1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo pháp luật dân sự Việt Nam

55 1,5K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 302 KB

Nội dung

Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo pháp luật dân sự Việt Nam

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Quyền yêu cầu người khác bồi thường thiệt hại do hành vi sai trái củangười gây thiệt hại (về tài sản, sức khỏe ) cho bản thân mình là một quyềnđược áp dụng có tần suất lớn nhất trong các quyền về yêu cầu bồi thường thiệthại quy định bởi luật dân sự tại xã hội hiện đại Tại Nhật, số vụ yêu cầu đòi bồithường thiệt hại do hành vi sai trái (bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng(BTTHNHĐ)) chiếm 61% trong tổng số vụ việc tranh chấp dân sự Con số nàynói lên mức độ quan trọng của quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi saitrái trong đời sống dân sự

Khi nghiên cứu về hệ thống pháp luật Dân sự Việt Nam Ông JohnGillespie giáo sư thỉnh giảng của Trường Đại học Luật Deakin - một trong

Việt Nam không biết đến quyền yêu cầu nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ bồithường thiệt hại cho mình do hành vi sai trái của nhà sản xuất nói riêng và quyềnyêu cầu người khác bồi thường thiệt hại do hành vi sai trái của người đó nóichung”(1)

Ở Việt Nam quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi sai trái tuy đã

được luật hóa tại Bộ luật dân sự, tại chương “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng” (từ Điều 604 đến 630 BLDS năm 2005) và một số văn bản

pháp luật dưới BLDS khác Tuy nhiên, vấn đề xác định năng lực chủ thể trongtrách nhiệm BTTHNHĐ luôn luôn đặt ra cho các nhà làm luật, những ngườithừa hành pháp luật cũng như các nhà nghiên cứu luật pháp những vấn đề nangiải khi tiếp cận

Xuất phát từ đó tôi chọn đề tài: “Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo pháp luật dân sự Việt Nam” để làm khoá luận tốt

nghiệp

(1) Theo bài: Quyền của cá nhân trong thương mại (dân sự) ở Việt Nam: Phân tích dưới phương pháp so sánh) đăng trên tạp chí Pháp luật quốc tế Đại học Stanford (Stanford Journal of International Law) số 30 năm 1994 (30 Stan J Int’l

L 325) tại các trang 347, 348 và 349

Trang 2

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Hiện nay trên các diễn đàn nghiên cứu luật pháp ở nước ta đã xuất hiệnkhá nhiều các bài viết, các công trình nghiên cứu về Trách nhiệm BTTHNHĐ,như “những vấn đề cơ bản về trách nhiệm BTTHNHĐ trong Bộ luật dân sự” củaTiến sỹ Lê Mai Anh… Tuy nhiên, đối với vấn đề về “Năng lực chủ thể của cánhân trong BTTHNHĐ” theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam thì cònkhá khiêm tốn trong vấn đề nghiên cứu chuyên sâu và có tính khoa học thựctiễn

3 Mục đích, phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu quy định về trách nhiệm BTTHNHĐ mà cụthể là “năng lực BTTHNHĐ của cá nhân” mà không đi vào nghiên cứu tráchnhiệm bồi thường theo hợp đồng và năng lực BTTHNHĐ của các chủ thể khác

Đề tài hướng tới làm rõ các quy định của pháp luật về năng lực bồithường thiệt hại của cá nhân trong từng trường hợp cụ thể Trên cơ sở đó đưa ranhững kiến nghị để hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật Kết hợp giữa quan điểmcủa Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử Quá trìnhnghiên cứu đề tài tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như:Phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp chứngminh

-5 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungcủa khóa luận gồm hai chương:

Chương 1: Khái quát về trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng

Chương 2: Năng lực bồi thường thiệt hại của cá nhân theo Bộ luật dân sự Việt Nam 2005

Trang 3

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ NGOÀI HỢP ĐỒNG

1 Khỏi niệm và cỏc điều kiện phỏt sinh trỏch nhiệm dõn sự ngoài hợp đồng 1.1 Khỏi niệm trỏch nhiệm dõn sự ngoài hợp đồng

Xó hội luụn luụn là tổng hoà của cỏc mối quan hệ đa dạng và phức tạp vàcần đến sự điều chỉnh của phỏp luật Chớnh từ sự đa dạng và phức tạp của cỏcquan hệ xó hội nờn yờu cầu phỏp luật cũng cần cú một cơ chế điều chỉnh đa dạng

và phự hợp, xuất phỏt từ đõy mà nhiều quan hệ phỏp luật đó ra đời trong đú cúquan hệ về nghĩa vụ dõn sự Trong quan hệ này khi chủ thể tham gia khụng thựchiện hoặc thực hiện khụng đỳng nghĩa vụ đó cam kết kể cả thực hiện khụngđỳng nghĩa vụ do phỏp luật quy định thỡ phải gỏnh chịu về mỡnh những hậu quảbất lợi Hậu quả bất lợi này thể hiện thụng qua việc giải quyết “trỏch nhiệm dõnsự” giữa người cú quyền với người cú nghĩa vụ và được thực hiện theo nguyờntắc bờn cú hành vi vi phạm và gõy ra thiệt hại sẽ phải bồi thường Theo Tạp chídân chủ và pháp luật của Bộ T pháp, số chuyên đề về Bộ luật dân sự Việt Nam

2005, tại phần thuật ngữ pháp luật dân sự có đa ra khái niệm về trách nhiệm dân

sự nh sau: “Trỏch nhiệm dõn sự (theo nghĩa rộng) là cỏc biện phỏp cú tớnh cưỡngchế được ỏp dụng nhằm khụi phục lại tỡnh trạng ban đầu của một quyền dõn sự

bị vi phạm Trách nhiệm dân sự (theo nghĩa hẹp) là cỏc biện phỏp cưỡng chế ỏpdụng đối với người cú hành vi vi phạm phỏp luật gõy ra thiệt hại cho ngườikhỏc, người gõy ra thiệt hại phải chịu trỏch nhiệm khắc phục những hậu quả xấuxảy ra bằng tài sản của mỡnh”.[tr 249]

Cỏc chủ thể khi tham gia vào quan hệ phỏp luật phải gỏnh chịu những hậuquả bất lợi, họ phải chịu trỏch nhiệm dõn sự là do chớnh những hành vi sai trỏicủa mỡnh Hành vi của cỏc chủ thể cú thể là vi phạm hợp đồng (khụng thực hiện,thực hiện khụng đỳng, khụng đầy đủ nghĩa vụ đó cam kết) hoặc do hành vi viphạm phỏp luật Như vậy, trỏch nhiệm dõn sự cú thể chia thành hai loại đú làtrỏch nhiệm dõn sự theo hợp đồng và trỏch nhiệm dõn sự ngoài hợp đồng

Trang 4

Thực tiễn đời sống hàng ngày của chúng ta xảy ra rất nhiều các thiệt hại

về tài sản, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, tài sản, danh

dự, uy tín của tổ chức Nguyên nhân dẫn đến những thiệt hại này rất đa dạng, cóthể là do tác động của các yếu tự nhiên bên ngoài, tác động bởi hoàn cảnh kháchquan hay hành vi của con người…trong đó phần lớn là do các hành vi trái phápluật của con người mang lại Trước những hành vi xâm phạm tới các quyền vàlợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức được pháp luật bảo vệ cho nên nhà nướccần đề ra những biện pháp để ngăn chặn và khắc phục hậu quả Điều 71 Hiếnpháp 1992 của nước ta ghi nhận: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thânthể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm…” Thểchế hoá các quy định về vấn đề này của Hiến pháp BLDS Việt Nam 2005 tại

Điều 604 đã quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến tính

mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường” Điều này có nghĩa là một người

nào đó gây thiệt hại cho người khác thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.Khi một người gây thiệt hại cho người khác sẽ làm phát sinh mối quan hệ bồithường thiệt hại giữa họ và người bị thiệt hại Quan hệ bồi thường thiệt hại nàyphát sinh từ hành vi trái pháp luật của một bên chủ thể nhưng giữa các bênkhông có mối quan hệ hợp đồng hoặc nếu có, thì vi phạm này không phải là viphạm nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng, do đó phát sinh trách nhiệm bồithường thiệt hại ngoài hợp đồng Vậy trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoàihợp đồng là trách nhiệm phát sinh giữa các chủ thể mà trước đó không có quan

hệ hợp đồng hoặc tuy có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi vi phạm của ngườigây thiệt hại không thuộc về nghĩa vụ chấp hành hợp đồng đã ký kết

Như vậy, về cơ bản thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồngphát sinh không phải từ quan hệ hợp đồng nhưng cũng không thể khẳng địnhmột cách cứng nhắc rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉphát sinh không phải từ hợp đồng Nếu khẳng định như vậy thì sai lầm, phiếndiện và thiếu căn cứ, bởi lẽ ta không thể loại bỏ được khả năng nghĩa vụ dân sự

Trang 5

ngoài hợp đồng phát sinh xuất phát từ quan hệ hợp đồng giữa các bên chủ thể.Ngoài ra, quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng còn xuất hiện trong rấtnhiều trường hợp khác nhau Ví dụ như quyết định của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền, việc thực hiện công việc không có uỷ quyền, ngay cả hợp đồngdân sự vô hiệu hay hành vi pháp lý đơn phương cũng có thể trở thành nguyênnhân của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và còn rất nhiều cáctrường hợp khác nữa.

