1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan điểm của Samuel P. Huntington về văn minh, sự va chạm của các nền văn minh và một trật tự thế giới dựa trên các nền văn minh

76 1,5K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 596,22 KB

Nội dung

Để đạt được mục đích trên, luận văn phải thực hiện những nhiệm vụ cụ thể như sau: Thứ nhất, làm rõ quan điểm của Huntington về văn minh khái niệm, các yếu tố để xác định, mối quan hệ gi

Trang 1

NGUYỄN VĂN QUYẾT

QUAN ĐIỂM CỦA Samuel P Huntington VỀ VĂ N MINH,

SỰ VA CHẠM CỦA CÁC NỀN VẰN MINH VÀ MỘT TRẬT

TỰ THẾ GIỚI DỰA TRÊN CÁC NỀN VĂN MINH

Chuyên ngành: TRIẾT HỌC

Mã số : 60.22.80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN PGS.TS Phạm Văn Đức

HÀ NỘI - 2008

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài 3

2.Tình hình nghiên cứu 4

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 5

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 6

6.Đóng góp của luận văn 6

7.Ý nghĩa của luận văn 7

8.Kết cấu của luận văn 7

Chương 1 8

QUAN ĐIỂM CỦA SAMUEL P HUNTINGTON 8

VỀ VĂN MINH, SỰ VA CHẠM CỦA CÁC NỀN VĂN MINH 8

1.1 Một số nét khái quát về tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh ra đời 8

1.1.1 Tác giả 8

1.1.2 Tác phẩm 9

1.2 Quan điểm của Huntington về văn minh, các nền văn minh trong lịch sử và đương đại, mối quan hệ giữa các nền văn minh 13

1.2.1 Quan điểm về văn minh 13

1.2.2.Các nền văn minh trong lịch sử và đương đại 20

1.2.3Mối quan hệ giữa các nền văn minh 22

1.3.Quan điểm của Huntington về sự va chạm của các nền văn minh 28

1.3.1 Sự va chạm của các nền văn minh 28

1.3.2 Nguyên nhân sự xung đột của các nền văn minh 31

1.3.2.1 Nguyên nhân từ bản thân nền văn minh 31

1.3.2.2.Các nguyên nhân lịch sử, dân số, chính trị 34

1.4 Về những cuộc xung đột gần đây trên thế giới thực chất có phải là bằng chứng của “Sự va chạm giữa các nền văn minh” như Huntington dự đoán 37

Chương 2 41

MỘT TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI DỰA TRÊN CÁC NỀN VĂN MINH 41

2.1 Trật tự hai cực Ianta và sự sụp đổ của nó 41

2.1.1 Trật tự hai cực Ianta 41

2.1.2.Sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta 44

2.2 Dự báo xu thế trật tự quốc tế trong những năm tới 44

Trang 3

2.2.1 Xu hướng thiết lập thế giới đơn cực 44

2.2.2 Quan điểm về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước 47

2.3 Một trật tự thế giới mới dựa trên các nền văn minh 50

2.3.1 Nhà nước chủ chốt và tập hợp các nhóm quốc gia theo nền văn minh 50

2.3.2.Các liên kết chính trị dựa trên bản sắc văn hóa 55

2.3.3Văn hoá và hợp tác kinh tế 58

2.3.4.Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc dựa trên sự phân chia quyền lực của văn minh 60

2.4 Các liên kết chính trị quốc tế hiện nay có phải hoàn toàn dựa trên cơ sở các nền văn minh ? 61 KẾT LUẬN 67

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

Trang 4

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài

Thế giới những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI chứng kiến rất nhiều cuộc xung đột mang tính chất dân tộc, sắc tộc, tôn giáo và những vụ khủng bố đẫm máu Đi tìm nguyên nhân cho những hiện tượng này có rất nhiều cách lý giải khác nhau Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu là cơ hội thuận lợi cho một số quan điểm của các học giả tư sản nổi lên nhằm phủ nhận chủ nghĩa Mác bằng cách đưa ra những những cách lý giải khác nhau về sự phát triển của lịch sử loài người Trong các quan điểm đó, phải kể đến quan điểm của các học giả như Alvin Topffler về Đợt sóng thứ

ba, Fukuyama về Sự kết thúc của lịch sử và đặc biệt gần đây là quan điểm của S.P Huntington về Sự va chạm của các nền văn minh Đặc điểm chung của các quan điểm trên đều phủ nhận một trong các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác về động lực phát triển của lịch sử loài người trong xã hội có đối kháng giai cấp là đấu tranh giai cấp; phủ nhận cách tiếp cận sự phát triển lịch

sử loài người từ học thuyết hình thái kinh tế - xã hội

Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu, đi kèm với nó là sự sụp đổ của cả một hệ thống trật tự quốc tế, trật tự hai cực Ianta Thế giới sẽ đi về đâu, trật tự nào sẽ thay thế trật tự Ianta? Mỹ và các nước phương Tây đang tạm thời nắm những ưu thế nhất định về kinh tế, khoa học kỹ thuật, an ninh quốc phòng… nhưng có phải họ có toàn quyền tự tung tự tác chủ động sắp đặt lại trật tự thế giới theo mưu đồ chủ quan của họ?

Sự nổi lên của một số quốc gia châu Á và một số quốc gia ngoài văn minh phương Tây đang thách thức các sức mạnh siêu cường của phương Tây Sự xuất hiện các mối quan hệ căng thẳng giữa phương Tây và các nước ngoài phương Tây nhất là các nước Hồi giáo đòi hỏi cũng phải được giải thích và tìm các biện pháp để giảm bớt căng thẳng đó

Trang 5

S.P Huntington, trong tác phẩm “Sự va chạm của các nền văn minh”, là người đưa ra câu trả lời khá mạch lạc về những vấn đề trên Tuy nhiên, câu trả lời của Huntington có nhiều điểm cần xem xét, bàn luận; nó có những điểm hợp lý, những điểm chưa hợp lý, thậm chí có những điểm còn mang tính chủ quan, gò ép Phân tích làm rõ để tiếp thu những điểm hợp lý, phê phán các điểm chưa hợp lý nhằm góp phần nhận thức những vấn đề quốc tế hiện nay là

lý do tôi chọn đề tài “Quan điểm của S.P Huntington về văn minh, sự va

chạm của các nền văn minh và một trật tự thế giới dựa trên nền văn minh”

làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình

2.Tình hình nghiên cứu

“Sự va chạm của các nền văn minh” là một tác phẩm lớn, gây được nhiều sự tranh luận trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng Ở Việt Nam cũng đã có một số công trình nghiên cứu về tác phẩm này ở nhiều góc

độ khác nhau Ví dụ như tác giả Dương Văn Lượng phê phán về nguồn gốc chiến tranh của S.P Huntington [38]; tác giả Hồ Sĩ Quí phê phán thế giới quan

về văn minh qua đó cũng thể hiện mưu đồ chính trị của Huntington khi ông

“quá chú ý tới những khác biệt và mâu thuẫn, thổi phồng ý nghĩa và vai trò tiêu cực của chúng, lãng quên hay cố tình lãng quên những giá trị khác của văn hoá và văn minh” [50-23] Đặc biệt, gần đây nhất, tác giả Nguyễn Chí Tình xuất bản tác phẩm “Số phận các nền văn minh và thế giới ngày nay”, một tác phẩm lớn nhất ở Việt Nam đưa ra các quan điểm tranh luận mang tính toàn diện những vấn đề mà Huntington đặt ra từ khái niệm văn hoá, văn minh; diện mạo các nền văn minh; mối quan hệ giữa các nền văn minh; số phận các nền văn minh Trong đó, quan điểm cốt lõi mà tác giả Nguyễn Chí Tình nhấn mạnh là thế giới hiện nay không phải xung đột văn minh đã thay thế các hình thái xung đột khác, mà trái lại các xung đột giai cấp và hệ tư tưởng vẫn đóng vai trò chủ đạo và nó biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau Điểm

Trang 6

quan trọng nữa là, trái với Huntington dự đoán xu hướng xung đột giữa các nền văn minh, Nguyễn Chí Tình cho rằng xu thế chung là đối thoại văn hoá, văn minh; các nền văn minh phải cùng học hỏi để tồn tại trong hoà bình [59]

Tuy nhiên, trong đề tài luận văn của tôi “Quan điểm của S.P Huntington về

văn minh, sự va chạm của các nền văn minh và một trật tự thế giới dựa trên các nền văn minh” dưới cái nhìn triết học, chính trị học thì chưa ai

nghiên cứu một cách có hệ thống

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

Mục đích của luận văn là làm rõ quan điểm của Huntington về văn minh,

sự va chạm của các nền văn minh và việc thiết lập một trật tự thế giới mới dựa trên các nền văn minh, chỉ ra những điểm hợp lý để kế thừa, những điểm bất hợp lý để phê phán; qua đó bảo vệ những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, Đảng Cộng sản Việt Nam về những vấn đề trên

Để đạt được mục đích trên, luận văn phải thực hiện những nhiệm vụ cụ thể như sau:

Thứ nhất, làm rõ quan điểm của Huntington về văn minh (khái niệm,

các yếu tố để xác định, mối quan hệ giữa các nền văn minh), sự va chạm của các nền văn minh (nguyên nhân, biểu hiện sự va chạm), một trật tự thế giới mới dựa trên các nền văn minh (văn minh với hợp tác kinh tế, văn minh với chính trị, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc dựa trên nền văn minh)

Thứ hai, từ những quan điểm đó, so sánh, đối chiếu với những sự kiện

thực tế xảy ra trong những năm gần đây để chỉ ra những điểm hợp lý, những điểm chưa hợp lý của Huntington

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Các phạm trù văn hoá, văn minh, sự va chạm của các nền văn minh trong luận văn được nghiên cứu không phải dưới góc độ văn hoá học mà được

Trang 7

nghiên cứu chủ yếu trong mối quan hệ với chính trị học, nhất là chính trị học hiện đại giai đoạn cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI

Phạm vi nghiên cứu của luận văn chủ yếu tập trung vào hai nội dung mà Huntington đã đề cập đến trong tác phẩm “Sự va chạm của các nền văn minh”

đó là: thứ nhất, quan điểm của Huntington về văn minh và sự va chạm của các nền văn minh; thứ hai, những dự đoán của Huntington về một trật tự thế giới

mới trong đó các liên kết chính trị chủ yếu dựa trên cơ sở văn minh

Tác phẩm mà chúng tôi sử dụng trong luận văn này là bản dịch “Sự va

chạm của các nền văn minh” Nxb Lao động, Hà Nội 2003 do nhóm tác giả

Nguyễn Phương Sửu, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Phương Nam, Lưu Ánh Tuyết dịch

