiễn đặt ra”
Căn cứ vào nội dung của Thông tư số 137/TANDTC thì chúng ta có thể xác định được trách nhiệm của pháp nhân phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp người của pháp nhân gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ của pháp nhân giao Pháp nhân cũng phải chịu trách nhiệm dân sự là bồi thường toàn bộ thiệt hại do người của pháp nhân gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ của pháp nhân Về mặt tố tụng thì trong trường hợp này pháp nhân có tư cách
bị đơn dân sự mà không phải là cá nhân trực tiếp gây thiệt hại Hướng dẫn này là cơ sở để xác định người nào có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, pháp nhân hay người của pháp nhân thực hiện nhiệm vụ và vì lợi ích của pháp nhân
mà gây thiệt hại cho người khác
Điểm khác biệt trong nội dung Thông tư số 137/TANDTC so với các BLDS ra đời sau này là phân biệt hai loại trách nhiệm dân sự với trách nhiệm vật chất của cá nhân là công nhân, viên chức đối với tài sản của Nhà nước
Theo Thông tư số 173/TANDTC để xác định một chủ thể có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hay không cần phải căn cứ vào bốn yếu tố: Phải có thiệt hại xảy ra, phải có hành vi trái pháp luật, phải có quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật, phải có lỗi của
Trang 29người gây thiệt hại Đặc biệt, Thông tư đã quy định trách nhiệm bồi thường của pháp nhân khi công nhân, viên chức hay người đại diện hợp pháp của xí nghiệp, cơ quan trong khi thi hành nhiệm vụ mà gây thiệt hại cho người khác thì cơ quan, xí nghiệp phải bồi thường thiệt hại theo chế độ trách nhiệm dân
sự, rồi sau đó, có quyền đòi hỏi họ hoàn trả việc bồi thường đó theo quan hệ lao động Tuy nhiên, trường hợp công nhân, viên chức hoặc đại diện hợp pháp của xí nghiệp, cơ quan lợi dụng nhiệm vụ và do hành vi không liên quan chặt chẽ đến công tác được phân công, rõ ràng để mưu lợi ích riêng, mà gây thiệt hại cho người khác, thì cá nhân họ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Thông tư số 137/TANDTC đóng vai trò quan trọng là một bước chuẩn
bị không thể thiếu trong quá trình pháp điển hóa BLDS 1995 và hiện nay là BLDS 2005 đang có hiệu lực thi hành Những nội dung của thông tư đã đóng một vai trò chủ đạo, góp phần không nhỏ vào công tác xét xử, giải quyết tranh chấp liên quan đến việc xác định trách nhiệm bồi thường của người có hành vi
vi phạm trái pháp luật và bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại Điểm hạn chế của Thông tư là đã không dự liệu hết các trường hợp trên thực tế để hướng dẫn các cấp Tòa án ở Việt Nam về bồi thường thiệt hại
do tổn thất về tinh thần về tinh thần liên quan đến những thiệt hại về sức khỏe, tính mạng khi bị xâm phạm
Trong giai đoạn này, vấn đề bồi thường thiệt hại trong tai nạn ô tô hầu hết các Tòa án đều áp dụng theo Thông tư số 371 của Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn của Tòa án trong Thông tư hoàn toàn đúng, song có một số vấn đề cần quy định chi tiết thêm Vì vậy, TANDTC ban hành Thông tư số 03/TTTANDTC ngày 05/4/1983 hướng dẫn giải quyết một số vấn đề về bồi thường thiệt hại trong tai nạn ô tô Một trong những hướng dẫn của Thông tư
03 như sau: Nếu lỗi của người thứ ba và lỗi của phía ô tô đều là nguyên nhân gây ra tai nạn, thì người thứ ba và phía ô tô phải liên đới bồi thường (ví dụ:
Trang 30người đi xe đạp không có phanh đâm vào một người đi đường, làm cho người này bị ngã và bị ô tô chạy quá tốc độ cán bị thương, thì người đi xe đạp và phía ô tô phải liên đới bồi thường cho người bị thương)
Có thể nói rằng những văn bản chúng ta vừa đề cập trên dù chưa dự liệu hết được các tranh chấp phát sinh ngoài hợp đồng, nhưng không thể phủ nhận rằng trong một thời gian dài các văn bản đó đã góp phần quan trọng trong việc điều chỉnh các tranh chấp liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người bị thiệt hại, duy trì ổn định trật tự, an toàn xã hội
1.2.3 Giai đoạn từ năm 1995 đến trước năm 2005
Thể chế hoá các quy định về bồi thường thiệt hại trong Hiến pháp năm
1992, Bộ luật dân sự năm 1995 ban hành và có hiệu lực ngày 01/7/1996 đã dành một chương quy định trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Lần đầu tiên các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã ghi nhận một cách tương đối đầy đủ và chi tiết Sự ghi nhận trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong BLDS đã tạo ra
cơ sở pháp lý cho các Tòa án trong công tác xét xử những tranh chấp liên quan đến vấn đề này, góp phần quan trọng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong giao lưu dân sự
