5. Cơ cấu của luận văn
3.2.2. Tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức của nhân
nhân dân về chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Thực tế cho thấy trong mọi hoạt động để đạt được thành công vấn đề con người là quan trọng nhất. Do đó, cần phải nâng cao hiểu biết pháp luật của người dân nói chung và của cán bộ công chức nhà nước, người có thẩm
quyền của cơ quan tiến hành tố tụng nói riêng trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thông qua việc đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật. Qua đó giúp cho mỗi người ý thức, có trách nhiệm hơn khi thực hiện các hành vi gắn liền với quyền dân sự của bản thân, của các chủ thể khác và đối với lợi ích của xã hội.
Nâng cao hơn nữa ý thức, trách nhiệm đối với việc giám hộ người chưa thành niên và người bị bệnh tâm thần. Công tác này thời gian qua còn nhiều thiếu sót và tồn tại. Nhất là việc quản lý, giáo dục trẻ em dưới 15 tuổi. Tình trạng trẻ em đi lang thang, tự kiếm sống bằng các nghề bán vé số, bán báo, đánh dày… không có ai quản lý vẫn còn nhiều. Công tác quản lý, điều trị bệnh tâm thần nhiều nơi chưa chặt chẽ, để người bị bệnh tâm thần đi lung tung gây rối trật tự công cộng. Nhiều trẻ em, người bị tâm thần chưa được sự quản lý, chăm sóc điều trị theo quy định, sự phối hợp gia đình, tổ chức xã hội để thực hiện nhiệm vụ trên còn nhiều hạn chế. Vì vậy, các thành viên trong xã hội phải phối hợp với các cấp, các ngành trong việc tuyên truyền giáo dục và cùng với gia đình thực hiện tốt công tác chăm sóc người chưa thành niên và người bị bệnh tâm thần, hạn chế tối đa tình trạng người chưa thành niên và người bị bệnh tâm thần thực hiện hành vi trái pháp luật gây thiệt hại về tài sản cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác. Tuyên truyền để mọi người hiểu rằng việc chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, người bị bệnh tâm thần không phải chỉ là nghĩa vụ của bố, mẹ hay là người giám hộ, mà cần có sự quan tâm, giúp đỡ của tất cả các thanh viên trong xã hội.
Bên cạnh đó cần nâng cao năng lực của cán bộ trong các cơ quan áp dụng pháp luật. Năng lực của cán bộ trong các cơ quan áp dụng pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định đúng đắn của quá trình áp dụng pháp luật, bởi vì, áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt đối với trường hợp cụ thể. Nếu các chủ thể áp dụng pháp luật có trình độ
chuyên môn hạn chế thì không thể tránh khỏi việc đưa ra quyết định áp dụng pháp luật có nội dung không bảo đảm các yêu cầu của pháp luật, ngay cả khi hệ thống pháp luật hoàn thiện ở mức cao. Để nâng cao trình độ năng lực của cán bộ trong thực thi pháp luật giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần thực hiện tốt các công việc cụ thể sau:
+ Xây dựng kế hoạch cụ thể trong từng giai đoạn về công tác đào tạo, mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ, tọa đàm nhằm trao đổi kinh nghiệm, từ đó nâng cao công tác xét xử, đặc biệt là xác định người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ở những tình huống cụ thể khác nhau. Từ đó giúp cho việc nâng cao chất lượng xét xử và kỷ năng giải quyết vụ án.
+ Chúng ta cần đầu tư thích đáng nguồn ngân sách nhà nước cho công tác đào tạo đội ngũ công chức. Để đào tạo được đội ngũ thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên… đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ và năng lực chuyên môn nghiệp vụ ngang bằng với các nước trong khu vực và trang bị đầy đủ các kiến thức pháp luật cần thiết.
+ Thường xuyên kiểm tra, đánh giá năng lực của cán bộ để có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ đối với công chức thực thi pháp luật giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bên cạnh đó cần có những hoạt động đánh giá tình hình pháp luật, nắm bắt sự phản ánh của các Tòa án về những vướng mắc, khó khăn xung quanh việc thực hiện những quy định của BLDS về việc xác định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Kết hợp với việc tổ chức các hội thảo, hội nghị chuyên đề vấn đề bồi thường thiệt hại nói chung và vấn đề năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng trong các vụ án dân sự, hình sự, kinh tế. Thông qua ý kiến của cán bộ làm công tác xét xử để nắm bắt được cách hiểu, cách vận dụng pháp luật khác nhau về quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Từ đó tìm ra cách hiểu, cách vận dụng phù
hợp đúng với tinh thần của điều luật. Đồng thời đóng góp ý kiến xây dựng chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ngày càng hoàn thiện hơn.