Qua những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm về trách nhiệm bồi

thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh giữa các chủ thể mà trước đó không có quan hệ hợp đồng hoặc tuy có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi của người gây thiệt hại không thuộc về nghĩa vụ thi hành hợp đồng đã ký kết giữa các bên.

1.2 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Pháp luật nghiêm cấm các hành vi gây thiệt hại đến tài sản, tính mạng,sức khoẻ… cho công dân một cách bất hợp pháp Các quyền và lợi ích hợp phápcủa công dân luôn được Nhà nước bảo hộ Điều 74 Hiến pháp1992 của Nhànước CHXHCN Việt Nam quy định: “Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhànước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời

xử lý nghiêm minh…” Pháp luật quy định những biện pháp buộc người có hành

vi vi phạm pháp luật và gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm trước những hậu quả

mà mình gây ra cho người khác, đó là trách nhiệm bồi thường thiệt hại Điều

604 BLDS 2005 quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm tính

mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường” Như vậy, trách nhiệm bồi

thường chính là hậu quả bất lợi về tài sản mà người có hành vi xâm phạm đếntính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm…của người khác phải gánh chịu

Tuy nhiên, để đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thểtham gia vào quan hệ pháp luật dân sự thì việc quy định trách nhiệm bồi thường

Trang 6

thiệt hại do gây thiệt hại cho người khác không thể xác định một cách tuỳ tiện vàthiếu căc cứ Pháp luật dân sự quy định việc giải quyết vấn đề bồi thường thiệthại căn cứ vào các điều kiện nhất định Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồithường thiệt hại ngoài hợp đồng chính là những yếu tố tạo nên cơ sở cho việcxác định trách nhiệm bồi thường Các điều kiện này phải được xem xét trongmối quan hệ biện chứng, thống nhất và đầy đủ.

Trong Bộ luật dân sự 2005 của nước ta không có một quy định nào quyđịnh cụ thể về các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng Tuy nhiên, theo Nghị Quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa ánnhân dân tối cao số 01/2004 NQ/- HĐTP ngày 28 tháng 4 năm 2004 hướng dẫn

áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợpđồng thì có bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoàihợp đồng: (1) có thiệt hại xảy ra, (2) hành vi gây thiệt hại là hành vi trái phápluật, (3) có lỗi của người gây thiệt hại, (4) có mối quan hệ nhân quả giữa thiệthại và hành vi trái pháp luật

1.2.1 Có thiệt hại xảy ra

Mục đích của việc bồi thường thiệt hại là khôi phục lại, bù đắp lại nhữngtổn thất cho người bị thiệt hại cho nên nếu không có thiệt hại thì vấn đề bồithường sẽ không được đặt ra kể cả trong trường hợp các điều kiện khác đã đápứng đầy đủ Từ đây có thể thấy thiệt hại là điều kiện tiên quyết, bắt buộc phải cócủa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để quyết định xem có phátsinh trách nhiệm bồi thường hay không

“Thiệt hại” theo luật dân sự Việt Nam là những tổn thất thực tế được tínhthành tiền do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sảncủa tổ chức, cá nhân, tổn thất thực tế ở đây chính là sự giảm sút, mất mát về lợiích vật chất, tinh thần hay những chi phí bỏ ra để ngăn chặn, hạn chế, khắc phụcthiệt hại mà người bị thiệt hại phải gánh chịu Như vậy, xét từ bất kỳ góc độ nàothì hành vi trái pháp luật và gây ra thiệt hại cũng đều xâm phạm đến các quan hệ

xã hội được pháp luật bảo vệ, cho nên, những quy định về bồi thường thiệt hạicủa pháp luật dân sự đưa ra là hợp lý để kịp thời ngăn chặn những hành vi gây

Trang 7

thiệt hại và buộc những người đã thực hiện hành vi gây thiệt hại phải có tráchnhiệm bồi thường Người đã gây ra thiệt hại thì phải có trách nhiệm bồi thườngnhững tổn thất mà mình gây ra là hoàn toàn đích đáng nhưng để có một quyếtđịnh giải quyết về mức bồi thường thiệt hại thật chính xác và hợp tình, hợp lý thìngười có trách nhiệm giải quyết cần quan tâm đến tính chất của những thiệt hại

đã xảy ra Bởi lẽ, khi có thiệt hại xảy ra thì thiệt hại này có thể dễ dàng tính toán,quy đổi thành tiền nếu đó đơn thuần là những thiệt hại về vật chất Tuy nhiênthiệt hại xảy ra có thể là về tinh thần, tính mạng, sức khỏe của con người Bảnchất của hai loại thiệt hại nay mang những đặc điểm riêng biệt, do vậy việc phânchia và nghiên cứu rõ hai loại thiệt hại này sẽ giúp cho việc xác định bồi thườngthiệt hại tiến hành được chính xác hơn, thuận tiện hơn

- Thứ nhất là thiệt hại về vật chất

Điều đầu tiên phải khẳng định rằng thiệt hại về vật chất là thiệt hại có thểtính toán, định lượng ra tiền được Theo thông tư 173 UBTP/TANDTC ngày23/3/1997 thì thiệt hại về vật chất (tài sản) là sự mất mát, giảm sút về một lợi íchvật chất có thể tính toán được bằng tiền, bao gồm các khoản: Những hư hỏng,mất mát về tài sản, những chi phí bỏ ra để sửa chữa và những thu nhập bị mất do

bị thiệt hại

Ghi nhận sự thiệt hại về vật chất (tài sản) BLDS 2005 đã quy định rõ thiệtđược bồi thường do tài sản bị xâm phạm Theo lôgic thì thiệt được bồi thườngcũng chính là thiệt hại mà người bị thiệt hại phải gánh chịu, bao gồm:

1 Tài sản bị mất;

2 Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;

3 Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;

4 Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại

Và các thiệt hại trên muốn được bồi thường thì phải thoả mãn một số điều kiện:

sự thiệt hại phải chắc chắn, thực tế và chưa được bồi thường

Thiệt hại phải chắc chắn nghĩa là người bị thiệt hại phải đưa ra đượcnhững thiệt mà mình phải gánh chịu và những thiệt hại đó có thể tính toán được.Thiệt hại đó phải thực tế tuy nhiên tính thực tế của thiệt hại được biểu hiện

Trang 8

không nhất thiết phải là thiệt hại đã xảy ra bởi lẽ một thiệt hại trong tương lai(thiệt hại gián tiếp) cũng được coi là có tính thực tế nếu chắc chắn rằng nó sẽxảy ra và có thể ước lượng trước được Do vậy mà hậu quả tương lai của mộtthiệt hại thực tế cũng có thể được xem xét để định ra mức bồi thường Đươngnhiên một thiệt hại không chắc chắn và chỉ mang tính giả định thì không thểđược xem xét để bồi thường

Qua những phân tích trên cho thấy khi tính toán đến thiệt hại nhà làm luậtkhông chỉ tính đến những thiệt hại trực tiếp xảy ra mà còn tính đến cả nhữngthiệt hại gián tiếp Nhưng khi tính đến những thiệt hại gián tiếp cần phải xem xétthật kỹ mối quan hệ giữa thiệt hại gián tiếp với những thiệt hại trực tiếp đã xảyra

