Công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội là một công ty có 100% vốn củaNhật, mới được thành lập năm 2006 tại Hà Nôi, đến nay tuy đã đạt đượcnhững thành tựu nhất định nhưng thị phẩn của công t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
BỘ MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ
********
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đề tài: " Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty
TNHH NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI trên thị trường Việt Nam"
Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Anh Minh Sinh viên thực hiện: Nguyễn Phương Thảo
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Sau thời gian thực tập tại Công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội, em đã hoàn thành chuyên đề
thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Nâng cao năng lực
cạnh tranh của công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội trên thị trường Việt Nam”.
Em xin cam đoan chuyên đề này là công trình nghiên cứu của riêng em dưới sự hướng dẫn của TS.Nguyễn Anh Minh trong thời gian em thực tập tại công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội.
Nếu có bất cứ sự sao chép nào từ các luận văn khác em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 12 năm 2010
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN PHƯƠNG THẢO
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS Nguyễn Anh Minh, trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện chuyên đề em đã luôn nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của thầy Nhờ sự động viên, giúp đỡ của thầy đã giúp em có thể hoàn thành được đề tài nghiên cứu của mình.
Em cũng xin được cảm ơn ban lãnh đạo công ty TNHH Nissei Electric
Hà Nội, các anh các chị trong công ty, đã hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập tại đây và nhiệt tình giúp em hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Thương Mại & Kinh Tế Quốc Tế đã dạy bảo cho em những kiến thức chuyên môn và
cả những bài học thực tiễn bổ ích trong cuộc sống.
Hà Nội, tháng 12 năm 2010 Sinh viên thực hiện
NGUYỄN PHƯƠNG THẢO
Trang 4MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU 1
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỔ TÁC ĐỘNG TỚI NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 4
1.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội 4
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội 4
1.1.1.1 Lịch sử hình thành của tập đoàn NISSEI ELETRIC 4
1.1.1.2 Lịch sử hình thành công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội (NISSEI ELECTRIC HANOI CO., Ltd ) 6
1.1.2 Chức năng , nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động 6
1.1.2.1 Chức năng , nhiệm vụ 6
1.1.2.2 Lĩnh vực hoạt động 7
1.1.3 Cơ cấu tổ chức 8
1.2 Các nhân tố bên trong tác động tới năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội trên thị trường Việt Nam 9
1.2.1 Năng lực tài chính của công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội 10
1.2.2 Chất lượng nguồn nhân lực 12
1.2.3 Quy trình công nghệ kĩ thuật 15
1.2.4 Hoạt động Marketing 16
1.2.4 Trình độ quản trị doanh nghiệp 18
1.3 Các nhân tố bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Nessei Electric Hà Nội trên thị trường Việt Nam 19
1.3.1 Môi trường kinh doanh quốc tế 20
1.3.2 Môi trường kinh doanh quốc gia 21
1.3.2.1 Các yếu tố kinh tế 21
Trang 51.3.2.4 Các yếu tố khoa học và công nghệ 25
1.3.3 Môi trường ngành 26
1.3.3.1 Khách hàng 26
1.3.3.2 Các nhà cung ứng 26
1.3.3.3 Các đối thủ cạnh tranh hiện tại 27
1.3.3.4 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 28
1.3.3.5 Các sản phẩm thay thế 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 30
2.1 Các biện pháp mà công ty áp dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội trên thị trường Việt Nam 30
2.1.1 Củng cố nguồn lực tài chính 30
2.1.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 31
2.1.3 Đổi mới quy trình công nghệ sản xuất 32
2.1.4 Đổi mới về sản phẩm và giá thành 32
2.1.5 Cung cách phục vụ khách hàng 33
2.2 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội tại thị trường Việt Nam 34
2.2.1 Các chỉ tiêu định tính 34
2.2.1.1 Chất lượng sản phẩm 34
2.2.1.2 Hình ảnh thương hiệu của công ty 36
2.2.1.3 Chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng 37
2.2.2 Các chỉ tiêu định lượng 38
2.2.2.1 Doanh thu 38
2.2.2.2 Thị phần 41
2.2.2.3 Giá cả sản phẩm 42
2.2.2.4 Lợi nhuận 44
2.2.2.5 Tỷ suất về khả năng sinh lời của tài sản ( ROA ) 46
2.2.2.5 Tỷ suất về khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu ( ROE ) 48
2.2.2.6 Tỷ suất sử dụng tài sản cố định 49
Trang 62.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội trên thị trường Việt Nam 50
Trang 72.3.1 Ưu điểm trong việc nâng cao năg lực cạnh tranh của công ty TNHH
Nissei Electric Hà Nội 50
2.3.2 Nhứng mặt tồn tại trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội 53
2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội 57
2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan 57
2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan 59
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 60
3.1 Định hướng nâng cao năng lực cạnh của công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội trên thị trường Việt Nam 60
3.1.1 Định hướng phát triển công ty 60
3.1.2 Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty 60
3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội trên thị trường Việt Nam 61
3.2.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm 61
3.2.2 Hạ giá thành sản phẩm 63
3.2.3 Nâng cáo chất lượng nguồn nhân lực 64
3.2.4 Nâng cao chất lượng của hoạt động Marketing 66
3.2.5 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và xây dựng chiến lược kinh doanh 67
3.2.6 Chủ động tiếp cận, mở rộng thị trường 68
3.3 Kiến nghị với chính phủ 69
KẾT LUẬN 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
PHỤ LỤC 74
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1 Doanh thu của công ty từ 2007 _ tháng 9/2010 12 Bảng 2.1: Các tiêu chuẩn kỹ thuật phải đảm bào khi sản xuất RLG 36 Bảng 2.2 : Doanh thu hàng tháng của công ty TNHH Nissei Eletric Hà Nội từ
năm 2007 – 9/2010 38 Bảng 2.3: Doanh thu của công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội so với Nittto
Kogyo và Synztec từ 2007 – 2009 40 Bảng 2.4 So sánh giá thành của cùng một sản phẩm giữa công ty TNHH Nissei
Eletric Hà Nội và Nitto Kogyo 43 Bảng 2.5 Lợi nhuận gộp các tháng từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty TNHH Nessei Electric Hà Nội từ 2007- 9/2010 44 Bảng 2.6 Tính tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty từ 2007 – quý
3/2010 47 Bảng 2.7 Tỷ suất về khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu của công ty từ 2007
– quý 3/2010 49 Bảng 2.8 Tỷ suất doanh thu trên tài sản cố định của công ty TNHH Nissei
Electric Hà Nội từ 2007 đến quý 3/2010 50
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình1.1:Sơ đồ mạng lưới các công ty con của tập đoàn Nissei Electric 5 Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội 8 Hình 2.1: Thị phần của công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội với Nitto Kogyo
và Synztec năm 2007, 2008, 2009 41 Hình 2.2 : Lợi nhuận ròng của công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội từ 2007 –
tháng 9/2010 45
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Từ khi xuất hiện khái niệm về cạnh tranh, con người đã nhận thức đượcrằng đây là một trong những yếu tố giúp cho xã hội ngày càng tiến bộ hơn.Cạnh tranh xuất hiện trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống, giúp lành mạnhhoá các mối quan hệ xã hội Đối với nền kinh tế thị trường ngày nay thì vaitrò của cạnh tranh lại càng quan trọng hơn nó là đặc trưng cơ bản, là qui luậttất yếu, là một trong những động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy sản xuất và kinh
tế phát triển Đây là vấn đề quyết định sự tồn tại và phát triển của tất cả cácdoanh nghiệp Vì vậy nâng cao năng lực cạnh tranh đã thực sự trở thành yêucầu khách quan, tiền đề và mục tiêu theo đuổi liên tục trong suốt quá trìnhhoạt động của mọi doanh nghiệp
Trên thế giới nói chung, và Việt Nam hiện nay nói riêng mức độ cạnhtranh đang gia tăng rất mạnh mẽ, xu hướng toàn cầu hoá buộc tất cả các quốcgia không thể đứng ngoài cuộc nếu muốn nền kinh tế của đất nước mình ngàycàng phát triển và tiến bộ Việt Nam cũng không ngoại lệ, các chính sách mởcửa thị trường của Chính Phủ đang dần thu hẹp khoảng cách địa lý đối vớibạn bè quốc tế, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp ViệtNam, cũng như thu hút được rất nhiều các nhà đầu tư trên thế giới tham giavào thị trường nước ta Số lượng cũng như quy mô của các doanh nghiệp tănglên nhanh chóng, chỉ trong 4 năm từ 2006-2010 số doanh nghiệp thành lậpmới đạt khoảng 320.000 doanh nghiệp (hàng năm tăng khoảng 22%), gấp đôi
so với giai đọan 2000-2004 với 115.000 doanh nghiệp Chính sự gia tăng nàykhiến cho cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở nên rất gay gắt để giảnh giậtthị trường cho riêng mình
Sự hoạt động và cạnh tranh của các doanh nghiệp FDI là tác nhân quantrọng để hiện đại hóa thể chế kinh tế thị trường và thúc đẩy quá trình tái cơcấu kinh tế của Việt Nam, đóng góp trực tiếp về kinh tế ( Chiếm tỷ trọng 24,4
Trang 12% trong tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp nộp vào ngân sách nhà nước ),tạo ra áp lực lớn buộc các công ty trong nước phải đổi mới, phải chuyển mình
để có thể lớn mạnh và tồn tại trong nền kinh tế thị trường Tuy nhiên, trongchính sách của Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều điều bất cập, làm cho cạnhtranh giữa các doanh nghiệp chưa thực sự công bằng Chính phủ bảo hộ một
số ngành sản xuất, doanh nghiệp trong nước nhận được nhiều chính sách ưuđãi hơn…Trong khi đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại vấp phảimột số khó khăn về các thủ tục pháp lý như đăng kí kinh doanh, thuê đất, thủtục hải quan, thuế phức tạp, tỷ lệ nội địa hoá…Điều này ảnh hưởng khôngnhỏ đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp FDI
Công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội là một công ty có 100% vốn củaNhật, mới được thành lập năm 2006 tại Hà Nôi, đến nay tuy đã đạt đượcnhững thành tựu nhất định nhưng thị phẩn của công ty vẫn còn khiêm tốn sovới các đối thủ cạnh tranh, doanh thu, lợi nhuận chưa ổn định, giá cả và chiphí sản xuất nhìn chung vẫn còn cao, điều này chứng minh rằng năng lựccạnh tranh của công ty hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế Điều quan trọng đểcông ty thực sự có được chỗ đứng vững chắc và khẳng định được vị trí củamình lúc này là làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp mình Xuất phát từ thực tế đó em đã lựa chọn đề tài “Nâng cao nănglực cạnh tranh của công ty TNHH Nissei Electric Hà nội trên thị trường ViệtNam” làm chuyên đề thực tập của mình
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những hoạt động của công ty TNHHNissei Electric Hà Nội, để thấy được những ưu điểm cũng như các mặt còntồn tại trong năng lực cạnh tranh của công ty, từ đó đề xuất những giải phápnhằm nâng cáo năg lực cạnh tranh của công ty trên thị trường Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tương : Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp
Trang 13Phạm vi : Chuyên đề tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh củacông ty TNHH Nissei Electric Hà Nội trên thị trường Việt Nam trong thờigian từ 2006 – 2010 Từ những nghiên cứu đó đề xuất giải pháp cho công tyđến năm 2015.
