Giai đoạn từ năm 2005 đến nay

Một phần của tài liệu Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân (Trang 32)

5. Cơ cấu của luận văn

1.2.4. Giai đoạn từ năm 2005 đến nay

Khi BLDS 2005 được ban hành thay thế BLDS 1995, Bộ luật dân sự năm 2005 tiếp tục kế thừa các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật dân sự năm 1995. Cụ thể, Điều 604 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bội thường thiệt hại: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong

trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó”. Điều 605 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại bồi thường thiệt hại: “1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình. 3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường”.

Còn vấn đề xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân được quy định tại Điều 606 BLDS 2005, so sánh với BLDS 1995 cũng có một số thay đổi, sự thay đổi này sẽ được tác giả phân tích cụ thể trong chương tiếp theo. Ngoài ra, Nghị quyết số 03/2006/NQ - HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC tại tiểu mục 3.1 mục 3 phần I hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng một cách chi tiết và khá đầy đủ làm cơ sở để giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Sự ra đời của BLDS 1995, bây giờ là BLDS 2005 chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại, bù đắp những tổn thất do hành vi trái pháp luật gây ra với việc xác định đúng chủ thể có trách nhiệm, nghĩa vụ bồi thường. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tiễn còn nhiều vấn đề để chúng ta phải quan tâm.

Chương 2

NĂNG LỰC CHỊU TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG CỦA CÁ NHÂN THEO QUY ĐỊNH

CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

Cá nhân là chủ thể chủ yếu và thường xuyên tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự. Để tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự, mỗi cá nhân phải có một tư cách chủ thể nhất định, được thể hiện ở hai yếu tố: năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự là hai bộ phận hợp thành năng lực chủ thể của cá nhân. Bên cạnh năng lực được pháp luật thừa nhận thì cá nhân đó phải bằng khả năng của mình tham gia vào các quan hệ dân sự. Cụ thể: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự” [8; Đ17]. Tuy nhiên, năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân không đồng nghĩa với năng lực hành vi của cá nhân. Theo quy định tại Điều 606 BLDS 2005 quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân phụ thuộc vào mức độ hành vi, tình trạng tài sản và khả năng bồi thường của cá nhân. Mặc dù có nhiều điểm khác biệt, nhưng khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân căn cứ vào hành vi trái pháp luật thì phải căn cứ vào khả năng nhận thức của cá nhân đó, tức là phải căn cứ vào năng hành vi của cá nhân. Điều 606 BLDS 2005 không quy định về năng lực hành vi dân sự nhưng lại dựa vào yếu tố lỗi và sự phát triển trí lực của cá nhân để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về chủ thể là cá nhân gây ra thiệt hại, cha mẹ hay người giám hộ của người đó. Điều 604 BLDS 2005 quy định: “Người nào do lỗi cố ý xâm phạm uy tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín tài sản của pháp nhân

hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Như vậy, khả năng nhận thức của cá nhân có mối liên hệ biện chứng với năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, là cơ sở để xác định hình thức lỗi khi cá nhân có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại. Khả năng nhận thức của cá nhân được đánh dấu dựa trên độ tuổi của cá nhân đó. Mặc dù hai khái nhiệm đó không phải là một nhưng chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau và đều có giá trị trong việc xác định trách nhiệm của chủ thể có phải bồi thường hay không.

Có ý kiến cho rằng việc xác định năng lực trách nhiệm bồi thường của cá nhân không những dựa vào khả năng nhận thức, độ tuổi mà còn phụ thuộc vào khả năng tạo lập tài sản. Vì nguyên tắc quan trọng của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là bảo vệ quyền lợi của người bị thiệt hại được quy định tại Điều 605 BLDS 2005: “Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời”. Thực ra quy định này chỉ là một trong những tiêu chí tham khảo. Bởi vì khi một cá nhân gây thiệt hại không phân biệt điều kiện kinh tế, điều kiện sống, thu nhập, có tài sản hay không đều phải có nghĩa vụ bồi thường.

Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân phụ thuộc vào yếu tố độ tuổi, khả năng nhận thức của cá nhân có hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại cho người khác được thể hiện ở ba mức độ khác nhau. Chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định như sau:

2.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự

Theo quy định BLDS 2005 thì người thành niên là người đủ 18 tuổi trở lên và người thành niên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nếu không rơi vào các trường hợp bị Tòa án tuyên là mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị tuyên là hạn chế năng lực hành vi dân sự [8; Đ19]. Theo những quy định này thì khi một người đủ 18 tuổi họ có đầy đủ tư cách chủ thể để bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự, có

nghĩa là họ có toàn quyền tham gia các quan hệ dân sự với tư cách là một chủ thể độc lập và tự chịu trách nhiệm về những hành vi do mình thực hiện. Quy định này chính là tiền đề để xác định năng lực bồi thường thiệt hại của người đã thành niên.

Như vậy, người từ đủ 18 tuổi nếu không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác có ảnh hưởng đến năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi của mình hoặc không bị Tòa án tuyên là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về những thiệt hại mà mình đã gây ra cho người khác. Khẳng định này được ghi nhận tại khoản 1 Điều 606 BLDS “Người từ đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường”. Theo quy định này khi gây ra thiệt hại thì trách nhiệm chính về việc bồi thường là của chính người đã gây ra thiệt hại. Ở độ tuổi này họ đã có đầy đủ năng lực tham gia vào các quan hệ lao động nên xét trên một bình diện chung nhất thì những người này đã có thu nhập và cũng có khả năng tạo ra thu nhập để thực hiện nghĩa vụ của mình.

Việc quy định trách nhiệm BTTH do người từ đủ 18 tuổi gây ra là trách nhiệm của họ là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật. Người từ đủ 18 tuổi là người đã thành niên và có đủ điều kiện tham gia vào các quan hệ pháp luật do vậy, họ hoàn toàn đủ năng lực để tham gia và trở thành chủ thể của quan hệ bồi thường thiệt hại và nếu là người gây ra thiệt hại thì họ hoàn toàn có đủ năng lực để thực hiện trách nhiệm bồi thường. Theo Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC tại tiểu mục 3.1 mục 3 phần I hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. “Trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 606 BLDS thì người gây thiệt hại là bị đơn dân sự, trừ khi họ mất năng lực hành vi dân sự”. Vì vậy, họ sẽ tham gia tố tụng với tư cách là bị đơn trước Tòa án, trừ khi họ mất năng lực hành vi

dân sự. Tuy nhiên trên thực tế khi giải quyết về vấn đề này gặp một số khó khăn vì không phải ai đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ gây thiệt hại cũng có tài sản để bồi thường. Những cá nhân có năng lực hành vi dân sự và tố tụng có một phần không nhỏ còn đang theo học các trường đại học, cao đẳng, trung cấp phần lớn vẫn được bố, mẹ chu cấp tiền ăn học và các chi phí khác phục vụ cho việc học hoặc họ không đi học nhưng cũng không có việc làm ổn định nên không có thu nhập và cũng không có tài sản riêng, khi họ có hành vi trái pháp luật cho người khác thì nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời khó thực hiện được. Chẳng hạn như vụ án Huỳnh Thanh B con của Huỳnh Văn A và bà Lê Bé khi phạm tội ngày 15/10/2002 là 19 tuổi. Bản án sơ thẩm ngày 22/11/2004 phạt tù và buộc B bồi thường số tiền là 19.910.000 đồng cho đại diện hợp pháp của người bị hại (bản án sơ thẩm còn có những quyết định khác). Người đại diện hợp pháp của người bị hại kháng cáo yêu cầu tăng mức hình phạt và tăng mức bồi thường thiệt hại đối với B. Bản án phúc thẩm ngày 25/4/2005 sửa bản án sơ thẩm theo hướng tăng mức hình phạt và tăng mức bồi thường thiệt hại, buộc B bồi thường 24.910.000 đồng cho đại diện hợp pháp của người bị hại. Trong trường hợp này trách nhiệm bồi thường tài sản là trách nhiệm của B vì thiệt hại do B gây ra, B đã đủ năng lực chủ thể để thực hiện việc bồi thường. Nhưng do B không có việc làm ổn định, không có tài sản riêng nên không thể tự mình thực hiện trách nhiệm bồi thường, mà ông A và B không có trách nhiệm bồi thường vì B đã đủ tuổi vị thành niên và có năng lực hành vi dân sự. Vậy trong trường hợp này quyền lợi của người bị hại được giải quyết như thế nào? Thiết nghĩ đối với những trường hợp này nên khuyến khích cha, mẹ bồi thường, nếu cha mẹ tự nguyện bồi thường thì nên ghi nhận sự tự nguyện đó. Trong trường hợp cha, mẹ không có tài sản hoặc có những không tự nguyện bồi thường thì giải quyết như thế nào, luật chưa có quy định về trường hợp này.