5.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Những quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử; quan điểm, nhận định của Đảng cộng sản Việt Nam về những mâu thuẫn và xu thế chủ yếu của thời đại trong những năm đầu thế kỷ XXI là cơ

sở lý luận trực tiếp của luận văn này

Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu chính như: lôgíc và lịch

sử, trừu tượng và cụ thể, phân tích và tổng hợp, so sánh đối chiếu, gắn lý luận với thực tiễn…

6.Đóng góp của luận văn

Luận văn cố gắng làm rõ quan điểm của Huntington về văn minh, sự va chạm của các nền văn minh và một trật tự thế giới dựa trên các nền văn minh; nhằm chỉ ra những điểm hợp lý để kế thừa, những điểm không hợp lý để đấu

tranh, phê phán; qua đó, bảo vệ các quan điểm, đường lối của Đảng ta về

những vấn đề này

Trang 8

7.Ý nghĩa của luận văn

Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu về văn hoá, văn minh, về các vấn đề quốc tế hiện nay; đặc biệt vấn đề quan hệ giữa các trung tâm quyền lực lớn trên thế giới trong những năm đầu thế kỷ XXI nói chung; nghiên cứu về tác giả - Huntington, tác phẩm – “Sự va chạm của các nền văn minh” nói riêng

8.Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm hai chương, tám tiết

Trang 9

Chương 1

QUAN ĐIỂM CỦA SAMUEL P HUNTINGTON

VỀ VĂN MINH, SỰ VA CHẠM CỦA CÁC NỀN VĂN MINH

1.1 Một số nét khái quát về tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh ra đời

1.1.1 Tác giả

Samuel P Huntington sinh ngày 18 tháng Tư năm 1927 tại New York,

đã từng học đại học tại Đại học Yale, lấy bằng thạc sĩ khoa học chính trị tại đại học Chicago năm 1948, lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Harvard năm 1951, là giáo sư của trường Đại học Weatherhead III (USA), Chủ tịch Viện Hàn lâm Harvard nghiên cứu về quốc tế, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Quan hệ quốc tế và là Chủ tịch khoa nghiên cứu về chính phủ Những năm 1977, 1978 Huntington làm việc tại Nhà Trắng với tư cách là điều phối viên của dự án an ninh cho Hội đồng an ninh quốc gia Trong hai năm 1986, 1987 ông là Chủ tịch Hội Khoa học Chính trị Hoa Kỳ Ông còn là người sáng lập và là Tổng biên tập trong nhiều năm liền của tờ Tạp chí Foreign Policy Là nhà nghiên cứu chính trị và chiến lược, Huntington quan tâm nhiều đến các lĩnh vực an ninh quốc gia; dân chủ và sự phát triển ở những nước kém phát triển; văn hoá trong chính trị và bản sắc dân tộc của nước Mỹ Huntington có nhiều công trình nghiên cứu về các lĩnh vực trên được đăng trên các tạp chí của Mỹ như: Quân nhân và nhà nước (The Soldier and The State), Lý thuyết và quan điểm chính trị của quan hệ dân sự - quân đội (The Theory and Politics of Civil – Military) 1957; Trật tự chính trị trong xã hội thay đổi (Political Order in Changing Societies) 1968; Làn sóng thứ ba: Dân chủ hoá cuối thế kỷ XX (The third wave: Democratization in the late Twentieth Century) 1991; Sự va

Trang 10

chạm của các nền văn minh và trật tự thế giới, (The Clash of Cilivizations and the Remaking of World Order) 1996…[Tham khảo các tài liệu số 32, 52]

1.1.2 Tác phẩm

“Sự va chạm của các nền văn minh” có nguồn gốc từ một bài báo có

tên “Sự va chạm của các nền văn minh” đăng trên Tạp chí Foreign Affairs, số

3, năm 1993 Sau khi bài báo được đăng, có nhiều ý kiến tranh luận khác nhau Tổng hợp chi tiết các cuộc tranh luận, Huntington đã đào sâu thêm từng

chi tiết và viết lại thành một quyển sách dày 367 trang với tựa đề “The Clash

of Civilizations and the Remaking of World Order” (Sự va chạm của các nền

văn minh và việc tái thiết lập trật tự thế giới) xuất bản năm 1996 Ở Việt Nam, tác phẩm này được nhóm dịch giả Nguyễn Phương Sửu, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Phương Nam, Lưu Ánh Tuyết nhà xuất bản Lao động ấn hành

năm 2003 với tiêu đề “Sự va chạm của các nền văn minh”

1.1.3 Một số đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội cơ bản giai đoạn cuối thế

kỷ XX, đầu thế kỷ XXI

Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, thế giới chứng kiến nhiều sự biến to lớn

về mọi mặt cả kinh tế, chính trị, xã hội Sự biến đổi này đã được nhiều học giả, nhà nghiên cứu và cả các chính trị gia phân tích tỉ mỉ, chi tiết trên nhiều góc cạnh khác nhau Khái quát lại, có thể thấy các đặc điểm chính như sau:

Thứ nhất, sự khủng hoảng toàn diện của chủ nghĩa xã hội nói chung và sự

sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô nói riêng

đã và đang tác động nghiêm trọng đến cục diện chính trị thế giới Sự kiện này dẫn đến ba hệ quả trực tiếp đó là: sự sụp đổ của trật tự thế giới cũ - trật tự Ianta và sự hình thành những quan điểm về trật tự thế giới mới; nhiều liên kết chính trị trước đây dựa trên nền tảng hệ tư tưởng mất đi và các liên kết chính trị quốc tế mới đang hình thành; sự khủng hoảng về bản sắc, xác định các giá trị cá nhân và vấn đề quay trở lại chủ nghĩa dân tộc Ví dụ, trước đây để ngăn

Trang 11

chặn chủ nghĩa cộng sản, nhiều quốc gia thuộc thế giới Hồi giáo tham gia liên minh quân sự với các nước phương Tây Hiện nay, chủ nghĩa cộng sản không còn là nguồn đe dọa nữa thì các liên kết này cũng tan rã theo, thế vào đó là các mối quan hệ dựa trên các nền tảng khác nhất là văn hóa Cũng tương tự như vậy, trước đây một người là “cộng sản” (có tính chất hệ tư tưởng) bây giờ chủ nghĩa cộng sản không còn nữa, họ lấy bản sắc dân tộc làm điểm xác định

“người Nga”, “người Serbia”, “người Ucraina”…(có tính chất văn hóa, văn minh) là những khái niệm thay thế Đây chính là cơ sở khách quan để hình thành các quan điểm về “văn minh – xung đột văn minh”, “sự hình thành trật

tự thế giới mới.”

Thứ hai, cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại diễn ra như vũ bão

nhất là cuộc cách mạng trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã làm cho thế giới trở nên nhỏ bé hơn, thế giới được coi như một “ngôi làng toàn cầu” (chữ của T.L Friedman) Theo chúng tôi, đây cũng là một lý do dẫn tới sự xuất hiện những tư tưởng “xung đột văn minh”, tại sao trước đó không ai nhắc tới, không ai chú ý hay không diễn ra các hành động mà chúng ta gọi là xung đột văn minh? Phải chăng cuộc cách mạng thông tin, quá trình toàn cầu hoá về kinh tế làm cho con người có nhu cầu khẳng định và bảo vệ bản sắc riêng của mình Cách mạng thông tin làm cho mỗi hành vi đơn lẻ có giá trị toàn cầu, điều mà T L Friedman gọi là “toàn cầu hoá cá nhân”

Thứ ba, quá trình khu vực hoá và quốc tế hoá, trước hết trên lĩnh vực kinh

tế đang diễn ra mạnh mẽ tác động sâu sắc tới mọi mặt của thế giới, quá trình này đang bị chi phối bởi các nước phát triển và các tập đoàn xuyên quốc gia Quá trình quốc tế hoá kinh tế đã đưa đến hệ quả chính trị - xã hội và quan hệ quốc tế là: chủ nghĩa tư bản đã trở thành một hệ thống toàn thế giới của một nhóm nhỏ các nước phát triển áp bức các nước kém phát triển và dùng sức mạnh tài chính để thống trị đại đa số nhân dân thế giới Quá trình quốc tế hoá

Trang 12

kinh tế cũng kéo theo các mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản, giữa các dân tộc phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc, giữa các nước giàu và nước nghèo, giữa các nước đế quốc với nhau tăng cao Hệ quả chính trị rõ rang nhất của quá trình toàn cầu hóa này là: các nước tư bản phát triển đang ra sức bành trướng các quan

hệ tư bản chủ nghĩa ra toàn thế giới và thiết lập hệ thống phân công lao động thế giới theo mô hình “trung tâm - ngoại vi” do họ là trung tâm phần còn lại của thế giới là ngoại vi; ngược lại, các nước đang phát triển và chậm phát triển đang nỗ lực tranh thủ quá trình toàn cầu hoá kinh tế để thực hiện kiểu phát triển rút ngắn và phấn đấu cho một hệ thống phân công lao động thế giới và hệ thống quan hệ quốc tế dân chủ và bình đẳng; các nước lớn vừa hợp tác vừa kiềm chế lẫn nhau, cạnh tranh quyết liệt với nhau trong việc đấu tranh để hình thành “trật tự thế giới mới” thay thế cho “trật tự hai cực” đã tan vỡ cùng với sự sụp đổ của Liên

Xô Mỹ muốn “trật tự đơn cực” do Mỹ làm bá chủ Các nước khác, nhất là Nga, Trung Quốc, EU, Ấn Độ…muốn “trật tự đa cực” mà bản thân họ cũng là các cực đối trọng với Mỹ

Thứ tư, chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo,

chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố xảy ra nhiều nơi với tính chất phức tạp ngày càng tăng Quá trình toàn cầu hoá, bên cạnh tăng thêm quan hệ hợp tác, hiểu biết giữa các quốc gia dân tộc cũng làm nảy sinh sự thức tỉnh về lợi ích của các quốc gia dân tộc Cộng với sự phát triển của chủ nghĩa bá quyền, mưu toan làm bá chủ thế giới của chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là Mỹ đã đẩy xung đột trong xã hội loài người hiện nay diễn ra dưới những màu sắc dân tộc, tôn giáo, sắc tộc với những quy mô, phạm vi, mức độ căng thẳng, quyết liệt khác nhau Xu hướng của các xung đột này khi âm ỉ, khi bùng phát; phạm vi của nó có thể trong một quốc gia, dân tộc thậm chí khu vực hay toàn cầu Từ những cuộc xung đột đó làm nảy sinh nhiều tình huống phức tạp như chạy đua sản xuất, buôn bán vũ khí, chiến tranh, khủng