4 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề bao gồm 3 chương như sau : Chương 1 : Phân tích các nhân tố tác động tới năng lực cạnh tranh củacông ty TNHH Nessei Electric Hà Nội trên thị trường Việt Nam
Chương 2 : Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH NesseiElectric Hà Nội trên thị trường Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHHNessei Electric Hà Nội trên thị trường Việt Nam
Trang 14CHƯƠNG 1 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỔ TÁC ĐỘNG TỚI NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI TRÊN
THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
1.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội
1.1.1.1 Lịch sử hình thành của tập đoàn NISSEI ELETRIC
Nissei Electric là 1 tập đoàn lớn của Nhật được thành lập 26/5/1969 vớinguồn vốn ban đầu là 10 triệu Yên Sau 40 năm có mặt và hoạt động tại nhiềunơi trên thế giới, đến nay số vốn này đã lên tới hơn 1776,66 triệu Yên Công
ty mẹ có trụ sở chính được đặt tại SHIZUOKA - Nhật Bản Nissei Electricđược biết đến như một trong những công ty hàng đầu của Nhật trong lĩnh vựcsản xuất các loại thiết bị, vật liệu cách điện
Năm 1970 bắt đầu sản xuất linh kiện dây điện, 1985 sản xuất Fiber (dâycáp quang ), từ 1990 sử dụng công nghệ hiện đại D9TDD9 sản xuất ra các sảnphẩm bán dẫn là phần rất quan trọng trong các thiết bị điện tử Các sản phẩm
do Nessei làm ra trở nên cần thiết hơn và có nhu cầu ngày càng cao Tập đoàncũng dần mở rộng sản xuất, xây dựng được các nhà máy đạt tiêu chuẩn ISO,UL/CSA Các sản phầm làm ra luôn được kiểm tra chất rất khắt khe về chấtlượng và độ an toàn
Trong suốt 24 năm đầu (1969 – 1993 ) có mặt trên thị trường, công ty có
mở rộng quy mô kinh doanh bằng cách thành lập nhiều nhà máy, chi nhánhnhưng mọi hoạt động sản xuất đều mới chỉ được thực hiện ở Nhật Tuy nhiênsản phẩm của công ty thì đã được xuất khẩu đến rất nhiều quốc gia khác, lànhà cung cấp tin cậy cho nhiều hãng sản xuất điện tử trên thế giới Từ thậpniên 90, khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển, máy vi tính trở nên phổ
Trang 15biến và là công cụ không thể thiếu, để đáp ứng nhu cầu đó rất nhiều sản phẩm bándẫn của công ty được sản xuất ra để phục vụ cho ngành công nghệ máy tính đanglên ngôi, nhưng vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu lớn của khách hàng, hơn nữaviệc sản xuất trong nước cũng phải chịu chi phí cao do giá nhân công tăng lên, việcphân phối sản phẩm đến các quốc gia khác cũng không đơn giản Trong khi đó thịtrường thế giới lại ẩn chứa rất nhiều tiềm năng, nhà lãnh đạo Nissei đã quyết định
mở rộng thị trường của mình tập trung ở Trung Quốc và Việt Nam – nơi cớ nguồnnhân công dồi dào, nguồn nguyên liệu sẵn có, đông dân, là trung tâm kinh tế củaChâu Á Hiện nay thì mạng lưới các công ty con của Nissei Electric đã được pháttriển với sự hoạt động của 6 công ty như trong hình 1.1 dưới đây:
Hình1.1:Sơ đồ mạng lưới các công ty con của tập đoàn Nissei Electric
( Nguồn : http://www.nissei-el.co.jp/english/co_outline/location.htm)
NISSEI ELECTRIC ZHONGSHAN
(Trung quốc )
NISSEI ELECTRIC KUNSHAN
(Trung Quốc)
NISSEI ELECTRIC VIETNAM
(Linh Trung-
Hồ Chí Minh)
NISSEI ELECTRIC HANOI Thăng Long
Hà Nội
NISSEI ELECTRIC SHANGHAI
(Trung Quốc)
Thành lập : 30/12/1993 Chức năng : sản xuất Tổng số NV : 2300 người
Thành lập : 10/10/2003 Chức năng : sản xuất Tổng số NV : 120 người
Thành lập : 16/09/1999 Chức năng : sản xuất Tổng số NV : 7000 người
Thành lập : 01/2006 Chức năng : sản xuất Tổng số NV : 2500 người
Sản xuất – kinh doanh
(Trung Quốc )
Thành lập : 03/01/1995 Chức năng : Giao dịch- Bán hàng
Tổng số NV : 14 người
Thành lập : 12/04/2002 Chức năng :
Giao dich- Bán hàng Tổng số NV : 8 người
Trang 161.1.1.2 Lịch sử hình thành công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội (NISSEI ELECTRIC HANOI CO., Ltd )
Theo xu hướng chung, Nissei Electric cũng bắt đầu chuyển các cơ sảnxuất của mình đến khu vực Đông Nam Á, sau khi thành lập cơ sở đầu tiên tạiTrung Quốc, tháng 9/1999 Nissei vào Việt Nam, nhưng khi đó nơi mà công tychọn để đặt chi nhánh là tại thành phố Hồ Chí Minh, và lấy tên là công tyTNHH Nissei Electric Việt Nam Hồ Chí Minh nằm gần trung tâm của ĐôngNam Á, đóng vai trò lớn trong hệ thống kênh phân phối của tập đoàn, đặc biệt
dễ dàng tiếp cận với các nước trong khu vực Đến tháng 01/2006 NisseiElectric tiếp tục thành lập công ty thứ 2 tại Hà Nội và lấy tên là công tyTNHH Nissei Electric Hà Nội, nhằm mở rộng hoạt động tại Việt Nam vàphân tán rủi ro khi tập trung sản xuất tại một nơi
Công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội có trụ sở đặt tại Lô I- 3 khu côngnghiệp Thăng Long _ Đông Anh _ Hà Nội và chính thức đi vào hoạt động sảnxuất từ tháng 06/2006, đây là công ty được đầu tư 100% vốn của công ty mẹ
ở Nhật Tổng nguồn vốn đầu tư ban đầu ở đây là 80 triệu USD, trong đó sốvốn pháp định là 7 triệu USD Tuy mới đi vào hoạt động được 5 năm nhưngcông ty được xây dựng với quy mô tương đối lớn, với nhiều trang thiết bị, kĩthuật hiên đại, đội ngũ nhân viên lành nghề được đào tào và huấn luyện bàibản, dần khẳng định vị trí và năng lực sản xuất của mình trong tập đoàn, tạođược sự tín nhiệm cao đối với nhiều khách hàng khó tính như Canon,Brother , Sharp…
1.1.2 Chức năng , nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động
1.1.2.1 Chức năng , nhiệm vụ
Nissei Electric Hà Nội chuyên nghiên cứu, phát triển, sản xuất, các loạithiết bị, vật liệu cách điện, dây điện, các loại dây cáp quang, dây đồng chịunhiệt, các thiết bị bán dẫn và một số sản phẩm quan trọng trong việc chế tạocác loại trang thiết bị thông tin Chịu trách nhiệm phân phối, bán hàng cho các
Trang 17khách hàng tại Việt Nam và các nước trong khu vực như Thái Lan, TrungQuốc… Đồng thời có nhiệm vụ thực hiện các đơn hàng do công ty mẹ yêucầu.