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại chương V, phần ba của BLDS, trong đó Điều 609 quy định: “Người nào có lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,
uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc của các chủ thể khác mà gây thiệt hại, thì phải bồi thường”
Trong nội dung BLDS 1995, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân được quy định tại Điều 611 như sau:
Trang 31“1- Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại, thì phải tự bồi thường 2- Khi người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha,
mẹ, thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng, thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 625 của Bộ luật này
Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại, thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường, thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình
3- Khi người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có cá nhân, tổ chức giám hộ, thì cá nhân, tổ chức đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường, thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ, thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường”
Và Điều 625 BLDS 1995: Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, các tổ chức khác trực tiếp quản lý: “Trường học, bệnh viện, các tổ chức khác nếu có lỗi trong việc quản lý, thì phải liên đới cùng với cha, mẹ, người giám hộ bồi thường thiệt hại do người chưa đủ mười lăm tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự gây ra cho người khác trong thời gian trường học, bệnh viện, các tổ chức khác trực tiếp quản lý những người đó; nếu trường học, bệnh viện, các tổ chức khác không có lỗi, thì cha, mẹ, người giám hộ phải bồi thường”
Những quy định trên về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân trong BLDS 1995 đều kế thừa và phát triển nội
Trang 32dung năng lực của Thông tư số 173/ TANDTC Tuy nhiên, có thay đổi một số điểm như lứa tuổi bắt đầu có khả năng chịu trách nhiệm bồi thường Ở Thông
tư quy định là khoảng 16 tuổi đến dưới 18 tuổi còn ở trong BLDS 1995 thì quy định từ đủ 15 tuổi cho đến dưới 18 tuổi, trong bộ luật thì quy định cụ thể hơn về trách nhiệm bồi thường của người giám hộ Ngoài ra, kể từ khi BLDS
1995 có hiệu lực, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành số lượng văn bản đáng kể hướng dẫn bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như: Ngày 03/5/1997, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 47/CP về việc giải quyết bồi thường do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng gây ra; Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ
đã ban hành Thông tư số 38/1998/TT- BTC ngày 30/3/1998 hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước cho bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng gây ra
Việc xác định trách nhiệm bồi thường của các chủ thể được quy định trong BLDS 1995 và các văn bản hướng dẫn bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tạo thành hệ thống pháp lý làm cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nhằm khắc phục tổn thất cho người bị thiệt hại
1.2.4 Giai đoạn từ năm 2005 đến nay
Khi BLDS 2005 được ban hành thay thế BLDS 1995, Bộ luật dân sự năm 2005 tiếp tục kế thừa các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật dân sự năm 1995 Cụ thể, Điều 604 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bội thường thiệt hại: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô
ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong
Trang 33trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó” Điều 605 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại bồi thường thiệt hại: “1 Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác 2 Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu
do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình 3 Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người
bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường”
Còn vấn đề xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân được quy định tại Điều 606 BLDS 2005, so sánh với BLDS 1995 cũng có một số thay đổi, sự thay đổi này sẽ được tác giả phân tích cụ thể trong chương tiếp theo Ngoài ra, Nghị quyết số 03/2006/NQ - HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC tại tiểu mục 3.1 mục 3 phần I hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng một cách chi tiết và khá đầy đủ làm cơ sở để giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Sự ra đời của BLDS 1995, bây giờ là BLDS 2005 chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại, bù đắp những tổn thất do hành vi trái pháp luật gây ra với việc xác định đúng chủ thể có trách nhiệm, nghĩa vụ bồi thường Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tiễn còn nhiều vấn đề để chúng ta phải quan tâm