Liên quan đến việc xác định bồi thường thiệt hại thì việc thiệt hại đã đượcđền bù chưa cũng là một vấn đề phức tạp để Hiển nhiên nếu một thiệt hại đãđược bồi thường rồi thì người bị thiệt hại không thể khởi kiện để đòi bồi thườngmột lần nữa Song trên thực tế để xác định xem một thiệt hại đã được bồi thườngchưa không đơn giản chút nào Vấn đề được đặt ra trong trường hợp bảo hiểm

BLDS Việt Nam quy định về quan hệ bảo hiểm gồm có ba loại gồm cóbảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm tính mạng và bảo hiểm tài sản

Đối với quan hệ bảo hiểm trách nhiệm dân sự nếu nạn nhân - người bịthiệt hại đã được công ty bảo hiểm bồi thường thì không thể kiện người gây rathiệt hại để đòi bồi thường thêm một lần nữa vì khi công ty bảo hiểm bồi thườngcho nạn nhân là họ đã đại diện cho người gây ra thiệt hại Vấn đề sẽ trở nênphức tạp hơn trong trường hợp bảo hiểm tính mạng và bảo hiểm tài sản

Khi có thiệt hại xảy ra người đựơc bảo hiểm đã được công ty bảo hiềmbồi thường rồi thì có được tiếp tục yêu cầu người gây ra thiệt hại bồi thường nữakhông? Và số tiền mà công ty bảo hiểm đã chi trả cho người được bảo hiểm cóphải là một khoản bồi thường thiệt hại hay không?

Số tiền mà công ty đã chi ra cho người bị thiệt hại thì công ty có quyềnđòi người gây ra thiệt hại phải thanh toán cho mình số tiền đó không? Điều này

đã được giải quyết theo Điều 577 của BLDS 2005 về chuyển yêu cầu hoàn trả:

Trang 9

“Trường hợp người thứ ba có lỗi mà gây thiệt hại cho bên được bảo hiểm và bên bảo hiểm đã trả tiền bảo hiểm thì bên bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ

ba hoàn trả khoản tiền mình đã trả” Cũng theo quy định của điều luật này thì

người được bảo hiểm có quyền yêu cầu bồi thường thêm khoản chênh lệch màngười bảo hiểm hoặc người gây thiệt hại bồi thường

- Thứ hai là thiệt hại về tinh thần

Không có một khái niệm nào đựơc đưa ra giải thích thế nào là “thiệt hại

về tinh thần” chúng ta chỉ có thể hiểu một cách khái quát thiệt hại tinh thần là sựxâm phạm vào các giá trị tinh thần, tình cảm như là sự mất danh dự, tạo nênnhững đau thương…Pháp luật dân sự không có một quy định nào cụ thể về vấn

đề này, khoản 3 Điều 307 quy định một cách khái quát: “Người gây thiệt hại

tính thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc phải chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị hại”.

Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm là vấn

đề nhạy cảm và phức tạp, bởi vì những thiệt hại về tinh thần là những thiệt hạiphi vật chất không thể cân, đo, đong, đếm được, cũng không có một công thứcchung để quy ra tiền áp dụng cho các trường hợp Suy cho đến cùng những bùđắp về tình thần chỉ mang tính chất an ủi, động viên đến người bị thiệt hại màthôi Có thể nói đây là một vấn đề khó, cho đến nay về cơ bản các nhà làm luậtvẫn chưa ban hành được văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này Nói về thiệthại tính thần có hai quan điểm khác nhau về vấn đề bồi thường: quan điểm thứnhất cho rằng thiệt hại về tinh thần là thiệt hại không thể bù đắp được vì thiệt hại

về tinh thần như mất đi người thân, tình cảm bị xúc phạm… những tổn thất nàyđều vô giá không thể quy đổi ra thành tiền được, quan điểm thứ hai lại cho rằngthiệt hại dù là vật chất hay tinh thần đều phải bồi thường vì những thiệt hại tínhcho đến cùng thì cũng chỉ mang tính tương đối mà thôi Ngay cả thiệt hại về vậtchất nói là có thể tính ra thành tiền được nhưng mọi sự đền bù cũng chỉ mangtính khắc phục, sửa chữa làm sao có thể để nó trở lại nguyên gốc của trạng thái

Trang 10

ban đầu như trước khi chưa bị thiệt hại Mỗi một quan điểm đều có cách luậngiải riêng của mình nhưng giả sử ta cho rằng quan điểm thứ nhất là hợp lý thìchẳng lẽ người bị gây hại phải đương nhiên gánh chịu những tổn thất do ngườikhác gây ra cho mình hay sao? Như vậy phải chăng là quá thiệt thòi cho người

bị gây hại, mà người có lỗi thì lại không phải gánh vác một trách nhiệm gì cả.Theo quan điểm hai sẽ hợp lý hơn, dù rằng những thiệt hại về tinh thần tuy làkhó có thể tính toán được nhưng xét trên một phương diện nào đó thì việc đượcđền bù phần nào sẽ an ủi người bị hại và cũng là cơ hội cho người gây ra thiệthại chuộc lỗi Mặt khác nếu xem xét một cách khoa học thì bên cạnh sự biểuhiện vô hình của những thiệt hại về tinh thần làm cho mọi tính toán thiệt hại trởnên khó khăn vẫn còn một số căn cứ có thể tính toán được để buộc người gây rathiệt hại phải bồi thường cho người bị hại Đây là những thiệt hại phát sinh từnhững tổn thất về tinh thần (ví dụ như thu nhập bị mất vì phải nghỉ việc, chi phí

để thay đổi môi trường sống và sinh hoạt) BLDS 2005 cũng đã quy định việcbồi thường thiệt hại tinh thần tại các điều: Điều 609, Điều 610, Điều 611 nhằmđảm bảo quyền lợi chính đáng của công dân Đó là những thiệt hại phần nào còntính toán được còn những thiệt hại thuần tuý về tính thần không thể tính toánđược thì sự bù đắp chỉ là tượng trưng, vì vậy cơ quan có thẩm quyền khi giảiquyết vụ việc cần phải thận trọng để có thể đưa ra một quyết định thật sự thoảđáng Một điểm cần lưu ý về thiệt hại tinh thần, đây là những thiệt hại gắn liềnnhân thân của người bị hại và không thể chuyển giao quyền yêu cầu bồi thườngthiệt hại do đó chỉ có người bị thiệt hại mới có quyền hưởng bồi thường Tuynhiên đối với người gây ra thiệt hại thì khác, nếu người gây ra thiệt hại chết màkhông thực hiện được nghĩa vụ về tài sản của mình thì theo quy định của khoản

1 Điều 173 “Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ về

tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

1.2.2 Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật

Quyền được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản là quyềntuyệt đối của mọi công dân, tổ chức Mọi người đều phải tôn trọng những quyền

Trang 11

đó của chủ thể khác và không được thực hiện bất cứ một hành vi nào xâm phạmđến các quyền đó Theo đó Điều 604 của BLDS 2005 có thể được hiểu là: hành

vi trái pháp luật là hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhânphẩm, uy tín , tài sản của cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác Việc xâmphạm và gây thiệt hại có thể là hành vi trái pháp luật hình sự, hành chính, dân

sự, kể cả đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, các quy tắc sinh hoạt trongtừng cộng đồng dân cư Có nghĩa là để coi là hành vi trái pháp luật thì bắt buộc

là hành vi đó phải vi phạm một quy định pháp luật cụ thể Đối với trách nhiệmbồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì hành vi vi phạm bất cứ quy định của luậtnào mà xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức thìhành vi đó là trái pháp luật

Hành vi trái pháp luật có thể là hành vi xâm phạm đến các quyền tài sảnhoặc các quyền nhân thân Khi xâm phạm đến các quyền về tài sản có nghĩa làxâm phạm đến các quyền về sở hữu, các quyền khác về vật còn xâm phạm đếncác quyền nhân thân có nhiều biểu hiện khác nhau như xâm phạm đến đời tư,gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín… Là mộttrong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợpđồng, hành vi gây thiệt hại phải trái pháp luật, như vậy nếu hành vi có gây rathiệt hại nhưng không trái pháp luật thì trách nhiệm bồi thường sẽ không đặt ra.Trên thực tế có nhiều trường hợp chủ thể đã gây ra thiệt hại nhưng hành vi gây

ra thiệt hại không phải là vi phạm pháp luật mà là hành vi hợp pháp nếu hành vi

đó được thực hiện theo nghĩa vụ mà pháp luật quy định hoặc nghề nghiệp buộc

họ phải làm như vậy Trong các trường hợp này, trách nhiệm bồi thường khôngđược đặt ra đối với người gây thiệt hại Ngoài ra, người gây thiệt hại không phảibồi thường trong trường hợp phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết hoặc theoyêu cầu của người bị hại Tuy nhiên, nếu vượt quá giới hạn nêu trên thì ngườigây ra thiệt hại vẫn phải bồi thường

1.2.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi thiệt hạixảy ra là do chính kết quả trực tiếp, tất yếu của hành vi trái pháp luật Đây chính

Trang 12

là mối quan hệ của sự vận động nội tại, trực tiếp và về nguyên tắc nguyên nhânphải xảy ra trước kết quả trong khoảng thời gian xác định Theo Điều 604 củaBLDS thì có thể thấy hành vi “xâm phạm” đến tính mạng, tài sản, sức khoẻ…lànguyên nhân và “thiệt hại” là hậu quả của hành vi đó.