1.1.2.2 Lĩnh vực hoạt động
Công ty chuyên nghiên cứu sản xuất các loại sản phẩm, thiết bị có trình
độ kỹ thuật cao phục vụ cho một số lĩnh vực như :
_ Trong lĩnh vực kỹ thuật thông tin sản xuất các sản phẩm trong máytính cá nhân, điện thoại di động, các sản phẩm điện gia dụng….Hiện tại công
ty đang tiến tới việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số siêu nhỏ
_ HIFLON: Là tên gọi chung của các sản phẩm nhựa FUSSO Đây làlĩnh vực ứng dụng những kỹ thuật hóa học để sản xuất ra những sản phẩm cóthể chịu nhiệt độ tối thiểu là -200℃ và tối đa là 250℃
_ Lĩnh vực FA: Sản xuất ra các thiết bị chuyên dùng để kiểm tra các thaotác trong sản xuất, tìm ra những lỗi sai sót ở công đoạn kiểm tra bằng mắttrong các hiện trường sản xuất
_ LIKAL: Là tên gọi chung các sản phẩm làm từ nhựa Silicon Nhữngsản phẩm của Silicon kết hợp với nhiều đặc tính có thể chịu được nhiệt độ từ -60℃ đến 180℃ Những linh kiện, vật liệu được tin dùng và sử dụng trongsản xuất sản phẩm gia dụng, vật kiệu xây dựng
_ Lĩnh vực thiết bị văn phòng: Các sản phẩm chủ yếu dùng trong vănphòng như: máy in, máy photo…
_ LICOM : Là tên gọi chung của những sản phẩm cáp quang Sản phẩmgồm nhiều loại: dây fiber thạch anh, dây fiber đa thành phần, dây fiber plastic,dây cáp quang được sử dụng trong các máy quang học, các máy truyền thôngtin, các máy y học
Ngoài ra công ty còn sản xuất các thiết bị vận chuyển, thiết bị dùng trong
xe hơi, thiết bị y khoa, thiết bị chiếu sáng…
Trang 181.1.3 Cơ cấu tổ chức
Công ty TNHH Nessei Electric Hà Nội áp dụng mô hình quản trị theokiểu trực tuyến_ chức năng giúp kết hợp được việc quản lý tập trung thốngnhất đồng thời phát huy dược quyền chủ động sáng tạo trong việc quản trịdoanh nghiệp Điều này được thể hiện rõ qua hình 1.2 dưới đây:
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội
( Nguồn :Tài liệu do phòng nhân sự công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội cung câp)
Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm quản trị công ty, người chỉhuy cao nhất, có nhiệm vụ quản lý toàn diện mọi vấn đề của công ty như sảnxuất, kinh doanh, kỹ thuật, các mối quan hệ trong và ngoài doanh nghiệp, tổchức bộ máy quản lý để điều hành các hoạt động… Là người đưa rá quyếtđịnh quan trọng và cuối cùng trong những vấn đề lớn ảnh hưởng đến hoạtđộng của doanh nghiệp Tồng giám đốc đồng thời là người đại diện cho công
ty con tại Việt Nam chịu trách nhiệm về tình hình hoạt động, sản xuất, kinh
TỔNG GIÁM ĐỐC ( TGĐ ) _ GENERAL DIRECTOR
Mr MIYATA
PTGĐ
Mr.SHIBATA
PTGĐ Mr.NANAMI
GĐ Mr.SUZUKI
GĐ Mr.ISHIDA
GĐ Mr.ISHIGURO
ACCOUNT
PURCHASE
ENGINEERING SECTION
ENGINEERING INFORMATION
QUALITY CONTROL
PRODUCTION ENGINEERING
PRODUCTION SECTION 1,
2 ,3,4,5,6,7
Trang 19doanh trước hội động quản trị phía công ty mẹ Giúp việc cho TGĐ có phótổng giám đốc (PTGĐ ) và giám đốc ( GĐ ) phụ trách các mảng hoạt động lớn
và quan trọng của công ty Việc tổ chức quản lý như vậy giúp cho TGĐ cóthời gian tập trung giải quyết các vấn đề lớn, có tính chiến lược một cáchchính xác nhất, đồng thời vẫn nắm bắt được mọi vấn đề hoạt động của công tythông qua báo cáo của các PTGĐ và GĐ các bộ phận chức năng
Công ty có 2 PTGĐ và 3 GĐ chuyên trách các công việc khác nhau,quản lý từng bộ phận chức năng của công ty PTGĐ thứ nhất chịu trách nhiệmquản lý quy trình sản xuất và thực hiện giám sát các hoạt động xuất nhậpkhẩu PTGĐ thứ 2 quản lý các công việc chung, đồng thời phụ trách các vấn
đề liên quan đến tài chính và mua sắm nguyên vật liệu, trang thiết bị sản xuất.Ngoài ra còn có 3 GĐ chuyên chịu trách nhiệm trong việc quản lý các vấn đề
về kỹ thuật, các dây truyền sản xuất các loại sản phẩm khác nhau và chấtlượng của các sản phẩm Việc thành lập các bộ phận chức năng riêng biệt, sẽnâng cao sự chuyên môn hoá, quản lý tốt hơn, không có đùn đẩy trách nhiệm,đảm bảo sự vận hành liên tục, hiệu quả của các bộ phận, và sản phẩm đem rathị trường luôn đạt tiêu chuẩn
Các GĐ và PTGĐ ngoài nhiệm vụ quản lý lĩnh vực riêng được phâncông còn phải báo cáo hoạt động thường xuyên cho TGĐ và phối hợp với cácban chức năng khác Tham gia đóng góp ý kiến cho các bộ phận, đồng thời tựhoàn thiện mình Điều đó nhằm mục đích đạt được tính thống nhất, và vậnhành bộ máy quản trị hiệu quả để công ty hoạt động tốt nhất
1.2 Các nhân tố bên trong tác động tới năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội trên thị trường Việt Nam
Để đánh giá được chính xác năng lực cạnh tranh của công ty TNHHNissei Electric Hà Nội trên thi trường Việt Nam thì điều đầu tiên là phải phântích, tìm hiểu xem các nhân tố bên trong của doanh nghiệp có ảnh hưởng nhưthế nào tới những hoạt động của công ty Đâu là những nhân tố quan trọng,
Trang 20tạo ra giá trị gia tăng cho các sản phẩm, đâu là tác nhân cản trở khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp, từ đó rút ra được những điểm mạnh, điểm yếu còntồn tại trong công ty, tìm cách phát huy và hạn chế chúng Có nhiều yếu tố nộitại ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của công ty nhưng trong phạm vi bàiviết này chỉ đề cập đến năm nhân tố quan trọng nhất, tác động mạnh mẽ tớiCông ty Nissei đó là : nguồn lực tài chính, chất lượng nguồn nhân lực, quytrình công nghệ sản xuất, hoạt động Marketing, trình độ tổ chức quản trịdoanh nghiệp.