Trang 13

bố, can thiệp, lật đổ…Những đặc điểm chính của các cuộc xung đột liên quan đến vấn đề dân tộc, tôn giáo giai đoạn hiện nay là: xu hướng chính trị hóa các vấn đề tôn giáo; xu hướng quốc tế hóa các vấn đề tôn giáo và các cuộc xung đột tôn giáo ngày càng mang yếu tố bạo lực gắn với các hoạt động khủng bố Việc giải quyết vấn đề này liên quan đến nhiều quốc gia, nhiều dân tộc, nhiều lĩnh vực Vấn đề đặt ra là, các quốc gia, các dân tộc, các tôn giáo phải biết tôn trọng những quy luật chung để cùng tồn tại, tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của mọi người, mọi quốc gia, dân tộc khác

Có thể thấy rằng, ở giai đoạn hiện nay của quá trình toàn cầu hoá, sự hợp tác và đấu tranh cũng như các liên kết, liên minh, tập hợp lực lượng trên trường quốc tế đang xoay quanh mấy chủ đề lớn là: chiến tranh và hoà bình; độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia; sự phát triển bền vững; sự hình thành

trật tự thế giới mới

Văn minh không phải là cái mới xuất hiện, cũng không phải là khái niệm mới mà trái lại, “lịch sử nhân loại là lịch sử của các nền văn minh” [52-32] Trong các nền văn minh đương đại, có những cái đã tồn tại rất lâu như văn minh Trung Hoa (Khổng giáo), văn minh Ấn Độ (Hinđu), có những cái mới hơn như văn minh phương Tây hay văn minh Mỹ Latinh nhưng tại sao trước

đó các nền văn minh này lại không va chạm với nhau (trước đó đã có nhưng không thành một xu thế chủ đạo) mà chỉ sau chiến tranh Lạnh các nền văn minh này mới va chạm với nhau tạo thành một xu thế chủ yếu trong chính trường quốc tế? Chắc hẳn các điều kiện kinh tế xã hội là nguyên nhân không nhỏ chi phối xu thế này

Trang 14

1.2 Quan điểm của Huntington về văn minh, các nền văn minh trong lịch sử

và đương đại, mối quan hệ giữa các nền văn minh

1.2.1 Quan điểm về văn minh

Có thể thấy, trong tác phẩm “Sự va chạm của các nền văn minh” Huntington không đưa ra một khái niệm đầy đủ về văn minh (một định

nghĩa), cũng không bàn sâu khái niệm văn minh theo nghĩa hàn lâm, truyền

thống mà ông chỉ đề cập và phân tích khái niệm này trong mối tương quan với chính trị học, nhất là chính trị học gắn với thực tiễn giai đoạn cuối thế kỷ XX Bản chất, diện mạo, những yếu tố của nền văn minh được Huntington phân tích qua các điểm chính như sau:

Thứ nhất, ông trích dẫn các nhà nghiên cứu và cho rằng văn minh được

các nhà tư tưởng Pháp đưa ra từ thế kỷ XVIII để đối lập với “man rợ”, xã hội văn minh khác xã hội nguyên thủy vì nó được ổn định, đô thị hoá và có học vấn Khái niệm văn minh được hiểu theo nghĩa số nhiều – các nền văn minh

Thứ hai, cơ sở để xác định và phân chia các nền văn minh khác nhau

Huntington căn cứ vào rất nhiều đặc điểm như chủng tộc, ngôn ngữ, lịch sử, lối sống, huyết thống, tín ngưỡng, văn hóa “Văn minh có thể là một sự hoà trộn phức tạp các mức cao của đạo đức, tôn giáo, học vấn, nghệ thuật, triết học, công nghệ, phồn thịnh và có thể còn nhiều tố chất khác”[52-447] Nhưng

theo ông yếu tố quan trọng nhất để phân chia và xác định các nền văn minh

đó là tôn giáo (TG nhấn mạnh) Ông cho rằng, những nền văn minh lớn trong

lịch sử nhân loại thường hiện diện trong mối quan hệ chặt chẽ với các tôn giáo lớn của thế giới ví dụ như Thiên chúa giáo gắn với văn minh phương Tây, Khổng giáo gắn với văn minh Trung Hoa, đạo Hồi gắn với văn minh Hồi giáo Những người khác nhau về chủng tộc, ngôn ngữ và lịch sử nhưng có thể rất đoàn kết với nhau do cùng chung tôn giáo Ngược lại, những người khác nhau về tôn giáo rất có thể xung đột dữ dội với nhau mặc dù họ cùng

Trang 15

chủng tộc với nhau Các ví dụ cụ thể như Thiên chúa giáo và Hồi giáo là những tôn giáo bao trùm nhiều xã hội có nhiều chủng tộc, huyết thống, ngôn ngữ khác nhau nhưng các tín đồ vẫn đoàn kết với nhau Ông đi đến kết luận rằng khác biệt cốt lõi giữa các nhóm người liên quan đến các giá trị, tín ngưỡng, thể chế và cấu trúc xã hội của họ - tức văn minh, chứ không phải về thể chất, hình thù hay mầu da – chủng tộc Như vậy, có thể thấy, theo Huntington có nhiều điểm khác nhau để xác định, phân chia các nền văn minh nhưng tiêu chí quan trọng nhất là tôn giáo

Thứ ba, văn minh theo quan điểm của Huntington mang tính toàn diện, có

nghĩa là người ta không thể hiểu đầy đủ một thành tố của văn minh mà không xem xét quan hệ của nó trong tổng thể của nền văn minh bao trùm Ví dụ được ông đưa ra và phân tích rất sinh động là: một ngôi làng miền nam nước

Ý khác văn hóa ngôi làng miền bắc nước Ý những cả hai thuộc văn hóa Ý và

rõ ràng là nó khác một ngôi làng của nước Đức Nhưng cả Ý và Đức đều thuộc văn minh phương Tây và chắc chắn cả hai ngôi làng của văn minh phương Tây này khác hẳn tính chất của một ngôi làng của Trung Quốc hay Ấn

Độ (thuộc các nền văn minh khác) Như vậy, ta không thể xác định nền văn minh cho các ngôi làng này một cách độc lập mà phải xem xét nó trong tính toàn diện của nền văn minh bao trùm Điều đó cho thấy trong quan niệm của Huntington, khái niệm văn minh rộng hơn khái niệm văn hoá, do đó, khi xem xét một nền văn minh chúng ta phải xem xét trong phạm vi phổ quát của nó Theo Huntington, các nền văn minh không có ranh giới hữu hình, không

có điểm xuất phát và điểm kết thúc một cách rành mạch như ranh giới địa lý, lãnh thổ hay lịch sử Mỗi quốc gia, dân tộc hay cá nhân có thể xác định lại bản sắc văn hóa của mình Và do vậy, thành phần, đặc điểm của các nền văn minh có thể được thay đổi theo thời gian Đường ranh giới giữa các nền văn minh không thực sự rành mạch nhưng có thực

Trang 16

Thứ tư, nền văn minh không phải là cái cố định, bất biến, nó có thể chết

nhưng cũng có thể sống rất lâu; chúng tiến hoá, điều chỉnh, biến đổi tùy theo các điều kiện xã hội cụ thể Lịch sử đã chứng minh rằng, có nhiều nền văn minh đã chết đi và nhiều nền văn minh mới xuất hiện (xem them trang 17,18 của luận văn) So với các thể chế chính trị hay các nhà nước thì nền văn minh thường tồn tại dài hơn Văn minh phương Tây, văn minh Hồi giáo, Trung Hoa… là những nền văn minh như vậy, có nhiều thể chế chính trị đã ra đời, lụi tàn và thể chế khác hình thành trên nền văn minh đó Văn minh Khổng giáo kéo dài hơn hai nghìn năm và nó chứng kiến rất nhiều những thể chế chính trị của Trung Quốc trên đó

Thứ năm, nền văn minh khác nhà nước, chúng không mang các bản chất,

chức năng như nhà nước Nhà nước là các thực thể chính trị cấu thành của các nền văn minh Một nền văn minh có thể chứa đựng một hoặc nhiều đơn vị chính trị Các đơn vị này có thể là các bang, tiểu bang, các bộ tộc, dân tộc hay các nhà nước Nhật Bản, Ấn Độ là một nền văn minh và đồng thời là một nhà nước Các nền văn minh còn lại như phương Tây, Chính thống, Hồi giáo, Khổng giáo, Mỹ Latinh có nhiều hơn một nhà nước

Diện mạo của các nền văn minh được Hutington xác định ở năm đặc điểm trên nhưng xuyên suốt tác phẩm ta thấy ông chỉ nhấn mạnh đặc điểm thứ hai

đó là tôn giáo Các nền văn minh khác nhau là do theo các tôn giáo khác nhau, xung đột giữa các nền văn minh cũng là xung đột tôn giáo, liên kết quốc

tế cũng được hình thành chủ yếu dựa trên sự tương đồng về tôn giáo

Nếu so với các quan niệm truyền thống về văn minh thì ta thấy có những

sự khác biệt nhất định trong quan niệm của Huntington với các quan niệm trước đó Ví như, A.Toybee cho văn minh “là một kiểu xã hội mang tính lịch

sử nhất định, được đặc trưng bởi sự thống nhất văn hoá, tôn giáo mang tính lãnh thổ và bởi những khuân khổ thời gian nhất định” Quan điểm của Z

Trang 17

Osadikaja: “Văn minh là một giai đoạn nhất định trong sự phát triển của loài người, kế tiếp sau các kỷ nguyên man rợ và dã man Nói cách khác, văn minh chỉ có nghĩa là một kỷ nguyên nhất định trong sự phát triển lịch sử xã hội”

V S Stepin và V.Z Tolotykh thì cho rằng: “Văn minh – đó là những thành tựu của loài người, bảo đảm cho sự tiến bộ của nó, đi từ trạng thái động vật và sau đó là từ giai đoạn man rợ và dã man tiến đến các hình thức sống đặc biệt mang tính con người Các thành tựu văn minh liên quan đến cả chiếm lĩnh giới tự nhiên bằng công nghệ lẫn sự hoàn thiện công việc điều tiết các mối quan hệ xã hội”