Hành vi trái pháp luật là nguyên nhân làm phát sinh thiệt hại cho nên hành

vi đó bao giờ cũng xuất hiện trước thiệt hại Mối quan hệ nhân quả là một vấn

đề phức tạp bởi lẽ một thiệt hại xảy ra có thể là do tác động của một hoặc củanhiều hành vi trái pháp luật và một hành vi trái pháp luật cũng có thể gây ranhiều thiệt hại

Trong trường hợp thiệt hại do nhiều nguyên nhân gây ra thì xác định đâu

là nguyên nhân chính hay tất cả đều là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại quả thật làphức tạp Ở đây phải xác định xem hành vi nào là nguyên nhân trực tiếp dẫn đếnthiệt hại Cũng có nhiều trường hợp thiệt hại xảy ra lại là do một hành vi tráipháp luật khác xen vào chứ không phải do hành vi có chứa đựng khả năng thực

tế làm phát sinh gây thiệt hại (Ví dụ A dùng dao đâm B bị thương, trên đường

đi cấp cứu B lại bị xe của C đâm phải gây trấn thương sọ não dẫn đến tử vong.Kết quả giám định pháp y cho thấy B chết không phải là do A đâm vì vết thươngcủa A đâm vẫn có thể cứu chữa được nếu B được cấp cứu kịp thời ( không bị xecủa C đâm) ) Như vậy, tuy hành vi của A có chứa đựng khả năng gây thiệt hạiđến tính mạng của B nhưng khả năng này chưa kịp phát huy thì hành vi trái phápluật của C lại xen vào phá vỡ đi khả năng đó và tạo ra một quan hệ mới và trongquan hệ này thì hành vi trái pháp luật của C trực tiếp gây ra thiệt hại về tínhmạng cho B

Trường hợp một nguyên nhân có thể gây ra nhiều thiệt hại thì cần phảixác định rõ xem kết qủa nào là hậu quả trực tiếp do nguyên nhân là hành vi tráipháp luật gây ra Trong trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng chúng ta biếtrằng trái hộ chỉ phải bồi thường về những khoản được coi là hậu quả trực tiếpcủa sự vi phạm Nguyên tắc này cũng được áp dụng trong trách nhiệm dân sựngoài hợp đồng, tuy nhiên, thiệt hại trực tiếp ở đây không nhất thiết phải là hậu

Trang 13

quả ngay lập tức của nguyên nhân gây thiệt hại mà chỉ cần là hậu quả tất nhiêncủa hành vi gây thiệt hại.

Tóm lại việc xác định mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết qủa giữahành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra trong nhiều trường hợp rất phức tạp và

dễ dẫn đến những sai lầm vì vậy khi xem xét mối quan hệ này cần hết sức thậntrọng, phải thu thập đầy đủ các tài liệu và chứng cứ, đánh giá một cách toàn diệnđối với vấn đề đang giải quyết để có thể đưa ra một kết luận chính xác, xác địnhđúng người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1.2.4 Người gây thiệt hại có lỗi

Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệthại ngoài hợp đồng nói riêng và trách nhiệm dân sự nói chung Xét về bản chấtlỗi được các ngành luật xác định nhau Đó là chính là quan hệ giữa chủ thể thựchiện hành vi trái pháp luật với xã hội mà nội dung của nó là sự phủ định nhữngyêu cầu của xã hội đã được thể hiện thông qua các quy định của pháp luật Khimột người có đủ nhận thức và điều kiện để lựa chọn cách xử sự sao cho xử sự

đó phù hợp với pháp luật, tránh được thiệt hại cho chủ thể khác nhưng vẫn thựchiện hành vi gây thiệt hại thì người đó bị coi là có lỗi Như vậy, lỗi là trạng tháitâm lý của người có hành vi gây thiệt hại, phản ánh nhận thức của người đó đốivới hành vi và hậu quả của hành vi mà họ đã thực hiện

Việc áp dụng lỗi làm căn cứ để xác định trách nhiệm được BLDS 2005quy định tại Điều 308 trong đó nhấn mạnh lỗi là căn cứ phát sinh trách nhiệmdân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.Điều 308 khoản 2 cũng chia lỗi thành hai loại là lỗi cố ý và lỗi vô ý được quyđịnh như sau: “Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vicủa mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặctuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra” Về mặt khách quan,quy định này đã dự liệu trường hợp người gây thiệt hại nhận thức rõ hành vi củamình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện cho dù người thực hiệnhành vi có thái độ mong muốn hoặc không mong muốn nhưng đã có thái độ đểmặc cho thiệt hại xảy ra Do vậy, người đó phải chịu trách nhiệm trước hành vi

Trang 14

có lỗi cố ý của mình Xét về mặt chủ quan, người gây thiệt hại khi thực hiệnhành vi luôn nhằm mục đích có thiệt hại xảy ra cho người khác và được thể hiệndưới hai mức độ là mong muốn có thiệt hại xảy ra, hai là không mong muốnthiệt hại xảy ra nhưng lại để mặc cho thiệt hại xảy ra Mức độ thể hiện ý chí -hành vi của người cố ý gây thiệt hại trong trường hợp người đó nhận thức rõhành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện thì phải chịutrách nhiệm bồi thường Tại khoản 2, Điều 308 quy định về khái niệm lỗi vô ý:

“Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình

có khả năng gây thiệt hại mặc dù phải biết hoặc có thể thấy trước thiệt hại sẽ xảy

ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại nhưng lại chorằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được” Người gây thiệt hại

đã không mong muốn, không để mặc cho thiệt hại xảy ra nhưng đã họ khôngkiểm soát được diễn biến của sự kiện do hành vi vô ý của mình tạo ra do đó dù

là vô ý thì họ cũng phải chịu trách nhiệm trước hậu quả xảy ra Việc phân chiathành lỗi vô ý và lỗi cố ý có ý nghĩa như thế nào trong trách nhiệm dân sự nóichung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng? Để hiểu rõvấn đề này ta sẽ đi vào so sánh lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoàihợp đồng trong tương quan với lỗi trong trách nhiệm hình sự Trong trách nhiệmhình sự lỗi và mức độ lỗi có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định tộidanh và định khung hình phạt nên bắt buộc phải có sự phân biệt chi tiết các mức

độ khác nhau của hình thức lỗi Nhưng trong trách nhiệm bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng thì không như vậy, ngay Điều 604 của BLDS cũng đã quy định

rằng: “Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe,

danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích khác của cá nhân, xâm phạm đến danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc của chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường” Theo điều luật này thì dù là lỗi cố ý hay lỗi vô ý

mà để thiệt hại xảy ra thì đều phải bồi thường và mức bồi thường cũng khôngphụ thuộc vào hình thức lỗi Như vậy, dù có sự phân chia thành lỗi cố ý và lỗi

vô ý nhưng ý nghĩa của sự phân chia này thì dường như không tồn tại Điều nàythể hiện rõ trong các quy định của BLDS 2005 về phần bồi thường thiệt hại

Trang 15

ngoài hợp đồng, ngoại trừ khoản 2 Điều 615 có nhắc đến lỗi cố ý của ngườidùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mấtkhả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của họ mà gây ra thiệt hại thì phảibồi thường cho người bị thiệt hại Và khoản 2 Điều 605 quy định về việc ngườigây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hạithì việc phân chia lỗi không được thể hiện trong các quy định khác của mục này.

