Về những cuộc xung đột gần đây trên thế giới thực chất có phải là bằng chứng của “Sự

Một phần của tài liệu Quan điểm của Samuel P. Huntington về văn minh, sự va chạm của các nền văn minh và một trật tự thế giới dựa trên các nền văn minh (Trang 38)

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

1.4.Về những cuộc xung đột gần đây trên thế giới thực chất có phải là bằng chứng của “Sự

bằng chứng của “Sự va chạm giữa các nền văn minh” như Huntington dự đoán.

Trong những năm gần đây, nhất là sau vụ khủng bố vào Trung tâm thương mại ở Mỹ ngày 11 tháng 9 năm 2001; sau đó là cuộc chiến ở Apganitxtan, Irắc, vụ tranh biếm họa đấng tiên tri Muhammad trên tờ Jyllands Posten của Đan Mạch (ngày 30/9/2005), sự chia rẽ giữa Đông Ucraina (theo Chính thống) và Tây Ucraina (theo Thiên chúa) trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 12 năm 2004… làm nhiều người cho rằng, thế giới chúng ta đang lâm vào “Cuộc chiến giữa các nền văn minh” và thực chất là xung đột giữa Hồi giáo với phương Tây và nhận định của S.P.Huntington là hoàn toàn chính xác. Để đánh giá quan điểm này, chúng tôi xin trích dẫn ra đây ý kiến của các học giả, các nhà nghiên cứu thậm chí ngay cả những người trong cuộc chiến để mọi người phần nào thấy thực chất vấn đề:

Tiến sĩ Oscar Arias (cựu Tổng thống Costa Rica) giải Nobel Hoà bình năm 1987: “…Giờ đây chiến tranh hay không là tùy thuộc vào chúng ta. Tôi thấy không nên châm ngòi cho cuộc xung đột hiện tại và mở rộng nó ra thành “Sự xung đột giữa các nền văn minh”, cũng không nên gán cho nó trở thành một cuộc thánh chiến hay thập tự chinh, hai khái niệm đã bị lạm dụng rất nhiều qua các giai đoạn lịch sử. Sẽ không có gì tồi tệ hơn là chém giết dưới tên của Chúa hay tôn giáo…hãy gạt bỏ những lời kêu gọi thánh chiến giả dối nhằm chống lại phương Tây do những người lãnh đạo cực đoan phát ra. Đồng thời, tôi kêu gọi lãnh đạo và những người dân phương Tây sống ở những xã hội có truyền thống nền tảng là đạo Thiên chúa hãy nhớ lại rằng những người Thiên chúa giáo không đưa ra khái niệm nào là thế thượng phong, là sự thống trị… Kinh thánh, kinh Koran đã bị vặn vẹo đến mức những người bình thường rộng lượng của mọi tôn giáo đều khó nhận ra. Những nguyên tắc hàng đầu trong mọi cuốn sách thiêng là: hòa bình và công lý…cho dù chúng ta theo đạo nào đi nữa, và cho dù tôn giáo

nào đã định hình nên nền văn hoá mà chúng ta đang sống đi nữa, chúng ta hãy nhớ đến tầm quan trọng của việc cùng nhau hợp tác vì sự tồn tại của hành tinh chúng ta và vì hoà bình mãi mãi” [31].

Phóng viên chiến tranh Robert Frisk, người chuyên viết về Trung Đông cho tờ Independent của Anh, người từng lăn lộn tại chiến trường Irắc, đã từng gặp Bin Laden, từng 7 lần giành giải Nhà báo Quốc tế Anh, tác giả cuốn “Đại chiến Văn minh - cuộc chinh phục Trung Đông” (The Great War for Civilization – the conquest of the Middle East) khi trả lời câu hỏi “Đâu là bản chất của cuộc xung đột giữa phương Tây và thế giới Hồi giáo. Đó có phải là cuộc xung đột giữa các nền văn minh hay không?” đã trả lời rằng “Tôi chưa bao giờ thấy „cuộc xung đột giữa các nền văn minh‟ và tôi nghĩ đó chỉ là một huyền thoại. Tôi sống trong thế giới Hồi giáo, chủ nhà của tôi là người Hồi giáo, người bán hàng chỗ tôi là người Hồi giáo và tôi nghĩ ý tưởng này thật là vớ vẩn” [27].