A A Zinoviev lại hiểu: “Nền văn minh là một hiện tượng mang tính lịch

sử, ra đời, sống, được hoàn thiện, thay đổi và chết đi Nó ra đời và sống trong những điều kiện xác định; trong số những điều kiện ấy có quy mô của các tập đoàn người, mức độ tính phức tạp của chúng, tình trạng văn hoá vật chất, đặc tính của chất liệu người, những khả năng tồn tại tự lập của các khu vực tương đối lớn trong một thời gian dài và nhiều yếu tố khác nữa.” (phần này có tham khảo và trích dẫn từ nguồn tài liệu số 59)

Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra các quan niệm về văn minh khác nhau như: Phan Ngọc khi phân biệt giữa văn hoá và văn minh ông cho rằng: “văn minh liên quan trước hết đến kỹ thuật, tức là biện pháp riêng của con người để tác động tới tự nhiên và làm chủ nó” và “sự tiến bộ của văn minh bao gồm hai mặt: trước hết là một sự tiến bộ trong kỹ thuật để làm chủ

tự nhiên và sau đó là một sự tiến bộ về tổ chức xã hội theo cái nghĩa các thành tựu về kỹ thuật giải phóng được một số lượng người ngày càng đông đảo khỏi

sự sản xuất trực tiếp để quan tâm đến các mặt khác như chính trị, nghệ thuật, đạo đức, văn học…” [42-96]

Tác giả Phạm Thái Việt và Đào Thế Tuấn lại cho rằng: “Văn minh dùng

để chỉ trình độ phát triển cao của một nền văn hoá”, “Ở cấp độ chung nhất,

Trang 18

văn minh được hiểu là sự tổng hoà những thành quả vật chất và tinh thần của loài người trong quá trình cải tạo thế giới; là thước đo của tiến bộ xã hội và mức độ khai hoá của con người Khi loài người tách mình khỏi giới động vật thì cũng là bước khởi đầu của văn minh” [61-15]

Xét về mặt nguồn gốc, khái niệm “văn minh” có nguồn gốc từ phương Tây

bắt nguồn từ chữ civitas (tiếng Latinh có nghĩa là “thành phố”) Từ nghĩa gốc

này kéo theo hàng loạt từ và nghĩa phái sinh trong các ngôn ngữ châu Âu như

“thị dân”, “công dân” (civilis), civilization là “làm cho trở thành đô thị, đầy đủ

tiện nghi như đô thị” Như vậy, văn minh là khái niệm có nguồn gốc từ phương Tây dùng để chỉ trình độ phát triển của con người về phương diện vật chất kỹ thuật [57-31] Trong cách hiểu và trình bày của mình, dường như Huntington đã đồng nhất văn minh với văn hóa “văn minh và văn hoá, cả hai đều hướng đến lối sống tổng thể của một dân tộc và nền văn minh là một nền văn hoá mở rộng” [52-34] Chúng ta có thể tham khảo hai định nghĩa về văn hóa sau đây: văn hóa theo quan niệm của E.B Taylor (1871-1925) “Văn hóa

là một phức thể bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán cùng mọi khả năng và thói quen khác mà con người như một thành viên của xã hội đã đạt được”; còn Federico Mayo, Tổng giám đốc UNESCO cho rằng “Đối với một số người, văn hóa chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối với những người khác, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống, lao động Cách hiểu này đã được cộng đồng quốc tế chấp nhận tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hóa họp năm 1970 tại Venise” [57-17] Theo tác giả Hồ Sĩ Quý, thì cách hiểu văn minh của Huntington là hoàn toàn khác biệt so với các nhà văn hóa học khác, đây là “khái niệm mới về văn minh, chưa ai hiểu văn minh theo kiểu này”[50-18] Cơ sở để phân chia các

Trang 19

nền văn minh khác nhau được ông căn cứ vào các yếu tố chính như: ngôn ngữ, chủng tộc, lịch sử, phong tục, tôn giáo, huyết thống, thể chế…nhưng quan trọng nhất là tôn giáo, “trong tất cả các yếu tố khách quan xác định các nền văn minh thì tôn giáo thường là yếu tố quan trọng nhất…những nền văn minh lớn trong lịch sử nhân loại thường hiện diện trong mối quan hệ chặt chẽ với các tôn giáo lớn của thế giới”[52-35] Trong số năm tôn giáo thế giới, thì bốn gồm: Cơ đốc giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Khổng giáo, liên hệ chặt chẽ với các nền văn minh lớn là phương Tây, Hồi giáo, Ấn Độ, Trung Hoa và Chính thống (Phật giáo, Huntington không coi là một tôn giáo) Và căn cứ vào đó, Huntington chia thế giới hiện nay thành bảy hay tám nền văn minh chủ yếu Ở đây, chúng ta thấy, văn minh phương Tây hay Hồi giáo khá thống nhất ở điểm này, tuy nhiên các nền văn minh khác thì không hoàn toàn Ví như Nhật Bản, Nhật bản có thể có nền văn hoá riêng nhưng không có tôn giáo riêng (hầu hết người Nhật theo đạo Shinto - đạo thần Nhật Bản, tựa như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam Ở Nhật Bản, có khoảng 95% người Nhật theo đạo Shinto, 75% theo đạo Phật) [55-11]; văn minh Trung Hoa Huntington cho Khổng giáo là tôn giáo (tín ngưỡng trung tâm) nhưng Khổng giáo cũng chưa hẳn là một tôn giáo Việt Nam được xếp trong nền văn minh Khổng giáo nhưng Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo mà đạo Phật chiếm

đa số (trong những trường hợp này phải xác định là văn hóa mới chính xác) Trường hợp văn minh châu Phi hay Mỹ Latinh cũng vậy, cả hai nền văn minh này không có tôn giáo riêng mà chủ yếu họ cũng theo Thiên chúa, Tin Lành hay Hồi giáo Trường hợp Phật giáo, Phật giáo là một trong năm tôn giáo thế giới nhưng Phật giáo lại không gắn một nền văn minh nào, mà nguyên nhân Huntington cho là do Phật giáo chia làm hai nhánh Tiểu thừa và Đại thừa, điều này cũng sẽ dẫn đến những sự mâu thuẫn (Cơ đốc cũng chia làm Thiên chúa, Tin lành và Chính thống) nhưng tôn giáo này lại được gắn với văn minh

Trang 20

phương Tây Không phải ngẫu nhiên mỗi nền văn minh thường gắn với một hoặc một vài quốc gia có tiềm lực mạnh về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng Từ đó ta thấy, cách phân loại của ông hình như có vẻ dựa vào việc nhìn xem quốc gia hoặc nhóm hoặc quốc gia nào có thể tạo nên thế lực thách thức được sức mạnh kinh tế và quân sự của Mỹ và phương Tây, rồi gán ghép một thứ văn minh cho mỗi một nhóm hay quốc gia đó (việc xác định các nền văn minh lớn, các nhà nước chủ chốt hay có thể trở thành nhà nước chủ chốt của các nền văn minh)

Trong thực tế, có nhiều cách khác nhau để xác định các nền văn minh ví như: nếu căn cứ vào địa lý ta có văn minh phương Đông, văn minh phương Tây, văn minh Tây Á, văn minh sông Hồng…Người ta cũng có thể căn cứ vào tôn giáo để xác định các nền văn minh như: văn minh Cơ đốc giáo, văn minh Chính thống giáo, văn minh Hồi giáo…, hoặc căn cứ vào quan hệ sản xuất, hay thể chế chính trị có: văn minh xã hội chủ nghĩa, văn minh tư bản chủ nghĩa Gần đây, có quan điểm gắn văn minh với trình độ phát triển của sản xuất nên có văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp, văn minh hậu công nghiệp…[2] Cách phân loại của Huntington chỉ là một cách, nó phục vụ cho mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của ông

Như vậy, có thể thấy, các quan niệm truyền thống thường quan niệm văn minh là một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử và thường nó hay gắn với trình độ phát triển nhất định của khoa học kỹ thuật (lực lượng sản xuất) còn Huntington thì hiểu văn minh ở những đặc điểm dùng để phân biệt sự khác nhau giữa các nền văn minh (huyết thống, tôn giáo, lối sống…) điều này dẫn đến cách nhìn mang tính chất chính trị chiến lược của ông trong việc xác định các nền văn minh và mối quan hệ của chúng hiện nay

Trang 21

1.2.2.Các nền văn minh trong lịch sử và đương đại

Về các nền văn minh đã có trong lịch sử, về vấn đề này, ông trích dẫn các

nhà nghiên cứu khác khi cho rằng cho đến nay các nhà nghiên cứu chưa thống nhất trong việc xác định có bao nhiêu nền văn minh lớn đã có trong lịch sử:

“Quigley cho là có mười sáu rõ rệt và tám bổ sung, Toynbee cho là hai mươi mốt hoặc hai mươi ba, Spengler cho là tám nền văn minh lớn, McNeill cho là chín; Bagby cho là chín hoặc mười một, tuỳ thuộc vào việc xác định Nhật Bản, Chính thống giáo có là một nền văn minh độc lập hay không Melko sau khi phục hồi các thư tịch cổ đã xác định có khoảng mười hai nền văn minh lớn, bảy trong số đó hiện không tồn tại (Lưỡng Hà, Ai Cập, Cổ Đại, Trung

Mỹ, Cretan, Byzantin, Andes), năm nền văn minh đang còn tồn tại là: Trung Hoa, Nhật Bản, Ấn Độ, Hồi giáo, phương Tây Cùng với năm nền văn minh này, cần bổ sung các nền văn minh đương đại là Chính thống giáo, Mỹ Latinh

và có thể là châu Phi” [52-39]

Các nền văn minh đương đại, theo Huntington, thế giới hiện nay đang tồn

tại bảy hoặc tám nền văn minh chủ yếu đó là:

Văn minh Trung Hoa, xuất hiện khoảng 1500 trước công nguyên, Khổng giáo là một thành phần to lớn trong nền văn minh Trung Hoa Nền văn minh Trung Hoa bao gồm toàn bộ vùng người Hoa ở Đông Nam Á và cả các quốc gia ảnh hưởng của đạo Khổng như Việt Nam, Triều Tiên

Văn minh Nhật Bản, nền văn minh này có cội nguồn từ văn minh Trung Hoa, xuất hiện từ khoảng 100 đến 400 năm sau công nguyên (Huntington không xác định tôn giáo nào là trung tâm của văn minh Nhật Bản)

Văn minh Ấn Độ (Hinđu), theo ông nền văn minh này có thể gồm nhiều nền văn minh kế tiếp nhau tồn tại trên tiểu lục địa Ấn Độ khoảng từ 1500 năm trước công nguyên, Ấn Độ giáo là tôn giáo trung tâm của nền văn minh này