Tóm lại vấn đề hình thức lỗi, mức độ lỗi trong trách nhiệm bồi thườngthiệt hại ngoài hợp đồng ảnh hưởng rất ít đến việc xác định trách nhiệm bồithường, thậm chí chủ thể còn phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi(khoản 3 Điều 623)

Khi đi nghiên cứu “lỗi” trong mối quan hệ là một trong bốn điều kiện củatrách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì một vấn đề quan trọng đượcđặt ra là việc xác định đúng mức độ lỗi của các bên trong quan hệ này để đưa ramột quyết định bồi thường chính xác và thỏa đáng Bởi lẽ trong rất nhiều trườnghợp việc xác định lỗi là rất phức tạp và gây không ít khó khăn như trong cáctrường hợp lỗi hỗn hợp hoặc lỗi lại là của người bị thiệt hại Thứ nhất là trườnghợp lỗi hỗn hợp nghĩa là cả người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều có lỗitrong việc để thiệt hại xảy ra Điều 617 có quy định về trường hợp bồi thường

thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi: “Khi người bị thiệt hại cũng

có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình”, trong điều luật này có nhắc đến

“mức độ” lỗi do vậy việc xác định trách nhiệm bồi thường trong trường cả haibên đều có lỗi thì mỗi bên phải chịu trách nhiệm tương ứng với mức độ lỗi củamình Tuy nhiên, trong BLDS 2005 của nước ta lại không có quy định về mức

độ lỗi, vậy đâu là căn cứ để xác định mức độ lỗi cho từng bên? Việc xác địnhmức độ lỗi cũng được đặt ra trong trường hợp bồi thường thiệt hại do nhiềungười cùng gây ra, nhưng trong trường hợp này có phần đơn giản hơn vì theoquy định của luật nếu không xác định được mức độ lỗi thì bồi thường thiệt hạitheo phần bằng nhau Thứ hai là trường hợp lỗi hoàn toàn thuộc về người bị

thiệt hại Điều 617 của BLDS quy định rất rõ ràng: “Nếu thiệt hại xảy ra hoàn

Trang 16

toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường” Nhưng hiểu thế nào về trường hợp người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi,

và lỗi ở đây là lỗi vô ý hay lỗi cố ý và việc phân chia ra hai hình thức lỗi có ýnghĩa gì không? Có thể nêu ra một số vấn đề sau khi đi xác định lỗi của người bịthiệt hại:

Nếu người bị thiệt hại có lỗi hoàn toàn trong việc để thiệt hại xảy thì dù

đó là lỗi cố ý hay là lỗi vô ý mà người gây thiệt hại không có lỗi thì người gâythiệt hại không phải bồi thường

Người gây thiệt hại có lỗi vô ý và người bị thiệt hại có lỗi cố ý trong việc

để thiệt hại xảy ra thì người gây thiệt hại cũng không phải bồi thường

Như vậy, vấn đề hình thức lỗi và mức độ lỗi không có ý nghĩa trong việcxác định trách nhiệm bồi thường nếu lỗi đó là hoàn toàn thuộc về người bị thiệthại và đương nhiên người gây thiệt hại không phải bồi thường

Việc pháp luật quy định vấn đề lỗi thuộc về người bị thiệt hại đã loại trừtrách nhiệm của người gây thiệt hại Do đó, người gây thiệt hại muốn giải thoáttrách nhiệm thì phải chứng minh mình không có lỗi hoặc thiệt hại xảy ra hoàntoàn là do lỗi của người bị thiệt hại (Điều 606 BLDS 2005)

Bàn về vấn đề lỗi ta thấy việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hạikhông chỉ đặt ra với chủ thể có lỗi trực tiếp gây ra thiệt hại mà còn đặt ra việcxác định trách nhiệm của người không trực tiếp gây ra thiệt hại để quy tráchnhiệm bồi thường cho chính họ Đó là trường hợp lỗi của người giám hộ, người

đỡ đầu, người quản lý và lỗi của pháp nhân trước hành vi trái pháp luật do ngườicủa pháp nhân gây ra

1.3 Phân biệt trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng và trách nhiệm dân sự theo hợp đồng

Theo quy định của pháp luật dân sự thì trách nhiệm dân sự được chiathành hai loại là trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng và trách nhiệm dân sự theohợp đồng Trách nhiệm dân sự theo hợp đồng là trách nhiệm phát sinh do mộtbên đã không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ mà cácbên đã cam kết trong hợp đồng Điều cơ bản nhất để hình thành nên loại trách

Trang 17

nhiệm này là giữa các bên phải có quan hệ hợp đồng, hợp đồng đó phải có hiệulực và thiệt hại xảy ra phải là do hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng,không đầy đủ nghĩa vụ của hợp đồng.

Tuy có những điểm giống nhau nhất định vì cùng là trách nhiệm dân sựnhưng giữa hai loại trách nhiệm này cũng có những điểm khác nhau căn bản:

Về cơ sở phát sinh: trách nhiệm dân sự theo hợp đồng chỉ phát sinh khi có

sự hiện diện của một hợp đồng, loại trách nhiệm này phát sinh do hành vi khôngthực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của hợp đồng Trongkhi đó, trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng phát sinh từ một hành vi cố ý hoặc

vô ý gây thiệt hại cho người khác và hành vi đó không liên quan đến bất kỳ mộthợp đồng nào có thể có giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại

Khi thực hiện trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng người gây thiệt hại phảibồi thường toàn bộ thiệt hại cả thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp (nếu có),còn trong trách nhiệm theo hợp đồng thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thườngnhững thiệt hại trực tiếp và những thiệt hại có thể tiên liệu trước khi ký kết hợpđồng

Việc thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng sẽ làm chấmdứt nghĩa vụ giữa các bên, trong khi đó việc thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệthại theo hợp đồng thì nghĩa vụ của người gây thiệt hại chưa chắc đã chấm dứt

Trong trách nhiệm dân sự theo hợp đồng trách nhiệm chỉ phát sinh do lỗi

cố ý hoặc vô ý của người không thực hiện, thực hiện không đúng hợp đồng trừtrường hợp pháp luật có quy định khác hoặc giữa các bên có thỏa thuận khác,còn trong trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng thì ngay cả trong trường hợpkhông có lỗi thì vần phải bồi thường theo quy định của pháp luật (Khoản 2 Điều

604 BLDS 2005)

Một điểm khác nữa giữa hai loại trách nhiệm này là những người gây thiệthại ngoài hợp đồng đa phần phải chịu trách nhiệm liên đới nếu có đủ các điềukiện mà luật định, còn trong trách nhiệm theo hợp đồng trách nhiệm liên đới chỉđặt ra nếu có thỏa thuận trước

Trang 18

Khi ta đi so sánh hai loại trách nhiệm này có điểm cần phải lưu ý là khôngphải giữa hai bên có quan hệ hợp đồng thì mọi thiệt hại gây ra đều đưa đến tráchnhiệm theo hợp đồng và ngược lại trách nhiệm ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khigiữa hai bên hoàn toàn không có quan hệ hợp đồng, đặc biệt cần phải phân biệt

rõ về thời điểm phát sinh trách nhiệm giữa hai loại trách nhiệm này để xác định

rõ đâu là trường hợp bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và đâu là bồi thườngthiệt hại ngoài hợp đồng: trong bồi thường thiệt hại theo hợp đồng thì tráchnhiệm phát sinh kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực và có bên vi phạm nghĩa

vụ hợp đồng, còn trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trách nhiệmphát sinh kể từ thời điểm xảy ra hành vi gây thiệt hại Mặt khác, phân định hailoại trách nhiệm này còn có ý nghĩa để xác định chủ thể phải bồi thường Thôngthường trách nhiệm dân sự theo hợp đồng thì người tham gia hợp đồng phải chịutrách nhiệm còn trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng có thể do người đại diện,giám hộ chịu trách nhiệm