1.2.1 Năng lực tài chính của công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội
Năng lực tài chính là một yếu tố then chốt trong mọi hoạt động của bất
kể doanh nghiệp nào, nó là huyết mạch đảm bảo cho sự vận hành của công ty
Đó sẽ là một nhân tố quan trọng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của công
ty Về phía Nissei Electric Hà Nội, ngay từ khi thành lập năm 2006, công ty
có một lợi thế khá lớn khi được sự hậu thuẫn từ phía công ty mẹ tại Nhật,100% số vốn ban đầu đều do tập đoàn Nissei ở Nhật đầu tư, đây cũng làphương thức mà những doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể thực hiện đượckhi muốn thâm nhập thị trường mới 80 triệu USD là con số khá lớn đối vớimột doanh nghiệp mới thành lập, và so với các doanh nghiệp có mặt tại ViệtNam thời điểm đó Xét ngay trong quy định của chính phủ Việt Nam vềnguồn vốn pháp định đối với mặt hàng mà Nissei đăng kí kinh doanh cũng chỉ
là 7 triệu USD, tức là vốn ban đầu mà Nissei có gấp hơn 11 lần so với quyđịnh này, chính tỏ công ty có một nguồn lực tài chính khá mạnh
Với nguồn vốn ban đầu lớn đã tạo ra cho công ty khá nhiều thuận lợikhi triển khai dự án tại Việt Nam Những công nghệ mới, hiện đại được trang
bị đầy đủ, việc xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản để phục vụ cho quá trình sảnxuất kinh doanh cũng được xúc tiến rất nhanh, điều này tạo lực đẩy cho doanhnghiệp nhanh chóng đi vào sản xuất, kinh doanh, và cũng quyết định đếnnăng lực sản xuất của công ty Những trang bị đầy đủ ngay từ bước đầu sẽ là
Trang 21yếu tố tăng giúp tăng năng suất lao động, giảm tối đa những hao mòn của tàisản cố định, cải tiến sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị trường, đảm bảonhững tiêu chuẩn về chất lượng và hạ giá thành cho sản phẩm, giúp tănglượng khách hàng, mở rộng thị phần kinh doanh Điều này phần nào khẳngđinh được ưu thế về năng lực cạnh tranh của Nissei Electric Hà Nội so vớinhững đối thủ khác trên thị trường
Vốn là yếu tố quan trọng đánh giá mức độ tự do về tài chính của doanhnghiệp Sự tự do ở đây cũng có thể hiểu gần giống như khi ta nghĩ về mộtmón đồ nào đó và sẵn sàng bỏ tiền ra mua Tuy nhiên trong kinh doanh, khiquyết định đầu tư vào một lĩnh vực nào đó, cần phải lên kế hoạch rõ ràng,đánh giá tỷ suất lợi nhuận mà ta bỏ ra khi sử dụng đồng vốn đó, và mức độ tự
do về tài chính đối với doanh nghiệp cũng lớn hơn rất nhiều so với một ngườitiêu dung Nó thể hiện ở sự chủ động trong việc quyết định sử dụng vốn vàonhững vấn đề cấp bách, giúp công ty nắm bắt được cơ hội kinh doanh đúnglúc nhất, đồng thời giúp thoát khỏi tình trạng khó khăn trước mắt Cuối năm
2008 đầu 2009, khi mà cả thế giới đang lao đao vì cuộc khủng hoảng tài chínhtoàn cầu, và tất nhiên Nissei Electric Hà Nội cũng không đứng ngoài cuộc,doanh thu của công ty giảm đáng kể ( doanh thu 2009 giảm gần 19 % so với
2008 ), chính nhờ nguồn tiềm lực tài chính mạnh đã giúp công ty duy trì sảnxuất, trong khi không ít các công ty trên thế giới phải tuyên bố phá sản
Tài chính cũng là chỉ tiêu hàng đầu đánh giá quy mô của doanh nghiệp,
là điểm tựa để tạo nên giá trị thương hiệu, sự tín nhiệm của khách hàng đồngthời xây dựng được những khách hàng trung thành Nissei Electric Hà Nội tuymới được thành lập chưa lâu nhưng đã tạo ra sự tin tưởng cho những kháchhàng rất khó tính như Canon, Sharp, Brother, Panasonic…Đây đều là nhữngnhà sản xuất đồ điện tử lớn có tiếng của Nhật và được khách hàng ở khắp nơitrên thế giới tin dùng, có mức tiêu thụ hàng hoá rất cao, điều đó sẽ đảm bảocho các đơn hàng và mối quan hệ lâu dài cho công ty Từ năm 2007 đến tháng
Trang 229/2010 doanh thu công ty luôn giữ ở mức tăng trưởng khá cao ngoại trừ năm
2009, đây cũng là nguồn cung chính giúp Nissei Electric Hà Nội cũng như tậpđoàn Nissei ở Nhật tăng vốn (Xem bàng 1.1)
Bảng 1.1 Doanh thu của công ty từ 2007 _ tháng 9/2010
(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Nessei Electric
Hà Nội)
Thông thường theo quy định của công ty mẹ, hàng năm các công ty con
sẽ trích khoảng 30% - 35% lợi nhuận ròng để tăng vốn sản xuất kinh doanh( điều này có thể thay đổi theo tình hình kinh doanh thực tế ) Ước tính lợinhuận gộp của công ty chiếm khoảng 20 %doanh thu, sau khi trừ đi thuếTNDN và các khoản chi phí khác, thì trung bình hằng năm sẽ có khoảng 1,6triệu USD đến 1,9 triệu USD được góp thêm vào nguồn vốn cho công ty.Nguồn vốn này sẽ giúp cho việc mở rộng sản xuất, cải tiến các trang thiết bị
kĩ thuật đồng thời tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng cách giảm chi phí sản xuấtdựa vào lợi thế quy mô của công ty
1.2.2 Chất lượng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một trong bốn yếu tố quan trọng của hoạt động sảnxuất kinh doanh, là yếu tố then chốt tạo nên năng lực cạnh tranh cho doanhnghiệp, đây chính là một loại tài sản vô giá, quý báu cho sự phát triển bềnvững của công ty Đội ngũ nhân lực tốt sẽ là thế mạnh lớn nhất giúp doanhnghiệp thành công và chiếm ưu thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác
Trang 23Trí tuệ và chất xám là những tài sản vô gía, là yếu tố ngầm tạo ra thành côngcho doanh nghiệp trong dài hạn.
Nhật Bản từ trước đến nay vẫn luôn được bạn bè thế giới biết đến là nơi
có những con người làm việc vô cùng nghiêm túc, vô cùng trung thành, hăngsay và đầy sang tạo, đó là một nét văn hoá đặc biệt của người Nhật Ở NisseiElectric Hà Nội, tất cả những nhà quản trị cấp cao đều được công ty mẹ tuyểnlựa từ Nhật, chính vì vậy văn hoá, không khí làm việc, tác phong, thái độ, kỉluật của nhân viên trong công ty đều chịu ảnh hưởng của những người Nhật.Những nhà quản trị đặt ra những tiêu chí khá khắt khe trong việc tuyển chọn,đào tạo nhân viên Hơn 7000 nhân viên luôn tận tụy vì công việc đã giúpNissei hoàn thành tốt những mục tiêu đề ra, nâng cao vị thế trên thị trườngmình kinh doanh
Việc tuyển lựa nhân lực kĩ càng được thể hiện qua các chỉ tiêu trả lời câuhỏi “ Làm thế nào để trở thành nhân viên công ty Nissei ? ”
Vấn đề đầu tiên là việc đảm bảo được các yêu cầu về “ Văn hoá và nétđặc trưng của Nissei ” : Cung cấp sản phẩm chất lượng cao cho khách hàng,cải thiện sự thoả mãn của khách hàng, chấp nhận những yêu cầu từ phíakhách hàng, sáng tạo để xử lý trước những thay đổi thường xuyên theo thờigian, bảo vệ môi trường, đem lại những kết quả như mong đợi Điều này cónghĩa là mọi nhân viên của Nissei đều phải làm việc để thoả mãn sự mong đợicủa khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ đồng nghĩa với việc tạo ra lợithế cạnh tranh của công ty
Thứ hai, phải thoả mãn các tố chất được coi là “ sự mong đợi đối vớimột nhân viên của Nissei ” Tạo ra quan điểm mới về “ thử thách - thất bại ”
đó là cuộc sống không có thất bại mà chỉ có thử thách, điều này yêu cầu cácnhân viên phải nỗ lực làm việc Tiếp theo là những yêu cầu về sự “năng đông– sáng tạo” : cá nhân hay tập thể cùng tư duy sáng tạo sẽ tìm ra các phương
án, lối đi cho mọi vấn đề nan giải, các vấn đề này không chỉ giới hạn trong
Trang 24ngành nghiên cứu khoa học, kĩ thuật mà con ftrong cả các lĩnh vực chính tri,văn hoá, nghệ thuật…hoặc trong các phát minh, sáng chế Nhân tố này sẽgiúp công ty bắt kịp với những thay đổi nhanh chóng của xã hội Ngoài ra,yêu cầu được coi trọng nhất đó là “thấi độ làm việc - mục tiêu làm viêc” Thái
độ làm việc chính là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá năng lực của nhânviên trong công ty, bất kì nhân viên nào cũng cần tuân thủ thời gian, nội quy,chào hỏi, thực hiện liên lạc - báo cáo - thảo luận Mục tiêu giúp bảo đảm đượcmột tổ chức biết đi đâu và đến đâu, là cơ sở đối chiếu cho các nhân viên phảnhồi ý kiến, là cơ sở để quyết định mức độ đào tạo huấn luyện, giúp nhận ranhững vấn đề và hướng tới các giải pháp Mục tiêu dựa trên sự quyết tâm củamột cá nhân, và phải cụ thể, phù hợp, có thời gian hoàn thành, được sự đồng ýcủa tập thể Chính vì thế tất cả các nhân viên phải luôn bám sát mục tiêu củacông ty đề ra để làm căn cứ cho việc mình làm
Thứ ba là tiêu chí trong vấn đề hoạt động tập thể Dẫn dắt cấp dưới vànhững đồng nghiệp trẻ sẽ tạo một tập thể gắn kết thực sự, luôn đặt mục tiêunhóm cũng là mục tiêu bản thân, để giúp nhau tự hoàn thiện và nâng cao trình
độ bản thân Một tập thể đoàn kết sẽ tạo dựng sức mạnh cho công ty đối phóvới mọi tình huống xảy ra Những tiêu chí được đặt ra ở trên đã tạo dựng độingũ lao động vững mạnh về mọi mặt cho Nissei Electric Hà Nội
Ngoài ra công ty Nessei còn có chương trình tập huấn cho các nhânviên phụ trách kĩ thuật tại Nhật và Trung Quốc trong thời gian 3 tháng, 6tháng, 12 tháng… Để đào tạo cho các cán bộ kỹ thuật có khả năng sử dụngthành thạo các công nghệ hiện đại của dây truyền sản xuất, đảm bảo sự vậnhành tốt nhất cho các dây truyền công nghệ cao và độ chính xác tối đa về cácchỉ tiêu kĩ thuật của sản phẩm Nâng cao chất lượng cho sản phẩm cũng chính
là nhân tố nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Giữ vững hình ảnhthương hiệu trong tâm trí khách hàng
Trang 25Công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội nắm trong tay một tài sản vô giá
mà không phải doanh nghiệp nào cũng có, đây chính là điểm mạnh tạo lợi thếtrong việc tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, tăng năng suất lao động,nâng cao uy tín cho công ty…thực hiện mục tiêu cuối cùng đó là nâng caonăng lực cạnh tranh của công ty khi hoạt động tại thị trường Việt Nam