Jacques Rolleet giảng viên môn Khoa học chính trị Đại học Tổng hợp Rouen (Pháp), tác giả cuốn sách “Tôn giáo và chính trị” khi trả lời câu hỏi “Trong cuốn sách „Sự xung đột giữa các nền văn minh‟, nhà khoa học chính trị Mỹ S.P. Huntington đã phân tích những xung đột giữa văn minh Hồi giáo và văn minh Cơ đốc giáo. Ông đánh giá thế nào về quan điểm này?”. Ông đã trả lời rằng: Đây là luận điểm thái quá. Rõ ràng là tính chất chụp mũ cho toàn cầu của nó cần phải bị phê phán. Không thể khẳng định rằng tất cả các cuộc chiến tranh hiện nay đều là hậu quả của những mâu thuẫn, xung đột về văn minh. Luận thuyết của Huntington đã đề cập tới thế giới quan khác nhau giữa đạo Cơ đốc và đạo Hồi. Tất nhiên, có một sự đối đầu giữa hai nền văn hoá, trong đó một bên là tính chất thế tục và dân chủ của phương Tây, một bên là tính chất không thế tục và không dân chủ. Tuy nhiên, dù giữa hai nền văn minh có điểm xung khắc thì người Hồi giáo cũng vẫn cần tham gia trào lưu đa nguyên tôn

giáo và chính trị, đồng thời phải chấp nhận rằng trong một chế độ dân chủ, tôn giáo không thể áp đặt luật lệ cho cả xã hội. Điều đó không có lợi chút nào [26]. Đặc biệt, cách đây không lâu (tháng 11/2006), nhóm nhân vật cao cấp thuộc Liên Hiệp Quốc đã đệ trình một bản báo cáo lên Tổng thư ký Kofi Annan, trong đó kết luận, chính chính trị chứ không phải tôn giáo là nguyên nhân thực sự của xung đột phương Tây và thế giới Hồi giáo. Đây là nhóm quy tụ 20 nhân vật tầm cỡ thế giới đến từ các tôn giáo và lĩnh vực khác nhau, trong đó có các nhân vật nổi tiếng như cựu Tổng thống Iran Mohammad Khatami, nguyên Tổng Giám mục Nam Phi Desmond Mpilo Tutu, các cựu ngoại trưởng Pháp, Inđônexia, Senegal cùng nhiều chuyên gia Trung Quốc, Mỹ, Nga. Dưới sáng kiến về một Liên minh của các nền văn minh của Liên

Hiệp Quốc, nhiệm vụ của họ là đưa ra kế hoạch hành động cụ thể nhằm hàn gắn lại khoảng cách giữa hai cộng đồng, hai bên vượt qua cảm giác lo ngại và nghi ngờ lẫn nhau. Xung đột và mâu thuẫn giữa các nước phương Tây và thế giới Hồi giáo đã tồn tại dai dẳng trong suốt một quá trình lịch sử dài, gây ra những mâu thuẫn khó giải quyết hiện nay. Cách giải thích phổ biến nhất của sự chia rẽ này là do những khác biệt về ý thức hệ và niềm tin tôn giáo. Trên thực tế, các học thuyết tôn giáo, cả học thuyết của đạo Hồi và Thiên chúa đều rất đề cao hoà bình, tính bao dung và sự tôn trọng giữa con người với nhau. Bất cứ một cuộc chiến bất công nào được phát động dưới danh nghĩa tôn giáo đều đi ngược lại những học thuyết đó. Lịch sử đã cho thấy, những tín đồ của các tôn giáo khác nhau hoàn toàn có thể chung sống hoà hợp với nhau. Rất nhiều quốc gia và xã hội đa văn hoá, đa sắc tộc, đa tín ngưỡng chưa từng xảy ra chiến tranh tôn giáo bao giờ. Nhiều chuyên gia cho rằng, những xung đột về ý thức hệ và tôn giáo cũng như những tranh chấp giữa các nước phương Tây và thế giới Hồi giáo chỉ là cách biểu lộ bề mặt của một vấn đề sâu xa.

kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất (TG nhấn mạnh). Các chuyên gia khẳng