2 Cá thể hóa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

2.1 Khái niệm cá thể hóa trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng

Khi có thiệt hại xảy ra thì bên cạnh việc xác định mức độ thiệt hại, cùngcác điều kiện cấu thành trách nhiệm của người gây thiệt hại thì việc xác định rõ

ai là người phải đứng ra gánh vác trách nhiệm và thực hiện việc bồi thường đểđảm bảo quyền lợi cho người bị hại là một vấn đề rất quan trọng Cơ quan tòa án

có thẩm quyền khi nhận được đơn kiện yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại cũngphải hết sức thận trọng trong vấn đề này

Theo cách hiểu một cách chung và khái quát nhất thì ai là người gây rathiệt hại thì người đó phải bồi thường Tuy nhiên điều kiện để trở thành một chủthể tham gia vào một quan hệ pháp luật thì người đó phải có đầy đủ năng lựcchủ thể theo quy định của pháp luật Trong thực tế có rất nhiều hành vi gây thiệthại cho người khác và hành vi gây thiệt hại này cũng có thể là của bất kỳ cánhân nào kể cả những người không đủ, không có hoặc bị hạn chế năng lực thamgia vào các quan hệ pháp luật Khi một người đã gây ra thiệt hại cho người khácthì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ phát sinh, nhưng nếu như người gây ra

Trang 19

thiệt hại lại không có năng lực để tham gia vào quan hệ pháp luật bồi thườngthiệt hại thì ai sẽ là người có trách nhiệm bồi thường để đảm bảo quyền lợi chongười bị thiệt hại

Như vậy, khi thiệt hại xảy ra cần phải xác định trách nhiệm bồi thường sẽthuộc về ai Đây là một vấn đề rất quan trọng, bởi lẽ nếu không xác định đượcngười phải bồi thường thì quyền lợi của người bị thiệt hại không được đảm bảo.Chính vì vậy mà vấn đề cá thể hóa trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra

Vậy, cá thể hóa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là việc

xác định người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại chính trong từng trường hợp gây thiệt hại cụ thể bất luận người đó có phải là người trực tiếp gây ra thiệt hại hay không.

Cá thể hóa trách nhiệm chính là việc quy trách nhiệm bồi thường cho mộtchủ thể, việc này có một ý nghĩa rất quan trọng trong vấn đề bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng: Cá thể hóa trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ giúp cho việcgiải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại diễn ra dễ dàng hơn, xác định đúng người

có trách nhiệm bồi thường sẽ tạo ra tính khả thi cho công tác thi hành án saunày; cá thể hóa trách nhiệm để xác định trách nhiệm thuộc về ai giảm bớt nguy

cơ việc lạm dụng việc mất năng lực hay không đầy đủ khả năng nhận thức củangười khác mà kích động họ gây thiệt hại cho người khác và thu lợi bất chính,đồng thời nâng cao tinh thần, trách nhiệm của những người có nghĩa vụ trôngnom, giáo dục những người không có năng lực hành vi hoặc có năng lực hành vimột phần

2.2 Điều kiện để cá thể hóa trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng

Để trở thành chủ thể của một quan hệ pháp luật dân sự thì người tham giacần đáp ứng điều kiện về năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật Quan hệbồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng là một quan hệ pháp luật dân sự dovậy để trở thành chủ thể của quan hệ này thì người tham gia cũng cần phải cóđầy đủ những điều kiện về năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật nói chung.Bên cạnh đó, do đặc thù riêng của quan hệ pháp luật này mà cần có thêm một sốđiều kiện nhất định

Trang 20

Khi một chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường có nghĩa là chủ thể đó đangtham gia vào một quan hệ pháp luật, do vậy người này cần phải có đầy đủ nănglực chủ thể để tham gia vào một quan hệ pháp luật đó là độ tuổi và nhận thức(năng lực hành vi) Trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhiều khingười đứng ra thực hiện trách nhiệm bồi thường lại không phải là người đã trựctiếp gây ra thiệt hại mà họ phải thực hiện trách nhiệm bồi thường là do lỗi quản

lý của mình trong việc để thiệt hại xảy ra Do đó, một điều kiện cần để quy tráchnhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho một chủ thể đó là mối quan hệpháp lý giữa người gây thiệt hại và người phải bồi thường

Như vậy để cá thể hóa trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng cho một chủthể cần phải đáp ứng các điều kiện sau: (độ tuổi, nhận thức, mối quan hệ pháp lýgiữa người gây thiệt hại và người bồi thường.)

- Độ tuổi

Việc quy định độ tuổi là một trong những điều kiện để cá thể hóa tráchnhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là rất hợp lý Bởi vì khi một chủ thểtham gia vào quan hệ bồi thường thiệt hại có nghĩa là chủ thể đang tham gia vàomột quan hệ pháp luật dân sự Để có thể tham gia vào quan hệ này thì trước hếtchủ thể này phải đáp ứng được yêu cầu về năng lực chủ thể theo quy định củapháp luật Theo quy định của pháp luật thì năng lực chủ thể được cấu thành bởihai yếu tố là năng lực pháp luật và năng lực hành vi Về năng lực pháp luật tạikhoản 3, Điều 14 BLDS 2005 đã quy định : “Năng lực pháp luật dân sự của cánhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết” Theo quy địnhnày, mỗi cá nhân đang sống và tồn tại trong xã hội luôn luôn có năng lực phápluật dân sự có nghĩa là họ luôn có khả năng có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.Tuy nhiên, năng lực hành vi dân sự của cá nhân thì ngược lại Năng lực hành vidân sự của cá nhân hình thành khi đáp ứng những điều kiện nhất định đó là về

độ tuổi và nhận thức Mặt khác, năng lực hành vi dân sự lại được chia thành cácmức khác nhau, phụ thuộc vào độ tuổi của cá nhân Theo quy định tại Điều 19

BLDS “Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp

quy định tại Điều 22 và Điều 23 của BLDS” Người thành niên là người từ đủ

Trang 21

18 tuổi trở lên (Điều 18 BLDS 2005) Như vậy, người từ 18 tuổi trở lên là người

có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, được phép tham gia vào quan hệ pháp luậtdân sự và tự mình gánh chịu các nghĩa vụ dân sự

Quy định độ tuổi là điều kiện để cá thể hóa trách nhiệm bồi thường thiệthại ngoài hợp đồng là hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật dân sự

về việc xác định năng lực hành vi dân sự (một trong hai yếu tố tạo thành nănglực chủ thể của cá nhân) Độ tuổi là yếu tố đáp ứng điều kiện có thể tự mìnhgánh vác các nghĩa vụ dân sự trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoàihợp đồng

Sự phù hợp của việc quy định độ tuổi là yếu tố để cá thể trách nhiệm bồithường thiệt hại ngoài hợp đồng được thể hiện ngay trong BLDS 2005, đó chính

là sự tương thích giữa việc quy định độ tuổi để xác định năng lực hành vi dân sựvới việc căn cứ vào độ tuổi để quy định trách nhiệm bồi thường thiêt hại ngoàihợp đồng

Từ những phân tích trên có thể khẳng định rằng độ tuổi là điều kiệnkhông thể thiếu khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồngcho bất cứ một chủ thể nào Độ tuổi góp phần vào việc quyết định người cótrách nhiệm bồi thường thiệt hại trong từng trường hợp cụ thể

- Nhận thức

Cũng như độ tuổi khả năng nhận thức cũng là yếu tố tạo thành năng lựchành vi dân sự của một chủ thể Nếu một người tuy đã thành niên nhưng khôngthể nhận thức, không làm chủ hành vi của mình, thì bị coi là người mất năng lựchành vi dân sự và không có năng lực chủ thể để tham gia vào các quan hệ phápluật và cũng không thể nào trở thành chủ thể có thể đứng ra gánh vác tráchnhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được ngay cả khi thiệt hại đó là do

họ gây ra?