Trang 34Chương 2
NĂNG LỰC CHỊU TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG CỦA CÁ NHÂN THEO QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
Cá nhân là chủ thể chủ yếu và thường xuyên tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự Để tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự, mỗi cá nhân phải có một tư cách chủ thể nhất định, được thể hiện ở hai yếu tố: năng lực pháp luật và năng lực hành vi
Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự là hai bộ phận hợp thành năng lực chủ thể của cá nhân Bên cạnh năng lực được pháp luật thừa nhận thì cá nhân đó phải bằng khả năng của mình tham gia vào các quan
hệ dân sự Cụ thể: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự” [8; Đ17] Tuy nhiên, năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân không đồng nghĩa với năng lực hành vi của cá nhân Theo quy định tại Điều 606 BLDS 2005 quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân phụ thuộc vào mức độ hành vi, tình trạng tài sản và khả năng bồi thường của cá nhân Mặc dù có nhiều điểm khác biệt, nhưng khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân căn cứ vào hành vi trái pháp luật thì phải căn cứ vào khả năng nhận thức của
cá nhân đó, tức là phải căn cứ vào năng hành vi của cá nhân Điều 606 BLDS
2005 không quy định về năng lực hành vi dân sự nhưng lại dựa vào yếu tố lỗi
và sự phát triển trí lực của cá nhân để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về chủ thể là cá nhân gây ra thiệt hại, cha mẹ hay người giám hộ của người đó Điều 604 BLDS 2005 quy định: “Người nào do lỗi cố ý xâm phạm
uy tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín tài sản của pháp nhân
Trang 35hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường” Như vậy, khả năng nhận thức của cá nhân có mối liên hệ biện chứng với năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, là cơ sở để xác định hình thức lỗi khi cá nhân có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại Khả năng nhận thức của cá nhân được đánh dấu dựa trên độ tuổi của cá nhân đó Mặc dù hai khái nhiệm đó không phải là một nhưng chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau và đều có giá trị trong việc xác định trách nhiệm của chủ thể có phải bồi thường hay không
Có ý kiến cho rằng việc xác định năng lực trách nhiệm bồi thường của
cá nhân không những dựa vào khả năng nhận thức, độ tuổi mà còn phụ thuộc vào khả năng tạo lập tài sản Vì nguyên tắc quan trọng của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là bảo vệ quyền lợi của người bị thiệt hại được quy định tại Điều 605 BLDS 2005: “Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời” Thực ra quy định này chỉ là một trong những tiêu chí tham khảo Bởi vì khi một cá nhân gây thiệt hại không phân biệt điều kiện kinh tế, điều kiện sống, thu nhập, có tài sản hay không đều phải có nghĩa vụ bồi thường
Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân phụ thuộc vào yếu tố độ tuổi, khả năng nhận thức của cá nhân có hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại cho người khác được thể hiện ở ba mức độ khác nhau Chủ thể
có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định như sau:
2.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
Theo quy định BLDS 2005 thì người thành niên là người đủ 18 tuổi trở lên và người thành niên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nếu không rơi vào các trường hợp bị Tòa án tuyên là mất năng lực hành vi dân
sự hoặc bị tuyên là hạn chế năng lực hành vi dân sự [8; Đ19] Theo những quy định này thì khi một người đủ 18 tuổi họ có đầy đủ tư cách chủ thể để bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự, có
Trang 36nghĩa là họ có toàn quyền tham gia các quan hệ dân sự với tư cách là một chủ thể độc lập và tự chịu trách nhiệm về những hành vi do mình thực hiện Quy định này chính là tiền đề để xác định năng lực bồi thường thiệt hại của người đã thành niên