Trang 22

Văn minh Hồi giáo, xuất xứ từ bán đảo Ả rập vào khoảng thế kỷ VII sau công nguyên Hồi giáo gồm các nước khối Ả rập, Thổ, Pecxic và Malay Đạo Hồi là tôn giáo trung tâm của nền văn minh này Ở đây, tên gọi văn minh Hồi giáo được Huntington đồng nhất với tôn giáo - đạo Hồi

Văn minh Chính thống giáo, nền văn minh này có trung tâm ở Nga, tôn giáo chính là Chính thống giáo (một nhánh của đạo Cơ đốc) mặc dù có nguồn gốc từ Cơ đốc giáo nhưng văn minh Chính thống khác phương Tây do nó ít tiếp xúc với các sự kiện của phong trào Phục hưng, Cải cách, Khai sáng và các sự kiện khác của Trung và Tây Âu nên Chính thống giáo mang một bản sắc riêng biệt Ngoài nước Nga còn có các quốc gia thuộc Liên Xô cũ và một

số nước thuộc Đông Âu như Bulgary, Hungary, Serbia…

Văn minh phương Tây, có xuất xứ khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ IX Nền văn minh này bao gồm có ba thành phần chính: ở châu Âu, Bắc Mỹ và Mỹ Latinh Tôn giáo trung tâm là Cơ đốc giáo (Thiên chúa và Tin lành)

Văn minh Mỹ Latinh, có cội nguồn từ văn minh phương Tây nhưng do sự kết hợp với các yếu tố bản địa nên văn minh Mỹ Latinh có những điểm khác biệt so với phương Tây Huntington không xác định cụ thể tôn giáo nào là trung tâm của văn minh này Thực ra, việc xác định có nền văn minh Mỹ Latinh hay không theo ông đây vẫn là điều còn gây tranh luận

Văn minh châu Phi, Huntington cũng không khẳng định châu Phi có là một nền văn minh độc lập hay không, ông đưa ra dẫn chứng nhiều nhà nghiên cứu cũng không thừa nhận có nền văn minh châu Phi độc lập Xét về nguồn gốc, văn minh châu Phi có nguồn gốc và bị ảnh hưởng của người châu Âu mang đến Ở miền nam châu Phi, người di cư từ Hà Lan, Pháp, Anh đã tạo ra nền văn hoá châu Âu đa dạng Nhưng nền văn hóa châu Âu di cư này đã được bản địa hóa, các đặc điểm về phong tục, tập quán, lối sống, chủng tộc… đã

Trang 23

quy định bản sắc của người châu Phi Huntington cũng không xác định tôn giáo nào là trung tâm của văn minh châu Phi

1.2.3Mối quan hệ giữa các nền văn minh

Mối quan hệ giữa các nền văn minh trong lịch sử là khác nhau, Huntington

đã xác định các mối liên hệ ấy theo thời gian và tính chất như sau:

Giai đoạn thứ nhất, các nền văn minh “đụng đầu” nhau, giai đoạn này bắt

đầu từ khoảng 1500 năm TCN đến khoảng thế kỷ XIII, những đặc điểm chính

về mối quan hệ giữa các nền văn minh trong giai đoạn này được ông khái quát như sau: thứ nhất, sự giao lưu, trao đổi giữa các nền văn minh rất hạn chế; thứ hai, hình thức của sự trao đổi giữa các nền văn minh chủ yếu thông qua buôn bán hoặc chiến tranh; thứ ba, các nền văn minh khá bình đẳng với nhau (không có nền văn minh nào có tác động ảnh hưởng sâu sắc, quyết định đến các nền văn minh khác)

Giai đoạn thứ hai, các nền văn minh “tác động” nhau, giai đoạn này được

Huntington chia làm nhiều thời kỳ nhỏ như thời kỳ hình thành văn minh phương Tây, thời kỳ châu Âu của văn minh phương Tây, thời kỳ thống trị của phương Tây, thời kỳ xung đột của hệ tư tưởng Thời kỳ hình thành, văn minh phương Tây với đặc tính Cơ đốc giáo châu Âu bắt đầu xuất hiện như một nền văn minh rõ nét vào khoảng thế kỷ VIII hoặc IX Trong khoảng vài trăm năm đầu, nền văn minh phương Tây còn rất kém các nền văn minh khác về trình

độ văn minh Nếu so với văn minh Trung Hoa thời Đường, văn minh Hồi giáo thế kỷ XI, XII thì văn minh phương Tây thua xa về mọi mặt cả về của cải, lãnh thổ, các thành tựu về văn học, nghệ thuật cũng như khoa học Từ thế kỷ

XI đến thế kỷ XIII, văn minh phương Tây bắt đầu phát triển và mở rộng địa bàn của mình Trong giai đoạn này, toàn bộ phần Đông Âu, bán đảo Scandinavi và dọc bờ biển Baltic đã bị Cơ đốc hóa Cùng với tôn giáo các yếu

tố khác của văn minh phương Tây như ngôn ngữ, luật lệ cũng ảnh hưởng chi

Trang 24

phối đến các vùng này Từ khoảng thế kỷ XIII cho đến thế kỷ XVIII là thời

kỳ châu Âu của văn minh phương Tây Trong giai đoạn này các nước châu

Âu do sự phát triển của khoa học kỹ thuật bắt đầu xâm chiếm các thị trường thuộc địa Châu Âu mở rộng địa bàn của mình sang châu Á, Phi, Mỹ Latinh

Sự bình đẳng của các nền văn minh trong giai đoạn đầu đã nhường chỗ cho sự ảnh hưởng áp đảo của văn minh phương Tây lên các nền văn minh khác Cuối thế kỷ XV chứng kiến cuộc chinh phạt cuối cùng của văn minh phương Tây với bán đảo Iberia Trong suốt hai trăm năm sau đó, toàn bộ tây bán cầu và một phần đáng kể của châu Á bị đặt dưới sự cai trị của châu Âu Cuối thế kỷ XVIII, văn minh phương Tây chứng kiến sự thu bớt quyền kiểm soát của châu

Âu khi Hoa Kỳ, rồi đến Haiti và hầu hết Mỹ Latinh nổi dậy chống lại ách thống trị của châu Âu và dành độc lập Từ nửa cuối thế kỷ XIX cho đến đầu thế kỷ XX là thời kỳ thống trị của phương Tây với toàn bộ thế giới, chủ nghĩa

đế quốc phương Tây đô hộ hầu hết châu Phi, một phần châu Á, Mỹ Latinh Đầu thế kỷ XX đặt toàn bộ Trung Đông (trừ Thổ Nhĩ Kỳ) dưới sự kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp của phương Tây Trong suốt thời gian tiếp đó đến nửa đầu thế kỷ XX, văn minh phương Tây hầu như thống trị toàn địa cầu (năm

1914 các nước thuộc văn minh phương Tây kiểm soát khoảng 84% diện tích trái đất) Sự bành trướng của văn minh phương Tây do nhiều nguyên nhân nhưng quan trọng nhất là sự phát triển của khoa học kỹ thuật như phương tiện giao thông vận tải, vũ khí đã làm cho phương Tây nhanh chóng chinh phạt được toàn bộ địa cầu Như vậy, đầu thế kỷ XX, trên toàn thế giới, nền văn minh là văn minh phương Tây, luật pháp là luật pháp kiểu phương Tây, ngôn ngữ quốc tế là ngôn ngữ phương Tây, hệ thống quốc tế là hệ thống chủ quyền thân phương Tây Các yếu tố của văn minh phương Tây thống lĩnh toàn thế

giới Tuy nhiên, theo Huntington “Phương Tây chinh phục được địa cầu

không phải vì tính siêu việt của ý tưởng hay giá trị hoặc tôn giáo mà nhờ vũ

Trang 25

lực được tổ chức tốt Người phương Tây thường quên điều này; người ngoài

phương Tây thì không” [52-49]

Giai đoạn thứ ba, sự “tương tác” giữa các nền văn minh, cuối thế kỷ XX,

quan hệ giữa các nền văn minh đã chuyển từ giai đoạn chủ yếu dưới ảnh hưởng một chiều của nền văn minh phương Tây bao trùm lên tất cả các nền văn minh khác sang giai đoạn có nhiều tương tác đa diện giữa các nền văn minh Nhiều quốc gia phi phương Tây có sự phát triển nhảy vọt về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng đang dần dần lấy lại sức mạnh cân bằng với phương Tây Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ là những ví dụ như vậy Sự sụp

đổ của chủ nghĩa cộng sản cũng khiến phương Tây bị chia rẽ, việc hình thành liên minh Pháp – Đức, Anh – Mỹ trong nội bộ văn minh phương Tây, một số quốc gia từ bỏ văn minh phương Tây quay về với bản sắc văn hóa của mình như quá trình “Á hóa” của Australia, Hàn Quốc, “La tinh hóa” của Mêxicô… làm thế giới chuyển từ thế ảnh hưởng một chiều của phương Tây sang thế đa cực, đa văn minh với các biểu hiện:

Thứ nhất, sự bành trướng của phương Tây đã chấm dứt và cuộc nổi dậy

chống lại phương Tây đã bắt đầu Sức mạnh phương Tây suy giảm trong tương quan với sức mạnh của các nền văn minh khác Cán cân thăng bằng về quân sự, kinh tế và ảnh hưởng chính trị đã thay đổi Các nền văn minh ngoài phương Tây đang vươn lên ngang hàng với phương Tây

Thứ hai, hệ thống quốc tế mở rộng ra ngoài phương Tây và trở nên đa văn

minh Đồng thời, xung đột giữa các quốc gia phương Tây đã bị thay thế bởi xung đột giữa các nền văn minh khác nhau

Theo Huntington, các hệ tư tưởng lớn của thế kỷ XX như: chủ nghĩa

tự do, chủ nghĩa dân chủ, chủ nghĩa cộng sản…đều là sản phẩm của văn minh phương Tây Tuy vậy, phương Tây chưa bao giờ sinh ra một tôn giáo lớn Những tôn giáo lớn của thế giới đều sinh ra ở các nền văn minh