Khi phân tích về khả năng nhận thức của chủ thể ta thấy giữa khả năngnhận thức và độ tuổi có mối quan hệ với nhau, chúng đều là hai yếu tố tạo thànhnăng lực hành vi dân sự, nhưng khả năng nhận thức của con người lại phụ thuộcvào chính độ tuổi Con người chỉ có khả năng nhận thức đầy đủ khi đạt một độ

Trang 22

tuổi nhất định, khi chưa đạt độ tuổi này thì con người hoặc chưa có khả năngnhận thức hoặc là khả năng nhận thức còn hạn chế Có trường hợp người không

có khả năng nhận thức nhưng không phải do chưa đạt một độ tuổi nhât định mà

do bị mất khả năng nhận thức của mình Khái niệm “mất” thông thường đượchiểu là đang tồn tại, đang có một hiện tượng, một sự vật nhưng sau đó khôngcòn hiện tượng, sự vật đó nữa Nếu một người đang có khả năng nhận thứcnhưng lại bị mất đi thì nguyên nhân dẫn đến sự mất đi này có thể là do người đó

bị mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác dẫn đến hậu quả không thể nhận thức

và làm chủ được bản thân mình Do vậy, họ mất đi năng lực hành vi, mất đinăng lực chủ thể để tham gia vào các quan hệ xã hội

Như vậy, để tham gia vào một quan hệ xã hội nhất định thì chủ thể phải

có đầy đủ ý chí cũng như lý trí để điều khiển hành vi của mình, phải nhận thứcđược những gì mình đang làm cũng như hậu quả của hành vi đó Không có nhậnthức có nghĩa họ không thể biết được mình đang làm gì và việc làm đó có hậuquả ra sao Việc quy định nhận thức là điều kiện để cá thể hóa trách nhiệm bồithường thiệt hại ngoài hợp đồng là rất cần thiết Người đứng ra chịu trách nhiệmchính trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có thể chính là ngườigây ra thiệt hại và cũng có thể không phải là người gây ra thiệt hại Việc thựchiện bồi thường ảnh hưởng đến chính quyền lợi của họ do vậy họ phải nhận thứcđược việc mình đang làm và trách nhiệm bồi thường sẽ không đặt ra với ngườikhông có khả năng nhận thức

- Mối quan hệ pháp lý giữa người gây thiệt hại và người phải bồi thường.Thông thường chỉ cần đạt độ tuổi do luật định và có khả năng nhận thứcthì một chủ thể hoàn toàn có thể tham gia vào các quan hệ pháp luật mà cụ thể ởđây là tham gia vào quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Khi có đầy đủnăng lực chủ thể thì người gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường thiệthại hay nói cách khác là đã đủ điều kiện để cá thể hóa trách nhiệm bồi thườngthiệt hại ngoài hợp đồng

Mối quan hệ giữa người gây thiệt hại và người phải bồi thường được đặt

ra để cá thể hóa trách nhiệm bồi thường thiệt hại là để giải quyết các tình huống

Trang 23

người gây thiệt hại không có khả năng bồi thường Việc xem xét mối quan hệpháp lý giữa người gây thiệt hại và người phải bồi thường nhằm xác định đúngngười đại diện cho người gây thiệt hại để thực hiện nghĩa vụ Họ phải thực hiệnviệc bồi thường dù họ không gây ra thiệt hại nhưng họ lại có lỗi trong việc quản

lý người gây thiệt hại Nếu họ thực hiện đúng trách nhiệm quản lý của mình thìthiệt hại đã không xảy ra Lỗi của người phải bồi thường ở đây là lỗi trong việcquản lý người đã gây ra thiệt hại

Mối quan hệ pháp lý giữa người gây thiệt hại và người phải bồi thường ởđây có thể là mối quan hệ giữa người chưa thành niên dưới 15 tuổi với cha mẹ,giữa người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự với người giám

hộ, với trường học, bệnh viện, tổ chức khác

Việc xác định đúng mối quan hệ này để tránh việc xác định nhầm người

có trách nhiệm bồi thường, chỉ có những người có trách nhiệm quản lý nhưngkhông thực hiện đúng trách nhiệm của mình để thiệt hại xảy ra mới phải bồithường

3 Năng lực bồi thường thiệt hại theo pháp luật Việt Nam trước năm1995 3.1 Theo pháp luật phong kiến

Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chếđịnh có lịch sử phát triển sớm nhất ở Việt Nam Pháp luật từ thời kỳ phong kiếncũng có những những quy định về vấn đề này, ở đây người viết chỉ phân tíchnăng lực bồi thường trong hai bộ luật tiêu biểu của thời kỳ phong kiến đó là Bộluật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long Phù hợp với quan điểm lập pháp thời đó,các quan hệ xã hội đều được điều chỉnh bằng luật hình, đều nhằm thiết lập mộttrật tự xã hội theo những chuẩn mực hà khắc có lợi cho sự thống trị của nhànước phong kiến, chưa có sự phân biệt rõ ràng với những đặc trưng rất khácnhau giữa luật dân sự và luật hình sự Do đó, không chỉ bao gồm các quy định

về các hành vi phạm tội và hình phạt mà còn bao gồm cả các quy định về dân

sự trong đó bao gồm cả những quy định về bồi thường do gây thiệt hại

Trong Bộ luật Hồng Đức ghi nhận những quy định về bồi thường thiệt hại

cùng với chế tài hình sự, ví dụ Điều 435 đã dự liệu rằng: “Những kẻ thừa cơ lúc

Trang 24

có trộm, cướp, cháy, lụt mà lấy trộm của cải của người ta, hay là giữa ban ngày

mà đoạt lấy tiền tài của người, cũng là lấy của đánh rơi, mà lại đánh lại người mất của, thì cũng đều phải tội như tội ăn trộm thường, mà giảm một bậc Lột lấy những quần áo và đồ vật của trẻ con, người điên, người say thì phải tội đồ và bồi thường gấp đôi” Và còn rất nhiều các quy định khác quy định về việc bồi

thường như các Điều 472 theo nội dung của Điều luật này quy định về trườnghợp kẻ dưới đánh quan lại, quan lại đánh lẫn nhau thì khi một người đánh quanchức bị thương, ngoài việc phải chịu hình phạt, phải đền bù thường tổn còn phảiđền tiền tạ Tương tự như vậy, Điều 473 dự liệu về khả năng kẻ dưới mắngnhiếc quan lại, quan lại mắng nhiếc lẫn nhau đã không chỉ đưa ra hình phạt màcòn quy định tiền tạ nếu phạm tội lăng mạ quan chức Các quy định trên cũng đãxác định trách nhiệm của một người về hành vi vi phạm của chính bản thânmình Ngoài ra trong luật Hồng Đức còn một số trường hợp xác định một ngườiphải chịu trách nhiệm về hành vi của người khác đó là trường hợp cha phải chịutrách nhiệm thay cho con, chủ phải chịu trách nhiệm thay cho đày tớ

Điều 457 đã bắt tội người cha phải chịu trách nhiệm về hành vi của concái còn ở chung với mình, bất kể đã trưởng thành hay chưa, mà phạm tội trộmcướp Điều này dựa trên quan điểm của đạo đức phong kiến thời kỳ đó chính làquyền gia trưởng của người cha, người chồng Theo đó, nếu người cha đã cóquyền gia trưởng trong nhà mà lại không giáo dục, răn dạy con cái, thì phải chịu

tội thay cho con cái: “Các con còn ở nhà với cha mẹ, mà đi ăn trộm, thì cha bị

xử tội biếm; ăn cướp thì cha bị xử tội đồ; nặng thì xử tăng thêm tội; và đều phải bồi thường thay con những tang vật ăn trộm ăn cướp Nếu con đã ở riêng, thì cha bị xử phạt hay biếm; cha đã báo quan thì không phải tội; nhưng báo quan rồi mà còn để con ở nhà thì cũng xử như là chưa báo” Việc quy định người cha

phải bồi thường cho con ngay cả khi người con còn ở với cha mẹ ngay cả khingười con đã trưởng thành là một điểm khác biệt hoàn toàn giữa luật Hồng Đứcvới luật hiện đại cụ thể là luật dân sự 2005 quy định rõ người thành niên phải tựchịu trách nhiệm trước những thiệt hại do mình gây ra Một điều nữa là nếu chabáo quan thì sẽ không phải chịu tội vậy không phải chịu tội thì có phải bồi

Trang 25

thường không? Nếu như không phải bồi thường thì ai sẽ là người đứng ra bồithường.