1.2.3 Quy trình công nghệ kĩ thuật
Công nghệ là “ hệ thống quy trình kĩ thuật chế biến vật chất, thông tinnhằm biến đổi các nguồn lực tự nhiên thành nguồn lực sử dụng được”, nó ảnhhưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, lượng sản phẩm sản xuất ra vàchất lượng sản phẩm…đồng thời đây cũng là rào cản đối với các đối thủ cạnhtranh tiềm ẩn, là công cụ khác biệt hoá sản phẩm với đối thủ hiện tại, giúpkhẳng định vị thế của doanh nghiệp
Đối với mặt hàng mà công ty Nissei sản xuất thì việc sở hữu những côngnghệ tiến tiến hiện đại là điều càng cần thiết hơn, bởi yêu cầu của khách hàng
là sự chuẩn hoá hoàn hảo đến từng chi tiết nhỏ nhất Đó là những sản phẩmyêu cầu độ chính xác và kĩ thuật cao Chính vì vậy mà những dây truyền sảnxuất của Nissei đều là những công nghệ hiện đại, được chuyển từ Nhật sang,được nhập khẩu hoặc mua lại các phát minh sáng chế Đây sẽ là nhân tố gópphần nấng cao khả năng cạnh tranh của công ty
Đối với mỗi dòng sản phẩm khác nhau, thì công nghệ, máy móc cũngkhác nhau Chỉ một loại sản phẩm để hoàn thiện phải trải qua rất nhiều côngđoạn khác nhau Ví dụ đối với việc sản xuất ra sản phẩm Fiber đã phải trảiqua đến 9 công đoạn, và mỗi công đoạn lại cần một loại công nghệ khác nhau.Đầu tiên là công đoạn mài Beda là công đoạn mài lõi sản phẩm với mục đíchtạo độ nhám bề mặt để cho keo bám dính tốt hơn Công đoạn này sẽ sử dụngmáy mài Beda, hình ảnh của loại máy này được thể hiện trong phần phụ lụckèm theo chuyên đề
Trang 26Tiếp theo là công đoạn lăn keo lót để liên kết giữa lõi và gôm Silicon, lõisau khi phủ keo xong sẽ được sấy bằng lò sấy khô Công đoạn này cần đến 2loại máy là máy lăn keo và lò sấy khô keo lót Công đoạn thứ ba là công đoạnquan trọng nhất vì nó sẽ quyết định đến chất lượng sản phẩm và phế phẩm.Thứ tư là công đoạn đổ khuôn để tạo hình cho sản phẩm Các thông số
về tốc độ và áp lực cần xác nhận trong quá trình sản xuất vì nó ảnh hưởng đếnchất lượng sản phẩm cụ thể: độ kết dính của sản phẩm, phế phẩm bọt khí…
Ngoài ra còn có các công đoạn gia lưu lần 1, gia lưu, công đoạn mài,công đoạn phủ RTV và hóa cứng sản phẩm, công đoạn kiểm tra thành phẩm
Để có một sản phẩm hoàn hảo đưa đến tay khách hàng, công ty phải đầu tư rấtnhiều các loại công nghệ hiện đại, đồng thời trong quá trình sản xuất, tất cảcác nhân viên kỹ thuật luôn phải giám sát chặt chẽ các thao tác của công nhân
để giảm tối thiếu các phế phẩm Vì mỗi một công đoạn lại có những yêu cầurất khắt khe về chỉ tiêu kỹ thuật, nếu không đảm bảo được điều này thì sẽ tạo
ra các phế phẩm gây tổn thất về mặt chi phí cho công ty Tuy nhiên việcthường xuyên cải tiến các công nghệ cũng sẽ giúp giảm đến mức tố thiểu cáchao phí không cần thiết Đây là yếu tố làm tăng năng suất, đảm bảo chấtlượng, giảm chi phí và hạ giá thành của sản phẩm tạo ra một công cụ giúpNissei Electric Hà Nội có thể cạnh tranh với các sản phẩm của đối thủ
1.2.4 Hoạt động Marketing
Marketing là tiến hành các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếpđến dòng vận chuyển hàng hoá và dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêudung, giúp phân tích tình hình nhu cầu sản phẩm về chất lượng, mẫu mã, kiểudáng, giá cả làm thế nào để phân phối tới tay người tiêu dùng, mức độ thoảmãn của khách hàng, dịch vụ sau bán hàng như thế nào? Đây là hoạt độngkhông thể thiếu vì nhờ đó công ty có thể dành được thị phần kinh doanh tiềmnăng, và hiểu được đối thủ cạnh tranh
Trang 27Tuy mới vào Việt Nam không lâu nhưng hầu hết các khách hàng củaNissei ở Việt Nam đều đã được công ty mẹ liên kết từ trước Đó hầu như làcác nhà sản xuất đã là khách hàng lâu năm của Nissei từ khi Nissei thành lậptại Nhật Bản Phần lớn họ là những công ty con của các hãng điện tử nổi tiếngnhư Canon, Brother, Panasonic, Sharp tại Việt Nam đồng thời NisseiElectric Hà Nội cũng xuất khẩu hàng hoá sang các nước lân cận trong khuvực Đông Nam Á như Thái Lan, và xuất trở lại Nhật theo yêu cầu của công ty
mẹ và không có khách hàng lẻ Chính vì phụ thuộc vào sự điều hành này nênviệc thực hiện nghiên cứu thị trường cũng như nhu cầu khách hàng của công
ty tại Việt Nam còn hạn chế, chủ yêu là nhờ vào công ty mẹ, các biện phápmarketing không được triển khai đồng bộ Đây chính là thiếu xót lớn nhất tạo
ra điểm yếu của công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội, điều này sẽ làm hạnchế việc mở rộng các mối quan hệ với khách hàng mới, khó tăng thêm thịphần kinh doanh
Tuy nhiên thì công ty cũng đã thiết lập được một hệ thống phân phốihàng hoá rất chu đáo đến tay từng khách hàng của mình, và dịch vụ sau bánhàng cũng được chú trọng Công ty có xây dựng được một bộ phận chuyênvận chuyển hàng hoá riêng cho mình, nên bất kì khi nào những khách hàng tạithị trường Việt Nam có nhu cầu đều được phục vụ hết sức chu đáo Ngoài ra,cũng có một đội ngũ chuyên trách xử lý các vấn đề về lỗi kỹ thuật cho kháchhàng sau khi khách hàng sử dụng Điều này đảm bảo khách hàng không phảiphàn nàn về chất lượg dịch vụ của công ty, tạo sự yên tâm, tin tưởng chokhách hàng, cũng như nâng cao uy tín cho công ty
Nhưng nhìn chung hoạt động Marketing của công ty Nissei tại Việt Namcòn quá hạn chế về mọi mặt, chưa thực sự tương xứng, đồng bộ với quy môcủa công ty hiện nay
Trang 281.2.4 Trình độ quản trị doanh nghiệp
Quản trị là quá trình nhà quản trị sử dụng các phương pháp, công cụ,biện pháp để tác động vào đối tượng quản trị để đạt được mục tiêu của doanhnghiệp cả trong ngắn hạn và dài hạn Việc thiết lập cơ cấu tổ chức của doanhnghiệp, cách thức điều hành là nhân tố quyết định sự thành bại của doanhnghiệp Đối với công ty Nissei Electric Hà Nội điều này rất được coi trọng
Nó được thể hiện trong việc điều phối những nhà quản trị có kinh nghiệm từcông ty mẹ sang Việt Nam để điều hành hoạt động của Nissei Electric HàNội Đây đều là những người rất giàu kinh nghiệm, và đặc biệt đã được đàotạo kỹ lưỡng ở Nhật, hiểu thấu văn hoá và truyền thống của công ty, thái độlàm việc rất nghiêm túc, mang tác phong công nghiệp, điều này sẽ giúp chomột công ty mới thành lập có thể hoạt động tốt, hiệu quả hơn
Bộ máy quản trị được phân cấp theo chiều dọc, người có quyền quyếtđịnh cao nhất là tổng giám đốc Quyền lực được tập trung, không phân tán đểtránh gây sự tranh giành trong việc đưa ra quyết định, gây khó khăn chonhững người thực hiện Sự chỉ huy thống nhất này cũng giúp cho các thôngtin đưa ra từ phía các nhà quản trị không bị nhiễu Tuy nhiên tất cả các quyếtđịnh đưa ra đều có sự tham mưu của người đứng đầu các bộ phận chức năng,
đó là các phó tổng giám đốc và giám đốc Họ là những người trực tiếp quản lýcác công việc cụ thể, có chuyên môn và am hiểu rõ về vấn đề mình quản lý,nắm rõ những vấn đề gì còn tồn tại trong bộ phận mình quản lý, nên sẽ đưa ranhững ý liên xác đáng nhất giúp tổng giám đốc đưa ra biện pháp điều chỉnhhợp lý, phù hợp với tình hình Điều này sẽ làm giảm sự độc đoán, bảo thủtrong cách giải quyết các vấn đề trong doanh nghiệp, đảm bảo sự chính xác vàdân chủ
Điều đặc biệt nữa trong cách quản lý của công TNHH Nissei Electric
Hà Nội đó là các nhà quản trị luôn phải lắng nghe ý kiến đóng góp của nhânviên Mỗi phòng ban chức năng đều có một hòm thư đóng góp ý kiến cá nhân,
Trang 29giúp cho nhà quản lý nắm rõ tình hình về mối quan hệ giữa các nhân viên vớinhau, giữa nhân viên với quản lý, về chính sách đãi ngộ, lương, thưởng…Đâythực sự là điều đổi mới trong cách quản lý con người, mà không có mấydoanh nghiệp thực hiện Nắm bắt được tâm lý cũng như nhu cầu của cácthành viên trong công ty là điều rất quan trọng để cải thiện bầu không khí làmviệc, kích thích sự tích cực trong hoạt động nhóm, đồng thời tạo ra tâm lýđược tôn trọng quyền lợi cá nhân cho người lao động, khuyến khích họ làmviệc hăng say hơn, và giảm thiểu tối đa tình trạng đình công, bỏ việc của côngnhân viên Thúc đẩy quá trình sản xuất diễn ra liên tục, và thực sự có hiệuquả Ngoài ra ở Nissei có thực hiện nhiều chính sách bồi dưỡng, đào tạo cáccán bộ quản lý cấp trung và thấp, như quản đốc các phân xưởng, trưởngphòng các bộ phận, đây là những người gần gũi nhất vói người lao động.Công tác đào tạo này sẽ giúp cho họ có được kỹ năng lãnh đạo chuyênnghiệp, luôn theo sát được mục tiêu mà các nhà quản trị c ấp cao đề ra, để đônđốc người lao động trong sản xuất
Việc xây dựng được một hệ thống quản trị với những con người chuyênnghiệp, tận tuỵ với công việc là thế mạnh của Nissei, nó đảm bảo cho tổ chứcđược vận hành thống nhất về mọi mặt, không gây xáo trộn trong nội bộ, nângcao năng lực cạnh tranh cho công ty thông qua sự đồng lòng nhất trí của tậpthể Sự bất đồng trong nội bộ sẽ là nguy cơ tiềm ẩn rất lớn của đình công, bỏviệc, gây tổn hại lớn cho doanh nghiệp
1.3 Các nhân tố bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Nessei Electric Hà Nội trên thị trường Việt Nam
Năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Nissei Electrric Hà Nội, ngoàichịu sự tác động của các nhân tố bên trong công ty, thi cũng chịu ảnh hưởnglớn của các yếu tố bên ngoài như môi trường kinh doanh quốc tế, môi trườngkinbh doanh quốc gia và môi trường ngành Bởi các nhân tố này chính là cơ
sở để cho doanh nghiệp xác định được cơ hội, cũng như thách thức mà mình
Trang 30có thể phải đương đầu khi hoạt động trên thị trường Việt Nam, từ đó sẽ rút ranhững bước đi cho doanh nghiệp trong tương lai.