Xác định năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định đúng người, đúng nghĩa vụ bồi thường, bù đắp tổn thất cho người bị thiệt hại, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Nhưng trên thực tế, khi xác định chủ thể có trách nhiệm bồi thường thì bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như xét trong mối liên hệ tổng thể với các điều luật khác hoặc sự hiểu biết của người áp dụng pháp luật. Vì vậy, việc xác định chủ thể có nghĩa vụ bồi thường chỉ phát huy tốt khi có sự kết hợp hài hòa của tất cả yếu tố nêu trên đó là vấn đề lập pháp và con người.
KẾT LUẬN
Nếu như trong quan hệ hợp đồng sự công bằng giữa các chủ thể được tạo lập trên cơ sở những thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên, thì trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng sự công bằng được tạo lập trên cơ sở quy định của pháp luật, người gây thiệt hại phải có nghĩa vụ bù đắp những tổn thất cho người bị thiệt hại.
Do đó, việc xác định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi việc xác định đúng đối tượng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng như việc xác định đúng mức bồi thường thiệt hại vừa đảm bảo quyền lợi cho người bị thiệt hại, vừa đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Tuy nhiên, vấn đề này trên thực tế lại không hề đơn giản, đặc biệt là trong trường hợp người gây thiệt hại còn chưa tới tuổi vị thành niên, bị tâm thần hoặc gây thiệt hại trong trạng thái không làm chủ được hành vi của mình... Đây là những trường hợp nhạy cảm và hay gặp vướng mắc trong việc xử lý bởi nó không chỉ liên quan đến vấn đề pháp luật mà còn liên quan đến những vấn đề xã hội khác. Do đó, việc hoàn thiện pháp luật về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là rất cần thiết.
Vì vậy, trong khuôn khổ luận văn này tác giả đã đưa ra một cái nhìn tổng quát và phân tích có hệ thống các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đến năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân, chỉ ra các bất cập, khuyết điểm trong các quy định đó khi áp dụng vào thực tiễn. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số đề xuất, giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện và thực thi những quy định của pháp luật về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân. Xin được đưa ra để bạn đọc tham khảo.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hòa Bình (2002), “Về việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên phạm tội gây ra”, Tạp chí Luật học.
2. Bộ luật Hồng Đức năm 1483. 3. Bộ luật Gia Long 1812.
4. Đỗ Văn Đại (2010), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam – bản án và bình luận bản án, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Hoàng Lê (2007), 101 Hỏi đáp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, NXB Lao động, Hà Nội.
6. Nghị quyết 03/2006/HDTP – TANDTC ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định của BLDS về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
7. Quốc hội nước CHXHCNVN (1995), Bộ luật dân sự Việt Nam năm 1995, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Quốc hội nước CHXHCNVN (2005), Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Quốc hội nước CHXHCNVN (1999), Bộ luật hình sự năm 1999, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Quốc hội nước CHXHCNVN (2006), Bộ luật lao động 2006, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11. Quốc hội nước CHXHCNVN (2004), Bộ luật tố tụng năm 2004, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12. Quốc hội nước CHXHCNVN (2010), Luật bồi thường nhà nước 2010. 13. Quốc hội nước CHXHCNVN (1991), Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em ngày 12/8/1991.
16. Phùng Trung Tập (2009), Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khỏe và tính mạng, NXB Hà Nội.
17. Bùi Văn Thấm (2004), Tìm hiểu về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội.
18. Võ Hưng Thanh (2001), Hỏi đáp về luật Dân sự, NXB Tổng hợp Đồng Nai. 19. Thông tư 173/TANDTC ngày 23/3/1972 hướng dẫn xét xử về bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng.
20. Thông tư 03/TANDTC ngày 05/4/1983 hướng dẫn giải quyết một số vấn đề về bồi thường thiệt hại trong tai nạn ô tô.
21. Trường Đại học Luật Hà Nội, (2007), Giáo trình luật Dân sự Việt Nam, Tập 2, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
22. Trường Đại học Luật Hà Nội, (2003), Giáo trình Luật La Mã, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
23. Trương Anh Tuấn (2009), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự phần nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự, NXB Lao động, Hà Nội.