Điều 456 còn quy định cho chủ nhà khi đầy tớ đi ăn trộm ăn cướp, cũng làluận điểm cơ bản của việc bắt lỗi chủ nhà là do không trông coi, không răn dạychu đáo đối với kẻ dưới nên bị buộc phải chịu trách nhiệm thay cho kẻ dưới:

“Đày tớ đi ăn trộm, mà chủ nhà không báo quan, thì xử biếm năm tư; ăn cướp thì năm tư và bãi chức; chủ không có quan chức, thì thay xử đồ làm chủng điền binh và đều phải bồi thường thay những tang vật ăn trộm hay ăn cướp Nếu chủ giấu giếm nhận của ăn trộm ăn cướp thì phải đồng tội Đã báo quan mà sau lại bao dung những đày tớ ăn cướp ăn trộm ấy, thì xử như tội biết mà không trình”.

Từ việc phân tích những quy định trên ta thấy trong luật Hồng Đức đã dựđịnh trước những trường hợp quy định về năng lực bồi thường đặc biệt là việcnhững người có trách nhiệm phải đứng ra đại diện để bồi thường cho nhữngngười mà mình có trách nhiệm quản lý đã gây thiệt hại Đây chính là nhữngđiểm tiến bộ của luật Hồng Đức, nhưng dường như quy định về việc phải bồithường thay cho người mình quản lý ở đây chủ yếu xuất phát từ đạo đức phongkiến chứ không phải là do năng lực chủ thể của người gây ra thiệt hại

Khác với Luật Hồng Đức, trong Luật Gia Long tiền bồi thường lại khôngđược nhắc đến Trong Bộ luật Gia Long chỉ có Điều quy định về tiền bồi thườngcho gia đình nạn nhân trong trường phạm tội giết người Việc quy định chế tài

do gây thương tật cho người khác Luật Gia Long quy định khá tỉ mỉ các hìnhphạt nhưng chỉ là những chế tài về hình sự chứ không thấy đề cập đến bồithường như Điều 466 của luật Hồng Đức: “…(luật nói: sưng, phù thì phải đềntiền thường tổn 3 tiền, chảy máu thì một quan; gẫy một ngón tay, một răng thìđền 10 quan; đâm chém bị thường thì 15 quan; đọa thai chưa thành hình thì 30quan…” Điều 271 Luật Gia Long chỉ dự liệu bồi thường thiệt hại trong cáctrường hợp nặng nhất như hỏng mắt, gãy tay chân, làm hỏng bộ phận trong cơthể…thì ngoài những chế tài hính sự phải chịu ra còn phải bồi thường cho nạnnhân để nuôi thân

Trang 26

3.2 Thời pháp thuộc

Đây là thời kỳ phát triển mới của pháp luật dân sự Việt Nam vì trong thời

kỳ này ta đã có bộ dân luật riêng dù còn chịu ảnh hưởng nhiều của pháp luậtchính quốc mà cụ thể ở đây là bộ Dân luật của Cộng hòa pháp Trong thời kỳnày nước ta tồn hai bộ dân luật đó là Dân luật Bắc Kỳ 1931 và Dân luật Trung

Kỳ 1936 Trong hai bộ luật nay đều có những quy định về năng lực bồi thườngthiệt của cá nhân Đặc biệt trong hai bộ luật này còn quy định rõ trách nhiệmphải bồi thường của cha mẹ do con gây thiệt hại, về trách nhiệm của người thợ

cả và về trách nhiệm của người dạy học

Thứ nhất là về trường hợp cha mẹ bồi thường cho con: nhà lập pháp quyđịnh rằng người cha, người mẹ phải chịu trách nhiệm về những tổn hại do ngườicon gây nên Tuy nhiên về việc quy trách nhiệm bồi thường cho cha mẹ cần cóđiều kiện đó là: con còn vị thành niên, nếu người con đã trưởng thành nghĩa làqua 21 tuổi thì các điều khoản quy trách nhiệm bồi thường cho cha mẹ là khôngthể thi hành được; con còn ở với cha mẹ, như vậy nếu người con đã ở riêng, cha

mẹ sẽ không chịu trách nhiệm về các tổn hại do người con gây ra Tuy nhiên,nếu việc không ở chung này không có lý do chính đáng hoặc mặc dầu không có

sự ở chung, cha mẹ vẫn còn có thể trông con cái được, thì cha mẹ vẫn còn phảichịu trách nhiệm; sự quá thất của người con hay ở đây chính là do sự khôngtrông nom cẩn thận của cha mẹ

Thứ hai là về trách nhiệm của người thợ cả: Điều 714 khoản 4 và 5 củaDân luật Bắc Kỳ và khoản 2 và 3 của Dân luật Trung Kỳ, quy định rằng cácngười thợ cả phải chịu trách nhiệm về những tổn hại do các người thợ bạn gâynên trong khi làm những công việc họ giao cho, hoặc trong khi các người thợbạn này ở dưới quyền trông coi của họ Theo quy định của hai bộ luật này ngườithợ bạn phải gây ra tai nạn trong thời kỳ chịu sự trông nom của người thợ cả,hoặc trong thời kỳ làm một công việc do người thợ cả giao cho Người thợ cảchỉ chịu trách nhiệm dân sự về người thợ bạn nếu như hai điều kiện được hội đủ:(1) dạy dỗ một nghề cho người thợ bạn; (2) giao một công việc cho người thợbạn làm, điều này phân biệt người thợ cả với người thầy giáo

Trang 27

Thứ ba là trách nhiệm của các người dạy học: Điều 714 khoản 5 của Dânluật Bắc Kỳ và Điều 764 khoản 2 Dân luật Trung Kỳ quy định các người dạyhọc chịu trách nhiệm về các sự tổn hại do học trò gây nên trong thời gian ở dướiquyền trông coi của họ.

Dân luật Nam Kỳ cũng đã xây dựng những quy định về bồi thường thiệthại ngoài hợp đồng và năng lực bồi thường thiệt hại của cá nhân Điều 729 cóquy định rằng bất cứ hành vi nào gây ra thiệt hại cho người khác đều làm chongười chủ động có lỗi phải bồi thường, và bộ luật này cũng quy định rõ cáctrường hợp cha mẹ phải chịu trách nhiệm về hành động của con cái vị thànhniên còn ở cùng với cha mẹ; người gia chủ phải chịu trách nhiệm về hành vi củagia bộc; người chủ ủy phải chịu trách nhiệm về hành vi của kẻ thừa sai; ngườithợ cả phải chịu trách nhiệm về hành vi của công nhân và người học nghề Sở dĩnhững người này phải chịu trách nhiệm vì họ đã không làm tròn trách nhiệmtrông coi, quản lý của mình đối với những người đã gây ra thiệt hại, họ có lỗi dovậy họ phải chịu trách nhiệm và lỗi của họ ở đây là lỗi quản lý (Đ731), Đồngthời luật cũng quy định rằng cha mẹ, gia chủ, chủ ủy và thợ cả muốn được miễntrách phải chứng minh rằng họ đã làm hết cách mà không cản được hành vi đãgây ra thiệt hại Điều 735 cũng đã quy định trách nhiệm của thầy học các trường

về hành vi của học trò trong thời gian học trò ở dưới sự kiểm soát của mình,nhưng chỉ phải trách nhiệm nếu đã có lỗi, được chứng minh theo thường luật.Nếu là trường công, trách nhiệm của quốc gia sẽ thay thế trách nhiệm của đươngsự

Ngày đăng: 04/04/2013, 16:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Dân luật Bắc kỳ 1931 2. Bộ Dân luật Trung kỳ 1936 3. Bộ Dân luật Sài Gòn 1972 4. Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp Khác
9. Hoàng Việt luật lệ, Nxb Văn hóa thông tin, thành phố Hồ Chí Minh 10. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Nxb chính trị quốc gia Khác
12. Nghị quyết số 01/2004/NQ – HĐTP ngày 28 tháng 04 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 1995 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Khác
13. Nghị quyết số 03/2006/NQ – HĐTP ngày 08 tháng 07 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Khác
15. Giáo trình luật Dân sự trường Đại học luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân Khác
16. Nguyễn Minh Tuấn: Trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người từ đủa 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây ra (Tạp chí luật học số 3/2002, tr 53 - 59) Khác
17. Nguyễn Văn Cương – Chu Thị Hoa: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 4/2005, tr 61 -66) Khác
18. Phùng Trung Tập: Cần hoàn thiện chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong dự thảo BLDS (sửa đổi) (Tạp chí nhà nước và pháp luật số 4/2005, tr 28 - 55) Khác
19. Phùng Trung Tập: Lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Tạp chí Tòa án nhân dân số 5/2004, số 10, tr 2 - 5) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w