Một vấn đề nữa cũng không kém phần quan trọng là nếu người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại có phải chịu trách nhiệm bồi thường không? Vì tại Điều 606 BLDS 2005 không đề cập đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của chủ thể này. Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là người bị nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản gia đình. Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố một người thuộc diện này là bị hạn chế năng lực hành vi dân sự trên cơ sở yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc cơ quan hữu quan. Mọi giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của những người này phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật do Tòa án chỉ định. Quy định như vậy nhằm hạn chế năng lực hành vi dân sự khi họ tham gia vào quan hệ giao dịch dân sự mà có liên quan đến tài sản nhưng không phải căn cứ loại trừ trách nhiệm dân sự khi họ có hành vi gây thiệt hại cho người khác. Nếu một người được xác định là nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác theo một quyết định tuyên bố người đó bị hạn chế năng lực hành vi dân sự có hiệu lực pháp luật thì có thể không làm chủ được hành vi của mình khi tham gia vào các giao dịch dân sự dẫn đến việc phá tán tài sản của gia đình, của bản thân nên định đoạt liên quan đến tài sản của người đó bị hạn chế theo quy định của pháp luật. Nhưng người được hạn chế năng lực hành vi dân sự do các nguyên nhân được quy định tại Điều 23 BLDS 2005, không đồng thời là căn cứ miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người đó khi có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác. Cụ thể khoản 1 Điều 615 BLTTDS 2005 quy định: “Người do uống rượu hoặc các chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường”. Như vậy, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là người đã trưởng thành bởi vậy về nguyên tắc vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi và họ sẽ tham gia tố tụng với tư cách là bị đơn dân sự.

Tuy nhiên, vấn đề cần đặt ra là khi Tòa án tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, đồng thời Tòa án chỉ định luôn người đại diện. Theo quy định của pháp luật thì người đại diện có quyền xác lập mọi giao dịch dân sự của người được đại diện [8; Đ144] và bồi thường thiệt hại cũng được xem là một giao dịch dân sự. Nghĩa là họ có quyền được biết các hành vi gây thiệt hại cũng như hậu quả thiệt hại của người mà họ làm đại diện. Nhưng trong Nghị quyết số 03/2006/NQ - HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC tại tiểu mục 3.1 mục 3 phần I hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về xác định tư cách tố tụng đương sự thì không đưa người đại diện vào là bất hợp lý. Vì vậy, theo tác giả trách nhiệm bồi thường thuộc về người hạn chế năng lực hành vi dân sự, nhưng với tư cách là người đại diện cho những người này Tòa án nên đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Người đủ 18 tuổi, không mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại thì phải bồi thường. Tuy nhiên, trên thực tế một thiệt hại nhất định có thể do một người hoặc nhiều người gây ra. Thông thường, thiệt hại ngoài hợp đồng do một người gây ra, song cũng có những trường hợp do nhiều người gây ra, trong trường hợp này áp dụng quy định tại Điều 616 BLDS 2005 “Trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo

Một phần của tài liệu Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)