Trang 26

ngoài phương Tây và trong hầu hết trường hợp sinh ra trước văn minh phương Tây Trong giai đoạn hiện tại, địa lý chính trị toàn cầu đã chuyển

từ một thế giới (phương Tây) đầu thế kỷ XX sang ba thế giới vào những năm 1960 (các nước theo chủ nghĩa cộng sản, các nước dân chủ tự do, các quốc gia trung lập) và rất nhiều thế giới vào những năm 1990 (bảy hay tám nền văn minh) Chuyển biến này được phản ánh rõ nét giai đoạn cuối thế kỷ XX khi người ta ít nghe thấy thuật ngữ có tính ý thức hệ như “thế giới tự do”, “chủ nghĩa cộng sản” nhưng nghe thấy nhiều hơn thuật ngữ thuộc lĩnh vực văn minh

“phương Tây”, “Hồi giáo”, “Đông Á”, “Mỹ Latinh”

Sau chiến tranh Lạnh, lần đầu tiên trong lịch sử, nền chính trị toàn cầu trở nên đa cực và đa văn minh (một khái niệm Huntington dùng rất chuẩn để chỉ trật tự thế giới hiện nay Thế giới đã có lúc đa cực nhưng chỉ thuộc một nền văn minh) Trong lịch sử tồn tại của nhân loại, mối quan hệ giữa các nền văn minh lần lượt thay thế nhau Lúc đầu là tách biệt nhau, sau đó là sự tác động một chiều của văn minh phương Tây lên các nền văn minh khác và hiện nay thế giới đa cực, đa văn minh Trong hơn bốn thế kỷ (khoảng từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XX), các quốc gia phương Tây như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Hoa Kỳ và một số nước khác làm thành một hệ thống quốc tế đa cực ngay trong lòng nền văn minh phương Tây

Cuối những năm 80 của thế kỷ XX, các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên

Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, hệ thống quốc tế thời chiến tranh Lạnh đi vào lịch sử Trong thế giới hậu chiến tranh Lạnh, theo Huntington, sự phân biệt quan trọng nhất giữa các dân tộc không còn là hệ tư tưởng, chính trị hay kinh tế mà sự khu biệt đó là văn hoá Các dân tộc và các quốc gia đang cố trả lời câu hỏi cơ bản nhất của nhân loại: Chúng ta là ai? và mỗi quốc gia đã trả lời câu hỏi đó bằng các yếu tố mật thiết hàng ngày của mình như xác định

Trang 27

dòng dõi tổ tiên, tín ngường, ngôn ngữ, lịch sử, phong tục tập quán Có nghĩa

là họ xác định danh phận mình bằng văn hoá, văn minh

Trong giai đoạn hiện nay, các nhà nước vẫn là những chủ thể chính trên chính trường quốc tế Các quyết định chính trị của họ cơ bản vẫn dựa trên sự tính toán về quyền lực, lợi ích quốc gia và hiện tại thêm cả các đặc điểm về văn hóa Việc hình thành các liên minh, liên kết chính trị quốc tế có tính đến các yếu tố của văn hóa Thế giới theo cách nhìn nhận của Huntington tập hợp thành bảy hay tám khối thuộc các nền văn minh khác nhau Các xã hội phi phương Tây, đặc biệt ở Đông Á đang phát triển sức mạnh kinh tế, quân sự,

mở rộng ảnh hưởng chính trị Khi sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự tăng lên, các quốc gia này ngày càng khẳng định giá trị văn hoá của riêng họ và chối bỏ những gì phương Tây đã áp đặt Các quốc gia Hồi giáo với vị trí địa

lý chiến lược, dân số lớn và nguồn tài nguyên dầu mỏ phong phú sẽ ngày càng có vai trò quan trọng trong việc hoạch định và giải quyết các vấn đề quốc tế lớn Tiến sĩ H Kissinger đã nhận xét hệ thống quốc tế thế kỷ XXI sẽ

có ít nhất sáu cường quốc: Hoa Kỳ, châu Âu, Trung Quốc, Nga, Nhật và có thể cả Ấn Độ, đồng thời cũng sẽ xuất hiện nhiều hơn nữa những quốc gia tầm trung và nhỏ hơn Sáu cường quốc theo nhận định của ông Kissinger thuộc năm nền văn minh khác nhau “Trong thế giới mới này, chính trị địa phương

là chính trị của sắc tộc; chính trị quốc tế là chính trị của các nền văn minh Tình trạng đối địch giữa các siêu cường sẽ được thay thế bằng sự va chạm của các nền văn minh” [52-13]

Như vậy có thể thấy, theo Huntington thế giới trong giai đoạn hiện nay

sẽ có nhiều cuộc xung đột nhưng các cuộc xung đột quan trọng và nguy hiểm nhất sẽ là giữa các dân tộc thuộc về các chỉnh thể văn hoá khác nhau Theo Jacques Delors, “các cuộc xung đột trong tương lai sẽ được châm ngòi bằng những yếu tố văn hoá chứ không phải kinh tế hay ý thức hệ tư tưởng” [52-13]

Trang 28

Các cuộc chiến tranh mang tính dân tộc, sắc tộc sẽ xảy ra trong lòng các nền văn minh Tuy nhiên, bạo lực giữa các quốc gia và các nhóm thuộc các nền văn minh khác nhau sẽ rất dữ dội và có xu hướng leo thang vì các quốc gia và các nhóm thuộc các nền văn minh đó sẽ tập hợp để hậu thuẫn các nước anh

em cùng nền văn minh với họ - cuộc chiến giữa các nền văn minh Ngoài ra, một số quốc gia có chung nền văn hóa, văn minh trước đây bị chia rẽ bởi hệ

tư tưởng thì nay cũng có khuynh hướng xích lại gần nhau Ví dụ trường hợp của Đông Đức và Tây Đức, Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên hay các quốc gia thuộc khối văn minh Trung Hoa như Trung Quốc - Đài Loan - Hồng Kông đang bắt đầu thực hiện “Những nước có chung văn hoá sẽ hợp tác về kinh tế

và chính trị Các tổ chức quốc tế dựa trên cơ sở các quốc gia có điểm chung

về văn hoá như Liên minh châu Âu chắc chắn sẽ thành công hơn những ai định vượt lên trên các nền văn hoá” [52-14]

Những yếu tố thuộc nền văn minh như: tôn giáo, đạo đức, lối sống, ngôn ngữ, lịch sử… đều có sự ảnh hưởng lên chính trị và kinh tế Thành công trong phát triển kinh tế của các nước Đông Á; khó khăn trong việc xây dựng các thể chế chính trị dân chủ trong các nước theo đạo Hồi; sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, thể chế chính trị dân chủ ở các nước phương Tây… đều có liên quan đến yếu tố văn hóa, văn minh của các quốc gia đó

Phương Tây hiện tại và trong những năm tới vẫn sẽ tạm thời là nền văn minh hùng mạnh nhất Tuy nhiên, sức mạnh của nó trong tương quan với các nền văn minh khác đang suy giảm Trong khi phương Tây cố gắng khẳng định các giá trị và bảo vệ quyền lợi của mình thì các nước phi phương Tây đứng trước nhiều sự lựa chọn: có những quốc gia nỗ lực thi đua với phương Tây, cạnh tranh với phương Tây; có những quốc gia nhập vào phương Tây hoặc liên kết sách lược với phương Tây và có cả những

Trang 29

quốc gia chống lại phương Tây Trục chính của chính trị thế giới hậu chiến tranh Lạnh do vậy là sự tương tác giữa sức mạnh và văn hoá phương Tây với sức mạnh và văn hoá của các nền văn minh phi phương Tây

Nói tóm lại, thế giới hậu chiến tranh Lạnh là thế giới của bảy hoặc tám nền văn minh lớn Những tương đồng về văn hoá sẽ định hình quyền lợi và mối quan hệ giữa các quốc gia Những nước quan trọng nhất thế giới - quốc gia chủ chốt của các nền văn minh có xuất xứ từ nhiều nền văn

minh khác nhau Chính trường quốc tế trở nên đa cực và đa văn minh

1.3.Quan điểm của Huntington về sự va chạm của các nền văn minh

1.3.1 Sự va chạm của các nền văn minh

Về mặt thuật ngữ, trong nguyên bản Huntington dùng thuật ngữ “The Clash of Civilization and The Remaking of World Order” Ở đây, thuật ngữ

“The clash” trong văn cảnh này, về mặt danh từ, có thể hiểu là: sự đụng chạm,

sự xung đột, mâu thuẫn; về mặt động từ, “clash” có nghĩa là: đụng, va chạm [48-149] Nhiều bài viết ở Việt Nam sử dụng thuật ngữ này khác nhau, có chỗ dùng va chạm, có chỗ dùng đụng độ, có chỗ dùng xung đột Trong luận văn của mình, chúng tôi sử dụng bản dịch của nhà xuất bản Lao động nên dùng là

“va chạm” Xuyên suốt tác phẩm ta thấy, tư tưởng Huntington về một cuộc xung đột quy mô toàn cầu sắp tới (nếu có) thì đó là cuộc xung đột giữa các nền văn minh với nhau, trong đó, các các cuộc xung đột chính được nhắc tới là: giữa Cơ đốc giáo (phương Tây) với các nền văn minh còn lại; giữa phương Tây với Hồi giáo; phương Tây với Trung Quốc; giữa Hồi giáo với những người phi Hồi giáo; giữa các nước láng giềng có nền văn minh khác nhau hay các nhóm văn minh khác nhau trong cùng một nhà nước Tuy nhiên, có hai cuộc xung đột quan trọng được Huntington nhắc tới và phân tích khá chi tiết

Trang 30

đó là: ở cấp độ vi mô, đó là cuộc xung đột giữa các nước láng giềng thuộc các

nền văn minh khác nhau hay giữa các nhóm thuộc các nền văn minh khác

nhau trong cùng một nhà nước Ở cấp độ vĩ mô đó là cuộc xung đột giữa các

nhà nước chủ chốt thuộc các nền văn minh khác nhau Những cuộc xung đột

này được Huntington coi là “những vấn đề kinh điển của chính trị học quốc

tế” Cụ thể ở đây ông dự đoán các cuộc xung đột có thể xảy ra là: thứ nhất,

xung đột giữa văn minh phương Tây với phần còn lại (những nền văn minh không phải phương Tây) “Ở mức độ vĩ mô hay toàn cầu của nền chính trị thế giới thì lớn nhất là sự va chạm giữa văn minh phương Tây với phần còn lại” [52-372] thứ hai, quan trọng hơn, gay gắt hơn đó là cuộc xung đột giữa văn minh

phương Tây với liên văn minh Khổng - Hồi giáo (toàn bộ phần này được Huntington phân tích trong chương 9: Chính trị học toàn cầu về các nền văn minh,

từ trang 287 đến trang 342, sđd.) Ông cũng cho rằng, các nền văn minh là các thực thể văn hoá rộng lớn nhất nó bao trùm nhiều quốc gia, dân tộc, do vậy, các cuộc xung đột văn hoá giữa các nhóm có nền văn minh khác nhau trở thành các vấn đề trọng tâm của hệ thống chính trị toàn cầu