1.3.1 Môi trường kinh doanh quốc tế
Xu thế toàn cầu hoá hiện nay đang diễn ra rất mạnh mẽ, Việt Nam đã ranhập rất nhiều tổ chức, liên minh liên kết mang tính quốc tế điều này đã làmtăng hoạt động buôn bán và đầu tư giữa các nước vào Việt Nam Đồng thờikhi gia nhập vào các tổ chức quốc tế này Việt Nam phải cam kết thực hiệncác điều khoản của tổ chức, vì vậy khi các doanh nghiệp FDI nói chung vàcông ty TNHH Nissei Electric Hà Nội đầu tư để thực hiện hoạt động sản xuấtvào đây thì cần phải tim hiểu rõ rang, kỹ lưỡng nguyên tắc hoạt động của cácđịnh chế quốc tế mà Việt Nam tham gia Để từ đó có thể tận dụng được nhữngchính sách ưu đãi nhằm làm tăng hiệu quả kinh tế đồng thời đưa ra các biệnpháp để khắc phục những khó khăn và rào cản trong những nguyên tắc đó.Một sự kiện quan trọng nhất và có tầm ảnh hưởng lớn đối với tất cả cácdoanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nma trong thời gian qua là việc ViệtNam được chấp nhận gia nhập tổ chức thương mại WTO vào tháng 11/2006.Điều này đã tạo ra nhiều cơ hội cho Nissei Electric Hà Nội khi được thành lậpvào đúng giai đoạn đầu năm 2006, lúc đó Việt Nam đang đẩy nhanh tiến độcác vòng đàm phán để chính thức gia nhập WTO Bắt đầu từ 01/01/2007 cácdoanh nghiệp FDI được kinh doanh XNK tương tự như các doanh nghiệp ViệtNam Các doanh nghiệp FDI trong đó có Nissei được đối xử công bằng hơn,
có nghĩa là các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng quyền lợi và nghĩa vụ gìthì các nhà đầu tư nước ngoài cũng được hưởng như thế Ngoài ra các doanhnghiệp có vốn đầu tư FDI không còn bị ràng buộc bởi quy định tỷ lệ nội địahóa Điều này sẽ tạo điều kiện cho Nissei nâng cao năng lực cạnh tranh củamình so với khi Chính Phủ thực hiện các biện pháp bảo vệ ngành công nghiệptrong nước
Trang 31Thuế VAT; thuế XNK; thuế TNDN; lệ phí sử dụng đất… Lãi suất, tíndụng đều ưu đãi hơn trước Tại thời điểm 2006 khi bắt đầu gia nhập WTO thìmức thuế suất đối với mặt hàng máy móc thiết bị điện mà Nissei sản xuất là13,9 % nhưng sau khi gia nhập thì thuế suất cam kết cuối cùng là 9,5 %, đây
là yếu tố quan trọng giúp tăng lợi nhuận cho công ty Ngoài ra Việt Nam cũngcam kết thực hiện quyền sở hữu trí tuệ và các quyền tác giả, điều này sẽ tạo rarào cản đối với những đối thủ muốn sử dụng các phát minh sáng chế của công
ty, bảo vệ quyền lợi cho công ty Nissei cũng được phép đưa các cán bộ quản
lý có kinh nghiệm từ Nhật sang Việt Nam và chỉ cần đảm bảo tối thiểu 20%
số cán bộ đó là người Việt Nam Đây là nhân tố giúp Nissei tránh khỏi tìnhtrạng sử dụng những nhà quản lý không có năng lực, hay không hiểu rõ vănhoá công ty, gây xáo trộn trong bộ máy quản lý
Bên cạnh đó là sự xuất hiện của ngân hàng thế giới, quỹ tiền tệ quốc tế,ngân hàng phát triển Châu Á…, đây là những tôt chức tài trợ khá nhiều chocác chương trình xã hội, giúp xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợicho đầu tư phát triển kích thích gia tăng thương mại Đây cũng là những tổchức cung cấp nguồn vốn vay để mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư mua sắmtrang thiết bị để cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh, giúp tăng năng suất,cũng như hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm Tạo ra lợi thế cạnhtranh cho Nissei Electric Hà Nội
1.3.2 Môi trường kinh doanh quốc gia
1.3.2.1 Các yếu tố kinh tế
Kinh tế bao gồm các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, thu nhập quốc dân,lạm phát, thất nghiệp…nó có tầm ảnh hưởng lớn tới các quyết định sản xuất,chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Tập đoàn tài chính Citigroup Inccủa Mỹ ngày 5/1/2010 nhận xét tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Namtrong quý IV/2009 vượt quá sự “mong đợi” và tăng trưởng trong cả nămmạnh hơn so với tất cả các quốc gia ở châu Á, trừ Trung Quốc đạt mức 5,32%
Trang 32cho thấy khả năng phục hồi của nền kinh tế Việt Nam rất khả quan Mức thunhập bình quân của người Việt Nam cũng tăng lên nhanh chóng, đứng thứ 8trên thế giới về tốc độ tăng thu nhập, điều này mở ra cơ hội kinh doanh choNissei vì nó thúc đẩy nhu cầu tiêu dung, đặc biệt là đối với các mặt hàng cóchứa yếu tố công nghệ kĩ thuật cao Tuy Nissei không phải nhà sản xuất cácsản phẩm điện tử, nhưng lại là người cung cấp linh kiện quan trọng trong việcsản xuất các mặt hàng điện tử, nên khi nhu cầu về loại hàng hoá này tăng lêncũng đồng nghĩa với sự gia tăng các đơn đặt hàng cho Nissei, là nhân tố giúp
mở rộng thị phần kinh doanh cũng như tăng doanh thu và lợi nhuận của côngty
Cuối năm 2008 khủng hoảng tài chính toàn cầu, xuất phát từ Mỹ đã gây
ra phản ứng dây truyền ảnh hưởng tới nền kinh tế nhiều quốc gia trong đó có
cả Việt Nam, làm nhu cầu mua sắm giảm, ảnh hưởng đến doanh số bán hàngcủa Nissei, doanh thu của năm 2009 giảm 19% so với 2008 Khách hàng củaNissei lại là các hãng sản xuất các sản phẩm có giá thành không rẻ, nên việcxuất khẩu mặt hàng này đến các nơi trên thế giới giảm mạnh Nissei cũng rơivào tình trạng khó khăn Lúc này biện pháp duy nhất để vượt qua khủnghoảng là cố gắng duy trì tình hình sản xuất không bị ngưng trệ Kết quả là 4tháng cuối năm 2009 sản doanh thu của công ty đã tăng trở lại
Ngoài ra, còn phải tính đến sự ảnh hưởng của lạm phát, bởi nó sẽ gâybiến đổi khá lớn tình hình sản xuất vì sự tăng giá của tất cả các yếu tố đầuvào, các dịch vụ vận chuyển…làm cho chi phí sản xuất tăng cao, tác động lớnđến công cụ cạnh tranh vô cùng quan trọng đó là giá thành sản phẩm Lạmphát ở Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực, mức lạm phát trungbình của các nước đang phát triển trong khu vực là 3,3% năm 2006, trong khicủa Việt Nam là 7,5% Đây là vấn đề chính gây ra sự bất ổn trong việc bình
ổn chi phí sản xuất và định giá bán cho sản phẩm, hạ thấp năng lực cạnh tranhcủa công ty khi thực hiện kinh doanh tại Việt nam
Trang 33Các chính sách tiền tệ, tỉ giá hối đoái cũng ảnh hưởng lớn đến lợi nhuậncủa doanh nghiệp NHNN luôn kiểm soát ngoại tệ bằng cách bắt các doanhnghiệp có thu nhập ngoại tệ bán cho NHNN và khi các doanh nghiệp này cónhu cầu về ngoại tệ thì lại phải mua lại ngoại tệ từ NHNN, gia tăng sự rủi ro
về tỉ giá, nhất là trong giai đoạn này khi mà tỷ giá hối đoái đang bất ổn Hơnthế nữa, các quy định của chính phủ đối với thị trường kinh doanh ngoại tệkhông chặt chẽ, thị trường chợ đen hoạt động quá mạnh làm cho tỷ giá biếnđổi một cách bất thường Điều này không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận, việcchuyển lợi nhuận của Nissei về công ty mẹ mà còn ảnh hưởng lớn đến việcmua bán, nhập khẩu các nguyên vật liệu ở các thị trường nước ngoài Hiệnnay, tỷ giá đô la ở Việt Nam đang tăng cao bất ngờ, phần lớn là do sự kíchthích của những giao dịch tại thị trường chợ đen, tức là sẽ mất nhiều đồngViệt Nam hơn để mua một đồng đô la, trong khi đó tại Nhật, hiện tại đồngYên lại tăng giá nghĩa là một đô la sẽ mua được ít đồng Yên hơn Khi đó sốlợi nhuận được chuyển bằng đồng đô la từ Việt Nam về Nhật rồi chuyển sangđồng Yên sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty do sự chênh lệch về tỷ giá Tuynhiên nó cũng có lợi cho Nissei khi công ty thực hiện việc xuất khẩu, vì nógiúp tạo ra tính cạnh tranh về giá thành sản phẩm, làm giảm tương đối mứcgiá khi được tính bằng đô la, đồng thời làm tăng lợi nhuận Nhưng đây vẫn làmột yếu tố có tính rủi ro cao đối với công ty