Như vậy, người từ đủ 18 tuổi nếu không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác có ảnh hưởng đến năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi của mình hoặc không bị Tòa án tuyên là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về những thiệt hại mà mình đã gây ra cho người khác Khẳng định này được ghi nhận tại khoản 1 Điều 606 BLDS “Người từ đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải
tự bồi thường” Theo quy định này khi gây ra thiệt hại thì trách nhiệm chính
về việc bồi thường là của chính người đã gây ra thiệt hại Ở độ tuổi này họ đã
có đầy đủ năng lực tham gia vào các quan hệ lao động nên xét trên một bình diện chung nhất thì những người này đã có thu nhập và cũng có khả năng tạo
ra thu nhập để thực hiện nghĩa vụ của mình
Việc quy định trách nhiệm BTTH do người từ đủ 18 tuổi gây ra là trách nhiệm của họ là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật Người từ đủ 18 tuổi là người đã thành niên và có đủ điều kiện tham gia vào các quan hệ pháp luật do vậy, họ hoàn toàn đủ năng lực để tham gia
và trở thành chủ thể của quan hệ bồi thường thiệt hại và nếu là người gây ra thiệt hại thì họ hoàn toàn có đủ năng lực để thực hiện trách nhiệm bồi thường Theo Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC tại tiểu mục 3.1 mục 3 phần I hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng “Trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 606 BLDS thì người gây thiệt hại là
bị đơn dân sự, trừ khi họ mất năng lực hành vi dân sự” Vì vậy, họ sẽ tham gia
tố tụng với tư cách là bị đơn trước Tòa án, trừ khi họ mất năng lực hành vi
Trang 37dân sự Tuy nhiên trên thực tế khi giải quyết về vấn đề này gặp một số khó khăn vì không phải ai đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ gây thiệt hại cũng có tài sản để bồi thường Những cá nhân có năng lực hành
vi dân sự và tố tụng có một phần không nhỏ còn đang theo học các trường đại học, cao đẳng, trung cấp phần lớn vẫn được bố, mẹ chu cấp tiền ăn học và các chi phí khác phục vụ cho việc học hoặc họ không đi học nhưng cũng không
có việc làm ổn định nên không có thu nhập và cũng không có tài sản riêng, khi họ có hành vi trái pháp luật cho người khác thì nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời khó thực hiện được Chẳng hạn như vụ án Huỳnh Thanh B con của Huỳnh Văn A và bà Lê Bé khi phạm tội ngày 15/10/2002 là 19 tuổi Bản án sơ thẩm ngày 22/11/2004 phạt tù và buộc B bồi thường số tiền là 19.910.000 đồng cho đại diện hợp pháp của người bị hại (bản án sơ thẩm còn
có những quyết định khác) Người đại diện hợp pháp của người bị hại kháng cáo yêu cầu tăng mức hình phạt và tăng mức bồi thường thiệt hại đối với B Bản án phúc thẩm ngày 25/4/2005 sửa bản án sơ thẩm theo hướng tăng mức hình phạt và tăng mức bồi thường thiệt hại, buộc B bồi thường 24.910.000 đồng cho đại diện hợp pháp của người bị hại Trong trường hợp này trách nhiệm bồi thường tài sản là trách nhiệm của B vì thiệt hại do B gây ra, B đã
đủ năng lực chủ thể để thực hiện việc bồi thường Nhưng do B không có việc làm ổn định, không có tài sản riêng nên không thể tự mình thực hiện trách nhiệm bồi thường, mà ông A và B không có trách nhiệm bồi thường vì B đã
đủ tuổi vị thành niên và có năng lực hành vi dân sự Vậy trong trường hợp này quyền lợi của người bị hại được giải quyết như thế nào? Thiết nghĩ đối với những trường hợp này nên khuyến khích cha, mẹ bồi thường, nếu cha mẹ
tự nguyện bồi thường thì nên ghi nhận sự tự nguyện đó Trong trường hợp cha, mẹ không có tài sản hoặc có những không tự nguyện bồi thường thì giải quyết như thế nào, luật chưa có quy định về trường hợp này
Trang 38Một vấn đề nữa cũng không kém phần quan trọng là nếu người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại có phải chịu trách nhiệm bồi thường không? Vì tại Điều 606 BLDS 2005 không đề cập đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của chủ thể này Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là người bị nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản gia đình Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố một người thuộc diện này là bị hạn chế năng lực hành vi dân sự trên cơ sở yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc cơ quan hữu quan Mọi giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của những người này phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật do Tòa án chỉ định Quy định như vậy nhằm hạn chế năng lực hành vi dân sự khi họ tham gia vào quan hệ giao dịch dân sự mà
có liên quan đến tài sản nhưng không phải căn cứ loại trừ trách nhiệm dân sự khi họ có hành vi gây thiệt hại cho người khác Nếu một người được xác định
là nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác theo một quyết định tuyên bố người đó bị hạn chế năng lực hành vi dân sự có hiệu lực pháp luật thì có thể không làm chủ được hành vi của mình khi tham gia vào các giao dịch dân sự dẫn đến việc phá tán tài sản của gia đình, của bản thân nên định đoạt liên quan đến tài sản của người đó bị hạn chế theo quy định của pháp luật Nhưng người được hạn chế năng lực hành vi dân sự do các nguyên nhân được quy định tại Điều 23 BLDS 2005, không đồng thời là căn cứ miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người đó khi có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác Cụ thể khoản 1 Điều 615 BLTTDS 2005 quy định: “Người do uống rượu hoặc các chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường” Như vậy, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là người đã trưởng thành bởi vậy về nguyên tắc vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi và họ sẽ tham gia tố tụng với tư cách là bị đơn dân sự
Trang 39Tuy nhiên, vấn đề cần đặt ra là khi Tòa án tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, đồng thời Tòa án chỉ định luôn người đại diện Theo quy định của pháp luật thì người đại diện có quyền xác lập mọi giao dịch dân sự của người được đại diện [8; Đ144] và bồi thường thiệt hại cũng được xem là một giao dịch dân sự Nghĩa là họ có quyền được biết các hành
vi gây thiệt hại cũng như hậu quả thiệt hại của người mà họ làm đại diện Nhưng trong Nghị quyết số 03/2006/NQ - HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC tại tiểu mục 3.1 mục 3 phần I hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
về xác định tư cách tố tụng đương sự thì không đưa người đại diện vào là bất hợp lý Vì vậy, theo tác giả trách nhiệm bồi thường thuộc về người hạn chế năng lực hành vi dân sự, nhưng với tư cách là người đại diện cho những người này Tòa án nên đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Người đủ 18 tuổi, không mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại thì phải bồi thường Tuy nhiên, trên thực tế một thiệt hại nhất định có thể do một người hoặc nhiều người gây ra Thông thường, thiệt hại ngoài hợp đồng do một người gây ra, song cũng có những trường hợp do nhiều người gây ra, trong trường hợp này áp dụng quy định tại Điều 616 BLDS 2005 “Trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau” Trong BLDS phần bồi thường ngoài hợp đồng không đề cập đến việc thực hiện nghĩa vụ liên đới khi nhiều người cùng gây thiệt hại
Do đó, những quy định chung về nghĩa vụ liên đới được áp dụng cụ thể theo khoản 1 Điều 298 BLDS “… bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số
Trang 40những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ” Với quy định này nếu nhiều người liên đới bồi thường thì người được bồi thường có thể yêu cầu bất cứ ai thực hiện nghĩa vụ bồi thường Quy định này giúp cho người bị thiệt hại được bồi thường kịp thời và đầy đủ thiệt hại mà họ xâm phạm Vấn đề đặt
ra là hiểu như thế nào là “cùng gây thiệt hại” để xác định trách nhiệm liên đới thì trong bộ luật và Nghị quyết 03/2006 TANDTC không đề cập tới Thiết nghĩ đối với trường hợp này chúng ta nên tham khảo Thông tư số 173/TANDTC ngày 23 tháng 3 năm 1972 hướng dẫn xét xử thiệt hại ngoài hợp đồng
2.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi
Theo quy định của BLDS hiện hành “người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên” Như vậy, những người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi cũng là người trong độ tuổi chưa thành niên, nhưng khi quyết định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì đây lại là một trường hợp đặc biệt đối với người chưa thành niên Sở dĩ như vậy là vì tuy trong cùng độ tuổi chưa thành niên nhưng việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người dưới 15 tuổi lại khác với người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi Người dưới 15 tuổi nếu gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về cha, mẹ của họ, pháp luật quy định rõ ràng cha mẹ phải bồi thường nhưng người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà gây thiệt hại thì pháp luật quy định người đó phải bồi thường bằng tài
sản của mình
Theo đoạn 2 khoản Điều 606 BLDS 2005: “Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng toàn bộ tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình” Trong trường hợp này trách nhiệm bồi thường chính thuộc về người từ đủ mười lăm đến chưa đủ mười tám tuổi