định rằng sự căng thẳng giữa các nền văn minh đã phát triển vượt quá lĩnh vực tôn giáo. Có thể dễ dàng nhận thấy, đằng sau cơn giận dữ của người Hồi giáo trước vụ tranh biếm hoạ hay phát biểu của Giáo hoàng, thấp thoáng bóng dáng của những lực lượng “đục nước buông câu”, xúi giục, kích động khiến tâm lý bài phương Tây của người Hồi giáo ngày càng gay gắt. Những kẻ này nhận thấy mối lợi chính trị từ việc kích động xu thế cực đoan hoá người Hồi giáo. Cũng như vậy, với những căng thẳng ở Irắc, Libăng... xung đột về lợi ích chính trị đã được khéo léo khoác lên cái vỏ bọc tôn giáo, sắc tộc. Tại sao những điểm nóng tại Trung Đông vẫn mãi mãi dai dẳng không lối thoát. Đó là bởi những vấn đề tại đây có sự can dự của quá nhiều bên liên quan và mỗi bên lại mong muốn giải quyết theo chiều hướng có lợi nhất cho mình. Tổng giám mục Desmond Tutu, người đạt giải Nobel Hoà bình và cựu chủ tịch Hội đồng Chân lý và Hàn gắn của Châu Phi, cũng là thành viên của nhóm nghiên cứu khẳng định, thực tế không tồn tại cái gọi là “xung đột giữa các nền văn minh”. Xung đột, mâu thuẫn, hỗn loạn, bế tắc…ở khắp nơi trên thế giới chung quy lại cũng là do con người không bằng lòng về “những sắp xếp” làm ảnh hưởng đến lợi ích chính trị, kinh tế của họ. Tôn giáo chỉ là cái vỏ bọc khiến cho những xung đột và mâu thuẫn bị thiêng liêng hóa và thần thánh hoá. Nhóm nghiên cứu đã đưa ra những đề xuất, giải pháp mang tính chính trị. Họ cho rằng, bước tiếp cận và các biện pháp chính trị là điều kiện tiên quyết để giải quyết tận gốc những xung đột mang màu sắc tôn giáo hiện nay, giúp quan hệ giữa Hồi giáo và các xã hội phương Tây được cải thiện. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng đưa ra các biện pháp trong những lĩnh vực khác liên quan đến giáo dục thanh niên về lòng bao dung, thúc đẩy giao lưu, trao đổi nhằm tăng cường hiểu biết giữa các dân tộc, sắc tôc, tôn giáo; định ra những chuẩn mực đạo đức làm giới hạn cho tự do ngôn luận. Trong số những kiến nghị của mình, nhóm nghiên cứu cho rằng giải quyết mâu thuẫn, xung đột giữa Israel - Palestine là chìa khoá để dựng lên cây cầu nối giữa phương Đông và phương Tây [40].

Từ những ý kiến trên có thể thấy, nguồn gốc sâu xa của các cuộc xung đột trên thế giới gần đây hoàn toàn không phải do sự khác biệt về văn hoá, văn minh, càng không phải là sự khác biệt về tôn giáo. Nguồn gốc thực sự của các cuộc xung đột lớn đó là vấn đề lợi ích (cả kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng…). Văn hoá, văn minh, tôn giáo chỉ là cái cớ, nhiều khi nó bị các thế lực cơ hội chính trị lợi dụng để đạt được các mục đích chính trị của họ. Lúc đầu không phải là tôn giáo nhưng khi các cuộc xung đột đã được tôn giáo hoá thì nó trở nên rất nguy hiểm, các khẩu hiệu “thánh chiến” hay “tử vì đạo” có một sức mạnh to lớn. Nhìn vào các cuộc xung đột trên thế giới hiện nay như xung đột giữa Palestin và Itxrael, cuộc chiến ở Irắc, ở Ápganitxtan… không ai nghĩ rằng đó là cuộc chiến giữa các nền văn minh, nếu chỉ vì văn minh và tôn giáo thì làm gì có “đổi đất lấy hoà bình” (một kế hoạch giữa Itxrael và Palestin).

Chương 2

MỘT TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI DỰA TRÊN CÁC NỀN VĂN MINH

Một phần của tài liệu Quan điểm của Samuel P. Huntington về văn minh, sự va chạm của các nền văn minh và một trật tự thế giới dựa trên các nền văn minh (Trang 38)