1.3.2.2 Các yếu tố chính trị luật pháp
Các doanh nghiệp FDI nói chung và bản thân công ty TNHH NisseiElectric Hà Nội cần phải có khả năng phân tích, dự đoán về yếu tố chính trịluật pháp và xu hướng vận động của yếu tố đó Bởi chính trị, luật pháp là cơ
sở pháp lý cho hoạt động của công ty Khi hoạt động ở Việt Nam, Nissei cóthể yên tâm về mức độ ổn định của chính trị, hơn thế nữa theo đánh giá củangân hàng WB Việt Nam cũng được đánh giá cao về những cải cách đối vớimôi trường kinh doanh Đặc biệt là sự cải cách trong luật đầu tư nước ngoài
Trang 342005, mức thuế TNDN đối với các doanh nghiệp FDI là hết sức ưu đãi, caonhất là 25%, và được điều chỉnh tuỳ theo ngành nghề Nhưng do Nissei thuộcnhóm ngành nằm trong danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư trong theonghị định 108 nên chỉ phải chịu mức thuế TNDN là 10% Đồng thời, từ28/11/2006 việc nhập khẩu và xác nhận miễn thuế đối với máy móc thiết bị
để tạo tài sản cố định cho các doanh nghiệp FDI không cần có sự phê duyệtcủa các cơ quan chủ quản, giúp giảm bớt các thủ tục phức tạp cho công ty, vìNissei thường xuyên phải nhập khẩu các loại máy móc thiết bị để phục choquá trình sản xuất
Tuy nhiên,Việt Nam vẫn bị WB xếp vào nhóm 10 quốc gia kém nhất thếgiới về mức độ bảo vệ nhà đầu tư, vấn đề ở đây là thực chất của việc cải thiệnchất lượng môi trường kinh doanh Nhất là trong vấn đề nộp thuế, thủ tục cònquá phức tạp và làm tốn nhiều thơi gian Thứ hai, là về thuế TNDN vẫn chưathực sự ưu đãi như những gì trong luật đầu tư quy định Vì thực tế, bên cạnhkhoản thuế TNDN mà công ty phải đóng là 10% thì khi chuyển lợi nhuận vềcông ty mẹ, lại phải chịu mức thuế suất thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.Như vậy, thuế TNDN đối với doanh nghiệp FDI thực chất là sự cộng gộp thuếTNDN và thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài Một vấn đề nữa cũng rất nổicộm ở Việt Nam đó là sự rườm rà trong thủ tục hành chính như xin cấp phépđầu tư, thuê đất đai…, những người có thẩm quyền quan liêu, đôi khi gây khókhăn cho doanh nghiệp, làm phát sinh ra nạn tham nhũng Đây thực sự là vấn
đề gây khó khăn cho không ít các nhà đầu tư nước ngoài nói chung, và Nisseinói riêng khi kinh doanh tại thị trường Việt Nam
1.3.2.3 Các yếu tố văn hoá xã hội
Yếu tố văn hoá, xã hội, trực tiếp ảnh hưởng đến các chính sách, cũngnhư quyết định của công ty khi lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường.Hiện nay ở Việt Nam là nước có dân số trẻ, quy mô dân số lớn, thu nhập bìnhquân đang tăng lên, nên nhu cầu mua sắm cũng tăng cao và tập trung ở các
Trang 35thành phố lớn chính vì vậy Nissei đã chọn Việt Nam là thị trường để công tyđầu tư sản xuất, và tiêu thụ sản phẩm đồng thời cũng xuất khẩu cho các nướctrong khu vực Đông Nam Á Việt Nam có nguồn nhân công, nguyên vật liệugiá rẻ, giúp giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, nâng cao tínhcạnh tranh cho sản phẩm Tuy nhiên nguồn nhân lực của Việt Nam cũng cóđiểm yếu đó là thiếu trình độ kỹ thuật, thiếu sự sáng tạo và còn giữ tác phonglàm việc không đúng giờ, đây là điều mà người Nhật rất không thích, vì vậycông ty TNHH Nissei Electric Hà Nội phải tốn thêm chi phí để đào tạo lại taynghề cho công nhân trước khi vào làm việc Nhưng như thế mới đủ đảm bảocho chất lượng sản phẩm sản xuất ra.
Một điều nữa cũng tác động tới năng lực cạnh tranh của công ty, đó làyếu tố văn hoá, tín ngưỡng Tuy nhiên đối với mặt nhàng mà Nissei sản xuấtkhông bị ảnh hưởng bởi vấn đề này Điều mà công ty cần quan tâm ở đây làvăn hoá trong việc sử dụng lao động và cách cư xử đối với nhân viên trongcông ty
1.3.2.4 Các yếu tố khoa học và công nghệ
Yếu tố này tác động trực tiếp đên tuổi thọ của sản phẩm, phương thứctiêu thụ và bán hàng, tác động đến giá cả, chi phí sản xuất tạo ra khả năngcạnh tranh của công ty, nhất là đối với những mặt hàng đòi hỏi công nghệ caonhư của Nissei lại càng quan trọng hơn Việt Nam chưa có nền công nghệ tiếntiến, cơ sở hạ tầng vật chất còn thiếu thốn Theo ước tính của WB, để cảithiện cơ sở hạ tầng, Việt Nam cần ít nhất 10 tỷ USD mỗi năm để xây dựng hệthống đường bộ, cầu, cảng…Điều này đối với Việt Nam hiện nay là chưa thểthực hiện được, nên Nissei phải tự nhập khẩu các trang thiết bị cho sản xuất,
tự xây dựng cơ sở hạ tầng cho kinh doanh, vì vậy công ty đã phải đầu tư khánhiều vốn trong giai đoạn đầu khi mới vào Việt Nam
Tuy nhiên thì việc đầu tư ban đầu này, sẽ được phân bổ chi phí đều vàomỗi kì kinh doanh Về lâu dài việc đầu tư của Nissei sẽ thể hiện sự ưu việt
Trang 36hơn khi công việc sản xuất đã được vận hành đều đặn.
1.3.3 Môi trường ngành
Hiện nay, có rất nhiều mô hình được đưa ra để phân tích môi trườngcạnh tranh của doanh nghiệp, nhưng trong phạm vi bài viết này chỉ tập trungphân tích theo mô hình 5 lực lượng của Michael E.Porter
1.3.3.1 Khách hàng
Khách hàng là yếu tố quan trọng giải quyết đầu ra cho sản phẩm củacông ty, tác động đến doanh nghiệp thông qua những yêu cầu về giảm giá sảnphẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm,dịch vụ…
Khách hàng của Nissei không phải là những khách hàng các nhân, mà lànhững nhà sản xuất trang thiết bị điện tử lớn, nhu cầu của họ là rất lớn, mỗiđơn hàng có giá trị hàng trăm nghìn đô la Mỗi khách hàng đóng góp khôngnhỏ cho doanh thu của công ty Chính vì vậy sức mặc cả của họ rất lớn,những yêu cầu của họ về chất lượng, mẫu mã…của sản phẩm là điều mà công
ty luôn luôn phải quan tâm để làm hài lòng họ
Khách hàng chính của công ty tại thị trường Việt Nam là các công ty concủa các hãng sản xuất điện tử lớn như Canon Quế Võ, Canon Thăng Long,Brother, Panasonic…Ngoài ra công ty cũng xuất khẩu sản phẩm về công ty
mẹ ở Nhật, Panasonic ở Nhật, Asahi Thái Lan, Sharp, Hirose, SindohLemark… Trung bình mỗi tháng các khách hàng chính của Nissei ở Việt Namđều đặt đơn hàng khoảng 500.000 – 700.000 USD Chỉ cần làm mâấ đi mộtkhách hàng cũng sẽ gây ra tổn hại lớn cho công ty, vì vậy tiêu chí mà Nissei
đề ra là luôn đề cao chất lượng của sản phẩm, giữ chữ tín trong kinh doanh,đặc biệt là không bao giờ chậm trễ về thời gian giao hàng, đẩm bảo đủ sốlượng 100% Chính vì vậy, Nissei đã tạo ra được cho mình được những kháchhàng trung thành bởi chính niềm tin của họ vào công ty
Trang 37thống các nhà cung cấp trung thành, lên phương án cho sư thay thế các nhàcung ứng nếu có sự thay đổi đột xuất.