Về nguyên nhân của của sự xung đột giữa phương Tây và các nền văn minh còn lại theo Huntington chủ yếu do nguyên nhân lịch sử Trong một thời gian dài văn minh phương Tây đi thống trị các nền văn minh khác, cho nên, sau khi giành độc lập, các xã hội ngoài phương Tây tìm cách thoát khỏi sự thống trị về văn hoá, kinh tế, quân sự của phương Tây Cuối thế kỷ XX, nhiều quốc gia ngoài phương Tây đã đạt trình độ bình đẳng về kinh tế và quân sự với phương Tây Hồi giáo và Trung Quốc là hiện thân của những nền văn hoá

vĩ đại, rất khác phương Tây thậm chí trong con mắt của họ còn ưu việt hơn hẳn phương Tây Sức mạnh và sự khẳng định của hai nền văn minh này trong mối quan hệ với phương Tây ngày càng được khẳng định trên nhiều lĩnh vực Đặc biệt là trong các xã hội Hồi giáo, xu thế chống phương Tây ngày càng lộ

Trang 31

rõ như: sự xuất hiện của các trào lưu Hồi giáo chính thống chống phương Tây, sự chuyển đổi chính quyền trong các nước Hồi giáo từ thân phương Tây sang chống phương Tây, sự suy yếu các mối liên kết giữa phương Tây và các

xã hội Hồi giáo…Theo dự đoán của Huntington, “các nhà nước chủ chốt của các nền văn minh ngoài phương Tây sẽ liên kết với nhau để cân bằng quyền lực với phương Tây” [52-250] Ba vấn đề lớn được coi là trọng tâm trong sự xung đột giữa phương Tây và phi phương Tây sẽ là: phát triển vũ khí (nhất là

vũ khí hạt nhân); vấn đề dân chủ và nhân quyền; vấn đề di dân Hai ví dụ được ông đưa ra làm ví dụ cho các trường hợp trên là: thứ nhất, tại Hội nghị thế giới về Nhân quyền của Liên Hợp Quốc (6/1993 tại Viên) cuộc đấu tranh giữa liên minh Khổng giáo và Hồi giáo chống lại liên minh châu Âu, Bắc Mỹ

về Tuyên ngôn nhân quyền Hay liên minh phương Tây chống lại Trung Quốc trong việc đăng cai Thế vận hội mùa Hè 2000 (sđd từ trang 267 đến 271)

“Sự kết thúc chiến tranh Lạnh không chấm dứt xung đột mà làm nảy sinh các bản sắc mới có nguồn gốc văn hoá và những hình thái xung đột mới trong các nhóm có nền văn hoá khác nhau, và ở nghĩa rộng nhất là các nền văn minh khác nhau” [52-159]

Từ những sự phân tích trên đây có thể thấy, theo Huntington, sau khi kết thúc chiến tranh Lạnh xung đột chủ yếu trong quan hệ quốc tế sẽ là xung đột giữa các quốc gia thuộc các nền văn minh khác nhau, mà tiêu biểu nhất là xung đột giữa các quốc gia Hồi giáo với phương Tây Khi nghiên cứu và đưa

ra các nhận định về mô hình xung đột trong tương lai (những năm đầu thế kỷ XXI) là gì, nhiều nhà nghiên cứu đưa ra những nhận định khác nhau, có ý kiến cho rằng “Mối quan hệ căng thẳng nhất hiện nay và ít nhất của một vài thập kỷ tới là mối quan hệ giữa Mỹ với lực lượng Hồi giáo cực đoan và một

số quốc gia xung đột với Mỹ”[21-355] “Mâu thuẫn chủ yếu trên thế giới hiện nay là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc bá quyền, hiếu chiến một bên, với

Trang 32

một bên là tất cả các lực lượng đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc bá quyền, hiếu chiến vì chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc, dân chủ, hoà bình, tiến bộ, công bằng xã hội và phẩm giá con người” [6-41] Điều dễ nhận thấy là, trong những cuộc xung đột lớn trên thế giới gần đây như ở Kosovo, Haiti, Somalia, Trung Đông … đều ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp có sự can dự của Mỹ Theo số liệu thống kê của Rob – giáo sư trường đại học San Francissco cho thấy Mỹ là quốc gia hay can dự rất vào các cuộc chiến tranh, khoảng 70 cuộc

từ năm 1945 đến 1993 [60-221] Vậy thực chất những cuộc xung đột đó có phải hoàn toàn do yếu tố văn minh, có phải xung đột của văn minh phương Tây nói chung hay vì quyền lợi và mưu đồ của một nhóm nhỏ quốc gia mà đứng đầu là Mỹ

Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng quan điểm “Sự va chạm của các nền văn minh” của Huntington cũng cung cấp cho ta một cái nhìn đa diện về xung đột Ngoài những xung đột truyền thống như đất đai, tài nguyên, dân tộc, giai cấp… thì lịch sử loài người cũng đang chứng kiến những xung đột có nguồn gốc từ văn hóa, văn minh Đây là một hiện tượng khách quan đòi hỏi các chính trị gia, các học giả các nhà nghiên cứu phải nghiên cứu và giải quyết một cách khoa học cả trên cơ sở lý luận và thực tiễn

1.3.2 Nguyên nhân sự xung đột của các nền văn minh

1.3.2.1 Nguyên nhân từ bản thân nền văn minh

Vậy tại sao sự tương đồng văn hoá lại thúc đẩy hợp tác và gắn kết giữa con người, còn sự khác biệt văn hoá lại thúc đẩy sự chia rẽ và xung đột? Huntington đã chỉ ra những nguyên nhân của tình trạng trên như sau:

Thứ nhất, các nền văn minh khác biệt nhau về lịch sử, văn hoá, ngôn

ngữ, huyết thống và quan trọng nhất là khác biệt về tôn giáo Mỗi một nền văn minh có những quan điểm khác nhau về mối liên hệ giữa thần và người, giữa cá nhân và cộng đồng, giữa công dân và nhà nước… “Các cuộc chiến

Trang 33

tranh giữa các cộng đồng có thể xảy ra giữa các nhóm dân tộc, tôn giáo, chủng tộc hoặc ngôn ngữ Tuy nhiên, bởi vì tôn giáo là bản sắc căn bản và chủ đạo của các nền văn minh cho nên các cuộc chiến tranh văn minh luôn diễn ra giữa các dân tộc đi theo các tôn giáo khác nhau.” [52-369]

Thứ hai, thế giới ngày nay do sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã trở

thành nhỏ hơn, sự phát triển của truyền thông và các phương tiện giao thông dẫn đến tình hình di dân, trao đổi văn hóa và cũng làm sự cọ xát, mâu thuẫn, xung đột giữa các nền văn minh gia tăng

Thứ ba, tiến trình hiện đại hoá về kinh tế và thay đổi xã hội khiến quốc

gia không còn là nguồn, cơ sở duy nhất để xác định bản sắc cá nhân nữa Chính vì thế, người ta có xu hướng trở lại truyền thống văn hóa nhất là tôn giáo để xác định bản sắc của mình, do đó, tạo thành phong trào gọi là

“fundamentalism” (chính thống cực đoan) Chúng ta thấy có những người Hồi giáo cực đoan, Phật giáo cực đoan hay Thiên chúa giáo cực đoan… Chính Huntington cũng cho rằng “làm sống lại niềm tin tôn giáo” là sự kiện ưu thế vào cuối thế kỷ XX

Thứ tư, sự tăng trưởng của ý thức văn minh (civilization

consciousness) Chính sự tăng trưởng này khiến cho phương Tây đạt đến đỉnh cao quyền lực của mình Nhưng mặt khác, chính điều đó lại dẫn đến hiện tượng các nước ngoài phương Tây đang ra sức công nghiệp hóa, hiện đại hóa

mà không phương Tây hóa, họ quay về với những bản sắc văn hóa của họ Tình hình đó đưa đến sự hình thành thế giới theo chiều hướng “bản địa hoá” thay vì “phương Tây hoá” như trước đây

Thứ năm, những đặc tính và khác biệt về văn hoá khó thoả hiệp hơn về

kinh tế hay chính trị Có thể có những người cộng sản chuyển thành dân chủ, người giàu thành người nghèo hay ngược lại Nhưng không dễ dàng chuyển một người Nga thành người Estonia, hay một người Việt thành người Mỹ Mặt khác,

Trang 34

người ta có thể là một người lai nửa Pháp nửa Ả rập hoặc là công dân của cả hai

xứ sở, nhưng không thể là người nửa Thiên chúa nửa Hồi giáo được

Thứ sáu, sự gia tăng các khối kinh tế vùng, một mặt, khiến gia tăng

thêm ý thức văn minh, mặt khác, khiến các nước có cùng một nền văn minh liên kết với nhau và các liên kết vùng đó chỉ thành công nếu họ đặt trên cùng một nền văn minh Các nước cùng chung văn hoá dễ có sự hợp tác về mặt kinh tế, chẳng hạn như: Trung Quốc – Đài Loan – Xinhgapo Chiến tranh Lạnh chấm dứt lại càng khiến họ nhanh chóng vượt qua biên giới của ý thức

hệ để đến với nhau Tuyến phân chia giữa các nền văn minh đã thay thế các biên giới chính trị và ý thức hệ của thời “chiến tranh Lạnh” như là những điểm bùng nổ tạo nên khủng hoảng và đổ máu Từ đó, Huntington cho rằng cuộc chiến tranh thế giới sắp tới, nếu có, sẽ là cuộc chiến tranh giữa các nền văn minh Hai cuộc chiến tranh thế giới trước đây cũng như chiến tranh Lạnh, tuy dính líu đến toàn thế giới, thực sự vẫn là cuộc chiến tranh giữa các quốc gia thuộc cùng một nền văn minh Đó là tranh chấp nội bộ trong nền văn minh phương Tây Cuộc chiến tranh sắp tới sẽ khác biệt chủ yếu ở chỗ: chiến tranh giữa nền văn minh phương Tây và các nền văn minh còn lại Hay nói cách khác, đó là sự phục thù của những nền văn minh phi phương Tây chống lại những giá trị và quyền hành Tây phương Phương Tây chỉ sử dụng quyền hành và sức mạnh quân sự cũng như kinh tế để áp đặt các giá trị của họ lên các nền văn minh khác chứ không phải các giá trị văn hóa của họ có sức thuyết phục Xuất phát từ nhận thức đó, các nền văn minh khác sẽ nỗ lực hiện đại hoá, nhưng không “Tây phương hoá” Từ đó, Huntington tiên đoán là sẽ

có một sự liên kết quân sự và kinh tế giữa các nền văn minh phi phương Tây

để chống lại phương Tây, trong đó quan trọng nhất là liên kết giữa hai khối Khổng giáo và Hồi giáo