Các yếu tố đầu vào cho các sản phẩm của Nissei tại Việt Nam cũng nhưTrung Quốc, đều được nhập khẩu từ Nhật Bản, được sự đảm bảo nguồn cungluôn luôn thông suốt từ phía công ty mẹ Với quy mô sản xuất lớn, khối lượngsản phẩm nhiều, nên số lượng các yếu tố đầu vào mà công ty cần là rất lớn đểcung cấp đủ cho các công ty con, điều này luôn hấp dẫn các nhà cung ứng, họtìm cách để trở thành nhà cung ứng của Nissei, chính vì vậy Nissei khôngphải chịu nhiều áp lực trong việc lo mất nguồn cung, cũng như chất lượng vàgiá cả của cá yếu tố đầu vào
Nissei có một danh sách dài các nhà cung cấp, nhưng vì lý do bảo mậtnên công ty chỉ cung cấp cho em tên một số nhà cung cấp như công ty côngnghiệp hoá học Shinetsu chuyên cung cấp các chất tạo màu, chất xúc tác…,các lại dây đồng và polyester do Kashino Kiseisakushyou, nhựa Fussco doDaikin Kyougyou… và còn rất nhiều nhà cung cấp khác nữa của Nhật Vàqua quan sát thực tế em nhận thấy rằng mọi hoạt động sản xuất của công tyhiện nay vẫn diễn ra liên tục, các đơn hàng chưa bao giờ bị chậm trễ Điềunày chứng tỏ công ty đã xây dựng được cho mình một hệ thống các nhà cungứng yếu tố đầu vào rất trung thành
1.3.3.3 Các đối thủ cạnh tranh hiện tại
Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến khả năng cạnhtranh hiện tại của công ty, luôn là mối đe doạ sẽ lấy mất thị phần kinh doanh,khách hàng của công ty Chính vì vậy, Nissei phải xây dựng cho mình nhữngchiến lược thích hợp để có thể đối phó với đối thủ
Hiện nay hai đối thủ chính của Nissei là Nitto Kogyo Corporation vàSynztec Co., Ltd, cũng là những công ty lớn ở Nhật Đây là mối đe doạ lớnnhất đối với công ty hiện nay Để có thể đảm bảo việc giữ vững được thị phầnkinh doanh và những khách hàng trung thành, thực sự là một thách đối vớicông TNHH Nissei Electric Hà Nội Vì 2 đối thủ trên có rất nhiều kinhnghiệm kinh doanh trên thị trường quốc tế, được thành lập trước khi Nissei ra
Trang 38đời( Synztec được thành lập năm 1945, Nitto Kogyo năm 1948, trước Nisseiđến hơn 20 năm), và có một hệ thống các công ty con nhiều hơn Nissei, vàđược đặt ở nhiều nơi trên thế giới ( Synztec có công ty con ở Trung Quốc,Singapore, Malaysia, Việt Nam, Hà Lan) Nissei cần phải cố gắng để nângcao năng lực canh tranh của mình để không phải chia sẻ thị phần với đối thủ,đồng thời tìm ra cơ hội để mở rộng thị phần
Tuy Nissei xuất hiện sau, nhưng lại được nhiều khách hàng lớn lựa chọn
Đó là nhờ vào việc công ty luôn luôn giữ chữ tín trong làm ăn, điều mà khiếncác hãng rất hài lòng về Nissei đó là sự chính xác về thời gian giao hàng cũngnhư số lượng cho dù đơn hàng lớn hay nhỏ Thứ hai là độ chính xác về cácchỉ tiêu kỹ thuật trong các sản phẩm của Nissei Chính vì thế họ rất tin tưởngNissei và trở thành bạn hàng trung thành của công ty trong suốt thời gian qua.Đây sẽ là cơ hội giúp cho công ty nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình, từ đótìm kiếm cách thức để mở rộng thị phần kinh doanh (Thông tin được lấy từbản nhận xét về mức độ hài lòng của Brother đối với Nissei và hai đối thủtrên Vì trước đó Brother có sử dụng cả sản phẩm của Nitto Kogyo, nhưnghiện nay thì chỉ còn chọn Nissei là đối tác Còn Synztec thì đã được Brothercân nhắc trong việc sử dụng sản phẩm của công ty nhưng cũng đã không đápứng được yêu cầu của Brother.)
1.3.3.4 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là những doanh nghiệp có thể đi vào hoạtđộng trong cùng lĩnh vực của Nisseiủtong tương lai, đe doạ đến việc phải chia
sẻ thị phần, lợi nhuận của công ty Tuy nhiên để ra nhập cần phải xét đến ràocản ngành: rào cản ra nhập và rời ngành
Để gia nhập vào lĩnh vực sản xuất các thiết bị đòi hỏi công nghệ cao nhưthế này phải cần nguồn vốn khá lớn, trang thiết bị phải hiện đại, phải đảm bảođược các chỉ tiêu kỹ thuật rất khắt khe Điều này sẽ là rào cản lớn đối vớinhững nhà đầu tư muốn gia nhập thị trường, hơn nữa một công ty khi mớithành lập, chưa có được chỗ đứng trong tâm trí khách hàng, trong khi ngành
đã có nhiều công ty lớn có uy tín thực sự sẽ ngăn sự xuất hiện của những đối
Trang 39thủ mới Thị trường phần nào cũng đã được phân chia rõ ràng, nếu không tạo
ra được sự ưu việt về tính năng chất lượng khó có được khách hàng cho riêngmình Doanh nghiệp mới cũng khó có khả năng đạt được tính kinh tế nhờ quy
mô, không tiết kiệm được chi phí sản xuất, khó khăn trong việc giảm giáthành, làm mất đi một công cụ cạnh tranh quan trong Và việc phải đầu tư một
số vốn lớn cũng tạo ra rào cản rời ngành đối với doanh nghiệp khi kinh doanhkhông đạt hiệu quả Vì vậy khả năng xuất hiện đối thủ tiềm ẩn mới là khôngcao, đây không phải mối đe doạ lớn cho công ty TNHH Nissei Eletric Hà Nội
Hiện nay, điều mà công ty quan tâm đó là tập trung nghiên cứu để trongtương lai có thể cho ra đời các sản phẩm có khả năng thích nghi cao Tức là
có thể sử dụng làm chi tiết cho nhiều loại trang thiết bị máy móc khác nhau
Để tránh tình trạng bị mất đi cơ hội mở rộng kinh doanh, và thủ tiêu các sảnphẩm cũ
Trang 40CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
2.1 Các biện pháp mà công ty áp dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội trên thị trường Việt Nam
2.1.1 Củng cố nguồn lực tài chính
Tài chính doanh nghiệp là những mối quan hệ kinh tế, là giá trị phát sinhtrong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Vì đây là yếu tố rât quan trọngtrong hoạt động sản xuất kinh doanh nên công ty luôn luôn phải tim cáchcủng cố nguồn lực này, và sử dụng nó một cách hợp lý, cân đối để giúp công
ty có thể tối đa hoá giá trị của tài sản
Năm 2006 khi mới thành lập, tổng vốn đầu tư của công ty là 80 triệu đô
la, đến nay sau gần 5 năm, số vốn này đã tăng lên xấp xỉ 100 triệu đô la, nhưvậy trung bình mỗi năm vốn của công ty tăng lên khoảng 4triệu đô la Đây làkết quả của việc công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội trích khoảng 40% lợinhuận từ kết quả kinh doanh của Nissei tại Việt Nam Tỷ lệ này có thể tănghoặc giảm tuỳ thuộc vào tình hình tài chính của công ty Nhưng trung bình thìnguồn vốn tăng lên nhờ cách này là khoảng 1,6 triệu đô la đến 1,9 triệu đô la.Ngoài ra, công ty còn huy động vốn từ các quỹ tín dụng theo hình thứcvay nợ ngắn hạn hoặc dài hạn Vay vốn theo hình thức nào cũng tuỳ thuộcvào việc công ty sử dụng nó để đầu tư dài hạn hay ngắn hạn Nhưng phần lớnnguồn vốn của công ty đều thuộc vốn chủ sở hữu, rất hạn chế việc đi vay vốn
để giảm bớt các chi phí của vốn vay Cuối cùng là nhờ sự hỗ trợ từ phía công
ty mẹ Công ty mẹ hàng năm đều rót vốn vào các công ty con của mình, để hỗtrợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, và nó cũng phải phụ thuộc vào tínhhình thực tế về kết quả kinh doanh của công ty mẹ, hoặc khi công ty con gặpkhó khăn trong việc mở rộng sản xuất nhưng thiếu vốn, cũng có thể đề nghị