Trang 35

1.3.2.2.Các nguyên nhân lịch sử, dân số, chính trị

Ngoài nguyên nhân từ bản thân yếu tố văn minh, Huntington còn đưa ra các nguyên khác dẫn đến sự gia tăng các cuộc xung đột giữa các nền văn

minh giai đoạn cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI đó là:

Thứ nhất, nguyên nhân lịch sử, bạo lực thường nổ ra ở những nơi mà

trong lịch sử giữa các nhóm người thuộc các nền văn minh khác nhau đã từng xảy ra các cuộc xung đột Tất cả các cuộc xung đột lớn hiện nay đều đã có nguồn gốc từ trong lịch sử Người Hồi giáo và người Hinđu ở tiểu lục địa Ấn

Độ, người Nga và người Hồi giáo ở Chesnya, người Acmenia và người Thổ ở giáp ranh Capkaz, người Ả rập và người Do Thái ở Palestin, người Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Chính thống giáo ở Balcang, Trung Á… Tuy nhiên, lịch

sử không phải là nguyên nhân duy nhất của các cuộc xung đột ở cuôi thế kỷ

XX Bởi vì, trong thực tế, người Serbia, Croatia và người Hồi giáo trong nhiều thập kỷ đã cùng nhau chung sống một cách hoà bình ở Nam Tư Người Hồi giáo và người Hinđu cũng đã từng chung sống với nhau một cách hoà bình ở Ấn Độ Nhiều nhóm người, dân tộc, tôn giáo ở Liên Xô cũng từng chung sống hòa bình Chính vì thế, lịch sử không đủ giải thích sự suy sụp của nền hoà bình trước các cuộc xung đột Chắc hẳn sẽ có nhiều nhân tố khác chi phối các cuộc xung đột này

Thứ hai, những thay đổi trong cân bằng địa lý và sự gia tăng dân số

cũng là nguyên nhân dẫn đến các cuộc xung đột Thực tế cho thấy rằng, sự

mở rộng về số lượng của một nhóm này sẽ tạo ra những sức ép về chính trị, kinh tế, xã hội lên các nhóm người khác Những ví dụ được Huntington đưa

ra để chứng minh là, tại Srilanca, sự nổi dậy của chủ nghĩa dân tộc của người Sihanle năm 1970 và sự nổi dậy của người Tamil cuối những năm 1980 trùng hợp một cách chính xác với những năm “bùng nổ dân số trẻ” Khi mà thanh thiếu niên từ mười lăm đến hai mươi tuổi trong nhóm này vượt quá 20% tổng

Trang 36

dân số của nhóm Những con hổ giải phóng Tamil là lực lượng chủ yếu sử dụng đội quân ở tuổi thiếu niên và thanh niên Tương tự như vậy, trường hợp xung đột giữa người Anbani Hồi giáo và người Serbia Chính thống giáo tại Kosovo cũng có nguồn gốc từ vấn đề gia tăng dân số Năm 1961, dân số của tỉnh này bao gồm 67% người Hồi giáo Anbani và 24% người Chính thống giáo Serbia Do có tỷ lệ sinh cao, đến thập kỷ 80 gần 50% dân số người Anbani dưới 20 tuổi Đối mặt với những con số trên, người Serbia di cư ra khỏi Kosovo, kết quả là, năm 1991 Kosovo có 90% người Hồi giáo và 10% người Serbia Do sự gia tăng dân số, người Anbani đòi hỏi Kosovo phải được nâng lên trở thành một nước cộng hoà thuộc Nam Tư Người Serbia và chính phủ Nam Tư đã kháng cự lại, sợ rằng một khi Kosovo trở thành nước cộng hòa tỉnh này sẽ tiến hành hợp nhất với Anbani Tháng 3 năm 1981, người Anbani đã đấu tranh đòi thành lập nhà nước cộng hoà của họ Người Serbia với sự hậu thuẫn của Milosevic đã đàn áp các cuộc biểu tình của người Anbani Hồi giáo tại Kosovo Nếu so sánh thấy rằng, năm 1961, người Serbia Chính thống chiếm 43% và người Anbani Hồi giáo chiếm 26% dân số của Bosnia – Herzegovina Năm 1991, tỷ lệ hoàn toàn ngược lại: người Secbia giảm 31% và người Hồi giáo tăng 44% Sự bành trướng sắc tộc của một nhóm người đã dẫn tới sự thanh lọc sắc tộc đối với dân tộc khác Những thay đổi trong cán cân dân số và sự gia tăng về giới trẻ đã giải thích cho nhiều nguyên nhân dẫn đến các cuộc xung đột giữa các nền văn minh cuối thế kỷ XX

Thứ ba, nguyên nhân chính trị, Huntington cho rằng sau những cuộc

khủng hoảng lớn về chính trị bao giờ cũng dẫn tới các xung đột có yếu tố tôn giáo, dân tộc, sắc tộc Sự sụp đổ của các nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu trong những năm cuối thế kỷ XX cũng đã dẫn đến những vấn đề khủng hoảng về bản sắc Rất nhiều người bấy giờ không thể xác định mình là người cộng sản và rất cần tìm một bản sắc mới Họ đã tìm

Trang 37

thấy những bản sắc ấy trong truyền thống của họ nhất là trong các niềm tin tôn giáo Nếu một người trước kia có thể lấy lập trường chính trị để tự xác định mình “tôi là người cộng sản” hoặc để đoàn kết con người của các dân tộc, tôn giáo khác nhau Dù dân tộc khác nhau, tôn giáo khác nhau thì họ vẫn là những người đồng chí Sau những khủng hoảng về chính trị họ trở về với bản sắc của mình, của dân tộc mình và đó cũng là một nguyên nhân làm bùng phát các xung đột có yếu tố văn minh giai đoạn cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI

Vậy sự va chạm của các nền văn minh là không thể tránh khỏi, các nền văn minh cuối cùng sẽ huỷ diệt nhau? Trong phần cuối của cuốn sách, Huntington đã làm dịu đi quan điểm của mình bằng việc đề xuất các biện pháp để các nền văn minh cùng tồn tại trong hoà bình Một trật tự quốc tế dựa trên các nền văn minh là một đảm bảo an toàn chắc chắn nhất để chống lại chiến tranh thế giới Ông cho rằng, trong kỷ nguyên sắp tới, để tránh khỏi các cuộc chiến tranh giữa các nền văn minh lớn, đòi hỏi các quốc gia chủ chốt phải kiềm chế can thiệp vào các cuộc xung đột bên trong các nền văn minh khác Thay vì thúc đẩy những đặc điểm chung của một nền văn minh, để cùng tồn tại về văn hoá, con người cần tìm ra cái gì là chung nhất cho hầu hết các nền văn minh Trong một thế giới đa văn minh, tiến trình mang tính xây dựng nhằm từ bỏ khuynh hướng phổ cập một nền văn minh, chấp nhận tính đa dạng

và tìm kiếm những đặc điểm chung Hai nguyên tắc cơ bản được ông đưa ra

là: thứ nhất, các quốc gia chủ chốt không can thiệp vào các cuộc xung đột bên trong các nền văn minh khác (Luật không tham gia); thứ hai, các quốc gia chủ

chốt phải đàm phán với nhau để kiềm chế hoặc ngăn chặn các cuộc chiến tranh do phân giới văn minh bất hợp lý giữa các quốc gia hoặc giữa các nhóm bên trong các nền văn minh của họ (Luật cùng hoà giải)

Trang 38

1.4 Về những cuộc xung đột gần đây trên thế giới thực chất có phải là bằng chứng của “Sự va chạm giữa các nền văn minh” như Huntington

dự đoán

Trong những năm gần đây, nhất là sau vụ khủng bố vào Trung tâm thương mại ở Mỹ ngày 11 tháng 9 năm 2001; sau đó là cuộc chiến ở Apganitxtan, Irắc, vụ tranh biếm họa đấng tiên tri Muhammad trên tờ Jyllands Posten của Đan Mạch (ngày 30/9/2005), sự chia rẽ giữa Đông Ucraina (theo Chính thống) và Tây Ucraina (theo Thiên chúa) trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 12 năm 2004… làm nhiều người cho rằng, thế giới chúng ta đang lâm vào “Cuộc chiến giữa các nền văn minh” và thực chất là xung đột giữa Hồi giáo với phương Tây và nhận định của S.P.Huntington là hoàn toàn chính xác

Để đánh giá quan điểm này, chúng tôi xin trích dẫn ra đây ý kiến của các học giả, các nhà nghiên cứu thậm chí ngay cả những người trong cuộc chiến để mọi người phần nào thấy thực chất vấn đề:

Tiến sĩ Oscar Arias (cựu Tổng thống Costa Rica) giải Nobel Hoà bình năm 1987: “…Giờ đây chiến tranh hay không là tùy thuộc vào chúng ta Tôi thấy không nên châm ngòi cho cuộc xung đột hiện tại và mở rộng nó ra thành

“Sự xung đột giữa các nền văn minh”, cũng không nên gán cho nó trở thành một cuộc thánh chiến hay thập tự chinh, hai khái niệm đã bị lạm dụng rất nhiều qua các giai đoạn lịch sử Sẽ không có gì tồi tệ hơn là chém giết dưới tên của Chúa hay tôn giáo…hãy gạt bỏ những lời kêu gọi thánh chiến giả dối nhằm chống lại phương Tây do những người lãnh đạo cực đoan phát ra Đồng thời, tôi kêu gọi lãnh đạo và những người dân phương Tây sống ở những xã hội có truyền thống nền tảng là đạo Thiên chúa hãy nhớ lại rằng những người Thiên chúa giáo không đưa ra khái niệm nào là thế thượng phong, là sự thống trị… Kinh thánh, kinh Koran đã bị vặn vẹo đến mức những người bình thường rộng lượng của mọi tôn giáo đều khó nhận ra Những nguyên tắc hàng đầu trong mọi cuốn sách thiêng là: hòa bình và công lý…cho dù chúng ta theo đạo nào đi nữa, và cho dù tôn giáo

Ngày đăng: 24/03/2015, 09:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w